Phát triển công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum từ khía cạnh nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thương mại

pdf 11 trang Gia Huy 4570
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum từ khía cạnh nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_cong_nghiep_che_bien_nong_san_tren_dia_ban_tinh_k.pdf

Nội dung text: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum từ khía cạnh nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ xúc tiến thương mại

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM TỪ KHÍA CẠNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ENHANCING CAPACITY OF COMMERCIAL PROMOTIONAL SUPPORT SERVICES TO DEVELOP AGRO-INDUSTRY IN KON TUM PROVINCE ThS. Nguyễn Thị Minh Chi Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Email: ntmchi@kontum.udn.vn Tóm tắt Điều kiện tự nhiên của tỉnh Kon Tum thuận lợi cho việc phát triển các loại cây dài ngày và ngắn ngày như cà phê, cao su, mía, lúa, ngô, sắn, rau, hoa, quả, dược liệu. Tuy nhiên, nông sản được sản xuất chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô nên giá trị gia tăng đạt thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. Đa phần doanh nghiệp chế biến tại khu vực có quy mô nhỏ và vừa, chưa đủ năng lực xuất khẩu trực tiếp; công tác xây dựng chiến lược, xúc tiến thương mại, dự báo, phân tích biến động thị trường chưa đạt hiệu quả. Do đó, bài viết phân tích thực trạng hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm đề xuất kiến nghị nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ này, thúc đẩy tăng trưởng cho ngành công nghiệp chế biến, tăng thu ngân sách cho địa phương. Từ khóa: công nghiệp chế biến, nông sản, dịch vụ hỗ trợ, xúc tiến thương mại, Kon Tum Abstract Kon Tum’s natural conditions are appropriate for the development of long-term crops as well as short- day plants like coffee, rubber, sugarcane, rice, maize, cassava, vegetables, flowers, fruits, even medicinal herbs. However, agricultural products are mainly produced in the form of raw materials, the value added is low, economic efficiency is not high. Most of the processing enterprises have been the small and medium scale, not able to export directly. Moreover, strategic planning, trade promotion, forecasting, and analysis of market are not effective. Therefore, the article analyzes the current status of trade promotion activities for enterprises on the province in order to provide recommendation for improving the quality of this support, promote the growth of the processing industry, and increase the finacial budget for the province. Keywords: agro-industry, agricultural products, support services, commercial promotion, Kon Tum. 1. Giới thiệu Điều kiện tự nhiên của tỉnh Kon Tum thuận lợi cho việc phát triển các loại cây dài ngày và ngắn ngày như cà phê, cao su, mía, sắn, đường liên tục tăng về diện tích, năng suất và chất lượng. Với nền nông nghiệp đa sản phẩm như thế là tiềm năng rất lớn cho công nghiệp chế biến nông sản, qua đó nâng cao giá trị xuất khẩu của các loại nông sản chủ lực của tỉnh. Hiện nay, khu vực có gần 22 doanh nghiệp và cơ sở chế biến nông sản thì có 12 đơn vị tham gia xuất khẩu. Một số ngành công nghiệp có lợi thế được chú trọng phát triển, tạo sản phẩm có sức tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước (cà phê Đăk Hà, rượu sâm Ngọc Linh, cà phê Thanh Hương, cà phê Da Vàng, đường Kon Tum, cao su Vạn Lợi, tinh bột sắn ). Tuy nhiên, hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ, vốn ít; phương thức xuất khẩu chủ yếu là qua nhà nhập khẩu trung gian, chưa có khả năng tiếp cận người tiêu dùng ở nước ngoài. Đa số các mặt hàng nông sản chủ lực đều dưới dạng thô hoặc sơ chế, công nghệ chế biến lạc hậu, mẫu mã chưa hấp dẫn, giá thành sản xuất cao dẫn đến tính cạnh tranh kém nên giá trị gia tăng chưa cao, bị ép giá trên thị trường Bên cạnh những khó khăn và hạn chế của chính doanh nghiệp, một khó khăn nữa là thị trường cung ứng các dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông sản nói riêng còn kém phát triển. Các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc tiếp cận thông tin về thị trường mới, thị trường tiềm năng, 407
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 phần lớn chỉ khai thác thị trường quen thuộc. Điều này dẫn đến hệ quả là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản thu hẹp dần khiến hàng tồn đọng lớn, mất khả năng quay vòng vốn. Doanh nghiệp chưa có chiến lược marketing hợp lý dẫn đến tình trạng sản phẩm không cạnh tranh được với sản phẩm tương tự của địa phương khác. Do đó, bài viết phân tích thực trạng hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm đề xuất kiến nghị nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ này, thúc đẩy tăng trưởng cho ngành công nghiệp chế biến, tăng thu ngân sách cho địa phương. