Nhạc Lý diễn giải - Phạm Đức Huyến

pdf 167 trang Gia Huy 2561
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nhạc Lý diễn giải - Phạm Đức Huyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhac_ly_dien_giai_pham_duc_huyen.pdf

Nội dung text: Nhạc Lý diễn giải - Phạm Đức Huyến

  1. Phạm Đức Huyến Nhạc Lý Diễn Giải Chỉ Huy Hợp Xướng
  2. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Phạm Đức Huyến Nhạc Lý Diễn Giải 2
  3. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Nội Dung Bốn Đặc Tính của Âm Thanh 5 Dấu lặng 9 Khuông Nhạc 17 Cường độ 20 Khoá Nhạc 22 Dấu Hóa (accidentals) 27 Nhịp và Phách 31 Quãng Nhạc 38 Âm Giai 47 Âm giai Trưởng 48 Chu Kỳ quãng 5 55 Âm giai thứ 57 Thành Lập Âm Giai 62 Bảy Thể Nhạc 65 Tìm Âm Giai Của Một Bài Hát 67 Âm Thể Của Bài hát với Bộ khóa thăng 70 Thành Lập Âm giai với các dấu Giáng 72 Tìm Âm Thể Trưởng với Bộ khóa giáng 76 Hợp Âm 79 Chu Kỳ Quãng 5 và Hợp Âm Tương ứng 82 Hợp Âm 7th 83 Các Loại Hợp âm 7 trong Âm giai Trưởng 85 Hợp âm 7 trong các loại âm giai Thứ 86 Hợp âm 9, 11,13 88 Hợp âm Suspended 89 Hợp âm Tăng 91 Hợp âm Giảm 92 Hợp âm 6 Trưởng 94 Hợp âm 6 Thứ 95 Hợp Âm 7 - Dẫn chứng 96 Hợp âm 7 Trưởng (Vmaj 7) 97 Hợp âm 7 Thứ (Vm7) 98 Cách Viết và Cách Ðọc các Hợp Âm Nghịch 100 Những Nốt Ngoại Hợp Âm 101 Giải Kết 107 Chuyển Hợp Âm 110 Phân Tích Diễn Tiến Bước Ði Của Các Hợp Âm 113 Chuyển Ðộng nốt nền 115 Ðặt Hợp Âm 119 Tuyệt Vời Ðêm Thánh 120 Chuỗi Ngọc Vàng Kinh 121 Cánh Hoa Tuyệt Vời 123 Hân Hoan Tưng Bừng 125 3
  4. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Tưởng Niệm Tình Chúa 126 Hiền Mẫu La Vang 127 Hãy Vùng Ðứng 128 Bông Hồng Dâng Mẹ 129 Cất Tiếng Hòa Ca 131 Con Chỉ Là Tạo Vật 133 Ca Dao Mẹ Dịu Hiền 134 Khúc Ca Dâng Mẹ 136 Tiếng Nhạc Oai Hùng 137 Hang Bê-Lem 140 Ca Khúc Trầm Hương 143 Ðồng Cỏ Tươi 145 Lắng Nghe Lời Chúa 147 Xin Vâng 148 Bờ Ðá Xanh Tạ Tội 149 Ave Maria (Franz Schubert - Ðỗ Vy Hạ) 150 Ave Maria 151 I Heard It Through The Grapevine 152 Love Story 155 Winter Night Song 157 Show Me The Way 159 You and I 163 Flower Song 165 4
  5. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Nhạc Lý Diễn Giải Phạm Ðức Huyến Bốn Đặc Tính của Âm Thanh Âm thanh có các đặc tính sau : - Cao Độ (pitch) : mức cao thấp của âm thanh - Trường Độ (duration) : mức dài ngắn của âm thanh - Cường Độ (amplitude) : độ mạnh nhẹ của âm thanh - Âm Sắc (timbre) : mầu sắc của âm thanh : buồn vui, sáng tối Trường Độ Âm Thanh - Trường Độ của âm thanh : âm thanh được chia ra làm 7 trường độ khác nhau từ dài nhất tới ngắn nhất. - Tên nốt được đặt cho các ký hiệu về trường độ này như sau : . nốt tròn (whole note) . nốt trắng (half note) . nốt đen (quarter note) . nốt móc (eighth note) . nốt móc 2 (16th note) . nốt móc 3 (32nd note) . nốt móc 4 (64th note) Hình Nốt Trường độ nốt có các hình nốt như sau : 5
  6. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Trường Độ Nốt - Giá trị trường độ giữa các hình nốt nhạc : - Trường Độ của âm thanh (nốt nhạc) được chia ra làm 7 bậc chính, và có những tên như sau : - Nốt Tròn (whole note): dài nhất - Nốt Trắng (half note): bằng phân nửa của nốt Tròn. - Nốt Đen (quarter note): bằng 1/4 nốt tròn, hay 1/2 nốt trắng - Nốt Móc (eighth note): bằng 1/8 nốt tròn, hay 1/2 nốt đen - Nốt Móc 2 (sixteenth note): bằng 1/16 nốt tròn, hay 1/2 nốt móc. - Nốt Móc 3 (thirty second note): bằng 1/32 nốt tròn, hay 1/2 nốt móc 2. - Nốt Móc 4 (sixty fourth note): bằng 1/64 nốt tròn, hay 1/2 nốt móc 3. 6
  7. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Trường Độ nốt có chấm Có thể thêm một hay hai dấu chấm ở đàng sau của nốt nhạc để tăng thêm trường độ của nốt nhạc đó lên. - Nếu nốt nhạc có 1 dấu chấm, thì tăng giá trị trường độ nốt đó lên thêm một nửa nữa. - Nếu nốt nhạc có 2 chấm, thì tăng giá trị nốt đó lên 3/4. Thí dụ : Hình noát nhaïc qua doøng thôøi gian * Các biểu hình nốt cổ xưa Punctum Virga Pes Clivis Torculus Porectus Climacus Scandicus 7
  8. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến * Bieåu Hình Qua Doøng Lòch Söû 8
  9. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến * Hình nốt được thay đổi từ thế kỷ 13 đến nay Dấu lặng (Rest Duration) - Các dấu lặng tương ứng với hình nốt : 9
  10. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến * Tương quan giá trị trường độ giữa các dấu lặng : - Dấu lặng có thời gian nghỉ lâu . Thí dụ nghỉ 5 ô nhịp hoặc 21 ô nhịp (trường canh) người ta ghi . Thí dụ nghỉ 21 ô nhịp (trường canh) người ta ghi : - Dấu lặng chung cho cả một ô nhịp Thường dùng dấu lặng tương đương với hình nốt để nghỉ, nhưng để nghỉ cả một ô nhịp (trường canh), có thể dùng chung một dấu lặng tròn dù đó là nhịp gì : 10
  11. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Mấy dấu liên quan đến Trường độ • Dấu nối (tie) : nối 2 nốt cùng cao độ với nhau • Dấu luyến (slur) : hát liền giọng những chữ hoặc những nốt nằm trong dấu luyến, có cao độ khác nhau, không ngắt ra. • Dấu láy (grace note) : láy thật nhanh, dấu láy không tính vào giá trị trường độ của trường canh. • Dấu chấm lưu (fermata còn gọi hold hoặc bird’s eye) : ngân dài bao nhiêu tùy ý. Dấu luyến và dấu phân câu Lập Lại Cùng Cao Độ • Lập lại cùng một cao độ (cho bộ gõ - percussion) 11
  12. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Lập Lại Từng Nhóm Nốt - Dùng ký hiệu 2 gạch xéo để không phải viết lại nhiều lần : Lập Lại Caû OÂ Nhòp - Cách viết tắt để diễn tấu trong một ô nhịp (trường canh) : Lập Lại Nhö OÂ Nhòp Tröôùc Lập lại cả đoạn rồi đàn tiếp tục 12
  13. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Lập lại từ đầu rồi nhảy qua ô nhịp mang số 2 Các Chữ Viết Tắt 13
  14. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Hành Độ (Tempo) . Tùy theo bài hát nhanh chậm mà tác giả đặt con số. . Có thể chậm với con số 60 – 52 . Có thể nhanh với con số 120 - 140 Diễn tả nhanh chậm 14
  15. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Nhịp tự do 15
  16. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Nối Kết Các Nhóm nốt nhạc (Beam notes) . Từ nốt móc (8th note) trở lên, người ta có thể dùng các dấu gạch ngang để nối các nốt lại thành từng nhóm, từng trường canh (ô nhịp) . Thường nối các nốt trong một phách lại với nhau Cao Độ - Âm thanh được chia ra 7 cao độ khác nhau. - Nhạc Tây Phương, người ta phân chia cao độ của âm thanh thành 7 bậc chính. Mỗi bậc được đặt cho một tên khác nhau (nhạc thất âm): ĐÔ RÊ MI FA SOL LA SI. - Các âm thanh có thể cao hơn hay thấp hơn, nhưng cũng chỉ có 7 tên gọi: Đô1 Rê1 Mi1 Fa1 Sol1 La1 Si1 Đô2 Rê2 Mi2 Fa2 Sol2 La2 Si2 Đô3 Rê3, vv - Từ Đô1 tới Đô2 gọi là một bát độ (octave, quãng, 8 nốt) . Trung bình giọng của con người ta chỉ có thể hát cao được 2 Octaves là tối đa. 16
  17. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Khuông Nhạc (Dòng Kẻ Nhạc) • Cao độ âm thanh được đặt trên Dòng kẻ nhạc (Khuông Nhạc) 1. Các nốt nhạc được ghi trên Dòng Kẻ Nhạc hay Khuông Nhạc (staff). Một dòng kẻ nhạc gồm có 5 hàng kẻ (line) và 4 khe (space). Những nốt nhạc nằm ở hàng kẻ hay khe trên cao, thì có cao độ cao hơn các nốt nằm dưới. 2. Hàng kẻ và khe nhạc được tính từ dưới lên : 1, 2, 3, 4, 5 3. Những nốt nhạc cao qúa hay trầm qúa mà một hàng kẻ không chứa đủ, thì người ta viết những nốt nhạc đó trên những hàng kẻ phụ hay khe phụ. 17
  18. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 4. Trong thực tế, những nốt nhạc viết từ hàng kẻ phụ thứ 3 trở lên đã khó xác định vị trí và tên nốt. Dòng nhạc ở khóa Sol với nhiều dòng kẻ phụ, khó đọc Dùng phương cách đổi khóa dòng nhạc trên để dễ đọc hơn như sau Nhận xét dòng nhạc trước khi đổi khóa Dòng nhạc sau khi đổi sang khóa Fa dễ đọc hơn 18
  19. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Dòng nhạc viết ở khóa Fa với nhiều đường kẻ phụ rất khó đọc. Dòng nhạc trên viết lại với khóa Sol dễ đọc hơn Cường Độ (dynamics) 1. Cường độ: Có nhiều cách diễn tấu khác nhau để diễn tả sự mạnh nhẹ của một âm thanh: Marcato: tấu mạnh và đầy Staccato: tấu rời và nhẹ từng nốt. Sostenuto: tấu mạnh rồi nhỏ lại ngay. Nuơng nhẹ từng nốt. 2. Người ta phân chia độ mạnh/nhẹ của một câu nhạc ra làm 6 bậc sau đây: Rất mạnh: ff Fortissimo Mạnh: f Forte Mạnh vừa: mf Mezzo forte Nhẹ vừa: mp Mezzo piano Nhẹ: p Piano Rất nhẹ: pp Pianissimo Diễn tả Cường độ trong câu nhạc, bài nhạc 19
  20. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 20
  21. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Diễn tả Cường độ trong từng nốt nhạc 21
