Phát triển xúc tiến thương mại nhà nước sản phẩm may mặc của Việt Nam sang thị trường Mỹ

pdf 16 trang Gia Huy 18/05/2022 2290
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển xúc tiến thương mại nhà nước sản phẩm may mặc của Việt Nam sang thị trường Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphat_trien_xuc_tien_thuong_mai_nha_nuoc_san_pham_may_mac_cua.pdf

Nội dung text: Phát triển xúc tiến thương mại nhà nước sản phẩm may mặc của Việt Nam sang thị trường Mỹ

  1. PHÁT TRIỂN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ DEVELOPMENT OF THE STATE TRADE PROMOTION OF VIETNAMESE GARMENTS TO AMERICAN MARKET ThS. Nguyễn Thị Lệ Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Mỹ là một thị trường hấp dẫn cho việc xuất khẩu hàng hóa của các Việt Nam đặc biệt là với mặt hàng may mặc. Nhu cầu về các sản phẩm may mặc ở Mỹ là rất lớn, đa dạng cả về số lượng và chất lượng. Trong những năm qua, giá trị xuất khẩu mặt hàng này của nước ta sang Mỹ đã có sự tăng nhẹ nhưng sự tăng lên này chưa mang tính bền vững, một phần do xúc tiến thương mại Nhà nước còn hạn chế. Bài viết sẽ chỉ ra vai trò quan trọng của xúc tiến thương mại Nhà nước với xuất khẩu hàng hóa thông qua định hướng sản xuất, tìm kiếm, cung cấp thông tin về thị trường, quảng bá sản phẩm, Đồng thời, tác giả sẽ phân tích thực trạng của xuất khẩu cũng như xúc tiến thương mại Nhà nước với sản phẩm may mặc của Việt Nam sang Mỹ, để có căn cứ cho việc đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác này trong thời gian tới. Từ khóa: thị trường Mỹ, xúc tiến thương mại Nhà nước, xuất khẩu, sản phẩm may mặc của Việt Nam Abtract America is an attractive market for the export of Vietnamese goods especially for apparel items. Demands for garment products in the US is huge and variety in terms of both quantity and quality. In recent years, Vietnam’s export value of this commodity to the United States has rised slightly, but this increase has not sustainable partly due to State trade promotion is limited. This article will show the important role of state trade promotion in exporting goods through manufacturing-oriented, finding and providing information about markets, products promotion, At the same time, the author is going to analyze the situation of export and State trade promotion of Vietnamese garments to the US in order to propose some solutions to improve this activity in the coming time. Key words: American market, State trade promotion, export , Vietnamese garments 1. Lý luận về XTTM Nhà nước Theo tác giả Jerome và William [14, tr.36]: “XTTM là việc truyền tin giữa người bán và người mua hay những khách hàng tiềm năng khác nhằm tác động vào hành vi và quan điểm mua hàng”. Theo cách tiếp cận của tạp chí Business Today [10, tr.6]: “XTTM và hỗ trợ kinh doanh là việc doanh nghiệp sử dụng rộng rãi các kỹ thuật thuyết phục khách hàng khác nhau để liên hệ với thị trường mục tiêu và các công chúng”. Theo cứu Dennis W.Goodwin [10, tr.7] đã định nghĩa: “XTTM là một lĩnh vực hoạt động marketing đặc biệt và có chủ đích định hướng vào việc chào hàng, chiêu khác và xác lập mối quan hệ thuận 434
  2. lợi nhất giữa doanh nghiệp và đối tác và tập khách hàng tiềm năng nhằm triển khai các chính sách thuộc chương trình marketing hỗn hợp đã lựa chọn cho doanh nghiệp”. Trong Luật thương mại Việt Nam được Quốc hội ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005: “XTTM là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại”. XTTM Nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu có liên quan khá mật thiết đến xúc tiến xuất khẩu. Cụ thể, theo Ủy ban Kinh tế - xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương (UNESCAP), [13, tr.26]: “XTXK (Export promotion) có mục đích là để khai thác dễ dàng hơn các cơ hội cho việc tăng lên sự giao dịch hàng hóa và dịch vụ từ thị trường trong nước sang thị trường quốc tế và nâng cao tính cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu của quốc gia. XTXK gồm có các hoạt động được thiết kế để tăng xuất khẩu cho các hãng hay các quốc gia. Nó bao gồm các biện pháp hay công cụ để có thể thiết lập cũng như nâng cao sự tham gia của các quốc gia hay các hãng vào các hội chợ thương mại, các phái đoàn thương mại và các chiến lược quảng cáo, cũng như cung cấp thông tin và đưa ra những dự báo về thị trường thế giới, hoặc các vấn đề về tiếp cận thị trường, ” Xúc tiến xuất khẩu là các hoạt động được thiết kế để tăng xuất khẩu của một đất nước hay một doanh nghiệp. Qua cách tiếp cận về XTTM và xúc tiến xuất khẩu, XTTM Nhà nước nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu sử dụng trong bài viết được hiểu là: “Xúc tiến thương mại Nhà nước là tổng thể các chiến lược, chính sách, chương trình, biện pháp và công cụ được Nhà nước sử dụng để tìm kiếm cơ hội và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa hay dịch vụ ra thị trường nước ngoài”. Các chủ thể tham gia hoạt động XTTM Nhà nước bao gồm có các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. XTTM Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu thể hiện như sau: - XTTM Nhà nước góp phần thúc đẩy sản xuất và phát huy được lợi thế của quốc gia xuất khẩu. Thực tế, một nền kinh tế luôn luôn phải đối diện với ba vấn đề cơ bản là cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Qua hàng loạt các hoạt động khảo sát, tìm kiếm thông tin thị trường, cung cấp thông tin thị trường, xây dựng các chiến lược xuất khẩu, hoạt động XTTM Nhà nước sẽ có vai trò đầu tiên như là hoạt động nghiên cứu cầu về mặt hàng xuất khẩu ở thị trường nước ngoài. Hoạt động XTTM Nhà nước với những hoạt động cụ thể của nó sẽ định hướng rõ hơn cho hoạt động sản xuất trong nước nên sản xuất và xuất khẩu mặt hàng nào cho hiệu quả. Điều này cũng có tác động làm cho hoạt động sản xuất trong nước được chuyển dịch theo cơ cấu phù hợp hơn sang những ngành có lợi thế trong hoạt động xuất khẩu. - XTTM Nhà nước sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu ở thị trường nước ngoài. Thông qua các hoạt động như hội chợ triển lãm ở nước ngoài, quảng cáo, quảng bá sản phẩm, công tác XTTM Nhà nước sẽ giúp cho người tiêu dùng nước ngoài có thông tin đầy đủ về sản phẩm xuất khẩu. Hơn nữa, thông qua XTTM Nhà nước, các nước có thể gây dựng và khuếch trương hình ảnh sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình ở thị trường nước ngoài. Từ đó, khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu sẽ được tăng lên. Điều này có thể thấy rất rõ ở thị trường Mỹ, với đặc điểm của người tiêu 435
