Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và vấn đề nâng cao năng suất lao động của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

pdf 12 trang Gia Huy 19/05/2022 2480
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và vấn đề nâng cao năng suất lao động của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_nguon_nhan_luc_chat_luong_cao_va_van_de_nang_cao.pdf

Nội dung text: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và vấn đề nâng cao năng suất lao động của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

  1. HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.0057 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Nguyễn Văn Quang1, Nguyễn Thị Hằng2 1Trung tâm NCKT Miền Nam, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Tài chính Maketting quang.mr@gmail.com, hangnguyen8520102@gmail.com TÓM TẮT: Là một quốc gia đang ở trong thời kỳ có cơ cấu dân số vàng. Việt Nam với nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có cơ hội tạo ra những bước phát triển kinh tế - xã hội, tái cơ cấu nền kinh tế và tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng năng suất lao động trong trong thời kỳ hội nhập quốc tế thì điểm mấu chốt là phải đặt việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự gắn kết với việc phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ; đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của lĩnh vực ngành nghề. Chất lương nguồn nhân lực Việt Nam theo đánh giá của Ngân hàng thế giới năm 2016 chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10) trong khi một số nước trong khu vực như Malaysia là 5,99/10, Thái Lan là 4,94/10; Việt Nam đứng thứ 11/12 nước ở châu Á tham gia xếp hạng. Ngoài ra chỉ số khác năng lực cạnh tranh xếp hạng 67/141 nước (2019); Nhân lực nước ta còn thiếu nhiều kỹ năng mềm như ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kỹ năng làm việc nhóm Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và cải thiện năng suất lao động, góp phần tạo động lực cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và bền vững. Từ khóa: Nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực, năng suất lao động, lao động trình độ cao, hội nhập quốc tế. I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN A. Khái niệm Nhân lực chất lượng cao là một thuật ngữ của phát triển vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau như C. Mác quan niệm: Nền công nghiệp do toàn xã hội thực hiện một các tập thể và có kế hoạch lại càng cần có những con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất (15, tr147). Mác rất chú trọng đến “những con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông và nắm bắt nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn”. Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học Việt Nam cũng đã đưa ra những quan niệm về “nhân lực chất lượng cao” tiêu biểu như GS.TS. Nguyễn Minh Hạc quan niệm “nguồn nhân lực chất lượng cao là đội ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao, là lực lượng xung kích tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, thực hiện việc ứng dụng vào điều kiện nước ta, là hạt nhân đưa lĩnh vực của mình vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa được mở rộng theo kiểu “vết dầu loang” Giữa chất lượng nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng cao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Nói đến chất lượng nguồn nhân lực là nói đến tổng thể nguồn nhân lực của một quốc gia, trong đó nhân lực chất lượng cao là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng, là nhóm tinh túy nhất, có chất lượng nhất. Vì vậy, khi bàn về nhân lực chât lượng cao không thể đặt nó trong tổng thể chất lượng nguồn nhân lực nói chung của một đất nước. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng chính là để nâng cao chất lượng tổng thể nguồn nhân lực của quốc gia đó. Kế thừa và khắc phục các ưu nhược điểm của nhiều quan niệm khác nhau, cách hiểu khác nhau thì có thể cho rằng “ nhân lực chất lượng cao là một bộ phận của nguồn nhân lực, có trình độ học vân và chuyên môn kỹ thuật cao (trừ một số trường hợp không qua đào tạo); có kỹ năng lao động giỏi và có tính thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất; có sức khỏe và phẩm chất tốt, có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cao*”. B. Năng suất lao động 1. Khái niệm† Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực thông qua so sánh giữa kết quả sản xuất với lao động sử dụng để sản xuất ra nó. Khối lượng đầu vào phản ánh thời gian, kỹ năng, công sức của lao động, được đo bằng tổng thời gian hoặc tổng số lao động được sử dụng. * TS. Lê Quang Hùng, thành viên Ban Chủ nhiệm Đề tài: “Phát triển nhân lực chất lượng cao vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung”. Luận án Tiến sỹ kinh tế năm 2012. † Trung tâm Năng suất Việt Nam, Từ điển thuật ngữ năng suất và chất lượng.
