Những giá trị văn hóa trong âm nhạc truyền thống Nhật Bản
Bạn đang xem tài liệu "Những giá trị văn hóa trong âm nhạc truyền thống Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nhung_gia_tri_van_hoa_trong_am_nhac_truyen_thong_nhat_ban.pdf
Nội dung text: Những giá trị văn hóa trong âm nhạc truyền thống Nhật Bản
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 18, Số 3 (2021) NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN Mai Thúy Bảo Hạnh Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Email: bhanhdph@gmail.com Ngày nhận bài: 29/6/2020; ngày hoàn thành phản biện: 01/7/2020; ngày duyệt đăng: 15/4/2021 TÓM TẮT Đối với Nhật Bản, âm nhạc truyền thống luôn có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Nó gắn liền với vòng đời mỗi người từ thưở lọt lòng cho đến khi trở về bên kia thế giới. Âm nhạc truyền thống cũng là phương tiện truyền tải nội dung giáo dục tình cảm yêu quê hương đất nước và giáo dục đạo đức Ngoài ra, âm nhạc truyền thống như một sợi dây liên kết giữa con người Nhật Bản với các đấng thần linh. Thông qua âm nhạc trong các nghi lễ tôn giáo người dân Nhật Bản muốn gửi gắm đến những vị thần linh những mong muốn, nguyện cầu của mình Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đã có lúc nhiều loại hình của âm nhạc truyền thống Nhật Bản tưởng chừng bị thất truyền, song với những giá trị và vai trò của nó Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều chính sách và biện pháp nhằm phục hồi, bảo tồn và tôn vinh nền âm nhạc truyền thống Nhật Bản. Bài viết dưới đây đề cập đến những giá trị văn hóa của âm nhạc truyền thống Nhật Bản, trong đó phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật. Từ khóa: âm nhạc Nhật Bản, âm nhạc truyền thống Nhật Bản, giá trị văn hóa. 1. MỞ ĐẦU Đối với Nhật Bản cũng như các quốc gia trên thế giới, khi mà nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội cùng khoa học - kỹ thuật và công nghệ đang mang trong nó những giá trị mang tính toàn cầu, thì văn hóa chính là “tấm căn cước” khẳng định những nét đặc trưng riêng vốn có của quốc gia đó và để giao lưu với các quốc gia khác. Là một thành tố quan trọng cấu thành văn hóa Nhật Bản, âm nhạc truyền thống Nhật Bản với những giá trị nhân văn mang đậm bản sắc dân tộc Nhật Bản đã và đang phát huy vị trí, vai trò trong đời sống văn hóa, nghệ thuật đất nước. 51
- Những giá trị văn hóa trong âm nhạc truyền thống Nhật Bản 2. KHÁI QUÁT VỀ ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN Âm nhạc truyền thống là những tác phẩm âm nhạc, phản ánh sinh động, sâu sắc hiện thực đời sống văn hóa của con người, của mỗi dân tộc, mang đậm bản sắc của dân tộc; là phương tiện trau dồi những tư tưởng, tình cảm, những ứng xử của con người trước xã hội. Âm nhạc là tiếng nói của dân tộc, là cầu nối giữa các nền văn minh nhân loại. Âm nhạc truyền thống Nhật Bản là một bộ môn nghệ thuật đặc biệt có sứ mệnh duy trì văn hóa truyền thống của dân tộc. Âm nhạc truyền thống Nhật Bản có từ lâu đời. Tuy kết quả khảo cổ và các tài liệu của Trung Quốc đều cho thấy chứng cứ về âm nhạc tại Nhật Bản từ thế kỷ III trước công nguyên, song, người ta cho rằng lịch sử truyền thống của âm nhạc Nhật Bản bắt đầu từ thời Nara (710-794). Âm nhạc Nhật Bản có cội nguồn trong nhạc của Phật giáo và những truyền thống âm nhạc của đời Đường (618-907) ở Trung Quốc. Phật giáo được coi là tôn giáo chính thức của cung đình vào thế kỷ VI, và những âm thanh cũng như lý thuyết âm nhạc của Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn ở Nhật Bản. Âm nhạc của các triều đại và đền chùa của Trung Quốc và Triều Tiên là cội nguồn và hình mẫu cho hầu hết các loại nhạc cung