Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, năm 2013

pdf 7 trang Gia Huy 2560
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ve_kien_thuc_thai_do_thuc_hanh_suc_khoe_sinh_san.pdf

Nội dung text: Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, năm 2013

  1. NGHIÊN CỨU VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH, NĂM 2013 BSCKI. Nguyễn Huy Bổng Trung tâm Truyền thông GDSK Quảng Bình Tóm tắt nghiên cứu Nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên (SKSSVTN) của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình tiến hành từ tháng 2 - 6 năm 2013 trên 806 em học sinh của 4 trường trung học phổ thông tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Kết quả tỷ lệ học sinh đạt kiến thức, thái độ và thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên đạt lần lượt là: 57,1%; 71,6% và 14,5%. Thông tin học sinh muốn tìm hiểu về SKSSVTN chủ yếu là tâm sinh lý (71,7%). Nguồn cung cấp thông tin cho đối tượng học sinh thông dụng nhất là: qua sách báo/tạp chí (66,1%); qua truyền thông trực tiếp hoặc qua thầy cô giáo còn thấp (30,1% và 10,7%). Tuổi, khối lớp, môi trường sống, học vấn của bố, mẹ, kinh tế gia đình, được nghe nói chuyện chuyên đề liên quan đến kiến thức về SKSSVTN. Tuổi, khối lớp, môi trường sống liên quan đến thái độ của học sinh về SKSSVTN. Tuổi, học vấn, kinh tế gia đình liên quan đến thực hành chăm sóc SKSSVN của học sinh. 1. Đặt vấn đề Vị thành niên (VTN) có đặc điểm tâm sinh lý đặc thù: thích thử nghiệm, thích khám phá, năng động, sáng tạo và cần được sống trong môi trường lành mạnh, tránh căng thẳng. Mặt khác, họ đang đứng trước sự đe dọa và thách thức nhiều mặt: đó là bệnh tật, tổn thương về thể trạng và tinh thần, thiếu hiểu biết về thông tin giới tính, an toàn tình dục, kế hoạch hóa gia đình Trong những năm qua, VTN được sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Chúng ta đã chứng kiến nhiều hoạt động xã hội tác động đến lứa tuổi này. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) sinh sản cho VTN tuy đã có nhiều cố gắng nhưng tổ chức chưa tốt, hoặc không liên tục. TTGDSK sinh sản cho VTN của tỉnh Quảng Bình nói chung và thành phố Đồng Hới nói riêng là công việc hết sức cấp bách và cần thiết, cần có sự tham gia của cộng đồng, trong đó ngành y tế đóng vai trò quan trọng. Từ những lí do đã nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình năm 2013”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình . 143
  2. 2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: từ tháng 2- 6/2013 - Địa điểm: Trường THPT Đào Duy từ; Trường THPT chuyên Quảng Bình; Trường THPT Phan Đình phùng; Trường THPT Đồng Hới 3.3. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh 4 Trường THPT tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 3.4. Chọn mẫu Sử dụng công thức tính cỡ mẫu P(1- P) 2 n = Z (1- α/2) C2 Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu hợp lý cần thiết Z : Mức tin cậy mong muốn là 95%, thì Z = 1,96 : Xác suất sai lầm I = 0,05 (sai số 5%) C: Sai số cho phép (c = 0,05) P: Tỷ lệ hiểu biết đầy đủ về SKSSVTN của học sinh THPT (p= 0,5) Tính được n = 384. Chúng tôi nhân đôi cỡ mẫu để có tính chính xác, được 768 học sinh, đồng thời để tránh thiếu mẫu nghiên cứu chúng tôi thêm 10% so với cỡ mẫu tính được. Vậy cỡ mẫu nghiên cứu là: n = 806 học sinh. 3.5. Xử lý và phân tích số liệu Số liệu nhập vào phần mềm Excel, phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0 4. Kết quả 4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành về SKSSVTN của học sinh THPT Kiến thức của học sinh về SKSSVTN 71% học sinh có kiến thức đúng về lứa tuổi vị thành niên. 74,9% học sinh biết dấu hiệu tuổi dậy thì của bạn gái và 72,3% biết dấu hiệu dậy thì của bạn trai. 47,4% học sinh có hiểu biết đạt về nội dung SKSSVTN. 144
