Phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên âm nhạc ở trường THCS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay

pdf 6 trang Gia Huy 21/05/2022 1980
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên âm nhạc ở trường THCS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_chuong_trinh_boi_duong_giao_vien_am_nhac_o_truong.pdf

Nội dung text: Phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên âm nhạc ở trường THCS đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay

  1. 382 Kỷ yếu hội thảo khoa học PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI HIỆN NAY TS. Hồ Thị Việt Yến Khoa GDTC-NT, Trường CĐSP Nghệ An I. Đặt vấn đề Chất lượng đào tạo nói chung và chất lượng đào tạo giáo viên Âm nhạc tại trường THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chương trình bồi dưỡng giáo viên đóng một vị trí hết sức quan trọng. Người giáo viên có thích ứng được với mục tiêu, yêu cầu của thực tiễn giáo dục phổ thông mới hiện nay hay không? phụ thuộc vào quá trình bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ ở các khoa và các trường sư phạm. Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo của nước ta, chương trình giáo dục phổ thông mới được công bố bao gồm chương trình tổng thể và các chương trình môn học, đã khắc phục được những hạn chế, đồng thời kế thừa được những thành tựu của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, có tiếp thu kinh nghiệm của một số nước tiên tiến phát triển về đào tạo và giáo dục để xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay phù hợp với thực tiễn của đất nước và hội nhập quốc tế. Đối với chương trình giáo dục phổ thông mới môn Âm nhạc giảng dạy tại trường THCS có nhiều điểm khác so với chương trình âm nhạc hiện hành; Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, nhằm giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các hoạt động học tập đa dạng để trải nghiệm, khám phá về nghệ thuật âm nhạc; Biết nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc, có mối liên hệ mật thiết với văn hóa, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác để hướng học sinh có ý thức bảo tồn, gìn giữ, phát huy và phổ biến, lan tỏa các giá trị âm nhạc truyền thống của dân tộc; Giáo dục các em có đời sống tinh thần phong phú với những phẩm chất cao đẹp, phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu để các em được phát triển, định hướng nghề nghiệp phù hợp. Như vậy, để đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay đang đặt ra với trách nhiệm lớn cho đội ngũ giáo viên phổ thông, vì giáo viên là nhân tố quyết định kết quả thành công của sự nghiệp đào tạo và giáo dục. Đo chinh la nhưng điêu ma môi thây giao, cô giao luôn trăn trơ, suy nghi va đươc thê hiên qua nhưng viêc lam cu thê, phải thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, đôi mơi phương phap day va học phù hợp với thực tiễn của từng môn học giảng dạy tại các trường phổ thông có hiệu quả. Chính vì thế, việc phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên Âm nhạc ở trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay rất quan trọng và cần thiết.
  2. Kỷ yếu hội thảo khoa học 383 II. Nội dung. 1. Đặc điểm môn học Âm nhạc trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc, thái độ, nhận thức và tư tưởng của con người. Âm nhạc là một phần thiết yếu của các nền văn hóa, gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Âm nhạc làm phong phú những giá trị tinh thần của nhân loại, là phương tiện giúp con người khám phá thế giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nhà trường, giáo dục âm nhạc nhằm giúp học sinh hình thành năng lực thông qua hoạt động trải nghiệm để phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành tính cách và thói quen; Phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; Tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và phát triển năng lực âm nhạc; Biểu hiện của năng lực thẩm mỹ được thể hiện thông qua tác phẩm âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; Góp phần phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu âm nhạc và định hướng chọn nghề nghiệp. Đồng thời, thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục của thầy giáo, cô giáo hướng các em học sinh tới cái đẹp, có phẩm chất yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm, Tự tin, chăm chỉ học tập suốt đời; Có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo trong mọi lĩnh vực. 2. Mục tiêu, yêu cầu môn học Âm nhạc trong chương trình giáo dục phổ thông mới cấp THCS. Mục tiêu cấp THCS: Chương trình môn âm nhạc cấp Trung học cơ sở giúp học sinh phát triển năng lực dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các hoạt động trải nghiệm, khám phá nghệ thuật âm nhạc; Nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ và tình yêu âm nhạc; Tiếp tục hình thành một số kỹ năng cơ bản; phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hóa, lịch sử, xã hội cùng các loại hình nghệ thuật khác. Biết trân trọng, gìn giữ, bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống, phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, vận dụng kiến thức, kỹ năng âm nhạc vào đời sống, có định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân, góp phần hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp; yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, giải quyết các vấn đề linh hoạt, sáng tạo trong cuộc sống. Yêu cầu cần đạt được về năng lực đặc thù môn âm nhạc như sau: -Thể hiện âm nhạc: Biết tái hiện, biết trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc thông qua các hoạt động trải nghiệm như hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc, lý thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc, dàn dựng chương trình, với nhiều hình thức và phong cách. - Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Biết thường thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc và đẹp đẽ của âm nhạc được thể hiện trong tác phẩm; Biết biểu hiện sắc thái tình cảm của tác phẩm được thể hiện bằng lời nói, ánh mắt, điệu bộ, chơi tiết tấu bằng bộ gõ cơ thể; Biết nhận xét và đánh giá về các phương tiện diễn tả của âm nhạc.