đình và đền chùa của Nhật Bản, nhưng do sự tác động quốc tế mạnh mẽ của lục địa châu Á từ thế kỷ VII cho đến thế kỷ X, có thể thấy cả những ảnh hưởng của khu vực Nam và Đông Nam Á1. Các điệu vũ hoặc các bản nhạc dành cho nhạc khí của cung đình, gọi chung là Gagaku, phản ánh những nguồn gốc đó khi được phân thành hai loại: Togaku là âm nhạc có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc Ấn Độ, còn Komagaku là âm nhạc từ Triều Tiên và Mãn Châu. Những truyền thống âm nhạc cổ của Nhật Bản được lưu giữ cho đến ngày nay, mỗi thời kỳ đều tạo ra những phong cách âm nhạc cho phù hợp hơn với nhu cầu và thị hiếu của thời kỳ đó. Trong quá trình chuyển từ nền văn hóa do triều đình chi phối sang nền văn hóa do giới võ sĩ chi phối vào cuối thế kỷ XII, thêm nhiều thể loại âm nhạc sân khấu trở nên phổ biến. Chiếc đàn Biwa của cung đình trở thành loại nhạc cụ thông dụng không chỉ của các nhà sư và đạo sĩ đi truyền đạo khắp nơi mà cả những người hát rong chuyên kể những câu chuyện lịch sử. Biểu diễn kịch không lời tại các chùa Phật giáo và đền Thần đạo dần dần kết hợp với di sản giàu có của sân khấu dân gian trong thế kỷ XIV để tạo ra một hình thức kịch nghệ mới gọi là Kịch Noh. Âm nhạc của đàn Koto 13 dây là một trong vài thể loại nhạc thính phòng cổ đại tiếp tục phát triển vào thế kỷ XVI, chủ yếu trong dinh thự của gia đình quyền quý hoặc tại đền chùa. Sáo trúc Shakuhachi cũng phổ biến mạnh trong thời kỳ này2. 1 David W. Hughes (2006), Japanese music: History, Performance, Research, Cambridge University press, Cambridge, United Kingdom, tr. 115. 2 Adriaansz, Williem (1984), “Koto” in the new grove dictionary of Musical Instruments, Macmillan, London., tr. 89. 52
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 18, Số 3 (2021) Chiếc đàn Shamisen 3 dây là đại diện tiêu biểu nhất cho các phong cách âm nhạc mới của giai đoạn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Vào thế kỷ XVIII, lối kể chuyện Jorury do các nghệ sĩ hát rong tài năng biểu diễn cùng với đàn Shamisen trở thành một nguồn sáng tạo văn học quan trọng. Kabuki đã sử dụng một số chất liệu trên trong các vở kịch của mình nhưng đồng thời cũng kết hợp các thể loại nhạc khác sử dụng đàn Shamisen, cộng thêm bộ gõ, dàn sáo của kịch Noh cùng nhiều loại nhạc cụ dân gian. Sự lớn mạnh của một nền âm nhạc sân khấu được hỗ trợ cả về mặt kinh tế và xã hội vào thế kỷ XIX đã tạo ra nhiều tác phẩm xuất sắc, nhưng có xu hướng chỉ để đệm cho các điệu múa hoặc các buổi biểu diễn riêng về âm nhạc. Thể loại nhạc sử dụng đàn Shamisen gọi là Nagauta đặc biệt được sử dụng tích cực trong lĩnh vực này. Ban đầu những buổi biểu diễn âm nhạc như vậy chỉ bó hẹp trong các tư dinh nhưng vào cuối thế kỷ đã thường xuyên được biểu diễn tại các phòng hòa nhạc lớn. Nhìn chung, âm nhạc truyền thống của Nhật Bản cũng giống như âm nhạc của các nước Đông Á khác là thiên về lời ca. Một đặc điểm quan trọng khác trong âm nhạc truyền thống Nhật Bản là không chú trọng lắm đến hợp âm như nhạc phương Tây mà thay vào đó, sử dụng rất thận trọng cái gọi là “các âm trụ” và chú ý đến nhịp điệu. Âm thanh của nhạc truyền thống Nhật Bản có thể không mấy dễ nghe đối với những người mới nghe lần đầu. Nhưng nếu có dịp nghe nhiều lần, trong không khí lễ hội, trong các buổi diễn kịch truyền thống, hoặc vào những giây phút thanh bình nào đó trong cuộc sống nhộn nhịp hàng ngày, sẽ thấy nó mang lại cho ta một tâm trạng vô cùng sảng khoái, dễ chịu. Và giữa những chiếc đèn lồng, giữa những sắc màu của áo Kimono và Yukata, tiếng nhạc réo rắt như thể đang đưa ta ngược dòng lịch sử. 3. GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN Thứ nhất, tình