Nhận rõ rào cản để vươn lên trong cạnh tranh

pdf 17 trang Gia Huy 2350
Bạn đang xem tài liệu "Nhận rõ rào cản để vươn lên trong cạnh tranh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhan_ro_rao_can_de_vuon_len_trong_canh_tranh.pdf

Nội dung text: Nhận rõ rào cản để vươn lên trong cạnh tranh

  1. NHẬN RÕ RÀO CẢN ĐỂ VƯƠN LÊN TRONG CẠNH TRANH GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái Viện Nghiên cứu Phát triển Việt Nam Tóm tắt Năm 2017 Việt Nam đã đạt được những thành tựu toàn diện và nổi bật. Toàn bộ 13/12 chỉ tiêu kế hoạch đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức, trong đó tốc độ tăng trưởng 6.81% là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 7-10 năm nay. Các chỉ số cạnh tranh toàn cầu từ môi trường đầu tư DB, đổi mới công nghệ toàn cầu GII, phát triển bền vững SDG và năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI đều được cải thiện mạnh mẽ. Đồng thời, khi phân tích một cách khách quan và toàn diện, có thể thấy vẫn tồn tại những yếu kém trong việc thực hiện chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên nhiều tiêu chí, sản phẩm, dịch vụ còn yếu kém. Nổi bật là những rào cản cho sự phát triển doanh nghiệp và khu vực tư nhân trong nước đang gây khó khăn cho sự phát triển dài hạn, khi đó là lực lượng chủ yếu tạo việc làm và của cải cho xã hội. Bài viết có mục đích phân tích kỹ các rào cản khu vực doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp cho năm 2018 và một số năm tiếp theo, nhất là đổi mới tư duy phát triển, thực hiện cải cách sâu rộng theo thị trường hội nhập và hiện đại, phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân, Từ khóa: Rào cản phát triển, cạnh tranh; cải cách 1. Kinh tế khởi sắc, nhƣng chất lƣợng phát triển chƣa cao: Khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc và tƣ nhân bị kìm hãm Năm 2017 đánh dấu bước phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam, tạo thêm thế và lực mới cho bước phát triển dài hạn. Tuy nhiên, khi phân tích sâu, có thể thấy các thành tựu này chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và kế hoạch đề ra về cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng thực hiện chưa đạt mục tiêu mong muốn. Các nhân tố phát triển theo chiều sâu còn chưa được tận dụng tốt. Cuộc kiểm kê rất kỳ công các nguồn lực phát triển cả nước do Tổng cục thống kê (TCTK) cùng các ngành các cấp tiến hành năm 2017 cho thấy, còn nhiều nguồn dự trữ to lớn (cả nhân lực, vật lực, tài chính và tài nguyên, cùng cơ hội phát triển) chưa được sử dụng hiệu quả, thích ứng với thể chế kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, dù mức tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 223
  2. 6,81% là một trong những bước phục hồi ấn tượng nhất trong nhiều năm qua. Con số tổng nguồn lực quốc gia lên tới 20 triệu tỷ hay là khoảng 1000 tỷ $ (dù còn cầu phối hợp, kiểm tra kiểm) chưa bao giờ được nhắc tới, vì việc chia ra nhiều khâu quản lý vừa chồng chéo, vừa lỏng lẻo. Xét về đóng góp của các các khu vực kinh tế (các thành phần kinh tế), có thể thấy các khu vực kinh tế đều chưa sử dụng tốt nguồn lực, còn chưa thu hút được hiệu quả nguồn lao động dồi dào trong điều kiện "cơ cấu dân số vàng", sử dụng chưa hiệu quả nguồn vốn đã tích lũy được và còn chưa tận dụng tốt các thành quả của tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) trong điều kiện hội nhập quốc tế. Biểu đồ bên dưới cho thấy thành quả tăng trưởng trung bình ngày càng giảm sút sau từng 10 năm. trong đó khu vực tư nhân tăng từ 11,93% (thời kỳ 2003-2010) xuống còn 7,5% (thời kỳ 2011-2015). Ba mươi năm trước, đổi mới đã mở đường cho khai thác sinh khí mới từ nền kinh tế "hàng hóa", kinh tế trong đó khu vực tư nhân được xem như nhân tố chính của nền kinh tế đã được thừa nhận, dù chưa công khai, hiểu "ngầm" do đã được "cởi trói". Chỉ riêng sự kiện từ nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn gạo, sau mấy tháng tự do hóa mua bán gạo đã xuất khẩu gạo quy mô lớn liên tục đã cho thấy tác động nhanh của kinh tế thị trường và khu vực tư nhân. Nhưng dường như "lực đẩy" do cải cách khởi động 30 năm trước đang hết dần lực tác động, do bối cảnh đã đổi thay rất nhiều. Cải cách "1" dựa vào cơ chế "cởi trói" không đủ lực 224
