Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội của người dân

pdf 9 trang Gia Huy 3680
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội của người dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphan_tich_cac_yeu_to_anh_huong_den_quyet_dinh_mua_nha_o_xa_h.pdf

Nội dung text: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội của người dân

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA NHÀ Ở XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DÂN FACTORS AFFECTING CUSTOMERS’ DECISION TO BUY SOCIAL HOUSE Đoàn Vinh Thăng, Phạm Xuân Quỳnh Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP.HCM Email: dvthang@agu.edu.vn Tóm tắt Đề tài này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội của người dân, từ đó đề xuất một số kiến nghị cho các bên liên quan là công ty phát triển nhà ở xã hội, cơ quan nhà nước phát triển nhà ở xã hội. Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã khảo sát 100 khách hàng đã mua nhà ở xã hội tại 02 dự án nhà ở xã hội ở Thành phố Long Xuyên. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng có 5 yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội của người dân tại TP. Long Xuyên, bao gồm Vị trí địa lý (VT); Thu nhập khách hàng (TN); Chất lượng dịch vụ (CLDV); Giá cả và Chất lượng sản phẩm (GCCL), Trách nhiệm nhà đầu tư (TTPL). Kết quả này sẽ giúp cho các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp nhìn nhận rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội, từ đó, một số kiến nghị được đề xuất nhằm giúp các bên liên quan có các chính sách phù hợp để phát triển nhà ở xã hội. Từ khóa: Hành vi mua, nhà ở xã hội, Thành phố Long Xuyên Abstract This study aims at analysing factors affecting customers’ decision to buy social house, thereby proposing some recommendations to develop this type of real estate. To carry out this study, the authors surveyed 100 customers who bought social houses in 02 social housing projects in Long Xuyen City. The result of this study indicates that there are 5 factors that influence buyers’ decision to buy social house, including Geographic Location; Customer income; Quality of service; Price and Product Quality; Investor Responsibility. This result provides state agencies and firms with better understanding about the factors that influence the decision of buyers to buy social house. In addition, a number of recommendations are proposed to stakeholders to have appropriate policies for social housing development. Keywords: purchase behavior, social house, Long Xuyen city 1. Giới thiệu Long Xuyên là một thành phố và là tỉnh lỵ tỉnh An Giang, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Để nơi đây trở thành đô thị loại I, thì TP Long Xuyên phải luôn tích cực phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn nhằm thu hút lao động, tăng dân số trong thời gian tới và không ngừng phát triển hệ thống giao thông, các khu đô thị và nhà ở để đáp ứng nhu cầu ăn ở, đi lại cuả người dân. Giải quyết tốt về nhà ở là tiền đề quan trọng góp phần nâng cao mức sống của cán bộ, nhân dân, tác động tích cực đến việc xây dựng và phát triển xã hội. Bất động sản Long Xuyên cũng vì thế ngày càng trở nên sôi động với nhiều sản phẩm đa dạng, hạ tầng, tiện ích nội khu và ngoại khu hoàn chỉnh với mức giá chào bán trung bình. Nhu cầu nhà ở khu vực TP.Long Xuyên trong thời gian qua tăng nhanh do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá và những xu thế cuả môi trường nhân khẩu học của thành phố. Ở trọ là hình thức phổ biến đáp ứng nhu cầu trước mắt của người dân song lại mang lại không ít khó khăn để tìm kiếm những nơi tốt. Khu trọ thường nằm trong ngõ ngách với diện tích chật chội, ồn ào và không đảm bảo an ninh. Do vậy, đối với những công nhân, cán bộ và người lao động mong muốn cuộc sống ổn định an cư thì nhu cầu mua nhà ở xã hội của họ càng lớn và khiến nhu cầu nhà ở xã hội tăng lên nhanh chóng những năm gần đây. 420