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan về công nghiệp chế biến 2.1.1. Khái niệm Công nghiệp chế biến nông sản (CNCBNS) là một nhóm ngành của công nghiệp chế biến, nó thực hiện các hoạt động bảo quản, cải tiến, nâng cao giá trị sử dụng và giá trị nguồn nguyên liệu nông sản bằng phương pháp công nghiệp là chủ yếu, để sản xuất hàng tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước (Bùi, 2012). Vai trò của phát triển công nghiệp chế biến nông sản: - Thúc đẩy nền nông nghiệp hàng hóa phát triển - Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Góp phần giải quyết vấn đề lao động - việc làm - Góp phần quan trọng làm tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo nguồn tích lũy 2.1.2. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp chế biến nông sản Trong nghiên cứu của Nguyễn (2011) đã đưa ra 5 đặc điểm của công nghiệp chế biến nông sản như sau: - Đặc điểm 1: Do nguồn nguyên liệu có đặc tính sinh vật nên công nghiệp chế biến nông sản thường được tiến hành qua hai giai đoạn: (1) Giai đoạn sơ chế và bảo quản; (2) Giai đoạn chế biến công nghiệp. - Đặc điểm 2: Sản phẩm của CNCBNS gắn liền với nhu cầu của cuộc sống hàng ngày của con người, ngày càng được nhiều người sử dụng. - Đặc điểm 3: CNCBNS phát triển trong sự gắn bó mật thiết với nông nghiệp. - Đặc điểm 4: Sản phẩm của công nghiệp chế biến nông sản rất phong phú, đa dạng về chủng loại, chất lượng và mức độ chế biến. - Đặc điểm 5: CNCBNS là ngành có nhiều ưu thế hơn các ngành công nghiệp khác như: vốn đầu tư thấp hơn; thời gian thu hồi vốn nhanh hơn; các công trình đầu tư có thể nhanh chóng đưa vào sử dụng; sớm phát huy hiệu quả, do đó khả năng thu hút vốn đầu tư cao hơn. 2.2. Tổng quan về dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu nông sản chế biến 2.2.1. Khái niệm Theo Nguyễn (2003), dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu là một loại hình dịch vụ mà đối tượng phục vụ của nó là các chủ thể sản xuất hoặc kinh doanh xuất khẩu như cung cấp vốn, cung cấp phương tiện, thiết bị, mặt bằng, thông tin hoặc tư vấn về quản lý, hướng dẫn về kỹ thuật. Các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu đã có sự phát triển nhanh cả về về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp. Dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu chủ yếu được phân loại dưới bốn loại hình: dịch vụ logistics, dịch vụ tài chính, dịch vụ cung cấp thông tin và dịch vụ marketing xuất khẩu. 2.2.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu Để khai thông cho hoạt động xuất khẩu thì cần chú trọng phát triển các dịch vụ hỗ trợ tiên tiến, 408
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 hiện đại và sớm mở cửa thị trường dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp xuất khẩu trong khu vực tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như sản phẩm xuất khẩu của mình. Theo Đỗ (2016), các chính sách hỗ trợ xuất khẩu bao gồm hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, hỗ trợ nâng cao nhận thức, hiểu biết thông tin về thị trường xuất khẩu và hỗ trợ rủi ro. Phát triển dịch vụ tài chính, tín dụng để hỗ trợ cho SMEs trở thành yêu cầu cấp bách trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các dịch vụ tài chính, tín dụng rất phức tạp và ngày càng phát triển phong phú, có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của bản thân SMEs nói chung và tác động trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp nói riêng. Nghiên cứu của Jaud và Kukenova (2011) cho rằng các sản phẩm nông nghiệp cần duy trì nguồn lực tài chính mở rộng và lâu dài nếu muốn phát triển hoạt động xuất khẩu . Shamsuddoha, Ali, và Ndubisi (2009) đã thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của các chương trình hỗ trợ xuất khẩu đến SMEs ở các nước đang phát triển. Kết quả cho thấy hỗ trợ phát triển thị trường có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu, trong khi đó, dịch vụ tài chính chỉ có ảnh hưởng gián tiếp. Theo Francis và Collins-Dodd (2004), các chương trình xúc tiến xuất khẩu được cung cấp bởi chính phủ nhằm giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là SMEs vượt qua những rào cản thật sự và tầm quan trọng của dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu. Dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu ảnh hưởng một cách sâu sắc đến kết quả kinh doanh của SMEs. Mặt khác, sự tiếp cận hiệu quả các dịch vụ hỗ trợ và xúc tiến xuất khẩu cũng phụ thuộc căn bản vào nhận thức của nhà sản xuất. