Những thách thức trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Những thách thức trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- nhung_thach_thuc_trong_phat_trien_ben_vung_vung_tay_bac_viet.pdf
Nội dung text: Những thách thức trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam
- Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam NHỮNG THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM Phạm Thị Hằng Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh Email: hang2407dhnv@gmail.com Tóm tắt: Vùng Tây Bắc Việt Nam gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái. Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này còn được gọi là Tây Bắc Bắc Bộ và là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và triển khai nhiều chủ trương chính sách phát triển vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, đến nay, trong quá trình phát triển bền vững, các tỉnh Tây Bắc vẫn đang còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức đặt ra cần sớm được giải quyết. Trên cơ sở làm rõ những quan điểm, định hướng, chính sách phát triển bền vững vùng Tây Bắc, trong bài viết này, tác giả cũng chỉ ra những thách thức mà vùng Tây Bắc đang gặp phải trong phát triển bền vững. Từ khóa: Vùng Tây Bắc, phát triển bền vững, thách thức. 1. GIỚI THIỆU Với địa bàn rộng cùng vị trí địa chính trị, kinh tế, sinh thái và văn hóa đặc biệt quan trọng, vùng Tây Bắc và đồng bào Tây Bắc luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước quan tâm. Tây Bắc có nhiều tiềm năng, lợi thế cạnh tranh và là cơ hội để phát triển kinh tế của vùng như: sự đa dạng, phong phú, độc đáo về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, năng lượng, kỳ quan địa chất, khí hậu, ); Văn hóa dân tộc phong phú đậm bản sắc và hấp dẫn; Chăn nuôi đại gia súc, những sản phẩm nông nghiệp đặc hữu, phát triển cây dược liệu, Tuy nhiên trong xu thế phát triển và hội nhập, Tây Bắc đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, trong đó có các thách thức không dễ vượt đã và đang đe dọa sự phát triển bền vững của vùng Tây Bắc. 2. TỔNG QUAN VỀ MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Bài viết làm rõ những quan điểm, định hướng, chính sách phát triển bền vững vùng Tây Bắc và phân tích những thách thức trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc. 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: - Những quan điểm, định hướng, chính sách phát triển bền vững vùng Tây Bắc; - Những thách thức trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu được sử dụng để hiểu những quan điểm, định hướng, chính sách phát triển bền vững vùng Tây Bắc đồng thời chỉ ra những thách thức trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Những quan điểm, định hướng, chính sách phát triển bền vững vùng Tây Bắc Phát triển bền vững (PTBV - Sustainable Development) đã trở thành mục tiêu thiên niên kỷ (trước khi nhân loại bước vào thế kỷ XXI) tại Hội nghị Thượng đỉnh Rio de Janeiro 1992 do Liên hợp quốc (LHQ) tổ chức. Cũng tại Hội nghị này, Việt Nam đã ký tuyên bố chung Rio về môi trường và phát triển, Chương trình nghị sự 21 toàn cầu cam kết xây dựng chiến lược PTBV quốc gia và Chương trình nghị sự 21 của địa phương. Ngay sau Hội nghị này, năm 1993 Quốc hội đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường (BVMT); Tháng 6/1998 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khẳng định PTBV là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển quốc gia. Nhiều hoạt động cho mục tiêu PTBV quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có Tây Bắc) đã được triển khai với những kết quả khả quan. Song, từ lý luận
- Những thách thức trong phát triển Bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam 521 PTBV toàn cầu đến thực tiễn mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ của Việt Nam còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Có những quan niệm khác nhau ở cách tiếp cận, chỉ tiêu đánh giá và giải pháp thực hiện [2]. Trong bối cảnh đó, Nghị định 04/2008/NĐ-CP về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến 2020 đã chỉ rõ “Thúc đẩy phát triển những vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực và điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh hơn những vùng còn khó khăn, đặc biệt là các vùng biên giới, hải đảo, Tây Nam bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc và các tỉnh miền Trung. Lựa chọn một vài địa phương tiềm năng, đặc