  3. dùng là rất thích những sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng. Vì vậy, hình sản của sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ được làm khuếch trương lên nhiều điều đó cũng đồng nghĩa với khả năng xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam sang thị trường tương đối khó tính này sẽ tăng lên. - XTTM Nhà nước còn là cầu nối giữa doanh nghiệp trong nước và thị trường thế giới thông qua hoạt đông thông tin cơ hội kinh doanh, khảo sát thị trường, nghiên cứu thị trường. Qua những hoạt động này, doanh nghiệp sẽ xác định được thế mạnh trong sản xuất và sản xuất các sản phẩm phù hợp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng thế giới. XTTM Nhà nước sẽ định hướng về các thị trường, cung cấp thông tin về thị trường quốc tế, từ đó các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như nền kinh tế sẽ trở nên linh hoạt hơn. XTTM Nhà nước không chỉ góp phần làm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu mà còn làm cho sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên rõ rệt. - XTTM Nhà nước góp phần duy trì kim ngạch và tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm. Trên thực tế, cùng với sự phát triển mạnh của quá trình mở cửa, hội nhập nền kinh tế, xu hướng tự do hóa thương mại cũng phát triển mạnh mẽ. Nhưng đi kèm với đó là sự gia tăng trong xu hướng bảo hộ thương mại thông qua các công cụ phi thuế, các rào cản kỹ thuật. XTTM Nhà nước sẽ giúp cho các quốc gia có thể mở rộng thị trường xuất khẩu. Thông qua XTTM Nhà nước, các quốc gia không chỉ nâng cao được sức cạnh tranh cho sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu ở các thị trường nhập khẩu hiện tại mà còn có cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường mới. Thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu chưa đủ khả năng để tiến hành các nghiên cứu thị trường quốc tế, tiến hành các đàm phán, cũng như thực hiện các chương trình XTTM ra ngoài. Vì vậy, sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước là rất cần thiết. - Công tác XTTM Nhà nước được tiến hành thông qua những hoạt động như nghiên cứu thị trường, hội chợ triển lãm nước ngoài, giao thương kết nối doanh nghiệp ngoài nước, hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, văn phòng đại diện ở nước ngoài, tư vấn phát triển sản phẩm và thị trường, thông tin cơ hội kinh doanh ở thị trường nước ngoài, Với những hoạt động này, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ có thông tin về các thị trường xuất khẩu tiềm năng. Trên cơ sở đó, họ có thể định hướng, cũng như tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước xuất khẩu sản phẩm của mình sang các thị trường mới. XTTM Nhà nước thường thực hiện các nội dung chính như: - Ban hành các văn bản pháp luật và pháp quy liên quan đến XTTM. - Xây dựng các chiến lược, chính sách và chương trình XTTM. - Triển khai các hoạt động XTTM Nhà nước. - Các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động XTTM Nhà nước. 2. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam sang thị trường Mỹ Mỹ là một thị trường có sức tiêu thụ rộng lớn, mẫu mã đa dạng và phong phú mặt hàng may mặc. Về mẫu mã, người Mỹ thường chú trọng đến yếu tố tự nhiên,sự thoáng mát là ưu tiên hàng đầu trong việc họ lựa chọn trang phục. Tình thời trang, mẫu mốt và thị hiếu 436
  4. thể hiện rất rõ trong phong cách ăn mặc của người Mỹ. Ở Mỹ chủ nghĩa cá nhân luôn được đề cao ngay cả trong trang phục, họ tự do mặc đồ và có thể tạo được phong cách ăn mặc riêng cho mình. Việt Nam đã có sự tìm hiểu về thị hiếu đối với các mặt hàng may mặc của Mỹ và đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của họ. Trong những năm qua, Việt Nam đã đưa được những sản phẩm may mặc của mình đến đất Mỹ thể hiện qua biểu đồ 1. Biểu đồ 1. Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Mỹ Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam Qua biểu đồ 1, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ có sự tăng lên đều qua các năm trong giai đoạn 2010 - 2016. Tuy nhiên, mức tăng chưa đáng kể bởi trong 6 năm kim ngạch này tăng đươn 5 tỷ USD. Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ngành may của Việt Nam khá đa dạng. Trong đó, nhiều loại hàng hóa may mặc mới, chất lượng cao như áo sơ mi nữ cao cấp, quần jean, các sản phẩm này đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường Mỹ. Cụ thể, theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may, mặt hàng áo sơ mi nữ, váy dài, đồ lót, là những mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu sang mỹ giai đoạn vừa qua. Tiêu biểu, mặt hàng sơ mi nữ luôn duy trì mức tỷ trọng gần 10% năm 2012 và đạt 9,03% với kim ngạch xuất khẩu là 673,27 triệu USD năm 2013. Và năm 2014, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 791,23 triệu USD với 8,06% tỷ trọng kim ngạch. Mặt hàng quần dài và quần sooc nam, váy ngắn, áo sơ mi nam là những mặt hàng có tỷ trọng khá ổn định trong thời quan qua. Các loại áo khoác nam khác, đồ ngủ và Pyjama là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Nếu năm 2010 tỷ trọng các dòng áo khoác nam chỉ ở mức 156,04 triệu USD thì đến năm 2014 đã tăng lên 487,02 triệu USD tăng gấp 2 lần so với năm 2010. Về hình thức xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang Mỹ. Các doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu Việt Nam hiện nay thường áp dụng 3 hình thức xuất khẩu là 437