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo của các sở ban ngành; các nghiên cứu, bài báo, tạp chí, các đề tài đã công bố có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua thực hiện 6 cuộc phỏng vấn chuyên sâu: lãnh đạo doanh nghiệp (3 cuộc); lãnh đạo sở ban ngành (3 cuộc). Số liệu thu thập được xử lý và thống kê để phân tích đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu trên khía cạnh xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 3. Kết quả và Thảo luận 3.1. Tình hình sản xuất một số nông sản chủ lực Trong những năm qua, ngành trồng cây hàng năm của tỉnh phát triển tương đối ổn định, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tích cực; diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính (ngô, sắn, mía, lúa, rau quả ) có xu hướng tăng lên, góp phần đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân, đáp ứng một phần nhu cầu phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh. Việc phát triển cây hàng năm trên địa bàn tỉnh vẫn còn khá manh mún, chưa phù hợp với quy hoạch, năng suất cây trồng chưa cao, khả năng chống chịu với sâu bệnh và chất lượng sản phẩm còn thấp. 3.1.1. Cây mía Trong giai đoạn 2010 - 2015, diện tích trồng mía của tỉnh Kon Tum giảm từ 1.898 ha xuống còn 1.816 ha. Nguyên nhân làm diện tích mía giảm là do giá cả thiếu ổn định làm cho người nông dân chưa an tâm, duy trì và mở rộng diện tích canh tác cây mía; một phần diện tích trồng mía đã được người dân chuyển sang trồng sắn (do giá sắn tăng cao những năm gần đây). Tuy nhiên, nhờ áp dụng một số tiến bộ vào sản xuất nên năng suất cây mía của tỉnh tăng từ 48,2 tấn/ha (năm 2010) lên 51,9 tấn/ha (năm 2015); sản lượng mía cũng tăng từ 91.391 tấn lên 94.204 tấn. Do năng suất và sản lượng mía tăng lên nên sản phẩm đường kết tinh trong giai đoạn này có bước tăng trưởng khá mạnh, từ 10.100 tấn (năm 2010) lên 18.003 (năm 2015). 409
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Bảng 1. Diện tích mía, sản lượng mía và sản phẩm đường kết tinh giai đoạn 2010 - 2015 Chỉ tiêu 2010 2012 2013 2014 2015 Diện tích mía (ha) 1.898 1.823 1.839 1.855 1.816 Sản lượng mía (tấn) 91.391 89.340 92.877 94.627 94.204 Sản phẩm đường kết tinh (tấn) 10.100 20.876 18.085 16.503 18.003 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2015 3.1.2. Cây sắn Bên cạnh các lợi ích mang lại, trồng sắn nhiều năm trên một diện tích đất cố định mà không được bón phân, không đúng quy trình kỹ thuật sẽ làm cho đất bị nghèo kiệt; trồng sắn trên đất dốc không theo đường đồng mức, không có băng chống xói mòn làm cho đất dễ bị rửa trôi, xói mòn Bên cạnh đó, ngành chế biến tinh bột sắn gây ô nhiễm môi trường do lượng chất thải, nước thải khó xử lý. Trong giai đoạn 2010 - 2015, diện tích trồng sắn có tốc độ tăng tương đối ổn định, không có nhiều đột biến, tăng từ 37.688 ha lên 39.486 ha; sản lượng sắn tăng từ 563.432 tấn lên 591.952 tấn. Năng suất của cây sắn hầu như không có nhiều thay đổi, chỉ tăng từ 149,50 tạ/ha (năm 2010) lên 151,36 tạ/ha (năm 2013) và giảm xuống còn 149,91 tạ/ha (năm 2015). Các loại cây lâu năm trên địa bàn (chủ yếu là cây cao su, cà phê) đang được phát triển với nhiều loại hình như kinh tế nông lâm trường, kinh tế hộ gia đình, kinh tế vườn đồi, kinh tế trang trại hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, như vùng chuyên canh sản xuất cà phê tại huyện Đăk Hà, vùng chuyên canh cao su tại thành phố Kon Tum, các huyện Sa Thầy, Ngọc Hồi, Đăk Hà 3.1.3. Cây cao su Bảng 2. Diện tích, năng suất, sản lượng cao su giai đoạn 2010 - 2015 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2010 2012 2013 2014 2015 Tổng diện tích Ha 43.847 67.598 72.870 71.917 74.776 Diện tích thu hoạch Ha 17.474 21.780 24.270 25.280 31.606 Năng suất Tạ/ha 13,58 14,97 15,33 14,68 14,69 Sản lượng mủ Tấn 23.730 32.615 37.206 37.099 46.432 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2015 Cây cao su được xác định là một trong những cây công nghiệp quan trọng và lâu dài của tỉnh. Trong thời gian qua, công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, canh tác, phân bón, khai thác phục vụ phát triển cây cao su được chú trọng; do đó, diện tích, năng suất và sản lượng cao su không ngừng tăng lên. Loại hình kinh tế trồng cây cao su cũng phát triển đa dạng gồm: loại hình cao su doanh nghiệp, nông trường có sự liên kết với nông dân; loại hình cao su hộ gia đình, trang trại Trong giai đoạn 2010 - 2015, tổng diện tích trồng cây cao su tăng từ 43.847 ha lên 74.776 ha (tăng 70,5%), diện tích thu hoạch tăng từ 17.474 ha lên 31.606 ha (tăng 80,9%), sản lượng mủ tăng từ 23.730 tấn lên 46.432 tấn (tăng 95,7 %). Nguyên nhân cây cao su của tỉnh phát triển mạnh trong giai đoạn này là do tỉnh đã thực hiện các chính sách để phát triển cao su đa thành phần kinh tế, chuyển quỹ đất đồi trồng sắn đã bạc màu sang trồng cao su, lập dự án quy hoạch diện tích trồng cao su trên địa bàn tỉnh, tạo các điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp mở rộng diện tích trồng cây cao su. 3.1.4. Cây cà phê Trong giai đoạn 2000 - 2015, diện tích trồng cây cà phê của tỉnh Kon Tum có nhiều biến động. Diện tích cà phê giảm từ 14.404 ha (năm 2000) xuống còn 9.850 ha (năm 2006), sau đó tăng trở lại và 410