  3. đẩy mạnh phát triển trong điều kiện cần có cải cách “2” để “thiết kế hệ thống” mô hình tăng trưởng mới, mang tính động lực mạnh mẽ hơn. 2. Rào cản chủ yếu: Phân biệt đối xử khu vực tƣ nhân Hiện còn nhiều rào cản đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế và doanh nghiệp khu vực tư nhân, kìm hãm cải cách mới mạnh mẽ, hướng tới kiến tạo mô hình tăng trưởng mới, hiệu quả hơn, có sức cạnh tranh mạnh. Khu vực kinh tế Nhà nước và các DNNN chiếm giữ một khối lượng cực lớn tài sản và tài nguyên thiên nhiên, đang cố gắng tạo ra nhiều "quả đấm thép" nhưng lại có quá nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nghiêm trọng, với hàng loạt "đại án"1. Các DNNN đang nắm giữ phần quan trọng tài sản quốc gia, nhưng lại sử dụng chưa hiệu quả. Cần thấy rằng phải được hiểu khái niệm Tài sản quốc gia. Tài sản quốc gia theo nghĩa rộng bao gồm: (1) tài nguyên thiên nhiên của đất nước; (2) các loại tài sản được sản xuất ra và (3) nguồn vốn con người. Tài sản quốc gia theo nghĩa hẹp, là toàn bộ của cải vật chất do lao động sáng tạo của con người được tích lũy lại qua thời gian theo tiến trình lịch sử phát triển của đất nước. Theo cách phân loại của Liên Hợp Quốc, tài sản được sản xuất ra lại chia thành 9 loại: (1) công xưởng, nhà máy; (2) trụ sở cơ quan, trang thiết bị văn phòng; (3) máy móc thiết bị, phương tiện vận tải; (4) cơ sở hạ tầng; (5) tồn kho của tất cả các loại hàng hóa; (6) các công trình công cộng; (7) các công trình kiến trúc; (8) nhà ở và (9) các cơ sở quân sự. Dựa vào chức năng tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế, Nhóm thứ nhất gồm năm loại tài sản đầu được sử dụng làm phương tiện trực tiếp phục vụ quá trình sản xuất và được gọi là tài sản sản xuất. Trong đó bốn loại tài sản từ (1) đến (4) được gọi là tài sản cố định (vốn cố định), còn lại tài sản (5) được gọi là tài sản lưu động (vốn lưu động). Tuy nhiên, trên thực tế trong các loại hàng tồn kho, ngoài các loại nguyên, nhiên vật liệu dự trữ cho sản xuất còn có cả những giá trị tài sản cố định chưa lắp đặt và thành phẩm chưa tiêu thụ Các loại tài sản (6)-(9) thuộc Nhóm thứ hai đều có tính chất 1 Theo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế (như Ngân hàng Thế giới - WB), trị giá tài sản công của mỗi quốc gia thường bằng 4 lần GDP nước đó. Ở Việt Nam, việc định giá theo "nguyên giá" nên đã đánh giá tài sản bị sai sót nhiều. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nhà nước quản lý khối tài sản rất lớn, ước lượng với giá trị khoảng 600 tỷ USD và cả nước có thể lên tới 1000 tỷ $. Các ước lượng này cần minh xác và công bố chính thức rõ ràng để người dân cùng kiểm soát (xem khoi-tai-san-600-ty-usd-25097.html). Nhưng chỉ như vậy cũng đã cho thấy, sai số so với các công bố trước lớn hơn quá nhiều do bị bỏ sót. 225
  4. chung là không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, nên được gọi là tài sản phi sản xuất (vốn phi sản xuất), phục vụ gián tiếp sản xuất. Tài sản quốc gia là thuộc sở hữu toàn dân, nhưng chủ yếu lại được giao cho các DNNN trực tiếp quản lý và kinh doanh thiếu hiệu quả ( khong-the-theo-loi-phan-biet-doi-xu-1310544.htm). Đây là vấn đề cần phân tích mổ xẻ nghiêm túc. Về danh nghĩa, số DNNN với 100% vốn Nhà nước đã giảm mạnh, nhưng thực chất số vốn được cổ phần hóa và thoái khỏi các DNNN trước đây chỉ chiếm 8%, còn tới 92% vốn Nhà nước vẫn nằm trong các DNNN, với hàng loạt DNNN quy mô lớn làm ăn thiếu hiệu quả. Tổng vốn Nhà nước ở doanh nghiệp lên tới 5,4 triệu tỷ đồng3. Việc lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước là một giải pháp đang thực hiện, nhưng việc quản lý vốn Nhà nước nên nhấn mạnh hiệu quả kinh doanh vốn mà không để thất thoát như "thủ kho" liêm khiết. Với 5,4 triệu tỷ, vốn Nhà nước đang bao quát 240 doanh nghiệp, trong đó, có 103 doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 4 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ; 27 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ; 106 doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Do đó, nhu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp nhà nước và nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước với DNNN gắn bó với cải cách doanh nghiệp nói chung. Theo thống kê tiền tệ của NHNN vừa công bố, đến cuối tháng 6/2017, tổng tài sản của các tổ chức tín dụng vượt 9,2 triệu tỷ đồng ( hang-dat-hon-9-2-trieu-ty-dong/c/23798809.epi). Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn hiện ở mức 32,7%. Thông tin đáng lo ngại là, nhóm công ty tài 3 So với thống kê trước đó một tháng Chính phủ trình Quốc Hội với Tổng kiểm kê của Tổng cục Thống kê, sai số quá lớn: từ mức 1 triệu tỷ (trong báo cáo tháng 5 trình với số liệu cuối năm 2016 từ Bộ Tài chính) đã lên đến hơn 5 triệu tỷ (trong báo cáo sơ bộ tháng 5 của Tổng cục Thống kê/ Bộ KHĐT, xem Vì thế, trong năm 2018, KTNN cũng tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách, tiền, vốn, tài sản nhà nước năm 2017 tại hàng loạt tập đoàn, tổng công ty lớn như: Tổng công ty Sông Đà; Viglacera; Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam; Điện lực Việt Nam (EVN); Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Liên doanh Việt - Nga "Vietsovpetro"; Thép Việt Nam; Viễn thông Mobifone; Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); Bưu điện Việt Nam; Dược Việt Nam; Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott); Bảo hiểm Bảo Minh; Bảo Việt Nhân Thọ; Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam - Vinare; Vận tải Hà Nội; Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC; Đầu tư phát triển nhà Hà Nội (Handico); Becamex; Tổng công ty Khánh Việt (gồm cả kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi công bố giá trị cổ phần hóa doanh nghiệp); Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai; Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam. 226
