Nhìn lại sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam từ khi gia nhập WTO
Bạn đang xem tài liệu "Nhìn lại sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam từ khi gia nhập WTO", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nhin_lai_su_phat_trien_cua_nong_nghiep_viet_nam_tu_khi_gia_n.pdf
Nội dung text: Nhìn lại sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam từ khi gia nhập WTO
- NHÌN LẠI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TỪ KHI GIA NHẬP WTO GENERAL ASSESSMENT ON THE DEVELOPMENT OF VIETNAM’S AGRICULTURE INDUSTRY SINCE VIETNAM PARTICIPATED INTO THE WTO ThS. Nguyễn Văn Nam Trường Cao đẳng Giao thông vận tải II-Đà Nẵng Tóm tắt Ngày 07.11.2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tham gia WTO mang lại nhiều thời cơ, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Bài viết này góp phần tìm hiểu những quy định của WTO trong lĩnh vực nông nghiệp; những cam kết, quá trình thực hiện các cam kết của Việt Nam; đánh giá thực trạng và sự chuyển biến của nền nông nghiệp Việt Nam từ khi gia nhập WTO đền nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: WTO; hội nhập; thương mại; nông nghiệp; phát triển nông nghiệp. Abstract Vietnam became 150th member of the World Trade Organization (WTO) on 07/11/2006. Its participation into WTO has brought Vietnam a great deal of opportunities, but also posed tremendous challenges to its economy, including the agricultural industry. This paper is conducted to contribute to investigate the WTO rules in the agricultural sector; as well as Vietnam's commitments and the implementation of its; assessing the situations and transformation of Vietnam's agriculture since Vietnam participated into the WTO. Also, the author proposes a number of solutions for agricultural development in Vietnam in the coming period of time. Keywords: WTO; accession; commerce; agriculture; agricultural development. 1. Đặt Vấn đề Gia nhập WTO thực chất là hội nhập kinh tế quốc tế, chủ yếu liên quan đến vấn đề kinh tế thương mại bởi những Hiệp định của WTO, trong đó có nông nghiệp. Ở Việt Nam, nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế cơ bản của quốc gia, có tầm quan trọng đặc biệt, phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, tác động tới gần 70% địa bàn dân cư và gần 50% lực lực lượng lao động của cả nước. Nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO vẫn là nền nông nghiệp lạc hậu, phát triển chủ yếu vẫn dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và sức lao động, giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp thấp. Sau gần 10 gia nhập WTO, nền kinh tế nước ta nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng có sự chuyển biến rõ rệt, trong đó mặt tích cực vẫn là chủ đạo, nhưng những khó khăn, thách thức cũng không hề nhỏ. Việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng, những chuyển biến của nền nông nghiệp Việt Nam từ khi nước ta gia nhập WTO đến nay, đồng thời 989
- xây dựng những giải pháp phát triển bền vững cho những năm tới là việc làm cần thiết. 2. Những quy định của WTO trong lĩnh vực nông nghiệp và cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO Những quy định của WTO trong lĩnh vực nông nghiệp Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được thành lập vào ngày 01/01/1995, đến nay đã có trên 150 nước và vùng lãnh thổ tham gia, Việt Nam là thành viên 150. WTO là tập hợp những Quy định, các Hiệp định, mà nòng cốt là các Hiệp định, được tất cả các thành viên của WTO đàm phán và ký kết. Những văn bản này tạo thành quy định pháp lý nền tảng của thương mại quốc tế. Các nền kinh thế thành viên của WTO chiếm 97% GDP, 85% giá trị thương mại hàng hóa và 90% giá trị thương mại dịch vụ toàn cầu. Trong lĩnh vực nông nghiệp, mục tiêu tổng thể của các Hiệp định về Nông nghiệp là quy định một khuôn khổ cho việc cải cách về thương mại nông sản và chính sách nông nghiệp của các thành viên WTO trên ba lĩnh vực: tiến cận thị trường, hỗ trợ nông nghiệp trong nước và trợ cấp xuất khẩu đối với hàng nông sản xuất khẩu. - Về tiếp cận thị trường: là khả năng của các sản phẩm nông nghiệp nước ngoài có thể thâm nhập vào thị trường của các nước nhập khẩu nông sản. Các thành viên WTO nhất trí chuyển tất cả các hạn chế về số lượng đối với việc nhập khẩu hàng nông sản thành thuế quan. Các mức thuế quan, đã được tính để cắt giảm với một mức trung bình là 36% đối với các nước phát triển trong vòng 6 năm và với tổng là 24% đối với các nước đang phát triển trong vòng 10 năm. - Về hỗ trợ trong nước: tất cả các thành viên WTO phải tính tổng giá trị trợ cấp mà chính phủ của họ dành cho các nhà sản xuất nông nghiệp “Tổng lượng hỗ trợ tính gộp” hay “AMS”. Sau khi đã xác định được AMS thì các thành viên WTO sẽ phải cam kết cắt