Nguồn vốn FDI và việc làm ở tỉnh Đồng Nai

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 2320
Bạn đang xem tài liệu "Nguồn vốn FDI và việc làm ở tỉnh Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnguon_von_fdi_va_viec_lam_o_tinh_dong_nai.pdf

Nội dung text: Nguồn vốn FDI và việc làm ở tỉnh Đồng Nai

  1. NGUỒN VỐN FDI VÀ VIỆC LÀM Ở TỈNH ĐỒNG NAI TS. Lê Quang Cần Ban Tuyên giáo tỉnh Đồng Nai Tóm tắt Đồng Nai là một trong bốn trụ cột của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu) với sự thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng hàng năm và góp phần giải quyết khoảng 1,2 triệu việc làm đối với người dân trên phạm vi cả nước. Năm 2018, tỉnh Đồng Nai đã chủ động xây dựng cơ chế chính sách, xúc tiến thương mại, thu hút 43 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tư với tổng số 1.671 dự án, trong đó có 1.219 dự ổng vốn đầu tư 23.421,82 triệu USD, vốn thực hiện 18.215,99 triệ viết khái quát nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và giải quyết việc làm ở tỉnh Đồng Nai. Từ khóa: Nguồn vốn FDI, việc làm, Đồng Nai Nội dung I. KHÁI QUÁT ĐẦU TƢ FDI TẠI ĐỒNG NAI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh. Tổ chức Thương mại thế giới đưa ra định nghĩa về FDI như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”6. Luật Đầu tư số 03/2016/QH14 ngày 22/11/2016 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 quy định tại điều 3 về Nhà đầu tư nước ngoài (FDI) là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Theo Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) Đồng Nai, năm 2018 tỉnh có 32 KCN của 43 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tư với tổng số 1.671 dự án, trong đó có 1.219 dự i tổng vốn đầu tư 23.421,82 triệu USD; vốn thực hiện 6 B0%E1%BB%9Bc_ngo%C3%A0i (truy cập ngày 30/11/2018) 110
  2. 18.215,99 triệ Từ đầu năm đến ngày 14/11/2018, các KCN Đồng Nai đã thu hút thêm 1.620,32 triệu USD và 3.120,702 tỷ đồng với 113 dự án đầu tư mới (trong đó có 100 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 828,57 triệu USD và 13 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 2.603,922 tỷ đồng; 88 dự án FDI thực hiện điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn tăng 792,11triệu USD, 02 dự án giảm vốn với số vốn là 363,3 nghìn USD và 02 dự án đầu tư trong nước tăng 516,78 tỷ đồng). Như vậy, kết quả thu hút đầu tư trong năm (cấp mới, tăng, giảm vốn) 1.620,32 triệu USD, đạt 162% kế hoạch năm 2018 (01 tỷ USD) và 3.120,702 tỷ đồng, đạt 156% kế hoạch năm 2018 (2.000 tỷ đồng). Dự án thu hút vào các KCN Đồng Nai mới phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh đã đặt ra từ năm 2006 là thu hút các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch, có vốn đầu tư lớn, Tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện các nhà đầu tư tìm cơ hội đầu tư vào tất cả các ngành nghề phù hợp các nguyên tắc của WTO và các cam kết của Chính phủ đối với quốc tế. Năm 2018, tỉnh đã thu hút được 52 dự án thuộc ngành công nghiệp phụ trợ (CNPT), chiếm 52% tổng số dự án đăng ký mới, trong đó tập trung vào CNPT của 02 ngành lớn là công nghiệp cơ khí và điện tử. Các dự án còn lại không thuộc nhóm ngành có nguy cơ ô nhiễm cao; thuộc các nhóm ngành sản xuất hóa chất, vật liệu sản xuất ngành công nghiệp, công nghiệp nhựa, kinh doanh bất động sản, đảm bảo điều kiện về ngành nghề, vốn đầu tư, công nghệ sản xuất. Trong 100 dự án đầu tư mới, có 42 dự án có vốn đầu tư từ Hàn Quốc với tổng vốn đầu tư 240,92 triệu USD (chiếm 29,09% tổng vốn đầu tư thu hút mới và chiếm 42% tổng số dự án thu hút) dẫn đầu các quốc gia, vùng lãnh thổ về vốn đầu tư và số dự án đầu tư vào các KCN Đồng Nai trong năm 2018. Tiếp theo là Singapore, tuy số dự án thu hút không nhiều (06 dự án) so với Nhật Bản (16 dự án) nhưng tổng vốn đầu tư thu hút cao với 147,96 triệu USD (chiếm 17,86% tổng vốn đầu tư thu hút mới). Đứng thứ 03 là Trung Quốc (Hong Kong), có 07 dự án với tổng vốn đầu tư thu hút là 126,73 triệu USD (chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư thu hút mới), thứ 04 là Nhật Bản với 16 dự án với tổng vốn đầu tư thu hút được 108,575 triệu USD (chiếm 13,11% tổng vốn đầu tư thu hút mới). Theo quy hoạch phát triển các KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến năm 2020, Đồng Nai có 35 KCN được thành lập; năm 2018 còn 03 KCN chưa thành lập gồm: Cẩm Mỹ (300ha), Phước Bình (190ha), Gia Kiệm (330ha); các KCN này đang trong giai đoạn chấp thuận chủ trương chủ đầu tư; 05 KCN có quy hoạch giai đoạn mở rộng gồm: Định Quán (107ha), KCN Long Đức - giai đoạn 2 (299ha), Amata (27,20ha), Tân Phú (76ha), Xuân Lộc (200ha); hiện 02 KCN Long Đức, Amata đang triển khai thành lập giai đoạn mở rộng. Đồng thời, KCN Suối Tre kiến nghị mở rộng 2,29ha để trồng cây xanh và tiếp theo cập nhật điều chỉnh quy hoạch KCN nhằm hỗ trợ địa phương trong chỉnh trang đô thị, tạo cảnh quan môi trường đô thị Long Khánh; KCN đáp ứng các điều kiện mở rộng và đã được UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương, báo cáo Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường về mở rộng KCN theo đúng trình tự quy định. Bên cạnh đó, một số KCN có tỷ lệ quỹ đất công nghiệp lấp đầy trên 60%, như: Long Khánh, Giầu Dây, Bàu Xéo, Nhơn Trạch, Giang Điền đang trong quá trình xem xét chấp thuận chủ trương mở rộng KCN (đang được Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát quy hoạch phát triển 111
  3. kinh tế xã hội của tỉnh, đánh giá toàn diện về hiệu quả đầu tư các dự án mở rộng KCN trên địa bàn tỉnh để xem xét, báo cáo UBND tỉnh). Đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN đáp ứng nhu cầu các nhà đầu tư vốn FDI trong 6 tháng đầu năm 2018, các Công ty hạ tầng đã đầu tư trên 596,53 tỉ đồng và 2,18 triệu đô la Mỹ để xây dựng các hạng mục hạ tầng và nhà xưởng xây sẵn cho thuê. Lũy kế tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN trên địa bàn tỉnh đến nay là 10.833,71 tỉ đồng và 120,67 triệu đô la Mỹ (Chưa bao gồm vốn nhà xưởng xây sẵn cho thuê của các KCN). Việc rà soát, bổ sung quy hoạch KCN tỉnh Đồng Nai đến 2030 được các Chủ đầu tư hạ tầng KCN quan tâm, mong muốn thực hiện. Các KCN kiến nghị được mở rộng, cơ bản đáp ứng được các điều kiện theo quy định, vị trí thuận lợi (chủ yếu đất nông nghiệp và đất trồng cao su), còn quỹ đất để phát triển, tình hình cho thuê đất 08 tháng đạt kết quả khả quan; về tổng thể, kết cấu hạ tầng các KCN đến nay cơ bản hoàn thiện. Do vậy, vốn đầu tư xây dựng hạ tầng KCN không tăng nhiều so với trước và tiếp tục tập trung vào công tác bồi thường giải tỏa, đầu tư hạ tầng đường giao thông, thoát nước mưa, nước thải, hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung; xây dựng nhà xưởng xây sẵn cho thuê đáp ứng yêu cầu các nhà đầu tư FDI trong thời gian tới. Để có được kết quả đầu tư của nguồn vốn FDI trong thời gian qua, Chính quyền tỉnh Đồng Nai đã chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm đối với công tác thu hút các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đến sản xuất kinh doanh và làm ăn tại địa phương bằng những việc làm cụ thể. Theo đó, UBND tỉnh giao Ban Quản lý các KCN làm đầu mối phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan tổ chức đoàn công tác xúc tiến đầu tư, thương mại tại CHLB Đức. Ban Quản lý và các đơn vị có liên quan đã thực hiện tốt các công việc chuẩn bị cho chuyến đi. Tháng 02/2018, Ban Quản lý các KCN tỉnh, Sở Công Thương đã liên hệ, làm việc với các đơn vị có liên quan để chuẩn bị nội dung và lập kế hoạch chuyến đi, kết nối các đơn vị tại CHLB Đức để phối hợp tổ chức và thống nhất lịch làm việc, cùng với thực hiện công tác thông tin tuyên truyền tại CHLB Đức thông qua mạng Internet, trang Web, các tài liệu giới thiệu tỉnh Đồng Nai và thông qua các doanh nghiệp CHLB Đức đã đầu tư tại Đồng Nai. Đồng thời, Ban Quản lý, Sở Công Thương đã phối hợp tốt với các đơn vị có liên quan chuẩn bị chương trình chi tiết của các buổi hội thảo. Qua đó, công tác chuẩn bị được tiến hành chu đáo, tỉ mỉ, khẩn trương, lịch trình công