Nghiên cứu ứng dụng Báo cáo kế toán toàn cầu vào kế toán môi trường tại doanh nghiệpViệt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế

pdf 12 trang Gia Huy 18/05/2022 2380
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ứng dụng Báo cáo kế toán toàn cầu vào kế toán môi trường tại doanh nghiệpViệt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ung_dung_bao_cao_ke_toan_toan_cau_vao_ke_toan_moi.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu ứng dụng Báo cáo kế toán toàn cầu vào kế toán môi trường tại doanh nghiệpViệt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế

  1. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TOÀN CẦU VÀO KẾ TOÁN MÔI TRƯỜNG TẠI DOANH NGHIỆPVIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ A RESEARCH ON APPLICATION OF WORLD ACCOUNTING REPORTS IN ENVIRONMENTAL ACCOUNTING OF VIETNAMESE ENTERPRISES IN INTERNATIONAL ECONOMIC INTERGRATION TS. Hà Thị Thúy Vân Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Trong những năm gần đây, môi trường đang trở thành vấn đề thời sự có tính chất toàn cầu. Sự thay đổi trong nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trước các vấn đề môi trường đã đặt kế toán tại các doanh nghiệp trước thách thức: làm sao và bằng cách nào có thể kế toán các yếu tố môi trường? không chỉ thông qua ghi chép và báo cáo các thông tin tài chính, mà còn phải thể hiện được vai trò của kế toán như là một công cụ trợ giúp hữu hiệu cho các nhà quản lý quản trị các vấn đề môi trường trong phạm vi từng đơn vị kinh tế. Kế toán môi trường đã được thế giới thừa nhận là một giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp đạt tới hoạt động kinh doanh bền vững nghĩa là vừa đạt được lợiíchkinhtế,vừabảovệmôitrường.Tuynhiênviệctìmhiểuvàtừngbướcápdụng kế toán môi trường trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Bài viết này nghiên cứu lý thuyết, trước hết đánh giá những tồn tại của hệ thống kế toán truyền thống liên quan đến bảo vệ môi trường. Dựa vào hệ thống chỉ tiêu hướng dẫn trong sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI) để đề xuất các chỉ tiêu báo cáo kế toán phát triển bền vững áp dụng cho các quốc gia. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu hoàn chỉnh sẽ là cơ sở cho việc xây dựng hệ thống kế toán phù hợp cho các nước cũng như Việt Nam trong quá trình áp dụng bộ phận kế toán mới này. Từ khóa: Báo cáo toàn cầu, kế toán môi trường, hội nhập kinh tế Abstract In recent years, the environment is becoming a global issue. The change in the perception of corporate social responsibility of business for environmental issues has posed challenges for in business accounting: how and in what way can account environmental factors? Accounting is not only through the recording and reporting of financial information but also must reflect its role as an effective tool to help managers manage environmental issues within each economic unit. Environmental accounting has been recognized all over the world as an effective solution to help enterprises achieve sustainable business in term of achieving both economic benefits and environmental protection. However, understanding and application of environmental accounting in Vietnam enterprises are still limited. This article studies theoretical background and assesses the existence of traditional accounting systems related to environmental protection. Based on the guidance system of indicators in the global reporting initiative (GRI) to propose accounting reports indicators of sustainable development applied to 223