  22. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Khoá Nhạc - Ðầu mỗi hàng kẻ nhạc, có một Khóa Nhạc. Nhờ những khóa nhạc này mà có thể đọc được các tên nốt trong khuông nhạc. - Khóa nhạc để cho biết cao độ nốt trong khuông nhạc. - Tùy theo âm vực của giọng hát hoặc các nhạc cụ mà người ta sử dụng các loại khoá nhạc khác nhau. - Ðối với Hợp Ca : Khóa Sol: dùng cho các bè nữ như Soprano và Alto. Dấu Sol ở hàng kẻ thứ 2. Khóa Sol Ricordi hoặc có số 8 bên dưới: dùng cho bè Tenore (tên các nốt cũng giống như của khóa Sol thường, nhưng thấp hơn một bát độ. Dấu Sol ở hàng kẻ thứ 2. Khóa Fa: dùng chung cho bè Basso và Tenore. Dấu Fa ở hàng kẻ thứ tư. - Ðối với nhạc cụ : Khóa Đô: dùng cho nhạc cụ (như viola) . Có thể nằm ở bất cứ hàng kẻ nào, tùy theo loại nhạc cụ. 22
  23. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Cao Độ Nốt Của Khoá Sol và Khoá Fa Sol La Si Do Re Mi Fa Sol La Fa Sol La Fa Mi Re Do Si La Sol Khoá Sol và Chuỗi âm từ thấp lên cao - Theo hệ thống chữ vần (như Pháp,Việt Nam ) Khoá Fa và Chuỗi âm từ thấp lên cao - Theo hệ thống chữ vần (như Pháp và Việt Nam ) Khoá Sol và Tên nốt - Theo hệ thống chữ cái (như Anh, Mỹ, Ðức ) Re Mi Fa Sol La Si Do Re Mi Fa Sol 23
  24. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Khoá Fa và Tên nốt - Theo hệ thống chữ cái (như Anh, Mỹ, Ðức ) Fa Sol La Si Do Re Mi Fa Sol La Si Nốt Do nằm giữa 2 khóa Fa - Sol gọi là Middle C (Do4) So Sánh nốt nhạc trên phím đàn 24
  25. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Khoá Do với Middle C Khóa Nhạc cho Ca Đoàn và Vạch liên kết các bè hợp ca : Soprano - Alto - Tenor - Basso Hàng kẻ nhạc dùng cho đàn Piano: Khuông nhạc dùng để viết cho Piano có 2 hàng kẻ hợp lại, gọi là Grand Staff. Hàng kẻ bên trên, có khóa Sol, viết cho tay phải (các nốt cao). Hàng kẻ bên dưới, có khóa Fa, viết cho tay trái (các nốt trầm). 25
  26. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Phím đàn (keyboard) Với ký hiệu của hệ thống chữ vần và chữ cái trên phím đàn Do Re Mi Fa Sol La Si Do Re Mi Fa Sol La Si Do Re Mi Fa Sol La Si Do Cung và nửa cung Khoảng cách giữa 2 cao độ có thể là 1 cung hoặc nửa cung Do Re Mi Fa Sol La Si Do Re Mi - Từ Mi tới Fa, và từ Si tới Do cách nhau nửa cung - Khoảng cách giữa các nốt khác là 1 cung (có phím (Key) đen ở giữa) - Từ Do - Do# là 1/2 cung Từ La – Si là 1 cung 26
  27. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Dấu Hóa (accidentals) Dấu hoá dùng để thay đổi cao độ của nốt nhạc. Có các loại dấu hoá: thăng, giáng, thăng kép, giáng kép và dấu bình Dấu thăng kép Dấu thăng Dấu bình Dấu giáng Dấu giáng kép 1. Dấu thăng (#): tăng nốt nhạc lên nửa cung Thí dụ1: DO tới RE = 1 cung; DO# tới RE = nửa cung Thi dụ2: DO tới RE = 1 cung; DO tới RE# = 1 cung rưỡi 2. Dấu giáng (b): giảm nốt nhạc xuống nửa cung Thí dụ1: DO tới RE = 1 cung; DOb tới RE = 1 cung rưỡi Thí dụ2: DO tới RE = 1 cung; DO tới Reb = nửa cung 3. Dấu thăng kép (x): tăng nốt nhạc lên 1 cung Thí dụ1: DO tới RE = 1 cung; DOx tới RE = đồng âm Thi dụ2: DO tới RE = 1 cung; DO tới REx = 2 cung 4. Dấu giáng kép (bb): giảm nốt nhạc xuống 1 cung Thí dụ1: DO tới RE = 1 cung; DObb tới RE = 2 cung Thí dụ2: DO tới RE = 1 cung; DO tới Rebb = đồng âm 5. Dấu bình ( ): trở về cao độ bình thường (xoá bỏ cao độ của các dấu hoá). 27
  28. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Phân biệt 2 loại Bán Cung (Nửa Cung) Bán cung đồng khi cùng tên n ốt : nh ư Do – Do# Bán cung dị khi khác tên nốt: E – F Thang âm Bán Cung Ðồng Chuyển (Chromatic Scales) Bán Cung (Nửa Cung) Đơn vị nhỏ nhất của Quãng là nửa cung Trên phím đàn Keyboard có những phím đen và phím trắng Hai keys trắng nằm liền nhau, không có phím đen ở giữa, cách nhau nửa cung: E-F, B-C Các phím đen đóng vai trò như nửa cung. 28
  29. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Hệ thống thang âm 12 bán cung - Một thang âm từ dưới lên (Ðồ - Ðố) có 12 bán cung Khác nốt, nhưng số bán cung bằng nhau Ðồng âm, nhưng khác tên nốt * Quan sát phím đàn của Keyboard dưới Thí dụ : - B# = Dbb - Bx = Db = C# - Cx = Ebb - D# = Eb = Fbb - Dx = Fb 29
  30. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến * Từng hai nốt khác tên nhưng đồng âm C# = Db D# = Eb F# = Gb G# = Ab A# = Bb Bát độ (Octave) : Từ Ðồ lên Ðố là một quãng tám. Các Nốt Chủ Chốt Của Âm Giai C : Do – Mi – Sol DO re MI fa SOL la ti DO 30
  31. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Nhịp và Phách Ở đầu dòng nhạc đầu tiên của mỗi bài hát, người ta ghi Số Nhịp (Time Signature). Số nhịp gồm 2 số: Số bên trên cho biết số phách (beat) trong một Ô Nhịp (Ô Nhịp còn gọi là Trường Canh, measure); số bên dưới cho biết giá trị của phách (liên quan với nốt tròn.) Số bên trên có thể là bất cứ số nào, nhưng thông thường hay gặp là số 2, 3, 4, 6, 9, 12. Số bên dưới (liên quan tới nốt tròn) có thể là: 1 (nốt tròn); 2 (nốt trắng, vì nốt tròn bằng 2 nốt trắng); 4 (nốt đen, vì nốt tròn bằng 4 nốt đen); 8; 16, vv. Những Nhịp Thường Gặp Nói theo phách (beat), thông thường chỉ có 3 loại nhịp: nhịp 2 phách, nhịp 3 phách và nhịp 4 phách. • Nhịp 2/4 : Nhịp có 2 phách (beat), mỗi phách là một nốt đen (quarter note). . Phách 1 là phách mạnh, phách 2 là phách yếu. 31
  32. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến • Nhịp 3/4: Nhịp có 3 phách, mỗi phách là 1 nốt đen (quarter note) . . Phách 1 là phách mạnh, phách 2, 3 là phách yếu. • Nhịp 4/4: Nhịp có 4 phách, mỗi phách là 1 nốt đen (quarter note). . Phách 1 là phách mạnh . Phách 3 là phách mạnh vừa. . Phân biệt nhịp đơn và nhịp kép: - Nhịp Ðơn : Những nhịp có số bên trên là các số 2, 3 hoặc 4, gọi là nhịp đơn. Mỗi phách có thể chia 2 32
  33. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Tóm lại, những nhịp đơn có số bên trên là 2 – 3 – 4. Những nhịp Đơn thường hay gặp: · Nhịp đơn: Mỗi phách (beat) có thể chia thành 2 nốt nhỏ hơn. Thí dụ: - Nhịp 2/4, 3/4, 4/4, mỗi phách có thể chia thành 2 nốt móc (eighth note) 33
  34. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến . Riêng nhịp 4/4, từ hậu bán thế kỷ 18 (1719) người ta sử dụng chữ “C” (Common time) thay cho 4/4 ở một số thể loại nhạc. . Nhịp 2/1 và 2/2 thường dùng ở các thể nhạc hành khúc (marches), nhạc giao hưởng nhanh, người ta dùng ký hiệu (Cut time) - Nhịp Kép : Những nhịp có các số bên trên là 6, 9, hoặc 12, gọi là nhịp kép Tất cả những số này đều chia chẵn cho 3, nghĩa là mỗi phách chia được 3 Những nhịp Kép thường hay gặp: · Nhịp kép: Mỗi phách có thể chia thành 3 nốt nhỏ hơn (số trên chia chẵn cho 3). 34
  35. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Thí dụ: - Nhịp 6/8 : nhịp có 2 phách, mỗi phách có 3 nốt móc (eighth note) hoặc một nốt đen chấm (dotted quarter note). . Các nhịp có số trên 6 đều là nhịp kép (Compound Duple) . . Các nhịp 6/8 và 6/4 thường được sử dụng nhiều hơn. - Nhịp 9/8 : nhịp có 3 phách, mỗi phách có 3 nốt móc (eighth note) hoặc một nốt đen chấm (dotted quarter note). - Nhịp 12/8 : nhịp có 4 phách, mỗi phách có 3 nốt móc (eighth note) hoặc một nốt đen chấm (dotted quarter note). 35
  36. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Số phách trong mỗi Ô Nhịp đều bằng nhau, ngoại trừ Ô Nhịp (trường canh) đầu tiên và Ô Nhịp (trường canh) cuối cùng có thể thiếu. Để cho dễ đọc, người ta hay nối các nốt (trong Ô Nhịp) thành từng nhóm theo phách. Liên Ba: Gặp trong nhịp đơn, là một nhóm gồm 3 nốt, mà giá trị tổng cộng của 3 nốt này, chỉ bằng 2 nốt giống hình (cho nên mỗi nốt trong Liên Ba phải tấu nhanh hơn nốt bình thường). Liên Hai: Gặp trong nhịp kép, là một nhóm gồm 2 nốt, mà giá trị tổng cộng của 2 nốt này bằng 3 nốt (cho nên mỗi nốt trong Liên Hai phải tấu chậm hơn nốt bình thường). Ñaûo Phách: Khi các nốt nhạc trong Ô Nhịp phân chia không chẵn theo mỗi phách, thì đó là Đảo Phách. Khi đảo phách thì phách yếu trở thành phách mạnh. 36
  37. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Bảng Tóm Tắt Bộ khoá – Khóa Sol - Số Nhịp - Phách Tiết Ðiệu 1. Mỗi bài hát thường được viết theo một tiết điệu (hay nhịp điệu) nào đó (valse, rhumba, fox, slow, tango, vv.). Định nghĩa đơn giản: Tiết điệu là sự lập đi lập lại một cách nhịp nhàng của các phách mạnh và yếu. Khi chúng ta vỗ tay hay nhịp chân, là chúng ta làm theo tiết điệu. 2. Khi hát hoặc đàn lên một nhạc điệu lúc nhanh lúc chậm, lúc ngân nga, lúc dồn dập thì Tiết điệu đã xuất hiện ngay. 3. Tiết điệu như sợi dây liên kết các âm thanh lại với nhau tạo thành một chuyển động độc đáo riêng biệt cho nhạc điệu đó. 4. Tóm lại, Tiết điệu được tạo ra do sự sắp xếp nhịp nhàng trong chuyển động 3. Ðể có ý niệm về Tiết Ðiệu, gõ đều đặn và đọc theo số 1-2-3-4 đã ghi. Chỗ nào không có số vẫn gõ đều. Mỗi bài tập gõ nhiều lần. 37
