Phương pháp giảng dạy môn giáo dục nông nghiệp Virginia Tech

pdf 32 trang Hùng Dũng 03/01/2024 1030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp giảng dạy môn giáo dục nông nghiệp Virginia Tech", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphuong_phap_giang_day_mon_giao_duc_nong_nghiep_virginia_tech.pdf

Nội dung text: Phương pháp giảng dạy môn giáo dục nông nghiệp Virginia Tech

  1. Lập kế hoạch bài giảng Phương pháp giảng dạy môn giáo dục nông nghiệp Virginia Tech
  2. Mục tiêu: . Giải thích tại sao kế hoạch bài giảng lại quan trọng. . Xác định bài giảng, kế hoạch bài giảng và kế hoạch hàng ngày. . Liệt kê và giải thích các giai đoạn của một bài giảng đầy đủ. . Xây dựng một bài giảng đầy đủ.
  3. Tại sao kế hoạch bài giảng lại quan trọng? . Khiến chúng ta nghĩ qua NHỮNG GÌ chúng ta muốn học sinh học. . Khiến chúng ta nghĩ qua chúng ta sẽ dạy chúng BẰNG CÁCH NÀO. . Cho phép chúng ta xác định trước các thiết bị, nguyên vật liệu cần thiết để triển khai lớp học. . Xây dựng cấu trúc cho cả giáo viên và học sinh. . Tăng cường khả năng tiếp thu.
  4. Thế nào là một bài giảng? . Một tập hợp có kế hoạch các thực nghiệm về học tập . Thiết kế tạo ra các kết quả học tập cụ thể . Có thể rất ngắn gọn hoặc kéo dài trong nhiều buổi lên lớp . Xây dựng một mục tiêu cụ thể trong mục tiêu các đầu vào học tập (TLO- Terminal Learning Objective)
  5. Thế nào là một kế hoạch bài giảng? . Giáo viên xây dựng một kế hoạch để:  Chuẩn bị  Phân phối, và  Đánh giá hướng dẫn giảng dạy . Phải chi tiết để có thể đưa ra những hướng dẫn giảng dạy rõ ràng cho học sinh tiếp thu được các kiến thức về chủ đề . Bao gồm các phương tiện hỗ trợ giảng dạy cần thiết . Thông thường là một phác thảo – không chép y nguyên trong sách
  6. Thế nào là một kế hoạch hàng ngày? CẦN LÀM . Danh sách ngắn gọn về những việc cần làm trong một giai đoạn cụ thể hoặc một tiết học cụ thể. . Dẫn chiếu tới kế hoạch bài giảng, các thông báo và các hoạt động chủ yếu, . Ít khi được sử dụng lại . Nên viết ra cụ thể.
  7. Các giai đoạn trong bài giảng . Giới thiệu  Chủ định để hướng học sinh vào các nội dung trình bày. . Giảng, hướng dẫn  Các hoạt động của giáo viên và học sinh và nội dung dự định để mang lại cơ hội và tối đa hóa khả năng học sinh đạt được các mục tiêu học tập. . Kết luận  Các hoạt động chủ định để đánh giá quá trình học tập của học sinh và tối đa hóa việc ghi nhớ
  8. Giai đoạn 1: Giới thiệu . Cách tiếp cận lôi cuốn . Bối cảnh . Chuẩn bị trước
  9. Cách tiếp cận lôi cuốn . Thu hút sự chú ý của học sinh . Kích thích sự chú ý vào bài giảng . Kích thích ham muốn học tập từ các học liệu . Hướng dòng suy nghĩ của học sinh vào các bài tập . Nhanh chóng, rõ ràng và liên quan đến bài học
  10. Một ví dụ về cách tiếp cận lôi cuốn . Bài học về thuốc trừ sâu:  Mang một chiếc túi vào lớp học và thả xuống bàn để gây ra tiếng động thật lớn  Hỏi học sinh “Thuốc trừ sâu nào có hiệu lực mạnh nhất trên thế giới?”  Sau khi nhận được một số câu trả lời, bỏ hai viên gạch và bức tranh một con côn trùng trong túi ra.  Dập con côn trùng giữa hai viên gạch.  Hỏi “thế này có hiệu lực mạnh không?” Có. “Có thực tế không?” Không “Thế có cách nào hiệu quả hơn để kiểm soát côn trùng không?”
