Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn iso 14001 tại các doanh nghiệp Việt Nam

pdf 10 trang Gia Huy 18/05/2022 2870
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn iso 14001 tại các doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_cac_nhan_to_tac_dong_den_viec_ap_dung_he_thong_qu.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn iso 14001 tại các doanh nghiệp Việt Nam

  1. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM STUDYING THE FACTORS IMPROVING THE APPLICATION OF THE ENVIRONMENTAL MANAGEMENT SYSTEM ACCORDING TO ISO 14001 STANDARD AT THE ENTERPRISES VIETNAM ThS. Nguyễn Thị Khánh Quỳnh Trường Đại học Thương mại Tóm tắt: Hội nhập WTO và việc tham gia đàm phán, ký kết các hiệp định FTA, TPP cắt giảm thuế quan, hạn ngạch mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đồng thời đặt ra những thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, muốn gia nhập thị trường quốc tế. Một trong những bài học mà Việt Nam học được từ các nước trong quá trình hội nhập và phát triển của các quốc gia là chất lượng tăng trưởng phát triển kinh tế phải được nhấn mạnh chứ không phải tốc độ tăng trưởng kinh tế. Việc tăng trưởng kinh tế cần hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đem lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan bao gồm xã hội và thiên nhiên. Nó không được là gánh nặng cho người nghèo và các thế hệ tương lai như đã xảy ra ở một số nơi trên thế giới và ở Việt Nam trong thời gian gần đây như các vụ ô nhiễm môi trường liên quan đến các doanh nghiệp như Fosmasa, Vedan, Mei Sheng Textiles, Sonadezi Long Thành Chính vì vậy việc áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế trong đó có hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 là một yêu cầu cần thiết, tuy nhiên việc áp dụng tại các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố. Bài viết này tác giả tập trung nghiên cứu về các nhân tố tác động đến áp dụng hệ thống quản lý môi trường, bao gồm cả nhân tố vĩ mô và nhân tố vi mô, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đánh giá tính nhất quán và mức độ quan trọng của các chỉ tiêu đo lường cho từng nhân tố khó định lượng (Hwang và cộng sự, 2006; Chu & Hwang, 2008), kết quả có 8 nhóm nhân tố với 27 chỉ tiêu tác động tích cực tới việc áp dụng HTQL môi trường tại các doanh nghiệp hiện nay. Từ khóa: Hệ thống quản lý môi trường, EMS, ISO 14000, hội nhập, ô nhiễm môi trường Abstract Participating in WTO and negotiating, signing FTAs, TPP, etc, cutting down taxes and quotas has been opening more opportunities but also posing lots of challenges for Vietnam enterprises wanting to join international market. One of the lessons that Vietnam has learned from other countries in the process of integration and development is that the quality of economic growth should be emphasized, not the speed. The economic growth should target the sustainable development and benefits for all stakeholders including society and nature. It shouldn’t be a burden for the poor and future generations as it had happened in some parts of the world and in Vietnam recently such as environmental pollutions related to some enterprises (Fosmasa, Vedan, Mei Sheng Textiles, Sonadezi Long Thanh, etc). Therefore, the application of management system meets international 72