  38. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Quãng Nhạc (music intervals) - Quãng nhạc là khoảng cách về cao độ giữa 2 nốt nhạc : . Quãng giai điệu : hai nốt theo chiều ngang . Quãng hòa điệu : hai nốt theo chiều dọc. Tên Quãng và Ðặc Tính Hai điều cần biết: - Số quãng (hoặc tên quãng) - Đặc Tính của quãng Thí dụ: Quãng 3 Trưởng . Quãng 3 là số quãng . Trưởng là đặc tính Tên Quãng - Số bậc có trong quãng Ðồng âm (Unison): Fb = E# Hai dấu Fa giáng (Fb) và Mi thăng (E#) tuy khác tên nhưng cao độ bằng nhau. - Dấu nhạc Fb 38
  39. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến - Dấu nhạc E# Đặc Tính (quality) Quãng - Dựa vào số cung (step, tone) và nửa cung (half step, semitone) trong quãng. - Đặc tính của quãng có thể là: . Trưởng (Major) . Thứ (minor) . Đúng (perfect) . Giảm (diminished) . Tăng (augmented) Quãng Trưởng và Quãng Đúng - Từ nốt Đồ tính lên: 1. Các quãng trưởng: 2, 3, 6, 7 2. Các quãng Đúng: 4, 5, 8 Q.1 Ðúng Quãng 2,3 Trưởng Quãng 4,5 Ðúng Quãng 6,7 Trưởng Q.8 Ðúng - Thang âm Do Trưởng (C) được bắt đầu từ nốt Do 39
  40. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến - Và tiếp tục các nốt Re Mi Fa Sol La Si và Do Số cung cuả Quãng Trưởng và Quãng Đúng 1. Quãng 2 Trưởng (M2) có 1 cung. 2. Quãng 3 Trưởng (M3) có 2 cung 3. Quãng 4 Đúng (P4) có 2 cung, 1/2 cung 4. Quãng 5 Đúng (P5) có 3 cung, 1/2 cung 5. Quãng 6 Trưởng (M6) có 4 cung, 1/2 cung 6. Quãng 7 Trưởng (M7) có 5 cung, 1/2 cung 7. Quãng 8 Đúng (P8), octave, có 6 cung Số cung của Các Quãng Thứ - Quãng Thứ ít hơn Quãng Trưởng nửa cung. 40
  41. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 1. Quãng 2 thứ (m2) có 1/2 cung 2. Quãng 3 thứ (m3) có 1 cung, 1/2 cung 3. Quãng 6 thứ (m3) có 4 cung 4. Quãng 7 thứ (m7) có 5 cung Quãng 1 Đúng Quãng 4 Đúng (trừ Fa – Si) : 2 cung,1/2 cung Do - Fa Re – Sol Mi – La Sol – Do La – Re Si - Fa Quãng 5 Đúng (trừ Si – Fa) : 3 cung , 1/2 cung Do – Sol Re - La Mi – Si Fa – Do Sol – Re La – Mi Quãng 8 Đúng Quãng Giảm và Quãng Tăng - Quãng Giảm (diminished): nửa cung ít hơn Quãng Thứ (minor), hoặc Quãng Đúng (perfect) 41
  42. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến - Quãng Tăng (augmented): nửa cung nhiều hơn Quãng Trưởng (major), hoặc Quãng Đúng (perfect) Quãng (với 1/2 cung khác nhau) - Các quãng 2, 3, 6, 7 - Các quãng 1,4, 5, 8 Quãng Lên và Quãng Xuống - Quãng lên: khi nốt thứ nhất thấp hơn nốt sau: C – E : Do Re Mi M3 - Quãng xuống: khi nốt thứ nhất cao hơn nốt sau: E – C : Mi Re Do 42
  43. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Quãng Đảo - Đảo quãng: đảo ngược thứ tự nốt nhạc.  F – A  A – F - Cách tính quãng đảo:  Số quãng: 9 – quãng hiện tại (muốn biết quãng đảo : lấy 9 trừ quãng hiện tại)  Tính chất:  Trưởng (Major) Thứ (minor) (và ngược lại)  Ðúng (Perfect) (giữ nguyên): P4 P5  Tăng (Aug) Giảm (Dim) (và ngược lại): Aug3 dim6 Do – Fa Fa - Do Fa – La La – Fa Mục đích hiểu rõ quãng đảo là để tính các quãng rộng cho nhanh . m2 đảo là M7 . M2 đảo là m7 . m3 M6 . M3 m6 . P4 P5 . P5 P4 . m6 M3 . M6 m3 . m7 M2 . M7 m7 . Aug2 dim7 . Dim7 Aug2 43
  44. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Bảng Tóm lược về Quãng Nhạc Tâm lý Quãng nhạc - Nếu đàn 2 nốt liền nhau: . Quãng Trưởng: sáng, vui . Quãng Thứ: tối, buồn . Quãng Đúng: đầy đặn . Quãng Giảm: thiếu, ủy mị . Quãng Tăng: cứng cỏi - Nếu đàn 2 nốt cùng một lúc: quãng hòa điệu . Quãng 2, 7 nghe chói tai vì là quãng nghịch . Các quãng khác nghe êm hơn vì là những quãng thuận Tâm lý quãng 3 và 6 1. Quãng 3: • Quãng 3 quan trọng nhất. Nó bao gồm các quãng khác. • Quãng 3 Trưởng: cho cảm giác vui tươi và trong trẻo. • Quãng 3 Thứ: cho cảm giác buồn bã và u tối. 44
  45. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 2. Quãng 6: • Quãng 6 là quãng 3 đảo lộn • Quãng 6 cho ta cảm giác êm dịu, nhưng không vững vàng như quãng 3. Tâm lý quãng 2 và 7 3. Quãng 2: • Quãng 2 hoà điệu: nghịch tai • Quãng 2 thứ giai điệu: cảm giác ủy mị, buồn ảo não. 4. Quãng 7: • Quãng 7 là đảo lộn của Quãng 2. Quãng 7 hoà điệu nghe nghịch tai, nhưng đỡ hơn quãng 2 vì 2 nốt cách xa nhau. Tâm lý của quãng Đúng 5. Các Quãng Đúng: • Quãng 8: cho ta một cảm giác đầy đặn, mạnh mẽ. • Quãng 5: cho ta cảm giác tròn trĩnh, đầy đủ, như quãng 8. • Quãng 4: nghe quả quyết, không buồn, không vui. Tâm lý quãng tăng và quãng giảm 6. Các Quãng Tăng: • Cảm giác cứng cỏi, khó hát. Ít được dùng. 7. Các Quãng Giảm: • Cảm giác ủy mị 45
  46. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Quãng Thuận – Quãng Nghịch Quãng Hoà điệu Thuận - Quãng hòa điệu thuận cho cảm giác êm ái, dịu dàng, hoà hợp - Quãng hòa điệu thuận có 3 loại : 1. Quãng hòa điệu thuận tuyệt đối hoàn toàn : . Quãng 1 đúng (đồng âm) . Quãng 5 đúng . Quãng 8 đúng 2. Quãng hòa điệu thuận tương đối hoàn toàn : . Quãng 3 Trưởng . Quãng 3 Thứ . Quãng 6 Trưởng . Quãng 6 Thứ 3. Quãng hòa điệu thuận hỗn hợp . Quãng 4 đúng mang đặc tính hỗn hợp. Quãng Hoà Ðiệu Nghịch - Quãng hòa điệu nghịch cho cảm giác cứng cỏi, chói tai, không hoà hợp. - Quãng hòa điệu nghịch gồm các quãng : . Quãng 2 Trưởng . Quãng 2 Thứ . Quãng 7 Trưởng . Quãng 7 Thứ . Toàn bộ quãng Tăng, quãng Giảm, trừ mấy quãng Tăng, quãng Giảm Trùng âm với quãng Hoà âm Thuận như : . Quãng 5 tăng trùng âm với Quãng 6 Thứ, là quãng thuận. . Quãng 4 Giảm trùng âm với Quãng 3 Trưởng, là quãng thuận. 46
  47. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Âm Giai (scale) Âm giai là một chuỗi âm gồm 8 nốt theo thứ tự từ dưới đi lên. Tên Gọi của âm giai dựa vào tên của nốt đầu tiên và đặc tính trưởng thứ của nó. Nhạc của mỗi dân tộc có một Thang âm (âm giai) riêng : . Việt nam: ngũ âm (pentatonic) C D E G A . Nhật Bản: A B C E F . Tây Nguyên: lục âm (hexatonic) C E F G B . Tây Phương: thất âm (heptatonic) C D E F G A B Nhạc Tây Phương (Classical Western Music) - Hệ thống nhạc Tây Phương có 7 cao độ nốt: Đô Rê Mi Fa Sol La Si - Phân biệt 2 loại âm giai: . Đồng Chuyển (chromatic scale): có 12 nốt (octave), mỗi nốt cách nhau nửa cung . Dị chuyển (diatonic): có 7 nốt chính khác tên nhau. Hai đặc tính của âm giai: Âm giai có 2 thể (Modes) Trưởng (major scale) Thứ (minor scale). Âm giai trưởng và âm giai thứ khác nhau là do các Cung và Nửa Cung được sắp xếp giữa các nốt trong âm giai. 47
  48. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Âm giai Trưởng: 1) Công thức của âm giai trưởng: Âm giai trưởng có cấu trúc (format) như sau: 1. Dùng âm giai Do Trưởng để biết những chỗ có nửa cung. 2. Viết ra các tên nốt của Âm giai muốn tìm. 3. Dùng các dấu thăng (sharp) hay giáng (flat) để có được số cung như âm giai Do trưởng. Tứ Liên Âm (Tetracord) Tứ Liên Âm: Một âm giai chia làm 2, sẽ cho ta 2 nhóm nốt, mỗi nhóm có 4 nốt, gọi là Tứ liên âm • Tứ liên âm hạ: nhóm 4 nốt dưới (1 cung- 1 cung – 1/2 cung) • Tứ liên âm thượng: nhóm 4 nốt trên (1 cung- 1 cung – 1/2 cung) 48
  49. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến • Hai Tứ liên âm cách nhau 1 cung. Nốt đầu tiên là TÊN của Âm Giai a. 1 2 3 4 5 6 7 8 b. C D E F G A B C c. A B C D E F G A Dựa vào công thức để thành lập những âm giai trưởng. Sau đây là thí dụ của 3 âm giai Do trưởng, Fa trưởng và La trưởng: Âm giai Do là âm giai kiểu mẫu của Thể Trưởng C D E – F G A B - C Âm Giai DO Trưởng 1. Viết ra các tên nốt của âm giai: C D E F G A B C 2. Tìm xem những chỗ có nửa cung (theo công thức). C D E - F G A B - C 3. Dùng các dấu thăng (sharp) hay giáng (flat) để có được số cung như công thức. C D E-F G A B-C Âm Giai Do được gọi là Âm Giai ĐÔ TRƯỞNG KIỂU MẪU vì có số cung và nữa cung đúng như công thức, không cần thăng hay giáng. (2 cung, nửa cung, 3 cung, nửa cung) 49
  50. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Thứ tự các dấu thăng : Âm giai SOL trưởng 1. Viết ra các tên nốt trong âm giai G A B C D E F G 2. Tìm xem những chỗ có nửa cung (theo công thức). G A B – C D E F – G 3. Thêm vào các dấu thăng hay giáng cho đúng với Công Thức Trưởng. G A B - C D E F#- G Âm giai RE Trưởng C D E F G A B C G A B C D E F# G D E F# G A B C# D 50
  51. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Âm giai LA Trưởng C D E F G A B C G A B C D E F# G D E F# G A B C# D A B C# D E F# G# A Âm giai MI Trưởng C D E F G A B C G A B C D E F# G D E F# G A B C# D A B C# D E F# G# A E F# G# A B C# D# E Âm giai SI Trưởng C D E F G A B C G A B C D E F# G D E F# G A B C# D A B C# D E F# G# A E F# G# A B C# D# E B C# D# E F# G# A# B 51