yêu thiên nhiên Từ xa xưa con người Nhật Bản đã sống gần gũi với thiên nhiên, vì vậy những tác phẩm nghệ thuật mang bóng dáng của thiên nhiên là một điều tất yếu. Bằng những góc nhìn khác nhau, các nhạc sĩ đã khai thác âm thanh trong thiên nhiên và trong đời sống vào các tác phẩm âm nhạc của mình với nhiều màu sắc phong phú. Và các nghệ sĩ biểu diễn đã truyền đạt các tác phẩn âm nhạc đó qua giọng hát và các nhạc cụ tạo thêm nhịp điệu cho bài hát. Thiên nhiên mãi mãi là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật, do đó những tác phẩm âm nhạc xây dựng rõ nét hình tượng thiên nhiên hoặc sử dụng tiếng động từ thiên nhiên một cách có ý thức và hợp lý cũng là một hình thức tạo nên sự mới lạ trong thưởng thức âm nhạc. Đây cũng là sự tương tác hai chiều giữa đời sống tinh thần của con người với tự nhiên. Mặt khác, sự hiện diện của thiên nhiên trong các tác phẩm nghệ thuật nói chung còn là bức thông điệp giúp mọi người thêm yêu mến và bảo vệ thiên nhiên. 53
- Những giá trị văn hóa trong âm nhạc truyền thống Nhật Bản Người Nhật Bản từ xưa đến nay luôn sống phụ thuộc vào thiên nhiên, họ vừa phải đấu tranh chống lại thiên tai, vừa phải sống hoà thuận với thiên nhiên. Tín ngưỡng thờ Thần đạo của người Nhật đã phản ánh rõ những đặc trưng đó, thế giới trong Thần đạo là một dòng chảy liên tục của sự sáng tạo, từ những linh hồn sống trên thiên đàng đến những linh hồn trú ngụ trong cây, đá, bụi và tất cả những gì xung quanh. Tất cả mọi vật đều có linh hồn và có tiếng nói của riêng mình. Con người là một phần trong dòng chảy đó. Những vật tự nhiên như đá, cây cối, núi sông, thác nước, động vật, sấm chớp tất cả đều có thể là linh hồn, nhất là với những vật hoặc hiện tượng có phần kỳ lạ và nổi bật. Không phải tất cả các vật tự nhiên đều là thần, nhưng Thần đạo khuyến khích việc tôn trọng những vật tự nhiên, vì ngay cả những vật bình thường nhất cũng có thể có các linh hồn trú ngụ bên trong. Con người học được cách tôn trọng và yêu quý vùng đất mình sinh sống. Đặc biệt, Nhật Bản là một đất nước có thiên nhiên tươi đẹp và phong phú, từ những ngọn núi lửa đỉnh phủ tuyết trắng, những rặng núi cao sừng sững cho đến những con vịnh, những bờ biển yên bình. Mọi thứ từ cây cối, đá sỏi đến những thác nước, cùng với những sinh vật sống cùng hòa quyện, giống như một chốn linh thiêng, một thứ thiên nhiên có hồn. Những tập tục gắn liền với Thần đạo bắt đầu từ những gia đình làm nông hoặc những làng chài, nơi tín ngưỡng đã có từ lâu và thắt chặt với vùng đất đó. Thần đạo đóng vai trò liên kết con người với thiên nhiên, quý trọng thiên nhiên. Theo truyền thuyết, những hòn đảo tươi đẹp của Nhật Bản, những ngọn núi đỉnh phủ tuyết trắng xóa, những bãi cát dát vàng, những thác nước hùng vĩ và thảm thực vật phong phú, đều được tạo ra bởi các vị thần và rồi hóa thân vào các sự vật, hiện tượng và rồi sinh ra con người3. Từ đó có thể nói, âm nhạc truyền thống Nhật Bản là sự kết hợp giữa thiên nhiên hoà cùng những cảm xúc tinh tế và trí tuệ của con người. Bằng những hình thức thể hiện khác nhau, những ngôn ngữ âm nhạc khác nhau, thiên nhiên đã trở thành nhân tố quan trọng trong những tác phẩm âm nhạc truyền thống của Nhật Bản. Thứ hai, tình yêu con người và cuộc sống Âm nhạc truyền thống Nhật Bản là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Mọi giai điệu đều là những cung bậc cảm xúc, những nỗi niềm từ tận sâu đáy lòng và cũng là những nét khắc họa cuộc sống muôn màu nên nó có thể chạm tới nơi sâu thẳm của tâm hồn, đánh thức lòng trắc ẩn trong mỗi người. Âm nhạc truyền thống Nhật Bản là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh làm phương tiện biểu hiện hình tượng nghệ thuật nhằm phản ánh một cách trừu tượng các khía cạnh của cuộc sống. 3 David W. Hughes (2008), The ashgate research companion to Japanese music, United Kingdom, tr. 289. 54