  2. standards including the environmental management system complying with IOS 14001 standard is a necessary requirement, however, applying in businesses has been influenced by several factors. The author focuses on studying the factors affecting the application of environmental management system, which include macro and micro factors, qualitative method is used to assess the consistency and level of importance of measurement criteria for each factor which is difficult to quantify (Hwang and partners, 2006; Zhou & Hwang, 2008), the results have 8 groups of 27 elements that positively affect the applications of environmental management system in enterprises today. Keywords: environmental management system EMS, ISO 14000, integration, environmental pollution. 1. Đặt vấn đề Cùng với sự gia tăng dân số, phát triển sản xuất trên toàn cầu, khai thác tài nguyên thiên nhiên và tích tụ chất thải, gây ra hiện tượng ô nhiễm, mất đa dạng sinh học, cháy rừng, hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, phá hủy tầng ozon, nóng lên toàn cầu, sa mạc hóa, nước biển dâng gần đây nhất là thảm họa môi trường Fosmasa ở Hà Tĩnh là những minh chứng rõ ràng nhất về các thảm họa môi trường song hành cùng tăng trưởng kinh tế, vì vậy hơn bao giờ hết các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động tại Việt Nam phải tiếp cận xu hướng phát triển bền vững(PTBV) với ba mục tiêu quan trọng: PTBV về kinh tế, PTBV về xã hội, PTBV về môi trường cần phải được quan tâm hơn nữa. Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (EMS), đưa ra các yêu cầu về quản lý môi trường cần đáp ứng cho của tổ chức. Mục đích của bộ tiêu chuẩn này là giúp các tổ chức sản xuất/dịch vụ bảo vệ môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường của mình, ISO 14001 được ban hành lần đầu vào năm 1996 bởi Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO), hiện đã có mặt tại 171 quốc gia và vùng lãnh thổ và đã có trên 300.000 doanh nghiệp/tổ chức được chứng nhận trên toàn cầu. Biểu đồ 1: Số lượng các chứng chỉ ISO 14001 được cấp tại Việt Nam từ 2004-2015 Nguồn: STAMEQ 2013 và ISO survey 2016 73
  3. Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên vào năm 1998, đến nay số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên (biểu đồ 1), trong đó những ngành có nhiều doanh nghiệp được cấp chứng chỉ ISO 14001 ở Việt Nam là: thiết bị quang học, điện tử (15%), cao su và nhựa (13%), sản xuất kim loại và các sản phẩm kim loại cơ bản (12%), chế biến thực phẩm, đồ uống và thuốc lá (11%) và hóa chất (7%) (Nguồn: STAMEQ 2014). Đây cũng chính là các ngành có nhiều tiềm năng gây ô nhiễm môi trường hoặc có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 14001 chưa tương xứng với số lượng doanh nghiệp có tiềm năng áp dụng. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy trong nghiên cứu này tác giả tập trung nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tại các doanh nghiệp Việt Nam. 2. Tóm lược các nghiên cứu liên quan 2.1 Các nghiên cứu liên quan Hiện nay đã có các công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ISO 14001 như Goh Yen Nee (2011), Ali Morovati-Sharifabadi et al (2014), Samuel Famiyeh et al (2014), Harjeet Kaur ( 2011), Đặng Thị Hương(2011) Tuy nhiên các nghiên cứu này thực hiện tại các quốc gia Malaysia (Goh Yen Nee, Harjeet Kaur), Ghanaian (Ali Morovati-Sharifabadi et al), Iran (Samuel Famiyeh et al) và chỉ tập trung nghiên cứu riêng biệt nhóm nhân tố vĩ mô (bên ngoài doanh nghiệp) hoặc vi mô(bên trong doanh nghiệp), hay chỉ nghiên cứu thực trạng Ứng dụng hệ thống Quản lý môi trường ISO 14001 tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn Hà Nội (Đặng Thị Hương). Vì vậy trong bài viết này này tác giả tiến hành nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại các doanh nghiệp Việt Nam. 