  3. 384 Kỷ yếu hội thảo khoa học - Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết kết hợp và vận dụng kiến thức, kỹ năng âm nhạc vào thực tiễn, ứng tác, biến tấu đưa ra những ý tưởng hoặc sản phẩm hay, độc đáo; hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử, văn hóa và các loại hình nghệ thuật khác. 3. Nội dung môn học Âm nhạc cấp THCS trong chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay. Nội dung bao gồm các mạch kiến thức và kỹ năng về học hát, chơi nhạc cụ, tập đọc nhạc, lý thuyết và thường thức âm nhạc, Qua việc học những nội dung đó giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực thực hành, hiểu biết, cảm thụ, sáng tạo và ứng dụng âm nhạc. Góp phần phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu âm nhạc để các em được phát triển, định hướng nghề nghiệp. Hiện nay trong chương trình giáo dục phổ thông mới đã được ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, nội dung môn Âm nhac cấp THCS như sau: Giai đoạn giáo dục cơ bản: Âm nhạc là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9 bao gồm những kiến thức và kỹ năng cơ bản về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lý thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Chương trình giáo dục âm nhạc giúp học sinh trải nghiệm, khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động nghệ thuật nhằm phát triển năng lực thẩm mỹ, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hóa, lịch sử cùng các loại hình nghệ thuật khác; Giáo dục tình cảm yêu quý, thái độ tôn trọng, ý thức bảo tồn, phát huy, lan tỏa những giá trị văn hoá truyền thống; đồng thời sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật trong quá trình hội nhập và giao thoa văn hoá. Giáo dục Nghệ thuật có ưu thế hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất; nhân ái, khoan dung, tự tin, sáng tạo, phát triển năng lực: Thông qua các hoạt động trải nghiệm hướng học sinh đến cái đẹp trong giao tiếp, hợp tác, cảm thụ, hiểu biết và thực hành nghệ thuật; Định hướng thẩm mỹ, bồi dưỡng hứng thú cho học sinh khi tiếp xúc với các hoạt động nghệ thuật; 4. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức giáo dục môn học Âm nhạc cấp THCS trong chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay. - Phương phap day học co hiêu qua bao giơ cung đươc xây dưng trên nhưng đăc điêm, tinh chât, muc tiêu đao tao cua nganh học đo. Bởi vậy, phương phap day học phu hơp mơi gop phân giai quyêt tôt muc tiêu đao tao. Với chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay, đòi hỏi người giáo viên phải linh động, sáng tạo trong phương pháp dạy học và hình thức tổ chức giáo dục âm nhạc phong phú, đa dạng hơn; đặc biệt phát huy năng lực của học sinh thông qua từng hoạt động cụ thể; + Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; dạy cách học, cách tự học, tự chiếm lĩnh tri thức. + Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. + Kiểm tra, đánh giá cả quá trình và hướng vào đánh giá năng lực học sinh, chú trọng đánh giá năng lực thực hành âm nhạc; khuyến khích học sinh tham gia các hoạt
  4. Kỷ yếu hội thảo khoa học 385 động âm nhạc ở trong trường và ngoài nhà trường. - Sử dụng các hình thức tổ chức giáo dục phong phú, đa dạng: Cá nhân và hợp tác nhóm; trong lớp, ngoài lớp; trong trường, ngoài nhà trường; chính khóa, ngoại khóa; Hoạt động trải nghiệm, thực hành, tham quan, câu lạc bộ, khám phá, cảm thụ, sáng tạo và ứng dụng âm nhạc. 5. Quan điểm phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên Âm nhạc tại trường THCS. Từ các vấn đề trên, quan điểm phát triển chương trình bồi dưỡng theo cách tiếp cận “phát triển” sẽ giúp người học phát triển được tối đa các tố chất sẵn có, phát huy được năng lực tiềm ẩn của học sinh, “lấy người học làm trung tâm”. Trong đó, vai trò người thầy chuyển thành người hướng dẫn, người học được rèn luyện cách tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự điều chỉnh quá trình đào tạo của mình với sự giúp đỡ của người thầy. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng cách tiếp cận này giúp hình thành ở người học tính chủ động, và chú trọng đến sự phát triển nhân cách, tính sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề trong tình huống thực của cuộc sống của người học. Thông qua đợt tập huấn sở giáo dục và đào tạo Nghệ An tổ chức “kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh và kỹ năng phát triển chương trình môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới” do GS.TS Thái Văn Thành, giám đốc sở giáo dục và đào tạo báo cáo tại hội nghị ngày 30 tháng 9 năm 2019; Chương trình tổng thể, và chương trình môn học, của Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành năm 2018; Để đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay, người giáo viên cần được bồi dưỡng những năng lực mới như: Năng lực nghiên cứu và phát triển chương trình dạy học Âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh; năng lực dạy học tích hợp; Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo năng lực; năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; năng lực nghiên cứu khoa học và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, Chúng tôi đưa ra một số quan điểm để phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên giảng dạy môn âm nhạc tại trường THCS đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông mới như sau: - Thứ nhất: Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng tập trung phát triển năng lực âm nhạc ở học sinh thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực; Chú trọng thực hành, trải nghiệm, góp phần phát triển hài hòa đức, trí, thể, mỹ và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. - Thứ hai: Có tính kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình âm nhạc hiện hành, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình của một số nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, nội dung kiến thức thể hiện rõ đặc trưng nghệ thuật âm nhạc và bản sắc văn hóa dân tộc; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần các lớp học trên. - Thứ ba: Chuyên đề xây dựng những hoạt động học tập đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức, nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích, tạo được cảm xúc, niềm vui, kích thích được sự sáng tạo, hứng thú trong học tập của học sinh. - Thứ tư: Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức giáo dục phong phú, đa dạng
  5. 386 Kỷ yếu hội thảo khoa học hơn; Phát triển năng lực học sinh; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; dạy cách học, cách tự học, tự chiếm lĩnh tri thức; Hoạt động trải nghiệm, thực hành, thực hiện cá nhân và hợp tác nhóm, - Thứ năm: Bổ sung những nội dung giáo dục cốt lõi,phù hợp với sự đa dạng, phong phú và khả năng học tập của học sinh đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay. 6. Đề xuất phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên âm nhạc ở trường THCS như sau: Xuất phát từ các vấn đề đã nêu ở trên, để đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay tại các trường Trung học cơ sở, chúng tôi mạnh dạn đưa ra các quan điểm, mục tiêu, nội dung để đề xuất phát triển chương trình “Bồi dưỡng giáo viên Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay”. Với tổng số 45 tiết, được cụ thể hóa các chuyên đề như sau: Chuyên đề 1(5 tiết): Tổng quan về môn Âm nhạc trong chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay. 1. Đặc điểm môn học Âm nhạc trong chương trình giáo dục phổ thông mới. 2. Mục tiêu, yêu cầu môn học Âm nhạc trong chương trình phổ thông mới cấp THCS. 2.1. Mục tiêu môn học âm nhạc trong chương trình giáo dục phổ thông mới. 2.2. Yêu cầu cần đạt được trong môn học âm nhạc chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay 3. Nội dung môn học Âm nhạc cấp THCS trong chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay. 3,1. Chương trình âm nhạc hiện hành 3.2. Chương trình âm nhạc phổ thông mới 4. Phương pháp dạy học và hình thức tổ chức giáo dục môn học Âm nhạc cấp THCS trong chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay. 4.1. Phương pháp dạy học truyền thống. 