Nhận định các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ logistics tại cảng biển ở Thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh biến động toàn cầu

pdf 10 trang Gia Huy 18/05/2022 2550
Bạn đang xem tài liệu "Nhận định các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ logistics tại cảng biển ở Thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh biến động toàn cầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhan_dinh_cac_nhan_to_anh_huong_den_dich_vu_logistics_tai_ca.pdf

Nội dung text: Nhận định các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ logistics tại cảng biển ở Thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh biến động toàn cầu

  1. NHẬN ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CẢNG BIỂN Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỘNG TOÀN CẦU Trần Hoa Phượng1 – Văn Công Vũ2 Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận chung về dịch vụ logistics tại cảng biển, bài viết sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp nguồn dữ liệu thứ cấp để nhận định những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ logistics tại cảng biển ở thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh biến động toàn cầu. Từ đó, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp để kiểm soát và đón đầu những tác động đến từ các nhân tố ảnh hưởng. Các giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở các chủ thể tham gia vào dịch vụ logistics cảng biển: cơ quan quản lý nhà nước; doanh nghiệp dịch vụ logistics cảng biển; cơ sở đào tạo và người lao động tham gia dịch vụ. Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng; logistics; cảng biển; Đà Nẵng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh biến động toàn cầu, dịch vụ logistics tại cảng biển ở thành phố Đà Nẵng chịu tác động bởi nhiều nhân tố. Bên cạnh các tác động lớn của quá trình hội nhập quốc tế, sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA trong năm 2020, dịch vụ logistics tại cảng biển ở thành phố Đà Nẵng chịu sự tác động mạnh mẽ của dịch bệnh mang tính toàn cầu – dịch bệnh Covid–19. Do đó, trước những biến động ngày càng phức tạp mang tính toàn cầu, việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ logistics tại cảng biển ở thành phố Đà Nẵng để từ đó đón đầu sự tác động và có giải pháp khắc phục những biến động mang tính tiêu cực là yêu cầu hết sức cần thiết. Thời gian qua, có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về phát triển dịch vụ Logistics và dịch vụ logistics cảng biển như: A supply chain assessment of logistics development drivers of South Eastern Nigeria của Chinedum Onyemechi (2019); Logistics management requirements and logistics performance efficiency: the role of logistics management practices – evidence from Egypt của Hend Medhat Amin; Tamer Mohamed Shahwan (2020); Xu hướng phát triển Logistics tại Việt Nam trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của Phạm Hồng Nhung (2019); Hội thảo Khoa học Quốc tế (2019) “Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống Logistics quốc gia và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ”. Các công trình cho thấy những kết quả nghiên cứu mới, chuyên sâu về các giải pháp khoa học và công nghệ trong phát triển dịch vụ Logistics. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ logistics tại cảng biển ở thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh biến động toàn cầu. Để giải quyết vấn đề nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp nguồn dữ liệu thứ cấp, thao tác ứng dụng trên thiết bị di động 1 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 2 Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng. Email: vuvc@due.edu.vn. 369