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Hiện tại, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng tập trung triển khai 2 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP.Long Xuyên. Dự án thứ nhất là Khu dân cư (KDC) Tây Đại học (phường Mỹ Phước), do Công ty TNHH MTV Xây lắp An Giang làm chủ đầu tư, tạo chỗ ở cho gần 1.800 người dân, đáp ứng nhu cầu bức thiết về nhà ở cho đông đảo cán bộ, công nhân viên chức và người có thu nhập thấp trên địa bàn tỉnh an cư lac nghiệp. Dự án thứ hai là nhà ở xã hội KDC Bắc Hà Hoàng Hổ (phường Mỹ Hòa) do Công ty Cổ phần Tổ chức Nhà Quốc gia (NHO.JSC) làm chủ đầu tư, chung cư phong cách Hàn Quốc tọa lạc tại mặt tiền đường Nguyễn Hoàng, phường Mỹ Hòa, trung tâm thành phố Long Xuyên với 495 căn với nhiều dịch vụ tiện ích, vị trí điạ lý thuận lợi mang lại cho người dân có mức thu nhập trung bình sở hữu căn hộ hiện đại với mức giá thấp. Cả 2 dự án điều đã hoàn thành, được đưa vào hoạt động và đang được rao bán phục vụ cho người dân có nhu cầu. Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội của khách hàng, từ đó đề ra những kiến nghị xúc tiến cho hoạt động kinh doanh phát triển nhà ở xã hội cho nhà đầu tư. 2. Tổng quan nghiên cứu Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở do cơ quan nhà nước (có thể trung ương hoặc địa phương) hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên trong xã hội như công chức của nhà nước chưa có nhà ở ổn định, người có thu nhập thấp và được cho thuê hoặc cho ở với giá rẻ so với giá thị trường. Trong quá trình đô thị hoá như hiện nay, TP.Long xuyên ngày càng phát triển và nhu cầu nhà ở cũng tăng lên nhanh chóng. Việc xây dựng nhà ở để đáp ứng nhu cầu cho nhóm người dân có thu nhập trung bình, thấp còn rất hạn chế. Nhưng tại các thành phố lớn khác như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhu cầu nhà ở xã hội tăng trong thời gian gần đây đã thu hút không ít sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về vấn đề này. Điển hình một số nghiên cứu sau: Nghiên cứu của Nguyễn Thi (2015) về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội tại TP.Hồ Chí Minh, với 22 biến quan sát thuộc 5 nhóm nhân tố, bao gồm: Yếu tố thủ tục pháp lý; Yếu tố về chất lượng sản phẩm; Yếu tố giá cả; Yếu tố về vị trí; Yếu tố về thu nhập. Vũ Nhật Tân & Hà Minh Phước (2016) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội của người dân trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy quyết định mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của các yếu tố như Thủ tục pháp lý; Chất lượng sản phẩm; Giá cả; Vị trí dự án và Thu nhập của khách hàng. Nghiên cứu đã xây dựng và kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội cuả người có thu nhập thấp và người nghèo trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh với 5 yếu tố trong đó Chất lượng sản phẩm là yếu tố ành hưởng lớn nhất đến quyết định mua nhà ở xã hội. Mô hình nghiên cứu giải thích được 39,8% cho tổng thể về mối quan hệ của 5 yếu tố này, điều đó khẳng định rằng 5 yếu tố điều có ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội. Nghiên cứu của Phan Tuyết Thanh (2016) về nhu cầu nhà ở chung cư của người dân Hà Nội cho thấy khách hàng đánh giá nhiều yếu tố khi ra quyết định mua bao gồm giá cả, vị trí, bố trí và thiết kế tổng thể, dịch vụ tổng thể và an ninh nơi ở. Từ nghiên cứu của Vũ Nhật Tân & Hà Minh Phước (2016), Phan Tuyết Thanh (2016) và Nguyễn Thi (2015), mô hình nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội cuả người dân ở thành phố Long Xuyên được đề xuất ở hình 1. Trong đó, quyết định mua nhà ở xã hội của người dân tại TPLX có thể chịu ảnh hưởng bởi 7 nhân tố chính, bao gồm giá cả, thu nhập khách hàng, vị trí địa lý, chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, thủ tục pháp lý, an ninh nơi ở. 421