biệt là trong các tỉnh duyên hải, để xây dựng những vùng kinh tế mũi nhọn”. Như vậy, ý thức được tầm quan trọng của phát triển vùng, Việt Nam đã bắt đầu quy hoạch phân vùng từ khá sớm. Theo quy định tại khoản 1, điều 15 Nghị định số 92/NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam được phân thành 6 vùng kinh tế - xã hội. Trong số 6 vùng kinh tế, vùng trung du và miền núi phía Bắc nói chung, trong đó có vùng Tây Bắc nói riêng là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Về mặt địa hình, Tây Bắc là vùng núi cao, đất dốc, vùng đầu nguồn của các hệ sông lớn như Sông Đà, sông Mã, với tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước. Khu vực này với hệ thống rừng nguyên sinh rộng lớn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu cho khu vực miền Bắc Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là vùng giàu tài nguyên khoáng sản và có không gian văn hóa rộng lớn, phong phú với nhiều nét văn hóa rất đặc trưng gắn với các lễ hội truyền thống. Với đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc và Lào, vùng Tây Bắc có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong việc giữ vững an ninh quốc phòng của đất nước. Song, hiện nay Tây Bắc vẫn là vùng còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù có tài nguyên đất đai, rừng, khoáng sản phong phú nhưng lại khó khai thác, cộng với việc thiếu vốn, công nghệ lạc hậu và nguồn nhân lực không có trình độ cao dẫn đến hiệu quả kinh tế thu được rất thấp. Đứng trước tình hình đó, việc phát triển bền vững vùng Tây Bắc là việc làm đòi hỏi hết sức cấp thiết. Nghị quyết số 37-NQ/TW ban hành ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2010 đã được ban hành nhằm thúc đẩy bền vững vùng Trung du và miền núi phía Bắc nói chung và vùng Tây Bắc nói chung. Để thực hiện Nghị quyết 37, ngày 15/4/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 79/2005/QĐ- TTg ban hành Chương trình hành động của Chính phủ (gọi tắt là Quyết định 79). Có thể nói, Quyết định 79 của Thủ tướng Chính phủ là một bước tiến lớn trong việc huy động sự tham gia, phối hợp hoạt động của các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đã tác động sâu sắc đến các đối tượng thi hành cũng như đối tượng thụ hưởng và tạo nên những chuyển biến đáng kể về kinh tế, cơ sở hạ tầng, văn hóa - xã hội và môi trường ở vùng Tây Bắc. Quyết định 79 đã từng bước đi vào đời sống, khai thác các thế mạnh của vùng về nguồn tài nguyên, thế mạnh đất đai, khí hậu, khoáng sản, thủy điện, lợi thế về cửa khẩu để phát triển các ngành kinh tế, định canh định cư, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế vùng Tây Bắc. 3.2. Những thách thức trong phát triển bền vững vùng Tây Bắc Một là, thách thức về khí hậu và địa hình Tính đến năm 2019, Tây Bắc có diện tích 50.575,7 km2, chiếm 15,26 % diện tích cả nước [3]. Tây Bắc là vùng được thiên nhiêu ưu đãi cho thời tiết, khí hậu, đất đai và tài nguyên thiên nhiên phong phú so với nhiều vùng trong cả nước. Song trong thực tế, trong nhiều năm trở lại đây, việc phát triển vùng Tây Bắc chưa tương xứng với tiềm năng cuẩ vùng. Bên cạnh thời tiết, khí hậu mát mẻ, trong những năm gần đây, khu vực này còn chịu nhiều bất lợi từ những hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan như sương muối, mưa đá, lũ lụt, sạt lở đất . Những năm trở lại đây, khí hậu Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La thay đổi rõ rệt, trung bình số ngày nắng, giờ nắng trong năm nhiều hơn và ngày mưa ít đi nhưng lượng mưa lại tăng. Cũng do lượng mưa thay đổi theo năm, theo mùa nên chế độ dòng chảy thay đổi, lưu lượng nước trong năm cũng thay đổi làm tăng khả năng và cường độ lũ ống, lũ quét. Diễn biến cực đoan của thời tiết khó lường, mưa nắng thất thường và cường độ rất lớn. Mùa mưa dần ngắn lại, ngày nắng nóng tăng lên. Nông nghiệp, lâm nghiệp là những ngành sản xuất chính ở Tây Bắc chịu tác động mạnh mẽ nhất của việc biến đổi khí hậu và những biến động về thời tiết, sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa làm thay đổi mùa vụ canh tác, cơ cấu cây trồng của địa phương. Mưa lũ, hạn hán còn ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến nơi cư trú của đồng bào các dân tộc. Đặc biệt là ở những vùng núi cao, trong các thung lũng, ven sông suối, những người lao động ngoài trời, hầm mỏ, những đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất là người già, trẻ em và phụ nữ, những người mắc các bệnh về tim mạch hô hấp.
