Phân tích vào – ra liên vùng: Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và phần còn lại của Việt Nam
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích vào – ra liên vùng: Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và phần còn lại của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- phan_tich_vao_ra_lien_vung_dong_nam_bo_tay_nam_bo_va_phan_co.pdf
Nội dung text: Phân tích vào – ra liên vùng: Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và phần còn lại của Việt Nam
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng PHÂN TÍCH VÀO – RA LIÊN VÙNG: ĐÔNG NAM BỘ, TÂY NAM BỘ VÀ PHẦN CÒN LẠI CỦA VIỆT NAM TS. Nguyễn Hồ Phi Hà, TS. Bùi Trinh Học viện tài chính, Viện nghiên cứu phát triển Việt Nam (ViDERI) TÓM TẮT Hệ thống I-O của Leontief đã được phát triển thành mô hình I-O liên vùng bởi Isard (1951), ý tưởng về mô hình I-O liên vùng đã được W. Richardson (1973) và Miyazawa, K. (1976) cụ thể hoá và được xem như một công cụ quan trọng trong nghiên cứu về kinh tế vùng. Mô hình I-O liên vùng không những mô tả mối quan hệ liên ngành mà còn mô tả mối quan hệ liên vùng thông qua luồng thương mại giữa các vùng và luồng thương mại của vùng với nước ngoài. Mô hình liên vùng được phát triển tiếp theo bởi Chenery- Moses (còn gọi là mô hình Chenery-Moses) và Miller-Blair (1985). Khoa học về kinh tế vùng với nền tảng là việc áp dụng mô hình I/O hình thành vào giai đọan cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Từ đó đến nay nó đã được hoàn thiện và phát triển bởi nhiều nhà kinh tế nổi tiếng như Miyazawa, M.Miller (1986); Sonis, Hewings (1998). I-O vùng được nhiều nước trên thế giới áp dụng trong việc phân tích cấu trúc kinh tế, đặc biệt là Nhật Bản đã sử dụng mô hình này để đánh giá tác động của vụ động đất lớn ở Hanshin năm 1995. Nghiên cứu này sử dụng bảng I-O liên vùng 2005 cho 3 vùng: Đông nam bộ, Tây nam bộ và phần còn lại của Việt Nam Từ khóa: vùng, liên vùng, nhân tử, lan tỏa, giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, cầu cuối cùng 1. Giới thiệu chung Việc đo lường giữa cầu cuối cùng và sản lượng, thu nhập và việc làm đã được các nhà kinh tế nghiên cứu. một trong những nghiên cứu hữu ích đã được phát triển bởi J.M. Keynes về lợi tức và tiền tệ (1936). Sau đó mô hình I - O đã được phát triển bởi W. Leontief (1936, 1941) ở cấp độ Quốc gia. Hệ thống Leontief được mở rộng cho nghiên cứu về vùng bởi Isard (1951) còn được gọi là mô hình Isard, những ý tưởng về mô hình I - O liên vùng được Miyazawa, Richardson phát triển và được coi là một công cụ thiết yếu trong nghiên cứu khoa học về vùng. Mô hình I - O liên nhiều vùng cho thấy không chỉ mối quan hệ giữa các ngành mà còn mối quan hệ giữa các vùng dựa trên luồng giao dịch giữa các vùng trong một nước và luồng giao dịch giữa các vùng với nước ngoài. Mô hình đa vùng sau đó đã được phát triển bởi Chenery-Moses (còn được gọi là mô hình kiểu Chenery / Moses-1955). Các đóng góp gần đây có thể được tìm thấy trong Miller- Blair (1985), Hewings và Jensen (1986). Trong mô hình đa vùng, Miyazawa đã thành công trong việc phân tích ma trân nghich đảo Leontief thành các ma trận nhân tử bên trong và bên ngoài (internal and external matrix multipliers) trong mô hình –I- O, ý niệm của Miyazawa được khái quát bởi Yamada và Takeo Ihara (1969), cụ thể là "sự gia tăng hệ số đầu