giảm bắt buộc ở mức độ nhất định. - Về trợ cấp xuất khẩu: theo Hiệp định, trợ cấp xuất khẩu trong giai đoạn đầu chưa bị cấm ngay. Các nước phát triển bị yêu cầu phải cắt giảm 36% các trợ cấp của họ đối với việc xuất khẩu nông nghiệp và 21% số lượng hàng xuất khẩu được trợ cấp trong vòng 6 năm. Các nước đang phát triển được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thấp hơn, mức độ cắt giảm chỉ bằng hai phần ba so với mức độ cắt giảm đặt ra đối với các nước phát triển. [13] Ngoài ra WTO còn có các hiệp định liên quan trong lĩnh vực nông nghiệp: (1) Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vậ; (2) Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS); (3) Các hiệp định khác có điều chỉnh đến nông nghiệp: Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại (TBT); Hiệp định Chống bán phá giá (AD); Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM); Hiệp định về các biện pháp tự vệ (SG). Cam kết và thực hiện cam kết của Việt Nam về các Hiệp định nông nghiệp Ngày 1-1-1995, Việt Nam chính thức nộp đơn xin gia nhập WTO. Trải qua hơn 11 năm thực hiện lộ trình với 14 phiên họp đa phương và các cuộc đàm phán song phương với 28 quốc gia thành viên có yêu cầu, ngày 7.11.2006 WTO chính thức kết nạp Việt Nam là thành viên thứ 150. Khi tham gia WTO, trong lĩnh vực nông nghiệp, nước ta đã cam kết: - Về mở cửa thị trường: 990
- Về thuế, cam kết cắt giảm 10,6% đối với thuế nhập khẩu hàng nông sản so với mức Đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN) hiện hành và giảm khoảng xấp xỉ 20% so với mức MFN hiện hành, từ trên 24,5% xuống còn xấp xỉ 20% (nếu tính theo mức thuế trong hạn ngạch của các mặt hàng trên). Nếu trừ đồ uống, rượu bia và thuốc lá, mức cam kết giảm thuế nông sản giảm 18% so với mức MFN hiện hành (từ 22% xuống 18%). Mức độ giảm có sự khác nhau giữa các sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm. Nhưng tổng quát chung là các sản phẩm chế biến có mức thuế cao 40%-50% thì bị yêu cầu giảm nhiều hơn so với nông sản thô. Những nhóm hàng cụ thể phải giảm nhiều hơn là thịt, sữa, rau quả chế biến, thực phẩm chế biến, quả ôn đới. Các mặt hàng nông sản thô mà Việt Nam có khả năng xuất khẩu lớn như gạo, cà phê, cao su, tiêu, điều không giảm hoặc giảm rất ít. Thời gian cắt giảm từ 3-5 năm. Việt Nam thực hiện các cam kết WTO một cách nghiêm túc trong tất cả các lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp, để đảm bảo khi gia nhập WTO và lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu không ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển của ngành nông nghiệp, Việt Nam chỉ cam kết cắt giảm 471 dòng thuế thuộc 88 nhóm hàng trong tổng số 162 nhóm hàng, thuộc 19 trong tổng số 24 chương. Mức thuế bình quân của tất cả các mặt hàng nông sản tham gia cắt giảm tại thời điểm gia nhập WTO là 25,2 % và cam kết cắt giảm xuống còn 20,1% bắt đầu từ 01/01/2012. Tuy nhiên trên thực tế thuế suất bình quân của các dòng sản phẩm trên áp dụng bắt đầu từ 01/01/2012 là 19,7 % tức là giảm nhiều hơn so với cam kết là 0,4 điểm %. Trong đó nhiều nhóm hàng có mức cắt giảm thuế nhiều so với cam kết, chẳng hạn nhóm hàng HS0402 sữa và kem, chưa cô đặc, chưa thêm đường hoặc chất ngọt khác có mức thuế cam kết cắt giảm năm 2012 là 25% nhưng trên thực tế đã giảm xuống còn 5%; Sau 7 năm gia nhập WTO, (hết năm 2013), Việt Nam đã hoàn tất lộ trình cắt giảm 1.118 dòng thuế cho nông sản theo cam kết WTO, từ mức thuế bình quân 23,5% vào thời điểm gia nhập xuống còn 20%. [4] Lâm nghiệp, khi gia nhập WTO, Việt Nam cam kết cắt giảm thuế quan bình quân là 14,6% vào thời điểm gia nhập và 10,5% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. Chỉ sau 6 năm gia nhập WTO, (đến 01/12/2012), trong số 22 nhóm thuộc lĩnh vực lâm nghiệp thuộc chương 44: Gỗ và các mặt hàng từ gỗ; than từ gỗ và một số mã thuộc nhóm hàng HS9403; đồ nội thất khác thì đã có 11 nhóm hàng cắt giảm đúng hạn (chiếm 50%) và 10 nhóm cắt giảm nhanh hơn so với cam kết (chiếm 45,45%), chỉ có nhóm hàng HS4418 cột trụ và xà, dầm, panen lát sàn các loại khác là có mức cắt giảm chậm hơn cam kết (chiếm 4,5% nhóm hàng), tuy nhiên sự khác biệt chỉ là 0,8 điểm % (cam kết 3% và hiện cắt giảm còn 3,8%). Trong đó, mức giảm mạnh nhất là các mặt hàng thuộc nhóm hàng mã HS4420 (gỗ khảm, dát; tráp, và các loại hộp đựng đồ kim hoàn ; tượng nhỏ và đồ trang trí bằng gỗ; các loại đồ dùng bằng gỗ) từ mức thuế suất trung bình là 40% xuống còn 20% (giảm 20 điểm %). Đến cuối năm 2013, lâm sản đã cắt giảm thuế 69 mặt hàng, với mức cắt giảm thấp nhất là 10% và cao nhất 50%.[6] Thủy sản: Việt Nam đã cam kết điều chỉnh giảm 163 dòng thuế thuộc 9 nhóm hàng. Mức thuế suất cam kết cắt giảm bình quân của lĩnh vực thủy sản là tương đối lớn, từ mức thuế suất trung bình (khi gia nhập) là 32% xuống còn 20,1% (giảm 11,9 điểm %). Mức giảm mạnh nhất là các mặt hàng thuộc nhóm cá đông lạnh và cá filê (nhóm HS0303, nhóm HS0304), từ mức thuế suất trung bình là 30% xuống 14,9% (giảm 15,1 điểm %). Các mặt hàng thuộc nhóm cá tươi hoặc ướp lạnh như cá ngừ, cá hồi (nhóm HS0302), từ mức thuế suất trung bình 991