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 18, Số 3 (2021) Âm nhạc truyền thống Nhật Bản là suối nguồn của văn hóa xã hội cũng như quan hệ huyết thống. Mỗi đứa trẻ đều đã từng được nghe những lời ru ngọt ngào của mẹ. Những lời ru đó là âm nhạc tri thức, là phương tiện truyền dẫn mối giao cảm giữa tình mẫu tử thiêng liêng, cô đọng. Âm nhạc truyền thống gắn liền mọi khoảnh khắc, mọi giai đoạn của đời người, từ lúc chào đời đến khi giã từ cuộc sống. Đó là những khúc hát ru, những bài đồng dao những, bài hát giao duyên, những bài ca sinh hoạt, những bài hát trong lao động học tập. Âm nhạc là hơi thở của cuộc sống, cần thiết cho cuộc sống như không khí cần cho sự sống của mỗi người. Chính vì nhu cầu lớn lao này mà âm nhạc hiện diện ở mọi lúc, mọi nơi quanh chúng ta. Ngoài ra, âm nhạc truyền thống đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đặc biệt là việc nâng cao nhận thức về các mối quan hệ xã hội, quan hệ huyết thống và luân lý đạo đức đời thường. Âm nhạc là nguồn cảm hứng nội tâm, nâng cao ý chí nghị lực của con người trong cuộc sống. Điều đáng nói là âm nhạc tạo nên những cung bậc tình cảm rất tinh tế, thuần hóa tâm thức, đưa con người về với nhân cách vốn có của mình. Tính giáo dục của âm nhạc có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của con người, nhất là mặt tâm tư tình cảm. Nhắc tới những bài hát ru là nhắc tới lòng bao dung, nhân hậu, khát vọng được sống hoà bình hạnh phúc, lòng mong mỏi cho trẻ thơ được yên ấm trong sự chở che của cuộc đời. Những bài hát ru dân gian thể hiện tình yêu giữa mẹ và con, tình yêu giữa người và người thời chiến. Mỗi dân tộc, mỗi đất nước đều có một làn điệu hát ru của riêng mình. Nhưng dù thuộc dân tộc nào, con người đều lớn lên trong tiếng hát ru dịu dàng của mẹ hiền. Các bài hát ru phổ biến ở Nhật Bản có thể kể đến như: Takeda no Komoriuta4, Itsuki no Komoriuta5, Komoriuta Edo6 đều xuất phát từ gốc nông nghiệp. Từ thời xa xưa, con người ta không được học chữ nhiều như thời nay, chỉ gắn bó với công việc làm nông vất vả, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Vì vậy những làn điệu truyền thống luôn gắn liền với thiên nhiên, đất trời. Với quan hệ gần gũi, thân thuộc, họ nương tựa vào cộng đồng và niềm tin để tự trấn an bản thân. Một đất nước mỗi năm phải hứng chịu sự phá hủy khủng khiếp của động đất, núi lửa, sóng thần. Gần như bất cứ lúc nào, con người của đất nước mặt trời mọc cũng phải đối mặt với nguy cơ thiên tai xảy ra. Người Nhật với cái cách mà người dân được giáo dục, được tuyên truyền, và cách mà họ đối xử với nhau trong những tình huống đầy nguy hiểm đã giúp họ có thêm nghị lực vững vàng khi đứng trước thiên tai7. Từ xưa đến nay, thế giới biết đến Nhật Bản với nền tảng đạo lý cao. Người dân Nhật luôn được rèn luyện tinh thần thép để ứng phó trong mọi hoàn cảnh. Không có lòng yêu thương, tình đoàn 4 Bài hát ru vùng Kyoto và Osaka 5 Bài hát ru từ làng Itsuki tỉnh Kumamoto 6 Bài hát ru truyền thống của người Nhật, có nguồn gốc từ thời Edo 7William P.Malm (1959), Japanese music and musical instruments, Charles E. T Ink, London, United Kingdom, tr. 134. 55