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 Tổng hợp từ các công trình nghiên cứu của các tác giả trên và sử dụng phương pháp thảo luận với chuyên gia (tác giả cùng thảo luận với 11 chuyên gia gồm: 3 chuyên gia tư vấn ISO 14001 của 3 công ty tư vấn, 3 chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý ISO 14001 và 5 chuyên gia là trưởng phòng đảm bảo chất lượng và môi trường của 5 doanh nghiệp), tác giả tổng kết lại có 08 nhân tố tác động như sau: Nhân tố bên ngoài: • Sức ép từ các cơ quan quản lý của nhà nước có thẩm quyền và sức ép từ luật định (Karoline KairuN 2014; Samuel Famiyeh 2014 ) • Sức ép từ khách hàng và đối thủ cạnh tranh (Karoline KairuN 2014; Samuel Famiyeh, 2014) • Sức ép từ cộng đồng (Karoline KairuN 2014; Samuel Famiyeh 2014) • Đặc tính của ngành công nghiệp (Karoline KairuN 2014) • Đặc tính, yêu cầu của hãng, công ty mẹ (Karoline KairuN 2014; Samuel Famiyeh 2014) 74
  4. Nhân tố bên trong • Quản lý: cam kết của lãnh đạo, xem xét của lãnh đạo, quản lý nguồn lực con người, thiết lập chính sách và mục tiêu phù hợp năng lực của doanh nghiệp (Harjeet Kaur 2011; Ali Morovati-Sharifabadi et al 2014; Goh Yen Nee, 2011) • Văn hóa của tổ chức: sự tham gia của mọi người, Sự phối hợp, năng lực cải tiến, hoạt động nhóm, mục tiêu được thông hiểu trong nội bộ (Harjeet Kaur 2011; Ali Morovati-Sharifabadi et al 2014; Goh Yen Nee 2011) • Năng lực tài chính và phi tài chính: Máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng, tài chính, tri thức của tổ chức, giải thưởng (Harjeet Kaur 2011; Ali Morovati-Sharifabadi et al 2014; Goh Yen Nee 2011). 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1 Quy trình nghiên cứu: Gồm 4 bước Xác định câu hỏi nghiên cứu, xác định khoảng trống nghiên cứu, phát triển mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động, thiết lập thang đo cho các nhân tố ảnh hưởng trong mô hình Hình 1. Quy trình nghiên cứu Bước 1: câu hỏi nghiên cứu là làm thế nào để thúc đẩy việc thực hiện áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001. Đo lường những nhân tố này bằng những chỉ tiêu như thế nào? Xây dựng mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ISO 14001. Bước 2: Xác định khoảng trống nghiên cứu, qua nghiên cứu các công trình có liên quan, các tác giả khác chủ yếu nghiên cứu tập trung vào các nhân tố bên trong hoặc chỉ bên ngoài, bài viết này tác giả tiến hành nghiên cứu các nhân tố tác động bao gồm cả các nhân tố bên trong và bên ngoài với bối cảnh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bước 3: Để thiết lập mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng bảng câu hỏi phi cấu trúc qua thảo luận với 11 chuyên gia (3 chuyên gia tư vấn ISO 14001 của 3 công ty tư vấn, 3 chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý ISO 14001 và 5 chuyên gia là trưởng phòng đảm bảo chất lượng và môi trường của 5 doanh nghiệp), nhóm chuyên gia đã thảo luận về các nghiên cứu của các tác giả trước và xác định có 8 nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng tiêu 75