vào“ Mục đích chính của nghiên cứu này là chỉ ra cách sử dụng khung I-O và những quy ước theo cách tiếp cận có hiệu quả để đánh giá những thay đổi trong tương tác không gian do quan hệ thương mại giữa các vùng. Bài viết này cố gắng giải thích làm thế nào để đo hiệu ứng số nhân, hiệu ứng ngược liên vùng và hiệu ứng tràn. Nghiên cứu này dựa trên bảng I-O ba vùng năm 2005 bao gồm Đông nam bộ, Tây nam bộ và phần còn lại của Việt Nam. Bảng này được lập bởi nhóm chuyên gia ( Francisco T. Secretario, Bui Trinh, Duong Manh Hung và Kwwang Moon Kim) 58
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 2. Mô hình tổng quát Mô hình vào – ra liên đa vùng loại Isard có dạng Đến: Cầu trung gian Cầu cuối cùng Vùng 1 . Vùng k Vùng 1 . Vùng k M GTSX Từ: 1 2 j n 1 2 j n C G I E C G I E R 1 . . I E : N G I . . 11 18 11 18 1. T : X X F F 0 X E 1 N . . R : : : : : : : : : : M : : : : : : : : : : E R 1 . . D E : G I . . : X81 X88 F81 F88 0 X8. I k N . . N P 1 U R : T O I . . S W : XW1 XW8 FW1 FW8 FW8 0 N . . CE PT-S . . GVA D VP1 VPk 0 0 0 . OS . . GTSX X.1 . X.8 F.1 . F.8 (M) CE: Thu nhập của người lao động C:Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình PT-S:Thuế gián thu (Không bao gồm trợ giá) G:Chi tiêu dùng của Chính phủ D: Khâu hao I:Tích lũy gộp tài sản OS:Thăng dư E:Xuất khẩu GVA: Tổng giá trị tăng thêm M:Nhập khẩu Và: X11 :Cầu trung gian nội vùng Xij :Vùng j sử dụng sản phẩm vùng I làm chi phí trung gian Fii :Cầu cuối cùng của vùng i Fij :Cầu cuối cùng vùng j dùng sản phẩm vùng i XW : Nhập khẩu cho chi phí trung gian vùng i i FWi :Nhập khẩu cho cầu cuối cùng vùng i (M) : Tổng nhập khẩu (âm) VPi : Giá trị tăng thêm vùng i GV :Tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tê A. F.i : Cầu cuối cùng vùng i 59
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 3. Phương pháp Mô hình I-O liên đa vùng cho thấy dòng chẩy của hàng hóa và dịch vụ giữa các ngành kinh tế trong mỗi vùng và liên vùng. Đặc điểm này mô tả các dòng chảy giữa các vùng là điều khác biệt giữa mô hình liên vùng từ một tập hợp các mô hình vùng đơn và cung cấp một lợi thế phân tích có giá trị so với mô hình vùng đơn. Mô hình I-O đa vùng được sử dụng để phân tích tác động kinh tế, đặc tả các dòng chảy giữa các vùng cho phép ước tính các tác động không rõ ràng trong một mô hình vùng đơn lẻ. Nếu một hoạt động kinh tế mới được tạo ra làm tăng nhu cầu cuối cùng của ngành trong vùng i, nhu cầu gia tăng trong vùng i sẽ không chỉ tạo ra sản lượng của vùng i mà còn làm tăng sản lượng của tất cả các vùng (i-k, I + k). bởi vì sản lượng gia tăng trong "vùng i" cũng sẽ buộc phải có luồng mới về hàng hoá và dịch vụ từ các vùng khác, dẫn đến sản lượng tăng ở các vùng này. Những ảnh hưởng này được gọi là tác động tràn. Để đáp ứng sản xuất vùng i Mô hình I-O liên vùng đi xa hơn các mô hình I-O cơ bản; trong mô hình I-O cơ bản, giả định rằng chỉ có các yếu tố nhu cầu cuối cùng (tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu) ảnh hưởng đến sản xuất và giá trị gia tăng. Trong mô hình I-O liên vùng, việc sản xuất không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố nhu cầu cuối cùng của vùng đó mà còn phụ thuộc vào cầu cuối cùng và sản xuất của các vùng khác. Điều này có thể hiểu được bởi lý thuyết kinh tế, bất kỳ sự thay đổi nào trong các yếu tố nhu cầu cuối cùng của một vùng cụ thể sẽ dẫn đến sự thay đổi giá trị sản xuất không chỉ của khu vực đó. Những thay đổi này kéo theo sự thay đổi ở các vùng khác do sản xuất của một vùng sử dụng các sản phẩm của các vùng khác như là chi phí đầu vào. Những tác động này được thể hiện bằng các nhân từ –I-O. Những ý tưởng này dường như là quan hệ " nhân - quả" trong lý thuyết của Đạo Phật và nó được thể hiện như hình dưới 60