  5. CMT, FOB, ODM. Gia công xuất khẩu (CMT)là một hình thức sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong đó người đặt gia công nước ngoài cung cấp máy móc thiết bị hoặc phụ liệu hoặc thành phẩm theo mẫu. Người nhận may gia công trong nước sẽ tổ chức quá trình sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Người nhận gia công sẽ giao lại toàn bộ sản phẩm cho người đặt gia công để nhận tiền công. FOB là một phương thức xuất khẩu ở hoặc cao hơn so với CMT và được hiểu là 1 hình thức sản xuất theo kiểu "mua đứt - bán đoạn". ODM là một hình thức sản xuất mà nhà thiết kế và chế tạo sản phẩm theo đơn hàng. Khả năng thiết kê cho thấy trình độ cao hơn về tri thức của nhà cung cấp, họ có khả năng tạo ra những xu hướng thời trang từ các mẫu thiết kế của mình.Các doanh nghiệp ODM tạo ra những mẫu thiết kế và bán lại cho người mau - đó là chủ của các thương hiệu lớn trên thế giới. Biểu đồ 2. Kim ngạch xuất khẩu may mặc theo các hình thức xuất khẩu của VN sang Mỹ Đơn vị: Tỷ USD Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam Qua biểu đồ 2, mặt hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sang Mỹ theo hình thức CMT. Sở dĩ có điều này là do: Kỹ năng tìm kiếm nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp xuất khẩu còn yếu, kỹ năng này chính là sự hiểu biết đối với tất cả các loại vải và sợi gồm có cả đặc điểm, cách sử dụng, địa chỉ nhà máy và kỹ năng thương thuyết. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu cần thiết trong nước, các nhà sản xuất nước ta khó tìm được các nguyên liệu do bên mua quy đhhh. Việc chọn nguồn nguyên liệu đòi hỏi các nhà sản xuất phải có đủ nguồn tài chính và có khả năng đương đầu với những rủi ro liên quan đến sự không tương thích của các nguồn mua dẫn đnn vỡ hợp đồng. Các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc nước ta chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, nguồn lực tài chính còn hạn chế. Do đó, một sự lơ là trong việc mua bán đầu vào đều có thể làm cho doanh nghiệp khó khăn, thậm chí tiêu tán. Và nước ta còn thiếu năng lực thiết kế và marketing cần thiết cho hình thức FOB. Xuất khẩu theo hinh thức CMT chiếm 68,12% năm 2010 và vẫn duy trì được tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ là 53.44% trong năm 2016. Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa học công nghệ và chất lượng nguồn lực được cải thiện đã làm cho 438
  6. kim ngạch xuất khẩu may mặc theo hình FOB cũng được cải thiện đáng kể từ 29.9% năm 2010 lên trên 40% năm 2016. Hơn nữa, về năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may của Việt Nam ở Mỹ chưa thực sự mạnh. Việt Nam thường xuyên đối đầu với đối thủ khá mạnh là Trung Quốc nhưng sự trỗi dậy của các thị trường như Bangladesh, Campuchia, việc dịch chuyển đơn hàng xuất khẩu lan sang Lào, Campuchia khiến các doanh nghiệp bất an. Theo ông Trương Văn Cẩm - Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam - hiện Campuchia vẫn hưởng thuế suất ưu đãi 0% theo Chương trình Everything But Arms (EBA) - GSP của EU dành cho các nước kém phát triển. Việt Nam chỉ được hưởng GSP cho các nước đang phát triển với thuế suất 9,6%. Campuchia cũng chỉ vượt Việt Nam về thị phần dệt may tại một số quốc gia ở các mặt hàng khác nhau. Hơn nữa, chi phí ở các quốc gia này cũng cạnh tranh hơn hẳn. Cụ thể, giá nhân công ngành dệt may tại VN thấp nhất chưa tới 200 USD/người/tháng thì tại Campuchia, giá nhân công chỉ từ 100 - 120 USD/người/tháng. Điều này cũng diễn ra tương tự như ở Lào hay Myanmar. Bên cạnh đó, chi phí thuê mặt bằng cùng các chi phí khác trong quá trình hoạt động như bảo hiểm xã hội, công đoàn của các nước đều thấp hơn nhiều so với VN. Vì vậy, cùng với lợi thế về thuế xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ thì đơn hàng đang đổ về các nước này có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, Campuchia và Myanmar là những đối thủ mới đáng gờm trong phân khúc sản xuất theo các đơn hàng số lượng lớn, giá trị trung bình thấp mà lâu nay VN vẫn nhận được. Thêm vào đó, khách hàng Walmart đến từ Mỹ chủ yếu đặt gia công hàng trẻ em ở Campuchia. Đặc biệt, mua hàng xuất khẩu từ Campuchia thì bảo đảm là hàng xuất “xịn” nên yên tâm hơn. Nếu cộng thêm chi phí vận chuyển, hàng xuất mua từ Campuchia vẫn lời hơn trong khi mua hàng tại VN lại còn dễ bị nhầm hàng xuất “dỏm”. Còn theo một số đầu mối chuyên đánh hàng áo quần từ Campuchia, chỉ cần gọi điện qua Phnom Penh, 2 ngày sau đã có hàng về, cước vận chuyển tính theo ký. Trung bình 1,8 USD/kg cho hàng kiện 100 kg. Nếu số lượng lên đến 300 - 500 kg, giá cước vận chuyển giảm xuống 1,6 USD/kg. 3. Thực trạng xúc tiến thương mại Nhà nước với sản phẩm may mặc của Việt Nam sang thị trường Mỹ 3.1. Ban hành văn bản đối với XTTM Nhà nước sản phẩm may mặc Ở nước ta Cục Xúc tiến thương mại (VIETRADE) trực thuộc Bộ Công Thương là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Xúc tiến thương mại, thương hiệu và đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại theo quy định của pháp luật. Ngoài Cục Xúc tiến thương mại, hệ thống các tổ chức XTTM Nhà nước còn bao gồm các tổ chức XTTM thuộc các Bộ, ngành và các tổ chức hỗ trợ thương mại của Nhà nước như Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính đều có các bộ phận chuyên trách giúp Nhà nước trong việc hoạch định các chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu của đất nước và của các doanh nghiệp. Các bộ và các tổ chức hỗ trợ thương mại đều có các Viện nghiên cứu, Vụ chức năng, các Trung tâm thông tin, báo chí chuyên ngành, hỗ trợ công tác quản lý, phát triển sản xuất, kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Ngoài ra, ở cấp địa phương, hiện nay có 57 tỉnh/thành phố ở nước ta đã thành lập trung tâm XTTM và 6 địa phương còn lại đã có các phòng đảm nhiệm việc thực hiện công tác XTTM. 439