  2. nations. Building a complete system of indicators will be the basis for developing appropriate accounting system for countries as well as Vietnam in the process of applying this new accounting type. Keywords: world accounting, environmental accounting, economic integration 1. Đặt vấn đề Hiện nay các vấn đề về bảo vệ môi trường đang trở thành mối quan tâm của không chỉ từng cá nhân mà toàn xã hội, đòi hỏi các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong xã hội cần thiết phải quan tâm đến các nội dung ghi nhận, đo lường, phân tích, cung cấp các thông tin liên quan đến bảo vệ môi trường. Nói cách khác, nhu cầu về kế toán môi trường đang tăng cao và sự ra đời, phát triển của bộ phận kế toán này là một tất yếu và cần thiết trong hiện tại và tương lai. Kế toán môi trườnglà một lĩnh vực mới, đang phát triển nhằm tìm kiếm và cung cấp các thông tin quan trọng và cần thiết về các chi phí và doanh thu có liên quan đến môi trường, hướng dẫn các doanh nghiệp, các chủ dự án trong các quyết định kinh tế, khuyến khích họ nỗ lực trong việc sử dụng tài nguyên, kể cả tài nguyên thiên nhiên do con người tạo ra, một cách có hiệu quả và hạn chế tối đa sự hủy hoại môi trường, hạn chế rác thải và sự ô nhiễm, thay đổi các hành vi đối xử với môi trường sống. Sự thay đổi trong nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trước các vấn đề môi trườngđã đặt kế toán truyền thống tại doanh nghiệp trước thách thức là làm sao và bằng cách nào có thể kế toán các yếu tố mới này. Kế toán không chỉ thông qua vai trò có tính truyền thống là ghi chép và báo cáo các thông tin tài chính, mà còn là công cụ trợ giúp hữu hiệu cho các nhà quản trị, những người sử dụng thông tin kế toán tầm vi mô và vĩ mô trong việc đưa ra các quyết định phù hợp với từng đơn vị kinh tế, từng môi trường riêng. Cụ thể, kế toán môi trường rất quan trọng đối với các ngành như dệt may, thủy sản, khai thác tài nguyên , nơi mà các sản phẩm xuất khẩu cần đạt các tiêu chuẩn khắt khe trong qui trình sản xuất, không chỉ vấn đề chất lượng sản phẩm mà còn bao gồm bảo đảm các yếu tố môi trường và xã hội, giúp tăng tính cạnh tranh về uy tín trong các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Việt Nam đã ban hành Luật Môi trường lần đầu vào năm 1993 và Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi vào năm 2005. Chế độ kế toán hiện hành chưa có các văn bản hướng dẫn về chứng từ, về tài khoản, sổ kế toán, báo cáo kế toán liên quan đến chi phí môi trường, xã hội và duy trì phát triển bền vữngáp dụng vào các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Trong khi đó, việc công khai thông tin về sự ảnh hưởng tới môi trường mà các doanh nghiệp gây ra đang lan rộng ra nhiều nước từ đầu những năm 1990. Điều này thể hiện khi ngày càng nhiều công ty đã lập các báo cáo kế toán với những thông tin chi tiết về ảnh hưởng tới môi trường. Kết quả là, từ giữa những năm 1990, báo cáo kế toán về ảnh hưởng mà các tổ chức gây ra cho môi trường trở thành một vấn đề thực tiễn có tính thời sự và ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Sự phát triển của vấn đề thực tiễn này vào đầu và giữa những năm 1990 đã hình thành xu hướng xây dựng báo cáo kế toán toàn cầu, bên cạnh các báo cáo tài chính, v ng, các th c hành và nh ng nh ng c báo cáo. Báo cáo k toán toàn c u là m t lo i báo cáo , ề các chính sách môi trườ ự ữ ả hưởng môi trườ ủa đơn vị ế ầ ộ ạ phát triển bền vững nhằm khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức báo cáo về 224