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Giá cả (Vũ Nhật Tân Chất lượng sản & Hà Minh Phước, phẩm (Vũ Nhật Tân 2016; Phan Tuyết & Hà Minh Phước, Thanh, 2016; 2016; Nguyễn Thi, Nguyễn Thi, 2015) 2015) Quyế t Chất lượng dịch vụ Thu nhập khách định (Phan Tuyết Thanh, hàng (Vũ Nhật Tân mua 2016) & Hà Minh Phước, nhà ở 2016; Phan Tuyết xã Thanh, 2016; hội Nguyễn Thi, 2015) Thủ tục pháp lý (Vũ Nhật Tân & Hà Minh Phước, 2016; Nguyễn Thi, 2015) Vị trí địa lý (Vũ Nhật Tân & Hà Minh Phước, 2016; Phan Tuyết Thanh, An ninh nơi ở (Phan 2016; Nguyễn Thi, Tuyết Thanh, 2016) 2015) Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Long Xuyên, tác giả kết hợp các phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu như nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố. Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước: Bước 1: Dựa trên lý thuyết và nghiên cứu trước, tác giả hình thành mô hình nghiên cứu đề suất và bảng hỏi sơ bộ, thông qua việc thảo luận nhóm với khách hàng đã từng mua nhà ở xã hội, tác giả xây dựng nên bảng câu hỏi thăm dò ý kiến khách hàng phù hợp thị trường nhà ở xã hội ở Long Xuyên về những yếu tố có thể liên quan đến hành vi mua nhà ở của khách hàng như thu nhập, giới tính, nghề nghiệp, độ tuổi,thủ tục pháp lý, chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, giá cả,vị trí của dự án, từ đó hình thành bảng hỏi chính thức. Bước 2: Tiến hành thu thập thông tin, dựa trên bảng hỏi chính thức, tác giả phỏng vấn 100 khách hàng là chủ căn hộ tại 02 dự án nhà ở xã hội ở TP. Long Xuyên là KDC Tây Đại học và KDC Bắc Hà Hoàng Hổ thuộc TP.Long Xuyên. Phương pháp phân tích dữ liệu Với tập dữ liệu thu về từ cuộc khảo sát, sau khi tiến hành việc kiểm tra và làm sạch dữ liệu, một số phương pháp đuợc sử dụng trong nghiên cứu như sau: Thống kê mô tả: Tập dữ liệu sau khi được mã hoá và hiệu chỉnh sẽ được đưa vào mô tả các thuộc tính của nhóm mẫu khảo sát 422
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Kiểm định hệ số cronbach’s Alpha: Sử dụng hệ số Cronbach Alpha để kiểm tra độ ttin cậy của các biến quan sát trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mô hình. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo có tương quan với nhau. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0,6 đến 1 thì đảm bảo trong đó giá trị từ 0,8 đến 1 là thang đo lường tốt. Do đó, hệ số này càng gần bằng 1 thì sự tương quan giữa các biến quan sát càng cao. Nếu biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn hoặc bằng 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunnally và Berntein, 1994, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011). Vì thế đối với biến có hệ số tương quan biến tổng bé hơn 0,3 sẽ bị loại khỏi thang đo. Phân tích nhân tố: Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố được sử dụng để thu gọn dữ liệu và xác định tập hợp các (biến) yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội của người dân TP.Long Xuyên. 4. Kết quả và thảo luận Mô tả đối tượng khảo sát Về giới tính của mẫu khảo sát, có 72 người chủ hộ là nam giới chiếm 72%, 28 người là nữ chiếm tỷ lệ 28%. Về độ tuổi của mẫu khảo sát, có 22 người có quyết định mua nhà ở xã hội nằm trong độ tuổi từ 18 tuổi đến 25 tuổi chiếm 22%, 57 người nằm trong độ tuổi từ 26 tuổi đến 35 tuổi chiếm tỷ lệ 57%, 15 người nằm trong độ tuổi từ 36 tuổi đến 45 tuổi, chiếm tỷ lệ 15% và 6 người nằm trong độ tuổi từ 46 tuổi đến 55 tuổi, chiếm tỷ lệ 6%. 