  7. Hoạt động XTTM Nhà nước sản phẩm may mặc được điều chỉnh bởi các quy định cùa pháp luật và những văn bản pháp quy như: Luật thương mại 2005 được thiết lập để điều tiết hoạt động XTTM và quy định Bộ Công Thương là cơ quan quản lý Nhà nước về tổ chức, hướng dẫn hoạt động XTTM Nhà nước Quyết định số 46/2001/QĐ - TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng quy định về cơ chế quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005 Quyết định số 2/2002/QĐ - BTM ngày 2/1/2002 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) đề cập đến quy chế xét thưởng xuất khẩu Chỉ thị số 22/2000/CT - TTg được ban hành ngày 27/10/2000 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2010; Thông tư số 17/2001/TT - BTM ngày 17/2/2001 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) hướng đẫn thực hiện hoạt động khuyến mại Quyết định số 104/2003/QĐ - TTg ngày 24/1/2003 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) đưa ra Quy chế xây dựng và quản lý chương trình XTTM trọng điểm quốc gia Quyết định số 253/2003/QĐ - TTg ngày 25/11/2003 của Thủ tướng về phát triển thương hiệu quốc gia được Thủ tướng Chính; Quyết định số 279/2005/QĐ - TTg ngày 3/11/2005 của Thủ tướng về Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình XTTM cho giai đoạn 2006-2010. Ở Chương 2, chính phủ quy định rõ về nội dung, mức hỗ trợ tùy thuộc vào từng hoạt động và áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Nghị định số 37/2006NĐ - CP ngày 4/5/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động XTTM thương mại và các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động khuyến mại Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC ngày 06/07/2007 của liên Bộ Thương mại-Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại hội chợ, triển lãm thương mại được quy định ở nghị định số 37/NĐ - CP Quyết định 1118/QĐ - BTC ngày 17/10/1007 của Bộ Công Thương đưa ra quy chế làm việc giữa Cục XTTM và thương vụ Việt Nam tại nước ngoài Quyết định 80/2009/QĐ - TTg ngày 21/5/2009 của Thủ tướng về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế xây dựng và thực hiện chương trình XTTM quố gia giai đoạn 2006 - 2010 với mục đích sửa đổi, bổ sung các điều như điều 1, điều 3, điều 5, điều 6, điều 7, điều 8, diều 9, điều 12 và điều 19 của quyết định 279/2005/QĐ - TTg Quyết định 72/2010/QĐ - TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng về Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình XTTM quốc gia Quyết định 7313/QĐ- BTC của Bộ Công thương ngày 7/10/2013 về một số hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu uy tín; Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT - BTM - BTC - Hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại hội chợ, triển lãm thương mại đã được quy định ở nghị định số 37/NĐ - CP, 440
  8. Thông tư số 06/2012/TT- BCT ngày 27/3/2012 - Quy định chi tiết trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức XTTM nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư 171/2014/TT - BTC ngày 14/11/2014 - Cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình XTTM quốc gia, Với những văn bản quy định về XTTM Nhà nước được ban hành cụ thể như vậy đã giúp cho hoạt động XTTM Nhà nước được thự hiện trong khung pháp lý đồng bộ hơn. Từ đó, công tác XTTM Nhà nước nói chung và XTTM Nhà nước sản phẩm may mặc của Việt Nam sang Mỹ được hiệu quả hơn.Trong các chiến lược xuất khẩu hàng hóa, nước ta luôn xác định may mặc là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và đã đưa ra nhiều giải pháp để có thể đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm này trong thời gian tới trong đó có những giải pháp liên quan đến XTTM Nhà nước. 3.2. Xây dựng chiến lược XTTM Nhà nước cho xuất khẩu sản phẩm may mặc Việt Nam đã xây dựng được chương trình Thương hiệu quốc gia theo quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003. Chương trình này hướng tới việc: Xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một số quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ, đa dạng phong phú với chất lượng cao. nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiếu ản paharm Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước; Xây dựng hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị "Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong". Tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho đất nước và con người Việt Nam, góp phần khuyến khích du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài. Chương trình Thương hiệu quốc gia: Xây dựng môi trường phát triển thương hiệu thuận lợi thông qua việc phối hợp các chương trình và hoạt động có sự tương đồng về mục tiêu và nội dung do các Bộ/ngành và tổ chức hữu quan thực hiện nhằm tạo lập cơ chế chính sách đồng bộ và sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước dành cho lĩnh vực xây dựng thương hiệu. TIếp tục hỗ tợ doanh nghiệp xây dựng năng lực phát triển thương hiệu thông qua các hoạt động đào tạo, tư vấn và thông tin nhằm nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng háo và dịch vụ, phát triển xuất khẩu. Tăng cường quảng bá Chương trình Thương hiệu quốc gia thông qua các kênh thông tin truyền thông đại chúng, các sự kiện thương mại quốc tế được tổ chức ở trong nước và quốc tế. Bên cạnh, chương trình Thương hiệu quốc gia, nước ta đã tổ chức xây dựng và thự hiện chương trình xúc tiến Thương mại định hướng xuất khẩu cho mặt hàng may mặc. Chương trình này do Cục xúc tiến thương mại chủ trì thực hiện phối hợp cùng với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan, Hiệp hội ngành hàng, Sở công thương các địa phương/ Trung tâm xúc tiến thương mại thực hiện. Với mục đích hỗ trợ thông tin thương mại, tư vấn, đào tạo tập huấn ngắn hạn cho các daonh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc. Chương trình có nội dung như sau: Thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường Mỹ cho xuất khẩu hàng may mặc, mời đại diện cơ quan truyền thông nước ngoài đến Việt Nam để viết bài, làm phóng sự trên báo, tạp chí, truyền thanh, truyền hình, internet nhằm quảng bá cho xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam. Thuê chuyên gia trong và ngoài nước để tư vấn phát triển các sản phẩm may mặc, nâng cao chất lượng sản phẩm phát triển xuất khẩu, thâm nhập thị trường Mỹ. Đào tạo, tập huấn ngắn hạn để nâng 441