  3. hoạt động môi trường của họ và nhằm chuẩn hóa và xác định số lượng, chi phí xã hội và quảnkhí lý môi trường và lợi ích thu được từ các hoạt động của các công ty báo cáo cho phù hợp. Một số ví dụ về các biện pháp báo cáo được sử dụng sẽ là kết quả định lượng Tuythải nhiên CO2, hiện làm nay việc tất và cả điều các kiệncơ sở thanh đào tạo toán, cũng minh chưa bạch giảng tài dạychính những và như nội nhau dung này cho sinh viên kế toán. Và tại Việt Nam, cho tới nay cũng chưa có nhiều học giả nghiên cứu một cách đầy đủ và chi tiết về báo cáo kế toán môi trường ở cả góc độ lý thuyết và thực nghiệm. Vì vậy, bài viết này tập trung vào nghiên cứu lý thuyết, với nội dung chủ yếu nghiên cứu những tồn tại của kế toán tài chính truyền thống đối với những nội dung về bảo vệ môi trường dựa vào tham khảo kế toán nước ngoài, các hướng dẫn quốc tế liên quan đến kế toán môi trường để đưa ra hệ thống chỉ tiêu báo cáo nên được áp dụng cho kế toán môi trường ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế. 2. Tồn tại của hệ thống kế toán tài chính truyền thốngliên quan đến các yếu tố môi trường Liên quan đến hệ thống kế toán truyền thống, cho đến nay đã có một hệ thống các giả định, các nguyên tắc mang tính khuôn khổ mà theo đó hệ thống kế toán thực hiện các chức năng của mình. Tuy nhiên, những thay đổi của xã hội về nhu cầu thông tin, về nội dung thông tin đã cho thấy hệ thống kế toán truyền thống có nhiều điểm bất cập. Dưới đây là một số tồn tại của hệ thống kế toán tài chính truyền thống liên quan đến việcghi nhận, đo lường và phản ánh của các tổ chức kinh tế đếncác yếu tố xã hội, môi trường và phát triển bền vững (Deegan C., 2009): Một là, theo khuôn khổ lý thuyết của IASB nhấn mạnh, kế toán tài chính tập trung vào các thông tin cần thiết cho các đối tượng liên quan đến việc ra các quyết định phân bổ các nguồn lực. Nghĩa là, sự tập trung của kế toán hướng vào phục vụ những đối tượng có lợi ích tài chính gắn với đơn vị, và do vậy chỉ có những thông tin tài chính hoặc những thông tin có bản chất kinh tế được cung cấp, theo đó, không có các thông tin về yếu tố xã hội, môi trường và phát triển bền vững. Hai là, thông tin kế toán tài chính tập trung vào tính trọng yếu, nghĩa là nó có xu hướng loại trừ ra khỏi các báo cáo những thông tin về xã hội và môi trường, bởi những dữ liệu này khó có thể lượng hóa được thành tiền.Bên cạnh đó, tính trọng yếu lại là một chủ đề liên quan tới sự đánh giá nghề nghiệp, do vậy mang tính chủ quan. Nhiều tổ chức kế toán nghề nghiệp ở các quốc gia đã phải đặt ra các hướng dẫn về tính trọng yếu, ví dụ số tiền hoặc tỷ lệ % của một chỉ tiêu cụ thể được coi là trọng yếu. Do vậy, các yếu tố môi trường hoặc xã hội, những yếu tố khó có thể lượng hóa, sẽ không được coi là trọng yếu và không được ghi nhận trên hệ thống báo cáo tài chính. Bah là, các t ực thể báo cáo thường chiết khấu các khoản công nợ, đặc biệt là công nợ dài hạn, về giá trị hiện tại. Điều này có xu hướng làm cho các khoản chi tiêu tương lai kém quan trọng vào thời điểm hiện tại (Gray, Owen, and Adam, 1996 trích dẫn từ Deegan C., 2011). Các khoản nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với môi trường, như đã đề cập ở trên, khó có thể lượng hóa thành tiền, hoặc nếu có thì khi chiết khấu về giá trị hiện tại sẽ có giá trị nhỏ làm cho người sử dụng thông tin cho rằng không quan trọng, và do vậy thiếu quan tâm. 225