6% 15% 22% Từ 18 đến 25 Từ 26 đến 57% 35 Hình 2. Độ tuổi của đối tượng khảo sát Với kết quả hình 3 có thể thấy rằng việc khảo sát đã thực hiện ở khá nhiều mức thu nhập khác nhau, số lượng người có thu nhập từ 3 đến nhỏ hơn 6 triệu là 45 người, chiếm 45%, kế đến là mức thu nhập từ 6 đến nhỏ hơn 9 triệu là 28 người chiếm 28%, người có thu nhập từ 9 đến nhỏ hơn 12 triệu là 10 người chiếm 10%, người có thu nhập từ 12 triệu trở lên là 9 người chiếm 9% vvà mức thu nhập dưới 3 triệu là 8 người chiếm 8%. Đồng thời, qua bảng mức thu nhập của người trả lời trên thì cũng cho thấy rằng đề tài đã thực hiện được đa dạng các người có mức thu nhập khác nhau. 9% 8% Dưới 3 triệu 10% Từ 3 đến < 6 triệu 28% 45% Từ 6 đến < 9 triệu Từ 9 đến < 12 triệu Trên 12 triệu Hình 3. Thu nhập của đối tượng khảo sáát 423
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Trong 100 người trong mẫu khảo sát, có 18% là công chức viên chức, 28% chủ hộ là công nhân, nhân viên, 9% là cán bộ quản lý. Còn lại là 45% người được hỏi là làm nghề khác, số người trong mẫu khảo sát là nghề nghiệp khác chiếm đa số (buôn bán, hưu trí ). 18% Công chức,, viên chức 45% Công nhân, nhân viên 28% Cán bộ quản lý 9% Nghề nghiệp khác Hình 4. Nghề nghiệp của đối tượng khảo sát Kiểm định độ tin cậy của thang đo Tác giả đã xây dựng các thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội tại TP Long Xuyên. Chính vì lý do đó, thang đo này phải kiểm định xem có đạt được độ tin cậy cần thiết của một thang đo hay không trước khi đưa vào phân tích nhân tố. Kết quả kiểm định thang đo cho thấy, cả 7 nhân tố này đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 nên thang đo các nhân tố đạt yêu cầu. Các nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố. Bảng 1. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha các nhân tố THỦ TỤC PHÁP LÝ (Hệ số Cronbach's Alpha là 0.728) Biến quan Trung bình thang đo Phương sai thang đo Hệ số tương quan Hệ số Cronbach's sát nếu loại bỏ biến nếu loại bỏ biến Biến – Tổng Alpha nếu loại bỏ biến TTPL1 16,66 5,176 0,515 0,672 TTPL2 16,53 5,060 0,547 0,657 TTPL3 16,61 5,917 0,502 0,678 TTPL4 16,51 6,333 0,344 0,732 TTPL5 16,49 5,788 0,557 0,660 CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (Hệ số Cronbach's Allpha là 0.693) CLSP1 13,29 2,632 0,447 0,661 CLSP2 12,92 2,882 0,509 0,609 CLSP3 13,03 3,221 0,404 0,672 CLSP4 12,84 2,964 0,582 0,573 CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ (Hệ số Cronbach's Alpha là 0.720) CLDV1 12,13 2,518 0,551 0,632 CLDV2 12,21 2,814 0,500 0,663 CLDV3 12,17 3,011 0,403 0,717 CLDV4 12,18 2,533 0,583 0,611 GIÁ CẢ (Hệ số Cronbach's Alpha là 0.758) GC1 7,65 1,927 0,624 0,635 GC2 7,79 1,966 0,634 0,623 GC3 8,02 2,262 0,512 0,759 424
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 VỊ TRÍ (Hệ số Cronbach's Alpha là 0.820) VT1 15,12 8,652 0,680 0,766 VT2 15,11 8,099 0,672 0,767 VT3 15,56 8,613 0,571 0,798 VT4 14,84 9,126 0,524 0,810 VT5 15,01 9,020 0,631 0,781 THU NHẬP CỦA KHÁCH HÀNG (Hệ số Cronbach's Alpha là 0.854) TN1 11,41 7,396 0,688 0,818 TN2 11,44 7,219 0,708 0,810 TN3 11,39 7,311 0,761 0,791 TN4 11,51 6,879 0,647 0,842 AN NINH NƠI Ở (Hệ số Cronbach's Alpha là 0.776) AN1 12,90 2,919 0,677 0,668 AN2 13,20 3,071 0,586 0,718 AN3 13,00 2,949 0,584 0,720 AN4 12,74 3,669 0,480 0,769 Phân tích nhân tố Phương pháp trích hệ số được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp trích nhân tố chính (Principal component analysis), sử dụng phép quay Varimax. Qua đó, các nhân tố có hệ số tải bé hơn 0,5 sẽ bị loại bỏ. Điểm dừng trích các yếu tố có eigenvalue phải lớn hơn 1. Tổng phương sai trích của thang đo phải lớn hơn hoặc bằng 50%. Kiểm định KMO để kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu. Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Hệ số KMO lớn (từ 0,5 đến 1) là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không phù hợp với dữ liệu nên loại bỏ. Tuy nhiên, nếu biến có giá trị nội dung quan trọng thì nên giữ lại nếu hệ số tải lớn hơn hoặc bằng 0,4 (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Điều kiện loại biến thường là chênh lệch factor loading < 0,3 (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tuy nhiên cần xét thêm giá trị nội dung trước khi loại; nếu biến có giá trị nội dung quan trọng thì nên giữ lại nếu chênh lệch factor loading ≥ 0,2. Bảng 2. Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,749 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 738,770 Df 153 Sig. 0,000 Bảng 3. Ma trận xoay nhân tố Component 1 2 3 4 5 VT1 0,792 VT5 0,768 VT2 0,737 VT3 0,704 VT4 0,632 TN3 0,829 TN2 0,808 TN1 0,776 TN4 0,755 GC2 0,850 GC1 0,789 CLSP3 0,596 425
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 TTPL1 0,857 TTPL2 0,710 CLSP2 0,590 CLDV1 0,785 CLDV2 0,670 CLDV3 0,598 Các biến quan sát của thang đo các yếu tố hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội khi kiểm tra độ tin cậy thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha đạt sẽ được đưa vào phân tích nhân tố EFA. Kết quả phân tích nhân tố được thể hiện ở bảng 2 và bảng 3. Hệ số KMO = 0,749 > 0,5 cho thấy việc phân tích nhân tố là phù hợp. Giá trị Sig = 0,000 50% thỏa mãn yêu cầu. Kết quả phân tích nhân tố EFA, 18 biến quan sát hội tụ thành 5 nhân tố: Nhóm thứ nhất: gồm 5 biến quan sát là VT1, VT2, VT3, VT4, VT5: Thể hiện vị trí địa lý của căn hộ 9 VT1: Địa điểm căn hộ thuận tiện cho công việc 9 VT2: Địa điểm căn hộ thuận tiện cho sinh hoạt hàng ngày (gần chợ, trường học, bệnh viên). 9 VT3: Địa điểm căn hộ ngay trung tâm của thành phố 9 VT4: Địa điểm căn hộ nằm trong khu an ninh trật tự. 9 VT5: Địa điểm căn hộ thuận tiện đi lại Nhóm thứ 2: TN1, TN2, TN3, TN4: Thể hiện thu nhập của khách hàng. 9 TN1: Thu nhập của tôi phù hợp với giá tiền căn hộ. 9 TN2: Thu nhập của tôi tiếp cận được gói vay hỗ trợ của chính phủ. 9 TN3: Thu nhập của tôi có khả năng trả nợ vay. 9 TN4: Tôi cần ngân hàng hỗ trợ tài chính khi mua nhà ở xã hội. Nhóm thứ 3: GC1, GC2, CLSP3: thể hiện giá cả và chất lượng sản phẩm 9 GC1: Giá nhà ở xã hội phù hợp với chất lượng nhà. 9 GC2: Giá nhà ở xã hội phù hợp với giá đất tại khu vực căn hộ tọa lạc. 9 CLSP3: Có chỗ để xe đảm bảo an toàn. Nhóm thứ 4: TTPL1, TTPL2, CLSP2: thể hiện trách nhiệm nhà đầu tư 9 TTPL1:Nội dung thủ tục pháp lý về mua bán nhà ở xã hội đơn giản, dễ hiểu. 9 TTPL2: Nhà đầu tư hướng dẫn đầy đủ và tận tình thủ tục pháp lý khi khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về nhà ở xã hội. 9 CLSP2: Xây dựng đạt tiêu chuẩn (tường không nứt, trần không thấm) như mong đợi. Nhóm thứ 5: CLDV1, CLDV2, CLDV3: Thể hiện chất lượng dịch vụ. 9 CLDV1: Cơ sở hạ tầng xung quanh căn hộ được thực hiện đồng bộ đúng như hợp đồng. 9 CLDV2: Giải quyết nhanh chóng các khiếu nại về chất lượng căn hộ. 9 CLDV3: Không gian xung quanh căn hộ thoáng mát. Thảo luận kết quả nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu, ta thấy có 5 yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội 426