- là 30% xuống mức thuế suất trung bình 17,1% (giảm 12,9 điểm %). Lộ trình cắt giảm thuế của hàng thủy sản là tương đối dài, từ 5 đến 7 năm kể từ khi gia nhập. Số dòng thuế cắt giảm ở từng năm cũng khác nhau. Năm 2009 cắt giảm 9 dòng thuế, năm 2010 cắt giảm 72 dòng thuế, năm 2011 cắt giảm 37 dòng thuế, năm 2012 cắt giảm 39 dòng thuế và năm 2014 cắt giảm 6 dòng thuế còn lại. Trong lộ trình phải điều chỉnh 163 dòng thuế thuộc 9 nhóm hàng thủy sản, từ mức thuế bình quân 32,2% trước thời điểm gia nhập WTO xuống còn 20,1% (giảm 12,1%); đã cắt giảm được 156 dòng thuế, chỉ còn 6 dòng phải cắt giảm vào năm 2014. [6] Kết quả, đến 1/1/2014, chúng ta đã thực hiện đúng với lộ trình cam kết với tất cả các nhóm hàng. Thậm chí, có một số nhóm hàng Việt Nam còn cắt giảm nhanh hơn so với lộ trình cam kết; nhóm hàng động vật giáp xác tươi hoặc ướp lạnh (HS0306), mức thuế suất cam kết cắt giảm vào năm 2012 là 17,8% nhưng thuế suất áp dụng trong thực tế năm 2012 đã cắt giảm còn 5,8%. Hoặc nhóm hàng động vật thân mềm tươi sống hoặc ướp lạnh (HS0307) mức thuế suất cam kết cắt giảm vào năm 2012 là 16,5% nhưng trong thực tế năm 2012 đã chỉ còn 4,6% [2]. Hàng năm vào tháng 11-12 Bộ Tài chính đều ra thông tư ban hành “Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế” cho năm sau; như Thông tư số: 157/2011/TT-BTC, ngày 14/11/2011, Thông tư số: 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013. Phi thuế: Loại bỏ hoàn toàn các hàng rào phi thuế, nhất là các hạn chế định lượng nhập khẩu, trừ viêc áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng là đường, muối, trứng gia cầm và lá thuốc lá. Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu (cam kết trong phần dịch vụ): Các doanh nghiệp nước ngoài được phép kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản ngay khi Việt Nam gia nhập WTO (trừ gạo đến hết năm 2011); tuy nhiên các doanh nghiệp nước ngoài không được phép mua trực tiếp từ nông dân mà phải thông qua các đại lý, hoặc các doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên trên thực tế nhiều tư thương nước ngoài đã thâm nhập sâu vào thị trường nông sản nội địa mua trực tiếp nông sản từ nông dân qua các đại lý ảo, nâng giá, tranh mua, mua nông sản mà người bán không hiểu họ mua để làm gì ; tạo ra nhu cầu nông sản ảo gây nhiều hậu quả tiêu cực cho sản xuất nông nghiệp của nước ta. - Về hỗ trợ trong nước: Theo WTO, các chính sách nằm trong nhóm hộp xanh (Green box) là những chính sách không hoặc rất ít có tác dụng bóp méo thương mại vì vậy các nước đều được phép áp dụng; sự ưu đãi đặc biệt và khác biệt (S&D) dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển là được phép hỗ trợ cho nông nghiệp nằm trong nhóm chính sách gọi là “chương trình phát triển”. Các nước phải cam kết cắt giảm các chính sách nằm trong nhóm hổ phách (Amber box) nếu vượt quá mức cho phép, gọi là mức tối thiểu (de minimis). Mức tối thiểu là 5% giá trị sản lượng nông nghiệp dành cho các nước phát triển và là 10% dành cho các nước đang phát triển. Căn cứ vào hiện trạng chính sách trong nước và Việt Nam đàm phán với tư cách là nước đang phát triển và nước có nền kinh tế chuyển đổi, Việt Nam đã cam kết sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ trong nước cho ngành nông nghiệp theo đúng tinh thần của Hiệp định. Nghĩa là Việt Nam sẽ tự do áp dụng các chính sách nằm trong nhóm Hộp xanh và Chương trình phát triển. Nhóm chính sách hộp hổ phách sẽ áp dụng ở mức tối thiểu là 10% giá trị sản lượng nông nghiệp. Ngoài mức này, ta còn bảo lưu thêm được một khoản hỗ trợ nữa vào khoảng 4000 tỷ 992
- đồng/năm. Có thể nói, trong nhiều năm tới, ngân sách Việt Nam cũng chưa đủ sức để hỗ trợ cho nông nghiệp ở mức này Như vậy, nhìn chung, các chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước của Việt Nam là phù hợp với quy định của Hiệp định Nông nghiệp và cam kết WTO. Mức hỗ trợ cho nông nghiệp còn rất thấp không chỉ so với quy định WTO mà còn so với các nước trong khu vực. Chính vì vậy, về cơ bản, Việt Nam không phải điều chỉnh chính sách cho phù hợp với quy định và cam kết mà chỉ là xây dựng các chính sách mới nhằm hỗ trợ nông nghiệp phát triển bền vững trước bối cảnh hội nhập và biến đổi khí hậu toàn cầu. - Trợ cấp xuất khẩu: Theo Hiệp định Nông nghiệp, mọi hình thức trợ cấp xuất khẩu nông sản đều bị nghiêm cấm. Những nước thành viên WTO đang áp dụng các chính sách trợ cấp xuất khẩu phải kê khai và cam kết cắt giảm. Sự ưu đãi đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển là được phép áp dụng 2 hình thức trợ cấp xuất khẩu, đó là trợ cước phí vận tải và chi phí tiếp thị đối với hàng xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu, do đây là chính sách có tính bóp méo thương mại nhiều nhất, nên các nước thành viên WTO đòi hỏi các nước gia nhập WTO phải cam kết không trợ cấp xuất khẩu ngay khi gia nhập đổi lại được hưởng quy chế MFN. Do đó, Việt Nam cũng phải cam kết cam kết bỏ trợ cấp xuất khẩu ngay khi gia nhập và bảo lưu quyền được hưởng S&D trong lĩnh vực này. Vào thời điểm Việt Nam gia nhập WTO thì các quy định cho phép trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản không còn hiệu lực; các cam kết cụ thể liên quan đến trợ cấp xuất khẩu nông sản phải ở mức bằng không trong “Biểu cam kết Hàng hoá”. Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã không áp dụng bất cứ hình thức trợ cấp xuất khẩu nào. Tuy vậy, cam kết này không ảnh hưởng đến các quyền của Việt Nam theo quy định hiện hành của WTO đối với các hỗ trợ trong nước. Việt Nam bảo lưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực này. Đối với các loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắt giảm như một số hình thức hỗ trợ lãi xuất để thu mua nông sản, hỗ trợ dưới hình thức quy định giá sàn cho nông sản (trợ cấp "hổ phách") , nhìn chung Việt Nam được duy trì trợ cấp ở mức không quá 10% giá trị sản lượng [1]. 3. Thực trạng phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO Việt Nam vốn dĩ vẫn là một nước nông nghiệp. Cho tới nay, Chính Phủ cũng như các địa phương đã nỗ lực không ngừng trong việc gia tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, đến hết năm 2015 tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn chiếm 17% trong GDP, trong khi đó lao động nông nghiệp chiếm tới hơn 44,3% lực lượng lao động cả nước. Điều này chứng tỏ nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chứa nhiều bất cập, năng suất thấp, giá trị gia tăng thấp [9]. Khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam vừa có thuận lợi song cũng gặp những khó khăn thách thức, bởi điểm xuất phát của nền kinh tế thấp hơn nhiều so với các thành viên của WTO ngay ở khu vực Đông Nam Á; GDP bình quân đầu người của Việt Nam thời điểm gia nhập WTO đạt 730,0 USD/người/năm, trong khi đó, Thái Lan là 3115,9 USD, Indonesia là 1642,6 USD, Malaysia là 5998,3 USD (năm 2006). Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam chiếm 18,73% trong tổng GDP, Thái Lan chiếm 6,9%, Malaysia chiếm 7,96%, Indonesia chiếm 7,86%. Về tỷ trọng lao động nông nghiệp, Việt Nam chiếm 55,1%, Thái Lan 41,78%, Indonesia 41,23%, Malaysia 14,78% (năm 2007). [5]; [9]; [10] 993
- Không chỉ với điểm xuất phát kinh tế thấp mà kinh tế Việt Nam vẫn mang nặng là nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ và manh mún, năng lực cạnh tranh và năng lực tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu rất thấp, bên cạnh đó còn phải chấp nhận là nền kinh tế phi thị trường trong vòng 12 năm kể từ khi gia nhập WTO. Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói riêng có những chuyển biến rõ rệt. Trong lĩnh vực nông nghiệp chúng ta thấy có những thay đổi: - Tăng trưởng GDP: Qua gần 10 năm hội nhập WTO, ngành nông nghiệp đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn; GDP nông nghiệp luôn tăng thực dương trong giai đoạn 2000-2015. Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP nông nghiệp có xu hướng giảm theo thời gian: giai đoạn 2000-2006 tăng bình quân 3,81%/năm, giai đoạn 2007-2013 tăng 3,20%/năm. So với tốc độ tăng GDP chung của nền kinh tế, giai đoạn 2000-2006 tốc độ tăng bình quân 7,63%/năm, giai đoạn 2007-2013 tăng 6,21%/năm; GDP nông nghiệp có xu hướng tăng thấp hơn và không tương đồng với tăng trưởng chung của nền kinh tế. [4]; [12] 9 8.44 8.46 8.23 8 7.79 7.34 7.08 6.89 7 6.79 6.78 6.31 5.89 6 5.42 5.32 5.25 5 4.63 4.68 4.36 4.17 4 4.02 4 3.62 3.69 3.76 3 2.98 2.78 2.68 2.67 2 1.83 1 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011* 2012* 2013* GDP chung GDP NN Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp Nguồn: Tính toán từ các báo cáo của Tổng cục thống kê [7];[12] - Tăng trưởng giá trị sản xuất: Tốc độ tăng giá trị sản xuất (GTSX) bình quân của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần, giai đoạn 2000-2006 tăng 5,65%/năm, giai đoạn 2007-2013 tăng 4,55%/năm, (giảm 1,1 điểm %). Trong đó, tốc độ tăng GTSX bình quân của lâm nghiệp và trồng trọt sau WTO cao hơn trước WTO; cụ thể giai đoạn 2007-2013 tăng 4,67%/năm, giai đoạn 2000-2006 tăng 1,54%/năm (tăng 3,13 điểm %); trồng trọt giai đoạn 2007-2013 tăng 3,83%/năm, giai đoạn 2000-2006 tăng 3,65%/năm (giảm 0,08 điểm %). Thủy sản giai đoạn 2007-2013 tăng 4,67%/năm, giai đoạn 2000-2006 tăng 11,62%/năm (giảm 6,95 điểm %). Chăn nuôi giai đoạn 2007-2013 tăng 5,32%/năm, giai đoạn 2000-2006 tăng 7,23%/năm (giảm 1,91 điểm %). Trong tăng trưởng GTSX chỉ có lâm nghiệp tăng đều và khá ổn định, còn lại xu hướng chung sau WTO có tốc độ tăng GTSX chậm lại và thiếu ổn định. [7]; [12] 994