  5. chính có tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn cao nhất với 42,38%. Tỷ lệ này ở ngân hàng thương mại Nhà nước là hơn 36,51% và ngân hàng thương mại cổ phần 36,26 %, cũng đang gây lo ngại. Doanh nghiệp FDI là của tư nhân nước ngoài nên dường như có thể “an toàn” hơn do đó đã được “ưu đãi” tràn lan, hơn h n tư nhân trong nước. Các doanh nghiệp FDI làm ra giá trị sản lượng lớn, nhưng phần lớn công nghệ thấp (chủ yếu dựa vào các ưu đãi đầu tư, lao động trẻ và giá rẻ), nên tuy chiếm tới hơn 70% giá trị xuất khẩu, hơn 50% giá trị công nghiệp, nhưng chỉ tạo ra 18%GDP. Vì được ưu đãi, các doanh nghiệp FDI dù “thua lỗ” nhiều năm vẫn đầu tư tiếp. Với nền tảng chính trị an toàn, theo JETRO, có tới gần 70% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có ý định “mở rộng hoạt động”, trong khi ở Philippines chỉ có 63,4%, Malaysia 51,3% và cao hơn rất nhiều so với Trung Quốc 4,3%. Tuy nhiên, doanh nghiệp FDI chưa phát huy hết các ưu đãi được Nhà nước dành cho, nói chung các doanh nghiệp FDI chưa hoàn thành thật tốt chức năng mà Nhà nước muốn doanh nghiệp FDI thực hiện là đóng góp vào phát triển và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ. Thêm vào đó, với tư cách là khu vực tư nhân, các doanh nghiệp FDI cũng gặp nhiều rào cản. Cơ quan hợp tác kinh tế Nhật Bản ở Việt Nam nêu 5 rào cản đối với doanh nghiệp Nhật như sau: (1) Chi phí nhân công tăng cao; (2) Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận dụng pháp luật không rõ ràng; (3) Cơ chế và thủ tục thuế phức tạp; (4) Khó tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện tại nước sở tại; (5) Rào cản ngôn ngữ. Đó là các rào cản thực tế với đối tác nước ngoài đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Trong thời kỳ tới, cần có những điều chỉnh cần thiết với khu vực FDI như kiến nghị dưới đây. Từ sau đổi mới cho đến hiện nay khu vực kinh tế tư nhân trong nước và doanh nghiệp ngoài Nhà nước làm ra gần 50% GDP và tận dụng lao động tại chỗ hơn h n các thành phần kinh tế khác, làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội. Rõ ràng, nền kinh tế thị trường đích thực phải có khu vực tư nhân, nhất là tư nhân trong nước làm nòng cốt. Nhưng thực tế, chính sách kinh tế đã dựa trên tư duy lạc hậu, kìm hãm dai d ng sự phát triển lớn mạnh của khu vực kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân. 227
  6. Khu vực kinh tế tƣ nhân trong nƣớc và DN ngoài Nhà nƣớc (nội địa) có vị trí quan trọng Đơn vị tính: % Thu nhập quốc 1976 1977 1978 1979 1980 1981 1982 dân sản xuất - Kinh tế XHCN 55,4 59,8 60,7 62,9 58,9 59,9 60,3 + Quốc doanh, 35,9 36,2 35,1 36,4 31,3 30,4 27,9 công tư hợp doanh + Tập thể 19,5 23,6 25,6 26,5 27,6 29,5 32,4 - Kinh tế tư nhân, 44,6 40,2 39,3 37,1 41,1 40,1 39,7 cá thể Nguồn: Niên giám Thống kê năm 1982, trang 66 Các doanh nghiệp và các khu vực kinh tế đóng góp vào GDP Đơn vị: % 2005 2010 2014 GDP khu vực nhà nước 38,40 33,46 31,87 GDP khu vực ngoài nhà nước 45,61 48,85 48,04 GDP khu vực FDI 15,99 17,69 20,09 % GDP của toàn bộ doanh nghiệp 55,4 58,5 (đã bỏ “thuế trừ trợ cấp”) Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) 29,3 28,8 Doanh nghiệp ngoài nhà nước 10,9 11,8 Doanh nghiệp FDI 15,2 17,9 Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2010-2014 228
  7. Số lƣợng doanh nghiệp biến động qua các năm 1995 2000 2005 2010 2014 Tổng số 33.536 42.288 113.352 279.360 402.326 - DNNN 6.310 5.759 4.086 3.281 3.048 - Doanh nghiệp tư nhân 18.243 20.548 35.001 48.007 49.222 - Công ty trách nhiệm hữu hạn 7.346 10.458 52.549 163.978 254.952 - Công ty cổ phần 165 757 11.647 56.767 83.551 - Doanh nghiệp FDI 1.525 3.697 7.248 11.046 Nguồn: Niên giám Thống kê năm 1995, trang 41; Kết quả điều tra sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2003, trang 89; giai đoạn 2004-2006, trang 37; giai đoạn 2010-2014, trang 49 Như vậy khu vực tư nhân trong nước làm ra nhiều của cải nhất, sử dụng nhiều lao động nhất dù tay nghề thấp, nhưng không được đối xử bình đẳng như DNNN "trụ cột" hay "ưu đãi thảm đỏ" dành cho FDI. Nguyên nhân của các rào cản này là tư duy cũ và bộ máy quản trị quan liêu. Tỷ trọng đóng góp vào GDP của các khu vực sở hữu Đơn vị: % 1996 2010 2013 Kinh tế nhà nước 36,7 33,5 32,2 Kinh tế ngoài nhà nước 47,2 48,8 48,2 + Kinh tế tập thể 6,3 5,2 5,1 + Kinh tế tư nhân 9,0 10,7 11,0 + Kinh tế hộ cá thể 31,9 32,9 32,1 Kinh tế FDI 16,1 17,7 19,6 Nguồn: Kinh tế tư nhân, một động lực cơ bản cho phát triển Tính chung trong nền kinh tế, sự đóng góp của các thành phần kinh tế cũng khác nhau. Đối với Khu vực kinh tế tư nhân trong nước đã có sự đóng góp khá ổn định, khoảng gần 50%GDP, nếu trừ đi thuế (không kể trợ cấp) thì đóng góp còn hơn 40%GDP. Đây là mức cao nhất so với các thành phần kinh tế Nhà nước hay đầu tư nước ngoài, thậm chí gần bằng cả hai khu vực kinh tế Nhà nước và 229
