Nghiên cứu hiểu biết và thực hành sử dụng kem chống nắng của sinh viên khoa dược trường đại học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 8 trang Gia Huy 21/05/2022 2550
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu hiểu biết và thực hành sử dụng kem chống nắng của sinh viên khoa dược trường đại học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_hieu_biet_va_thuc_hanh_su_dung_kem_chong_nang_cua.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu hiểu biết và thực hành sử dụng kem chống nắng của sinh viên khoa dược trường đại học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

  1. NGHIÊN CỨU HIỂU BIẾT VÀ THỰC HÀNH SỬ DỤNG KEM CHỐNG NẮNG CỦA SINH VIÊN KHOA DƯỢC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Dương Lê Hồng Trang, Trần Thị Châu Viên, Ngô Bảo Hân, Nguyễn Lê Hoàng Ngọc Châu, Phạm Thị Thanh Ngân Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Trâm Anh TÓM TẮT Các tác hại của bức xạ UV làm tăng nguy cơ ung thư da đ ng là đề tài được rất nhiều người quan tâm. Trong đó kem chống nắng đã được công nhận là có khả năng bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. Dù kem chống nắng hiện nay đã được sử dụng phổ biến hơn, nhưng không có nhiều nghiên cứu về hiểu biết của người dân khi sử dụng kem chống nắng. Vậy nên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiểu biết của các bạn sinh viên Đại học Công nghệ TP.HCM về kem chống nắng. Dữ liệu được thu thập từ 100 ý kiến của các bạn sinh viên khoa Dược Hutech. Dựa trên số lượng nghiên cứu, kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên đối với kem chống nắng vẫn chư có hiểu biết đ ng và chư thực hành đ ng Qua bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu muốn nâng cao nhận thức của mọi người trong việc bảo vệ sức khoẻ trước ảnh hưởng của tia UV bằng cách sử dụng kem chống nắng. Từ khoá: Hutech, sinh viên, kem chống nắng, bảo vệ, tia UV. 1 GIỚI THIỆU Nguy cơ ung thư da do tiếp xúc với bức xạ UV hiện nay đ ng rất được quan tâm. Bức xạ cực tím có liên quan đến sự phát triển của hầu hết các bệnh ung thư da, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào đá , ung thư biểu mô tế bào vảy và một số loại u ác tính. Nó cũng có liên quan đến các dạng tổn thương da khác, bao gồm cháy nắng và sạm da.[1] Tia UVB (280–320 nm) là nguyên nhân chủ yếu gây cháy nắng và ung thư da do gây tổn thương DNA của tế bào da. Tia UVA (320–400nm), có ước sóng dài hơn, làm tổn thương da bằng cách thâm nhập vào các lớp da và tạo các gốc tự do dẫn đến lão hoá và sạm da, và cũng góp phần vào phát triển ung thư da. [5][6] Kem chống nắng đã được công nhận là sản phẩm dùng để hỗ trợ bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. Kem chống nắng hoạt động dựa vào các hoạt chất có khả năng ngăn chặn, phản xạ và tán xạ ánh sáng mặt trời, được chia thành hai loại chính sau: 1231
  2. Kem chống nắng vô cơ: tán xạ và phản xạ năng lượng UV từ bề mặt da, thường chứa Zinc Oxide và Titanium Dioxide. [5] Kem chống nắng hữu cơ: hấp thụ năng lượng tia cực tím bằng cách chuyển nó thành năng lượng nhiệt, do đó làm giảm tác hại của nó và giảm độ sâu mà nó có thể xâm nhập vào da[5], thường chứa các hợp chất thơm liên kết với một nhóm cacbonyl. Các hợp chất được phân loại: dựa trên phạm vi bảo vệ: [5][6] UVB (290–320 nm): (PABA) và dẫn xuất padimate O. salicylates. UVA (320–400 nm): benzophenones; oxybenzone và sulisobenzone, avobenzone và meradimate, Methyl anthranilanate và ecamsule. Cả UVA và UVB (290–400 nm): besoctrizole, silatriazole. Việc sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da ngày nay đã trở nên phổ biến hơn tuy nhiên nghiên cứu về việc hiểu biết và thực hành sử dụng kem chống nắng lại không nhiều. Nhận thức được thực trạng đó, nhóm nghiên cứu đã làm nghiên cứu này với mục đích đánh giá kiến thức và cách sử dụng kem chống nắng ở sinh viên. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đâ là một nghiên cứu cắt ngang, quan sát được thực hiện trên sinh viên Hutech, cụ thể là sinh viên khoa Dược từ năm nhất đến năm cuối. Dữ liệu được lấy thông qua bảng khảo sát ẩn danh, được tạo bằng công cụ Google form. Cuộc khảo sát được thực hiện trong 5 ngày (từ 16/04 -20/04/2021). Bảng hỏi gồm 10 câu hỏi được soạn ra dựa trên một số câu hỏi khảo sát của FDA[4], nghiên cứu của Dr. Hazrina Hadi (2016) và kiến thức mà nhóm nghiên cứu ư tầm[2]. Bảng hỏi gồm những nội dung sau: kiến thức về sử dụng kem chống nắng và thực hành sử dụng kem chống nắng của sinh viên. Số lượng khảo sát được thực hiện trên 100 sinh viên. Số liệu thu thập được xử lý và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel, thông qua nhận xét tỷ lệ phần trăm để đư ra kết luận. 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Khảo sát lấy mẫu ngẫu nhiên trên 100 sinh viên khoa Dược, đ dạng về độ tuổi nhưng tỷ lệ phân bố không đều nên chỉ tiến hành so sánh giữa nhóm sinh viên năm ba (44 sinh viên) và sinh viên năm tư (49 sinh viên). Ngoài ra còn có sự chênh lệch về tỷ lệ nam và nữ tham gia khảo sát, trong đó có 23 sinh viên nam và 77 sinh viên nữ cho thấy sinh viên nữ quan tâm đến việc bảo vệ da hơn Nghiên cứu gồm hai phần như sau: 1. Hiểu biết của sinh viên về sử dụng kem chống nắng Việc sử dụng kem chống nắng là cần thiết để bảo vệ làn da trước bức xạ UV. Vậy nên, cần phải hiểu rõ về việc sử dụng kem chống nắng để gặp phải những bất lợi không đáng kể. Dựa vào Bảng 1, có thể thấy được phản hồi khá tốt từ sinh viên khi tỷ lệ các bạn bình chọn câu trả lời đ ng là cao. 1232
  3. Bảng 1 Sinh viên Sinh viên Câu hỏi Đáp án năm 3 năm 4 (tỷ lệ %) (tỷ lệ %) 1. Theo bạn, t chí nào đâ Thành phần chống 42 44 quan trọng nhất để đánh g á chất nắng lượng một sản chống nắng? 2. Theo bạn, công dụng của kem Ngăn chặn các tác 39 54 chống nắng là gì? động của tia UVB đến da 3. Theo bạn, chỉ số SPF tối thiểu SPF 30 38 56 để kem chống nắng có thể bảo vệ tốt cho da là bao nhiêu? 4. Theo bạn, độ tuổi nào của trẻ Trẻ em từ 6 tháng 41 52 em có thể sử dụng kem chống tuổi trở lên có thể sử nắng? dụng kem chống nắng 5 Đ ng hoặc sai: Nếu bạn đổ Đ ng 21 33 nhiều mồ hôi hoặc ơ lội, bạn cần thoa lại kem chống nắng thường n hơn < h mỗi lần) cho dù kem chống nắng có chống nước. Trong số các câu trả lời trên, câu số được sinh viên trả lời đ ng nhiều nhất, ngược lại câu số 4 là thấp nhất. Khi được hỏi về chỉ số SPF (Sun Protection Factor) tối thiểu để bảo vệ cơ thể (biểu đồ 1), có 34 sinh viên cho rằng SFP nên là 30 và 59 sinh viên cho là 50. Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) đã đư ra khuyến cáo nên sử dụng kem chống nắng có SPF 30 tối thiểu để bảo vệ làn da của bạn.[9] Với SPF 30 có thể ngăn chặn 97% tia UV đến da và SPF 50 ngăn chặn 98% tia UV đến da.[8] Việc các bạn lựa chọn kem chống nắng với SPF cao để bảo vệ bản thân mình là không sai, tuy nhiên có một vấn đề cần lư ý là SPF chỉ cho biết khả năng bảo vệ trước UVB và không bảo vệ da khỏi các tia UV khác, ví dụ như UVA. Sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF cao (50+) không đ ng cách sẽ khiến người sử dụng tiếp xúc với tia UVA nhiều hơn, làm tăng nguy cơ lão hoá và ung thư do UVA tích luỹ theo thời gian. [10][6] 1233