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 đạt 11.502 ha (năm 2010). Từ năm 2010 trở đi, diện tích cây cà phê trên địa bàn tỉnh Kon Tum tăng đều qua các năm và đạt 15.265 ha vào năm 2015 (tăng 32,7% so với năm 2010). Bên cạnh đó, diện tích thu hoạch cà phê tăng từ 10.008 ha (năm 2010) lên 12.910 ha (năm 2015), tăng 29,0%. Bảng 3. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê giai đoạn 2010 - 2015 Năm Chỉ tiêu ĐVT 2010 2012 2013 2014 2015 Tổng diện tích Ha 11.502 12.752 13.381 14.107 15.265 Diện tích thu hoạch Ha 10.008 10.650 11.122 11.696 12.910 Năng suất Tạ/ha 21,19 26,72 27,00 27,88 27,84 Sản lượng cà phê nhân Tấn 21.206 28.452 30.027 32.603 35.941 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2015 Mặc dù diện tích thu hoạch cà phê của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 tăng chậm, nhưng do người trồng cà phê đã chú trọng đầu tư thâm canh, năng suất tăng mạnh (từ 21,19 tạ/ha năm 2010 lên 27,84 tạ/ha năm 2015) nên sản lượng cà phê nhân của tỉnh tăng lên đáng kể (từ 21.206 tấn năm 2010 lên 35.941 tấn năm 2015, tăng 69,5%). Hiện nay, các ngành, địa phương đang tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh với diện tích thực hiện 233,2 ha; đã tổ chức tập huấn được 74 lớp cho 1.954 hộ (trồng mới, chăm sóc cà phê) tại các huyện Đăk Glei, Kon Plong và Tu Mơ Rông. 3.1.5. Cây sâm Ngọc Linh Cây sâm Ngọc Linh được tỉnh Kon Tum xác định là cây hàng hóa chủ lực, có lợi thế cạnh tranh cao trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong những năm qua, tỉnh Kon Tum đã phối hợp với các nhà khoa học triển khai nhiều đề tài, dự án nghiên cứu việc bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh. Ngày 17/4/2013, UBND tỉnh Kon Tum đã phê duyệt Quy hoạch phát triển Sâm Ngọc linh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Theo đó, tổng diện tích quy hoạch phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh là 31.742,8 ha thuộc địa bàn 02 huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông (trong đó, quy hoạch vùng đệm có diện tích là 14.754,5 ha có độ cao từ 1.200 m - 1.500 m, quy hoạch vùng lõi là 16.988,3 ha có độ cao từ 1.500 m trở lên). Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, diện tích trồng trên địa bàn tỉnh đạt 1.000 ha, với sản lượng ước tính 190 tấn, tạo thương hiệu quốc gia về sâm Ngọc Linh; tầm nhìn đến năm 2025, trồng hết diện tích khoảng 9.343,6 ha theo quy hoạch với quy mô công nghiệp, hàng năm khai thác bình quân 800 ha, đưa cây sâm Ngọc Linh trở thành cây mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Kon Tum. Bên cạnh việc bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh, từ năm 2006, tỉnh Kon Tum đã liên hệ với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) để được hướng dẫn các thủ tục thực hiện dự án xây dựng chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ của địa phương. Năm 2014, tỉnh Quảng Nam cũng đã hoàn thiện dự án xây dựng chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ của tỉnh. Sau khi hoàn thành dự án, tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Nam đã đề xuất Bộ Khoa học và Công nghệ có chủ trương hợp nhất hai dự án thành một hồ sơ đăng ký đứng tên hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam; đến nay các thủ tục đã hoàn chỉnh và đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy Chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” số 00049 cho sản phẩm sâm củ tại khu vực địa lý các xã Măng Ri, Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) và xã Trà Linh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam); chỉ dẫn địa lý này được bảo hộ vô thời hạn trên lãnh thổ Việt Nam kể từ ngày ký. 3.1.6. Rau, hoa, quả xứ lạnh Trong thời gian qua, tỉnh đã tiến hành đầu tư hạ tầng thiết yếu tại vùng dự án (đường giao 411
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 thông, điện, nước), đầu tư vườn thực nghiệm để tiến hành trồng khảo nghiệm và sản xuất cây giống cấy mô các loại rau, hoa, quả xứ lạnh. Phòng thí nghiệm thực vật tại Trại thực nghiệm Kon Plong đang được đầu tư xây dựng. Một số dự án đang được triển khai, như: Dự án nông trại hữu cơ tổng hợp sản xuất rau, củ, quả xứ lạnh xuất khẩu tại xã Đăk Long, huyện Kon Plong của Công ty TNHH Kon Tum Bellest; Dự án sản xuất cây bí giống Nhật Bản của Công Ty TNHH Đông Phương; Dự án sản xuất rau, củ, quả của Công ty 4 Ways 3.2. Thực trạng phát triển công nghiệp chế biến nông sản Sở Công Thương đã chủ động xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động về thực hiện Đề án phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của ngành đến năm 2020. Nhìn chung các sản phẩm chủ lực của ngành đã có sự tăng trưởng cao và tương đối ổn định, Trong đó tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến có nguồn nguyên liệu ổn định và là thế mạnh của tỉnh như: chế biến cao su, cà phê, sắn. Bảng 4. Tình hình sản xuất sản phẩm công nghiệp nông nghiệp chủ lực Thực hiện Thực hiện Ước Thực hiện TT Sản phẩm ĐVT 2016 2017 2018 01 Chế biến Cà phê nhân Tấn 27.000 28.500 30.000 02 Chế biến Cao su (mủ tươi) Tấn 48.000 48.500 52.000 03 Tinh bột sắn Tấn 156.000 225.000 240.000 Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Kon Tum 3.2.1. Công nghiệp chế biến cà phê Toàn tỉnh có trên 100 cơ sở chế biến nhỏ do các chủ hộ tự trang bị, bao gồm: các loại máy xát khô, phân loại dùng nguồn động lực từ 1,7 - 9 KW, nhưng thiết bị