  3. Tỷ lệ học sinh kể được tên các BLTQDTD ở mức đạt là 28,5%. Tỷ lệ học sinh biết các dấu hiệu BLTQDTD ở mức đạt là 29,7%. Tỷ lệ học sinh biết cách phòng tránh BLTQĐTD ở mức đạt là 50,7%. Tỷ lệ học sinh biết xử trí khi bị BLTQĐTD ở mức đạt có tỷ lệ 1,6%. Tỷ lệ học sinh có kiến thức đạt về kiến thức “bạn gái có thể có thai khi quan hệ lần đầu” là 60,3%. Tỷ lệ học sinh có kiến thức đạt về nơi cung cấp các BPTT là 31,9%. Tỷ lệ học sinh có kiến thức đạt về sử dụng các BPTT là 61%. Học sinh có kiến thức về SKSSVTN đạt là (57,1%), không đạt là 57,1%. Thái độ của học sinh về SKSSVTN Thái độ học sinh đồng ý nói chuyện/giáo dục giới tính, tình yêu, tình dục với bố mẹ, người thân, bạn bè chiếm tỷ lệ khá cao 88,7%. Có 27,5% học sinh cảm nhận dễ dàng khi trao đổi với bố, mẹ về SKSS, tình yêu, tình dục, còn 72,5% cảm thấy không dễ trao đổi về vấn đề này. Thái độ học sinh không đồng ý quan hệ tình dục ở lứa tuổi vị thành niên chiếm tỷ lệ khá cao (70,2%). Thái độ học sinh cho là rất cần thiết đưa giáo dục SKSSVTN vào chương trình học chiếm tỷ lệ cao (88%), có 12% cho là không cần đưa nội dung này vào chương trình học. 100% 80% 93,1% 60% 40% 50,8% 46,4% 20% 0% Để hiểu biết Tránh mang thai Phòng tránh bệnh ngoài ý muốn tật Biểu đồ 1: Lý do cần đưa giáo dục SKSS, tình yêu, tình dục vào trường học Việc đưa giáo dục SKSSVTN vào trường học, có 93,1% học sinh cho là để hiểu biết, 50,8% cho là để tránh thai ngoài ý muốn, 4,6% cho là để tránh bệnh tật và có 6,1% không biết đưa nội dung này vào để làm gì. Thực hành của học sinh về SKSSVTN - Tỷ lệ học sinh trao đổi thông tin với bố, mẹ, người thân về biểu hiện của tuổi dậy thì là 25,1%, còn 74,9% học sinh không thực hiện việc này. - Có 17,7% học sinh trao đổi với bố mẹ hoặc người thân về lần kinh nguyệt hoặc xuất tinh lần đầu tiên, 82,3% không thực hiện việc này. 145
  4. - Trao đổi thông tin về QHTD và mang thai có 39,7% học sinh thực hiện, còn 60,3% không thực hiện. - 12,6% học sinh trao đổi thông tin về BLTQDTD hoặc HIV, 87,4% không thực hiện việc này. - Học sinh có trao đổi với bố, mẹ, người thân về BPTT chiếm tỷ lệ rất thấp 1,5%, có 98,5% không thực hiện việc này. 4.2. Tiếp cận thông tin SKSS của học sinh Tỷ lệ học sinh được tập huấn/nói chuyện chuyên đề về SKSS, tình yêu, tình dục là 36,5%, tỷ lệ chưa được tập huấn/nói chuyện chuyên đề là 63,5%. Bảng 1: Học sinh đến cơ sở dịch vụ tư vấn SKSS để được tư vấn Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Trạm y tế 329 63,0 Bệnh viện thành phố 47 9,0 Trung tâm YTDP thành phố 30 5,7 Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình 14 2,7 Khoa sản bệnh viện Việt Nam Cu Ba 9 1,7 Trung tâm chăm sóc SKSS 37 7,1 Trung tâm truyền thông GDSK 35 6,7 Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình 2 0,4 Cơ sở y tế tư 19 3,6 Tỷ lệ học sinh tìm kiếm dịch vụ tư vấn về SKSS ở trạm y tế cao nhất (63,0%). Ngoài ra, học sinh còn tìm kiếm dịch vụ này ở khoa sản bệnh viện thành phố (9,0%); Trung tâm CSSKSS (7,1%); Trung tâm YTDP Thành phố (5,7%), Trung tâm TT-GDSK (4,3%), cơ sở y tế tư (3,6%); Trung tâm DS-KHHGĐ (2,7%); Chi cục DS - KHHGĐ (0,4%). Bảng 2: Các vấn đề về SKSS mà học sinh muốn tìm hiểu Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tâm sinh lý 578 71,7 Vệ sinh kinh nguyệt 278 34,5 Quan hệ tình dục 330 40,9 Dấu hiệu có thai 234 29,0 Biện pháp tránh thai 236 29,3 Bệnh phụ khoa 224 27,8 Bệnh lây truyền qua đường tình dục 285 35,4 Khác hoặc không trả lời 42 5,2 146