  8. đầu tư nước ngoài cộng lại trong nhiều năm. Thêm vào đó, hiệu quả kinh tế thấp: Đặc biệt, hiệu quả đồng vốn của các khu vực sở hữu đã thay đổi nhưng theo xu hướng giảm sút. Chỉ số ICOR của khu vực kinh tế nhà nước và khu vực FDI đều cao, riêng khu vực FDI có năm có chỉ số ICOR tăng cao bất thường cũng là dấu hiệu đáng báo động. Hệ số ICOR chung và theo các khu vực sở hữu Kinh tế nhà Khu vực ngoài Giai đoạn Toàn bộ Khu vực FDI nƣớc nhà nƣớc 2000-2006 4,92 7,17 3,01 4,95 2007-2012 7,09 9,30 3,89 14,42 2000-2012 6,12 8,20 3,54 10,10 Nguồn: Kinh tế tư nhân, một động lực cơ bản cho phát triển Theo đà phát triển của kinh tế, tỷ trọng đóng góp vào quy mô GDP của khu vực kinh tế nhà nước đã giảm, còn của khu vực tư nhân đã tăng lên. Năm 1996, khu vực kinh tế nhà nước (chủ yếu là DNNN) đóng góp 36,7% GDP, đến năm 2010 còn 33,5% GDP và năm 2015 là 28%. Khu vực FDI hiệu quả chưa cao, đóng góp 18% GDP, dù đang khống chế lĩnh vực xuất khẩu (72%) và công nghiệp (khoảng 50%). Dường như có vấn đề khi kinh tế nội địa bị “rỗng ruột”, hiệu quả của FDI và DNNN còn quá thấp. Khu vực tư nhân trong nước có đóng góp gần 50% GDP, cung cấp việc làm và các sản phẩm, dịch vụ cho nền kinh tế, nhưng năng suất lao động, lao động có tay nghề thấp, công nghệ kém. Các hạn chế này gây khó khăn cho chuyển dịch lao động nông nghiệp/nông thôn ra các lĩnh vực khác có năng suất cao hơn10. 10 Hệ số ICOR của một số nước trong khu vực 2001 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2013 Trung Quốc 4,56 4,55 6,40 Ấn Độ 4,92 5,49 7,31 Indonesia 5,31 4,48 4,64 Lào 3,31 4,02 2,59 Malaysia 13,38 0,63 5,40 Philippines 5,70 5,84 4,10 Việt Nam 4,88 6,96 6,99 Nguồn: Cơ sở dữ liệu các chỉ số phát triển thế giới của Ngân hàng Thế giới 230
  9. Đáng tiếc là, một thời gian dài, các quan điểm đổi mới trong nước còn chưa gắn kết chặt chẽ với các cam kết quốc tế đã được thực hiện từ nhiều năm qua, nhất là sau khi tham gia WTO năm 2007 đã hình thành bối cảnh phát triển mới. Trong một số lĩnh vực, cải cách còn tùy thuộc vào tư duy phát triển và năng lực của bộ máy, mà chưa căn cứ vào nhu cầu cạnh tranh toàn cầu của đất nước. Toàn cầu hóa trong cạnh tranh gay gắt và tác động của biến đổi khí hậu đòi hỏi có những chuyển đổi mạnh mẽ trong chính sách vĩ mô cũng như quản trị doanh nghiệp. Cần ghi nhận nỗ lực của Chính phủ như các nghị quyết 19-CP (từ 2014 đến 2017), Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 đã thể hiện tư duy mới về bình đ ng các loại hình doanh nghiệp, dù việc triển khai thực hiện trên thực tế còn nhiều khó khăn. Những chính sách gần đây của Chính phủ rõ ràng đã góp phần nâng những đóng góp của kinh tế tư nhân lên một tầm quan trọng hơn, xứng tầm với những giá trị nó tạo ra. Trên thực tế, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng có cơ hội và bình đ ng tiếp cận các nguồn lực xã hội như vốn, đất đai và thông tin cũng như có nhiều cơ hội mở rộng kết nối với kinh tế quốc tế. Đặc biệt là các văn bản hướng dẫn dưới luật thông thoáng, dễ hiểu và hầu hết các chính sách mới ban hành đều có góp ý từ phía doanh nghiệp tư nhân, những đối tượng chịu tác động chính. Tuy vậy, vẫn còn nhiều rào cản, nên khu vực doanh nghiệp tư nhân chỉ đóng góp 8% GDP, trong khi khối kinh tế hộ lại đóng góp 32% GDP, cho thấy còn nhiều rào cản thực tế đang kìm hãm NSLĐ khu vực tư nhân và toàn nền kinh tế. Nhiệm vụ nặng nề năm 2018, vƣợt qua rào cản Năm 2018 cần những nỗ lực mới. Sự cạnh tranh bình đ ng và công bằng cho các thành phần kinh tế cùng phát triển là điều mà các chuyên gia hay nhà quản lý khi đề cập đến rào cản với kinh tế tư nhân đều đặt ra. Tuy nhiên, việc xoá bỏ rào cản này đòi hỏi tư duy phát triển hiện đại và những quyết sách mạnh mẽ từ Chính phủ. Đó không đơn giản chỉ là việc thay đổi chính sách mà còn là những hành động cụ thể từ chính những người thực thi chính sách Một chính sách có tốt đến đâu nhưng người trực tiếp thực thi không hành động tích cực cũng là rào cản của nền kinh tế. Cả nước kỳ vọng vào một Chính phủ kiến tạo, liêm chính và hành động, để chính sách không chỉ nằm trên giấy, để những quyết tâm không chỉ là những hô hào tại các hội nghị, hội thảo Cả nước ghi nhận các 231