  2. 2. NỘI DUNG 2.1. Một số vấn đề lý luận về dịch vụ logistics cảng biển 2.1.1. Khái niệm dịch vụ logistics cảng biển Điều 233, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gis-tíc” [7]. Định nghĩa dịch vụ logistics của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 đã khẳng định dịch vụ logistics là một hoạt động thương mại và đi sâu giải thích một cách cụ thể về các công việc trong dịch vụ logistics. Xét trong phạm vi cảng biển, giữa dịch vụ logistics và cảng biển có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, cảng biển là nơi diễn ra dịch vụ logistics và dịch vụ logistics là hoạt động giúp duy trì và phát triển về quy mô, cũng như chất lượng cảng biển. Như vậy: Dịch vụ logistics cảng biển là khái niệm dùng để mô tả những hoạt động thương mại tại cảng biển, được thực hiện nhằm tổ chức, quản lý dòng vận chuyển hàng hóa là nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm và thành phẩm với mục đích cung ứng cho chuỗi các hoạt động sản xuất và đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng thông qua quá trình phân phối, lưu thông hàng hóa. Như vậy, dịch vụ logistics cảng biển là một chuỗi các hoạt động liên tục liên quan chặt chẽ với nhau, sự tương tác giữa các khâu dịch vụ được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống thông qua các bước nghiên cứu, lập kế hoạch, tổ chức, quản lý và thực hiện kiểm tra, kiểm soát. 2.1.2. Vai trò của dịch vụ logistics cảng biển Dịch vụ logistics cảng biển có vai trò to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và quốc gia, đặc biệt, với các chủ thể tham gia dịch vụ logistics cảng biển, vai trò của nó còn thể hiện một cách rõ ràng và cụ thể. Nhìn chung, dịch vụ logistics cảng biển có những vai trò chủ yếu như sau: Thứ nhất, dịch vụ logistics cảng biển giúp mở rộng quy mô kinh tế, đồng thời mở rộng thị trường kinh doanh, vai trò này thể hiện rõ nhất là thông qua các cảng biển đặc biệt và cảng biển loại I. Thứ hai, dịch vụ logistics cảng biển kết nối quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa qua cảng, tiết kiệm tối đa về chi phí trong hoạt động lưu thông, phân phối, rút ngắn thời gian chu chuyển của nguồn vốn. Thứ ba, dịch vụ logistics cảng biển có vai trò quan trọng trong vấn đề đảm bảo tính chính xác về thời gian, địa điểm trong vận chuyển và giao nhận hàng hóa thông qua cảng biển. Thứ tư, dịch vụ logistics cảng biển phát triển góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, gia tăng sức cạnh tranh và sự đầu tư của doanh nghiệp. Thứ năm, dịch vụ logistics cảng biển phát triển đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đáp ứng về số lượng và chất lượng trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, dịch vụ logisitics cảng biển là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về kinh tế, an ninh, quốc phòng trên biển và thông qua cảng biển. 2.1.3. Các loại hình dịch vụ logistics cảng biển Hiện nay, tại các cảng biển ở mỗi quốc gia và địa phương, có các loại hình dịch vụ logistics phục 370
  3. vụ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, các cảng biển có quy mô vừa và lớn thường có các loại hình dịch vụ logistics như sau: Một là, dịch vụ vận tải hàng hải. Hai là, dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa. Ba là, dịch vụ bốc xếp hàng hóa. Bốn là, một số dịch vụ bổ trợ. Tại các cảng biển, có nhiều dịch vụ bổ trợ cho hoạt động logistics như lai dắt, hỗ trợ tàu tại cảng; thực hiện các thủ tục hải quan; cung ứng xăng dầu; sửa chữa phương tiện vận tải 2.2. Tiềm năng phát triển dịch vụ logistics cảng biển ở thành phố Đà Nẵng 2.2.1. Về điều kiện tự nhiên Đà Nẵng là địa phương có điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics cảng biển. Thành phố Đà Nẵng nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít có sự biến động [9]. Đà Nẵng nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam với diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2 [1]. Theo các mặt tiếp giáp, phía bắc thành phố Đà Nẵng giáp với tỉnh Thừa Thiên – Huế, phía tây và phía nam giáp với tỉnh Quảng Nam, phía đông thành phố giáp với Biển Đông. Đà Nẵng có Vịnh Đà Nẵng là một vùng nước sâu ôm sát đất liền, cùng với bán đảo Sơn Trà tạo thành một thế vòng cung, vô cùng thuận lợi để xây dựng các cảng biển. Xét về tổng thể địa giới trên bản đồ đất nước, thành phố Đà Nẵng vừa giữ vị trí nằm giữa tọa độ trung chuyển Bắc – Nam của đất nước, vừa là bàn đạp hướng ra biển Đông của các tỉnh khu vực Tây Nguyên và các quốc gia lân cận như Lào, Thái Lan, đông bắc Campuchia. Do đó, dòng lưu chuyển hàng hóa Bắc – Nam và hàng hóa từ các quốc gia Lào, Thái Lan, Campuchia