- 522 Phạm Thị Hằng Tây Bắc là vùng có địa hình bị chia cắt, phân tầng lớn. Cũng chính vì địa hình bị chia cắt sâu sắc, cùng với sự chắn gió mùa Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn nên khí hậu Tây Bắc có nhiều sự khác biệt rõ rệt so với các nơi khác thuộc khu vực Bắc Bộ, sự tương phản sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô. Trước đây, Tây Bắc rừng còn nhiều nên mùa mưa và mùa khô đồng bào không bị chịu nhiều tác động diễn biến cực đoan của thời tiết như hiện nay. Rừng có vai trò cân bằng hệ sinh thái làm thời tiết ít khắc nghiệt. Cũng chính vì tỷ lệ che phủ rừng của cả vùng Tây Bắc còn hơn 40 % nên hệ sinh thái bị ảnh hưởng nặng nề, nhiều cây rừng thân lớn mất đi, mưa lớn kéo dài dẫn đến đất liên kết yếu, đất bị bào mòn rửa trôi, sông suối ngắn, địa hình dốc mới sản sinh lũ ống. Hiện nay, mùa khô người ở một số tỉnh như Điện Biên, Lai Châu, Sơn La phải đối mặt với hạn hán, thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Kết thúc 6 tháng mùa khô, đồng bào Tây Bắc lại đối mặt thời tiết chuyển mùa giông bão. Chính từ nét đặc trưng của khí hậu, địa hình như vậy, nên đồng bào vùng cao buộc phải thích nghi với môi trường sống. Đặc biệt, trong việc gieo trồng sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Tuy vậy, nguy cơ hoang hóa đất trồng của các tỉnh Tây Bắc nói chung và các tỉnh miền núi rất cao, một phần do địa hình hiểm trở, độ dốc cao, tỷ lệ che phủ rừng thấp, nên lượng mùn trên bề mặt đất bị rửa trôi, bào mòn theo chế độ mưa hàng năm, một phần do các tỉnh chưa có cơ chế, chính sách phục hóa đất trồng. Hai là, điều kiện sống, trình độ dân trí của đại bộ phận cư dân, nhất là người bản địa, còn ở mức thấp; trình độ cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tính đến năm 2019, dân số Tây Bắc có khoảng 4.729,1 người, chiếm 4,9 % dân số cả nước [3]. Về cơ bản, vùng Tây Bắc là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, ngoài người Kinh, còn có các dân tộc khác như Thái, Mường. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác cùng sinh sống tại đây như Mông, Tày, Nùng, Dáy, Dao, Nhìn chung, trình độ dân trí ở đây thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước. Hiện nay, mức thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành của người dân các tỉnh Tây Bắc được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1. Thu nhập bình quân theo đầu người các tỉnh vùng Tây Bắc 2018 Sơ bộ 2019 Tỉnh/Thành phố Bình quân chung Bình quân chung Cả nước 3.876 4.295 Trung du và miền núi phía Bắc 2.455 2.640 Lào Cai 2.324 2.540 Yên Bái 2.289 2.458 Điện Biên 1.477 1.583 Lai Châu 1.492 1.594 Sơn La 1.483 1.605 Hòa Bình 2.295 2.494 Nguồn: Nhìn vào Bảng số liệu trên cho thấy, thu nhập bình quân theo đầu người của người dân các tỉnh Tây Bắc thấp hơn nhiều so với thu nhập bình quân theo đầu người của các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc cũng như so với cả nước. Đây là thách thức không nhỏ trong PTBV vùng Tây Bắc. Vì vậy, để nâng cao thu nhập cho người dân trong thời gian tới đòi hỏi các cấp, các ngành cần vào cuộc và quan tâm hơn nữa đến nhu cầu, tâm tư, tình cảm của người dân, để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với nhu cầu thực tiễn của vùng. Nguồn nhân lực quản lý chất lượng cao ở Tây Bắc luôn ở tình trạng thiếu cũng là một thách thức không nhỏ đối với việc tìm kiếm và thực thi có hiệu quả các chương trình phát triển xã hội tại đây. Ba là, Tây Bắc là vùng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Vì là vùng tập trung nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, khoảng 20 dân tộc do vậy, trình độ dân trí của một bộ phận không nhỏ dân cư là trình độ thấp. Đây là nguyên nhân để các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền và sự khó khăn về kinh tế, trình độ dân trí thấp, để đẩy mạnh chiến lược diễn biến hòa bình, tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Những thách thức trong phát triển Bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam 523 Bốn là, thách thức từ chính hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh còn nhiều hạn chế; Quy hoạch phát triển nhiều ngành, nhiều lĩnh vực chưa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển của toàn vùng, tính liên kết giữa các tỉnh trong vùng còn yếu. Các chương trình, dự án giảm nghèo triển khai thực hiện chưa đồng bộ, thiếu vốn đầu tư, chính sách còn chồng chéo, bất cập. Du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, văn hóa và du lịch cộng đồng mặc dù có tiềm năng lớn nhưng chưa được đầu tư, khai thác hiệu quả. Năm là, thách thức về tệ nạn xã hội và nghèo đói. Bảng 2. Số hộ nghèo, cận nghèo các tỉnh vùng Tây Bắc năm 2018* Tỉnh/ Thành phố Tổng số hộ Số hộ nghèo Số hộ cận nghèo dân Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Cả nước 24.945.432 1.304.001 5,23 1.234.465 4,95 Lào Cai 168.326 27.364 16,26 19.680 11,69 Yên Bái 212.889 37.634 17,68 20.157 9,47 Điện Biên 127.667 47.336 37,08 12.483 9,78 Lai Châu 96.851 24.195 24,98 10.771 11,12 Sơn La 282.427 71.798 25,42 31.219 11,05 Hòa Bình 215.726 31.792 14,74 30.512 14,14 Nguồn: ngheo-ho-can-ngheo-chuan-ngheo-tiep-can-da-chieu-420130.aspx Các tỉnh Tây Bắc có vị trí giáp biên giới, đây là nơi các tệ nạn xã hội và tội phạm buôn lậu ma túy, buôn bán phụ nữ, trẻ em, buôn lậu qua biên giới, thường xuyên diễn ra. Theo số liệu thống kê, trước giai đoạn 2010, tỷ lệ đói nghèo trong đồng bào người Cống ở Điện Biên và người Cơ Lao ở Hà Giang cao quá 80 %, gấp ba lần so với mặt bằng chung của các dân tộc khác. Thu nhập bình quân đầu người không vượt quá 1,5 triệu đồng/năm. Tuy mùa đói của hai dân tộc này ngắn hơn dân tộc Mảng và La Hủ, song Nhà nước vẫn phải cứu đói giáp hạt thường xuyên. Điều này đang trở thành một thách thức lớn cho quá trình phát triển xã hội ở Tây Bắc nói chung. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của các tỉnh Tây Bắc mặc dù đã giảm so với trước đây, cụ thể tỷ lệ hộ nghèo vùng Tây Bắc giảm từ 34,41% năm 2010 xuống còn khoảng 15% vào cuối năm 2015 (bình quân giảm gần 4%/năm). Tuy nhiên, Tây Bắc vẫn được coi là “lõi nghèo” của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 vẫn ở mức cao nhất cả nước với 22,14% hộ nghèo và 10,69% hộ cận nghèo; Trong đó có nhiều tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 20% như: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La (Bảng 2). Tuy nhiên, nhìn chung đời sống của đồng bào các dân tộc nơi đây vẫn còn gặp nhiều khó khăn so với các vùng trong cả nước. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần có nhiều chính sách quan tâm hơn nữa đến đời sống của người dân vùng Tây Bắc. Sáu là, thách thức về hệ thống giao thông. Ở đâu có hạ tầng giao thông phát triển thì ở đó có nền kinh tế - xã hội phát triển. Trong những năm qua, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông cho vùng Tây Bắc, song nhìn chung hạ tầng giao thông của vùng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đi lại và sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. Mặt khác, do điều kiện địa hình khó khăn như đã phân tích ở trên nên vùng Tây Bắc chưa thu hút được các nhà đầu tư từ trong và ngoài nước đầu tư. Đây chính là thách thức khá lớn làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Bảy là, nguồn nhân lực có trình độ cao chưa đảm bảo số lượng và chất lượng. Nguồn nhân lực của vùng Tây Bắc hiện tại còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; còn thiếu các kỹ năng mềm để có thể đáp ứng nhu cầu công việc trong khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi cao ở nguồn nhân lực. Hiện tỷ lệ lao động qua đào tạo của vùng Tây Bắc còn thấp. Bằng chứng là tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo của các tỉnh Tây Bắc tương đối thấp so với các địa phương trong cả nước (thể hiện qua Bảng 3). Ngoài ra, một vấn đề khác của lao động nông thôn Tây Bắc là di cư tự do, chủ yếu là vào khu vực Tây Nguyên. Điều này làm cho công tác quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn [1].