  4. Bốn là, kế toán tài chính tuân theo giả định thực thể kinh doanh, đòi hỏi tổ chức phải được đối xử như là một thực thể tách biệt khỏi chủ sở hữu, khỏi các tổ chức khác, và khỏi các đối tượng liên quan đến nó. Nếu một nghiệp vụ hoặc một sự kiện mà không ảnh hưởng trực tiếp tới một thực thể, nghiệp vụ hoặc sự kiện đó sẽ bị bỏ qua vì mục tiêu kế toán. Điều này có nghĩa là các hậu quả mà đơn vị báo cáo gây ra (ví dụ cho môi trường sống) sẽ bị bỏ qua, và do vậy các chỉ tiêu kết quả hoạt động, ví dụ khả năng sinh lợi, sẽ không được phản ánh một cách chính xác trên báo cáo của đơn vị. Năm là, gần đây, kế toán tài chính ở một số nước phát triển như châu Âu1đã ghi nhận cách thức xử lý về hạn mức ô nhiễm có thể được trao đổi. Cụ thể, ở các nước phát triển, các doanh nghiệp hoặc tổ chức đã được cấp hạn mức ô nhiễm miễn phí. Một đơn vị khi không sử dụng hết hạn mức của mình thì có thể bán ra ngoài.Kết quả là nhiều doanh nghiệp ở các nước đo đã coi hạn mức được cấp là những tài sản. Thực tế này có ý nghĩa về mặt kinh tế đối với doanh nghiệp, nhưng liệu có thể cho phép một doanh nghiệp ghi nhận hạn mức ô nhiễm là một loại tài sản dưới góc độ xã hội hay không đang được tranh luận. Sáu là, theo k toán truy n th ng, y u t ng” và thu nh ng” mang l i không n m trong m t tài kho n, m t kho n m c riêng r , c th nào c a k toán. Rế t nhi ề ố ế ố chi phí “môi trườ n ánh chungập do trong“môi trưcácờ tài kho n chiạ phí qu ằ ộ ả ộ khôngả ụth phát hiẽ n,ụ khôngể thủ th ế c quyấ môều vàchi tính phí liênch t quanc đến môi trường đang phả ng kho ả ản lý và các nhà quảnn nay,lý kinh trên t ếcác tài khoể n k toánệ ể ấy đượ ấ ủa chi phí môin trường nói chunga ch và từ n bù, chiản chiphí phíkh c môi ph trưc s ờ ngc nói riêng. Ngoài ra, hi ệ tai n n, h ảy hoế i môi chưa ghi nhận các chi phí đángng s kể liênng quan th đi,ế theon môi k trư toánờ gtruy như nchi th phíng schiử phíữ khônga, đề c ghi nh ắn n uụ cácự nguố vàn chi l c phí không dọn bdẹ p,m xử lý trongc các vụ n c ạ ủ ạ p trường sinh thái, môi trườ ống. Đồ ờ ế ề ố không ra kh m này, các n c k toán môi đượ ậ ế ồ ự ị ất đi hoặ dòng tiề ủa doanh nghiệ trường không được ghi nhận. ỏi doanh nghiệp. Xét theo quan điể ội dung thuộ ế Bảy là, kế toán tài chính rất trọng tâm vào khả năng đo lường được. Với một khoản mục được ghi nhận vì mục tiêu báo cáo tài chính thì chúng phải được đo lường với độ chính xác hợp lý. Tuy nhiên, các yếu tố thuộc về môi trường không thể đo lường được một cách tin cậy, do vậy không được ghi nhận trong hệ thống kế toán. Vì v y, hi t nhi p, t ch ng t i m t quy trình s c cung ch v theo tiêu chu ch”, thân thi n v ậ ng ệvàn phùcó r ấh p vềui doanhchi nghic ệphátổ tri ứnc bđangn v hướ ớ thộ c hi n k ản xuất kinh ng,doanh m hoặ ứngp s dị ụ ẩn “xanh, s áạn m u phệ i l ới môi trườ ợ ớ ến lưngợ theo Lu ểt b oề v ững như đểng vàự th cệ hi nế toán môi trườ ỗi doanh nghiệ ản xuất kinh doanh và cả các dự ới đề ả ng. ập báo cáo đánh giá tác động môi trườ ậ ả ệ môi trườ ự ệ 3. Kiến nghị ứng dụng sáng kiến báo cáo toàn cầu- Khuôn khổ lý thuyết cho việc lập đánh giá tác động môi trườ báo cáo môi trường Việc công khai thông tin về sự ảnh hưởng tới môi trường mà các doanh nghiệp gây ra đang lan rộng ra nhiều nước từ đầu những năm 1990. Điều này thể hiện khi ngày càng nhiều công ty đã lập các báo cáo kế toán với những thông tin chi tiết về ảnh hưởng tới môi trường. Kết quả là, từ giữa những năm 1990, báo cáo kế toán về ảnh hưởng mà các tổ chức 1 Mua bán hạn mức ô nhiễm, có hiệu lực từ 01/01/2005. Tải về từ www.europa.eu.int/comm/environment/climate/emission.htm 226
  5. gây ra cho môi trườngtrở thành một vấn đề thực tiễn có tính thời sự và ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Sự phát triển của vấn đề thực tiễn này vào đầu và giữa những năm 1990 đã hình thành xu hướng xây dựng báo cáo kế toán thường niên, bên cạnh các báo cáo tài chính, về các chính sách môi trường, các thực hành và những ảnh hưởng môi trường của đơn vị báo cáo (Deegan C., 2009). Nhiều thuật ngữ kế toán được sử dụng như Báo cáo xã hội và môi trường; Báo cáo khả năng phát triển bền vững, Báo cáo ba vấn đề cốt yếu (triple bottom line reporting). Báo cáo ba vấn đề cốt yếu được