đến các quốc gia Đông Bắc Á lựa chọn Đà Nẵng là nơi trung chuyển, quá cảnh là vô cùng hợp lý. Thành phố Đà Nẵng còn là tâm điểm của các di sản văn hóa thế giới, như Đô thị cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn về hướng nam; Cố đô Huế, Phong Nha – Kẻ Bàng về phía bắc, đây là một trong những điều kiện để xây dựng hệ thông giao thông kết nối đồng bộ với các địa phương lân cận và kết nối với các tỉnh Tây Nguyên qua Quốc lộ 14B [8]. Về phía cảng cá Thọ Quang, ngư dân thành phố và các tỉnh lân cận khu vực miền Trung – Tây Nguyên ưu tiên lựa chọn cảng cá Thọ Quang để hoạt động, bốc dỡ hàng hóa và tiếp nhận dịch vụ hậu cần nghề cá để phục vụ cho nhu cầu ra khơi đánh bắt hải sản bởi nhiều lý do về vị trí địa lý của cảng cá Thọ Quang như: Gần ngư trường biển Hoàng Sa, cửa ngõ ra vào cảng vô cùng dễ dàng và thuận lợi, bên cạnh đó là trung tâm tiêu thụ của khu vực miền Trung nên thị trường và khả năng tiêu thụ lớn 2.2.2. Về điều kiện kinh tế – xã hội Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương, có lợi thế rất lớn để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển dịch vụ logistics cảng biển. Những năm gần đây, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tăng trường đều qua các năm. Theo thống kê của Cục thống kê thành phố Đà Nẵng, năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tính tăng 6,47% so với năm 2018. Tính trong năm 2019, số liệu cập nhật đến ngày 15/12/2019, thành phố Đà Nẵng đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 5.267 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện, trong đó có một lượng lớn doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ logistics. Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài và giải ngân nguồn vốn FDI đạt được những kết quả ấn tượng, năm 2019, với chủ đề là “Năm tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư”, thu hút đầu tư nước ngoài đạt 132 dự án với vốn đăng ký mới và tăng thêm, giá trị mua cổ phần và vốn đầu tư thực 371
  4. hiện ở phía đối tác nước ngoài đều tăng mạnh [4]. Tình hình an sinh xã hội của thành phố được quan tâm thực hiện hiệu quả. Hiện nay, thành phố Đà Nẵng được biết đến là đầu mối giao thông quan trọng cả về đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không, là động lực và là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Một số yếu tố hạ tầng cơ sở trọng yếu phục vụ cho dịch vụ logistics cảng biển như: Thứ nhất, về hệ thống cảng biển ở Đà Nẵng: Cảng Đà Nẵng là cảng loại I, được xây dựng tại vị trí bên trong vịnh Đà Nẵng với diện tích 12km2 [2], đây là một cảng tổng hợp container, hàng hóa và du lịch quốc tế trọng điểm ở khu vực miền Trung, đồng thời thực hiện chuyển hàng quá cảnh của một số vùng thuộc Lào, Thái Lan hay Myanmar trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC). Cảng Đà Nẵng hiện tại bao gồm khu cảng chính là khu bến cảng Tiên Sa, các khu bến cảng còn lại là khu bến cảng Thọ Quang và khu bến cảng Liên Chiểu. Thứ hai, về hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông thành phố Đà Nẵng tương đối phát triển cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Thứ ba, về hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ: Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua đã có những bước tiến vượt bậc và toàn diện. Năm 2019, với số điểm 0,8654/1 điểm trong bảng Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông Việt Nam (Việt Nam ICT Index), Đà Nẵng đã đứng đầu bảng xếp hạng trong khối các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Hạ tầng viễn thông công cộng của thành phố Đà Nẵng cũng được đánh giá cao với đường kết nối internet quốc tế thông qua đường cáp quang biển (SMW3, APG) cùng đường truyền trên đất liền có tổng dung lượng lên đến 2.500 Gbps [3]. Về nguồn nhân lực thành phố Đà Nẵng: Dân số trung bình của thành phố Đà Nẵng năm 2019 ước đạt 1.141,1 nghìn người với năng suất lao động xã hội tăng đều qua các năm [4]. Đây là điều kiện quan trọng để đảm bảo về số lượng và chất lượng dịch vụ logistics cảng biển ở thành phố Đà Nẵng. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ logistics tại cảng biển ở thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh biến động toàn cầu Dịch vụ logistics cảng biển cũng giống như các lĩnh vực kinh tế khác trong nền kinh tế, để vận động và phát triển thì cũng chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Đặc biệt, trong bối cảnh biến động toàn cầu, các nhân tố ảnh hưởng có sự mới mẻ, đa dạng hơn với sức tác động mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và sự mở rộng quy mô của dịch vụ logistics cảng biển, trong đó tác giả tổng hợp thành 05 nhân tố chính như sau: – Thứ nhất, điều kiện tự nhiên (bao gồm cả các yếu tố về thiên tai, dịch bệnh). Mỗi địa phương khác nhau sẽ có điều kiện về vị trí địa lý và khí hậu khác nhau, điều này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của dịch vụ logistics cảng biển. Vị thế địa lý thuận lợi, điều kiện thời tiết, khí hậu ổn định là nhân tố giúp cho các hoạt động dịch vụ logistics cảng biển diễn ra bình thường và năng động. Điều kiện tự nhiên của địa phương là một trong những cơ sở quan trọng để khách hàng và doanh nghiệp lựa chọn hàng hóa và loại hình dịch vụ kinh doanh phù hợp. Thành phố Đà Nẵng nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, thời gian gần đây, những cơn bão lớn sau khi đi vào Biển Đông, thường có ảnh hưởng trực tiếp vào miền Trung Việt Nam, kéo theo đó là những cơn lũ lịch sử sau bão là điều khó tránh khỏi. Bão, lũ lớn gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng giao thông khu vực và trang thiết bị tại cảng, gây khó khăn trong quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa. Trong năm 2020, bên cạnh việc chịu tác động mạnh mẽ của đợt dịch bệnh Covid–19 lần thứ nhất, Đà Nẵng là thành phố bủng nổ dịch 372
  5. bệnh Covid–19 lần thứ 2 tại Việt Nam. Điều này gây trở ngại lớn đối với dịch vụ logistics tại cảng biển ở thành phố Đà Nẵng. Người lao động tại cảng biển của thành phố tuân thủ lệnh cách ly tại nhà theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời công tác khử khuẩn cơ sở kinh doanh dịch vụ logistics cảng biển ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hoạt động của tàu thuyền và các loại hình dịch vụ tại kho bãi, cầu tàu của cảng biển. – Thứ hai, sự phát triển và tăng trưởng về chất lượng và quy mô sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế trong nước và thế giới, nhất là trong thương mại và vận chuyển xuyên quốc gia. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm ở trong nước và quốc tế ở mức cao, cùng với sự phát triển toàn diện của các ngành, đặc biệt là lĩnh vực thương mại quốc tế chính là yếu tố quan trọng và là cơ hội cho các dịch vụ logistics cảng biển phát triển, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cảng biển mở rộng quy mô sản xuất và sản phẩm dịch vụ logistics ngày càng được cải thiện về chất lượng, đa dạng về phương thức phục vụ. – Thứ ba, cơ chế, chính sách của trung ương và chính quyền địa phương cùng các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Cơ chế, chính sách của trung ương và chính quyền địa phương cùng với các Hiệp định thương mại ngày càng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của dịch vụ logistics cảng biển. Nếu cơ chế, chính sách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của quốc gia và địa phương thì đây sẽ là hành lang pháp lý vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi để các loại hình dịch vụ logistics cảng biển phát triển đồng bộ. Ngược lại, những sai lầm từ cơ chế, chính sách sẽ gây ra những tác động tiêu cực vô cùng lớn và kìm hãm sự mở rộng, phát triển của dịch vụ logistics cảng biển. Các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam với các khu vực và các nước đối tác vừa mang lại nhiều thời cơ, nhưng cũng đưa dịch vụ logistics nói chung và dịch vụ logistics cảng biển quốc gia nói riêng đối mặt với không ít những thách thức lớn. Trong đó có thể kể đến những thời cơ về triển vọng thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài với công nghệ và phương pháp quản trị hiện đại, tiên tiến cùng những thách thức và sức ép về môi trường cạnh tranh đối với các doanh nghiệp và nguồn nhân lực trong nước. Hiệp định thương mại CPTPP hay EVFTA được xem là cao tốc đưa hàng hóa Việt Nam sang thị trường châu Âu và khu vực Thái Bình