4.2. Định hướng chung về phương pháp giáo dục Âm nhạc phát triển năng lực, (Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm). 4.3. Định hướng chung về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 5. Quan điểm phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên Âm nhạc tại trường THCS. Chuyên đề 2(30 tiết): Phương pháp dạy học âm nhạc - Hình thức tổ chức lớp học 1. Phương pháp dạy lý thuyết âm nhạc. 2. Phương pháp dạy hát. 3. Phương pháp dạy Tập đọc nhạc 4. Phương pháp dạy thường thức âm nhạc 5. Phương pháp dạy đàn Organ 6. Phương pháp dàn dựng chương trình 7. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo thông qua các hoạt động âm nhạc 8.Hình thức tổ chức lớp học theo mô hình mới, chú trọng phát triển năng lực cho học sinh. Chuyên đề 3(10 tiết): Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm môn Âm nhạc
  6. Kỷ yếu hội thảo khoa học 387 1. Hoạt động NCKH (SKKN) đối với việc nâng cao năng lực nghề nghiệp giáo viên âm nhạc ở trường THCS 2. Các quy trình viết sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực âm nhạc ở trường THCS. 3. Tham khảo một số sáng kiến kinh nghiệm thuộc lĩnh vực âm nhạc trong những năm học vừa qua đạt sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh. 4. Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực âm nhạc ở trường THCS. 5. Thực hành viết sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc ở trường THCS. III. Kết luận Đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục, các cơ sở đào tạo giáo viên đang đứng trước thách thức về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới, để đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu, nội dung cần đạt được. Đây là yếu tố sống còn để đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên tại các cơ sở đào tạo. Vì vậy, ngươi giáo viên phai thât sư yêu nghê, luôn tâm huyêt vơi nghê, năng đông, sang tao, luôn học tâp đê nâng cao trinh đô, Va đăc biêt ngươi giáo viên luôn luôn phai biêt vân dung linh hoạt, sáng tạo cac phương phap day học tôt nhât vao giang day, giao duc đê phat huy đươc tiềm năng, năng lực, tinh tich cưc sang tao cua học sinh trong qua trinh tư học, tư nghiên cưu đê đat đươc kêt qua cao nhât va đap ưng đươc nhu câu cua xa hôi hiện nay. Thực trạng chất lượng chương trình đào tạo giáo viên tại các khoa, trường sư phạm đang tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết từ lý luận đến thực tiễn. Để giải quyết được những vấn đề đó, cần có một hệ thống chiến lược bài bản, dài hơi từ thay đổi tư duy đến đổi mới cách làm việc và bồi dưỡng hình thành năng lực mới cho đội ngũ các nhà khoa học giáo dục, các nhà giáo, Vì vậy, việc phát triển chương trình bồi dưỡng giáo viên Âm nhạc ở trường THCS để đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay là rất quan trọng và cần thiết. Tài liệu tham khảo [1]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. [2]. Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Quốc hội Khoá XIII. [3]. Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình - sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông . [4]. Dự thảo chương trình tổng thể giáo dục phổ thông - Bộ GD&ĐT. [5]. Hỏi đáp về chương trình tổng thể giáo dục phổ thông - Bộ GD&ĐT. [6]. Bộ GDĐT, Chuẩn nghề nghiệp GV Trung học, Hà Nội, 2009 [7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018, Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông. [8]. Tập huấn sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An tổ chức “kỹ năng phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh và kỹ năng phát triển chương trình môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới” do GS.TS Thái Văn Thành, giám đốc sở giáo dục và đào tạo báo cáo tại Hội nghị ngày 30 tháng 9 năm 2019;