- 524 Phạm Thị Hằng Bảng 3. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo phân theo địa phương Đơn vị: % Tỉnh/Thành phố 2018 Sơ bộ 2019 CẢ NƯỚC 22,0 22,8 Đồng bằng Sông Hồng 29,6 32,4 Trung du và miền núi phía Bắc 18,4 18,2 Lào Cai 17,1 19,5 Yên Bái 20,0 17,5 Điện Biên 15,6 16,1 Lai Châu 14,2 13,3 Sơn La 14,9 11,2 Hòa Bình 17,4 17,4 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 21,3 21,5 Tây Nguyên 14,2 14,3 Đông Nam Bộ 28,0 28,1 Đồng bằng sông Cửu Long 13,4 13,3 Nguồn: Lực lượng lao động tuy đông nhưng tỷ lệ qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện còn thấp, chưa biết cách làm ăn, trong đó một bộ phận còn lười lao động, trông chờ, ỷ lại vào các chính sách trợ giúp của Nhà nước. Tám là, còn thiếu chính sách liên kết vùng nhằm tạo nên tính thống nhất và hỗ trợ giữa các vùng trong phát triển kinh tế. Đây là một trong những thách thức lớn của vùng. Trong quá trình phát triển hiện tượng xé rào giữa Tây Bắc và các vùng lân cận, giữa các địa phương trong cùng một vùng trong thu hút đầu tư dẫn tới hiện tượng cạnh tranh lẫn nhau. Hệ thống cơ sở hạ tầng liên vùng và giữa các địa phương trong một vùng, đặc biệt là hạ tầng giao thông không được đầu tư đồng bộ. 4. KẾT LUẬN Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua, phát triển bền vững vùng Tây Bắc đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu song sự phát triển của vùng Tây Bắc vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh hiện có. Vùng Tây Bắc còn nhiều khó khăn, yếu kém, kinh tế phát triển chậm, đến nay vẫn là vùng chưa có khả năng tự cân đối ngân sách. Cơ cấu kinh tế chưa có bước chuyển dịch mang tính đột phá quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững của toàn vùng. Như vậy, trong thời gian tới cần tạo sự đồng thuận và thống nhất về nhận thức từ cán bộ, ngành Trung ương đến các địa phương và sự tham gia vào cuộc của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị để đẩy nhanh và phát triển bền vững cho vùng Tây Bắc./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lưu Đức Khải (2017), 5 thách thức cản trở thu hút đầu tư vào nông nghiệp Tây Bắc, ngày 09/9/2017, tay-bac/. [2]. Châu Văn Minh, Nguyễn Đình Kỳ (2020), Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn, ngày 17/01/2020, tu-ly-luan-den- thuc-tien.aspx. [3].
- Những thách thức trong phát triển Bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam 525 CHALLENGES OF SUSTAINABLE DEVELOPMENT IN THE NORTHWEST OF VIETNAM Pham Thi Hang Hanoi University of Internal Affairs in Ho Chi Minh City Email: hang2407dhnv@gmail.com Abstract: Northwest region of Vietnam includes 6 provinces: Lao Cai, Lai Chau, Dien Bien, Son La, Hoa Binh and Yen Bai. The Northwest is the western mountainous region in the Northern Vietnam, shares the common border with Laos and China. This region is also known as North West of the North and is one of the 3 natural geographical sub- regions in the Northern Vietnam. Over the past years, our Party and Goverment have issued and implemented many guidelines for development policies in the Northwest. However, until now, in the process of sustainable development, the Northwest provinces are still facing many difficulties and challenges that need to be solved soon. On the basis of clarifying the perspectives, orientations and policies for sustainable development in the Northwest, in this article, the author also points out the challenges that the Northwest region is facing with regard to sustainable development. Keywords: Northwest, sustainable development, challenges.