  5. Tỷ lệ học sinh muốn tìm hiểu về tâm sinh lý cao nhất 71,7%, tỷ lệ muốn tìm hiểu về dấu hiệu có thai thấp nhất là 29%. Phương pháp tổ chức dạy riêng nhóm nam và nhóm nữ được 35,7% đối tượng lựa chọn, phương pháp dạy trong lớp học được 24,2% lựa chọn, việc tổ chức hội thi được 15,1% lựa chọn và xem phim, sách, báo được 7,2% lựa chọn. 9,4% 18,1% Cán bộ y tế/dân số 10,4% Sách, báo, phát thanh, truyền hình Bố, mẹ, anh, chị Thầy cô giáo 30,4% 31,7% Khác Biểu đồ 2: Nguồn cung cấp thông tin về SKSS cho học sinh Có 31,7% đối tượng được cung cấp thông tin qua truyền thông gián tiếp, tỷ lệ tiếp nhận thông tin qua người thân như bố, mẹ, anh chị, bạn bè là (30,4%), qua cán bộ y tế, cộng tác viên dân số là 18,1%, qua thầy cô giáo là 10,4%. 4.2. Các yếu tố có liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về SKSSVTN Các yếu tố liên quan đến kiến thức SKSSVTN của học sinh Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa kiến thức về SKSSVTN với các yếu tố tuổi, học lực, môi trường sống, kinh tế gia đình, học vấn của bố, học vấn của mẹ được nghe nói chuyện chuyên đề về SKSSVTN. Các yếu tố liên quan đến thái độ học sinh về SKSSVTN Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa thái độ về SKSSVTN với các yếu tố tuổi, khối lớp, môi trường sống. Các yếu tố liên quan đến thực hành của học sinh về SKSS – VTN Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa thực hành về SKSSVTN với các yếu tố tuổi, khối lớp, kinh tế gia đình. 5. Kết luận 5.1. Kiến thức, thái độ, thực hành về SKSSVTN của đối tượng nghiên cứu Kiến thức - 71,0% học sinh biết về độ tuổi VTN; 74,9% biết dấu hiệu dậy thì ở nữ; 72,3% biết dấu hiệu dậy thì ở nam, 47,4% biết nội dung SKSS ở mức đạt; 50,7% biết cách phòng tránh BLTQĐTD; 60,3% biết bạn gái có thể có thai khi quan hệ tình dục lần đầu; 61% biết các BPTT. 147
  6. - (28,5%) biết tên các BLTQĐTD, (29,7%) biết các dấu hiệu BLTQĐTD; 31,9% biết địa điểm/nơi cung cấp BPTT, 1,6% biết điểm đến khám, tư vấn khi bị BLTQĐTD. Thái độ - 88,7% đồng ý nói chuyện giáo dục giới tính, tình yêu, tình dục với bố, mẹ, người thân, bạn bè; 70,2% không đồng ý quan hệ tình dục ở lứa tuổi vị thành niên; 27,5% cảm thấy dễ dàng trao đổi với bố, mẹ về giới tính, tình dục, SKSS. Thực hành - Có 25,1% học sinh có trao đổi với bố, mẹ, người thân về biểu hiện tuổi dậy thì; 17,7% trao đổi với bố, mẹ, người thân khi có kinh nguyệt, xuất tinh lần đầu; 39,7% trao đổi với người thân về vấn đề QHTD, vấn đề mang thai; trao đổi với bố, mẹ hoặc người thân về BPTT đạt tỷ lệ rất thấp 1,5%. 5.2. Tiếp cận thông tin SKSSVTN của học sinh - Học sinh nghe nói chuyện chuyên đề về SKSSVTN đạt 36,5%, đến trạm y tế để được tư vấn đạt 40,8%; đến trung tâm CSSKSS đạt 4,6%, trung tâm TT-GDSK đạt 4,3%, Khoa sản trung tâm YTDP thành phố (3,7%); trung tâm DS-KHHGĐ (1,7%); Chi cục dân số -KHHGĐ (0,2%). - Các hình thức tổ chức giáo dục về SKSSVTN như dạy nhóm nam, nữ riêng là 35,7%. Nguồn cung cấp thông tin về SKSS VTN cho học sinh qua truyền thông gián tiếp là 31,7%, qua cán bộ y tế, dân số là 18,1%, qua thầy cô giáo chiếm tỷ lệ thấp (10,4%). 