  5. chuẩn quản lý môi trường theo ISO 14001 gồm: Các Nhân tố bên ngoài: (1) Sức ép từ các cơ quan quản lý của nhà nước có thẩm quyền và sức ép từ luật định, chế định của nhà nước, (2) Sức ép từ khách hàng và đối thủ cạnh tranh, (3) Sức ép từ cộng đồng, (4) Đặc tính của ngành công nghiệp, (5) Đặc tính, yêu cầu của hãng, công ty mẹ. Các Nhân tố bên trong: (6) Quản lý: cam kết của lãnh đạo, xem xét của lãnh đạo, quản lý nguồn lực con người, thiết lập chính sách và mục tiêu phù hợp năng lực của doanh nghiệp, (7) Văn hóa của tổ chức: sự tham gia của mọi người, Sự phối hợp, năng lực cải tiến, hoạt động nhóm, mục tiêu được thông hiểu trong nội bộ, (8) Năng lực tài chính và phi tài chính: Máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng, tài chính, tri thức của tổ chức, giải thưởng. Bước 4: Thiết lập thang đo cho từng nhân tố của mô hình. Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn riêng từng chuyên gia, sau đó tiến hành hội thảo chung để lấy ý kiến của các chuyên gia về các chỉ tiêu đo lường cho các nhân tố, những chỉ tiêu có sự nhất quán chung chúng tôi đưa vào bộ thang đo nháp ban đầu, tiếp theo thang đo nháp được đánh giá bằng phương pháp chuyên gia qua hai vòng phỏng vấn và được đánh giá hiệu chỉnh lại qua những chuyên gia dầy dặn kinh nghiệm thực tế triển khai ISO 14001 (chọn 7 chuyên gia từ 11 chuyên gia tham gia ban đầu). 3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu Dữ liệu được thu thập như sau: - Phát triển mô hình với bộ thang đo nháp: tác giả thu thập dữ liệu riêng của từng chuyên gia, sau đó tập hợp họp cả nhóm lại gồm 11 chuyên gia và hội ý những thang đo trùng lắp và đồng thuận cao (6 tháng 1 lần nhóm các chuyên gia tư vấn và đánh giá thường có CLB sinh hoạt offline tại một địa điểm xác định, chúng tôi thực hiện nghiên cứu vào cuộc sinh hoạt chuyên môn offline vào tháng 6/2016) - Để đánh giá độ tin cậy của các thang đo của mô hình, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia qua 2 vòng phỏng vấn (Chu & Hwang, 2008), là phương pháp đánh giá định tính để đánh giá tính nhất quán và mức độ quan trọng của các chỉ tiêu đo lường cho từng nhân tố khó định lượng (Hwang và cộng sự, 2006; Chu & Hwang, 2008), cụ thể: Vòng 1: Tác giả chọn 6 chuyên gia có kinh nghiệm từ 11 chuyên gia ban đầu, lấy ý kiến về mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu đánh giá trong mỗi nhân tố tác động của mô hình. Mức độ quan trọng đánh giá theo thang điểm 5. Trong đó điểm 1 là hoàn không quan trọng, 2 là không quan trọng, 3 là bình thường, 4 là quan trọng và 5 là rất quan trọng. Tiêu chuẩn để lựa chọn chỉ tiêu dựa vào quy tắc về điểm đánh giá trung bình của các chuyên gia, mức độ đồng nhất ý kiến của các chuyên gia (tỷ lệ % khác biệt ý kiến) theo bảng 2. Vòng 2: Các chỉ tiêu có sự khác biệt ý kiến lớn nhưng vẫn nằm trong vùng chấp nhận về mức độ quan trọng sẽ được tiến hành đánh giá ở vòng 2 (sau 4 tuần) để đánh giá tính nhất quán trong kết quả của từng chuyên gia. Quy tắc lựa chọn chỉ tiêu cuối cùng dựa vào điểm đánh giá của 2 vòng và tính đồng nhất ý kiến của từng chuyên gia giữa các vòng theo bảng 2 76
  6. Bảng 2: Tiêu chuẩn lựa chọn thang đo đánh giá Nguồn: Chu & Hwang, 2008 4. Kết quả nghiên cứu Điểm đánh giá của các chuyên gia Điểm TB của Tỷ lệ % ý Nội dung các chỉ tiêu đánh STT Mã Vòng các kiến khác giá CG1 CG2 CG3 CG4 CG5 CG6 CG7 chuyên biệt gia Sức ép từ các cơ quan quản lý của nhà I nước có thẩm quyền Sức ép của cơ quan quản lý V1 4 5 5 5 5 5 5 4,86 14,29% 1 QLNN1 nhà nước có vai trò trực tiếp V2 thúc đẩy việc thực hiện Sức ép từ các quy định của V1 4 4 4 4 4 5 5 4,29 28,58% luật định, chế định của nhà 2 QLNN2 nước liên quan đến quản lý V2 4 4 4 5 4 4 5 4,29 28,58% môi trường Hiệu lực của các luật định, V1 4 5 5 5 5 5 5 4,86 14,29% 3 QLNN3 chế định cao có ảnh hưởng V2 tích cực đến việc thực hiện Các chương trình hỗ trợ kinh V1 2 3 3 2 3 3 3 2,71 28,57% 4 QLNN4 phí của nhà nước về áp dụng V2 ISO 14001 Sức ép từ khách hàng và đối thủ cạnh II tranh Mức độ quan tâm và sự ưu V1 4 4 4 4 4 5 5 4,29 28,57% KH tiên lựa chọn sản phẩm của 5 &CT1 những doanh nghiệp thực V2 4 5 5 4 4 5 5 4,57 42,86% hiện ISO 14001 6 KH Đối thủ cạnh tranh trong V1 4 4 4 4 4 3 4 3,86 14,29% 77