- Những giá trị văn hóa trong âm nhạc truyền thống Nhật Bản kết thì con người sẽ không thể chinh phục thiên nhiên để tồn tại. Vì khi đối mặt trước những khó khăn, con người mới biết thế nào là lòng kiên định, vững vàng, ý chí chiến đấu quyết tâm, đồng sức đồng lòng cùng nhau vượt qua mọi khó khăn. Tập thể đóng một vai trò quan trọng đối với người Nhật. Trong mọi hoàn cảnh, người Nhật luôn gạt bỏ cái tôi để đề cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh. Thế nên tinh thần tập thể lúc nào cũng được đề cao trong đời sống của người Nhật. Mặt khác, để tạo nên một tinh thần tập thể thì mỗi người phải đoàn kết, phải biết cảm thông, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau và phấn đấu hết mình. “Một người vì mọi người, mọi người vì một người” chứ không được ỷ lại cho người khác. Vì thế, âm hưởng của các bài hát truyền thống Nhật Bản cũng bắt nguồn từ sức mạnh của con người, tình yêu con người và cuộc sống, biết thương yêu con người và quý trọng bản thân. Sự thể hiện mãnh liệt từ các bản nhạc thời xưa hay các bài hát dân gian làm cho con người thêm yêu đời, biết trân trọng cuộc đời, đồng tâm hợp lực với các cá nhân để tạo thành một tập thể hùng mạnh sẽ luôn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để có thêm nhiều sáng tác hay in sâu vào lòng người. Thứ ba, tình yêu quê hương đất nước Âm nhạc truyền thống của Nhật Bản không chỉ là phương tiện giải trí đối với cuộc sống của con người mà âm nhạc góp phần rất lớn trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Đại diện cho nền âm nhạc Nhật Bản thời chiến - Enka là cái tên quen thuộc đối với nhiều người Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Enka là một thể loại âm nhạc đại chúng của Nhật Bản, được hình thành trong thời đại Minh Trị (1868- 1912). Chịu sự ảnh hưởng của âm nhạc Âu Mỹ, nhạc Enka được viết trên nền âm giai ngũ cung với nhạc cụ là sự kết hợp giữa nhạc cụ truyền thống (Koto, Shamisen, Taiko, ) và một số nhạc cụ phương Tây. Điều này khiến cho nhạc Enka vừa mang âm hưởng truyền thống vừa có giai điệu tương tự như nhạc Blues Mỹ hay Jazz. Ca sĩ nhạc Enka thường sử dụng kỹ thuật Kobushi - ngân rung - để truyền tải cảm xúc mãnh liệt của bài hát. Khi trình diễn, nữ ca sĩ thường vận trang phục Kimono và nam thì vận bộ com-lê đính sê-quin, tóc chải chuốt bóng bẩy. Một đặc trưng khác của nhạc Enka là lời nhạc giàu cảm xúc và thường mang nhiều sầu muộn khi xoay quanh các chủ đề như nỗi đau khổ, cảm xúc bồi hồi nhớ về quê nhà, tình yêu quê hương đất nước phản ánh đặc tính trân trọng quá khứ của người Nhật8. Chính vì thế, Enka được ví như “Người lớn tuổi nghe Enka vì hoài niệm, người trẻ tuổi nghe Enka vì muốn thấu cảm và chạm vào nước Nhật của những ngày mà họ chưa từng trải qua”9. Như vậy có thể nói âm nhạc truyền thống Nhật Bản là đại diện cho tiếng nói của con người, đại diện cho tiếng lòng yêu 8 David W. Hughes (2008), The ashgate research companion to Japanese music, United Kingdom, tr.319. 9 Bình Định (1997), Giáo trình Lịch sử Âm nhạc Phương Đông,Học viện Âm nhạc Quốc gia, Hà Nội, tr.78. 56
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 18, Số 3 (2021) nước của người dân trong thời đại hỗn loạn của những cuộc đàn áp đòi lại sự hòa bình cho đất nước 4. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN Thứ nhất, về giai điệu Sự cảm nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm âm nhạc truyền thống Nhật Bản trước hết phải thông qua giá trị nghệ thuật. Nếu ở văn học, giá trị nghệ thuật được xây dựng bởi trực quan sinh động và điển hình thì trong âm nhạc, giá trị nghệ thuật được xây dựng bằng cảm quan sinh động và trừu tượng. Với đặc điểm đó, nhạc sĩ Nhật Bản đã nắm bắt được đặc trưng biểu hiện của âm nhạc. Trong đó, khả năng tưởng tượng của nhạc sĩ phải thật sự phong phú, cùng với sự so sánh tương đối giữa hiện thực khách quan với hình tượng mà nhạc sĩ muốn tạo dựng trong tác phẩm âm nhạc của mình. Nhạc sĩ Nhật Bản đã sử dụng đặc thù giai điệu để xây dựng thành công hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm âm nhạc của mình. Để giá trị nghệ thuật trong tác phẩm âm nhạc truyền thống được nổi bật, có sức truyền cảm và thuyết phục mạnh mẽ, thì nghệ thuật phối khí cũng đóng một vai trò quan trọng. Chúng ta từng biết, những tiếng vang và âm sắc của các loại nhạc cụ trong dàn nhạc nhất là trong dàn nhạc cung đình Nhật Bản đã tạo được những hiệu ứng đa dạng, phong phú như: Một cuộc chiến dữ dội, một khung cảnh thiên nhiên sinh động, hoặc một niềm vui sướng hân hoan khi thắng trận tất cả đã tạo nên những bản nhạc hùng ca không thể nào quên và ghi dấu ấn sâu đậm trong mỗi người nghe. Và ngoài ra, điều lớn lao hơn cả của nghệ thuật phối khí đối với việc xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm âm nhạc, là cùng lúc nói lên được những nội dung mang tính tổng hợp, tính quần chúng sâu sắc, vĩ đại. Nếu đặc thù giai điệu vẽ nên một hình tượng nghệ thuật nhất định, thì khối âm thanh khổng lồ của dàn nhạc thông qua nghệ thuật phối khí sẽ diễn đạt được một nhóm hình tượng nghệ thuật hoặc nhiều hình tượng nghệ thuật khác nhau. Bởi vậy, những tác phẩm âm nhạc truyền thống phối cho dàn nhạc cung đình Nhật Bản luôn tạo nên những bức tranh toàn cảnh của hiện thực sinh động, đồng thời, làm nổi bật được những nội dung tư tưởng của một giai đoạn lịch sử và mang ý nghĩa thời đại10. Để hiểu được hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm âm nhạc truyền thống Nhật Bản, trước hết cần phải nhận thức rằng, bản thân nghệ thuật âm nhạc với tính trừu tượng và tính khái quát của nó không phải bao giờ cũng có thể xây dựng được một chân dung mang tính cụ thể, sống động. Đặc trưng cơ bản của nghệ thuật âm nhạc truyền thống là đưa đến cho người nghe một cảm xúc chung nhất về không khí và bối cảnh của hiện thực. 10 William P.Malm (1959), Japanese music and musical instruments, Charles E. T Ink, London, United Kingdom, tr. 156. 57
- Những giá trị văn hóa trong âm nhạc truyền thống Nhật Bản Âm nhạc truyền thống Nhật Bản là một loại hình đặc biệt gắn liền với đời sống của con người. Âm nhạc truyền thống truyền tải những tư tưởng thẩm mỹ của dân tộc. Các nhạc khí hay nói cách khác là giai điệu âm nhạc chính là những thanh âm phản ánh quan niệm thẩm mỹ của dân tộc. Âm nhạc truyền thống gắn liền với đời sống loài người, hiện diện xoay quanh cuộc sống của con người và những bài hát đồng dao khắc vào tâm can bài học đầu đời về kỹ năng sống, từ tiếng hát giao duyên tuổi yêu đương và những bài ca hòa theo nhịp điệu lao động, cho đến những khúc hát bản đàn gắn với sinh hoạt tập thể, tế lễ, thờ cúng, ma chay Thông qua giai điệu, âm nhạc truyền thống Nhật Bản làm giàu đời sống tinh thần, cân bằng trạng thái tâm sinh lý, đưa con người ta lại gần với nhau hơn trong sự đồng cảm và hướng thiện. Đặc biệt là những tác phẩm không lời, là ngôn ngữ đối thoại toàn cầu, không cần phiên dịch. Âm nhạc truyền thống Nhật Bản khiến con người thấy yêu đời, khích lệ con người vượt lên những cản trở tưởng như không thể vượt qua, giúp chế ngự nỗi sợ hãi, sự cô đơn để vươn tới điều kì diệu trong cuộc sống. Thứ hai, về nghệ thuật biểu diễn Về nghệ thuật biểu diễn trong âm nhạc truyền thống Nhật Bản, âm nhạc của sân khấu truyền thống Nhật Bản đều dựa trên nguyên tắc co giãn, linh hoạt nhằm phục vụ cho hát và diễn xuất của diễn viên để tạo ra sức hấp dẫn khán giả. Khi diễn viên cần diễn tả tâm trạng đau khổ của nhân vật, cần hát dài ra hoặc ngắn lại, âm nhạc cũng phải co giãn theo diễn viên trên sân khấu. Trong sân khấu truyền thống Nhật Bản, có hai loại ngôn ngữ: Ngôn ngữ văn học và động tác múa, ngôn ngữ văn học tức là nói và hát, còn động tác