còn lạc hậu, sản phẩm chế biến chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu, do đó, phải tái chế trước khi xuất khẩu. Nhà máy sơ chế của Công ty Cà phê Đăk Uy có dây chuyền công nghệ sản xuất đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, trong đó có 02 dây chuyền công nghệ ướt với công suất 10 tấn quả tươi/giờ/dây chuyền; 01 dây chuyền công nghệ khô có công suất 3 tấn cà phê khô/giờ; hệ thống sấy khô 60 tấn/ngày và hệ thống phân loại tự động gồm 04 loại: R (đặc biệt), R1, R2, R3. Nhà máy chế biến của Công ty TNHH MTV Nguyên Huy Hùng đã được đầu tư công nghệ hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân R1, R2 qua 04 kênh thị trường quốc tế, trên 07 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong thời gian qua, Công ty Xuất nhập khẩu cà phê Đăk Hà đã đầu tư nâng cấp nhà máy để sản xuất ra sản phẩm cà phê bột và cà phê hòa tan xuất khẩu. Bên cạnh đó, có 02 cơ sở chế biến cà phê bột với sản lượng lớn là cơ sở Nguyên Huy Hùng và Sáu Nhung (huyện Đăk Hà) và nhiều cơ sở chế biến nhỏ lẻ tại huyện Ngọc Hồi và thành phố Kon Tum. Sản lượng rang xay cà phê bột năm 2015 ước đạt 500 tấn. Hiện nay, việc xây dựng thương hiệu để phát triển và mở rộng thị trường của các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh chưa phát triển do: các doanh nghiệp chưa chú trọng trong việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của đơn vị mình cũng như chưa nhận thức được tầm quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó các sản phẩm chủ lực của tỉnh vẫn chưa là sản phẩm đặc trưng nên khó xây dựng thương hiệu. 3.2.2. Công nghiệp chế biến cao su Năm 2009, tỉnh Kon Tum có 05 xưởng chế biến cao su dạng mủ tờ xông khói RSS của Công ty Cao su tại thành phố Kon Tum; Công ty Cao su 732 và Công ty Cao su 78 của Binh đoàn 15 tại 02 huyện Ngọc Hồi và Sa Thầy; cơ sở tư nhân tại huyện Đăk Hà và Sa Thầy. Tổng công suất của các cơ sở chế biến cao su trên địa bàn tỉnh thời gian này khoảng hơn 10.000 tấn/năm. 412
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Tính tới thời điểm hiện nay, sau khi hoàn thành đầu tư nâng cấp nhà máy chế biến mủ cao su Hiệp Hưng (huyện Đăk Tô), đầu tư xây dựng mới 02 nhà máy chế biến mủ cao su tại huyện Ngọc Hồi, toàn tỉnh có 07 nhà máy với tổng công suất chế biến đạt trên 50.000 tấn/năm, đáp ứng được nhu cầu chế biến thô trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 01 nhà máy chế biến sâu cao su là sản phẩm dây thun khoanh với sản lượng năm 2015 đạt 1.000 tấn dây thun/năm; sản phẩm được xuất khẩu đi các nước Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada mang lại doanh thu khá cao. Bên cạnh đó, hiện có 02 dự án đã có chủ trương đầu tư chế biến mủ cao su tại huyện Sa Thầy và huyện Ia H’Drai với công suất trên 3.000 tấn/nhà máy. 3.2.3. Công nghiệp chế biến tinh bột sắn Giữa năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 8 dự án chế biến tinh bột sắn, trong đó 6 nhà máy đã đi vào hoạt động, 02 dự án đang đầu tư xây dựng. Tổng công suất thiết kế các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh trên 900 tấn tinh bột/ngày. Các doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn đang gặp khó khăn về nguyên liệu, sản lượng tinh bột sắn đến tháng 5/2018 đạt 122.002 tấn, ước tính 6 tháng đầu năm 2018 chế biến tinh bột sắn đạt 126.300 tấn, tăng 16,99% so với cùng kỳ, đạt 52,63% so với kế hoạch. Về môi trường, việc chế biến tinh bột sắn gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay tất cả các nhà máy đều đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo hướng thu hồi khí biogas. Chính vì vậy đã phần nào hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường. Do việc canh tác cây sắn làm cho đất bị xói mòn, suy giảm độ phì nên trong thời gian tới, tỉnh Kon Tum dự kiến quy hoạch giảm diện tích cây sắn, chuyển sang trồng các cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như cao su, cà phê, hồ tiêu. 3.2.4. Công nghiệp chế biến đường Hiện nay, tỉnh Kon Tum có một doanh nghiệp chế biến mía đường là Công ty Cổ phần Đường Kon Tum (đi vào hoạt động từ năm 1995, chuyển sang Công ty cổ phần năm 2008). Vùng nguyên liệu đầu tư thu mua của công ty tại địa bàn tỉnh Kon Tum và một số huyện của tỉnh Gia Lai; thị trường đường, mật tiêu thụ chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và một số tỉnh phía Bắc. Sản xuất đường của Công ty Cổ phần Đường Kon Tum 6 tháng đầu năm 2018 sản lượng ước đạt 19.000 tấn, tăng 3.9% so với cùng kỳ. Công ty thực hiện dự án nâng công suất máy từ 1.800 tấn/ngày lên 2.500 tấn/ngày nhưng chưa được hoàn chỉnh, với lý do một số thiết bị nhập khẩu về chậm; quá trình lắp đặt chạy thử chuẩn bị đưa vào hoạt động phía đơn vị tư vấn đã vận hành sai quy trình làm hỏng 01 TuBine còn lại hoạt động 01 cái nên công suất máy chỉ đạt 50% so với công suất thiết kế 2.500 tấn/ngày. Dự kiến trong thời gian tới Công ty sẽ hoàn thiện hệ thống máy móc và đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất mới với công suất thiết kế 2.500 tấn mía/ngày. 