Elkington (1997) (trích dẫn từ Deegan C., 2009) định nghĩa là báo cáo cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế, hoạt động môi trường và xã hội của một tổ chức. Báo cáo ba vấn đề cốt yếu này cung cấp thông tin cho phép người đọc báo cáo đánh giá được tính bền vững mà một tổ chức hoặc các hoạt động cộng đồng đang được thực hiện. Theo quan điểm này, để một tổ chức hoặc một cộng đồng phát triển bền vững trong dài hạn thì nó phải được đảm bảo về mặt tài chính (như khả năng sinh lợi), nó phải tối thiểu hóa (lý tưởng là loại bỏ hoàn toàn) ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường; và nó phải hành động tuân theo sự kỳ vọng xã hội (Deegan C., 2009). Trong một nỗ lực chuẩn hóa các nội dung báo cáo kế toán với những yếu tố môi trường một vài tổ chức quốc tế đã thực hiện xây dựng hệ thống các hướng dẫn biểu mẫu và nội dung báo cáo tài chính về những nội dung này. Ở cấp độ quốc tế, một nguồn hướng dẫn đang nổi trội và được chấp nhận rộng rãi chính là các hệ thống chỉ dẫn lập báo cáo phát triển bền vững thuộc sáng kiến báo cáo kế toán toàn cầu (Global Reporting Initiative’s Sustainability Reporting Guidelines), thường được viết tắt là các hướng dẫn GRI. Các chỉ số hoạt động phát triển bền vững được sắp xếp thành ba nhóm:(1) Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh tế;(2) nhóm chỉ tiêu hoạt động môi trường; và (3)nhóm chỉ tiêu hoạt động xã hội.Việt Nam hay một quốc gia khi xây dựng hệ thống kế toán cần dựa vào hệ thống chỉ tiêu này để xây dựng, thiết kế, phát triển hệ thống kế toán để có thể cung cấp dữ liệu đầy đủ cho hệ thống các chỉ tiêu báo cáo này. Nội dung các chỉ tiêu được trình bày cụ thể theo các mục dưới đây (GRI, 2011). 3.1. Hoạt động kinh tế trong phát triển bền vững Về mặt kinh tế, phát triển bền vững đề cập đến mức độ phát triển kinh tế của tổ chức theo các cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế. Bảng 1. Các chỉ tiêu phản ánh các mặt của hoạt động kinh tế Các chỉ tiêu về hoạt động kinh tế Bốn chỉ tiêu cốt lõi phản ánh giá trị kinh tế được tạo ra và phân bổ; ảnh (Economic Performance) hưởng và rủi ro tài chính từ thay đổi khí hậu; các khoản nghĩa vụ của tổ chức như lương hưu; và các khoản ngân sách nhà nước trợ cấp. Các chỉ tiêu chiếm lĩnh thị Các chỉ tiêu cốt lõi phản ánh mức lương nhân viên của đơn vị trong trường(Market Presence) tương quan với mức lương tại địa phương hoạt động; các chính sách, và phần chi tiêu tính tương quan với các nhà cung cấp tại địa phương; quy trình thuê tuyển nhân công địa phương và tỷ lệ quản lý cao cấp được thuê từ địa bàn đơn vị hoạt động. Các chỉ tiêu ảnh hưởng kinh tế Một chỉ tiêu cốt lõi và một chỉ tiêu bổ sung, phản ánh sự phát triển, đầu gián tiếp (Indirect Economic tư vào dịch vụ hạ tầng; hiểu biết và mô tả những ảnh hưởng kinh tế gián Impacts) tiếp. 227
  6. 3.2. Hoạt động môi trường Nhóm chỉ tiêu phát triển môi trường bền vững đề cập đến ảnh hưởng của tổ chức lên hệ thống tự nhiên, bao gồm hệ sinh thái, đất đai và nước. Cấu trúc của nhóm chỉ tiêu môi trường bao gồm đầu vào (nguyên vật liệu, năng lượng, nước) và đầu ra (khí thải, điện năng, chất thải) liên quan đến quá trình hoạt động. Bảng 2. Các chỉ tiêu phản ánh các mặt thuộc hoạt động môi trường Nguyên vật liệu Hai chỉ tiêu cơ bản bao gồm lượng vật liệu đã sử dụng và tỷ lệ % vật liệu từ sản phẩm tái chế. Năng lượng Các chỉ tiêu phản ánh năng lượng tiêu hao trực tiếp từ nguồn năng lượng nguyên thủy; năng lượng tiêu hao gián tiếp từ nguồn năng lượng nguyên thủy; năng lượng tiết kiệm do bảo quản và tăng hiệu quả; các sáng kiến giảm tiêu hao năng lượng gián tiếp. Nước Các chỉ tiêu phản ánh lượng nước lấy từ nguồn; sự