  4. Biểu đồ 1. Ngoài ra, một đ ểm cần lư ý nữa đó là quan niệm về công dụng của kem chống nắng. Kem chống nắng được phát triển với vai trò chính là bảo vệ làn da khỏi cháy nắng – bảo vệ khỏi UVB. Còn nguyên nhân gây khiến da sẫm màu là: do gen quy định sắc tố da ở người và do tia UVA gây nên. Tiếp xúc với tia UVA gây ra hiện tượng sẫm màu ngay lập tức (IPD) trong thời gian ngắn, ít nhất là vài giờ, bằng cách tác động lên các hắc tố tồn tại từ trước. UVA cũng có thể gây ra sạm sắc tố dai dẳng (PPD) trên da.[7][5] Trong câu hỏi về công dụng của kem chống nắng (Biểu đồ 2), có đến 49 sinh viên chọn rằng kem chống nắng có khả năng ưỡng trắng da và ngăn chặn tia UV đến da. Cách hiểu này là chư chính xác vì kem chống nắng với khả năng chống UVA kém thì cũng không ngăn được hai tình trạng IPD và PPD. Biểu đồ 2. Một hiểu lầm khác liên quan đến nhãn của kem chống nắng đó là thuật ngữ “chống nước” Theo FDA không có kem chống nắng “ h ng thấm nước”[3]. Liên quan đến vấn đề này, chỉ có 56 sinh viên cảm thấy cần bôi lại kem chống nắng sau khi ơ lội, và 44 sinh viên cảm thấy không cần (Biểu đồ 3). Việc có quan niệm sai lầm về thuật ngữ chống nước trên kem chống nắng khiến sinh viên không biết được kem chống nắng có thể bị rửa trôi, và hậu quả là làn da không được bảo vệ như mong đợi. 1234
  5. Biểu đồ 3 2. Thực hành sử dụng kem chống nắng của sinh viên So với phần hiểu biết về sử dụng kem chống nắng thì thực hành sử dụng kem chống nắng ở sinh viên chư thực sự tốt. Cụ thể, sinh viên năm ba có sử dụng kem chống nắng thường xuyên hơn (58%) so với sinh viên năm tư (33%) (Bảng 2). Nên sử dụng kem chống nắng có thể ngăn chặn UVA nếu như nhà bạn có nhiều không gian có thể tiếp xúc với ánh nắng vì ảnh hưởng của bức xạ UVA được tích luỹ theo thời gian dù tiếp xúc với lượng thấp mà không khởi phát ngay lập tức như UVB.[6] Ngoài ra, việc tiếp xúc với ánh nắng không chủ đích vào những khung thời gian có bức xạ cao nhất dù ở trong nhà cũng khiến làn da chịu tác động của tia UV nên việc sử dụng kem chống nắng là cần thiết. Bên cạnh đó, số sinh viên lựa chọn bôi kem chống nắng bổ sung lại không nhiều, chỉ có 51%, có tới 36% chọn “Chỉ bôi lại một lần” và 13% cảm thấy không cần phải bôi lại (Biểu đồ 4). Trong 36% đó có tới 23 sinh viên năm ba và 10 sinh viên năm tư Kem chống nắng cần phải được bôi lại thường xuyên do có thể bị rửa trôi khi hoạt động ra mồ hôi hoặc do suy giảm SFP theo thời gian nên hiệu quả của kem chống nắng không còn như lần bôi đầu tiên. Ngoài ra, cần phải bôi theo liều lượng chỉ định là 2 mg/cm2. [6] Biểu đồ 4 1235
  6. Các sinh viên quan niệm kem chống nắng dùng để bảo vệ sức khoẻ cũng chư nhiều, chỉ có 64% (Bảng 2). Với quan niệm kem chống nắng là mỹ phẩm thì một số sinh viên sẽ có tâm lý là việc sử dụng kem chống nắng để làm đẹp chứ không phải vì sức khoẻ của bản thân và đ ều này cần phải đổi thay. Bảng 2. Sinh viên năm 3 Sinh viên năm 4 Câu hỏi Đáp án (tỷ lệ %) (tỷ lệ %) 6. Bạn thường sử Là sản phẩm dùng 26 (41%) 35 (55%) dụng kem chống để bảo vệ sức khỏe nắng như là? 7. Bạn thường sử Luôn sử dụng ra 23 (58%) 13 (33%) dụng kem chống khi ngoà đường hay ở nào? nhà (nhà có không gian dễ tiếp xúc ánh nắng, ) 8. Theo bạn, nên bôi 15 phút 14 (42%) 16 (48%) kem chống nắng trước khi ra ngoài khoảng bao lâu? 9. Theo bạn, bao lâu Tối thiểu mỗi 02 giờ 18 (35%) 31 (61%) thì bạn cần thoa lại bôi lại một lần kem chống nắng khi ra ngoài? 10. Theo bạn, lượng 2 mg/cm2 33 (51%) 28 (43%) kem chống nắng tối thiểu cần sử dụng là? 4 TỔNG KẾT 4.1 Đánh giá chung Dựa trên số lượng mẫu đã khảo sát có thể đánh giá như sau: Đ ểm trung bình của sinh viên năm ba cho 9 câu hỏi (ngoại trừ câu hỏi số 6 vì đâ là quan đ ểm cá nhân của sinh viên) là 4,45. và sinh viên năm tư là 4,72. Qua đó ta thấy hiểu biết và thực hành sử dụng kem chống nắng của sinh viên năm tư cao hơn so với sinh viên năm ba ĐTB là 4,5), tuy nhiên vẫn chỉ trên trung bình một chút. Hơn nữa, trong 100 sinh viên làm khảo sát, số câu trả lời đ ng mà nhiều sinh viên có thể trả lời là 3 câu (21 sinh viên) và trả lời đ ng 9 câu chỉ có một sinh viên. Đ ều đó có nghĩ là các sinh viên vẫn chư hiểu rõ về việc sử dụng kem chống nắng. 1236