  11. Bối cảnh . ÔN TẬP  Cả lớp bắt đầu bài học với điểm xuất phát trước.  SỬ DỤNG CÂU HỎI để ôn tập, củng cố lại những gì đã học trước kia. . Liên hệ bài giảng theo dòng lô gíc. . Giải thích tại sao bài giảng lại phù hợp với học sinh . Kiểm tra để biết chắc học sinh đã có các kiến thức tiền đề.
  12. Ví dụ về Bối cảnh . Hôm qua, chúng ta đã học về các con côn trùng mà chúng ta có thể bắt gặp trong vườn nhà.  Những con côn trùng nào ta thường bắt gặp nhất trong vườn?  Làm sao học sinh nhận ra chúng?  Con trùng có gây hại về kinh tế ở mức độ nào? . Nhà học sinh có vườn không? . Tại sao nghiên cứu côn trùng lại quan trọng?
  13. Tổ chức chuẩn bị trước . Đối với bài giảng kỹ năng thực hành, đây là mục tiêu của bạn . Đối với bài giảng giải quyết vấn đề, đây chính là câu hỏi/vấn đề tiên đoán trước. . Trình bày RÕ RÀNG với học sinh về các mục tiêu. . Thúc đẩy để học sinh hiểu những kỹ năng thực hiện (được mong đợi như là kết quả của bài học).
  14. Một ví dụ về việc chuẩn bị trước . Viết lên bảng trước khi lên lớp  Đọc và giảng giải nội dung trên các nhãn chai thuốc trừ sâu  Liệt kê và thảo luận 5 loại thuốc trừ sâu cho vườn nhà hiện đang được sử dụng tại địa phương . Chỉ ra và giải thích ngắn gọn các mục tiêu sau khi cho học sinh ôn tập những gì vừa học buổi trước . Trình bày các nội dung một cách nhiệt tình và hứng thú. Nếu bản thân giáo viên không hứng thú thì tại sao lại bắt học sinh phải thích thú?
  15. HOẠT ĐỘNG . Giả định rằng bạn đang dạy một bài học– ví dụ tài chính cá nhân – và chuẩn bị cho bài học tiếp theo, ví dụ ghi chép các khoản thu . Trong quá trình hợp tác làm việc nhóm:  Xây dựng mục tiêu đầu vào học tập cho bài giảng.  Phân tích để xây dựng các mục tiêu thực thi (enabling objectives).  Phác thảo: • Cách tiếp cận lôi cuốn • Kế hoạch trình bày bối cảnh • Tổ chức chuẩn bị trước . Một nhóm sẽ báo cáo kết quả trước lớp để thảo luận và đóng góp ý kiến
  16. Giai đoạn 2: Hướng dẫn – giảng dạy NỘI DUNG . Những gì học sinh phải học . Phác thảo để giáo viên sử dụng trong bài học PHƯƠNG PHÁP . Trình bày bài giảng bằng cách nào . Các hoạt động của giáo viên VÀ . Các hoạt động của học sinh
  17. . Kiến thức (nhận thức lý tính) Nội dung . Kỹ năng (vận động) . Thái độ (ảnh hưởng) . Xác định bởi các mục tiêu thực thi . Nội dung là toàn bộ TLO . TLO là toàn bộ nội dung . Mang lại “những bài học” từ những học liệu, mỗi lúc một ít
  18. Các phương pháp . Các hành động mà giáo viên triển khai trong khi thực hiện giảng dạy trong lớp . Các hành động mà học sinh thực hiện trong quá trình học tập nội dung . Giải thích các kiểu học tập khác biệt . Tối đa hóa xác suất xuất hiện hành động học tập . Tối đa hóa việc ghi nhớ . Ôn tập một phần và các bài tập ứng dụng xuyên suốt
  19. HÀNH ĐỘNG . Trong nhóm học tập hợp tác, phác thảo NỘI DUNG của bài học liền trước. . Xây dựng, phác thảo PHƯƠNG PHÁP  Hành động của giáo viên  Các hoạt động của học sinh  Cho học tập tích cực  Cho ứng dụng và lặp lại  Một nhóm sẽ báo cáo kết quả trước lớp để thảo luận và đóng góp ý kiến
  20. Giai đoạn 3: Kết thúc . Ôn tập . Tổng kết/Kết luận . Đánh giá . Bối cảnh
  21. Ôn tập . Ôn tập tổng hợp các nội dung . Sử dụng câu hỏi để đánh giá sự hiểu bài của học sinh . Nhắc lại giúp tăng cường việc ghi nhớ
  22. Tổng kết/Kết luận . Cái gì? . Tại sao học sinh phải ghi nhớ điều này?  Điều này cần có tác động gì đối với thế giới quan của học sinh?  Học sinh có thể sẽ sử dụng thông tin này ở đâu? . Điểm quan trọng nhất cần ghi nhớ là gì?