tác của Đoàn đã được lập chi tiết và soát xét kỹ lưỡng cho đến khi đoàn lên đường đến CHLB Đức, cùng với sự hỗ trợ của Phòng công nghiệp và Thương mại Đức, Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức, Tham tán Công sứ thương mại tại CHLB Đức, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại CHLB Đức và các doanh nghiệp có vốn đầu tư Đức đang hoạt động Đồng Nai (Công ty TNHH Bosch Việt Nam, Công ty TNHH Schaeffler Việt Nam) đây là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần quyết định vào sự thành công của chuyến công tác. Đồng thời, Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp sản xuất được chính quyền tỉnh Đồng Nai chủ động phối hợp cùng các đối tác nhằm tạo sự tin cậy và cung cấp các thông tin đầu tư từ nguồn vốn FDI đối với địa phương mà Nhật Bản là một trong nhiều quốc 112
  4. gia và vùng lãnh thổ tiêu biểu nhất. Trong 3 năm triển khai Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp sản xuất trong giai đoạn 01 do JICA tài trợ (3/2014 - 3/2017), theo đánh giá của các doanh nghiệp Nhật Bản đang mở rộng đầu tư tại tỉnh Đồng Nai tham gia hội đồng chương trình thì chương trình đáp ứng được nhu cầu của họ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cho rằng cần phải duy trì và phát huy chương trình để có thể cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Nhật Bản đã và sẽ đầu tư vào tỉnh Đồng Nai. Do đó, Cục Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp vùng Kansai (METI - Kansai) và UBND tỉnh Đồng Nai đã thống nhất duy trì và nâng cao hiệu quả chương trình tại hai trường mẫu là Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Đồng Nai và trường Đại học Lạc Hồng, nhân rộng kết quả chương trình của 2 trường này cho các trường khác trên địa bàn tỉnh. Chương trình giai đoạn 2 được triển khai trong 3 năm (5/2017 - 5/2020), với mục tiêu Xây dựng vòng tròn PDCA để nâng cao hiệu quả đạt được của chương trình trong giai đoạn 01 và Chuyển giao chương trình đào tạo với nội dung phù hợp và cập nhật liên tục đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ được hình thành tại trường học khác của tỉnh Đồ ạ ợc triển khai trong kh - gia khóa tập huấn, các Điều phối viên học được các kỹ năng tư vấn cho các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư hoặc có ý định đầu tư vào tỉnh Đồng Nai. Thông qua tập huấn, các Điều phối viên nắm được các kỹ năng phỏng vấn doanh nghiệp, kỹ năng nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, từ đó thông qua mạng lưới Điều phối viên sẽ đề xuất các giải pháp giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như các doanh nghiệp trong nước khi hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản. Mặt khác, các Điều phối viên có nhiệm vụ thường xuyên thăm và làm việc với các doanh nghiệp Nhật Bản và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước để tìm kiếm các nhà cung cấp trong nước có khả năng cung ứng linh kiện, phụ tùng và dịch vụ cho các doanh nghiệp Nhật Bản đã, đang và sẽ đầu tư vào Đồng Nai và Việt Nam. Mạng lưới Điều phối viên cũng có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch hành động thúc đẩy hình thức hợp tác mạng lưới liên kết công nghiệp - các trường đại học -chính quyền nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản, cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước kết nối và trở thành các nhà cung cấp cho doanh nghiệp Nhật Bả thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra như: Phối hợp cùng các chuyên gia điều phối Nhật Bản kết nối các công ty Nhật Bản với các doanh nghiệp Việt Nam, thực hiện khảo sát các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản, hỗ trợ giải quyết các khó khăn cho doanh nghiệp, phối hợp METI - Kansai thu hút doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Đồng Nai, tập huấn nâng cao trình độ quản lý cho doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, Thực hiện Kế hoạch số 8695/KH-UBND ngày 16/08/2018 của UBND tỉnh Đồng nai về việc tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc và giao thương doanh nghiệp tại Đồng Nai; Sở Công Thương Đồng Nai phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức Hội nghị đối 113