  52. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Âm giai FA# Trưởng C D E F G A B C G A B C D E F# G D E F# G A B C# D A B C# D E F# G# A E F# G# A B C# D# E B C# D# E F# G# A# B F# G# A# B C# D# E# F# Âm giai DO# Trưởng C D E F G A B C G A B C D E F# G D E F# G A B C# D A B C# D E F# G# A E F# G# A B C# D# E B C# D# E F# G# A# B F# G# A# B C# D# E# F# C# D# E# F# G# A# B# C# 52
  53. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Các âm giai Trưởng Với Dấu Thăng C D E F G A B C G A B C D E F# G D E F# G A B C# D A B C# D E F# G# A E F# G# A B C# D# E B C# D# E F# G# A# B F# G# A# B C# D# E# F# C# D# E# F# G# A# B# C# • Ta thấy mỗi âm giai mới đều tăng ở bậc VII • Nốt Chủ âm (tonic) nằm trên dấu thăng cuối một bậc (quãng 2 thứ) • Có 7 dấu thăng, thứ tự các dấu thăng cách nhau một quãng 5: F,C,G,D,A,E,B 53
  54. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Âm giai C (Do trưởng) có cấu trúc giống hệt như công thức trưởng này, nên âm giai Đô trưởng được coi như âm giai kiểu mẫu của thể trưởng. Âm giai F: Từ nốt 2 đến 3 phải là nửa cung, nhưng trong âm giai F, từ A đến B là 1 cung, nên ta phải giảm (flat) B. Âm giai A: Tương tự cách tính như âm giai Fa trưởng, âm giai La trưởng phải thăng (sharp) 3 nốt: C, F và G. Tên và Bậc Trong Âm Giai: Người ta dùng số La-mã để viết các bậc nốt trong âm giai. I : Chủ âm (tonic) II : Thượng chủ âm (supertonic) III : Trung âm (mediant) IV : Hạ thống (át) âm (subdominant) V : Thống âm hay át âm (Dominant) VI : Thượng trung âm (submediant) VII : Cảm âm (Leading Tone) Âm Giai Trưởng Nhân Tạo - Thỉnh thoảng người ta giảm nốt bậc 6th của âm giai trưởng: C D E F G Ab B C  Khi giảm nốt bậc 6th, - Khi giảm nốt bậc VI, người ta có được 2 chords mới: “iv” và “vib”  Fm  Ab - Thỉnh thoảng người ta tăng nốt bậc 4 của âm giai trưởng: C D E F# G A B C Bộ khóa (Key signatures): - Giả dụ như một bài hát viết theo âm giai La trưởng, tất cả các nốt C, F và G đều phải tăng. Để cho tiện người ta có được 2 chords mới: “iv” và “vib”  Fm Ab, người ta để các dấu thăng đó ở đầu dòng nhạc. Các dấu thăng này gọi là "bộ khóa" của âm giai hay của bài hát. 54
  55. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Chu Kỳ quãng 5 (circle of fifth) Bộ khóa có thể có 3 dạng: a) Không có dấu hóa (như đô trưởng) b) Dấu thăng (như La trưởng) c) Dấu giáng (như Fa trưởng) Bộ khóa có nhiều nhất là 7 dấu thăng hay 7 dấu gi áng. Các dấu thăng hay đi theo một thứ tự theo bậc 5 (circle of fifth): Bộ khóa thăng: Fa, Do, Sol, Re, La, Mi, Si Bộ khóa giáng: Si, Mi, La, Re, Sol, Do, Fa (ngược lại với dấu thăng.) Sở dĩ chúng ta biết được thứ tự các dấu thăng hay gi áng là nhờ vào sự tính toán theo luật "Chu kỳ quãng 5" (hay "tứ liên âm"), tiếng Anh là "circle of fifth" . Các dấu thăng: tính từ dưới lên quãng 5 (tứ lên âm thượng ). Các dấu giáng: tính từ trên xuống quãng 5 (tứ liên âm hạ). 55
  56. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Các Bộ khóa của âm giai trưởng có dấu thăng, từ dưới tính lên quãng 5 1 2 3 4 5 Đô: C D E F G A B C Sol: G A B C D E F# G 1#: F Rê: D E F# G A B C# D 2#: FC La: A B C# D E F# G# A 3#: FCG Mi: E F# G# A B C# D# E 4#: FCGD Si: B C# D# E F# G# A# B 5#: FCGDA Fa#: F# G# A# B C# D# E# F# 6#: FCGDAE Đô#: C# D# E# F# G# A# B# C# 7#: FCGDAEB Các Bộ khóa của âm giai Trưởng có dấu giáng, từ trên tính xuống quãng 5 5 4 3 2 1 Đô: C D E F G A B C Fa: F G A Bb C D E F 1b: B Si-b: Bb C D Eb F G A Bb 2b: BE Mi-b Eb F G Ab Bb C D Eb 3b: BEA La-b: Ab Bb C Db Eb F G Ab 4b: BEAD Re-b: Db Eb F Gb Ab Bb C Db 5b: BEADG Sol-b: Gb Ab Bb Cb Db Eb F Gb 6b: BEADGD Đô-b: Cb Db Eb Fb Gb Ab Bb Cb 7b:BEADGCF Xem tóm tắt theo luật "vòng tròn các quãng 5" ở phần III bên dưới 56
  57. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Bảng Tóm Tắt Bộ Khóa - Âm Giai Trưởng (Major scale) Âm giai thứ (minor scale) Khi một bản nhạc viết theo âm giai thứ, người ta có thể biến đổi một số nốt khi dòng nhạc đi lên (melodic minor scale), hoặc thay đổi nốt "cảm âm" (leading tone) trong khi hoà âm khi trở về chủ âm (harmonic minor scale), cho nên âm giai thứ có 3 dạng: o Âm giai thứ tự nhiên (natural minor scale) o Âm giai thứ hoà điệu (melodic minor scale) o Âm giai thứ giai điệu (harmonic minor scale) Âm Giai LA Thứ là Âm Giai LA THỨ KIỂU MẪU 57
  58. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 1) Công thức của âm giai thứ Tự Nhiên: A B - C D E - F G A Dựa vào công thức để thành lập những Âm giai Thứ. Sau đây là thí dụ của 3 âm giai LA thứ, RE thứ và MI thứ: 1. Dùng âm giai LA Thứ để biết những chỗ có nửa cung. 2. Viết ra các tên nốt của Âm giai muốn tìm. 3. Dùng các dấu thăng (sharp) hay giáng (flat) để có được số cung như âm giai LA Thứ. Âm giai LA thứ có cấu trúc giống hệt như công thức của thể Thứ (không có thăng hay giảm), nên âm giai La thứ được gọi là âm giai kiểu mẫu của thể thứ. 58
  59. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 2) So sánh các âm giai thứ. 1 2 3 4 5 6 7 8 Natural A B C D E F G A Harmonic A B C D E F G# A Melodic A B C D E F# G# A So sánh 3 loại âm giai thứ : o Hoà điệu - harmonic: là âm giai thứ Tự Nhiên tăng bậc 7 o Giai điệu - melodic: là âm giai thứ Tự Nhiên tăng bậc 6 và 7 1. Âm giai thứ Tự Nhiên: - Âm giai Do Thứ (Cm) tự nhiên : 2. Âm Giai Thứ Nhân Tạo Có 2 loại Âm giai thứ nhân tạo: Hòa Ðiệu – Giai Ðiệu 59
  60. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến • Âm Giai Thứ Hoà điệu (Harmonic minor): tăng bậc 7th. La si do re mi fa sol# la - Âm giai Do Thứ (Cm) Hoà điệu • Âm Giai Thứ Giai điệu (Melodic minor): tăng bậc 6th và 7th khi dòng nhạc đi lên nốt chủ âm (nghe như thể Trưởng) 60
  61. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến - Âm giai Do Thứ (Cm) Giai điệu Hợp âm của Âm giai Do Trưởng (C ) và các loại Âm giai Do Thứ (Cm) 61
  62. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Thành Lập Âm Giai Để xây dựng một Âm Giai, chúng ta làm 3 bước như sau: 1. Viết ra các tên nốt của âm giai. 2. Tìm xem những chỗ có nửa cung (theo công thức). 3. Dùng các dấu thăng (sharp) hay giáng (flat) để có được số cung như công thức. Bài Tập Âm Giai Xây dựng Âm giai RÊ TRƯỞNG C D E – F G A B – C D E F# - G A B C# - D Bài Tập Âm Giai Xây dựng Âm giai Eb TRƯỞNG C D E – F G A B – C Eb F G - Ab Bb C D - Eb Bài Tập Âm Giai Xây dựng Âm giai ĐÔ THỨ A B – C D E – F G A C D – Eb F G – Ab Bb C 62
  63. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Tóm Kết: 1. Các bộ khóa 2. Vòng tròn các quãng 5 (circle of fifths) 63
  64. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Bảng Tóm Tắt Các Âm Giai Giáng - Thăng 64
  65. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Bảy Thể Nhạc 1. Nếu các Thể nhạc được thành hình dựa trên các nốt của âm giai Trưởng. Mỗi Thể có hệ thống thang âm riêng biệt, lần lượt : - nốt bậc 1 (Do) là Thể Ionian : 1c-1c-1/2c-1c-1c-1c-1/2c - nốt bậc 2 (Re) là Thể Dorian : 1c -1/2c-1c-1c-1c-1/2c-1c - nốt bậc 3 (Mi) là Thể Phrygian : 1/2c-1c-1c-1c-1/2c-1c-1c - nốt bậc 4 (Fa) là Thể Lydian : 1c-1c-1c-1/2c-1c-1c-1/2c - nốt bậc 5 (Sol) là Thể Myxolydian : 1c-1c-1/2c-1c-1c-1/2c-1c - nốt bậc 6 (La) là Thể Aeolian : 1c-1/2c-1c-1c-1/2c-1c-1c - nốt bậc 7 (Si) là Thể Locrian : 1/2c-1c-1c-1/2c-1c-1c-1c 65
  66. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 2. Nếu các Thể được thành lập đều bắt đầu bằng nốt Do (C) thì hệ thống thang âm sẽ thay đổi theo và có các dấu hoá là : Tóm lại : Mỗi Thể có hệ thống thang âm riêng : Ionian = Do Re Mi Fa Sol La Si Do Dorian = Do Re Mib Fa Sol La Sib Do Phrygian = Do Reb Mib Fa Sol Lab Sib Do Lydian = Do Re Mi Fa# Sol La Si Do Mixolydian = Do Re Mi Fa Sol La Sib Do Aeolian = Do Re Mib Fa Sol Lab Sib Do Locrian = Do Reb Mib Fa Solb Lab Sib Do 66
  67. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Tìm Âm Giai Của Một Bài Hát (Scale song) Những bài hát chúng ta dùng ngày nay (standard music), thường được sáng tác trên một âm giai nào đó. Trên lý thuyết có tất cả 15 dạng bộ khóa, trong đó 1 bộ không có dấu thăng hay giáng; 7 bộ khóa có dấu thăng và 7 bộ khóa có dấu giáng. - Có 30 âm giai khác nhau :15 ở thể Trưởng và 15 ở thể Thứ : - Hai đặc tính : Trưởng hay Thứ (Major or minor). - Để tìm âm giai của một bài hát, người ta thường dựa vào 2 yếu tố sau đây: 1. Căn cứ vào Bộ khóa của bài hát để biết đặc tính Trưởng - Thứ của âm giai. 2. Căn cứ vào nốt kết thúc của bài hát để biết tên của âm giai. Nốt kết thúc của bài hát thường là Điệp Khúc. Nếu bài hát có nhiều bè, thì dựa vào bè chính, thường là bè Soprano. Bảng chi tiết các Bộ Khóa 1. Dấu thăng C maj – 0 thăng G maj – 1 thăng – F♯ D maj – 2 thăng – F♯, C♯ A maj – 3 thăng – F♯, C♯, G♯ E maj – 4 thăng – F♯, C♯, G♯, D♯ B maj – 5 thăng – F♯, C♯, G♯, D♯, A♯ F♯ maj – 6 thăng – F♯, C♯, G♯, D♯, A♯, E♯ C♯ maj – 7 thăng – F♯, C♯, G♯, D♯, A♯, E♯, B♯ 67