  2. Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Hằng 35 NSLĐ của một quốc gia được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo giá hiện hành tính bình quân một lao động. Để so sánh NSLĐ giữa các quốc gia với nhau thì GDP được quy đổi theo sức mua tương đương (SPPP). 2. Mối quan hệ giữa lao động chất lượng cao và năng suất lao động Trong giai đoạn đầu của sự phát triển, mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tích lũy vốn vật chất; nhưng quá trình tăng trưởng và phát triển ở giai đoạn sau sẽ chủ yếu dựa vào yếu tố cải tiến công nghệ và phát triển vốn con người hay nhân lực. Trên thực tế, sự hồi phục nhanh chóng của Tây Âu cùng với Kế hoạch Marshall thời hậu chiến, sự phát triển thần kỳ của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nhiều nước công nghiệp mới, các nước trong khối ASEAN và Trung Quốc đều phần lớn dựa vào nguồn nhân lực có chất lượng cao. Không chỉ có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, nhân lực chất lượng cao còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như bất bình đẳng, nghèo đói, các vấn đề về môi trường và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế khi mà sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt thì nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò rất quan trọng. Theo kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa lao động có kỹ năng và năng suất lao động của Viện Nghiên cứu khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho thấy nếu tăng thêm 1 % lao động có kỹ năng, thì năng suất lao động tăng thêm 0,012 % và nếu tăng tỷ trọng lao động có trình độ đại học, cao đẳng trở lên trong tổng số lao động thì năng suất lao động xã hội tăng thêm 0,55 %. Nghiên cứu thị trường lao động Mỹ cho thấy mỗi năm học thêm, mức lương trung bình tăng 7,5 % và những người tốt nghiệp đại học thu nhập cao hơn người chỉ tốt nghiệp PTTH từ 30-40 %. Một quốc gia muốn phát triển không có con đường nào khác ngoài con đường phát triển nhân lực có trình độ cao. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh hiện nay thì nhân lực chất lượng cao là đối tượng tiếp thu, sáng tạo công nghệ hiện đại vào sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao cho đất nước góp phần hình thành và phát triển cơ cấu ngành nghề mới hiện đại. Do đó, phải tập trung mọi nguồn lực để phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao, tăng năng suất lao động là yếu tố then chốt sống còn của một quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. II. THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY A. Xu hướng về nguồn nhân lực chất lượng cao Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương thì tổng dân số của Việt Nam là 96,2 triệu người, trong đó dân số Nam là 47,88 triệu người chiếm 49,8 % và dân số nữ là 48,3 triệu người chiếm 50 %. Nước ta là quốc gia đông dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới, quy mô dân số đã tăng thêm 10,4 triệu người sau 10 năm. Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2009-2019 là 1,14 %/năm, giảm nhẹ so với giai đoạn 1999-2009 (1,18 %/năm). Lực lượng lao động duy trì mức ổn định với tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý IV năm 2019 là 56 triệu người, tăng 290,5 nghìn người so với quý trước và tăng 366,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tương tự các năm trước, số người tham gia lực lượng lao động trong quý IV cao nhất so với các quý còn lại trong năm do nhu cầu thu hút lao động tăng cho sản xuất hàng hóa. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý IV năm 2019 là 49,3 triệu người, tăng 77,4 nghìn người so với quý trước và tăng 326,3 nghìn người so với cùng kỳ năm 2018. Lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 16,5 triệu người, chiếm 33,5 %; lực lượng lao động nữ trong độ tuổi lao động đạt 22,2 triệu người, chiếm 45,0 % lực lượng lao động trong độ tuổi của cả nước. Trong tổng số người tham gia lực lượng lao động của quý IV năm 2019, có 13,1 triệu người đã được đào tạo từ trình độ “Sơ cấp nghề” trở lên; tăng 301,6 nghìn người so với quý trước. Tỷ lệ lao động qua đào tạo quý IV năm 2019 đạt 23,5 %, cao hơn 0,5 điểm phần trăm so với quý 3/2019. Tỷ lệ qua đào tạo của lao động khu vực thành thị đạt 40,2 %, cao gấp 2,6 lần khu vực nông thôn (15,4 %). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý IV năm 2019 là 76,6 %, tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ là 71,7 %, thấp hơn 10,1 điểm phần trăm so với nam (81,8 %). Mức độ tham gia lực lượng lao động của dân cư khu vực thành thị và nông thôn vẫn còn khác biệt đáng kể, cách biệt 9,9 điểm phần trăm (thành thị: 69,4 %; nông thôn: 80,7 %). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị thấp hơn nông thôn ở tất cả các nhóm tuổi, trong đó chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 15-24 tuổi và nhóm từ 50 tuổi trở lên. Điều này cho thấy, người dân tại khu vực nông thôn gia nhập thị trường lao động sớm hơn và rời bỏ thị trường này muộn hơn khá nhiều so với khu vực thành thị; đây là đặc điểm điển hình của thị trường lao động với cơ cấu lao động tham gia ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao.
  3. 36 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Hình 1. Cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo trình độ CMKT (QIV/2019) (Nguồn: Điều tra lao động việc làm quý IV/2019 - TCKT) “Lao động giản đơn” thu hút nhiều nhân lực nhất trong thị trường lao động tại Việt Nam, chiếm 33,8 %. Tỷ lệ lao động làm các công việc giản đơn cao phản ánh chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Toàn quốc có khoảng 1 % lao động làm “Lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị”, tương đương với khoảng 540,6 nghìn người. Tỷ trọng này ở nam giới cao gấp 2,8 lần ở nữ giới (tương ứng là 1,4 % so với 0,5 %), ở khu vực thành thị cao gấp 4 lần khu vực nông thôn (tương ứng là 2 % so với 0,5 %); Bảng 1. Cơ cấu lực lượng lao động theo CMKT, 2015-2018 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt được: 100,0 100,0 100,0 100,0 Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) 79,7 79,1 78,3 78,0 Dạy nghề 5,0 5,0 5,4 5,5 Trung cấp chuyên nghiệp 4,0 3,9 3,8 3,8 Cao đẳng 2,7 2,8 2,9 3,2 Đại học 8,6 9,2 9,6 9,7 Nguồn: TCTK, Điều tra Lao động-Việc làm qua các năm 2015 -2018 Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng nhẹ. Trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao, thu nhập càng được đảm bảo Hình 2. Thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, quý IV năm 2019 (Đơn vị: Nghìn người) (Nguồn: Điều tra lao động việc làm 2019 – Tổng cục Thống kê, Bộ KHĐT)