ảnh hưởng của nguồn nước khi bị lấy; tỷ lệ % nước được tái sử dụng. Đa dạng sinh học Các chỉ tiêu phản ánh vị trí và kích thước đất đai sở hữu, đi thuê, đang quản lý; các ảnh hưởng do các hoạt động, các sản phẩm, và dịch vụ lên sự đa dạng sinh học; môi trường sống đang được bảo vệ hoặc bảo tồn; các chiến lược hoặc hoạt động hiện tại, tương lai được thực hiện để kiểm soát các ảnh hưởng lên đa dạng sinh học Khí thải, phán tán, Các chỉ tiêu phản ánh: Lượng khí thải trực tiếp ra môi trường; tổng lượng khí thải gián chất thải tiếp ra môi trường; sáng kiến giảm khí thải ra môi trượng; lượng khí thải ảnh hưởng trực tiếp tới tầng ô zôn; các hợp chất khí NO, CO. Sản phẩm và dịch vụ Các chỉ tiêu phản ánh: Sáng kiến gắn kèm với sản phẩm để giảm ảnh hưởng tới môi trường; % sản phẩm đã bán và vật liệu đóng gói được sử dụng lại. Sự tuân thủ Các chỉ tiêu phản ánh số tiền bị phạt và các khoản phạt khác không phải bằng tiền do không tuân thủ quy định/luật pháp về môi trường. Giao thông Chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng môi trường của sản phẩm vận chuyển và những vật liệu sử dụng cho hoạt động vận chuyển nhân công. Các chỉ tiêu chung Chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền chi tiêu cho hoạt động bảo vệ môi trường theo từng loại. 3.3. Hoạt động xã hội Phần chỉ tiêu đánh giá phát triển xã hội bền vững đề cập đến sự ảnh hưởng của đơn vị lên các hệ thống xã hội tạinơi mà tổ chức đó hoạt động. Các chỉ tiêu này liên quan đến thực hành của nhân công, nhân quyền và những vấn đề lớn hơn ảnh hưởng tới người tiêu dùng, cộng đồng và các đối tượng khác trong xã hội. Các chỉ tiêu hoạt động xã hội được phản ánh trong Bảng 3. 228
  7. Bảng 3. Các chỉ tiêu phản ánh các mặt thuộc hoạt động xã hội Hoạt động xã hội: các chỉ tiêu hoạt động của nhân công Tuyển dụng Các chỉ tiêu phản ánh tổng số lượng lao động theo từng loại, hợp đồng lao động, tỷ lệ công nhân mới tuyển dụng, các chính sách đãi ngộ, tỷ lệ bỏ việc. Mối quan hệ nhân công và Các chỉ tiêu phản ánhtỷ lệ nhân công làm việc theo diện ký thỏa thuận hợp tác, quản lý thời gian thông báo thay đổi hoạt động tối thiểu. Sức khỏe và an toàn nghề Các chỉ tiêu phản ánhtỷ lệ % đại diện tổng số lực lượng lao động tham gia vào nghiệp ủy ban sức khỏe và an toàn lao động, tỷ lệ bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp, tỷ lệ vắng mặt, bỏ việc, tính theo vùng và theo giới tính, các chương trình đào tạo liên quan tại nơi làm việc, các chủ đề về sức khỏe và an toàn lao động thỏa thuận giữa chủ lao động và nhân công. Giáo dục và đào tạo Các chỉ tiêu phản ánh số giờ đào tạo hàng năm cho từng nhân viên, từng loại công việc; các chương trình quản lý kỹ năng; tỷ lệ nhân viên nhận được nhận xét, đánh giá phát triển hàng năm. Đa dạng và cơ hội Chỉ tiêu này phản ánh sự đa dạng hóa trong lực lượng lao động theo trình độ, theo giới tính trong đội ngũ quản lý. Qua đó cũng phản ánh mức độ công bằng trong đơn vị. Hoạt động xã hội: Các chỉ tiêu hoạt động liên quan đến quyền con người Thực tiễn đầu tư và thu Các chỉ tiêu phản ánh: (1) tỷ lệ % các thỏa thuận, hợp đồng đầu tư có bao gồm hồi điều khoản quyền con người; (2) bao nhiêu đối tác có quan tâm tới quyền con người; (3) số giờ đào tạo nhân viên về quyền con người. Không phân biệt chủng Chỉ tiêu phản ánh số vụ phân biệt chủng tộc và số lần xử lý. tộc Tự do hiệp hội và thỏa Chỉ tiêu phản ánh quyền tham gia các hiệp hội, các tổ chức và quyền thỏa thuận hợp tác thuận hợp tác. Lao động trẻ em Chỉ tiêu phản ánh các hoạt động có sử dụng lao động trẻ em. Tỷ lệ rủi ro liên quan đến lao động trẻ em. Lao động cưỡng ép Chỉ tiêu phản ánh các hoạt động có sử dụng lao động ép buộc