  10. chính sách của Chính phủ đều hướng đến việc hỗ trợ cho thị trường phát triển minh bạch và bền vững, làm lợi cho doanh nghiệp. Thông thường, quản lý vốn của kinh tế tư nhân hiệu quả hơn do có gắn lợi ích. Trong một số ngành, kinh tế tư nhân có thể lớn mạnh, làm chủ những ngành hàng lĩnh vực như thực tế đã có. Với những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân thời gian qua, có thể kh ng định, kinh tế tư nhân chính là động lực quan trọng của nền kinh tế. Đó là cơ sở để Chính phủ có những thay đổi mạnh mẽ về chính sách, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Ngay như việc Nhà nước đẩy mạnh thoái vốn ra khỏi các lĩnh vực kinh doanh độc quyền, thế mạnh trước kia để tăng quyền tiếp cận cơ hội kinh doanh cho khu vực tư nhân. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nhận ra 3 rào cản với doanh nghiệp là gánh nặng chi phí, thời gian tuân thủ các quy định pháp luật, rủi ro pháp lý và độ an toàn trong kinh doanh. Để giải quyết được cả 3 rào cản này cần sự chung tay không chỉ ở Chính phủ mà ở cả xã hội. Rào cản lớn nhất với doanh nghiệp tư nhân hiện nay là ở các quy định về thủ tục hành chính và con người thực hiện các thủ tục đó đang trói các doanh nghiệp trước các cơ hội phát triển. Có lẽ, trong đổi mới thể chế, yếu tố minh bạch và tinh thần phục vụ của bộ máy chính quyền là điều tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển vững mạnh. Dù hiện nay quy mô của đa số doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam còn nhỏ nhưng với những thay đổi, kiến tạo từ chính sách quản lý nhà nước sẽ hình thành những tập đoàn lớn trong tương lai không xa. Chúng ta phải xác định kinh tế tư nhân là chủ thể quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện đại, nếu không có khu vực kinh tế tư nhân thì sẽ không có nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó. Chính phủ phải hành động để biến chủ trương thành các chính sách cụ thể để kinh tế tư nhân phát triển. Nếu các thị trường được hình thành và vận hành một cách hoàn chỉnh hơn, sức bật của kinh tế tư nhân sẽ rất lớn. Môi trường kinh doanh là một vấn đề quan trọng bậc nhất để kinh tế tư nhân phát triển. Mặc dầu vậy, các doanh nghiệp tư nhân, dù to hay nhỏ, vẫn chỉ sản xuất 8% GDP so với 32% của kinh tế hộ, đó là một sự thật cần có đột phá mạnh mẽ mới mong có chuyển biến mạnh, mà không chỉ tăng số lượng doanh nghiệp như một số người nghĩ. Trong điều kiện mới, các doanh nghiệp tư nhân muốn có tiếng nói, chúng ta cần tạo một không gian để các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có cơ hội cất lên tiếng nói về những khó khăn, thách thức, cũng như cơ hội mà giới doanh nghiệp tư nhân đã và đang phải đối mặt. Đó là nơi có thể tạo nên những cuộc đối thoại chính sách một cách công khai, mang tính xây dựng, có trách nhiệm và tích 232
  11. cực với cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phương. Từ đó đưa ra những chính sách sát với thực tế, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân cần thấy trách nhiệm của mình, tự đánh giá, đưa ra những khuyến nghị về chính sách và thực thi mà doanh nghiệp mong nhận được cơ quan quản lý nhà nước thực hiện. Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng vào một Chính phủ hành động, chỉ có hành động mới thay đổi được những rào cản hiện nay. Tin tưởng với những kiến tạo từ Chính phủ, khu vực kinh tế tư nhân cũng sẽ có động lực để phát triển ngày càng lớn mạnh và kéo theo nền kinh tế Việt Nam sẽ vẫn tiếp đà tăng trưởng tốt. Việt Nam vẫn cần chính sách mang tính động lực, đột phá. Do đó, phải xác định vị thế của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu trong tương lai. Xác định lĩnh vực nào thực sự là thế mạnh của Việt Nam để có thể cạnh tranh với các nền kinh tế khác. Từ đó sẽ đề ra những chính sách ưu tiên cho lĩnh vực thế mạnh và đưa điều đó trở thành mục tiêu quốc gia. Các doanh nghiệp cũng từ đó mà xây dựng các chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp với mục tiêu quốc gia. Kinh tế tư nhân phát triển nhanh và lành mạnh dứt khoát sẽ đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Lành mạnh có nghĩa là không bị méo mó, có thực lực, sản xuất sản phẩm có chất lượng, cạnh tranh tích cực, hoạt động tuân thủ pháp luật. Tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển ở tất cả các ngành và lĩnh vực mà pháp luật không cấm chính là tạo ra cơ hội và môi trường hành chính lành mạnh cho người dân dễ dàng và thuận lợi tham gia sản xuất kinh doanh. Dân có quyền làm những việc pháp luật không cấm, hãy tin dân, hỗ trợ dân bằng chính sách hiệu quả, bảo vệ người làm ăn chân chính. Để xây dựng một quốc gia có nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế dứt khoát phải khơi dậy tư duy sáng tạo, giải phóng sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân. Nghiên cứu nền kinh tế của các quốc gia phát triển sẽ thấy rõ vai trò của kinh tế tư nhân. Đặc biệt, bên cạnh đổi mới chính sách khuyến khích tư nhân trong nước, gắn kết với chuỗi giá trị toàn cầu, cũng cần phải có những chính sách cụ thể, rõ ràng đối với từng doanh nghiệp FDI nhằm tránh tình trạng có sự ưu ái hơn với doanh nghiệp FDI so với các doanh nghiệp trong nước. Vai trò Chính phủ: Muốn kinh tế phát triển, muốn cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh thì phải quyết tâm xóa bỏ tệ nạn nhũng nhiễu, đơn giản hóa, trực tuyến hóa thủ tục hành chính. Doanh nghiệp cần Nhà nước khắc phục tình 233