  9. cao nghiệp vụ xúc tiến xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng may mặc với mức hỗ trợ từ 50- 100% chi phí tùy theo từng nội dung chương trình. Chương trình xúc tiến thương mại nhà nước hướng tới xuất khẩu sản phẩm may mặc có nội dung: Tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm tại Mỹ như hội chợ Magic Show (gồm chi phí gian hàng, trang trí tổng thể khu vực hội chợ, gian hàng quốc gia, tổ chức lễ khai mạc, tổ chức hội thảo, trình diễn sản phẩm, công tác phí cho cán bộ cảu đơn vị chủ trì đi nước ngoài thực hiện các tổ chức); Tổ chức hội chợ định hướng xuất khẩu may mặc tại Việt Nam; Tuyên truyền quảng bá hình ảnh và mời khách hàng tham gia giao dịch tại hội chợ. Tổ chức hội gnhij quốc tế xuất khẩu hàng may mặc tại Việt Nam với mức kinh phí hỗ trợ 50 - 100% kinh phí tùy theo nội dung chương trình. Chính phủ đã xóa bỏ chính sách thưởng xuất khẩu, ngoại trừ xuất khẩu theo Hiệp định. Hiện nay,Việt Nam chỉ còn duy nhất chương trình xúc tiến thương mại là hoạt động hỗ trợ gián tiếp và tăng cường năng lực xuất khẩu cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu may mặc nói riêng. Tuy nhiên, theo thông tin từ cục xúc tiến thương mại,nguồn kinh phí phục vụ hoạt động này còn quá nhỏ so với nhu cầu.Cụ thể, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2011 là 55 tỷ đồng chỉ bằng 31,97% so với năm 2009 và bằng 45,83% năm 2010 và chỉ bằng 0,0036% kim ngạch xuất khẩu. Con số này chỉ bằng 1/30 thế giới và bằng 13,6% nhu cầu hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu. Năm 2014, nguồn kinh phí này là 70 tỷ đồng giảm 25,32% so với năm 2013 trong khi các dự án tăng 97,72%. Trong khi đó, theo thống kê của Ngân hàng thế giới, kinh phí cho hoạt động này là 0,11 % kim ngạch xuất khẩu. Với các nước Mỹ La Tinh và nước nước vùng Caribe là 0,17%, các nước Đông Âu và châu Á là 0,12%. Mà nước ta chưa đạt 0,01% điều này cho thấy bất cập trong kinh phí đầu tư cho XTTM Nhà nước ở Việt Nam. 3.2. Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại Nhà nước đối với mặt hàng may mặc xuất khẩu Số lượng cơ sở hạ tầng cho XTTM Nhà nước đã có sự gia tăng nhưng không nhiều. Tuy nhiên, việc nâng cấp này cũng có tác động tích cực tới hoạt động XTTM Nhà nước đối với sản phẩm may mặc của Việt Nam sang Mỹ. Chất lượng và hình ảnh của sản phẩm may mặc và doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này ngày càng được phổ biến rộng rãi, nâng cao vị thế không chỉ có doanh nghiệp mà còn vị thế của Việt Nam trên thế giới. Bảng 4. Cơ sở hạ tầng phục vụ XTTM Nhà nước Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Trung tâm triển lãm 60 61 63 64 64 66 Trung tâm thông tin 47 49 51 53 55 56 thương mại Cơ sở hạ tầng khác 28 32 33 35 36 36 Nguồn: Cục Xúc tiến thương mại Trong những năm qua, Việt Nam đã có sự thiết lập môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động truyền tin, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho việc phủ sóng và phát triển thông tin viễn thông, triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động XTTM Nhà nước đối với sản phẩm may mặc. Nhà nước cần thực hiện hỗ trợ về kinh tế, kỹ thuật, 442
  10. xây dựng năng lực, tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển các đơn vị dịch vụ thông tin một cách chuyên nghiệp. Đồng thời, Cục XTTM - Bộ Công thương cũng đã đẩy mạnh công tác thu thập, xử lý và cung cấp thông tin theo hướng phục vụ tốt hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm may mặc sang Mỹ. Bộ Công thương cũng đã xây dựng các trang web thiết thực giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thể kịp thời nắm bắt được thông tin về các thị trường nước ngoài như cổng thông tin nước ngoài (www.ttnn.com.vn). Cùng với đó, Nhà nước cũng đã xây dựng và triển khai thông tin thương mại quốc gia, cung cấp thông tin thương mại phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về XTTM, đồng thời đáp ứng thông tin thương mại cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu và khách hàng ở nước ngoài. Bộ Công thương đã xây dựng mạng MOITnet kết nối hơn 40 Sở Công thương của các địa phương và hơn 60 thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài. Cùng với các đoàn công tác thương mại cấp Nhà nước, các tổ chức XTTM Nhà nước của Việt Nam tổ chức đoàn doanh nhân của nước ta ra nước ngoài để khảo sát thị trường, đồng thời tiếp đón các đoàn doanh nhân nước ngoài vào Việt Nam khảo sát, tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Cục XTTM (VIETRADE) đã phối hợp với Trung tâm thương mại quốc (ITC) giới thiệu công cụ nghiên cứu thị trường: Trademap và Productmap qua website với cơ sở dữ liệu khổng lồ thu thập từ hơn 160 quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ Mặc dù vậy, hoạt động tổ chức và cung cấp thông tin thương mại cho mọi loại hình doanh nghiệp ở nước ta còn rất yếu kém. Điều này đã dẫn đến tình trạng thông tin vừa thừa vừa thiếu, không kiểm soát nổi các thông tin đang được lưu hành. Tình trạng phổ biến là thông tin chung rất nhiều, nhưng thông tin cụ thể phụ vụ cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì lại thiếu. Thông tin cung cấp còn nghèo nàn, giá trị thấp, chất lượng thấp và vẫn chưa bắt kịp với tình hình biến động của thị trường. Hiện nay, Việt Nam đã thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm ở Mỹ vào tháng 5 năm 2004 với diện tích 420m2. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ công tác tại các thương vụ rất ít, điều này xuất phát từ nguồn nhân lực trong hoạt động xúc tiến thương mại. Theo thống kê từ Cục xúc tiến thương mại Việt Nam, năm 2010 nước ta có 900 cán bộ làm trong lĩnh vực xúc tiến thương mại và đến năm 2014 là 1250 người. Tuy nhiên, con số này chưa phục vụ đủ cho hoạt động xúc tiến nhà nước ở nước ngoài. Thực tế, mỗi thương vụ có từ 2 - 4 cán bộ, thậm chí có thương vụ khi mới đi vào hoạt động chỉ có 1 cán bộ nên việc thực hiện các nhiệm vụ về XTTM gặp nhiều khó khăn. Thông tin từ cổng thông tin nước ngoài năm 2011, thương vụ ở thị trường Mỹ mới chỉ có 2 cán bộ là ông Đào Trần Nhân - Tham tán và ông Trần Như Sơn - Phó tổng lãnh sự. Với số lượng cán bộ ít nên công việc mà mỗi người đảm nhận là rất nhiều nên rất khó có thể đảm bảo hoàn thành tốt tất cả các công việc được giao phó. Ngoài ra, đội ngũ nhân lực làm công tác XTTM Nhà nước còn thiếu nhiều. Điều này xuất phát từ việc chưa có sự đánh giá đúng đắn về vai trò của XTTM Nhà nước đối với xuất khẩu nên các tổ chức XTTM Nhà nước chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc tuyển dụng về số lượng cũng như trình độ chuyên môn, ngoại ngữ làm cho lực lượng cán bộ chưa thực sự đảm bảo tốt về ngoại ngữ và chuyên môn. Theo thông tin từ cục XTTM, trung này sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp rất nhiều trong việc sang gặp gỡ, trao đổi và tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh tại Mỹ. Với việc tổ 443