theo ý muốn chủ quan của người quản lý. Thực tiễn an ninh Chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ % nhân viên an ninh được đào tạo những chính sách hoặc những quy trình liên quan đến quyền con người trong quá trình hoạt động. Các quyền liên quan đến Chỉ tiêu phản ánh số vụ bạo lực, hành hung có liên quan đến tính địa phương tính địa phương của người lao động, số vụ được xử lý. Hoạt động xã hội: Các chỉ tiêu hoạt động xã hội Cộng đồng địa phương Các chỉ tiêu diễn tảtỷ lệ % các hoạt động có cam kết với cộng đồng địa phương, có đánh giá hoạt động, và có chương trình phát triển; các hoạt động có thể có ảnh hưởng xấu tới cộng đồng; các cách thức ngăn chặn những ảnh 229
  8. hưởng xấu tới cộng đồng địa phương. Tham nhũng Các chỉ tiêu phản ánh: (1) Tỷ lệ % và tổng số các đơn vị kinh doanh được phân tích, đánh giá rủi ro liên quan đến tham nhũng; (2) tỷ lệ % nhân viên được đào tạo chính sách chống tham nhũng; và (3) các hành động cần thực hiện để chống tham nhũng. Chính sách công cộng Các chỉ tiêuphản ánh việc triển khai và áp dụng chính sách công trong toàn đơn vị. Một chỉ tiêu bổ sung phản ánh số tiền và những khoản đóng góp cho các đảng phái chính trị, các chính trị gia, và các tổ chức xã hội khác. Hành vi chống cạnh tranh Chỉ tiêu phản ánh các hành động mang tính luật pháp chống cạnh tranh không lành mạnh, chống độc quyền và cách giải quyết các hậu quả. Tuân thủ Chỉ tiêu cốt lõi phản ánh số tiền phạt và số lần bị phạt không phải bằng tiền do không tuân thủ luật và chính sách. Hoạt động xã hội: Chỉ tiêu hoạt động mang tính trách nhiệm sản phẩm Sức khỏe và an toàn khách Chỉ tiêu phản ánh việc đánh giá ảnh hưởng sức khỏe và an toàn của sản phẩm hàng đối với người tiêu dùng, phương hướng hoàn thiện. Nhãn sản phẩm và dich vụ Loại thông tin về sản phẩm và dịch vụ yêu cầu cung cấp, số vụ vi phạm, sự hài lòng của khách hàng. Kết nối marketing Các chỉ tiêu phản ánh sự tuân thủ luật, chuẩn mực liên quan đến các chương trình marketing. Riêng tư của khách hàng Phản ánh số lần khách hàng phàn nàn vi phạm riêng tư, mất thông tin của khách hàng. Tuân thủ Một chỉ tiêu cốt lõi phản ánh số tiền phạt và số lần bị phạt không phải bằng tiền do không tuân thủ luật và chính sách liên quan đến sản phẩm và dịch vụ. 3.4 Xây dựng báo cáo kế toán môi trường áp dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam Báo cáo kế toán môi trường rất quan trọng đối với những doanh nghiệp thực sự quantâmđếnvấnđềkiểmsoátchiphímôitrườngvàtăngcườnghiệuquảcôngtác bảo vệ môi trường. Trên cơ sở thông tin được tập hợp trên tài khoản Chi phí môi trường,kếtoáncóthểtổnghợp,thiếtlậpBáocáokếtoánmôitrườnggồmcácnội dung cơ bản như sau: Báo cáo kế toán môi trường Phần1:Tổngquanvềdoanhnghiệp.Phầnnàybáocáothườngtrìnhbàycácnội dung như: -Giới thiệu những thông tin chung của doanh nghiệp -Các cam kết về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với môi trường -Các chính sách của doanh nghiệp đối với môi trường -Hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp -Giới thiệu nội dung, phạm vi, mục đích của báo cáo, 230
  9. Phần 2: Tổng hợp thông tin chi phí, lợi ích môi trường của doanh nghiệp Tổng hợp thông tin chi phí, lợi ích môi trường dưới hình thức tiền tệ Nội dung chi phí Kỳ này Kỳ trước Chênh lệch 1. Chi phí môi trường trực tiếp 1.1. Chi phí tiền lương 1.2. Chi phí khấu hao thiết bị xử lý 1.3. Chi phí bảo dưỡng thiết bị 1.4. Thuế, lệ phí 1.5. Tiền phạt, thiệt hại 2. Chi phí môi trườ ng gián tiếp 2.1.Chi phí quản lý môi trường 2.2.Chi phí nghiên cứu phát triển 2 3 Chiphíchocáchoạtđộngxãhộivềmôi trường 231