  12. trạng “hành là chính” ở nhiều cơ quan. Nếu không có bộ máy hành chính có năng lực và phục vụ tận tâm thì nền kinh tế và các doanh nghiệp không phát triển được Để phát triển kinh tế tư nhân, ngoài cải cách hành chính thì vai trò của Nhà nước trong việc định hướng các chính sách vĩ mô tạo điều kiện hướng đi cho doanh nghiệp tư nhân là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, từ nghị quyết đến thực tiễn là một khoảng cách và không có cách nào khác là cả Chính phủ và doanh nghiệp, người dân phải hành động. Chỉ có hành động thực tế mới, tạo nên “sức ép” từ xã hội để cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ các rào cản cản trở doanh nghiệp phát triển nhanh. Mục tiêu tiên quyết là tạo được một môi trường bình đ ng với chi phí kinh doanh hợp lý. Phải thay đổi cơ cấu kinh tế vĩ mô, tập trung nhiều hơn vào khu vực kinh tế trong nước, trọng tâm là khu vực kinh tế tư nhân. Đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy sản và có thể mở rộng cả dịch vụ, du lịch để tăng ngoại tệ cho nền kinh tế. Đây là một trong những cách để tránh những rủi ro cho nền kinh tế. Để đón nhận những triển vọng kinh tế tốt trong năm 2018, Việt Nam phải tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh một cách mạnh mẽ. Từ đó nâng cao mức độ và quy mô cạnh tranh của thị trường và tự đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng và bình đ ng của tất cả thành phần kinh tế. Năm 2018, tiếp tục tạo cởi trói doanh nghiệp với tầm nhìn dài hạn Năm 2018, chúng ta phải thực hiện cải cách sâu rộng, toàn diện và dài hạn. Trước mắt, cần vừa cải cách doanh nghiệp nhà nước vừa nhấn mạnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân như một động lực. Bởi 2 khu vực kinh tế này không tách rời với nhau. Cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo ra động lực tốt hơn cho phát triển kinh tế tư nhân. Khi khu vực kinh tế tư nhân phát triển sẽ lại tạo ra một áp lực cạnh tranh, thúc đẩy cạnh tranh buộc các doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân còn rất lớn, nhất là những sáng tạo, sáng kiến và nguồn lực mà lâu nay chưa được sử dụng hiệu quả. Với những cải cách trên hoàn toàn có thể hy vọng Việt Nam sẽ đạt được tăng trưởng kinh tế trên 7% vào năm 2018. Việc cởi trói cho các doanh nghiệp, bãi bỏ những thủ tục hành chính, giấy phép con không cần thiết sẽ là vấn đề cần tiếp tục thực hiện trong năm nay. Năm 2018 chúng ta cũng cần làm sao để nền kinh tế vận hành theo đúng cơ chế thị trường mà ở đó vai trò của các doanh nghiệp nhà nước được giảm thiểu. Chính phủ phải thúc đẩy hơn nữa kinh tế tư nhân, Nhà nước đóng vai trò quản lý mà không trực tiếp kinh doanh. 234
  13. Tập trung tháo bỏ những rào cản, xóa bỏ một nửa điều kiện kinh doanh; giảm một nửa số mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành; tập trung mạnh mẽ vào việc giảm chi phí cho doanh nghiệp đặc biệt những chi phí liên quan đến dịch vụ hậu cần và tiếp tục quan tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị xã hội. Trong điều kiện đó, Việt Nam phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nông nghiệp, tái cơ cấu ngành dịch vụ tái cơ cấu ngành ngân hàng, trong đó phải xử lý nợ xấu và các ngân hàng yếu kém; tiếp tục giảm lãi suất cho vay với doanh nghiệp. Việt Nam cũng phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa khu vực doanh nghiệp nhà nước, phải tạo ra một áp lực mạnh hơn trong nội bộ từng doanh nghiệp và trong toàn bộ khu vực để họ phải nâng cao hiệu quả hoạt động. Bước sang năm 2018, cần vượt qua trì trệ, yếu kém, thua kém trong hội nhập, cùng nhau tháo gỡ từng nút thắt, nhất là những rào cản tự do kinh doanh đối với doanh nghiệp. Không nên quên đi những yếu kém, hạn chế của nền kinh tế, nhất là các lĩnh vực có thể gây rủi ro lớn và nhanh như lĩnh vực kinh tế vĩ mô, tài chính, tiền tệ cần có sự thận trọng, như: - Việc tăng giảm thất thường của thị trường chứng khoán vừa qua cho thấy, chính sách trong lĩnh vực này cần thận trọng hơn, để chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn thực sự, tranh “bong bóng”. - Cơ cấu lại các ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế, khắc phục nợ xấu cần tiếp tục thực hiện. Tiếp tục xử lý những vấn đề tồn đọng như sở hữu chéo, đầu tư vượt quy định. Những vụ án được đưa ra xét xử liên quan đến ngành ngân hàng cho thấy lợi ích nhóm trong