  5. thoại doanh nghiệp Hàn Quốc vào ngày 05/10/2018 tại Khách sạn Central Park. Theo đó, năm 2017, Đồng Nai xuất khẩu vào Hàn Quốc 0,93 tỷ USD, với các mặt hàng chủ yếu là xơ, sợi dệt; sản phẩm gỗ; giày dép; dệt, may; sản phẩm từ sắt thép Đồng Nai nhập khẩu từ Hàn Quốc 2,4 tỷ USD, với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là sắt, thép; chất dẻo nguyên liệu; máy móc thiết bị Trong 8 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc đạt 0,7 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc đạt 1,6 tỷ USD. Ông Park Hyun Bae, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh đều bày tỏ vui mừng khi UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hội nghị để doanh nghiệp Hàn Quốc có cơ hội tiếp cận nguồn hàng của các doanh nghiệp địa phương. Các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Đồng Nai có nhu cầu về nguyên phụ liệu thay thế cho hàng nhập khẩu là rất lớn vì vậy hội nghị này thực sự hữu ích cho các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc. Các đại biểu tham dự hội nghị đặc biệt thích thú tham quan các gian hàng tại hội nghị và đề nghị một số nội dung cho hội nghị lần tới: bố trí nhiều gian hàng hơn nữa; cung cấp thông tin các doanh nghiệp thông qua các trang web chính thức của tỉnh, hình ảnh sản phẩm, khả năng đáp ứng đơn hàng Trao đổi tại hội nghị, ông Trần Văn Vĩnh Phó Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ: rất nhiều nguyên liệu, sản phẩm đầu vào của doanh nghiệp FDI mà doanh nghiệp Đồng Nai có thể cung cấp được, Sở Công Thương cần thống kê, xây dựng hệ thống dữ liệu chuẩn các sản phẩm mà doanh nghiệp Đồng Nai có thể cung cấp cũng như danh sách các mặt hàng mà doanh nghiệp FDI Hàn Quốc có nhu cầu. Khi tham gia hội nghị các doanh nghiệp chỉ cần trao đổi thêm về các tiêu chí kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, giá cả có thể tạo mối liên kết bền vững, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp các bên. Ông Trần Văn Vĩnh đề nghị các sở, ngành tiếp tục quan tâm, hỗ trợ tốt nhất để các doanh nghiệp Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư, sản xuất trên địa bàn tỉnh. Các nội dung trao đổi tại hội nghị cũng như các nội dung cần trả lời hay hướng dẫn bằng văn bản, đề nghị Sở Công Thương tổng hợp, dịch sang tiếng Hàn chuyển lại cho các doanh nghiệp Hàn Quốc làm căn cứ, thực hiện. Phần nội dung giao thương, các doanh nghiệp 2 bên đã có dịp gặp gỡ, trao đổi trực tiếp về mẫu mã, giá cả, phương thức giao hàng, hình thức thanh toán Tiềm năng để các doanh nghiệp Đồng Nai mở rộng quan hệ giao thương với các doanh nghiệp Hàn Quốc trong thời gian tới là rất lớn. Để đạt được những kết quả cụ thể, doanh nghiệp hai bên cần có thời gian tìm hiểu năng lực, uy tín, sản phẩm của đối tác cũng như các điều kiện cần đáp ứng của mỗi bên. Đối với thu hút nguồn vốn FDI từ Đài Loan, chính quyền tỉnh Đồng Nai chủ động đối thoại nhằm giải quyết những vướng mắc trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở địa phương. Trong năm 2017, Đồng Nai xuất khẩu vào Đài Loan 0,33 tỷ USD, với các mặt hàng chủ yếu là giày dép; xơ, sợi dệt; gốm, sứ; nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày Đồng Nai nhập khẩu từ Đài Loan 1,6 tỷ USD, với các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hóa chất; vải; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; chất dẻo nguyên liệu. Trong 8 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Đài Loan đạt 0,22 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Đài Loan đạt 1,18 tỷ USD. Ông Lương Quang Trung - Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ vui mừng khi UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hội nghị để doanh nghiệp Đài 114