  4. Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Hằng 37 Theo Báo cáo điều tra lao động việc làm (TCTK Q4/2019) Thu nhập bình quân tháng từ công việc của người lao động quý IV năm 2019 đạt 5,8 triệu đồng, tăng 205 nghìn đồng so với quý trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam là 6,7 triệu đồng, nữ là 4,7 triệu đồng, lao động thành thị là 7,5 triệu đồng, lao động nông thôn là 4,9 triệu đồng. Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương trong quý IV năm 2019 là 6,8 triệu đồng, tăng 139,4 nghìn đồng so với quý trước và tăng 806 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,15 lần so với lao động nữ (tương ứng là 7,2 triệu đồng và 6,3 triệu đồng); thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,3 lần so với khu vực nông thôn (tương ứng là 7,8 triệu đồng và 6 triệu đồng). Thu nhập bình quân tháng từ công việc làm công hưởng lương của nhóm “Lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị” là cao nhất (11,7 triệu đồng), tăng 814 nghìn đồng so với quý trước. Thu nhập của nhóm “Nhà chuyên môn kỹ thuật bậc cao” là 9,2 triệu đồng/tháng, tăng 132 nghìn đồng so với quý trước. Nhóm “lao động giản đơn” có thu nhập bình quân là 5 triệu đồng/tháng. Thu nhập bình quân tháng của người lao động làm công hưởng lương của người có trình độ đại học trở lên là 9,3 triệu đồng, tăng 281 nghìn so với qúy 3/2019. Những người không có trình độ CMKT có thu nhập bình quân là 5,8 triệu đồng. B. Xu hướng năng suất lao động của Việt Nam - Năng suất lao động theo mức độ hội nhập quốc tế Theo Tổng cục Thống kê, ở Việt Nam, năng suất lao động (NSLĐ) xã hội là một chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (quy định trong Luật Thống kê 2015/QH13), được tính bằng GDP bình quân trên một lao động đang làm việc trong năm. Cách tính này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Thời gian qua, NSLĐ của Việt Nam đã được cải thiện một cách đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN. Cụ thể, với mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08 %, NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.521 USD/lao động); tính theo giá so sánh, tăng 6 % so với năm 2017. Bình quân giai đoạn 2016-2018, NSLĐ tăng 5,77 %/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,35 %/năm của giai đoạn 2011-2015. Tính chung giai đoạn 2011-2018, NSLĐ tăng bình quân 4,88 %/năm. Có thể nói, NSLĐ ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Nếu như trong giai đoạn 2011- 2015, tăng trưởng GDP bình quân đạt 5,91 %/năm, trong đó lao động tăng 1,5 %/năm; tăng NSLĐ đạt 4,35 %/năm, thì trong 3 năm 2016-2018, mặc dù lao động chỉ tăng 0,88 %/năm nhưng NSLĐ đạt tốc độ tăng bình quân 5,77 %/năm, cao hơn giai đoạn trước 1,42 điểm phần trăm nên GDP tăng trưởng bình quân đạt tốc độ 6,7 %/năm. Tính theo sức mua tương đương (PPP 2011), NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 2011-2018 tăng bình quân 4,8 %/năm, cao hơn mức tăng bình quân của nhiều nước trong khu vực. Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn. Tuy nhiên, mức NSLĐ của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức NSLĐ của các nước. - NSLĐ ngành Nông, lâm, thủy sản còn thấp so với khu vực Số liệu thống kê cho thấy, ngành khai khoáng có NSLĐ cao nhất do đây là ngành có tính đặc thù, giá trị sản phẩm khai khoáng bao gồm cả giá trị tài nguyên thiên nhiên; tiếp đến là ngành sản xuất, phân phối điện, ga, nước nóng, khí đốt; hoạt động kinh doanh bất động sản; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm Các ngành xây dựng; công nghiệp chế biến, chế tạo; vận tải, kho bãi; bán buôn, bán lẻ; dịch vụ lưu trú ăn uống nhìn chung NSLĐ thấp. Nông, lâm nghiệp và thủy sản là ngành có NSLĐ thấp nhất trong các ngành kinh tế. Cụ thể, trong những năm qua, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đây là khu vực có tốc độ tăng NSLĐ bình quân cao nhất với 5,2 %/năm giai đoạn 2011-2018, cao hơn tốc độ tăng bình quân của khu vực công nghiệp và xây dựng (3 %/năm) và khu vực dịch vụ (3,1 %/năm). Tuy nhiên, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản lại có mức NSLĐ rất thấp, thấp nhất trong các khu vực kinh tế, đến năm 2018 theo giá hiện hành đạt 39,8 triệu đồng/lao động, chỉ bằng 38,9 % NSLĐ của toàn nền kinh tế, bằng 30,4 % NSLĐ của khu vực công nghiệp và xây dựng, bằng 33,7 % khu vực dịch vụ - NSLĐ theo giờ làm việc khá thấp so với một số nước ASEAN Theo kết quả Điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê, số giờ làm việc trung bình mỗi tuần của một lao động đang làm việc ở Việt Nam đã giảm dần từ 45,6 giờ trong năm 2011 xuống 45,3 giờ năm 2018.
  5. 38 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Trong đó, lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có số giờ làm việc thực tế bình quân mỗi tuần năm 2018 thấp nhất với 39,7 giờ; trong khi số giờ làm việc thực tế bình quân của khu vực công nghiệp, xây dựng là 50,3 giờ và khu vực dịch vụ là 47,4 giờ. NSLĐ trên mỗi giờ làm việc của Việt Nam năm 2018 theo giá hiện hành đạt 43,4 nghìn đồng, cao hơn 3,5 nghìn đồng so với năm 2017. Theo giá so sánh, năm 2018 NSLĐ theo giờ tăng 5,3 % so với năm trước (thấp hơn mức tăng 6 % của NSLĐ tính theo lao động), bình quân giai đoạn 2011-2018 tăng 4,8 % (bình quân tốc độ tăng NSLĐ tính theo lao động giai đoạn này là 4,9 %). Tính theo PPP 2011, NSLĐ mỗi giờ làm việc của Việt Nam đạt khá thấp so với một số nước trong khu vực ASEAN, năm 2015 chỉ đạt 4,4 USD, trong khi đó Malaysia đạt 24,9 USD; Thái Lan đạt 12,1 USD; Indonesia đạt 12 USD; Philippines đạt 8,4 USD. Riêng Singapore đạt mức NSLĐ theo giờ rất cao với 54,9 USD nhưng do số giờ làm việc trung bình mỗi tuần của một lao động ở Singapore cao hơn ở Việt Nam nên khoảng cách giữa năng suất tính theo mỗi giờ làm việc giữa Singapore và Việt Nam (12,5 lần) đã giảm so với khoảng cách 13,7 lần khi tính theo năng suất trên mỗi lao động.