- Thực tế cho thấy, khi thị trường thế giới có nhu cầu cao về một loại nông sản nào đó thì nông sản đó tăng, khi nhu cầu giảm thì nông sản đó giảm; do đó nguồn lực thị trường nông sản thế giới tham gia vào điều tiết sản xuất nông nghiệp trong nước. - Tăng trưởng xuất khẩu: Giá trị xuất khẩu toàn ngành tăng khá nhanh trong giai đoạn từ năm 2000-2013 (trừ năm 2009), tuy nhiên tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu bình quân có xu hướng tăng chậm lại, giai đoạn 2000-2006 tăng 15,94%/năm cao hơn so với giai đoạn 2007-2013 chỉ tăng 13,27%/năm (giảm 1,67 điểm %). Trong đó, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu bình quân của lâm sản giảm mạnh từ 29,87%/năm giai đoạn 2000-2006, xuống còn 15,55%/năm giai đoạn 2007-2013; thủy sản giảm từ 14,65%/năm xuống 10,09%/năm; nông sản tăng từ 13,05%/năm lên 13,9%/năm. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp, hàng nông sản chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng giảm nhẹ trong tổng số, từ 56,86% (2000) giảm xuống 53,49% (2013); thủy sản giảm từ 32,79% xuống còn 23,34%; lâm sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng từ 10,53% lên 23,17%. [8]; [12] Tr.USD 35000 30000 25000 20000 15000 10000 5000 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nông sản Lâm sản, gỗ & SP từ gỗ Thủy sản Biểu đồ 3.2. Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản giai đoạn 2000-2013 Nguồn: Tính toán từ các báo cáo của Tổng cục thống kê [8];[12] - Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp: Cơ cấu giá trị gia tăng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch chậm. Cơ cấu giá trị gia tăng nông nghiệp có xu hướng giảm vị thế trong cơ cấu ngành nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trong khi lâm nghiệp và thủy hải sản có nhiều tiềm năng phát triển nhưng chiếm tỷ trọng chưa tương xứng. Gia nhập WTO đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản thông qua việc huy động và phân bổ nguồn lực đất đai, lao động và vốn vào các lĩnh vực có thế mạnh xuất khẩu, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và một số cây trồng có lợi thế xuất khẩu như: lúa gạo, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu Cơ cấu giá trị gia tăng nông nghiệp là 84,75%, lâm nghiệp 3,90%, thủy sản là 11,35% (2001); đến năm 2013 nông nghiệp vẫn chiếm 80,57%, thủy sản tăng lên 16,41%, lâm nghiệp giảm còn 3,02%. Cơ cấu GDP ngành nông nghiệp trong đó nông nghiệp 77,63%, lâm nghiệp 3,27%, thủy sản 19,10% (2012); năm 2013, nông nghiệp 76,41%, lâm nghiệp 3,64%, thủy sản 995
- là 19,95%. [7]; [12] 100% 11.35 11.51 11.97 12.45 13.19 13.77 14.69 14.86 15.13 15.37 15.58 16.00 16.41 3.90 3.76 3.65 3.53 3.43 3.35 80% 3.28 3.19 3.24 3.27 3.31 3.12 3.02 60% 84.75 84.73 84.38 40% 84.02 83.38 82.88 82.03 81.95 81.63 81.36 81.11 80.88 80.57 20% 0% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản Biểu đồ 3.3. Cơ cấu giá trị gia tăng ngành nông nghiệp Nguồn: Tính toán từ các báo cáo của Tổng cục thống kê [4];[12] - Chuyển dịch cơ cấu lao động ngành nông nghiệp: Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2015, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta chiếm chiếm 44,3% (Năm 2014 là 46,3%) trong tổng số 52,9 triệu người trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ này đang có xu hướng giảm khá nhanh và chuyển dịch theo hướng tích cực trong cơ cấu lao động tham gia vào các lĩnh vực của nền kinh tế. Về số lượng, năm 2013 cả nước có 19,8594 triệu lao động chia ra: nông nghiệp chiếm 91,51%, thủy sản chiếm 7,65% và lâm nghiệp chiếm 0,84%. So với 2006, lao động trong nông nghiệp (Nông-Lâm- Thủy sản) năm 2015 giảm 506,7 nghìn người. Bảng 3.1. Cơ cấu lao động trong nông nghiệp trước và sau gia nhập WTO 2001 2006 2011 2013 19 24 530,1 22 928,9 20 558,3 1. Lao động NLTS (1000 người) 859,4 18 23 318,8 21 263,9 18 959,9 Nông nghiệp 173,4 Lâm nghiệp 73,6 98,1 150,1 166,8 1 1 137,7 1 566,9 1 448,3 Thủy sản 519,2 2. Cơ cấu lao động NLTS (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông nghiệp 95,06 92,74 92,22 91,51 Lâm nghiệp 0,30 0,43 0,73 0,84 Thủy sản 4,64 6,83 7,05 7,65 Nguồn: Tính toán từ các báo cáo của Tổng cục thống kê [9] Lao động NLTS giai đoạn 2001-2006 giảm 1,34%, trong đó nông nghiệp giảm 1,83%, lâm nghiệp tăng 5,92%, thủy sản tăng 6,61%; giai đoạn 2006-2013 lao động NLTS giảm 2,03%, trong đó nông nghiệp giảm 2,21%, thủy sản giảm nhẹ 0,44%, lâm nghiệp tăng 7,88%. - Đầu tư cho nông nghiệp: Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tổng vốn đầu tư (cả 996