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp chế biến nông sản Trong thời gian tới, việc sản xuất các nông sản chủ lực của tỉnh Kon Tum có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: - Nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản có xu hướng tăng, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, có tác động tích cực đến hoạt động thương mại của đa số các quốc gia trên thế giới. - Biến động về giá cả thị trường tiếp tục diễn ra một cách khó kiểm soát, đặc biệt là đối với những mặt hàng nông sản được xem là thế mạnh của tỉnh. - Tình hình biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán có thể thường xuyên xảy ra; dịch bệnh có thể bùng phát trên diện rộng gây ra nhiều tác động tiêu cực, làm cho giá đầu vào của hầu hết các nguyên liệu cơ bản cũng như lương thực, thực phẩm trên thị trường thế giới tăng cao, gây ảnh hưởng bất lợi đến thương mại toàn cầu. 413
  8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 - Năm 2016, hiện tượng thời tiết El Nino đã gây ra đợt hạn hán kéo dài nhất trong lịch sử tại khu vực Tây Nguyên, ngành trồng trọt và chăn nuôi của tỉnh Kon Tum bị ảnh hưởng nặng nề. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hiện tượng El Nino có thể sẽ còn tiếp tục diễn ra trong nhiều năm tới và Tây Nguyên thường là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. - Trong thời gian tới, các mặt hàng nông lâm thủy sản của nước ta sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt của nông lâm thủy sản nhập khẩu do thuế nhập khẩu ngày càng giảm theo cam kết tại các FTA mà Việt Nam tham gia. - Sản xuất của một bộ phận người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn còn theo tập quán canh tác truyền thống, còn mang tính tự cung, tự cấp. Do đó, năng suất cây trồng thấp, không đáp ứng được yêu cầu đề ra, điều này làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp khi người nông dân thực hiện việc nhận khoán hoặc hợp đồng tiêu thụ sản phẩm có ứng trước với các cơ sở chế biến. - Công nghệ chế biến của các cơ sở trên địa bàn tỉnh hiện nay đa số vẫn còn khá lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới. Thực trạng này có ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh trên thị trường trong nước và quốc tế. 3.4. Thực trạng dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến 3.4.1. Hoạt động khuyến công và xúc tiến thương mại a. Công tác khuyến công: Công tác khuyến công đã phát triển theo chiều sâu, việc lựa chọn đề án hỗ trợ sẽ phải đảm bảo cả về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Bảng 5: Kết quả hoạt động khuyến công giai đoạn 2016-2018 TT CHỈ TIÊU ĐVT TH 2016 TH 2017 ƯTH 2018 I Tổng kinh phí thực hiện Triệu đồng 1.603 2.800,6 2.097 1 Kinh phí khuyến công Quốc gia Triệu đồng 750 1.759 950 2 Kinh phí khuyến công Địa phương Triệu đồng 853 1.041,6 1.147 II Tổng số đề án thực hiện Đề án 12 12 12 1 Đề án khuyến công Quốc gia Đề án 3 3 3 2 Đề án khuyến công Địa phương Đề án 9 6 10 Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Kon Tum Các đề án xây dựng mô hình trình diễn, hỗ trợ thiết bị chuyển giao công nghệ sẽ tiếp tục là tâm điểm của công tác khuyến công trong thời gian đến. Với những nội dung công tác khuyến công như tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn cũng sẽ được chú trọng thực hiện. Chương trình tổ chức bình chọn và phê duyệt sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2016 với 4 sản phẩm được được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh (Rượu Sim Kon Plong; Cà phê Đăk Hà; Cà phê Đăk Mar; Cà phê Sáu Nhung), đồng thời tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực có 02 sản phẩm được công nhận là sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực là Cà phê Đăk Mar và Cà phê Đăk Hà. N ăm 2017, tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia do Bộ Công Thương tổ chức; sản phẩm cà phê Đăk Hà của Công ty XNK cà phê Đăk Hà đã được Bộ Công Thương công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia năm 2017. b. Công tác xúc tiến thương mại: Công tác hỗ trợ cho doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu đã được tỉnh quan tâm bố trí 414
  9. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 kinh phí để hỗ trợ cho doanh nghiệp; hỗ trợ tư vấn thiết kế nhãn hiệu hàng hóa cho 02 sản phẩm rượu sim và rượu gạo lúa đỏ cho 02 doanh nghiệp trên địa bàn huyện Kon Plong; Tổ chức lớp tập huấn cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có sản phẩm công nghiệp về xây dựng và phát triển thương hiệu. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại Quyết định số 3496/QĐ-BCT, ngày 11/9/2017 của Bộ Công Thường về việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia năm 2017.hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường nội địa của tỉnh, tập trung vào các hoạt động: Tư vấn thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường, hàng hóa, hoạt động xúc tiến thương mại trong cả nước; hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp đạt hiệu quả; ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tăng cường hiệu quả các hoạt động khảo sát thị trường trong nước. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại địa phương tạo tiền đề cho việc mở rộng, phát triển thị trường nội địa, tăng thị phần cho các sản phẩm của doanh nghiệp trong tỉnh. 3.4.2. Vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và “Đưa hàng Việt về nông thôn” Thông tin, quảng bá, vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hành Việt Nam” diễn ra thường xuyên. Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” được thực hiện. Từ năm 2016 đến nay đã đã tổ chức 22 chuyến hàng Việt về nông thôn tại 11 xã thuộc 09 huyện, vận động trên 4 doanh nghiệp thương mại lớn trên địa bàn tỉnh thường xuyên tham gia chương trình đưa hàng việt về nông thôn . Mỗi chuyến hàng bán từ 1-2 ngày trên 1 huyện. Hàng hóa đưa về huyện, xã ngày càng phong phú đa dạng, ngoài những mặt hàng thực phẩm công nghệ, thì có thêm điện, gia dụng, thực phẩm ăn liền vv Các doanh nghiệp, nhà phân phối chuẩn bị lượng hàng hóa dồi dào, đảm bảo chất lượng kết hợp với chương trình giảm giá, khuyến mại. Tổ chức 03 Phiên chợ hàng Việt tại 02 huyện biên giới tại huyện Ngọc Hồi và huyện ĐăkGlei, tổ chức 04 Phiên chợ hàng Việt về miền núi tại Huyện Ngọc Hồi, Đăk Tô, Kon Rẫy và Đăk Hà; tổ chức Hội chợ Công Thương khu vực Tây Nguyên - KonTum 2017 để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới trên địa bàn tỉnh và giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường. 3.4.3. Kiểm soát thị trường Tỉnh đã thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, do đó trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, găm hàng sốt giá, những hàng hóa thiết yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng luôn được cung ứng kịp thời với giá cả hợp lý đã góp phần phát triển sản xuất và bình ổn thị trường, mặc dù có thời điểm giá cả lạm phát tăng cao nhưng các mặt hàng thiết yếu và nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất của tỉnh vẫn trong tầm kiểm soát. Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng để thu lợi bất chính. Qua đó đã góp phần làm ổn định thị trường trong thời gian vừa qua. 3.5. Hạn chế và thách thức phát triển ngành chế biến nông sản - Địa hình nhiều đồi núi, sông suối phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, ảnh hưởng đến sự phát triển của một số cây trồng. Để có thể khai thác phát triển sản xuất nông nghiệp nhưng đòi hỏi chi phí đầu tư cao, vì chủ yếu tập trung tại những địa bàn khó khăn về kết cấu hạ tầng. - Kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển, bảo quản, lưu trữ, bốc xếp hàng hóa nông sản (nhất là hàng hóa tươi sống) còn hạn chế, làm giảm chất lượng nguyên liệu và tăng chi phí sản xuất. Mạng lưới các trạm thu mua và sơ chế sản phẩm còn thưa thớt, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực như cao su, cà phê. Một số hộ dân trồng cao su tiểu điền cách xa các nông trường (có xưởng sơ chế), phải vận chuyển xa trong điều kiện hạ tầng giao thông yếu kém, giá bán thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, thu nhập của người dân. - Công tác khuyến nông, khuyến lâm chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa hình thành được một hệ thống cây, con giống tốt cho người sản xuất. Năng suất và chất lượng cây trồng còn thấp nên chất lượng đầu vào của công nghiệp chế biến nông sản chưa cao, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của ngành trong thời gian qua. 415
  10. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 - Phần lớn các cơ sở chế biến có quy mô nhỏ, công nghệ và thiết bị lạc hậu, năng lực sản xuất hạn chế; các sản phẩm vẫn chủ yếu là sản xuất dưới dạng thô, chưa tập trung cho tinh chế; chất lượng thấp, hầu hết sản phẩm chưa có thương hiệu riêng. - Năng lực quản lý sản xuất, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu. Mối liên kết giữa các khâu sản xuất - chế biến - xuất khẩu, giữa cung ứng nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra chưa được thực hiện hiệu quả để đảm bảo sự ổn định về số lượng, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh các sản phẩm của ngành chế biến nông sản. 4. Giải pháp phát triển nông nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum 4.1. Về xúc tiến thương mại - Xúc tiến phối hợp với Tham tán thương mại nước ngoài, Cục Xúc tiến Thương mại, các Vụ Thị trường nước ngoài (Bộ Công Thương) tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp trong tỉnh thông qua các hình thức tổ chức các đoàn doanh nghiệp nhập khẩu, nhà đầu tư nước ngoài vào tỉnh Kon Tum; tổ chức triển lãm, hội chợ thương mại, hoạt động quảng bá sản phẩm của tỉnh Kon Tum tại thị trường trong nước và nước ngoài. - Xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện và ưu tiên đầu tư hệ thống thương mại điện tử. Lập trang thông tin điện tử trên Internet (website) của địa phương (Sở Công Thương), các sàn giao dịch và các doanh nghiệp để quảng