  23. Ứng dụng . Bài thực hành, bài tập trên lớn . Bài tập về nhà . Dự án . SAE . Sự kiện FFA . Sự dụng trong các dự án trong phòng thí nghiệm
  24. . Thông tin phản hồi để xác định xem giáo viên cần phải thay Evaluation đổi những gì . Xác định xem quá trình học tập đạt được kết quả tốt đến đâu . Có thể sử dụng để đánh giá quá trình (cải thiện) . Có thể sử dụng để đánh giá kết quả (xếp hạng) . Đôi khi kết hợp với việc ôn tập lại bằng các câu hỏi kiểm tra miệng
  25. Bối cảnh . Bài học hôm nay có liên hệ với bài học ngày mai như thế nào? và các bài học tiếp theo nữa? cho các hoạt động thí nghiệm trong tương lai? . Nội dung bài học ngày mai là gì? . Đã lập kế hoạch dự kiến cho bài tập về nhà nào?
  26. HOẠT ĐỘNG . Trong nhóm làm việc hợp tác, phác thảo bài học bạn đã bắt đầu giảng:  Ôn tập  Tổng kết/Kết luận  Ứng dụng  Bối cảnh . Một nhóm sẽ báo cáo các kết quả trước cả lớp để thảo luận và góp ý
  27. Trong kế hoạch bài giảng có những gì? . Chuẩn bị các mục cần thiết cho bài học . Phần chính – kế hoạch để thực hiện bài giảng
  28. Chuẩn bị kế hoạch bài giảng . Tên bài học . Người chuẩn bị . Thời gian thực hiện (ước tính), ngày chuẩn bị . Mục tiêu đầu vào học tập: . Các mục tiêu thực thi . Tài liệu tham khảo . Thiết bị, nguyên vật liệu, đầu vào . Thông báo hành chính . SOL(s) trình bày trong bài học này:
  29. Phần chính của kế hoạch bài giảng . Giai đoạn đặt vấn đề  Cách tiếp cận lôi cuốn  Bối cảnh  Tổ chức chuẩn bị trước . Giai đoạn giảng bài  Nội dung  Phương pháp . Giai đoạn kết thúc  Ôn tập  Tổng kết/Kết luận  Ứng dụng Có giống nhau không ? ? ?  Đánh giá
  30. Plan Format . Để lấy một mẫu kế hoạch bài giảng cho khóa học này, hãy vào trạng: methods/methods.htm nhấp chuột vào Handouts nhấp chuột vào Lesson Plan Format
  31. Đánh giá kế hoạch . Để lấy mẫu đánh giá kế hoạch bài giảng vào trang: methods/methods.htm nhấp chuột vào Handouts, nhấp vào Lesson Plan Evaluation Form
  32. Vậy là gì nhỉ? . Thực hiện và viết một kế hoạch bài giảng . Kế hoạch 1 (bản nháp) ngày tới hạn là 28/1. Bản cuối phải nộp vào ngày 4/2