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Hình 2. Ảnh hưởng tràn và ảnh hưởng ngược liên vùng Thay đổi về cầu cuối cùng của vùng i Thay đổi về sản lượng vùng i Ảnh hưởng Ảnh hưởng ngược tràn Ảnh hưởng tràn That đổi về sản lượng vùng i - k Thay đổi về sản lượng vùng i + k Thay đổi về thu nhập i-k Thay đổi về thu nhập vùng i Thay đổi thu nhập vùng i+k Basic equations: Quan hệ mô hình đa vùng có dạng: 61 (1)
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (2) RS rs Ở đây: A là ma trân mà mỗi phần tử là a ij thể hiện vùng S dùng sản phẩm vùng R cho 1 đơn vị giá trị sản xuất của vùng S, Với R = S = 1, 2, 3 m; XRS là ma trân chi phí trung gian của vùng S sử dụng sản phẩm vùng R; là ma trân đường chéo, các phần tử trên đường chéo là phần tử của véc tơ giá trị sản xuất của vùng S. Thay (2) vào (1) và sắp xếp lại ta có: (3) Viết gọn dưới dạng quan hệ chuẩn Leontief: XS = (I – ASS)-1.(ASR.XR + FR) XR = (I – ARR)-1.(ARS.XS + FS) Ở đây: XR là véc tơ giá trị sản xuất của vùng R; XS là véc tơ giá trị sản xuất vùng S, FR là ma trân cầu cuối cùng vùng R, FS là ma trận cầu cuối cùng vùng S, ASR.la ma trận hệ số chi phí vùng R sử dụng sản phẩm vùng S Ảnh hưởng tràn và ảnh hưởng ngược liên vùng: Ảnh hưởng tràn và ảnh hưởng ngược liên vùng phát sinh do luồngthương mại giữa vùng này với vùng khác để duy trì nhu cầu cuối cùng trong vùng. Tác động tràn là hiệu ứng vòng đầu tiên hoặc trực tiếp của luồng sản phẩm liên vùng, trong khi ảnh hưởng ngược là gián tiếp hoặc ảnh hưởng vòng hai phát sinh từ sự lan truyền giữa các vùng. Từ các phương trình IRIO, chúng được tính như sau 62
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Ảnh hưởng tràn: Ảnh hưởng ngược 4. Kết quả thực nghiệm Bảng 1 cho thấy hiệu quả lan tỏa từ cầu cuối cùng đến sản lượng của khu vực Đông Nam Bộ là cao nhất (1,62), tiếp theo là vùng ĐBSCL (1,4) và phần còn lại của Việt Nam (1,38). Điều thú vị là tuy hiệu quả phân tán từ cầu cuối cùng đến sản lượng của vùng ĐBSCL không cao nhưng hiệu quả phân tán từ cầu cuối cùng về giá trị tăng thêm cao nhất trong ba khu vực (0,653). Cầu cuối cùng của đồng bằng sông Cửu Long cũng lan tỏa tương đối tốt tới sản lượng của các vùng khác (6%). Mặc dù, thấp hơn khu vực Đông Nam bộ (10%), nhưng cao hơn phần còn lại của Việt Nam (5,6%). Bảng 1. Ảnh hưởng liên vùng Reg 1 Reg 2 Reg 3 Ảnh hưởng nhân tử nội vùng 1.339 1.514 1.325 Ảnh hưởng ngược (lan tỏa) 0.001 0.002 0.002 Ảnh hưởng tràn (Reg1) 0.041 0.018 Ảnh hưởng tràn (Reg 2) 0.020 0.038 Ảnh hưởng tràn (Reg 3) 0.040 0.065 Lan tỏa đến sản lượng 1.400 1.623 1.383 Lan tỏa đến thu nhập 0.653 0.634 0.627 REG1: ĐBSCL; REG2: Đông Nam Bộ; REG 3: Phần còn lại của VN Tính toán theo nhóm ngành gộp (Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp, xây dựng và Dịch vụ), kết quả cho thấy hiệu quả phản hồi và hiệu ứng trượt của vùng ĐBSCL không ấn tượng, trong khi 63