  6. Loan có cơ hội tiếp cận nguồn hàng của các doanh nghiệp địa phương. Các doanh nghiệp Đài Loan đang hoạt động tại Đồng Nai có nhu cầu về nguyên phụ liệu thay thế cho hàng nhập khẩu là rất lớn vì vậy hội nghị này thực sự hữu ích cho các doanh nghiệp FDI Đài Loan. Các đại biểu tham dự hội nghị đặc biệt thích thú thăm quan các gian hàng tại hội nghị và đề nghị một số nội dung cho hội nghị lần tới: bố trí nhiều gian hàng hơn nữa; cung cấp thông tin các doanh nghiệp thông qua các trang web chính thức của tỉnh, hình ảnh sản phẩm, khả năng đáp ứng đơn hàng Trao đổi tại hội nghị, ông Dương Minh Dũng - đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai nêu rõ: rất nhiều nguyên liệu, sản phẩm đầu vào của doanh nghiệp FDI Đài Loan mà doanh nghiệp Đồng Nai có thể cung cấp được, Sở Công Thương cần thống kê, xây dựng hệ thống dữ liệu chuẩn các sản phẩm mà doanh nghiệp Đồng Nai có thể cung cấp cũng như danh sách các mặt hàng mà doanh nghiệp FDI Đài Loan có nhu cầu. Khi tham gia hội nghị các doanh nghiệp chỉ cần trao đổi thêm về các tiêu chí kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, giá cả có thể tạo mối liên kết bền vững, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp các bên. II. VỐN FDI VÀ VIỆC LÀM Ở TỈNH ĐỒNG NAI Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, hiện nay địa phương có trên 29.400 tổ chức, doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế đã được cấp giấy đăng ký kinh doanh với tổng số lao động trên 1.200.000 người, trong đó có 1.309 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư là 27,2 tỷ USD với tổng số lao động là 568.025 người, trong đó lao động người Việt Nam là 561.025 người (lao động ngoại tỉnh chiếm khoảng 60,9% và lao động nữ chiếm khoảng trên 65% tổng số lao động); lao động người nước ngoài khoảng 7.000 người. Về cơ cấu, trình độ tay nghề lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai: Đại học trở lên chiếm 7,2%; Cao đẳng chiếm 6,1%; Trung cấp chiếm 13,9%; Sơ cấp nghề chiếm 9,1%; Dạy nghề thường xuyên chiếm 28,3%; Chưa qua đào tạo chiếm 35% (nghề phổ thông). Thu nhập của người lao động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với mức bình quân là 6.800.000 đồng/tháng. Trong đó, Công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước là 8.130.000 đồng/tháng; doanh nghiệp cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước 7.768.000 đồng/tháng; doanh nghiệp dân doanh 6.540.000 là đồng/tháng và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là 6.880.000 đồng/tháng. Trong những năm quan, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp hỗ trợ của các cấp, các ngành, hoạt động của các doanh nghiệp FDI đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển của cả nước nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng. Hàng năm, các doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước tỉnh Đồng Nai trung bình 10.000 tỷ đồng (chiếm 36,2% tổng thu ngân sách của tỉnh), góp phần quan trọng đối với sự phát triển chung của tỉnh. Đối với người lao động, khu vực doanh nghiệp FDI đã có những tác động tích cực: Thứ nhất, tạo việc làm và đào tạo nghề cho người lao động Phần lớn người lao động làm việc trên địa bàn tỉnh là lực lượng lao động trẻ độ tuổi trung bình từ 18-35 tuổi (chiếm 76%) và chủ yếu là người nhập cư từ các tỉnh, thành trong cả nước. 115
  7. Nhiều lao động chưa được đào tạo nghề hoặc làm các nghề lao động giản đơn, theo vụ mùa ở nông thôn. Khi thu hút và phát triển các doanh nghiệp FDI đã tạo nhiều cơ hội tìm việc làm cho người lao động, giải quyết được tình trạng thất nghiệp, người lao động còn được đào tạo nhiều ngành nghề khác nhau: may mặc, điện tử, hàn, tiện dần nâng cao trình độ tay nghề. Đồng thời trong quá trình lao động tại các doanh nghiệp FDI, người lao động được tiếp cận với các loại trang thiết bị, máy móc hiện đại, công nghệ cao; phương thức quản lý tiên tiến, từ đó người lao động có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề. Bên cạnh đó, môi trường làm việc trong các doanh nghiệp FDI đã tạo điều kiển để người lao động rèn luyện tác phong công nghiệp, kỷ luật trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng được các yêu cầu của người sử dụng lao động và quy trình công nghệ. Thứ hai, tạo thu nhập và nâng cao đời sống Nhiều các doanh nghiệp FDI đã áp dụng chế độ tiền lương cao hơn các doanh nghiệp ở các khu vực kinh tế khác. Từ chế độ lương cao hơn nên các chính sách thưởng của các doanh nghiệp này cũng là yếu tố để thu hút người lao động. Bên cạnh đó, tại các doanh nghiệp còn áp dụng nhiều chính sách phúc lợi cho người lao động như trợ cấp đi lại, nhà ở, bữa ăn giữa ca, hỗ trợ học ngoại ngữ, Cùng với công việc ổn định, thu nhập bình quân của công nhân làm việc tại các doanh nghiệp FDI ngày càng cải thiện. Thu nhập bình quân năm 2017 khoảng 6.800.000 đến 8.000.000 đồng/tháng; trong đó, mức lương chính chiếm 75%-80% thu nhập hàng tháng, còn lại là thu nhập từ các khoản phục cấp, trợ cấp và các khoản hỗ trợ khác. Việc đóng và tham gia BHXH của doanh nghiệp và người lao động được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT và các chính sách theo quy định của phát luật. Điều kiện làm việc của người lao động ngày càng được cải thiện, được học tập kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, an toàn phòng chống cháy nổ, nội quy kỷ luật và các vấn đề liên quan đến công việc trước khi thực hiện hợp đồng lao động. Phần lớn các doanh nghiệp đều có tổ chức Công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Thứ ba, giúp người lao động tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau Khi làm việc tại các doanh nghiệp FDI, người lao động có cơ hội tiếp cận với nhiều nền văn hóa đa dạng trên thế giới thể hiện qua văn hóa, phong cách của doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Người lao động có thể tiếp thu, học hỏi được những giá trị văn hóa tiên tiến, phong cách làm việc chuyên nghiệp tích lũy cho bản thân những kinh nghiệm sống phong phú, từ đó có thể tiếp cận nhanh chóng với nhiều môi trường làm việc khác nhau. Không chỉ tạo việc làm và tạo thu nhập cho người lao động, đời sống người lao động làm việc tại các doanh nghiệp FDI hiện nay cũng được các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp quan tâm, tổ chức thực hiện nhằm từng bước nâng cao các giá trị vật chất và tinh thần cho người lao động. 116
  8. Phần lớn các DN đều có những chính hỗ trợ người lao động như: trợ bữa ăn giữa ca, chi phí đi lại, nhà ở, ma chay, hiếu hỉ, tổ chức trao học bổng cho con em công nhân; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng nhà ở xã hội, xây dựng trường mầm non Để tạo điều kiện cho các DN nói chung và các DN FDI nói riêng thực hiện tốt chính sách đối với người lao động, thu hút và tạo điều kiện để người lao động làm việc ổn định tại các DN FDI, trong thời gian qua, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự phối hợp của các cấp, các ngành với những cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp FDI, cụ thể: Thứ nhất, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề cho người lao động Hiện nay, toàn tỉnh có 66 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó một số cơ sở dạy nghề đã liên kết với các các tổ chức dạy nghề nước ngoài có uy tín để đào tạo nghề chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật của các doanh nghiệp. Trong đó, công tác kết nối giữa doanh nghiệp và nhà trường được các cơ quan, tổ chức, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các DN phối hợp thực hiện. Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm đầu mối, tổ chức các hoạt động kết nối. Cơ chế doanh nghiệp đặt hàng, nhà trường đào tạo sau đó doanh nghiệp tuyển dụng. Hoạt động này đã và đang được triển khai ở hầu hết các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh. Có 85% học sinh ra trưởng có việc làm phù hợp một số nghề học sinh ra trường có việc làm 90-95%. Thứ hai, về cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ngoài 01 Trung tân DVVL công lập, hiện tại có 24 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm, 20 doanh nghiệp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động cho thuê lao động đã tạo điều kiện hỗ trợ người lao động tìm việc làm và doanh nghiệp tuyển dụng lao động. Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động, tỉnh thường xuyên tổ chức thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp; kết nối sàn giao dịch việc làm với các tỉnh để phối hợp tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp. Tăng cường tuyên truyền, đưa thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động tại các sàn giao dịch việc làm được tổ chức định kỳ vào ngày 10 và ngày 25 hàng tháng. Trung bình mỗi năm tổ chức 20 phiên giao dịch việc làm. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp thông tin nhu cầu tuyển dụng lao động bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng tạo điều kiện kết nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thứ ba, chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội cho người lao động, người lao động có thu nhập thấp Nhằm từng bước giải quyết về nhu cầu về chỗ ở cho công nhân, từ năm 2008 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai (Khóa VIII) đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 16/6/2008 “Về một số giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng nhà ở cho công nhân lao động trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015”, trong đó tập trung các nội dung về giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng nhà ở cho công nhân trên địa bàn 117
  9. tỉnh. Đến hết năm 2017 toàn tỉnh đã hoàn thành và bàn giao hơn 2.710 căn nhà ở xã hội, giải quyết chỗ cho trên 10.000 công nhân lao động. Thứ tư, một số chính sách khác Ngoài ra UBND tỉnh cũng chỉ đạo các sở, ngành tổ chức rà soát, kiểm tra tình hình sử dụng điện, nước của công nhân tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh, để đảm bảo cho người lao động được sử dụng điện, nước đúng giá quy định của Nhà nước III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THU HÚT VỐN FDI TRONG THỜI GIAN TỚI Chuyển hướng thu hút FDI trong thời gian tới theo hướng tăng chất lượng, tăng nhanh ngành dịch vụ công nghiệp kỹ thuật cao, đặc biệt chú trọng thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ. Bởi phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ khuyến khích ứng dụng, sử dụng khoa học công nghệ cao, lực lượng lao động có cơ hội được tiếp xúc, học hỏi, nâng cao tay nghề, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hạn chế việc nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài, giải quyết việc làm cho người dân địa phương và tạo gia tăng cho nền kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thông tin, tuyên truyền về mục tiêu, đối tượng, các chính sách, các hoạt động của chương trình giải quyết việc làm. Đa dạng hóa các hình thức tạo việc làm kết hợp đào tạo nghề, mở nhiều sàn giao dịch phù hợp với đặc điểm của địa phương và đối tượng tham gia, nâng cao năng lực tư vấn, giới thiệu việc làm của trung tâm dịch vụ việc làm trong vận hành sàn giao dịch. Tiếp tục thiết lập đồng bộ việc tổ chức sàn giao dịch để đáp ứng được lưu lượng người đến tham dự ngày một tăng. Tăng cường sự phối hợp về nội dung và thông tin giữa trung tâm dịch vụ việc làm với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để người lao động có nhiều cơ hội tìm việc. Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật cao. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động của các bên trong quan hệ lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ nhằm tạo ra môi trường đầu tư ổn định, thân thiện và phát triển. Đồng thời tăng cường công tác thanh, kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật lao động của các doanh nghiệp nhằm hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp chấp hành đúng các quy định của pháp luật lao động, bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động. Khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng nhà ở cho công nhân; xem xét thêm quy định chính sách hỗ trợ trực tiếp một phần cho người lao động thông qua quỹ hỗ trợ phát triển nhà ở được hình thành từ nhiều nguồn; hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng bên ngoài khu nhà ở hoặc hỗ trợ kinh phí cho chủ đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân làm giảm giá nhà cho thuê của chủ 118