ngành này rất lớn. - Lạm phát sẽ là vấn đề cần quan tâm do năm 2017 đã đẩy tín dụng lên khá cao và năm 2018 vẫn muốn tiếp tục đà tăng tín dụng này. Điều đó sẽ tạo ra rủi ro lạm phát khi cung tiền đẩy ra thị trường quá nhiều. - Đẩy mạnh sắp xếp lại hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước thông qua việc cổ phần hóa, rút vốn khỏi những lĩnh vực hoạt động không hiệu quả hoặc nhà nước không cần nắm giữ. Xem xét việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước là con đường Việt Nam phải đi, mà không phải là thoái vốn "nhỏ giọt" như mấy năm qua, chỉ thoái được 8% vốn. Cũng có quan ngại chính đáng về việc lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp với tổng tài sản 5,4 triệu tỷ, vì kinh doanh vốn rất khác “giữ” vốn “an toàn” trong sổ sách. Khắc phục các rào cản, phải tiếp tục thực hiện cải cách thể chế, xây dựng cơ chế thị trường, cũng như nhà nước phải tạo điều kiện để cho phép kinh tế tư nhân phát triển. Hoàn thiện, hiện đại hóa thủ tục hành chính và nâng cao hiệu 235
  14. quả của các thể chế nhà nước cũng sẽ góp phần giảm nhẹ chi phí trong môi trường kinh doanh. Ngoài ra, Việt Nam cần phải có hệ thống hạ tầng chất lượng cao. Tăng trưởng nhanh đang tạo áp lực lên cơ sở hạ tầng. Nhu cầu về điện năng dự báo sẽ tăng 7-10%/năm. Lưu lượng hàng hóa vận chuyển tăng khoảng 10- 12%/năm. Vì thế, Việt Nam cần tìm giải pháp đáp ứng được những nhu cầu này trong khuôn khổ nguồn tài chính hiện có để tránh rơi vào trường hợp “nút cổ chai” về cơ sở hạ tầng. Cùng đó, cần chú trọng hơn vào nâng cao hiệu quả đầu tư công, đồng thời tăng cường và khai thác nguồn vốn tư nhân cho phù hợp, tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược Đây là những việc làm quan trọng để Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị và đối phó với những thách thức mới đi kèm với sự ra đời của các công nghệ mới và “công nghiệp 4.0”. Việt Nam cần xây dựng nền tảng vững chắc cho cải cách giáo dục, nhất là xây dựng một hệ thống giáo dục đại học, hướng nghiệp chất lượng cao để bảo đảm có được một lực lượng lao động có khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu đang chuyển biến nhanh. Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 là khả quan theo dự báo chung của kinh tế thế giới. Nếu không có biến động lớn, dự báo đà tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đạt và vượt kế hoạch đề ra, chuẩn bị thế và lực cho những chuyển biến mạnh mẽ hơn trong những năm tiếp theo. Hướng dài hạn: Bên cạnh thuận lợi, vẫn còn nhiều rủi ro, nguy cơ, thách thức. Vì vậy, cần tập trung vào thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng để nâng cao sức chống chịu của Việt Nam trước những biến động về cả kinh tế tài chính và biến đổi khí hậu. Hơn nữa, năm 2018 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2016-2020, chuẩn bị những bước vững chắc của quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng. Trong những điều chỉnh chính sách dài hạn, cần quan tâm đến phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường đích thực, hiện đại và hội nhập. Trong nền kinh tế đó, khu vực tư nhân trong nước phải trở thành chủ đạo và các doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn, công nghệ cao, công nghệ sạch có sức cạnh tranh lớn trong điều kiện thế giới chuyển biến nhanh dưới tác động của nền công nghiệp 4.0, có thể tham gia thị trường quốc tế, phải là nòng cốt cho sự phát triển. Làm được như vậy, công cuộc cải cách kinh tế “2” mới có thể thực sự được triển khai. Còn nếu coi chính sách hiện nay đã là đầy đủ về cơ bản, nay cần “tiếp tục đẩy mạnh”, “tiếp tục hoàn thiện” thì không thể tạo ra xung lực cho sự phát triển đất nước trong thời kỳ phát triển mới. 236
  15. 3. Kết luận và khuyến nghị 3.1. Nhận định Dù thành tựu đã đạt là lớn, nhưng chất lượng chưa cao, thể hiện chưa huy động được hiệu quả nguồn lực của đất nước trong thời kỳ mới, cả nhân lực, vật lực, tài lực và cơ hội phát triển. Kinh tế Việt Nam hiện đang rất mở nên sẽ phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế thế giới và cả chính sách của các nước lớn. Thế giới cũng đối mặt với nhiều rủi ro lớn liên quan đến các căng th ng địa chính trị và xu hướng bảo hộ thương mại. Nếu nội tại của nền kinh tế không mạnh mẽ từ nội lực thì không thể nào ứng phó được với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, khi nền kinh tế nước ta còn nhỏ bé. Về các rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam năm 2018: Các thách thức đến cả từ hai phía. Từ bên ngoài, đó là vấn đề địa chính trị. Bên trong là việc cân bằng được các vấn đề phát triển xã hội, cải cách thể chế, tạo điều kiện cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả phát triển theo hướng bền vững, hài hòa. Xử lý khôn khéo đến đâu trong sự ứng xử này sẽ mang lại thắng lợi cho năm 2018 và các năm tiếp theo đến đó, vì kinh tế phát triển là một quá trình liên tục. Rủi ro vĩ mô có thể đến từ việc làm thế nào để giữ được tăng trưởng tốt trong môi trường lạm phát thấp. Thị trường sau một giai đoạn tăng trưởng nhanh sẽ cần thời gian để tích lũy trở lại. Đối với những doanh nghiệp tăng trưởng tốt thì sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi chu kỳ tăng trưởng và của dòng tiền đầu tư tài chính. Còn đối với những doanh nghiệp yếu, phát hành cổ phiếu tràn lan mà không sử dụng hiệu quả thì sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh và thoái trào. Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô là quan trọng. Nhưng năm nay, nên chủ trương tập trung chỉ đạo tăng cường sản xuất kinh doanh, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, chuẩn bị cho bước phát triển cao và chất lượng tốt hơn giai đoạn tiếp theo. Đối với Việt Nam, nguồn lực vốn cho đầu tư vẫn là một nhân tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu chỉ dựa vào tín dụng, kể cả cho vay trung dài hạn từ nguồn vốn ngắn hạn thì không vững chắc. Xét về lâu dài, sân chơi không chỉ rộng và còn nhiều, kèm theo đó là nhiều lĩnh vực hấp dẫn theo xu hướng mới như Cách mạng công nghiệp 4.0. Lực lượng dẫn dắt thị trường đến từ khởi nghiệp sáng tạo dẫn đến đột phá khó có thể biết được. Còn nếu nhìn vào các ngành dẫn dắt truyền thống như công nghiệp chế biến chế tạo hướng đến xuất khẩu, dịch vụ, bất động sản, dù có thể phát triển nhưng khó có được đột phá. Các doanh nghiệp lớn hàng đầu thế giới đều lớn lên 237
  16. chỉ trong khoảng 20 năm nay, từ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, quy mố nhỏ và rất nhỏ, với các thủ lĩnh trẻ tuổi. 3.2. Kiến nghị a/ Đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển theo kinh tế thị trường đich thực, hiện đại và hội nhập. Không thể bằng lòng với quan điểm “đẩy mạnh”, “tiếp tục hoàn thiện” có nghĩa là công nhận tư duy hiện nay là tạm đủ, nay chỉ “dấn” lên là được. Một nền kinh tế thị trường XHCN trước hết phải là kinh tế thị trường đích thực, trong đó khu vực kinh tế tư nhân phải là chủ đạo. b/ Phải có thiết kế hệ thống lại cho cải cách thể chế lộ trình 10-15 năm tới để chuyển h n sang kinh tế thị trường đích thực, hiện đại và hội nhập mới có thể cạnh tranh thành công trong thế giới hiện nay. Từ đó, làm thành "đường ra" chuyển đổi mạnh mẽ, hiệu quả và khả thi, nói đi đôi với làm. c/ Cải cách DNNN và thực hiện tư nhân hóa có giám sát: Tiến hành thoái vốn mạnh mẽ để phát triển kinh tế tư nhân trong nước đủ sức tham gia cạnh tranh quốc tế. Do đó xem xem xét sử dụng thuật ngữ “tư nhân hóa” như dòng chính của cải cách DNNN cho dứt khoát. Sửa đổi Luật ngân sách cho chặt chẽ, để giữa chi thường xuyên và chi đầu tư không “bình thông nhau”, sau khi thoái vốn thì dùng để chi thường xuyên, mà chuyển sang đầu tư cho hạ tầng KTXH hiện đại, thực hiện nhanh chóng ba đột phá chiến lược. d/ Cải cách doanh nghiệp FDI: Không chấp nhận FDI công nghệ thấp, loại dần FDI công nghệ trung bình, chú trọng FDI công nghệ cao, công nghệ sạch có nguồn gốc Tây Âu, Bắc Mỹ hay OECD? Đón luồng vốn FDI “cao cấp”, cũng đồng thời cần chuẩn bị thay thế FDI thấp bằng doanh nghiệp tư nhân trong nước, cùng kinh doanh, “tập” vươn ra thị trường thế giới, tham gia chuỗi giá trị đ/ Phát triển mạnh mẽ khu vực tư nhân và doanh nghiệp tư nhân trong nước: Cho phép tư nhân được sử dụng các nguồn tài nguyên như các DNNN, miễn là phải hiệu quả và sạch từ đó có điều kiện vươn ra thị trường thế giới với đủ thế và lực. Coi trọng nhân tài dù nguồn gốc thế nào, miễn là tài đích thực, sáng tạo, có lợi cho đất nước và nhân loại. e/ Phát triển mạnh mẽ văn hóa-xã hội đi đối với kinh tế xanh, thực hiện ASXH, BTXH, hỗ trợ đích thực "ngƣời yếu thế" đi cùng với khuyến khích làm giàu hợp pháp, coi trọng khu vực cư dân trung lưu./. 238
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ. (2017) Nghị quyết 622/2017/NQ-CP ngày 10/5/2017 về Chương trình hành động thực hiện mục tiêu SDG 2030 vì sự phát triển bền vững. 2. Chính phủ. (2018) Nghị quyết 01/2018/NQ-CP về điều hành kế hoạch KTXH năm 2018. 3. Ngô Thắng Lợi & Nguyễn Quỳnh Hoa (2017) Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Thực trạng và hướng đến năm 2030. NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 4. Nguyễn Quang Thái & Bùi Trinh (2017). Năng suất các nhân tố tổng hợp qua tiếp cận Ghosh: Nghịch lý của nền kinh tế Việt Nam. Tạp chí Thống kê. Số 4/2017. Các trang 5-8 & 14. 5. Nguyễn Quang Thái (2018). Nâng cao chất lượng tăng trưởng trong điều kiện cơ cấu lại nền kinh tế ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 2018 6. Nguyễn Quang Thái & Nguyễn Hồng Nhung (2018) Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Lý luận, thực tiễn và thảo luận. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam”. 239