‡ III. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ VẤN ĐỀ NSLĐ A. Đóng góp của lao động vào tăng trưởng NSLĐ Quy mô nguồn nhân lực trong doanh nghiệp có tác động tiêu cực đến tăng năng suất lao động Nghiên cứu của Toàn (2015) cho thấy, nếu số người lao động trong doanh nghiệp tăng thêm 1 % thì năng suất lao động giảm 0.5 %. Điều này hàm ý là, biến đổi cơ cấu dân số tạo ra nhiều nhân lực, song nếu không được cải thiện về chất lượng nhân lực sẽ dẫn đến dư thừa lao động trong xã hội.§ Giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng vốn bình quân là 11,67 %/năm, giai đoạn 2011-2015 là 7,44 %/năm; tốc độ tăng lao động tương ứng là 2,78 %/năm và 1,62 %/năm; tăng chậm nhất là TFP, thậm chí giai đoạn 2006-2010 có xu hướng giảm 0,27 %/năm. Giai đoạn 2006-2015, tăng vốn đóng góp vào tăng trưởng là64,89 %, của lao động là 22,07 % và của TFP là 13,65 %. Đóng góp của tăng năng suất các khu vực và chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng NSLĐ, trong giai đoạn 2011-2018, khu vực kinh tế cá thể có đóng góp lớn nhất, chiếm 31 % cho tăng trưởng NSLĐ toàn nền kinh tế. Khu vực kinh tế FDI có đóng góp lớn thứ hai, chiếm khoảng 30 % và ngày càng quan trọng đối với tăng trưởng NSLĐ tổng thể. Khu vực KTNN có đóng góp lớn thứ ba, chiếm khoảng 22 %, chủ yếu là do NSLĐ của khu vực tăng lên trong giai đoạn vừa qua. B. Mức độ đáp ứng của nguồn nhân lực chất lượng cao với nhu cầu hội nhập nền kinh tế hiện nay 1. Sự thiếu hụt của lao động kỹ năng Việt Nam có nguồn lao động trẻ và dồi dào, mở ra nhiều cơ hội, nhưng trình độ kỹ năng và chuyên môn thấp của người lao động lại cản trở Việt Nam nắm bắt những cơ hội không dễ dàng có được †† Xét trong cả 10 năm qua, cơ cấu lao động đã biến đổi theo hường tăng tỷ lệ lao động có CMKT, tuy nhiên, có sự thiếu hụt đáng kể đội ngũ lao động bậc trung và bậc cao đối với mô hình của một nước công nghiệp với mức thu nhập trung bình. Đến năm 2015, mô hình nguồn nhân lực Việt Nam với đáy khá rộng và đặc biệt là “thót giữa”, trong khi cần phải là mô hình “củ khoai tây”, với tỷ lệ lao động có CMKT bậc trung phải bằng 30-40 % lực lượng lao động, thay vì chỉ chiếm dưới 10 % như hiện nay Tuy vậy, sự không phù hợp giữa bằng cấp đạt được và nghề nghiệp trong thực tiễn của người lao động có xu hướng rộng hơn, đặc biệt ở nhóm có trình độ đại học trở lên. Năm 2012, có 15,43 % lao động có bằng đại học trở lên làm nghề chuyên môn kỹ thuật bậc trung trở xuống; đến quý 2/2017 tỷ lệ này tăng đến 22,15 %. Xu hướng này, một mặt phản ánh sự lãng phí trong đầu tư cho giáo dục đào tạo và việc sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao; mặt khác cho thấy công tác đào tạo nhân lực cần chú trọng hơn vào chất lượng đào tạo để đảm bảo năng lực tương xứng với bằng cấp đạt được và đào tạo phải phù hợp với nhu cầu của thị trường (đào tạo cái thị trường cần). ‡ cập nhật ngày 5/8/2020 § Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế - tháng11/2017 “Năng suất và đổi mới sáng tạo của nền kinh tế Việt Nam: Phát triển từ nghiên cứu thực chứng” cập nhật ngày 06/04/2020 †† TS. Gyorgy Sziraczki, Nguyên Giám đốc Văn Phòng ILO tại Việt Nam nhận định.
  6. Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Hằng 39 Hình 3. Tỷ lệ lao động có bằng đại học trở lên làm nghề chuyên môn kỹ thuật bậc trung trở xuống (Đơn vị tính %) (Nguồn: TCTK, Điều tra lao động việc làm qua các năm 2012-QII/2017) 2. Phân bố lao động không đồng đều Lao động kỹ thuật chủ yếu tập trung ở hai thành phố Hà Nội và TP. HCM cao hơn nhiều so với cả nước (gấp 3 lần), vùng có tỷ lệ lao động qua đào tạo (có bằng cấp, chứng chỉ) thấp nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (2,9 %), thấp hơn của cả nước 2,3 điểm phần trăm. Ở thành thị lao động có CMKT chiếm 30,9 %, trong khi ở nông thôn chỉ có 9 %. Đây chính là một rào cản lớn cho việc cải thiện NSLĐ. 3. Thiếu hụt lao động trình độ kỹ thuật cao Lao động trình độ kỹ thuật cao, gồm lao động được đào tạo ở trình độ cao đẳng trở lên; có kiến thức và kỹ năng để làm các công việc phức tạp; có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của công nghệ và vận dụng sáng tạo những kiến thức, những kỹ năng đã được đào tạo trong quá trình lao động sản xuất‡‡. Lao động trình độ cao là những người trực tiếp làm việc tại các vị trí có liên quan mật thiết tới sự ra đời, phát triển, truyền bá và ứng dụng tri thức. Nhưng giai đoạn 2006-2016, mặc dù tốc độ tăng nhóm lao động này tăng nhanh, song đến năm 2016, chỉ chiếm 12,42 % tổng số lao động đang làm việc. Trong đó, nhiều vị trí việc làm yêu cầu lao động chất lượng cao nhưng vẫn còn tỷ lệ khá lớn lao động không đáp ứng đúng yêu cầu. Tỷ lệ này ở vị trí lãnh đạo trong các đơn vị là 34 %; chuyên môn kỹ thuật bậc trung trở lên là 66 %. Bảng 2. Lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên chia theo nhóm nghề (2019) Vị trí chức danh Quý 1/2019 Quý 2/2019 Quý 3/2019 Quý 4/2019 Toàn Quốc 54.367,9 54.407,3 54.605,4 54.895,7 Nhà lãnh đạo 571,6 532,2 489,8 540,6 Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 4.107,0 4.319,0 4.405,3 4.685,7 Chuyên môn kỹ thuật bậc trung 2.078,0 1.957,1 1.761,1 1.788,6 Nhân viên 1.142,5 1.095,9 1.067,5 1.040,0 Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng 9.285,6 9.437,9 9.640,6 9.731,2 Nghề trong nông, lâm, ngư nghiệp 3.882,6 4.059,7 4.078,3 3.764,2 Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan 7.652,4 7.773,4 8.050,7 7.708,5 Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 6.306,3 6.496,8 6.803,0 6.939,6 Nghề giản đơn 19.222,1 18.487,4 18.198,5 18.582,1 Không phân loại 119,8 247,9 110,6 115,1 Đơn vị tính: Nghìn người Nguồn: Tổng cục Thống kê – Bộ KH&ĐT 2019 4. Bất cập giữa đào tạo và sử dụng lao động có trình độ CMKT cao “Mặc dù rất thiếu lao động trình độ cao nhưng vẫn có rất nhiều người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên hiện làm trái nghề được đào tạo hoặc làm những công việc bậc thấp - một dạng của “thất nghiệp trá hình”. ‡‡ ILSSA, Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước, “Lao động trình độ cao là lao động được đào tạo trình độ cao đẳng trở lên, có kiến thức, kỹ năng để làm các công việc phức tạp, có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của công nghệ và vận dụng sáng tạo những kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo”