Dương. Do đó, đây là động lực lớn thúc đẩy sự phát triển năng động của dịch vụ logistics cảng biển tại thành phố Đà Nẵng thông qua việc xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường quốc tế và ngược lại. – Thứ tư, cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển của dịch vụ logistics cảng biển trong hội nhập quốc tế. Hệ thống cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng không thể thiếu, là nền tảng để dịch vụ logistics cảng biển. Hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản như giao thông vận tải (hệ thống đường bộ, hệ thống đường sắt, hệ thống đường biển, cảng biển, hệ thống đường thủy nội địa, hệ thống đường hàng không ) cùng với hệ thống các trung tâm logistics và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ logistics có sự ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển dịch vụ logistics cảng biển. Dịch vụ logistics cảng biển chỉ có thể mở rộng quy mô và chất lượng dịch vụ khi hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư cải thiện, nâng cấp và phát triển theo xu hướng mới. Đặc biệt, trước bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu, việc tiếp thu và kế thừa những thành tựu khoa học – công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là vấn đề quan trọng hàng đầu, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ logistics cảng biển. Công nghệ số là yếu tố góp phần cải tiến phương tiện, đơn giản hóa quá trình vận hành, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng về thủ tục, thời gian, địa điểm với mức chi phí tối ưu nhất. Logistics trong thời đại công nghệ số sẽ hướng đến sự hợp nhất về mặt công nghệ, xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học, mang lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực. Các thành tựu trong tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối internet vạn vật và các công cụ hiện đại 373
  6. hóa sẽ thay đổi toàn bộ viễn cảnh của hệ thống kho bãi và phân phối hàng hóa, tăng cường kết nối những thiết bị vận tải hàng hóa và nhiều thiết bị (thậm chí là tất cả các thiết bị) với mạng internet. Khi khoa học công nghệ phát triển và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, làm cho danh mục các sản phẩm dịch vụ được mở rộng, xuất hiện nhiều sản phẩm mới, có tính sáng tạo cao, cùng với đó là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cũng gia tăng nhanh chóng về số lượng. Một số công nghệ, ứng dụng được kỳ vọng sẽ sử dụng một cách rộng rãi và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động dịch vụ logistics cảng biển như: Hệ thống quản lý kho bãi (warehouse management system – WMS), khả năng cung cấp báo cáo và công cụ theo dõi toàn bộ chuỗi logistics (reporting and visibility tools) và khả năng kết nối dữ liệu (EDI/Web–based EDI) cùng với những công nghệ tiên tiến như công nghệ định vị bằng sóng radio (radio frequency indentification – RFID), quét mã vạch và quản lý đơn hàng [5]. – Thứ năm, nguồn nhân lực phục vụ phát triển dịch vụ logistics cảng biển trong hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và quá trình hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN, nhân lực nước ngoài có nhiều điều kiện gia nhập vào thị trường sức lao động trong nước, nhân lực dịch vụ logistics cảng biển ở thành phố Đà Nẵng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nguồn nhân lực chất lượng cao của quốc tế. Mặt khác, trong thời đại nền kinh tế số, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm luôn giữ vai trò quan trọng và có ảnh hưởng quyết định tới sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và sự phát triển cụ thể của các ngành kinh tế. Do vậy, đối với dịch vụ logistics cảng biển ở thành phố Đà Nẵng, nguồn nhân lực chất lượng cao có đóng góp quan trọng trong việc hoạch định, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả các hoạt động của hệ thống logistics cảng biển. Đặc biệt, nguồn nhân lực trẻ cùng với những đổi mới, sáng tạo mang tính đột phá trong từng khâu và tổng thể cả quá trình hoạt động sẽ có đóng góp lớn trong việc đáp ứng được tính chất công việc và yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để có thể đạt được mục tiêu trong việc phát