5.3. Các yếu tố liến quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về SKSSVTN học sinh Các yếu tố có liên quan đến kiến thức về SKSSVTN - Tuổi, học lực, kinh tế gia đình, môi trường sống, nói chuyện chuyên đề, học vấn của bố, mẹ học sinh có liên quan đến kiến thức của học sinh có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các yếu tố có liên quan đến thái độ của học sinh về SKSSVTN - Tuổi, khối lớp, môi trường sống liên quan đến thái độ của học sinh về SKSSVTN có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Các yếu tố có liên quan đến thực hành của học sinh về SKSSVTN - Tuổi, khối lớp, kinh tế gia đình liên quan đến thực hành của học sinh về SKSSVTN có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 6. Kiến nghị - Tăng cường hình thức truyền thông trực tiếp về SKSS cho đối tượng học sinh THPT thông: thảo luận nhóm, tập huấn/nói chuyện chuyên đề về SKSS; nâng cao chất lượng dịch vụ, truyền thông/tư vấn về chăm sóc SKSS VTN cho các phòng truyền thông/tư vấn tại địa bàn nghiên cứu. 148
  7. - Đẩy mạnh hoạt động truyền thông gián tiếp về SKSS thông qua sách, báo, tạp chí, bản tin sức khỏe, tăng cường đăng tải các tin, bài phóng sự hướng dẫn, thông báo địa điểm tin cậy về truyền thông, tư vấn, khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh có liên quan đến SKSS cho học sinh trung học phổ thông. - Phối hợp truyền thông lồng ghép, xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa các cơ sở y tế, gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt là tăng cường trao đổi chia sẽ thông tin về SKSS giữa thầy, cô giáo, cha, mẹ, người thân với các em học sinh nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về chăm sóc SKSS cho học sinh trung học phổ thông. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Đức Bạch (2011), Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Nam, Trường Đại học Y - Dược Huế, tr.78 - 80. 2. Khương Văn Duy, Nguyễn Thị Thúy Hiền (2005), Thực trạng hành vi tình dục của đối tượng học sinh trung học phổ thông ở Hải Phòng, tr. 52 - 56. 3. Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng, Trương Trọng Hoàng (2008), Kiến thức - thái độ và nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh trường trung học phổ thông Ngô Tất Tố, quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí Minh, tr. 4 - 7. 4. Nguyễn Tuấn Kiệt (2009), Nghiên cứu hiểu biết, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh Trung học phổ thông huyện, Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, Trường Đại học Y - Dược Huế, tr. 24 - 43. 5. Diệp Từ Mỹ, Nguyễn Văn Lợi (2004), Kiến thức, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản của học sinh phổ thông Trung học thành phố Hồ Chí Minh, tr. 69 - 71. 6. Hoàng Thị Tâm (2003), Nghiên cứu thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản của học sinh Trung học phổ thông ở thành phố Huế, Luận văn thạc sỹ Y học, chuyên ngành y học cộng đồng, trường Đại học Y - Dược Huế 29 - 68. 7. Đoàn Kim Thắng, Nguyễn Thị Văn, Phan Quốc Thắng (2009), Nhu cầu giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản của học sinh Trung học phổ thông, Nghiên cứu trường hợp tại 4 trường nội thành Hà Nội, Xã hội học số 4, tr. 62 8. Lê Bá Tưởng (2010), Nghiên cứu hiểu biết, thái độ, thực hành về sức khoẻ sinh sản của học sinh trung học phổ thông huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế - Đại học Y - Dược Huế. Tr 31 - 45. 9. Nguyễn Văn Tường (2007), Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản ở học sinh trung học phổ thông huyện Đại từ tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban dân số, gia đình tỉnh Thái nguyên. Tạp chí thông tin Y - Dược, tr. 17 - 19. 149