- trong nước và nước ngoài) vào nền kinh tế có sự gia tăng nhanh. Tuy nhiên, mức đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp vẫn chậm hơn so với các lĩnh vực khác của nền kinh tế. So với trước khi gia nhập WTO, đầu tư cho nông nghiệp có sự tăng nhanh về giá trị nhưng sụt giảm về tỷ trọng trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội. (Xem bảng 3.2). Từ năm 2012 đến nay, việc thu hút FDI vao nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nếu như năm 2011 đạt 130,7 triệu USD, năm 2012 là 99,35 triệu USD, năm 2013 chỉ còn 86,73 triệu USD. Phần lớn các dự án FDI tập trung ở khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. [14] Bảng 3.2. Cơ cấu vốn đầu tư trong nông nghiệp trước và sau gia nhập WTO Nông nghiệp Tổng Tổng Cơ cấu (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (%) 2000 151.183 20.933 13,85 2002 199.105 17.448 8,80 2003 231.616 19.576 8,50 2004 275.000 23.300 8,50 2005 343.135 25.715 7,49 2007 532.093 33.907 6,37 2008 616.735 39.697 6,44 2009 708.826 44.309 6,25 2010 830.278 51.062 6,15 2011 877.850 52.495 5,98 2012 885.125 54.720 6,18 2013 897.260 56.121 6,25 Nguồn: Tính toán từ các báo cáo của Tổng cục thống kê [7], [11], [12], - Về năng lực cạnh tranh của các sản phẩm từ nông nghiệp: Đến nay, các sản phẩm từ nông nghiệp của Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các quốc gia có quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam, với tổng giá trị xuất khẩu khoảng 30 tỷ USD. Trong đó, có nhiều mặt hàng có thị phần lớn và sức cạnh tranh cao như: Gạo, tinh bột sắn, cà phê, tiêu, điều , nhưng cũng có những mặt hàng ít có lợi thế cạnh tranh: sản phẩm từ chăn nuôi, mía đường, sữa Nhìn chung, sản xuất nông sản hàng hóa cho tiêu dùng trong nước hầu như ít được bảo hộ. Khi hội nhập WTO càng làm cho mức độ bảo hộ hữu hiệu đối với các nông sản thô giảm mạnh, tuy nhiên các nông sản đã qua chế biến mức bảo hộ lại tăng. Như vậy, các nông sản thô sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn với các nông sản nhập khẩu và điều này lần nữa thể hiện chính sách của Việt Nam đang theo hướng khuyến khích tiêu dùng các nông sản đã qua chế biến. Đánh giá chung Từ khi là thành viên của WTO, quá trình phát triển nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu sau: Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp có xu hướng giảm nhưng vẫn dương và ở mức khá cao (đến năm 2013 ở mức trên dưới 4%/năm); đặc biệt khi kinh tế thế giới gặp khủng khoảng (những năm 2007-2008 và 2011-2012), nông nghiệp đã trở thành trụ đỡ cho nền kinh tế, nhờ tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp cao bù cho suy giảm của công nghiệp, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Thứ hai, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên, giảm sản lượng những sản phẩm sử dụng nhiều nguồn lực tài nguyên trên 997
- đơn vị sản phẩm, lựa chọn những khâu những cung đoạn có giá trị gia tăng cao để phát triển; đặc biệt phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản. Thứ ba, đầu tư cho nông nghiệp, áp dụng và chuyển giao khoa học công nghệ có chuyển biến tích cực sau WTO. Giai đoạn sau WTO, vốn FDI đầu tư vào nông nghiệp tăng 3 lần so với giai đoạn trước WTO (từ 2012 đến nay có xu hướng giảm); nhiều cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao; nhiều quy trình công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường được đưa vào sản xuất nông nghiệp Thứ tư, sau WTO, năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp được cải thiện. Thị phần của nhiều sản phẩm nông lâm thủy hải sản ngày càng mở rộng, đã thâm nhập vào thị trường đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm như thị trường Mỹ, Tây Âu, Nhật Thứ năm, hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến và tiệu thụ nông lâm thủy hải sản gồm: Hệ thống điện nông thôn, hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống tin liên lạc được đầu tư nhiều hơn giai đoạn trước WTO. Hạn chế: Một là, sau WTO tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần nhưng vẫn ở mức dương (năm 2015 là 2.1%); kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu do tăng lượng còn giá bấp bênh thiếu ổn định, xuất khẩu nông sản chủ yếu nông sản thô và sơ chế. Hai là, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp và cả nội bộ (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) vẫn còn chậm, chưa bền vững, vẫn trong vòng luẩn quẩn trồng chặt, chặt trồng. Hoặc một nghịch lý là, năm 2013 Việt Nam đã thu về 2,95 tỷ USD xuất khẩu gạo, nhưng nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 3 tỷ USD; hiện tiêu thụ khoảng 12,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi, nhưng phải nhập tới 9 triệu tấn nguyên liệu (chiếm 72%); 6 tháng đầu năm 2014 đã nhập khẩu 