  68. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 2. Dấu giáng C maj – 0 giáng F maj – 1 giáng – B♭ B♭ maj – 2 giáng – B♭, E♭ E♭ maj – 3 giáng – B♭, E♭, A♭ A♭ maj – 4 giáng – B♭, E♭, A♭, D♭ D♭ maj – 5 giáng – B♭, E♭, A♭, D♭, G♭ G♭ maj – 6 giáng – B♭, E♭, A♭, D♭, G♭, C♭ C♭ maj – 7 giáng – B♭, E♭, A♭, D♭, G♭, C♭, F♭ C maj – 0 giáng s Bộ Khóa Trưởng Thứ A C major minor không có thăng - giáng Thêm Thêm Bộ Khóa Trưởng Thứ Bộ Khóa Trưởng Thứ ♯ ♭ F♯ G major E minor B♭ F major D minor 1 thăng 1 giáng B♭ C♯ D major B minor E♭ G minor major 2 thăng 2 giáng 68
  69. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến F♯ G♯ A major A♭ E♭ major C minor minor 3 thăng 3 giáng C♯ A♭ D♯ E major D♭ F minor minor major 4 thăng 4 giáng G♯ D♭ B♭ A♯ B major G♭ minor major minor 5 thăng 5 giáng D♯ G♭ E♭ E♯ F♯ major C♭ minor major minor 6 thăng 6 giáng C♯ A♯ C♭ A♭ B♯ F♭ major minor major minor 7 thăng 7 giáng 69
  70. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Âm Thể Của Bài hát với Bộ khóa thăng - Dựa vào bộ khoá (key signature) ở đầu bài hát mà ta có thể biết được bài hát được viết theo âm thể gì. 1. Bài Hát ở Thể Trưởng - Để tìm âm thể (mode) bài hát, ta dựa vào: 1. Nốt kết thúc (tonic) của bài hát. 2. Dấu hoá cuối cùng của bộ khoá. - Bộ khóa thăng: lấy dấu thăng cuối tăng lên một bậc (quãng 2 thứ), nếu trùng hợp với nốt kết bài hát, thì đó là bài hát ở Thể Trưởng. Thí dụ: * Bài hát 1 thăng (F): Fa tăng lên một bậc là SOL. Nếu nốt kết bài là SOL, thì bái hát đó là SOL TRƯỞNG (G). * Bài hát 3 thăng (F,C,G): Sol tăng một bậc là LA. Nếu nốt kết bài là LA, thì bái hát đó là LA trưởng (A). * Bài hát 6 thăng (F,C,G,D,A,E): MI tăng 1 bậc là FA, mà FA là FA#. Nếu nốt cuối là F# thì bái hát đó là F# trưởng. . Thí dụ: * Bài hát 2 thăng (F C): Do tăng lên một bậc là Re. Nếu nốt kết bài là Re, thì bái hát đó là Re TRƯỞNG (D). 70
  71. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến * Bài hát không có thăng hay giáng Thí dụ: - Bộ khóa của bài hát không có Thăng - Giáng - Nốt cuối bài hát là La, bài hát ở LA THỨ. Thí dụ: - Bộ khóa của bài hát không có Thăng - giáng - Nốt cuối bài hát là ĐÔ, bài hát ở ĐÔ TRƯỞNG. 2. Bài Hát ở Thể Thứ - Bộ khóa thăng: * Từ dấu thăng cuối cùng của bộ khóa, tính xuống 1 bậc. Nếu trùng hợp với nốt cuối của bài hát, thì bài hát ở thể THỨ với tên là tên của nốt cuối bài hát. Thí dụ: - Dấu hoá cuối cùng là Do, tính xuống một bậc là Si - Nốt cuối bài hát là Si, bài hát ở Si Thứ. 71
  72. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Thành Lập Âm giai với các dấu Giáng Âm giai F Major Scale C D E F G A B C F G A Bb C D E F Âm giai Bb Major Scale C D E F G A B C F G A Bb C D E F Bb C D Eb F G A Bb 72
  73. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Âm giai Eb Major Scale C D E F G A B C F G A Bb C D E F Bb C D Eb F G A Bb Eb F G Ab Bb C D Eb Âm giai Ab Major Scale C D E F G A B C F G A Bb C D E F Bb C D Eb F G A Bb Eb F G Ab Bb C D Eb Ab Bb C Db Eb F G Ab 73
  74. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Âm giai Db Major Scale C D E F G A B C F G A Bb C D E F Bb C D Eb F G A Bb Eb F G Ab Bb C D Eb Ab Bb C Db Eb F G Ab Db Eb F Gb Ab Bb C Db Âm giai Gb Major Scale C D E F G A B C F G A Bb C D E F Bb C D Eb F G A Bb Eb F G Ab Bb C D Eb Ab Bb C Db Eb F G Ab Db Eb F Gb Ab Bb C Db Gb Ab Bb Cb Db Eb F Gb 74
  75. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Âm giai Cb Major Scale C D E F G A B C F G A Bb C D E F Bb C D Eb F G A Bb Eb F G Ab Bb C D Eb Ab Bb C Db Eb F G Ab Db Eb F Gb Ab Bb C Db Gb Ab Bb Cb Db Eb F Gb Cb Db Eb Fb Gb Ab Bb Cb Tóm Lược Các âm giai Trưởng C D E F G A B C F G A Bb C D E F Bb C D Eb F G A Bb Eb F G Ab Bb C D Eb Ab Bb C Db Eb F G Ab Db Eb F Gb Ab Bb C Db Gb Ab Bb Cb Db Eb F Gb Cb Db Eb Fb Gb Ab Bb Cb • Ta thấy mỗi âm giai mới đều giảm ở bậc IV • Nốt Chủ âm (trên) cách dấu giảm cuối một quãng 5. • Có 7 dấu giảm, thứ tự các dấu giảm cách nhau một quãng 4: B,E,A,D,G,C,F (ngược với dấu thăng) 75
  76. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Tìm Âm Thể Trưởng với Bộ khóa giáng Với bộ khóa giáng có 2 cách tìm : 1. Tính từ dấu giáng cuối cùng của bộ khóa: - Bộ khóa giáng: lấy dấu giáng cuối tăng lên một quãng 5, nếu trùng hợp với nốt kết bài hát, thì đó bài hát trưởng. Thí dụ: * Bài hát 1 giáng (B): Si tăng lên quãng 5 là FA. Nếu nốt kết bài là FA, thì bái hát đó là FA TRƯỞNG (F). * Bài hát 3 giáng (B,E,A): LA tăng quãng 5 là MI(b). Nếu nốt kết bài là Mi(b) Mi giáng trưởng (Eb Major) * Bài hát 6 giáng (B,E,A,D,G,C): DO tăng quãng 5 là SOL(b). Nếu nốt cuối là SOL(b) Gb trưởng. Bài hát với bộ khóa là dấu giáng. Si tính lên quãng 5 là FA. Nếu nốt kết bài là FA, thì bái hát đó là FA TRƯỞNG (F). Bài hát ở FA trưởng 76
  77. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Bài hát ở RÊ thứ - Từ dấu giáng cuối của bộ khóa tính lên một quãng 3. Nếu trùng hợp với nốt cuối của bài hát, thì bài hát ở thể THỨ với tên là tên của nốt cuối bài hát. 2. Tính từ dấu giáng cuối cùng của bộ khóa: Dành cho thể Trưởng và những bộ khóa từ 2 dấu giáng trở lên. Tăng lên quãng 5 chính là dấu giáng áp chót. Nhìn vào dấu giáng áp chót của bộ khóa. - Dấu giáng áp chót của bộ khóa cùng tên với nốt cuối của bài hát thì bài hát ở thể TRƯỞNG là tên của nốt cuối bài hát. Bài hát ở Eb trưởng * Bài hát 3 giáng (B,E,A): LA tăng quãng 5 là MI(b). Nốt kết bài là Mi(b), Bài hát này là Mi giáng trưởng (Eb) - Càng nhiều thăng hay giáng thì càng khó xướng âm và khó đánh đàn. - Phần lớn các bài hát đều viết tối đa là 4 dấu hoá. 77
  78. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Hệ Thống Thăng - Giáng trên Khoá Sol và Khoá Fa - Âm giai Trưởng - Âm giai Thứ 78
  79. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Hợp Âm (Chord) Hợp âm gồm có 3 nốt (triad ) chồng chất lên theo thứ tự dưới lên cách nhau một quãng 3: a. Nốt dưới cùng gọi là Nốt Nền (root), nốt này là tên của hợp âm. b. Nốt kế tiếp là nốt bậc 3 (third) - cách nốt nền một quãng 3. c. Nốt trên cùng là nốt bậc 5 (fifth) - cách nốt nền một quãng 5. - Tên của hợp âm căn bản là tên của nốt Nền (root) và đặc tính (trưởng, thứ, vv.) của hợp âm đó. - Có 4 loại hợp âm căn bản: Trưởng, Thứ, Tăng và Giảm. Do Trưởng (C) Do Thứ (Cm) Do tăng (C+) Do giảm (C°) Ký hiệu viết tắt của các hợp âm căn bản (triad): Trưởng: viết hoa. Thí dụ, đô trưởng: C Thứ: viết tên hoa, thêm chữ "m" hoặc thêm dấu "-". Thí dụ, đô thứ: Cm hoặc C- Tăng: viết tên hoa, thêm dấu "+" hoặc chữ "aug" Thí dụ, đô tăng: C+ hoặc Caug Giảm: viết tên hoa, thêm dấu "°" hoặc chữ "dim" Thí dụ, đô giảm: C° hoặc Cdim 79
  80. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Âm sắc của các hợp âm: a. Hợp âm Trưởng: Nghe đầy đủ, tươi sáng Nghe hùng mạnh, vươn lên Vững vàng (vì được xây dựng trên quãng 5 hoàn toàn (perfect fifth) b. Hợp âm Thứ: Nghe mang mác, nhẹ nhàng. Nghe buồn sầu, u ám Vững vàng (vì được xây dựng trên quãng 5 hoàn toàn (perfect fifth) c. Hợp âm Tăng: Nghe hơi sáng qúa, đến nỗi cảm thấy hơi khó nghe. Không vững vàng d. Hợp âm Giảm: Nghe yếu đuối, thiếu vắng Không vững vàng * Các hợp âm trong âm giai Do Trưởng Nhận xét : - Ba Hợp âm Trưởng C – F – G có 3 hợp âm Thứ tương ứng là : Am – Dm – Em I - - - vi : C - - - Am IV- - - iì : F - - - Dm V- - - iii : G - - - Em - Ngoài ra có hợp âm vii giảm : Bdim - Ba hợp âm C-F-G (Do – Fa – Sol) giữ vai trò quan trọng nhất. 80
  81. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến - Các hợp âm trong âm giai La Thứ - Các hợp âm trong âm giai Do Thứ Tự nhiên với 3 dấu giáng : Si –Mi - La - Các hợp âm trong âm giai Do Thứ hoà điệu - Các hợp âm trong âm giai Do Thứ giai điệu Chu Kỳ Quãng 5 và Hợp Âm Tương ứng 81
  82. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến - Vòng ngoài là các hợp âm Trưởng - Vòng trong là những hợp âm Thứ tương ứng Bảng Tóm Tắt Hợp Âm Do Trưởng và Ba Loại Hợp Âm Thứ Các Thể Của Hợp Âm : Thể nền - Thể Ðảo 82