  7. 40 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ngược lại, còn một số lượng không nhỏ lao động trình độ cao đẳng, đại học trở lên hiện làm những công việc bậc thấp (vị trí chức danh nhân viên trở xuống). Trong lúc nền kinh tế đang khan hiếm nhân sự trình độ cao ở nhiều ngành nghề (vị trí tư vấn, thiết kế, quản trị nhân sự, lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao, luật sư, khoa học môi trường, kỹ sư công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, kỹ sư điện, điện tử, cơ khí, công, logistics), thanh niên ra trường chủ yếu là cử nhân tài chính, ngân hàng, kế toán, luật, hành chính văn phòng ; và hầu hết thanh niên tốt nghiệp lớp 12 chọn con đường học đại học. Kết quả, năm 2015, nhóm thanh niên từ 15-24 tuổi có tỷ lệ thất nghiệp cao, 7,03 %, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của người trưởng thành từ 25 tuổi- 55 tuổi (nữ)/60 tuổi (nam) chỉ là 2,18 %. Người thất nghiệp độ tuổi thanh niên từ 15-24 chiếm hơn 50 % tổng số người bị thất nghiệp. Chất lượng của lao động có CMKT chưa đáp ứng yêu cầu thị trường lao động Do hạn chế về chất lượng, người có trình độ cao vẫn đang gặp khó khăn trong quá trình tìm việc làm. Trong khi những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm và phẩm chất lao động công nghiệp hiện đại tại doanh nghiệp thì thanh niên ra trường chỉ được trang bị những lý thuyết rất chung chung, năng lực thực hiện rất yếu, thiếu những kỹ năng sống quan trọng; lao động trình độ cao yếu tin học và ngoại ngữ, thiếu những công cụ để làm việc đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc độc lập và nâng cao năng suất; trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế và chuyển giao công nghệ mới, lao động Việt Nam còn thiếu các kỹ năng kỹ thuật và các kỹ năng làm việc cốt lõi. Theo Báo cáo Phát triển Việt Nam 2014§§: "Phần lớn người sử dụng lao động nói rằng tuyển dụng lao động là công việc khó khăn vì các ứng viên không có kỹ năng phù hợp ("thiếu kỹ năng") hoặc vì sự khan hiếm người lao động trong một số ngành nghề ("thiếu hụt người lao động có tay nghề")". Theo khảo sát của ILSSA- Manpower năm 2013 cũng cho thấy tình hình tương tự , gần 30 % doanh nghiệp FDI gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động trực tiếp và nhân viên văn phòng; ý thức về chất lượng và đúng giờ/đáng tin cậy là những kỹ năng thiếu hụt lớn nhất, với khoảng 30 %, trong nhóm lao động trực tiếp và quản đốc phân xưởng; những kỹ năng thiếu hụt tiếp theo là khả năng thích nghi với những thay đổi, khả năng làm việc nhóm, khả năng nhận biết tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới, kỹ năng máy tính cơ bản; chất lượng của lao động trình độ cao theo đội ngũ một số “trụ cột” như công chức, cán bộ khoa học công nghệ, giảng viên đại học, đội ngũ doanh nhân, công nhân kỹ thuật trình độ cao . vẫn chưa đảm đương được sứ mệnh là “đầu kéo của quá trình phát triển”. Kết quả khảo sát doanh nghiệp FDI cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp phàn nàn về những kỹ năng công nhân được đào tạo tại trường không phù hợp với những kỹ năng mà doanh nghiệp cần còn rất lớn. Gần 65 % chủ doanh nghiệp FDI cho rằng những kỹ năng mà trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp; 35 % doanh nghiệp trong nước có cùng quan điểm này. 5. Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam thuộc nhóm thấp Đánh giá của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng: Nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam còn có khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển trong khu vực. Nếu lấy thang điểm là 10, Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm-xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới. Việt Nam thiếu nhiều lao động lành nghề, nhân lực qua đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp về tay nghề và các kỹ năng mềm khác. Chỉ số cạnh tranh của Việt Nam chỉ xếp hạng cao hơn Campuchia trong ASEAN), các chỉ số về trình độ công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, môi trường pháp lý với hoạt động kinh doanh, tiếp cận nguồn lực, xúc tiến thương mại luôn ở thứ hạng thấp trong nhiều năm Thể lực và tác phong công nghiệp của lao động Việt Nam còn yếu. Đến nay, nam thanh niên Việt Nam cao khoảng 163,7 cm, nữ cao 153,4 cm, so với chuẩn quốc tế, chiều cao trung bình của thanh niên nam 18 tuổi vẫn kém 13,1 cm và nữ kém 10,7 cm. Chiều cao trung bình người Việt Nam hiện nay thấp nhất khu vực - nam thanh niên Việt Nam thấp hơn Nhật Bản 8 cm, Thái Lan 6 cm, nữ Việt Nam kém nữ Nhật Bản 4 cm và Thái Lan là 2 cm. C. Một số nguyên nhân của những tồn tại trên Các thể chế, chính sách thị trường chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của nền kinh tế §§ WB, Vietnam Development Report 2014, Skilling up Vietnam: Preparing the workforce for a modern market economy, Hanoi 2013. ILSSA-Manpower, Nhu cầu kỹ năng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, Hà Nội 2014.