  11. chức các trung tâm giới thiệu sản phẩm đã có khá nhiều doanh nghiệp tham gia trong đó có các doanh nghiệp nông may mặc gửi catalog, sản phẩm trưng bày. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không mặn mà với hoạt động này. Trung tâm New York chỉ có 4 doanh nghiệp mở phòng giao dịch, 4 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm và 27 doanh nghiệp gửi catalog. Trong số các doanh nghiệp gửi sản phẩm và gửi catalog tới các trung tâm này, hiện chỉ có duy nhất một doanh nghiệp thấy hài lòng. Mức phí thu về việc đăng ký trưng bày sản phẩm và catalog ở mức khá cao. Từ năm 2005 -2007, Cục XTTM duy trì mức phí thu của doanh nghiệp nếu trưng bày catalog là 4.500 USD/DN/năm; trưng bày sản phẩm là 7.376 USD/ DN năm, doanh nghiệp muốn đặt văn phòng tại TTGTSP thì phải trả đến 27.367 USD. Hơn thế, từ năm 2006, giá thuê phòng giao dịch: 4.200- 4.800 USD/phòng/năm. Cùng với việc lập các TTGTSP, nước ta cũng có các đoàn trao đổi sang các nước khác, tuy nhiên nhiều cuộc trao đổi, gặp gỡ chỉ mang tính hình thức, chỉ gửi catalog mà không có sự trao đổi gì. Hơn nữa, các tổ chức XTTM Nhà nước có thể cung cấp dịch vụ tư vấn kinh doanh miễn phí hoặc có thu phí cho doanh nghiệp theo yêu cầu. Nhưng dịch vụ này mới chỉ dừng lại ở việc tư vấn về việc lựa chọn mặt hàng và thị trường xuất khẩu mà cụ thể là tư vấn sản phẩm may mặc xuất khẩu. Đối tượng tư vẫn khá hẹp nên sản phẩm tư vấn đó chưa đến được với số đông doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô nhỏ và vừa. Hơn nữa, dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc vẫn chưa đi đến tư vấn cho doanh nghiệp về lựa chọn công nghệ, nguyên liệu đầu vào, lập kế hoạch, tổ chức sản xuất và xuất khẩu để từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế trên thị trường. Tình hình cầu ngày càng cao về lao động cho hoạt động ngoại thương, XTTM Nhà nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, Chính phủ Việt Nam và các tổ chức XTTM Nhà nước đã cung cấp các dịch vụ đào tạo đa dạng. Bộ Công thương, VIETRADE và các tổ chức XTTM Nhà nước ở cấp địa phương đã tổ chức rất nhiều lớp huấn, hội nghị, hội thảo khoa học với sự tham gia tích cực của giới quan chức và cộng đồng doanh nghiệp. Những hội thảo, hội nghị và những dự án này có tác dụng rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam khi tham gia vào công tác XTTM Nhà nước nói chung và với sản phẩm may mặc nói riêng. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lực vẫn chưa đạt được như mong muốn. Bên cạnh các hoạt động XTTM Nhà nước ở Mỹ, tại Việt Nam đã có khá nhiều hội chợ liên quan đến sản phẩm ngành may mặc thể hiện qua bảng 5. Bảng 5. Số lượng hội chợ, triển lãm ngành may mặc Việt Nam Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Số lượng 52 64 75 81 86 91 96 Quy mô Tổng gian hàng 7.040 7.650 8.500 9.100 9.340 9.530 9.820 Số DN tham gia 4.580 5.300 6.000 6.350 6.500 6.650 6.830 Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Với số lượng các hội chợ và triển lãm tăng lên đã làm cho hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam có những chuyển biến tích cực. Kim ngạch xuất khẩu trong những năm qua dã tăng và Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc ở thị trường hàng may mặc 444
  12. Mỹ. Một số triển lãm nổi bật cần được kể đến là: Hội chợ hàng Made in Việt Nam 2010, Hội chợ thời trang Việt Nam 2010, Triển lãm quốc tế về máy móc, thiết bị ngành dệt may, Hội chợ quốc tế thời trang Việt Nam - VIFF (2012, 2013, 2014), Hội chợ Xuân 2011 thành phố Đà Nẵng, Triển lãm quốc tế lần thứ 22 về ngành công nghiệp Dệt & May, thiết bị và nguyên phụ liệu 2012, Hội chợ thời trang Việt Nam 2012, Hội chợ thời trang Đông Xuân lần thứ XXIII - 2013, Bên cạnh đó, cần phải kể đến hội chợ hàng may mặc mà Việt Nam đã tham gia ở Mỹ là hội chợ quốc tế Magic Show, đây là hội chợ mà VN đã có sự tham gia thường niên từ năm 2009. Đây là hội chợ lớn được tổ chức 2 lần/năm tại Las Vegas. Qua đây, VN có nhiều cơ hội trong tiếp cận và mở rộng thị trường cho hàng may mặc của mình. Riêng với việc tham gia vào hội chợ này các doanh nghiệp VN sẽ nhận được 100% kinh phí hỗ trợ từ nhà nước (Theo thông tin từ Cục xúc tiến thương mại giai đoạn 2010 - 2014). Hơn nữa, việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu khảo sát tại Mỹ cũng được Việt Nam quan tâm và thực hiện đều đặn hàng năm. Trước khi hoạt động nghiên cứu khảo sát diễn ra, Cục xúc tiến thương mại sẽ thông báo cho các đơn vị liên quan chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký tham gia. Sau đó, Cục sẽ thông tin về quy mô hội chợ, thời gian tổ chức, địa điểm, định mức hỗ trợ và yêu cầu nội dung báo cáo khi kết thúc hoạt động nghiên cứu thị trường. Cũng từ thông tin của Cục XTTM, trong giai đoạn 2010 - 2014 nước ta đã có 60 đoàn khảo sát thị trưỡng sau khi tham gia hội chợ Magic Show. Đồng thời, Việt Nam cũng có sự hỗ trợ các đoàn khảo sát từ Mỹ đối với thị trường của Việt Nam. Cũng trong giai đoạn này nước ta đã tiếp đón 48 đoàn khảo sát ở Mỹ. Đây là tín hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của Mỹ đối với Việt Nam. Qua những phân tích thực trạng xuất khẩu và XTTM Nhà nước đối với sản phẩm may mặc ở Mỹ trong thời gian qua, hoạt động XTTM Nhà nước sản phẩm may mặc xuất khẩu sang các thị trường Mỹ đã được những thành công như: Thứ nhất, mạng lưới XTTM Nhà nước đã được hình thành, có sự phát triển và đóng góp nhất định cho hoạt động xuất khẩu may mặc của Việt Nam các thị trường Mỹ. Điều này được thể hiện thông qua sự tăng lên về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm may mặc của Việt Nam sang Mỹ đã có sự tăng lên trong giai đoạn 2010 - 2016. Thứ hai, Việt Nam đã xây dựng được chiến lược xuất nhập khẩu cho giai đoạn 2001 - 2010, và định hướng xuất khẩu sang Mỹ. Trong các chiến lược này, Nhà nước luôn nhấn mạnh và đưa ra giải pháp cho hoạt động XTTM Nhà nước. Cùng với đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng đã xây dựng được chiến lược XTTM 2006 - 2010, các chương trình XTTM quốc gia hàng năm. Trong các chiến lược, chương trình này sản phẩm may mặc luôn được coi là sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam và Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu may mặc chính của Việt Nam. Thứ ba, dịch vụ XTTM Nhà nước đã có lên tăng về số lượng và hoạt động XTTM Nhà nước sản phẩm may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ có những động thái phát triển mới, chất lượng của các hoạt động dần được nâng lên. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm may mặc Việt Nam ở Mỹ chưa cao như mong đợi là do công tác XTTM Nhà nước sản phẩm may mặc sang Mỹ còn một số hạn chế sau: Thứ nhất, giữa các tổ chức XTTM Nhà nước vẫn chưa có sự kết nối thực sự để làm cho mạng lưới XTTM Nhà nước trở nên hoàn chỉnh. 445