  10. đầu tư đối với công nhân. Đẩy mạnh thu hút các dự án thuộc các ngành công nghiệp ít thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, các dự án có vốn đầu tư lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, dự án sạch; hạn chế thu hút các dự án sử dụng lao động lớn, dự án thuộc các nhóm ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường theo dõi, giám sát việc thực hiện quy hoạch chi tiết các KCN, công tác đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN. Nắm bắt tình hình và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến phát triển KCN như: giá thuê đất, tình hình thu hút đầu tư, việc phát triển các KCN các tỉnh trong vùng. Rà soát các KCN đã lấp đầy diện tích cho thuê, hoàn chỉnh các hạng mục hạ tầng như cây xanh, dịch vụ phục vụ KCN. Rà soát các KCN chưa lấp đầy diện tích cho thuê, đôn đốc xây dựng hạ tầng đúng cam kết, đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. Giám sát việc xây dựng, vận hành NM XLNTTT; Giám sát việc tách riêng tuyến thoát nước mưa, nước thải và đấu nối nước mưa, nước thải của các doanh nghiệp trong KCN; Đôn đốc các doanh nghiệp chưa đấu nối hoàn thành việc đấu nối nước thải vào NM XLNTTT củ ểm tra việ ật về bảo vệ môi trường trong KCN. Giải quyết thêm việc làm mới tại các doanh nghiệp KCN trên địa bàn. Phối hợp METI - Kansai và AOTS tổ chức sự kiện giao lưu kỹ thuật Monozukuri tại tỉnh Đồng Nai. Tổ chức lựa chọn và đưa doanh nghiệp Việt Nam tham gia tập huấn tại Nhật Bản để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý để có thể tham gia kết nối với các doanh nghiệp Nhật Bản. Tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư mini tại Đồng Nai và Nhật Bản (Phối hợp với METI Kansai và chính quyền Osaka (Sở Thương mại và Công nghiệp Osaka). Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, công khai các thủ tục giải quyết công việc phù hợp với thực tế và đúng quy định pháp luật. Tổ chức các cuộc họp giao ban doanh nghiệp định kỳ để ghi nhận các ý kiến góp ý của doanh nghiệp. Qua đó, xử lý các vướng mắc của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức họp giao ban các Công ty đầu tư xây dựng hạ tầng KCN theo định kỳ. Tham gia các đoàn xúc tiến đầu tư do UBND tỉnh tổ chức để giới thiệu về môi trường đầu tư cho các KCN. Tham mưu UBND tỉnh thực hiện xúc tiến đầu tư (mini) tại tỉnh Saitama, Nhật Bản nhằm thu hút dự án công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao và những ngành công nghiệp Nhật Bản đang có thế mạnh. Tham mưu UBND tỉnh, chủ trì tổ chức Hội nghị gặp gỡ giữa UBND tỉnh, các sở, ngành với các doanh nghiệp FDI để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Làm đầu mối kết nối cung cầu lao động giữa doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và các đơn vị cung ứng. Phòng ngừa và hạn chế các tranh chấp lao động dẫn đến đình công. Phối hợp với các Sở, ngành để giải quyết nhanh chóng các vướng mắc của Doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phối hợp các Sở, ngành rà soát, đôn đốc hoàn thành các công trình ngoài KCN phục vụ KCN, công trình hạ tầng kết nối KCN; Đôn đốc các Công ty Đầu tư Hạ tầng tiếp tục hoàn thiện các hạng mục hạ tầng để thu hút đầu tư và phục vụ doanh nghiệp tốt hơn. Thực hiện cơ chế một cửa liên thông với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư và thủ tục đăng ký doanh 119
  11. nghiệp của nhà đầu tư và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đề xuất chính sách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có thể thuê đất với diện tích phù hợp. Thường xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới phổ biến đến doanh nghiệp, tăng cường trao đổi thông tin 02 chiều giữa doanh nghiệp và Ban Quản lý thông qua Website của Ban Quản lý và các địa chỉ email của doanh nghiệp. 120