  8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 của khách hàng, gồm: Vị trí địa lý, Thu nhập khách hàng, Chất lượng dịch vụ, Giá cả và chất lượng, Trách nhiệm nhà đầu tư. Từ đó, tác giả xây dựng nên mô hình những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội của người dân TP. Long Xuyên bao gồm các yếu tố trên như sau: + Vị trí địa lý: Điều quan trọng nhất là sự thuận thuận tiện trong sinh hoạt, gần trung tâm thuận tiện đi lại cho người dân, hộ dân sinh sống ở đây có thể tiện lợi cho sinh hoạt hằng ngày và làm việc. Nhà đầu tư/ công ty phát triển nhà ở xã hội cần quan tâm đến cơ sở hạ tầng xung quanh (đường xá, bệnh viện, trường học, công viên ) khi lựa chọn vị trí xây nhà ở xã hội. Ngoài ra, căn hộ cần nằm trong khu vực an ninh để hộ dân yên tâm sinh sống, an cư lạc nghiệp. + Thu nhập khách hàng: Nhà ở xã hội khu vực TP. Long Xuyên cần phù hợp với mức thu nhập của người dân. Hộ dân có thể tiếp cận được gói vay hỗ trợ. Để khách hàng có thể trang trải cho những chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để sở hữu và sử dụng căn hộ. + Chất lượng dịch vụ: Có thể nói rằng mức sống càng nâng cao thì nhu cầu dịch vụ cũng càng cao. Các nhà đầu tư cần đặc biệt chú ý chất lượng dịch vụ kèm theo như giữ xe, điện, nước, bảo trì, thang máy, thu gom rác, có như vậy mới càng thu hút người dân mua nhà ở xã hội. + Giá cả và chất lượng: Chất lượng nhà phù hợp giá cả mua nhà, giá đất mà căn hộ được xây dựng, nơi để xe an toàn. + Trách nhiệm nhà đầu tư: Uy tín nhà đầu tư, cũng như sự hỗ trợ nhiệt tình trong tư vấn cung cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng là điều cần thiết giúp khách hàng yên tâm và hài lòng. Góp phần phát triển hình thức nhà ở xã hội tăng hiệu quả kinh doanh của các công ty trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. 5. Kết luận Nghiên cứu đã xây dựng và xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội của người dân tại TP. Long Xuyên thông qua phân tích EFA. Năm nhóm nhân tố độc lập được hình thành là: Vị trí địa lý (VT), Thu nhập của khách hàng (TN) và Chất lượng dịch vụ (CLDV), Giá cả và chất lượng, Trách nhiệm nhà đầu tư. Theo nghiên cứu trên, những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội của người dân tại TP. Long Xuyên là vị trí địa lý, thu nhập và chất lượng dịch vụ, giá cả và chất lượng, trách nhiệm nhà đầu tư. Như vậy, để tăng cường mức độ đáp ứng và thỏa mãn khách hàng nâng cao sức cạnh tranh các công ty kinh doanh bất động sản cần đặt biệt chú ý đến những yếu tố trên. Bên cạnh đó, nhà nước cần chủ động cung cấp các chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng xã hội. Bên cạnh đó là linh hoạt để tạo điều kiện về vốn trung hạn và dài hạn cho các chủ thể tham gia thị trường, giúp cho các doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là các đối tượng chính sách xã hội, người thu nhập thấp được tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho mục đích cải thiện nhà ở. Hoàn thiện chính sách thuế, phí và lệ phí liên quan đến bất động sản để khuyến khích sử dụng có hiệu quả bất động sản, hạn chế đầu cơ, trốn lậu thuế cũng như tăng nguồn thu cho nhà nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Thiết kế và thực hiện. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. 2. Nguyễn Thi (2015). Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội tại TP.Hồ Chí Minh. Truy cập từ o-xa-hoi-tai-thanh-pho-ho-chi-minh.html 3. Phan Tuyết Thanh (2016). Nghiên cứu về nhu cầu về nhà ở chung cư dân Hà Nội và vận dụng cuả công ty kinh doanh bất động sản. Tạp chí công thương. Số 8,116-120. 427
  9. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 4. Trần Vĩnh Bình, Trần Ngọc Thương, Lê Bảo Trâm và Trần Hoài Nam (2014). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội tại TP.Hồ Chí Minh. Truy cập từ hoi-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-p.htm 5. Vũ Nhật Tân & Hà Minh Phước (2016). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua nhà ở xã hội trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Tạp chí công thương. Số 9,124-129. 428