múa là ngôn ngữ diễn tả tâm trạng, tính cách nhân vật. Do đó, âm nhạc truyền thống cũng phải diễn tả thật khớp với hai loại ngôn ngữ trên. Âm nhạc càng hay thì diễn xuất của diễn viên càng gây xúc động cho khán giả. Muốn có sự tinh tế ấy, nhạc công ngoài kỹ năng điêu luyện về kỹ thuật chơi nhạc cụ, còn phải thông thạo bài bản, và còn phải thuộc cả từng vai diễn trên sân khấu. Chỉ khi tập trung vào bản nhạc và đôi tay điều khiển của người chỉ huy thì nhạc công của sân khấu truyền thống phải luôn luôn hướng về sàn diễn, luôn luôn giao lưu với người diễn viên, đồng cảm với nhân vật để cùng tạo ra hiệu quả nghệ thuật cao nhất11. Điển hình trong nghệ thuật sân khấu của Nhật Bản là nhạc kịch Noh, đây là loại hình nhạc kịch nghệ thuật cổ xưa nhất của Nhật Bản với lịch sử hàng trăm năm. Một yếu tố quan trọng trong kịch Noh là nhịp điệu. Nhịp điệu trong âm nhạc kịch Noh giống như tiếng mưa rơi từ mái hiên xuống. Trống lớn diễn tấu theo nhịp 7 âm tiết, 5 âm tiết là một phần diễn tấu của trống nhỏ, nhưng nếu diễn tấu nối tiếp nhau, thì đôi khi có thể đảo ngược vai trò. Các động tác trong kịch Noh mang tính cách điệu hoá, tính gợi tả cao với mục đích và ý nghĩa nhất định. Động tác trong kịch Noh có khi 11 David W. Hughes (2006), Japanese music: History, Performance, Research, Cambridge University press, Cambridge, United Kingdom, tr. 134. 58
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 18, Số 3 (2021) mạnh mẽ, đầy sinh lực có khi lại khoan thai, sự kìm nén. Người diễn viên, ca sĩ hay nhạc công trong khi biểu diễn đều phải theo sát cảm xúc của nhau để thể hoàn thành phần biểu diễn một cách hoàn hảo. Trong kịch Noh thì nghệ thuật biểu diễn sử dụng cơ thể, tiếng nói và sự có mặt của chính nghệ sĩ làm phuơng tiện trình diễn truớc công chúng, mang tính tổng hợp cao. Ngoài ra, trong một tác phẩm sân khấu kịch Noh cũng hội tụ những giá trị văn học, diễn xuất, hội họa, âm nhạc, múa Tất cả đều lấy hiện thực cuộc sống để phản ánh, tạo nên một vở kịch đặc sắc thu hút hàng triệu người dân. Nếu sân khấu là sự phản ánh đời sống bằng hành động sân khấu qua ngôn ngữ - người diễn viên, thì nghệ thuật diễn xuất của diễn viên chính là sự khám phá, nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo nên những hình thức hành động, những động tác cụ thể, tạo nên hệ thống ngôn ngữ biểu đạt, tạo nên ngữ nghĩa cho một tác phẩm sân khấu. Lời hát trong kịch Noh chủ yếu sử dụng bản văn cổ do ông cha sáng tạo và để lại. Tính đa dạng trong sắc thái tình cảm và hành động đòi hỏi sự đa dạng hình thức ngôn ngữ thể hiện, vốn bài bản ca hát trong kịch Noh khá phong phú, để kết nối nguời hát với nguời nghe. Đây chính là điểm mấu chốt trong giá trị nghệ thuật về đặc thù của âm nhạc truyền thống Nhật Bản 12. Với những giá trị và vai trò của nó, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng các cơ chế chính sách, đề án, dự án, các chương trình kế hoạch riêng trong công tác phục hồi, bảo tồn và phát huy nền âm nhạc truyền thống Nhật Bản như là đưa chương trình giảng dạy âm nhạc truyền thống vào trong dạy học tiểu học, đầu tư kinh phí xây dựng các hội thi về âm nhạc truyền thống để thu hút các bạn trẻ tham gia và thông qua đó hình thành ý thức trân trọng những giá trị âm nhạc truyền thống của cha ông để lại Đặc biệt, Chính phủ luôn có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nghệ nhân, nghệ sĩ làm công tác bảo tồn di sản âm nhạc để động viên, khích lệ tinh thần lao động, sự đam mê, sáng tạo của họ, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có âm nhạc truyền thống. Bên cạnh đó, ở Nhật Bản luôn phối hợp giữa cơ quan quản lý văn hóa với các viện nghiên cứu, các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật để lựa chọn, phân loại và sắp xếp xem loại hình nào cần đầu tư bảo tồn trước, loại hình nào bảo tồn sau, vừa tránh dàn trải, lãng phí, vừa có hiệu quả cao. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản đã thành lập quỹ bảo tồn và tôn vinh âm nhạc truyền thống Nhật Bản Thường xuyên động viên, khuyến khích và xây dựng ý thức cho mỗi người dân về việc bảo tồn di sản âm nhạc của đất nước Tóm lại, âm nhạc truyền thống của Nhật Bản mang lại nhiều giá trị đặc trưng cao. Về giá trị nội dung của âm nhạc truyền thống điển hình về tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người và cuộc sống, tình yêu đất nước. Cùng với sự dung hòa của giá trị 12 William P.Malm (1959), Japanese music and musical instruments, Charles E. T Ink, London, United Kingdom, tr. 167. 59
- Những giá trị văn hóa trong âm nhạc truyền thống Nhật Bản nghệ thuật về giai điệu và nghệ thuật biểu diễn, tất cả đã tạo nên những giá trị đặc sắc cho nền âm nhạc Nhật Bản. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Adriaansz, Williem (1974), Kumiuta and Danmono Traditions of Japanese Koto Music, Berkeley, C.A [2]. Adriaansz, Williem (1984), “Koto” in the new grove dictionary of Musical Instruments, Macmillan, London. [3]. David W. Hughes (2008), The ashgate research companion to Japanese music, United Kingdom. [4]. David W. Hughes (2006), Japanese music: History, Performance, Research, Cambridge University press, Cambridge, United Kingdom. [5]. Bình Định (1997), Giáo trình Lịch sử Âm nhạc Phương Đông, Học viện Âm nhạc Quốc gia, Hà Nội. [6]. Văn Minh Hương (2003), Gagaku và Nhã nhạc, Nxb Thanh Niên, Thành phố Hồ Chí Minh. [7]. Bình Định (1997), Giáo trình Lịch sử Âm nhạc Phương Đông, Học viện Âm nhạc Quốc gia, Hà Nội. [8]. Nhiều tác giả (2014), Nghệ thuật âm nhạc phương Đông: Bản sắc và giá trị, ĐH KHXH&NV, Thành phố Hồ Chí Minh. [9]. William P.Malm (1959), Japanese music and musical instruments, Charles E. T Ink, London, United Kingdom. 60
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 18, Số 3 (2021) THE CULTURAL VALUES IN TRADITIONAL JAPANESE MUSIC Mai Thuy Bao Hanh Faculty of History, University of Sciences, Hue University Email: bhanhdph@gmail.com ABSTRACT For Japan, traditional music has an important position and role in human life. It is associated with human life from birth to the afterlife. Japanese traditional music is also a means to convey educational content of loving homeland and moral education. Besides, traditional music like a thread to connect the Japanese with the Gods. Through music performed in religious ceremories, Japanese people want to express their wishes and preyers to the Gods Through the ups and downs of history, many types of traditional Japanese music have seemed to be lost, but with its values and role, the Japanese Government has many policies and measures to recover, preserve and honor the traditional Japanese music. This article will address the cultural values of traditional Japanese music, including content and artistic values. Keywords: Japanese music, Japanese traditional music, the cultural values. Mai Thúy Bảo Hạnh sinh ngày 22/10/1987 tại Huế. Năm 2009, bà tốt nghiệp cử nhân Sư Phạm Lịch sử tại Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế. Năm 2011, bà tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử thế giới tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế. Hiện bà đang công tác tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Lịch sử và văn hoá Nhật Bản, Lịch sử và văn hoá Hàn Quốc. 61
- Những giá trị văn hóa trong âm nhạc truyền thống Nhật Bản 62