  7. &CT1 ngành tích cực áp dụng ISO 14001 và có nhiều lợi thế hơn trong các dự án đầu tư và thu V2 hút khách hàng/đối tác tiêu dùng/ hợp tác III Sức ép từ cộng đồng Các chương trình thúc đẩy V1 4 4 4 4 4 4 3 3,86 14,29% ngăn ngừa ô nhiễm MT từ các nhà máy của các tổ chức, hiệp 7 CĐ1 hội trong các cộng đồng có V2 ảnh hưởng đến việc áp dụng IS0 14001 của các doanh nghiệp Cộng đồng tích cực kết nối và V1 4 4 4 4 4 4 3 3,86 14,29% 8 CĐ2 truyền thông cho các DN áp V2 3 4 4 4 4 4 4 3,86 14,29% dụng ISO 14001 IV Đặc tính của ngành công nghiệp Ngành công nghiệp bị chi V1 5 5 5 5 5 5 4 4,86 14,29% phối bởi những công ty là người bán hay người mua đủ quyền lực(quyền lực người 9 ĐTNCN1 mua), có khả năng thúc đẩy V2 việc áp dụng ISO 14001(không mua, bán cho những DN không áp dụng) Ngành công nghiệp có nhiều V1 3 4 4 4 4 4 4 3,86 14,29% 10 ĐTNCN2 Doanh nghiệp tích cực áp V2 dụng ISO 14001 V Đặc tính, yêu cầu của hãng, công ty mẹ Các công ty danh tiếng có chi V1 4 4 4 4 4 5 5 4,29 28,57% nhánh toàn cầu, nhiều địa YCCTY 11 điểm muốn có mối quan hệ M1 V2 4 4 4 4 4 5 5 4,29 28,57% tốt với cộng đồng và chính phủ. Các công ty doanh tiếng V1 4 4 4 4 4 5 5 4,29 28,57% thường quan tâm đến cộng YCCTY 12 đồng và tuân thủ pháp luật về M2 V2 4 4 4 4 4 5 5 4,29 28,57% môi trường và các vấn đề xã hội VI Quản lý Cam kết mạnh mẽ của lãnh V1 5 5 5 5 5 5 5 5 0% 13 QL1 đạo đối với ISO 14001 V2 Lãnh đạo tham gia vào thiết V1 4 4 4 4 3 3 4 3,71 28,57% 14 QL2 lập chính sách và mục tiêu V2 4 4 4 4 4 3 4 3,86 14,29% môi trường phù hợp Đảm bảo chính sách và mục V1 4 4 4 4 3 3 4 3,71 28,57% tiêu môi trường phù hợp với 15 QL3 năng lực của tổ chức và được V2 4 4 4 4 4 3 4 3,86 14,29% thông hiểu áp dụng 16 QL4 Xem xét của lãnh đạo với V1 5 5 4 4 4 4 4 4,29 28,57% 78
  8. ISO 14001: với đầu vào đầy đủ và đầu ra rõ ràng và hiệu V2 5 4 4 4 4 4 4 4,14 14,29% lực cao Lãnh đạo có khả năng quản lý V1 4 5 5 5 5 4 4 4,57 42,85% nguồn nhân lực thực hiện ISO 17 QL5 14001: cơ cấu bộ máy khoa V2 học, chức năng nhiệm vụ rõ ràng Giám sát được mức độ thưc V1 3 4 4 4 4 3 4 3,71 28,57 18 QL6 hiện của các nhân sự đối với V2 3 4 4 4 4 3 4 3,71 28,57 ISO 14001 VII Văn hóa tổ chức Sự tham gia của mọi người: V1 4 4 4 4 4 5 4 4,14 14,29% 19 VH1 nhận thức, lòng trung thành V2 với tổ chức Sự phối hợp: hiệu lực trong V1 4 4 4 4 4 4 4 4 0% giải quyết các vấn đề giữa các bộ phận, chia sẻ thông tin, 20 VH2 phối hợp liên bộ phận trong V2 việc thực hiện mục tiêu môi trường Định hướng sáng tạo, đổi mới: Định hướng đổi mới sáng tạo V1 4 4 4 4 4 4 4 4 0% 21 VH3 cho tổ chức cải thiện các V2 chương trình môi trường Cung cấp các nguồn lực cho V1 5 4 4 4 5 5 4 4,43 42,85% việc nghiên cứu sáng tạo, 22 VH4 thực hiện các chương trình V2 5 4 4 4 5 5 4 4,43 42,85% môi trường Có các giải thưởng giá trị, V1 5 4 4 4 4 4 4 4,14 14,29% 23 VH5 truyền thông nội bộ với thành V2 tích các cá nhân Hoạt động nhóm: Thúc đẩy V1 4 4 4 4 4 5 4 4,14 14,29% hoạt động nhóm trong việc 24 VH6 giải quyết vấn đề môi trường V2 hơn là hoạt động cá nhân VIII Năng lực tài chính và phi tài chính: Sự đầy đủ máy móc thiết bị V1 5 5 5 5 4 4 4 4,56 42,85 25 NL1 hỗ trợ cho quản lý môi trường V2 4 5 5 5 4 4 4 4,43 42,85 ISO 14001 Cơ sở hạ đáp ứng các điều V1 5 5 5 5 5 5 4 4,86 14,29 26 NL2 kiện về Quản lý môi trường V2 Khả năng tài chính của doanh V1 4 3 4 4 4 4 4 3,86 14,29 27 NL3 nghiệp V2 Tri thức của tổ chức về Quản V1 4 4 4 4 5 4 4 4,14 14,29 28 NL4 lý môi trường theo ISO 14001 V2 Nguồn: tác giả thu thập phân tích 6/2016 79