  10. Tổng hợp thông tin chi phí môi trường dưới hình thức phi tiền tệ Kỳ Loại hoạt động Chỉ tiêu Kỳ này Chênh lệch trước - Tổng khối lượng năng lượng đầu vào (J) - Khối lượng năng lượng đầu vào theo từng loại (J) Nguồn lực đầu vào - Khối lượng vật tư luân cho hoạt động sản chuyển (t) xuất kinh doanh - Khối lượng nước sử dụng - Khối lượng năng lượng sử dụng có tác động đến môi trường Đầu ra của hoạt động - Khối lượng nguyên vật liệu sản xuất kinh doanh sử dụng có tác động đến môi liên quan đến khối trường lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành - Khối lượng bao bì luân chuyển thu hồi được . - Khối lượng khí thải độc hại Đầu ra của hoạt động - Tổng lượng rác thải - sản xuất kinh doanh Tổng lượng nước thải liên quan đến rác thải Chất lượng nước thải và xảthải Khối lượng sản phẩm/ nguyên vật liệu đã vận chuyển Các hoạt động khác Diện tích xả thải Tiếng ồn Độ rung
  11. Phần 3: Tổng hợp thông tin lợi ích môi trường Nội dung Khối lượng Số tiền 1. Doanh thu/ Thu nhập - Doanh thu từ bán phế liệu của quá trình sản xuất - Doanh thu từ bán sản phẩm sử dụng vật liệu tái chế - Thu từ các nhà tài trợ 2. Chi phí tiết kiệm - Chi phí năng lượng tiết kiệm - Chi phí xả thải tiết kiệm 4. Kết luận Hiện nay các vấn đề về bảo vệ môi trường đang trở thành mối quan tâm của không chỉ từng cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Kế toán truyền thống bởi những giả định và nguyên tắc hiện có đã không thể ghi nhận một cách đầy đủ và chính xác những nội dung hoặc những yếu tố thuộc về môi trường. Đây là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của kế toán môi trường hiện nay. Kế toán môi trường rất quan trọng đối với các ngành như dệt may, thủy sản , nơi mà các sản phẩm xuất khẩu cần đạt các tiêu chuẩn khắt khe trong qui trình sản xuất, không chỉ vấn đề chất lượng sản phẩm mà còn bao gồm bảo đảm các yếu tố môi trường và xã hội. Bài viết này trước hết phân tích những tồn tại của hệ thống kế toán truyền thống liên quan đến những nội dung nhận biết, đo lường, ghi chép, trình bày các đối tượng mới về môi trường. Sau đó, dựa vào hệ thống chỉ dẫn lập báo cáo phát triển bền vững thuộc sáng kiến báo cáo kế toán toàn cầu (Global Reporting Initiative’s Sustainability Reporting Guidelines- GRI), bài viếtđề xuất hệ thống các chỉ tiêu, bên cạnh các báo cáo tài chính hiện có, mà các tổ chức kinh tế cần thiết phải trình bày bao gồm: (1) nhóm chỉ tiêu thuộc về hoạt động kinh tế; (2) nhóm chỉ tiêu thuộc về hoạt động môi trường; (3) nhóm chỉ tiêu thuộc về hoạt động xã hội (bao gồm nhân công, nhân quyền, an toàn lao động, trách nhiệm sản phẩm ). Từ đó tác giả đã xây dựng mẫu báo cáo kế toán môi trường trong doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế 233
  12. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Bộ Tài chính, (2014), Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. 2. Chỉ dẫn lập báo phát triển bền vững thuộc sáng kiến báo cáo kế toán toàn cầu (Global Reporting Initiative’s Sustainability Reporting Guidelines-GRI), 2011. Tải về ngày 31/1/2015 từ trang: protocol.pdf 3. Deegan Craig, (2009), Financial Accounting Theory, McGraw Hill, 3edition. 4. Gray, R., Owen &C. Adams (1996), Accounting and Accountability: Changes and Challenges in Corporate Social and Environmental Reporting, London: Printice Hall. 5. Hà T.T. Nga, (2014), Kế toán môi trường đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tải về ngày 20/1/2015 từ trang: 6. Hoàng Thị Bích Ngọc, (2014), Kế toán quản trị môi trường tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, tải về ngày 20/1/2015 từ trang: Nhat-Ban- va-bai-hoc-kinh-nghiem-cho-Viet-Nam.aspx 7. Phạm Đức Hiếu (2012), Giáo trình kế toán môi trường trong doanh nghiệp, NXB Giáo dục. 234