2,33 triệu tấn ngô, kim ngạch khoảng 600 triệu USD. [3] Ba là, sau WTO, khoa học và công nghệ được áp dụng nhiều hơn trong nông nghiệp, chủ yếu là giống cây con, nhưng chất lượng giống còn thấp, quy trình công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ vi sinh, công nghệ trồng hoa rau trong nhà kính, công nghệ chăn nuôi bò sữa hiện đại chủ yếu triển khai ở doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp lớn và một số ngành hàng mà chưa nhân rộng trong toàn ngành, cũng như sản xuất nông hộ và trang trại. Bốn là, nhiều mặt hàng nông lâm thủy hải sản của Việt Nam thực sự có lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh; nhưng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thấp. Năm là, hệ thống hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp tuy được đầu tư cao hơn kể từ khi gia nhập WTO, nhưng chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được phát triển nông nghiệp trong giai đoạn tới. Những hạn chế trên bắt nguồn từ nguyên nhân: Về khách quan: (i)Nguồn lực tự nhiên có giới hạn và dần cạn kiệt; (ii)những biến động bất thường của khí hậu-thời tiết; (iii)dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi, do biến đổi khí hậu thời tiết cực đoan; (iv) đất nước còn khó khăn về nguồn vốn để đầu tư cho phát triển nông nghiệp; (v)những diễn biến phức tạp của nền kinh tế và bất ổn chính trị trên thế giới và trong khu vực những năm gần đây 998
- Về chủ quan: (1)Trình độ và chất lượng của lao động nông nghiệp rất thấp; (2)các chính sách khuyến khích ưu đãi của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp chưa đủ mạnh; (3)khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp còn yếu; (4)nhà nước cũng như các doanh nghiệp và người nông dân chưa đánh giá hết được những tác động của hội nhập WTO 4. Đề xuất một số giải pháp pháp phát triển nông nghiệp Việt Nam Trên cơ sở phân tích những tác động dẫn đến những chuyển biến của nông nghiệp Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay, để đưa nền nông nghiệp nước nhà phát triển bền vững, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp: Một là, thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng nông nghiệp theo hướng hiện đại. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng nông nghiệp là đòi hỏi khách quan của quá trình hội nhập nền nông nghiệp vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Để quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng thành công phải theo các hướng sau: (1)Phát huy tối đa lợi thế so sánh của cây trồng vật nuôi có lợi thế so sánh cao và không ngừng tạo ra những lợi thế so sánh mới trong quá trình tăng trưởng và phát triển. (2)Không ngừng nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ nông sản nhằm đạt được hiệu quả cao. (3)Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông lâm thủy hải sản, của các chủ thể (sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ), của ngành hàng và cả năng lực cạnh tranh quốc gia. (4)Chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững theo ba trụ cột bền vững về kinh tế, bền vững về môi trường sinh thái và bền vững về xã hội. Hai là, đẩy mạnh áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, đồng bộ vào sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ nông lâm thủy hải sản tạo đột phá mới trong phát triển nông nghiệp. Khoa học kỹ thuật và công nghệ là chìa khoá để nâng cao chất lượng, không những tạo ra sự khác biệt của sản phẩm mà còn tăng năng suất lao động và năng suất sản lượng nông lâm thủy hải sản, giảm chi phí sản xuất và giá thành, tạo ra lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng nông lâm thủy hải sản. Để đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào phát triển nông nghiệp, cần: (i)triển khai có hiệu quả chương trình giống cây con đưa vào sản xuất nông lâm thủy hải sản; (ii) tăng cường áp dụng khoa học và công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ hữu cơ, công nghệ vi sinh gắn với các quy trình sản xuất tiên tiến bền vững trong sản xuất nông lâm thủy hải sản; (iii) hiện đại hoá đồng bộ từ sản xuất đến thu hoạch, sơ chế, bảo quản và chế biến; (iv) xây dựng và khẳng định thương hiệu hàng nông lâm thủy hải sản Việt Nam trên thị trường quốc tế; (v) xây dựng hệ thống tiêu thụ hàng nông lâm thủy hải sản hiện đại, thích ứng với mậu dịch mua bán trong nước và quốc tế. Ba là, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực tham gia chuỗi giá trị nông sản và năng lực tổ chức thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp. Đề làm được điều này, cần: (1) thúc đẩy tập trung kinh tế trong sản xuất nông lâm thủy hải sản quy mô lớn; (2)đẩy nhanh quá trình tập trung kinh tế trong chế biến, kinh doanh tiêu thụ và xuất khẩu nông lâm thủy hải sản; (3)hoàn thiện các tổ chức hiệp hội ngành hàng nông lâm thủy hải sản; (4)nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp. Bốn là, giải quyết mối quan hệ nông nghiệp - nông dân - nông thôn trong phát triển nông nghiệp bền vững. Một nền nông nghiệp “phát triển bền vững” phải đạt được ba tiêu chí đó là: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường sinh thái. Ở khía 999