  7. Khảo sát cũng thể hiện sinh viên không rõ thời gian để bôi kem chống nắng khi ra ngoài, thời gian được FDA khuyên là trước 15 phút. Bên cạnh đó, sinh viên chư hiểu rõ về công dụng của kem chống nắng, các giá trị SPF và thuật ngữ “chống nước” trên nhãn của kem chống nắng vẫn chiếm một tỉ lệ khá nhiều. SPF chỉ được tính cho UVB, không thể hiện khả năng chống lại các tia UV khác và kem chống nắng ban đầu được tạo ra để ngăn ngừa tình trạng cháy nắng. Kem chống nắng trên nhãn phải ghi rõ là có khả năng bảo vệ 40 – 80 phút khi ơ lội hoặc đổ mồ hôi (Theo FDA). 4.2 Về sinh viên Những năm gần đâ , việc sử dụng kem chống nắng đã trở nên phổ biến hơn nhưng hiểu biết và thực hành sử dụng vẫn chư cao. Hiện tại vẫn chư có khoá giáo dục nào về kem chống nắng và thông tin trên các trang mạng trực tuyến thì cực kỳ nhiều nhưng không đảm bảo tính chính xác. Ngoài ra còn có những quan đ ểm sai lầm về kem chống nắng, đều là những khó hăn khiến sinh viên sử dụng kem chống nắng không đ ng dẫn đến gặp phải những tác động bất lợi không đáng có. Vì thế, để có nâng cao nhận thức của bản thân về kem chống nắng thì mỗi cá nhân sinh viên nên tích cực tìm hiểu để sử dụng đ ng và tối ư lợi ích của kem chống nắng. Ngoài việc nâng cao hiểu biết của bản thân về kem chống nắng, sinh viên nên khuyến khích những người thân bên cạnh cùng sử dụng kem chống nắng để bảo vệ sức khoẻ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Al Robaee, A. A. (2010, November). Awareness to sun exposure and use of sunscreen by the general population. Bosnian journal of basic medical sciences. [2] Awadh, A. I., Jamshed, S., Elkalmi, R. M., & Hadi, H. (2016). The use of sunscreen products among final year medicine and pharmacy students: A cross-sectional study of knowledge, attitude, practice, and perception. Journal of research in pharmacy practice. [3] Center for Drug Evaluation and Research. (n.d.). Sunscreen: How to Help Protect Your Skin from the Sun. U.S. Food and Drug Administration. protect-your-skin-sun. [4] FDA sunscreens quiz. (n.d.). [5] Geoffrey, K., Mwangi, A. N., & Maru, S. M. (2019, November). Sunscreen products: Rationale for use, formulation development and regulatory considerations. Saudi pharmaceutical journal : SPJ : the official publication of the Saudi Pharmaceutical Society. [6] Latha, M. S., Martis, J., Shobha, V., Sham Shinde, R., Bangera, S., Krishnankutty, B., Naveen Kumar, B. R. (2013, January). Sunscreening agents: a review. The Journal of clinical and aesthetic dermatology. 1237
  8. [7] Maddodi, N., Jayanthy, A., & Setaluri, V. (2012). Shining light on skin pigmentation: the darker and the brighter side of effects of UV radiation. Photochemistry and photobiology. [8] Paul, S. P. (2019, September 4). Ensuring the Safety of Sunscreens, and Their Efficacy in Preventing Skin Cancers: Challenges and Controversies for Clinicians, Formulators, and Regulators. Frontiers in medicine. [9] Sunscreen FAQs. American Academy of Dermatology. (n.d.). patients/sunscreen-faqs. [10] Sunscreens, E. W. G. G. to. (n.d.). EWG's Guide to Safer Sunscreens. EWG. 1238