  8. Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Hằng 41 Khuôn khổ pháp lý chưa tạo điều kiện cho các yếu tố cung-cầu lao động được tự do hoạt động, còn kiểm soát quá chặt (hộ khẩu, chính sách bảo hiểm xã hội, tiền lương tối thiểu, cơ chế chính sách tiền lương trong các khu vực ), dẫn đến phân khúc thị trường lao động, giảm sự cơ động và hiệu quả sử dụng của nguồn nhân lực Chính sách tập trung đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của khu vực nhà nước Các chính sách phát triển nguồn nhân lực hiện hành, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, chỉ tập trung cho khu vực trong nước, trong khi đa số việc làm đa số tạo ra trong khu vực ngoài nhà nước, chỉ có một tỷ lệ nhỏ lao động có CMKT làm việc. Thị trường lao động kém phát triển Chuyển dịch lao động chậm, lao động vẫn tiếp tục bị dồn nén trong khu vực nông nghiệp. Năm 2016, tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm gần 42 % việc làm nhưng chỉ tạo ra khoảng 18 % GDP. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp lạc hậu trong khối các quốc gia ASEAN với tỷ lệ lao động nông nghiệp cao thứ 4 (sau Lào, Ấn Độ và Myanmar). Cơ cấu việc làm theo nghề còn lạc hậu. Hơn 40 % lao động làm việc trong các nghề sơ cấp, lao động giản đơn; khoảng 49,39 % làm các nghề có kỹ năng trung bình; khoảng 9,22 % làm việc trong nhóm nghề CMKT bậc cao, bậc trung và hơn 1,1 % là các nhà quản lý (năm 2015). Thị trường lao động cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao (điện tử, cơ khí chế tạo, vật liệu mới ) và các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao đòi hỏi kỹ năng mới và trình độ lành nghề (bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm ) kém phát triển. Công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực bậc cao và bậc trung còn yếu kém Chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chưa dựa vào yêu cầu của thị trường, tập trung đào tạo trước nhiệm sở, chưa tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch về lao động; Công tác phân luồng học sinh sau trung học chưa tốt, chưa khắc phục được tâm lý sính bằng cấp, coi nhẹ học nghề trong xã hội; Hệ thống giáo dục đại học phát triển quá nóng, dẫn đến tình trạng 5 năm gần đây các trường đại học tuyển sinh và đào tạo ồ ạt, “vét” hầu hết học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, làm tồn hại tuyển sinh học nghề, dẫn đến gia tăng tình trạng thất nghiệp của nguồn nhân lực chất lượng cao. Công tác dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội chưa tốt, chưa sát với nhu cầu nhân lực ở từng lĩnh vực, ngành, các khu vực kinh tế và các địa phương; việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo thiếu tính khoa học; Chưa có sự gắn kết hai chiều giữa các cơ sở đào tạo với các KCN, KCX; giữa các cơ sở đào tạo với các trường phổ thông; giữa giảng dạy và nghiên cứu, phục vụ sản xuất; giữa các cơ sở đào tạo với nhau. Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất còn rất nhiều hạn chế, yếu kém không theo kịp yêu cầu của thực tế. Số lượng các chương trình mới còn quá ít, nhất là những chương trình đạt chuẩn khu vực và thế giới; nhiều trường vẫn dạy theo chương trình cũ chưa cập nhật kiến thức, nên không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Năng lực của các cơ quan quản lý còn yếu kém, thiếu cơ chế tương tác giữa các cơ quan có chức năng kiểm soát, đánh giá, thẩm định chất lượng với các cơ sở đào tạo. Công tác và cơ chế quản lý còn nhiều vướng mắc, thiếu đồng bộ, chia cắt Chính sách tài chính đối với công tác đào tạo kém hiệu quả, lãng phí, không tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy các cơ sở đào tạo phải đổi mới toàn diện, mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của xã hội. IV. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ A. Triển vọng tăng năng suất lao động Kế hoạch kinh tế-xã hội giai đoạn 2017-2020 đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân từ 6,5 %-7 %/năm; việc làm tăng bình quân 0,7 triệu người, tương đương 1,3 %/năm. Kết quả là NSLĐ dự kiến tăng ở mức bình quân khoảng 6 %/năm. Theo dự báo (Khương, 2014), với tốc độ tăng NSLĐ không dưới 6 %/năm và với tốc độ tăng NSLĐ của các nước duy trì ở mức hiện hành, đến năm 2038 NSLĐ của Việt Nam mới bắt kịp của Philippines, năm 2068-2070 mới bắt kịp Thái Lan†††. ††† Vu Minh Khuong (2014) Improving productivity is the strategic approach to strengthen economic reform.