bá, trao đổi thông tin, bán hàng trực tuyến để giới thiệu, mua bán sản phẩm và trao đổi thông tin về giá cả thị trường, sản phẩm hàng hóa, thị trường công nghệ - Thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, châu Âu, ASEAN và Việt Nam về đảm bảo chất lượng hàng hóa. Nâng cao năng lực thực hiện các thỏa thuận thương mại đúng tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động kinh tế đối ngoại. - Thiết kế thủ tục hành chính đơn giản và tiện lợi, không phức tạp. Cần rà soát ngay các danh mục hàng hóa nằm trong diện điều chỉnh, thủ tục, quy định hay khâu triển khai nào còn gây khó khăn tốn kém cho doanh nghiệp - Phát triển dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, quảng cáo, tư vấn luật, tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện kinh doanh để đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, bảo đảm an toàn vận chuyển, đồng thời hạn chế tác động có hại tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. - Thực hiện nghiêm việc dán nhãn mác, mã hóa, chỉ số tham chiếu, xuất xứ nguồn gốc, hướng dẫn sử dụng, quy tắc an toàn. 4.2. Về phát triển và quản lý thị trường - Hỗ trợ và bảo hiểm đối với những hàng hóa được khuyến khích phát triển và đang ở trong thời điểm mới tiếp cận thị trường nhằm hỗ trợ cho các sản phẩm đó vươn lên đứng vững trên thị trường, đồng thời khắc phục rủi ro thị trường khi có sự cố xảy ra. - Hỗ trợ dành cho các nhà bán lẻ trực tuyến nhỏ nhằm giảm thiểu chi phí vận hành của họ. - Khuyến khích các cơ sở ngành nghề hợp tác với Việt kiều ở nước ngoài để xâm nhập thị trường xuất khẩu, xây dựng mạng lưới đại lý, cửa hàng ở nước ngoài và phát triển các mặt hàng mới theo yêu cầu của thị trường. - Tạo điều kiện thành lập và khuyến khích các hiệp hội sản xuất, kinh doanh; tăng cường vai trò trong việc phổ biến thông tin thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho điều phối thị trường của các hiệp hội này. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng vi phạm an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận thương mại khác trên thị trường. 416
  11. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 - Xây dựng chương trình phát triển hệ thống kênh phân phối hàng hóa trên địa bàn, đẩy mạnh và thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ, trung tâm thương mại, siêu thị, cụm thương mại dịch vụ, các cửa hàng tiện lợi; xã hội hóa việc đầu tư, khai thác và quản lý chợ. Xúc tiến xây dựng phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm để hỗ trợ các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, tiếp cận thị trường và khách hàng. - Tuyên dương, nhân rộng điển hình các doanh nghiệp có thành tích trong các hoạt động xúc tiến thương mại, duy trì thị trường và có bạn hàng truyền thống, chuyển hướng khai thác thị trường mới, đa dạng hóa sản phẩm. - Tổ chức mạng lưới tiêu thụ trong các khu vực kinh tế trọng điểm của vùng và các cả nước, nhất là phối hợp với các điểm du lịch, mạnh dạn mở các đại lý và văn phòng đại diện ở các thành phố lớn, với phương thức tiếp thị đa dạng và kết hợp với các ngành kinh tế khác để quảng bá sản phẩm ngành nghề, nhất là các sản phẩm đặc trưng của Kon Tum. - Mở rộng thị trường tiêu thụ, không nên tập trung quá vào một vài thị trường để đề phòng rủi ro khi có biến động về giá cả, rào cản thương mại TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sở Công thương tỉnh Kon Tum (2018). Báo cáo chuẩn bị Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực Miền Trung – Tây Nguyên lần thứ V. Phú Yên 2. Sở Công Thương tỉnh Kon Tum. Báo cáo đánh giá kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2015 – 2020. 3. Bùi, Q. B (2012). Giáo trình Kinh tế phát triển. NXB Thông tin và Truyền Thông. Hà Nội. 4. Sở Công thương tỉnh Kon Tum. Điều chỉnh cục bộ quy hoạch tổng thể phát triển ngành công thương tỉnh kon tum giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2025. 5. Đỗ, T. H (2016). Chính sách hỗ trợ ngành chế biến xuất khẩu gỗ phát triển. Tạp chí tài chính, Kỳ II tháng 10/2016. 6. Francis, J., & Collins-Dodd, C (2004). Impact of export promotion programs on firm competencies, strategies and performance: The case of Canadian high-technology SMEs. International Marketing Review, 21(4/5), 474-495. 7. Jaud, M., & Kukenova, M (2011). Financial development and survival of African agri-food exports. 8. Nguyễn, T. M (2003). Những giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu chủ yếu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Đề tài khoa học cấp bộ. Hà Nội: Viện Nghiên cứu thương mại. 9. Nguyễn, Q, T (2011). Phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Gia Lai. Luận văn Thạc sĩ năm 2011. Chuyên ngành Kinh tế phát triển. Đại học Đà Nẵng 10. Niên giám thống kế tỉnh Kon Tum năm 2013-2015 11. Shamsuddoha, A., Ali, M. Y., & Ndubisi, N. O (2009). Impact of government export assistance on internationalization of SMEs from developing nations. Journal of Enterprise Information Management, 22(4), 408-422. 417