  9. 5. Kết luận kết quả và hạn chế của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 8 nhân tố chính với 27 chỉ tiêu (loại chỉ tiêu số 4 QLNN4 dựa vào kết quả nghiên cứu trên) tác động tới việc áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 tại các doanh nghiệp, bao gồm cả nhân tố vĩ mô và vi mô, nghiên cứu đã có sự khác biệt với các mô hình nghiên cứu trước đó và đạt được mục tiêu nghiên cứu. Mô hình kết quả nghiên cứu đề xuất là: có 8 nhóm nhân tố với 27 chỉ tiêu tác động đến mức độ thực hiện/áp dụng của các doanh nghiệp đối với HTQL Môi trường theo ISO 14001 như sau: S ức ép từ cơ quan quản lý nhà nước S ức ép từ khách hàng và đối thủ cạnh tranh Sức ép từ cộng đồng Đặc tính ngành công nghiệp Mức độ áp dụng HTQLMT ISO 14001 Đặ c tính hãng, công ty mẹ Qu ản lý V ăn hóa tổ chức Năng lực tài chính và phi tài chính Hạn chế của nghiên cứu là tác giả chưa tiến hành nghiên cứu mức độ quan trọng (trọng số) của các nhân tố và mới chỉ thực hiện nghiên cứu định tính, để đảm bảo mức độ tin cậy cao hơn của mô hình các nhân tố tác động trên cần tiến hành them các nghiên cứu thực nghiệm cho mô hình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Việt Nam, 2008, “Tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2008-Hệ thống quản lý môi trường- các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng”. 2. Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Việt Nam, 2015, “Tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2015- Hệ thống quản lý môi trường- các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng”. 3. Tổng cục Tiêu chuẩn-Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng Việt Nam, tháng 12/2008, “Sổ tay tiêu chuẩn, đo lường, đánh giá sự phù hợp và hiệp định TBT”, NXB Viện tiêu chuẩn Việt Nam. 80
  10. 4. ĐH Thương Mại, 2015, “Giáo trình quản trị chất lượng” NXB Thống kê. 5. Phan Chí Anh, Nguyễn Hồng Sơn, 2013,“Quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp Việt Nam”, NXB Đại học Quốc Gia. 6. Ali Morovati-Sharifabadi et al (2014), “Evaluation of the Effective Factors on Organizational Success in Implementation of Environmental Management System (EMS), A case of Iranian Tile and Ceramic Industry” 7. Karoline Kairu N, 2014, “Factor influencing implementation of invironmental management system ISO 14001 certification at allpack industries limited” 8. Samuel Famiyeh, 2014, “Factors Influencing the Implementation of Environmental management Systems in Ghanaian Firms”, tạp chí Environmental Management and Sustainable Development ISSN 2164-7682-2014, Vol. 3, No. 2 9. Harjeet Kaur, 2011, Impact of Human Resource Factors on Perceived Environmental Performance: an Empirical Analysisof a Sample of ISO 14001 EMS Companies in Malaysia. 10. Goh Yen Nee, 2011,“Determining Factors for ISO14001 EMS Implementation among SMEs in Malaysia: A Resource Based View” 11. Thông tin công bố về tiêu chuẩn ISO và các kết quả khảo sát tình hình áp dụng các tiêu chuẩn ISO tại các quốc gia của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 81