  9. 42 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Hình 4. Dự báo năng suất lao động của Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực (Nguồn: Vu Minh Khuong (2014)) B. Hàm ý chính sách Việt Nam đang trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển đất nước, từng bước đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và tăng cường sức cạnh tranh và thu hẹp khoảng cách về tăng năng suất lao động nên đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng lao động của nước ta phải cao với một cơ cấu hợp lý hơn. Thứ nhất, Cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo 02 giai đoạn. Trong giai đoạn đầu (từ nay - 2020), phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam tiếp tục tập trung vào chiều rộng, tức là vẫn dựa vào chiến lược các ngành sử dụng nhiều lao động, hướng về xuất khẩu, phát huy được các lợi thế so sánh và tiềm năng của lực lượng lao động nhưng dần xóa bỏ sự phụ thuộc vào lao động giá rẻ, kỹ năng thấp. Giai đoạn sau (2021- 2030) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần tập trung vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các ngành công nghiệp, dịch vụ yêu cầu công nghệ và kỹ năng cao nhằm đạt mức năng suất lao động trung bình trong khu vực. Thứ hai, Tập trung chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh tế và có việc làm (chuyển dịch việc làm) Cơ cấu lao động cần chuyển dịch theo hướng, nâng cao chất lượng lao động ngành nông nghiệp; đa dạng hóa việc làm trong các ngành chế tạo mới, đồng thời vẫn tiếp tục hỗ trợ ngành xuất khẩu (dệt may, da giày)” nhằm đảm bảo khả năng tạo việc làm của nền kinh tế phù hợp với chất lượng lao động, tránh tạo ra làn sóng thất nghiệp; Thực hiện đồng bộ các biện pháp từ nâng cao tiếp cận vốn đến chuyển giao kỹ thuật và hình thành các chuỗi giá trị ngành hàng để hỗ trợ người lao động (đặc biệt là lao động nông thôn, lao động là người di cư) có việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo nguồn cung nhân lực có chất lượng phù hợp với nhu cầu, đặc biệt là trong thực hiện các chương trình tái cơ cấu nền kinh tế và hội nhập, trong đó “nhu cầu đối với việc làm cần tay nghề trung bình sẽ tăng nhanh”‡‡‡. Thứ ba, Phải tập trung đẩy mạnh đào tạo nghề, bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực đáp ứng nền kinh tế với mức thu nhập trung bình Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cho các cấp, các ngành và người dân, nhất là thanh thiếu niên hiểu được tầm quan trọng của GDNN; đa dạng hóa nội dung, hình thức thông tin, tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, phương thức truyền thông. Hoàn thiện thể chế đào tạo nghề theo hướng đào tạo mở, linh hoạt, liên thông giữa các thành tố của hệ thống và liên thông với các bậc học khác; Làm tốt công tác phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đẩy mạnh dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động nữ, người bị thất nghiệp, lao động nghèo và các nhóm yếu thế khác. ‡‡‡ Nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục (năm 2009), cho thấy có tới 70 % học sinh tốt nghiệp THPT bước vào TTLĐ không được giáo dục hướng nghiệp đầy đủ. Hiện nay mỗi năm có 20-30 vạn học sinh tốt nghiệp PTTH và 5 vạn học sinh tốt nghiệp THCS tham gia vào LLLĐ mà chưa hề được đào tạo nghề.
  10. Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Hằng 43 Thứ tư, Cần chú trọng hơn nữa trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với tăng năng suất lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo bộ phận của nguồn nhân lực đang làm việc ở những vị trí yêu cầu chuyên môn kỹ thuật trình độ cao (đội ngũ công chức, doanh nhân, khoa học-công nghệ, bác sĩ, giảng viên, luật sư, kinh doanh quốc tế, công nhân kỹ thuật bậc cao ), cụ thể là: Nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên đại học, cao đẳng, đạt trình độ trung bình trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên đại học và dạy nghề đủ về số lượng, trình độ chuyên môn cao và đạo đức, lương tâm nghề nghiệp. Nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng đội ngũ công chức hành chính nhà nước chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của một Nhà nước pháp quyền XHCN hiện đại trong một thế giới hội nhập và biến đổi nhanh. Tăng cường đội ngũ nhân lực khoa học-công nghệ với cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học, công nghệ, giải quyết tốt những vấn đề phát triển của đất nước; Phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật trình độ cao có đủ phẩm chất, kiến thức, kỹ năng, áp dụng công nghệ hiện đại sản xuất được những sản phẩm dịch vụ có thương hiệu trên thế giới. Nhân lực Việt Nam hội đủ các khí chất cần thiết của con người lao động trong xã hội công nghiệp theo hướng hiện đại. Thứ năm, Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Chuẩn hóa chất lượng đào tạo NNL chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế, chú trọng đào tạo kỹ năng, năng lực thực hành cho người lao động; Phát triển hệ thống đánh giá chứng nhận các kiến thức đã học, kỹ năng đã đạt được; Tăng cường đào tạo kỹ năng cho đội ngũ làm công tác hướng nghiệp; đổi mới nội dung hướng nghiệp hỗ trợ học sinh xây dựng và phát triển các kế hoạch nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân); Xây dựng các mô hình, hình thức và phương thức hợp tác, gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo; Phát triển mạnh các cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp; Tăng cường vai trò đại diện của doanh nghiệp (VCCI, VCOP SME, Hội nghề nghiệp ) trong quá trình xây dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch và triển khai hoạt động dạy nghề; Nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp của nhà trường, các trung tâm dịch vụ việc làm; cơ sở đào tạo và xã hội (hỗ trợ các hoạt động như đánh giá kỹ năng, tư vấn, đào tạo về thuyết trình, tìm kiếm nghề nghiệp và giới thiệu tìm việc. Thứ sáu, Đổi mới công tác quản lý đào tạo theo hướng tăng quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo Xây dựng các cơ sở đánh giá và kiểm định chất lượng lao động đào tạo độc lập. Cấp giấy phép hành nghề, đồng thời bắt buộc các doanh nghiệp phải tuyển lao động có giấy phép hành nghề. Tăng cường các biện pháp để cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên thu nhận thông tin phản hồi về mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đối với “sản phẩm” của các cơ sở đào tạo. Thứ bảy, Xây dựng môi trường hành lang pháp lý kết nối tốt hợp cung-cầu lao động Chính phủ cần phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan ban ngành có liên quan tiếp tục hoàn thiện các thể chế về thị trường lao động theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tổ chức tốt công tác thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm, phát triển quan hệ lao động; Bảo đảm và hỗ trợ cho lao động phải di chuyển tự do (các rào cản về thể chế, hộ khẩu, sự liên thông các dịch vụ xã hội cơ bản trong đó có việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ); Thứ tám, Tập trung vào các chương trình năng cao thể trạng con người Việt Nam Hoàn thiện các chương trình chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho người Việt Nam. Phấn đấu người Việt Nam có sức khoẻ, thân thể cường tráng, chiều cao của thanh niên Việt Nam đạt khoảng 1,65 mét (nam 1,70 mét, nữ 1,60 mét) tương đương với thanh niên Singapore vào thời điểm là nước phát triển (năm 1988). Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi. V. KẾT LUẬN Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và vấn đề nâng cao năng suất lao động của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế - xã hội ở nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là điểm mấu chốt để tăng năng suất lao động và phải đặt nó
  11. 44 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ trong sự gắn kết với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ; đáp ứng nhu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần khẳng định trong khâu đột phá trong việc tăng năng suất lao động trong thời kỳ hội nhập quốc tế có vai trò quyết định đối với sự thành công của quá trình phát triển kinh tế xã hội, nguồn nhân lực chất lượng cao gắn kết với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp, lao động có trình độ tay nghề cao, lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn, để tăng năng suất lao động Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS. Lê Quang Hùng (2012), thành viên Ban chủ nhiệm Đề tài: “Phát triển nhân lực chất lượng cao vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung”. Luận án Tiến sỹ kinh tế. [2] Trung tâm Năng suất Việt Nam, Từ điển thuật ngữ năng suất và chất lượng. [3] Toàn cảnh “bức tranh” năng suât lao động Việt Nam, nang-suat-lao-dong-Viet-Nam/372323.vgp xem ngày 5/8/2020. [4] Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế (2017) “Năng suất và đổi mới sáng tạo của nền kinh tế Việt Nam: Phát triển từ nghiên cứu thực chứng”. [5] Cải thiện năng suất lao động qua kinh tế số, qua-kinh-te-so-455525/ xem ngày 06/04/2020. [6] TS. Gyorgy Sziraczki, Nguyên Giám đốc Văn Phòng ILO tại Việt Nam nhận định. [7] ILSSA, Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước, “Lao động trình độ cao là lao động được đào tạo trình độ cao đẳng trở lên, có kiến thức, kỹ năng để làm các công việc phức tạp, có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của công nghệ và vận dụng sáng tạo những kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo”. [8] WB, Vietnam Development Report (2014), Skilling up Vietnam: Preparing the workforce for a modern market economy, Hanoi (2013). [9] ILSSA-Manpower, Nhu cầu kỹ năng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, Hà Nội 2014. [10] Vu Minh Khuong (2014) Improving productivity is the strategic approach to strengthen economic reform. [11] Nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục (năm 2009), cho thấy có tới 70 % học sinh tốt nghiệp THPT bước vào TTLĐ không được giáo dục hướng nghiệp đầy đủ. Hiện nay mỗi năm có 20-30 vạn học sinh tốt nghiệp PTTH và 5 vạn học sinh tốt nghiệp THCS tham gia vào LLLĐ mà chưa hề được đào tạo nghề. [12] ADB/ILO (2014), ASEAN Community (2015): Managing integration for better jobs and shared prosperity. [13] ILO (Jan. 2014), Trends Econometric Models. [14] ILSSA, Báo cáo xu hướng Lao động và việc làm (2009-2017). [15] ILSSA-Manpower, Nhu cầu kỹ năng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, Hà Nội (2014). [16] Nguyễn Đắc Hưng, Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các KCN, KCX, hội thảo Thành phố Hồ Chí Minh ngày 26-5-2016. [17] Nguyễn Lan Hương (chủ nhiệm), đề tài cấp bộ (2015), Kết nối nhu cầu đào tạo nghề. [18] Viện năng suất Việt Nam, Báo cáo năng suất Việt Nam (2017). [19] World Bank, Putting higher education to work, skill and research for growth in East Asia, Regional Report , Washington DC (2012). [20] Tổng cục Thống kê, Điều tra lao động việc làm (2018 -/QII, 2019). [21] Bộ Khoa học và Công nghệ (2016), Báo cáo tổng hợp Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đáp ứng yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở nước ta hiện nay. [22] Toàn cảnh bức tranh năng suất lao động Việt Nam suat-lao-dong-Viet-Nam/372323.vgp, xem ngày 15/8/2020. [23] Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ hội nhập, cơ hội và thách thức, cuu-trao-doi/chat-luong-nguon-nhan-luc-viet-nam-thoi-ky-hoi-nhap-co-hoi-va-thach-thuc-304052.html, xem ngày 16/6/2020. DEVELOPING HIGH QUALITY HUMAN RESOURCES AND ENHANCING VIETNAM'S LABOR EFFICIENCY IN THE INTERNATIONAL INTEGRATION Nguyen Van Quang, Nguyen Thi Hang ABSTRACT: As a country in the period with "gold" population structure, Vietnam, which has young and abundant human resources, can get opportunities for developing economy and society, restructuring economy and enhancing productivity. However, to develop high quality human resources and to increase production in the era of global integration, it is extremely vital to integrate
  12. Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Hằng 45 the development of high quality human resources into the development and application of the technology and science in order to meet the need of the technology diversity and the development level of jobs in different sectors. According to the world bank’s evaluation report, the quality of Vietnamese human resources is 3.79 (out of a total of 10 marks); meanwhile some countries in the same region get the higher marks such as Malaysia with 5.99/10 and Thailand with 4.94/10. According to the rank of 12 Asian countries, Vietnam ranks 11th . In addition, the index of the competition quality ranks 67 out of a total of 141 countries (2019). What’s more, Vietnamese human resources lack soft skills such as communicating in foreign languages, applying the technology skillfully, working in teams, and so on. Therefore, increasing the changes in economy structure and human resource structure, especially high quality human resource structure, and the improvement of productivity will contribute to help Vietnamese economy grow rapidly and steadily.