  83. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến I I6 I6/4 I I6 I6/4 I I6 I6/4 I I6 I6/4 Cách viết Hợp Âm ở Thể Ðảo 1 và Thể Ðảo 2 - Hợp âm thuận Thể nền Thể đảo 1 Thể đảo 2 1. Thể nền : Cma : Do – Mi – Sol 2. Thể đảo 1 : Cma/E : Mi – Sol - Do 3. Thể đảo 2 : Cma/G : Sol – Do - Mi Hợp Âm 7th (Seventh chords) Thêm vào hợp âm căn bản một quãng 3 nữa là có hợp âm 7 . Gọi là hợp âm 7 vì từ nốt nền đến nốt thứ tư là quãng 7 . Nốt quãng 3 thêm vào có thể là Trưởng hoặc Thứ 83
  84. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến C7 : Do- Mi- Sol- Sib CMaj7 : Do- Mi- Sol- Si Cm7 : Do-Mib- Sol-Sib Cdim7 hoặc Cº7 : Do-Mib-Solb-Sibb 84
  85. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Cm7b5 : Do- Mib-Solb-Sib Các Loại Hợp âm 7 trong Âm giai Trưởng Số Hợp Thêm Hợp Âm 7 Các nốt của Viết tắt Âm vào Hợp âm 1 Trưởng M3 Major 7 C-E-G-B CMaj7, hoặc CM7 2 Trưởng m3 Dominant 7 C-E-G-Bb C7 3 Thứ M3 Minor/Major7 A-C-E-G# Am/M7 4 Thứ m3 Minor7 A-C-E-G Am7 5 Giảm M3 Half B-D-F-A Bm7b5, hoặc Bø diminished7 hoặc Minor 7b5 6 Giảm m3 Diminished 7 B-D-F-Ab Bdim7, hoặc Bº7 7 Tăng m3 Augmented 7 C-E-G#-B CAug7, C+7, CM7#5 Âm giai Do7 với các hợp âm 7 : - Hợp âm I : CM7 = Do Trưởng 7 - Hợp âm ii : Dm7 = Re Thứ 7 - Hợp âm iii : Em7 = Mi Thứ 7 - Hợp âm IV : FM7 = Fa Trưởng 7 - Hợp âm V : G7 = Sol 7 át âm - Hợp âm vi : Am7 = La Thứ 7 - Hợp âm : Bº7 = Si giảm 7 85
  86. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Hợp âm căn bản với quãng 7 Trưởng hoặc Thứ Hợp âm 7 trong các loại âm giai Thứ: Âm Giai I II III IV V VI VII (la) (si) (do) (re) (mi) (fa) (sol) Natural Am7 Bm7b5 CM7 Dm7 Em7 FM7 G7 Harmonic Am/M7 Bm7b5 CM7#5 Dm7 E7 FM7 G#dim7 Melodic Am/M7 Bm7 CM7#5 D7 E7 F#m7b5 G#m7b5 86
  87. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Bảng tổng kết Các Hợp âm 7 trong Âm giai Thứ. Dưới đây là sự hình thành của các hợp âm 7 trong âm giai thứ Bậc của âm giai Hợp âm Quãng 7 Hợp âm Tên 7th i Am m3 Am7 minor 7th i Am M3 (har) Am/M7 minor - major 7th iidim Bdim M3 B7b5 half diminished ii (melodic) Bm m3 Bm7 minor 7th III C M3 CM7 major 7th IIIaug Caug m3 C-maj7#5 augmented 7th (harmonic) iv Dm m3 Dm7 minor 7th IV (melodic) D m3 D7 dominant 7 v Em m3 Em7 minor 7 V (harmonic) E m3 E7 dominant VI F M3 FM7 major 7 #VIdim F#dim M3 F#min7b5 half diminished (melodic) VII G m3 G7 dominant 7th #Vii-dim (har) G#dim m3 G#dim7 diminished 7th #Vii-dim (har) G#dim M3 (mel) G#min7b5 half diminished Cách viết Hợp Âm ở Thể Ðảo 1 và Thể Ðảo 2 - Hợp âm thuận Thể nền Thể đảo 1 Thể đảo 2 1. Thể nền : Cma : Do – Mi – Sol 2. Thể đảo 1 : Cma/E : Mi – Sol - Do 3. Thể đảo 2 : Cma7/G : Sol – Do - Mi 87
  88. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến - Hợp âm nghịch Thể nền Thể đảo 1 Thể đảo 2 Thể đảo 3 1. Thể nền : Cma 7 : Do – Mi – Sol – Si 2. Thể đảo 1 : Cma7/E : Mi – Sol - Si – Do 3. Thể đảo 2 : Cma7/G : Sol – Si – Do - Mi 4. Thể đảo 3 : Cma7/B : Si – Do – Mi - Sol Hợp âm 9 - Chồng thêm một nốt quãng 3 bên trên hợp âm quãng 7 là có hợp âm 9 Hay nói cách khác là chồng thêm vào hợp âm 7 một quãng 9 trưởng. C9 Hợp âm 11 - Chồng thêm một nốt quãng 3 bên trên hợp âm quãng 9 là có hợp âm 11 C11 Hợp âm 13 88
  89. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến - Chồng thêm một nốt quãng 3 bên trên hợp âm quãng 11 là có hợp âm 13 C13 Hợp âm Suspended a. Sus 2 Hợp âm "sus 2", thí dụ Csus2, gồm những nốt C - D - G. Chữ "sus" là viết tắt của "suspended" (ngưng lại) . Hợp âm sus2 cũng có thể gọi là hợp âm "add 2" hay "add 9". b. Sus 4 Khi người ta viết Csus thì chúng ta phải hiểu đó là Csus4. Nốt quãng 3 của hợp âm trưởng được thay thế bằng một nốt trên nó nửa cung. Thí dụ: C Major : C - E - G Csus4 : C - F - G Theo truyền thống, hợp âm Csus sẽ chuyển đến hợp âm C, tức là nốt "sus" sẽ trở về nốt bậc 3. Isus4 I sẽ có cảm giác như giải kết giáo đường (AMEN). Trong hoà âm, sự chuyển hợp âm của sus4 thường như sau: I IV Vsus4 V7 I 89
  90. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Trong thực hành khi chơi hợp âm sus, người ta chơi nốt nền ở tay trái và đánh hợp âm trưởng, 1 cung bên dưới nốt nền, ở tay phải. Thí dụ: Csus (gồm C - F - G) Tay trái: C Tay phải: hợp âm Bb (Bb - D - F) Thường thường hợp âm "sus" có thể thay thế cho hợp âm 7 (dominant 7). Thí dụ trong âm giai C trưởng, Gsus có thể thay thế cho G7, G9. Khi chơi "sus4", tránh chơi nốt bậc 3. Thí dụ Csus4, tránh chơi nốt Mi (E) . Người ta cũng viết Bb/C cho Csus. Khi chơi V7sus, chơi nốt bậc V ở tay trái và hợp âm IV ở tay phải (viết là IV/V) Slash: "IV/V" gọi là hợp âm "slash", có nghĩa là chơi hợp âm bên trên cái gạch xéo ("slash") và chơi một nốt Bass bên dưới. "F slash G" = hợp âm F với G ở Bass. Nhận Xét Hợp âm và Cách Ðọc Hợp âm 7 Hợp âm Viết tắt Các nốt trong Hợp âm F major major 7 FM7, FMaj7, F Major 7 F A C E F major minor 7 F7, also called 'dominant 7' F A C Eb F minor major 7 FmM7 F Ab C E F minor minor 7 Fm7, Fmin7, F minor 7 F Ab C Eb F diminished major 7 FdM7 F Ab Cb E F diminished minor 7 Fø7, Fm7b5 F Ab Cb Eb F augmented major 7 F+M7, FM7#5 F A C# E F augmented minor 7 F+7, F7#5 F A C# Eb F diminished 7 F°7, Fdim7 F Ab Cb Ebb 90
  91. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Hợp âm Tăng Hợp âm thuận trở thành hợp âm nghịch khi tăng bậc 5 lên nửa cung. - Nốt bậc 5 tăng lên1/2 cung trở thành nghịch, nên sau đó phải được giải nghịch bằng cách chuyển lên nốt kế tiếp 1/2 cung, nốt này gọi là nốt giải nghịch. - Hợp âm tăng ở bậc I chuyển tới bậc IV (Caug - F) - Hợp âm tăng ở bậc I chuyển tới bậc vi (Caug - Am) - Hợp âm tăng ở bậc I chuyển tới bậc ii (Caug - Dm) - Hợp âm tăng ở bậc IV chuyển tới bậc ii (Faug - Dm) 91
  92. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến - Hợp âm tăng ở bậc IV chuyển tới bậc V (Faug - G) - Hợp âm tăng ở bậc IV chuyển tới bậc VII (Faug - Bb) - Hợp âm tăng ở bậc V chuyển tới bậc I (Gaug - C) Vaug - V7 - I Vaug - V9 - V7 - I (vi) - Hợp âm tăng ở bậc VI chuyển tới bậc I (Aaug - C) Sau đây là một chuỗi Hợp âm Tăng Hợp âm Giảm - Một Hợp âm Thứ (Thuận) trở thành Hợp âm nghịch khi giảm nốt bậc 5 xuống 1/2 cung. Hợp âm nghịch phải được giải nghịch bằng cách chuyển nốt bậc 5 đến nốt kế tiếp thấp hơn 1/2 cung, nốt này gọi là nốt giải nghịch. 92
  93. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Dẫn chứng : - Ðược sử dụng ở Giải kết, Hợp âm bậc V dưới hình thức , Vdim, Vdim7, Vdim9 về bậc I. I - IV (vi) - Vdim - I - Hợp âm Giảm được sử dụng để chuyển thể sang Hợp âm khác có nốt giải nghịch. - Hai cách chuyển Hợp âm : a. Chuyển âm trực tiếp : C – F - Dm – G - C b. Chuyển âm được chuẩn bị bằng Hợp âm Giảm: C (Cdim) - F(Fdim) - Dm(Dmdim) - G (Gdim) – C Sau đây là một số Hợp âm Giảm - Hợp âm Trưởng Giảm - Hợp âm Thứ Giảm 93
  94. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Hợp âm 6 Trưởng - Hợp âm 6 Trưởng có 4 nốt, nốt nền và nốt thứ 4 cách nhau 1 quãng 6. - Hợp âm 6 có nốt bậc V và bậc VI cách nhau 1 quãng 2 Trưởng, nên Hợp âm 6 là Hợp âm nghịch. Dẫn chứng : - Âm thể Fa Trưởng : - Âm thể Do Trưởng : Sau đây là một số Hợp âm 6 Trưởng 94
  95. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Hợp âm 6 Thứ - Hợp âm Thứ cộng thêm nốt bậc 6, ta có Hợp âm 6 Thứ - Dùng ở bậc I để kết bài : - Hợp âm 6 Thứ dùng ở bậc IV (IVm6) a. Thông thường : I - IV - V7 - I b. Thay thế bằng IVm6 : I - IVm6—V7 - I c. Dùng làm hợp âm chuyển cung, chuyể n Thể C - Fm6 - A7 - Dm d. Hợp âm Fm6 được giải nghịch xuống các nốt của Hợp âm A7. Sau đây là một số Hợp âm 6 Thứ 95
  96. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Hợp Âm 7 (V7) - Dẫn chứng Hợp âm 7 có 4 nốt nhạc : Hợp âm Trưởng + quãng 7 Thứ - Hợp âm bậc V7 là hợp âm quan trọng trong các Giải kết (cadence) . Dẫn chứng 1 : . Dẫn chứng 2 : - Hợp âm bậc V7 là hợp âm dùng để chuyển Thể , chuyển cung: . Dẫn chứng 1 : . Dẫn chứng 2 : 96
  97. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến - Hợp âm bậc V7 thay vì về hợp âm bậc I lại tới hợp âm bậc vi là Giải kết lánh (Deceptive Cadence) dùng để kết câu, kết đoạn nhạc : C – G7 – Am . Dẫn chứng : Sau đây là một số Hợp âm 7 Hợp âm 7 Trưởng (Vmaj 7) Hợp âm 7 có 4 nốt nhạc : Hợp âm Trưởng + quãng 7 Trưởng Hợp âm 7 Trưởng (Vmaj 7) đ ể kết bài hát thay cho hợp âm thuận. - K ết bình thường Kết bằng hợp âm 7 Trưởng * C – G7 - C C – G7 – Cmaj7 * F – C7 – F F – C7 – Fmaj7 * G – D7 – G G – D7 – Gmaj7 97
  98. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến . Dẫn chứng 1 : . Dẫn chứng 2 : Sau đây là một số Hợp âm 7 Trưởng Hợp âm 7 Thứ (Vm7) Hợp âm 7 có 4 nốt nhạc : Hợp âm Thứ + quãng 7 Thứ - Hợp âm 7 Thứ (Vm7) thường được sử dụng làm hợp âm chuyể n cung, chuyển Thể. . Dẫn chứng 1 : 98