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng khu vực Đông Nam Bộ được kích thích đáng kể từ sản xuất của các vùng khác và lan rộng từ cao nhất sang các vùng khác. Bảng 2. Interregional effects by sector Reg 1 Reg 2 Reg 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 NN CN DV NN CN DV NN CN DV Ảnh hưởng nhân tử 1.2012 1.4844 1.1906 1.2656 1.5632 1.3838 1.214 1.387 1.264 nội vùng Ảnh hưởng ngược 0.0007 0.0012 0.0009 0.0012 0.0019 0.0009 0.0010 0.0028 0.0015 liên vùng Ảnh hưởng tràn 0.0438 0.0695 0.0574 0.0824 0.1168 0.0453 0.0273 0.0719 0.0442 Sự lan tỏa của các yếu tố của cầu cuối cùng lên đầu ra của đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn khu vực Đông Nam bộ nhưng sự lan tỏa của cầu tiêu dùng và xuất khâu của ĐBSCL đến thu nhập cao nhất so với Đông nam bộ và phần còn lại của Việt Nam. Điều này cho thấy tỷ lệ giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị của vùng ĐBSCL là cao nhất trong ba vùng được khảo sất Bảng 3. Ảnh hưởng lan tóa của các nhân tố của cầu cuối cùng đến sản lượng và thu nhập Reg 1 Reg 2 Reg 3 C I E C I E C I E Giá trị sản xuất 1.309 1.456 1.447 1.470 1.641 1.648 1.338 1.424 1.411 Thu nhập từ sản xuất 0.750 0.619 0.622 0.744 0.621 0.618 0.720 0.574 0.581 Vùng Tây nam bộ là khu vực có đô lan tỏa và độ nhậy khá cao đặc biết nhóm ngành nông, lâm thủy sản đến chính nó và các vùng khác, chẳng hạn như năm 2016 hạn hán và xâm nhập mặn khiến sản lượng nông nghiệp giảm mạnh, để tính toán ảnh hưởng khi nông nghiệp vùng Tây nam bộ suy trầm khi sử dụng mô hình I-O liên vùng có kết quả như sau: 64
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bảng 4. Ảnh hưởng về giá trị tăng thêm khi thay đổi sản lượng nông nghiệp vùng Tây nam bộ Sản lượng nông nghiệp Sản lượng nông nghiệp Sản lượng nông nghiệp giảm vùng Mekong10% giảm vùng Mekong15% giảm vùng Mekong20% Ảnh hưởng nội vùng 1 Nông lâm thủy sản -1.20% -1.79% -2.39% 2 Công nghiệp, xây dựng -0.14% -0.21% -0.28% 3 Dịch vụ -0.33% -0.49% -0.66% Ảnh hưởng ngược 1 Nông lâm thủy sản -0.07% -0.10% -0.13% 2 Công nghiệp, xây dựng 0.00% 0.00% -0.01% 3 Dịch vụ -0.01% -0.01% -0.02% Ảnh hưởng tràn 1 Nông lâm thủy sản -0.05% -0.07% -0.09% 2 Công nghiệp, xây dựng -0.03% -0.04% -0.06% 3 Dịch vụ -0.01% -0.02% -0.03% GDP -1.84% -2.75% -3.67% 5. Kết luận Trong hai thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam đã phần nào được hiện đại hóa và duy trì mức tăng trưởng GDP cao . Mức sống ở Việt Nam đã được cải thiện nhanh chóng nhờ kết quả của chính sách chuyển đổi đối với nền kinh tế thị trường và sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Chính phủ đã tập trung chủ yếu vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa và mục tiêu là cho Việt Nam trở thành một nền kinh tế công nghiệp vào năm 2020. Mặc dù nhiều chính sách đã chứng minh có tác động tích cực đến nền kinh tế nhưng vẫn có những lĩnh vực mà chính sách dường như đã đi vào hướng đi sai. Nghiên cứu này, với sự trợ giúp của các nhân tố từ cách tiếp cận đầu vào và đầu ra liên vùng cho thấy, một lĩnh vực quan trọng, là nông nghiệp, đã không nhận được một chính sách thích hợp để nó phát triển để đáp ứng đầy đủ tiềm năng của nó và vùng miền Tây nam bộ dường như khá “cô đơn” trong liên kết vùng về vùng Tây nam bộ có thể kết luận ngắn gon.: + Sự lan tỏa của các yếu tố cầu cuối cùng lên đầu ra của đồng bằng sông Cửu Long không cao, nhưng sự lan tỏa của các yếu tố cầu