- cạnh nào đó muốn nông nghiệp phát triển bền vững phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Bởi vì, nông dân là chủ thể chủ yếu và nông thôn chính là địa bàn của sản xuất nông nghiệp. Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) ngày càng sâu rộng, không chỉ nông nghiệp bị tác động mà nông dân và nông thôn cũng bị tác động rất mạnh. Để giải quyết những tồn tại cơ bản nhất trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn trước những cơ hội và thách thức mới trong hội nhập KTQT, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn và nông dân chuyển biến hợp quy luật và phát triển bền vững Năm là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và hệ thống chính sách phù hợp với WTO. Khi gia nhập WTO Việt Nam được hưởng quy chế của nền kinh tế phi thị trường trong thời gian 12 năm. Vì vậy, trong thời gian ít ỏi còn lại (khoảng 2 năm), nước ta cần gấp rút đẩy mạnh cải cách hoạt động quản lý Nhà nước, cải cách thể chế kinh tế phù hợp với các quy định chung của WTO; hoàn thiện các đề án phát triển nông nghiệp bền vững trong dài hạn; xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ để không ngừng nâng cao “năng lực cạnh tranh” trên cả ba bình diện: năng lực cạnh tranh của ngành hàng, của chủ thể sản xuất kinh doanh hàng nông lâm thủy hải sản và năng lực cạnh tranh của sản phẩm mà WTO cho phép; hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội nhằm đảm bảo thu nhập và không ngừng nâng cao đời sống của nông dân trong quá trình hội nhập KTQT; tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn theo phương châm đầu tư nhiều lấy đi ít. KẾT LUẬN Phát triển bền vững nói chung và phát triển một nền nông nghiệp bền vững nói riêng là chiến lước lâu dài và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta. Trong giai đoạn hiện nay, phát triển nông nghiệp bền vững phải dựa trên ba trụ cột: bền vững về kinh tế, bền vững về mặt xã hội, bền vững về mặt sinh thái và môi trường. Sau gần 10 năm gia nhập WTO, nước ta đã chứng kiến những tác động to lớn của hội nhập kinh tế quốc tế mang tầm thế giới đem lại, cả tích cực và hạn chế. Thời gian để Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết với WTO không còn nhiều (đến năm 2018), vì vậy, muốn trở thành thành viên tích cực và có trách nhiệm, không có còn đường nào khác là nước ta phải tiếp tục đổi mới, cải cách trên tất cả các lĩnh vực, trong đó trọng tâm là kinh tế. Trong lĩnh vực nông nghiệp, để có một nền nông nghiệp bền vững, đáp ứng được yêu cầu hội nhập trong WTO cũng như các định chế kinh tế mà Việt Nam đã ký kết, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp một cách đồng bộ, hiệu quả với những quyết tâm chính trị cao nhất, góp phần sớm đưa nước ta dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./. 1000
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), "Các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn", NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 157/2011/TT-BTC, Ngày 14/11/2011 “Quy định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, ưu đãi đặc biệt theo danh mục mặt hàng chịu thuế (Biểu thuế năm 2012)”. Phụ lục 1.3: Thực hiện cam kết cắt giảm thuế theo WTO trong nông nghiệp. 3. Đỗ Hương, “Tìm lời giải "bài toán" thức ăn chăn nuôi”, Báo chính phủ điện tử, nuoi/194218.vgp. 4. Đông Thịnh (2013), “Gia nhập WTO: nông nghiệp thể hiện rõ vai trò trụ đỡ”, Tạp chí Thuế online, truong/3751-gia-nhap-wto-nong-nghiep-the-hien-vai-tro-tru-do.html 5.Nguyễn Công Tạn (2013), “Một số vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp” www.sonongnghiephatinh.gov.vn/news2553/Mot-so-van-de-tai-co-cau-nganh-nong- nghiep.htm 6. Tiến trình giảm thuế theo các cam kết mà Việt Nam đã ký kết”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, bản điện tử ngày 20/7/2015, theo-cac-cam-ket-ma-viet-nam-da-ky-ket.html 7. Tổng cục Thống kê (2012), “Niên giám thông kê năm 2011”, Nxb Thống kê, Hà Nội. 8. Tổng cục Hải quan (2014), “Báo cáo hàng năm”. 9. Tổng cục Thống kê, www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=388&idmid=3&ItemID=14483 10. Tổng cục Thống kê, www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=396&idmid=3&ItemID=14038 11. Tổng cục Thống kê, www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=15507 12. Tổng cục thống kê, www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=13843 13. WTO, Hiệp định Nông nghiệp AoA 14. sach-hop-ly.html 1001