  13. Thứ hai, các tổ chức XTTM Nhà nước được hình thành và phát triển mới chỉ mạnh về mặt số lượng, chất lượng hoạt động chưa cao. Thứ ba, năng lực triển khai các hoạt động XTTM Nhà nước sản phẩm may mặc xuất khẩu sang Mỹ còn thấp, trình độ ngoại ngữ của cán bộ, nhân viên tham gia XTTM chưa cao. Thứ tư, dịch vụ XTTM Nhà nước đối với sản phẩm may mặc xuất khẩu sang Mỹ mới chỉ thiên về dịch vụ bề nổi, đơn giản như tư vấn và tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm, thông tin thương mại, tạo cơ hội kinh doanh và đào tạo tập huấn. Hơn nữa, các dịch vụ này mới chỉ hỗ trợ ở khâu tiêu thụ mà chưa tạo được sự kết hợp giữa phát triển sản phẩm và phát triển thị trường. Thứ năm, các dịch vụ XTTM Nhà nước sản phẩm may mặc xuất khẩu sang Mỹ có sự tăng lên về số lượng nhưng chất lượng chưa cao như thông tin nghèo nàn, lạc hậu; dịch vụ khảo sát, nghiên cứu thị trường còn kém; các trung tâm giới thiệu sản phẩm không hiệu quả đối với sản phẩm may mặc; dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về đối tượng khách hàng, về nội dung tư vấn; dịch vụ hỗ trợ quảng cáo chưa được làm thường xuyên, chưa có chương trình thực sự mạnh mẽ và hiệu quả, 4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của xúc tiến thương mại Nhà nước đối với sản phẩm may mặc ở Mỹ Thứ nhất, phát triển hệ thống XTTM Nhà nước hoàn chỉnh và phát huy vai trò tích cực của các bộ phận trong hệ thống đó. Cụ thể, Nhà nước thực hiện phân cấp trong quản lý Nhà nước về XTTM cho cơ quan XTTM của các địa phương, từ đó tạo được sự linh hoạt trong việc thực hiện công tác XTTM của các tổ chức này. Đồng thời, Nhà nước cần thực hiên tổ chức lại và tăng cường hợp tác, liên kết giữa các tổ chức XTTM Nhà nước nhằm khắc phục tình trạng phát triển mạnh về số lượng mà các tổ chức hoạt động mang tính tự phát. Tiếp đó, Nhà nước cần phát huy vai trò của các Thương vụ Việt Nam ở Mỹ và EU trong hoạt động XTTM Nhà nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu may mặc sang hai thị trường này. Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với XTTM Nhà nước cũng như xúc tiến xuất khẩu trong việc quảng bá thông tin về may mặc, thu thập thông tin về thị trường may mặc Mỹ, Thứ hai, nâng cao chất lượng dịch vụ XTTM Nhà nước đối với sản phẩm may mặc xuất khẩu sang Mỹ. Để giảm thiểu sự nghèo nàn, lạc hậu của nguồn thông tin cung cấp, Nhà nước cần mở rộng và phát huy hơn nữa vai trò của các đại diện thương mại và ngoại giao cũng như Thương vụ của nước ta ở Mỹ, đào tạo nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, thu thập và xử lý thông tin và tạo điệu kiện thuận lợi cho họ hoạt động. Nhà nước cần có sự thiết lập mạng lưới thông tin thương mại quốc gia hiệu quả và đảm bảo phủ sóng rộng khắp. Từ đó, doanh nghiệp cũng như các tổ chức XTTM Nhà nước có thể tiếp nhận một cách dễ dàng và miễn phí những thông tin thương mại. Bên cạnh đó, thương mại điện tử có vai trò quan trọng đối với công tác XTTM sản phẩm may mặc sang các thị trường Mỹ&EU là rất quan trọng và là con đường ngắn nhất để tiếp cận các thị trường này. 446
  14. Nhà nước cần có cơ chế quản lý và khuyến khích sự hoạt động tích cực của cổng thông tin thị trường nước ngoài, để cho công thông tin này thực sự là nguồn cung cấp thông tin quen thuộc và hữu ích cho doanh nghiệp. Đồng thời, Bộ Công thương cần chú ý đến việc xem xét cải tiến nội dung thông tin cung cấp trên các website đã được thiết lập như tăng tính thời sự của thông tin cung cấp. Bộ cũng cần liên kết, giới thiệu tới cộng đồng doanh nghiệp trang web hữu ích để phát huy tính chủ động, sáng tạo của các doanh nghiệp trong việc thu thập những thông tin phong phú, hữu ích và miễn phí như trang web của Bộ Thương mại Mỹ ( usatrade.gov) hoặc ( Hiệp hội các nhà xuất nhập khẩu Mỹ ( Phòng Thương mại Mỹ ( Thứ ba, phát triển thương hiệu đối với sản phẩm may mặc ở Mỹ. Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc phân đoạn thị trường của tiêu thụ may mặc. Sản phẩm mang thương hiệu khác nhau sẽ đưa ra những thông điệp khác nhau dựa trên những dấu hiệu nhất định nhằm đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng và thu hút sự chú ý của những tập hợp khách hàng khác nhau. Khi đối tượng khách hàng đa dạng và sản phẩm ngày càng phong phú thì chức năng phân biệt càng trở nên quan trọng. Vì vậy, việc xây dựng thương hiệu quốc gia đối với sản phẩm may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ cần có sự chú ý đến đặc điểm của từng thị trường, từng phân khúc thị trường đối với sản phẩm may mặc. Nhà nước cần có sự phổ biến, nâng cao nhận thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc cũng như các tổ chức XTTM Nhà nước về nghĩa rộng của thương hiệu. Thương hiệu không chỉ hiểu đơn thuần là hình tượng với cái tên, biểu trưng mà cần phải chú ý tới chất lượng sản phẩm may mặc, cách ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng, những hiệu quả và tiện ích đích thực cho người tiêu dùng sản phẩm may mặc mang lại, Có như vậy, thương hiệu của sản phẩm may mặc xuất khẩu mới có thể đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng Mỹ. Với vai trò Ban Thư ký của Hội đồng thương hiệu quốc gia, Cục XTTM cần tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và doanh nghiệp tiến hành các chương trình quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu may mặc có điều kiện phát triển thương hiệu vững chắc tới Mỹ. Trong điều kiện hiện nay của ngành may mặc VN, việc xây dựng thương hiệu quốc gia sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Đối với thị trường Mỹ, người Mỹ chỉ biết về Việt Nam, chứ không biết về các doanh