  99. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến . Dẫn chứng 2 : - Hợp âm 7 Thứ ở bậc V c ó thể dùng ở Giải kết : F - Dm7 - Am . Dẫn chứng : G – Dm7 - G Sau đây là một số Hợp âm 7 Thứ : Chi Tiết Các Loại Hợp Âm Do (C) 99
  100. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Cách Viết và Cách Ðọc các Hợp Âm Nghịch C major 7 Cmaj7 Cma7 CΔ or CΔ7 CM7 C minor 7 Cm7 Cmin7 C-7 C minor major 7 Cm maj7 Cmin ma7 C - Δ7 C - C half diminished Cø7 Cm7 b5 Cmin7 b5 C diminished (7) Co (7) C dim (7) C7 C7 C9 C9 C11 C11 Gm7/C C7 suspended 4th C7 sus4 C13 C13 C7 augmented C7 + C7 aug C7+5 C7 flat 5th C7 b5 C7 -5 C7 #11 C7 #11 C7 +11 C7 flat 9th C7 b9 C7 -9 C7 sharpened 9th C7 #9 C7 +9 C7 flat 10th C7 b10 C7 -10 C7 flat 9th flat 13th C7 b9 b13 C7 alt C7 flat 10th flat 13th C7 b10 b13 C7 alt C13 sharp 11th C13 #11 C13 +11 - Có mấy ký hiệu có thể gây hiểu lầm giữa loại này với loại khác - Ký hiệu hình tam giác như CM7 = chỉ nên viết khi gấp rút thôi, vì dễ gây lầm với Co (7). - Chữ M viết hoa ở hợp âm major 7 cũng dễ bị lẫn lộn. - Nghiên cứu kỹ bảng tóm tắt trên để biết nhiều cách viết một hợp âm 100
  101. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Những Nốt Ngoại Hợp Âm (Non-harmonic Tones) - Ngoại Hợp âm là những nốt không nằm trong hợp âm, dùng để tô điểm nét nhạc cho trôi chảy, dễ hát. Nốt Fa không có trong hợp âm Do - Ngoại hợp âm có thể nằm ở đầu phách (accented) hoặc ở trong phách (unaccented) 3. Nốt Qua (Passing Tones = PT) Nốt Qua là những nốt đi lên hoặc đi xuống liền bậc giữa hai hợp âm 101
  102. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 4. Nốt Thêu (Neighboring Tones = NT) Nốt Thêu (neighboring tone) là nốt đi lên hoặc đi xuống rồi trở lại vị trí trước. 5. Nốt Nhấn (Appoggiatura = App.) Nốt Nhấn (Appoggiatura) là nốt nhảy xa rồi đi xuống liền bậc tới nốt của hợp âm kế tiếp. 6. Nốt Thoát âm (Escape Tones = ET) Nốt Thoát (Escape tone) là nốt lên hay xuống liền bậc rồi nhảy c ách bậ c tới nốt của hợp âm kế tiếp 102
  103. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 7. Nốt Hoãn âm (Retardation = Ret.) Nốt Hoãn (retardation) là nốt của hợp âm trước được giữ lại hợp âm sau rồi mới đi lên. 8. Nốt Treo (Suspension = Sus) Nốt Treo (Suspension)là nốt của hợp âm trước được giữ lại và đi xuống gọi là Nốt Treo (Suspension) 9. Nốt Tiền âm (Anticipation = Ant.) Nốt Tiền âm (Anticipation) là nốt đi lên hay đi xuống liền bậc ở phách yếu và cùng cao độ với hợp âm sau 103
  104. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 10. Lưu âm (Pedal Point) Lưu âm (Pedal Point) là nốt của hợp âm trước được giữ lại ngân dài trong khi các nốt khác vẫn chuyển động theo hợp âm 11. Nốt Ðổi âm (Changing Tones = CT) Nốt Ðổi (Changing tones) là nhóm nốt trong đó có 2 nốt ngoại hợp âm đi lên hay đi xuống liền bậc, sau đó nhảy ngược chiều rồi trở về nốt cũ. - Ði lên liền bậc : - Ði xuống liền bậc : 104
  105. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 12. Nốt Ngoại hợp âm trong câu nhạc dưới - Nốt Fa là Nốt Thêu (Neighboring tone) - Nốt La là Nốt Thoát âm (Escape tone) - Khi hòa âm có thể bỏ nốt quãng 5 như trong hợp âm có nốt Thoát âm, hợp âm C7 thiếu nốt Sol, chỉ có nốt nền (Do), nốt quãng 3 (Mi) và nốt quãng 7 (Si), không có nốt quãng 5 (Sol) : Do – Mi – Sib – (La) Bảng Tóm Tắt Các Nốt Ngoại Hợp Âm 105
  106. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Nhận xét Biến Khúc số XIII của Beethoven . Biến khúc này có nhiều nốt Qua và nốt Thêu . Riêng nốt Do ở ô nhịp 7 là nốt nhấn âm (Appoggiatura) Nhận xét Tấu Khúc SONATA của Mozart 106
  107. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Giải Kết (Cadence) Giải kết là cách chấm câu trong âm nhạc. Nghiên cứu các giải kết sau : 1. Toàn kết (Perfect Cadence in C major) a. Cấu trúc : Liên kết hợp âm bậc V và hợp âm bậc I với các điều kiện : - Hai hợp âm đều ở thể nền - Bè trên cùng là nốt chủ âm - Hợp âm I ở phách mạnh. b. Công dụng Toàn kết dùng để kết đoạn, kết bài nhạc. 2. Bán kết (Haft Cadence) a. Cấu trúc : Liên kết hợp âm bậc I, ii, iii, IV, vi với hợp âm bậc V b. Công dụng : Bán kết dùng để kết phân câu, phân đoạn. 107
  108. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến c. Bán kết ở cuối câu nhạc 3. Sơ kết (Imperfect Authentic Cadence =IAC) a. Cấu trúc : Liên kết hợp âm bậc V với hợp âm bậc I ở thể đảo Hoặc hợp âm bậc I có nốt trên cùng không về chủ âm Hoặc các hợp âm bậc IV, V7 Hoặc cũng có khi liên kết hợp âm V7 với hợp âm iii b. Công dụng : Dùng để kết chi câu, câu, đoạn. 108
  109. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 4. Lánh kết (Deceptive Cadence) : a. Cấu trúc :Liên kết hợp âm V với hợp âm vi cho cảm giác lơ lửng chưa kết thúc. b. Công dụng : Lánh kết dùng để kết câu nhạc ở giữa bài. c. Kết lánh dùng ở cuối đoạn nhạc. 5. Bình kết (Plagal Cadence in C major) a. Cấu trúc : Liên kết hợp âm bậc IV với hợp âm bậc I . Hợp âm IV ở thể nền hoặc thể đảo 2 . Hợp âm I ở thể nền. b. Công dụng : Dùng để kết bài nhạc. 109
  110. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Chuyển Hợp Âm (Chord Progressions) - Ðể chuyển và đặt hợp âm một cách hợp lý và có hiệu quả, cần phải hiểu thấu đáo về Quãng nhạc, Âm giai, Hợp âm và Giải kết. 1. Lấy hợp âm tiêu biểu là Do : Ký hiệu Tên gọi Giải thích Hợp âm 2 nốt C5, C(no3), C(omit3) Ðô 5 Hợp âm 2 nốt: C - G Hợp âm 3 nốt C Ðô trưởng C - E - G C b5 Ðô trưởng giảm C - E - Gb Cm hay C- Ðô thứ C - Eb - G C, Cdim, Cm b5 Ðô giảm C - Eb - Gb C+ hay Caug Ðô tăng C - E - G# Csus2 Ðô sus2, vì quãng 3 hạ xuống C - D - G 1 cung, nên không phải Trưởng cũng không phải Thứ Csus4 Ðô sus4, vì quãng 3 tăng lên 1 C - F - G cung, nên không phải Trưởng cũng không phải Thứ Hợp âm 4 nốt Cmi2, Cmi(add2) Ðô Thứ cộng 2 C – D – Eb - G Cmi4, Cmi(add4) Ðô Thứ cộng 4 C – Eb – F - G C2, C(add2) Ðô Trưởng cộng 2 C – D – E - G C4, C(add4) Ðô Trưởng cộng 4 C – E – F - G C6 Ðô 6 C - E - G - A C7 Ðô 7 (dominant) C - E - G - Bb CM7 Ðô trưởng 7 C - E - G - B C7+, C+7 Ðô augmented (minor) 7 C - E – G# - Bb Cmaj7+, C+maj7 Ðô augmented major 7 C - E – G# - B Cm7, Cmi7, Cmim7 Ðô thứ 7 C - Eb - G - Bb Cdim7 Ðô diminished 7 C - Eb - Gb - Bbb (A) D/A D slash A Hợp âm D, bass note ở A. C add9 C add 9 C - E - G - D * Gọi là dominant seventh chord khi thêm quãng 7 Thứ vào Hợp âm Trưởng 110
  111. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 2. Sự mạnh yếu của các hợp âm - Sự mạnh yếu của các hợp âm trong âm giai trưởng. Lấy Hợp âm Do tiêu biểu : a. Hợp âm bậc I (C) quan trọng nhất vì có nốt chủ âm. b. Hợp âm bậc V (G) quan trọng thứ nhì, vì có nốt nền là át âm. Hợp âm này giữ vai trò chủ chốt trong mấy giải kết, như Perfect cadence, Imperfect cadence, Haft cadence c. Hợp âm bậc IV (F) rất mạnh, hợp âm này được dùng trong giải kết giáo đường (Plagal cadence) d. Hợp âm bậc vi (Am) nhẹ nhàng là hợp âm tương ứng của hợp âm Chủ âm Do e. Hợp âm bậc ii có mức quan trọng gần như hợp âm bậc V nhưng nhẹ nhàng hơn. f. Hợp âm bậc iii yếu nhất trong âm giai, thường đứng trước hợp âm bậc vi dưới hình thức III hoặc III7. 3. Chọn Hợp Âm Chọn hợp âm cho đúng và hay là một nghệ thuật đòi hỏi phải có kiến thức âm nhạc phong phú và giầu kinh nghiệm. Dưới đây là mấy nguyên tắc căn bản : a. Sử dụng 3 hợp âm chính cho một bài hát, đó là hợp âm I, IV và V. Ba hợp âm này nếu sử dụng đúng chỗ và hợp lý cũng đã tạm đủ và hay rồi. b. Bên cạnh đó sử dụng thêm những hợp âm phụ để thay đổi mầu sắc và để diễn tả những cảm xúc vui buồn khác nhau. c. Ngoài ra còn được sử dụng những hợp âm tăng, hợp âm giảm. d. Nên sử dụng hợp âm thuận ở những vị trí chính như đầu bài, đầu câu, cuối câu. e. Hợp âm nghịch cũng được sử dụng để tạo cảm giác thúc đẩy, ước ao trước khi về hợp âm chính. Nhất là ở Giải kết, hợp âm V7 luôn đứng trước hợp âm chủ. C – Dm – G7 – C C – Dm – Em – F – G7 – C A – F#m – Bm – E7 - A D - Bm - Em – A7 - D Am –Dm – E7 - Am Dm –Gm – A7 – Dm 111
  112. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 4. Cách Tiến Hành Của Hợp âm thuận (Common Chord Progressions) * Trưởng Âm giai Trưởng Chọn hợp âm Do làm tiêu chuẩn I - ii - IV - I C - Dm - F - C I – ii – V – I C – Dm – G - C I - IV - V - I C - F - G - C I - vi - IV - I C - Am - F - C I - vi - ii - V - I C - Am - Dm - G - C I - vi - IV - I C - Am - F - C I - ii - IV - V - I C - Dm - F - G - C I - ii - iii - IV - V - I C - Dm - Em - F - G - C I - IV - iii – ii - V - I C - F - Em – Dm - G - C I - IV - iii – vi – ii - V - I C - F - Em – Am – Dm - G - C I - vi - IV - V - I C - Am - F - G - C . Các hợp âm V, vi, ii và iii thường chuyển sang hợp âm 7 * Thứ Âm giai Thứ Chọn hợp âm La Thứ làm tiêu chuẩn i - iv - V - i Am - Dm - E - Am i – IV– VI - V – i Am – Dm – F – E - Am i - III - iv - i Am - C - Dm - Am i - III - V - i Am - C - E - Am i - III - VI - V - i Am - C - F - E - Am i - III - iv - VII - i Am - C - Dm - G - Am i - VI - V - i Am - F - E - Am i - VII - VI - V - i Am - G - F - E - Am 112