triển dịch vụ logistics cảng biển trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và đáp ứng nhu cầu của thị trường, cần nghiêm túc nhận thức một cách đầy đủ đối với vấn đề đào tạo nhân lực dịch vụ logistics, nhất là ở chương trình đào tạo đại học. Trong bối cảnh biến động toàn cầu, để dịch vụ logistics cảng biển hoạt động thuận lợi và tăng trưởng ổn định, cần nắm vững những nhân tố ảnh hưởng để có sự tác động, điều tiết phù hợp với từng nhân tố. Như vậy, phải có sự vào cuộc và phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người lao động trong việc xác định và điều tiết các nhân tố ảnh hưởng một cách đồng bộ và linh động gắn với tình hình thực tiễn của mỗi cảng biển. 2.4. Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại cảng biển ở thành phố Đà Nẵng trong bối cảnh biến động toàn cầu 2.4.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho thị trường và hoạt động dịch vụ logistics cảng biển ở thành phố Đà Nẵng. Trước mắt, luật hóa các cam kết quốc tế (CPTPP, EVFTA, FTA thế hệ mới ) trong lĩnh vực logistics để bao quát toàn diện các dịch vụ logistics khi hội nhập. Cần rà soát để sửa đổi và bổ sung kịp thời các chính sách phát triển các loại hình dịch vụ logistics cảng biển. Thúc đẩy hoàn thiện thị trường logistics quốc gia, khuyến khích thu hút đầu tư, xã hội hóa nguồn lực cho phát triển dịch vụ logistics. Hỗ trợ các điều kiện về đất đai, tín dụng, đào tạo, khoa học công nghệ để nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics. Cần tạo cơ hội phát triển những tập đoàn logistics mạnh có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong 374
  7. nước và quốc tế, đặc biệt là kỹ năng quản lý hiện đại, kiến thức pháp luật quốc tế, năng lực đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp trên thị trường logistics quốc tế Khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong kinh doanh dịch vụ logistics bằng các chính sách cụ thể, quan tâm đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin (gồm mạng lưới công nghệ thông tin phục vụ sản xuất, kinh doanh, trao đổi dữ liệu điện tử, hệ thống internet ) giúp đảm bảo thúc đẩy sự phát triển bền vững cho hoạt động logistics. Về phía Hiệp hội logistics, cần có kế hoạch đề nghị Chính phủ và các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương Đà Nẵng tài trợ, hỗ trợ, quan tâm trong xây dựng và hoạch định chính sách có tính định hướng, liên quan đến ngành logistics, đặc biệt là logistics cảng biển. Thực hiện các văn bản dưới luật nhằm hiện thực hóa Bộ luật thương mại, chương về dịch vụ logistics. Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước. Phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các tổ chức phi Chính phủ khác để có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên. Hợp tác với các tổ chức đào tạo nước ngoài tiến hành các khóa đào tạo dựa trên thực tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, huấn luyện nhân lực về dịch vụ logistics. Hình thành một số trung tâm nghiên cứu chuyên sâu về dịch vụ logistics nhằm nghiên cứu, nắm bắt các xu hướng, công nghệ tiên tiến về dịch vụ logistics, triển khai ứng dụng vào thực tế nhanh chóng và hiệu quả. 2.4.2. Đối với doanh nghiệp dịch vụ logistics Doanh nghiệp dịch vụ logistics cảng biển ở thành phố Đà Nẵng cần nỗ lực trong nâng cao hiệu quả, giảm chi phí dịch vụ logistics của doanh nghiệp. Phát triển dịch vụ logistics cảng biển mang tính bền vững trên cả 3 trụ cột: kinh tế – xã hội – môi trường. Tổ chức và khai thác tốt diện tích kho, bãi; nâng cao chất lượng thực hiện dịch vụ tại kho, bãi; thanh lý các tài sản cố định sử dụng không hiệu quả Tăng cường công tác quản lý, điều hành, chuẩn hóa các quy trình vận hành sản xuất, khuyến khích công tác cải tiến theo hướng hiện đại nhằm tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian, chi phí. Tiếp tục nâng cao đời sống, thu nhập cho người lao động, cải tiến môi trường làm việc để cảng Đà Nẵng luôn là môi trường hấp dẫn, nâng cao tính sáng tạo, cống hiến và gắn bó với người lao động. Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp với người lao động và thực hiện nghĩa vụ phát triển kinh tế – xã hội của thành phố. Đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp và mở rộng hệ thống kho bãi, các trang thiết bị bốc xếp, vận chuyển chuyên dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác. Để nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ logistics cảng biển, các doanh nghiệp logistics tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cần nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh thông qua việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp logistics. Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng thông tin logistics, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu ứng dụng, đào tạo, chuyển giao công nghệ cho các hệ thống tự động hóa ứng dụng trong quản lý vận tải, kho hàng, trung tâm phân phối, trung tâm ICD, sàn giao dịch vận tải đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị, điều hành, tác nghiệp của doanh nghiệp. Kết hợp vận tải đa phương tiện, vận tải hàng hóa giữa chiều đi và chiều về một cách hiệu quả nhằm giảm thiểu tỷ lệ các chuyến xe/tàu chạy rỗng. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả giới thiệu ứng dụng LOGIVAN, đây là một giải pháp điển hình giải quyết tình trạng xe rỗng chiều về. 375
  8. Hình 1. Giao diện của ứng dụng LOGIVAN – Chủ hàng và LOGIVAN – Chủ xe Nguồn: Tác giả thao tác Nghiên cứu chiến lược phát triển nguồn nhân lực, tiếp tục áp dụng BSC–KPI vào quản lý điều hành tại cảng, các công việc quản trị theo mục tiêu, theo quy trình đều được chuyển hóa thành KPI giao cho các phòng, ban, đơn vị và đến từng nhân viên. Trong thời gian chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid–19, doanh nghiệp nên có kế hoạch đầu tư triển khai nhanh các dự án trọng điểm nhằm gia tăng khả năng bốc xếp, lưu kho bãi đáp ứng được sự gia tăng của hàng hóa qua cảng. 2.4.3. Đối với cơ sở đào tạo nhân lực phục vụ phát triển dịch vụ logistics Các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp Logistic cần có những cam kết trong việc đảm bảo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp nếu đáp ứng những yêu cầu được thể hiện chi tiết trong cam kết. Hiện nay, các cơ sở đào tạo đa phần thiếu cơ sở vật chất, thiết bị học tập phục vụ cho sinh viên chuyên ngành tiếp cận với các mô hình vận tải, quản lý kho bãi, quản lý bốc xếp hàng hóa Do đó, cơ sở đào tạo cần đầu tư trang thiết bị học tập, hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình học tập. Thường xuyên có sự phối hợp trong việc xây dựng chương trình đào tạo giữa nhà trường và các doanh nghiệp Logistics, thông qua sự phối hợp này, chương trình đào tạo của trường sẽ luôn được bổ sung, cập nhật kịp thời. Việc xây dựng chương trình và phương pháp đào tạo gắn với thực tiễn là vô cùng cần thiết. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên. Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng dạy là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của chương trình đào tạo. Một số cơ sở đào tạo hiện nay đã và đang thành lập Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp, theo đó những Trung tâm này có vai trò hết sức quan trọng trong việc hợp tác, kết nối giữa nhà trường và các doanh nghiệp trên địa bàn. Với mô hình này, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp của Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng là một ví dụ điển hình. Cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần hợp tác trao đổi trong các hoạt động học thuật. Cơ sở đào tạo cần tổ chức các cuộc thi về khởi nghiệp, phát động phong trào, tạo cơ sở vững chắc để sinh viên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dịch vụ logistics. 2.4.4. Đối với người lao động Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa nhân lực trong nước và nước ngoài sau các chính sách tự do dịch chuyển lao động trong cộng đồng ASEAN, nguồn nhân lực dịch vụ logistics trong nước cần hướng đến việc nỗ lực học tập để trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường (yêu cầu của các doanh nghiệp trong 376