cuối cùng lên giá trị gia tăng là ấn tượng. + Các tác động ngược liên vùng, tác động tràn của vùng Tây nam bộ và của các vùng khác đến vùng Tây nam bộ không cao. Điều này dường như là khu vực này tương đối tách biệt với phần còn lại của Việt Nam. Lời cảm ơn: Nhóm nghiên cứu gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ông Fracisco T. Secretario, GS Kwang Moon Kim, GS Kiyoshi Kobayashi, GS Matsushima ở đại học Kyoto, Nhật Bản, GS Nguyễn Quang Thái, GS. Phạm Thế Anh, GS. Tô Trung Thành đại học kinh tế Quốc dân Hà nội, GS Nguyễn Mạnh Toàn đại học kinh tế - Đại học Đà nẵng đã hỗ trợ và góp ý đến nghiên cứu này for their supports on this research. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Batey P. W. J., & Madden M.(1983),The Modeling of Demographic- economic Change Within the Context of Regional Decline: Analytical Procedures and Empirical Result”, Socio-Economic Plan, 65
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 17(5):315-328. [2] Bui Trinh, Kiyoshi Kobayashi , Thai Nguyen Quang Multi-interregional economic impact analysis based on multi-interregional input output model consisting of 7 regions of Vietnam, 2000, Journal of Finance and Investment Analysis, vol.1, no.2, 2012, 83-117. [3] Francisco T. Secretario,et al. (2007) Developing an interregional input-output table for cross bordereconomies: An application to Laos people’s democratic republic and Thailand, ADB statistics paper No. 1, 2007 [4] Geoffrey J.D.,Hewings, Michael Sonis, Moss Madden and Yoshio Kimura (1999), Introduction- Understanding and Interpreting Economic Structure, Heidelberg: Springer-Verlag. [5] H.W Richardson (1979). : Regional Economic , Urbana, University of Illinois Press [6] Isard Walter (1951), Interregional and regional input-output analysis: A model of a space-economy, Review of Economics and Statistics,33(4):318-328. [7] Keynes J. M (1936) The General Theory of Employment, Interest and Money London Macmillan [8] Leontief W. (1936) Quantitive input – output relation in the economic system of the United States, Review of Economics and Statistic 18, 105 – 125 [9] Leontief W. (1941), The Structure of American Economy: 1919-1939 Oxford University Press [10] Miller, R., & P. Blair. (1985), Input-Output Analysis: Foundations and Extensions, Chapter 7 (pp. 236- 260), Environmental Input-Output Analysis, Prentice-Hall. [11] Miyazawa, K. (1976), Input-Output Analysis and the Structure of Income Distribution, Lecture Notes in Economics and Mathematical Systems, Berlin: Springer-Verlag. [On-line] [12] Pyatt, G., & Roe, A.N. (1977),Social Accounting for Development Planning with Special Reference to Sri-Lanka, Cambridge: Cambridge University Press. [13] Pyatt, G., & J.I. Round (eds) (1985),SAMs: A Basis for Planning. Washington, D.C: World Bank. [14] Sonis M., & Hewings, G. J. D. (1999), Miyazawa’s contributions to understanding economic structure: interpretation, evaluation and extension”, Understanding and Interpreting Economic Structure, Springer, ISBN 3540660453. Pp13-51. [15] Takeo Ihara (1999) Diagosis and Therapy of Interregional feedback effectHeidelberg: Springer-Verlag. [16] Yamada. H and T. Ihara Input – output analysis of interreginal repercusion paper and proceeding of the third far East conference of the regional Science Asociation 3, 3-31 66