  113. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Phân Tích Diễn Tiến Bước Ði Của Các Hợp Âm * Hợp âm Trưởng a. Cần hợp âm trở về hợp âm chủ I để tạo Giải kết. b. Dùng hợp âm V – I hoặc – I c. Chọn hợp âm chuyể n đến hợp âm V : theo chuyển tiến chu kỳ quãng 5 thì chọn hợp âm ii : ii– V. d. Chọn hợp âm chuyể n đến hợp âm : theo chuyển tiến chu kỳ quãng 5 thì chọn hợp âm IV : IV – e. Chọn hợp âm chuyể n đến hợp âm IV : theo chuyển tiến chu kỳ quãng 5 thì chọn hợp âm bậc I : I - IV f. Chọn hợp âm chuyể n đến hợp âm ii : theo chuyển tiến chu kỳ quãng 5 thì chọn hợp âm bậc vi : vi – ii 113
  114. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến g. Chọn hợp âm chuyể n đến hợp âm vi : theo chuyển tiến chu kỳ quãng 5 thì chọn hợp âm bậc iii : iii – vi h. Hợp âm át âm (Dominant chord) là hợp âm bậc V. Hợp âm bậc vii cũng có vai trò tương tự, được công nhận là Hợp âm át âm (Dominant chord) i. Hợp âm bậc ii và bậc IV đi trước V và vii0 được gọi là tiền át âm (Predominant) j. Theo biểu đồ dưới hợp âm vii0 về iii là mạnh nhất. - Lấy hợp âm Do Trưởng là chủ âm, các hợp âm tiến hành như sau : Em Am Dm G C Em C F B0 C * Hợp âm Thứ - Biểu đồ Tiến hành của hợp âm Thứ cũng tương tự như của hợp âm Trưởng. - Chỉ có một vài thay đổi chính là chuyển tới hợp âm bậc III không phải là hợp âm 7 giảm (vii0) mà là VII Trưởng (VII). - Chuyển tới hợp âm VII là hợp âm iv Thứ trong chu kỳ tiến hành. 114
  115. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Chuyển Ðộng nốt nền (Root motion) của Hợp Âm - Xuống quãng 3 : C - Am Chuyển động nốt nền (Root Motion) là chuyển động nốt nền của hợp âm này sang nốt nền của hợp âm khác. . Dùng hợp âm I và hợp âm vi của Do Trưởng (C Major) . Nốt nền của hợp âm bậc I là Do (C) . Nốt nền của hợp âm bậc vi là La (A) . Chuyển động nốt nền của bậc I và vi là xuống quãng 3 (down a third) : Ðố – La - Lên quãng 6 : C - Am . Hoặc lên quãng 6 (up a sixth) : Ð ồ - La 115
  116. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến - Lên quãng 2 và xuống quãng 7 : F - G Hợp âm bậc IV ở thể đảo 1 chuyển tới hợp âm bậc V Nốt nền của hợp âm bậc IV là Fa (F) Nốt nền của hợp âm bậc V là Sol (G) Chuyển động nốt nền của bậc IV và V là lên quãng 2 (up a second) Hoặc xuống quãng 7 ( down a seventh) - Lên quãng 4 : C - F Nốt nền của hợp âm bậc I là Do (C) Nốt nền của hợp âm bậc IV là Fa (F) Chuyển động nốt nền của bậc I và IV là lên quãng 4 (up a fourth) - Xuống quãng 5 : Dm - G Nốt nền của hợp âm bậc ii là Re (D) Nốt nền của hợp âm bậc V là Sol (G) 116
  117. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Chuyển động nốt nền của bậc ii và V là xuống q. 5 (down a fifth) - Xuống quãng 5 : Em - Am Nốt nền của hợp âm bậc iii là Mi (E) Nốt nền của hợp âm bậc vi là La (A) Chuyển động nốt nền của bậc iii và vi là xuống quãng 5 (down a fifth) : Mi - La - Lên quãng 4 : F – Bdim Nốt nền của hợp âm bậc IV là Fa (F) Nốt nền của hợp âm bậc vii là Si (B) Chuyển động nốt nền của bậc IV và vii là lên quãng 4 (up a fourth) Hợp âm ở thể đảo 1 : Re - Si – Re - Fa Nhận xét cách tiến hành của một chuỗi hợp âm ở Do Trưởng : 117
  118. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Hợp âm bậc I tới IV rồi tới : C – F - Bdim Từ hợp âm bậc chuyển tới iii rồi tới vi : Bdim – Em - Am Từ hợp âm bậc vi chuyển tới ii rồi tới V và cuối cùng tới hợp âm bậc I : vi – ii – V – I Nhận xét cách Chuyển hợp âm của một chuỗi hợp âm ở Do Thứ : Hợp âm bậc i tới iv rồi tới VII : C – Fm - Bb Từ hợp âm bậc VII chuyển tới III rồi tới VI : Bb – E - A Từ hợp âm bậc VI chuyển tới ii0 rồi tới V và cuối cùng tới hợp âm bậc I : VI – iv – VII – III – VI - ii0 – V - i Các hợp âm chuyển theo chu kỳ quãng 4, quãng 5 Các hợp âm chuyển xuống quãng 5 : Fa-Do, Si-Mi, La-Re, Sol-Do Các hợp âm chuyển lên quãng 4 : Fa-Si, Mi-La, Re-Sol. Biểu Ðồ Tổng Kết Chuyển Hợp âm Trưởng Thứ 118
  119. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Ðặt Hợp Âm Vị trí đặt hợp âm : - Ở đầu trưòng canh - Ở những nốt nhạc có trường độ dài - Ở những chỗ đảo phách - Ở mỗi phách khi đoạn nhạc chậm rãi - Ðối với nhịp 4/4 : có thể đặt ở phách 1, 3 119
  120. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến - Ở mỗi phách khi đoạn nhạc chậm rãi 120
  121. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến - Ở đầu trưòng canh Chuỗi Ngọc Vàng Kinh Phạm Ðức Huyến 121
  122. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Áp Dụng Chu Kỳ Quãng 5 Trong Việc Chuyển Cung 122
  123. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Cánh Hoa Tuyệt Vời Traàm Höông 123
  124. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 124
  125. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến - Ở những chỗ đảo phách 125
  126. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến - Ðối với nhịp 2/4 : có thể đặt ở phách 1 và phách 2 126
  127. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến - Ðối với nhịp 6/8 : có thể đặt ở phách 1 và phách 2 127
  128. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến - Ðối với nhịp 3/4 : có thể đặt ở phách 1,2 và 3 128
  129. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến - Ðặt hợp âm vào mỗi phách mạnh Bông Hồng Dâng Mẹ Phanxicoâ 129
  130. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 130
  131. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Cất Tiếng Hòa Ca 131
  132. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 132
  133. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Con Chỉ Là Tạo Vật 133
  134. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Ca Dao Mẹ Dịu Hiền 134
  135. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 135
  136. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Khúc Ca Dâng Mẹ 136
  137. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Tiếng Nhạc Oai Hùng 137
  138. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 138
  139. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 139
  140. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Hang Bê-Lem Hải Linh 140
  141. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 141
  142. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 142
  143. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Ca Khúc Trầm Hương 143
  144. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 144
  145. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Ðồng Cỏ Tươi H ùng L ân 145
  146. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 146
  147. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Lắng Nghe Lời Chúa Nguy ễn Duy 147
  148. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Xin Vâng 148
  149. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Bờ Ðá Xanh Tạ Tội 149
  150. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Ave Maria 150
  151. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Ave Maria Franz Schubert 151
  152. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến I Heard It Through The Grapevine Norman J.WhitfielD – Barrett Strong 152
  153. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 153
  154. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 154
  155. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Love Story 155
  156. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 156
  157. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Winter Night Song 157
  158. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 158
  159. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Show Me The Way 159
  160. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 160
  161. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 161
  162. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 162
  163. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến You and I 163
  164. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 164
  165. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến Flower Song From Carmen George Bizet 165
  166. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 166
  167. Nhạc Lý Diễn Giải - Phạm Ðức Huyến 167