  9. và ngoài nước), đó là: có kiến thức: chuyên môn, kinh tế, tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc [6]. Ngay tại giảng đường, chính mỗi bản thân sinh viên cần phải có thái độ chủ động, tích cực học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng mềm như giao tiếp, công nghệ thông tin, ngoại ngữ Tại đơn vị thực tập, bản thân sinh viên cần phải tự nâng cao ý thức cá nhân và tận dụng thời gian thực tập để học hỏi và tích lũy những kỹ năng, kiến thức thực tế, trang bị cho hành trang nghề nghiệp tương lai. Nguồn nhân lực dịch vụ logistics cảng biển tại thành phố Đà Nẵng cần tận dụng tất cả các cơ hội tiếp xúc với doanh nghiệp, nhà tuyển dụng trong các ngày hội tuyển dụng của doanh nghiệp được các cơ sở đào tạo tổ chức hằng năm (Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng là một điển hình cho mô hình tổ chức ngày hội). Đối với những sinh viên có ý tưởng đột phá, sáng tạo liên quan đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ logistics cảng biển hoàn toàn có thể mạnh dạn khởi nghiệp, chủ động liên hệ với cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, nhà đầu tư để kêu gọi vốn, nhận ý kiến tham mưu trong quá trình khởi nghiệp về lĩnh vực dịch vụ logistics. 3. KẾT LUẬN Dịch vụ logistics tại cảng biển ở thành phố Đà Nẵng là loại hình dịch vụ đã và đang có tiềm năng lớn để phát triển hiệu quả, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung. Trong bối cảnh biến động toàn cầu, nhiều nhân tố lớn tác động đến quá trình hoạt động của dịch vụ logistics tại cảng biển ở thành phố Đà Nẵng như: điều kiện tự nhiên, thiên tai, dịch bệnh mang tính toàn cầu; sự phát triển và tăng trưởng về chất lượng và quy mô sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế trong nước và thế giới, nhất là trong thương mại và vận chuyển xuyên quốc gia; cơ chế, chính sách của trung ương và chính quyền địa phương cùng các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển của dịch vụ logistics cảng biển trong hội nhập quốc tế; nguồn nhân lực phục vụ phát triển dịch vụ logistics cảng biển trong hội nhập quốc tế. Do vậy, cần có sự nhận định chính xác và cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng trong bối cảnh biến động toàn cầu, từ đó tìm ra giải pháp đón đầu và kiểm soát tác động. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc và phối hợp của cả cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người lao động trong phát triển dịch vụ logistics cảng biển tại thành phố Đà Nẵng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng (2020), Vị trí địa lý, diện tích tự nhiên thành phố Đà Nẵng, truy cập tại trang n/gioi–thieu/chi–tiet?id=4544&_c=37. 2. Cổng Thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng (2019), Hệ thống cảng Đà Nẵng, tại trang n/web/guest/gioi–thieu/chi–tiet?id=38650&_c=39, truy cập ngày 08/12/2019. 3. Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng (2019), Hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông, tại trang n/chi–tiet?id=38657&_c=39, truy cập ngày 09/12/2019. 4. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2019), Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế – xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2019, Đà Nẵng, trang 3, 7, 8, 9, 11. 377
  10. 5. GS.TS.NGƯT. Đặng Đình Đào, TS. Nguyễn Minh Sơn (2011), Dịch vụ Logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Nguyễn Minh Quang, Văn Công Vũ (2020), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics thông qua việc kết nối cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp logistics, Tạp chí khoa học và công nghệ Trường Đại học Hùng Vương, Tập 18, số 1 (2020), tr.12–23 7. Quốc hội (14/06/2005), Luật Thương mại số 36/2005/QH11, Hà Nội 8. Lê Đức Thọ, Văn Công Vũ (2020), Phát triển dịch vụ logistics ở Đà Nẵng: Thực trạng và một số đề xuất, Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ, Hà Nội, số 08/2020, trang 55. 9. Văn Công Vũ, Lê Đức Thọ (2019), Chức năng kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của các chủ thể tham gia thị trường trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế: Thực trạng vận dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và bài học kinh nghiệm cho các địa phương khác, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Mối quan hệ giữa kinh tế với pháp luật và quản lý trong phát triển xã hội”, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 241. 378