nghiệp. Do đó thương hiệu quốc gia sẽ mang lại hiệu quả nhanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng là bước đầu tiên để tiếp cận các thị trường khó tính như Mỹ. Thứ tư, xúc tiến nguồn cung may mặc xuất khẩu sang Mỹ. Để đảm bảo cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc được nâng lên, Nhà nước cần chú trọng tới chất lượng của sản phẩm may mặc. Trong giai đoạn hiện nay, XTTM Nhà nước cần được hiểu theo nghĩa rộng, hoạt động XTTM Nhà nước không chỉ tập trung ở khâu tiêu thụ mà còn cần chú ý tới nâng cao năng lực sản xuất, chế biến sản may mặc xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm may mặc trên thị trường Mỹ, cũng như xây dựng chiến lược xuất khẩu quốc gia hiệu quả. Xúc tiến nguồn cung hiệu quả cũng sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của chương trình thương hiệu quốc gia đối với sản phẩm may mặc Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ.Trên thực tế, đối với hoạt động nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu may mặc của Việt Nam gặp phải hạn chế khá lớn đó là thiếu nguồn cung cho xuất 447
  15. khẩu. Điều này được thể hiện khá rõ ở thực trạng các doanh nghiệp chế biến luôn kêu cứu vì thiếu nguyên liệu chế biến cả về mặt số lượng và chất lượng. Cùng với đó, công nghệ chế biến may mặc ở nước ta vẫn chưa cao nên sản phẩm chưa có được sức cạnh tranh cao ở trên thị trường Mỹ. Kết luận Bài viết “Phát triển xúc tiến thương mại Nhà nước sản phẩm may mặc của Việt Nam sang thị trường Mỹ” là một bài viết mang tính mới và đáp ứng được những vấn đề cấp thiết đặt ra đối với công tác XTTM Nhà nước, năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc ở Mỹ. Qua bài viết, tác giả đã nghiên cứu và hệ thống hóa những lý luận liên quan đến “Xúc tiến thương mại Nhà nước” như khái niệm, nội dung và vai trò của công tác này đối phát triển xuất khẩu hàng hóa một cách bền vững trong điều kiện mở cửa hội nhập sâu, rộng như hiện nay. Với những lý luận đã được hệ thống và phương pháp nghiên cứu khoa học, đề tài đã phân tích thực trạng công tác XTTM Nhà nước đối với sản phẩm may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ qua nguồn dữ liệu khá đa dạng. Đề tài cũng đã chỉ ra thực trạng việc ban hành văn bản pháp luật liên quan đến XTTM, việc xây dựng các chiến lược, chương trình XTTM Nhà nước đối với sản phẩm may mặc cũng như việc thực thi các chương trình, chiến lược này. Qua những phân tích thực trạng về XTTM Nhà nước sản phẩm may mặc và đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm này ở thị trường Mỹ, tác giả đã đưa ra những kết luận, những thành công, hạn đối với công tác này trong thời gian qua và một số giải pháp phát triển XTTM Nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc của Việt Nam ở thị trường Mỹ. Những giải pháp bài viết được đưa ra dựa trên những nguyên nhân thực trạng và đi tới phát huy những điểm mạnh và khắc phục những tồn tại của công tác XTTM Nhà nước sản phẩm may mặc xuất khẩu may mặc sang thị trường Mỹ. Tác giả đã nghiên cứu và đề xuất hệ thống giải pháp khá bao quát liên quan đến quản lý Nhà nước về XTTM, nâng cao chất lượng dịch vụ XTTM, xúc tiến nguồn cung cho xuất khẩu may mặc sang Mỹ, Với những nghiên cứu và phân tích về thực trạng, giải pháp đối với XTTM Nhà nước đối với sản phẩm may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ, tác giả kỳ vọng bài viết sẽ là một nguồn tài liệu hữu ích cho những nghiên cứu tiếp theo sau về XTTM nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc ở thị trường Mỹ nói riêng và thị trường quốc tế nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị định số 37/2006/NĐ - CP ngày 4/4/2006 - Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động XTTM thương mại và các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động khuyến mại, Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngày 4 tháng 5 năm 2006. 2. Quyết định 72/2010/QĐ - TTg ngày 15/11/2010 - Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình XTTM quốc gia, Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngày 15 tháng 10 năm 2010. 448
  16. 3.Quyết định 80/2009/QĐ - TTg ngày 21/5/2009 - Sửa đổi, bổ sung Quy chế xây dựng và thực hiện chương trình XTTM quốc gia giai đoạn 2006 - 2010, Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngày 21 tháng 5 năm 2009 . 4. Quyết định số 279/2005/QĐ - TTg ngày 3/11/2005 - Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình XTTM cho giai đoạn 2006-2010, Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngày 3 tháng 11 năm 2005. 5. Quyết định số 72/2010/QĐ - TTg ngày 15/11/2010 - Quy chế xây dựng, quản lý và thực thiện chương trình XTTM quốc gia, Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngày 15 tháng 11 năm 2010. 6. Quyết định 7313/QĐ- BTC của Bộ Công thương ngày 7/10/2013 về một số hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngày 7 tháng 13 năm 2013. 7. Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT - BTM - BTC - Hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại hội chợ, triển lãm thương mại đã được quy định ở nghị định số 37/NĐ - CP, Bộ Thương mại - Bộ Tài chín, ngày 06 tháng 7 năm 2007. 8. Thông tư số 06/2012/TT- BCT ngày 27/3/2012 - Quy định chi tiết trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức XTTM nước ngoài tại Việt Nam, Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngày 27 tháng 3 năm 2012. 9. Thông tư 171/2014/TT - BTC ngày 14/11/2014 - Cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình XTTM quốc gia, Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngày 14 tháng 11 năm 2014. 10. Cục xúc tiến thương mại (2003), Công tác đại diện thương mại tại nước ngoài, Hà Nội. 11. Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005), Luật thương mại sửa đổi 2005, NXB Lao động, Hà Nội. 12. Nguyễn Thế Long (2009), Giải pháp tăng cường hiệu lực công tác xúc tiến thương mại quốc gia, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Kinh tế, Trường đại học Thương mại, Hà Nội. 13. UNESCAP (2001), Training maual on increasing Capacities in trade and investment Promotion, Bangkok. 14. Charles W.Lamb, Joseph F. Hair, Jr.Carl McDaniel (2003), Essentials of maketing, 6th, Publisher:Neil Marquardt. 449