Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Nam Phi hiện nay những kết quả và hạn chế

pdf 13 trang Gia Huy 18/05/2022 2870
Bạn đang xem tài liệu "Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Nam Phi hiện nay những kết quả và hạn chế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_he_kinh_te_thuong_mai_viet_nam_nam_phi_hien_nay_nhung_k.pdf

Nội dung text: Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Nam Phi hiện nay những kết quả và hạn chế

  1. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 QUAN HỆ KINH TẾ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – NAM PHI HIỆN NAY NHỮNG KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ Vietnam-Economic trading and relations relationships results and limitations ThS. Đoàn Thị Oanh, TS. Bùi Thị Minh Tiệp Khoa Kinh tế và QTKD, Trường Đại học Hải Phòng TÓM TẮT Quan hệ kinh tế thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi trong những năm gần đây đã đạt đƣợc những bƣớc tiến mạnh mẽ. Tổng kim ngạch trao đổi thƣơng mại giữa hai nƣớc trong 9 năm qua (2009-2017) đạt 6.938.962.052 USD, bình quân đạt 770.995.784 USD/năm và chiếm 0,29% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 5.591.931.500 USD, bình quân đạt 621.325.722 USD/năm và chiếm 0,48 % tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân.Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 1.347.030.552 USD, bình quân đạt 149.670.061 USD/năm và chiếm 0,11 % tổng kim ngạch nhập khẩu bình quân.Tuy nhiên, những con số đạt đƣợc còn rất thấp và hạn chế so với tiềm năng của cả hai nƣớc. Bài viết này sẽ chỉ ra những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế còn tồn tại trong quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa Việt Nam và Nam Phi trong giai đoạn 2009-2017. Từ đó đề xuất một số định hƣớng giải pháp nhằm phát triển hơn mối quan hệ này trong thời gian tới. 682
  2. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Từ khóa: Quan hệ kinh tế thƣơng mại, quan hệ kinh tế quốc tế, kim ngạch xuất nhập khẩu ABTRACT Vietnam-South Africa's economic and trade relations in recent years have made strong strides. The total trade turnover between the two countries in the past 9 years (2009-2017) reached 6,938,962,052 USD, an average of 770,995,784 USD / year and accounted for 0.29% of the average total import-export turnover. In particular, the total export turn- over reached 5,591,931,500 USD, an average of 621,325,722 USD / year and accounted for 0.48% of the total average export turnover. The total import turnover reached US $ 1,347,030,552, an average of US $ 149,670,061 / year and accounted for 0.11% of the average total import turnover. However, the numbers achieved are still very low and limited compared to the potential of both countries. This paper will show the results achieved and the remaining limitations in economic and trade relations between Vietnam and South Africa in the period of 2009-2017. From there, propose some solution orienta- tions to further develop this relationship in the coming time. Keywords: Trade and economic relations, international economic rela- tions, import and export turnover 1. MỞ ĐẦU Ngày 22/12/1993, Việt Nam và Nam Phi đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ và kể từ đó đến nay kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với Nam Phi ngày càng tăng lên, cơ cấu xuất khẩu và cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với Nam Phi ngày càng 683
  3. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 mở rộng. Tuy nhiên, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nam Phi còn thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, vị thế đối tác của Nam Phi đứng sau nhiều nƣớc khác. Đồng thời, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nam Phi trong các lĩnh vực khác nhƣ quan hệ về đầu tƣ, quan hệ thƣơng mại về dịch vụ, quan hệ tài chính - tiền tệ, chƣa đƣợc mở rộng và phát triển. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu thực trạng hiện nay về những kết quả đã đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế, những thách thức, những triển vọng, những định hƣớng của quan hệ kinh tế thƣơng mại Việt Nam - Nam Phi và đƣa ra các giải pháp để tiếp tục phát triển hơn nữa quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa hai nƣớc Việt Nam - Nam Phi. 2. NỘI DUNG 2.1 Khái quát về quan hệ kinh tế thƣơng mại song phƣơng Quan hệ kinh tế đối ngoại là tổng thể các mối quan hệ kinh tế của một nền kinh tế với bên ngoài [7]. Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các nền kinh tế xét trên phạm vi toàn thế giới [7]. Từ hai khái niệm trên, chúng ta có thể rút ra khái niệm quan hệ kinh tế song phương là tổng thể các mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia với nhau, là một bộ phận của quan hệ kinh tế quốc tế và cũng là một bộ phận của quan hệ kinh tế đối ngoại của một quốc gia. Quan hệ kinh tế bao gồm quan hệ thƣơng mại, quan hệ đầu tƣ, quan hệ tài chính - tiền tệ, quan hệ về dịch chuyển sức lao động, quan hệ về trao đổi khoa học - công nghệ và các quan hệ kinh tế khác. Để nhấn mạnh vai trò trung tâm của quan hệ thƣơng mại và phân biệt rõ quan hệ thƣơng mại với các quan hệ kinh tế khác, nên chúng ta gọi là quan hệ kinh tế thương mại. Từ sự phân tích trên, chúng ta rút ra khái niệm quan hệ kinh tế thương mại song phương là tổng thể các mối quan hệ về thƣơng mại 684
  4. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 và các mối quan hệ kinh tế khác giữa hai quốc gia với nhau, trong đó quan hệ thƣơng mại giữ vai trò trung tâm. Những lĩnh vực của quan hệ kinh tế thƣơng mại song phƣơng - Quan hệ giữa hai nƣớc về thƣơng mại hàng hóa hữu hình - Quan hệ giữa hai nƣớc về thƣơng mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ - Quan hệ giữa hai nƣớc về thƣơng mại dịch vụ - Quan hệ giữa hai nƣớc về đầu tƣ - Quan hệ giữa hai nƣớc về tài chính - tiền tệ - Quan hệ giữa hai nƣớc trong các lĩnh vực kinh tế khác nhƣ: nông nghiệp, công nghiệp, y tế, khoa học - công nghệ, Nhân tố ảnh hƣởng đến quan hệ kinh tế thƣơng mại song phƣơng - Đặc điểm thị trƣờng của hai nƣớc - Quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc - Quan điểm, chính sách thƣơng mại, các cam kết, thỏa thuận giữa hai nƣớc - Các hoạt động quảng bá và xúc tiến của Chính phủ và doanh nghiệp hai nƣớc 2.2. Quan hệ kinh tế thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi trong giai đoạn hiện nay 2.2.1. Những kết quả đạt được trong quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Nam Phi Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nam Phi Nếu không tính đến nhóm hàng đá quý, kim loại quý về sản phẩm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (KNXNK) với Nam Phi liên tục tăng từ năm 2009 đến năm 2015, với tốc độ cao nhất là 58,63% vào năm 2010 và tốc độ thấp nhất là 2,04% vào năm 2014. Năm 2015 là năm có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất đạt 1.153.757.043 USD, 685
  5. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 với tốc độ tăng trƣởng đạt 23,04% và chiếm tỷ trọng 0,35% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tổng kim ngạch trao đổi thƣơng mại giữa hai nƣớc trong 9 năm qua đạt 6.938.962.052 USD, bình quân đạt 770.995.784 USD/năm và chiếm 0,29% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân. Bảng 3.1: Tổng kim ngạch XNK của Việt Nam với Nam Phi 2009 – 2017 TỔNG KNXNK VỚI NAM PHI TỔNG KNXNK NĂM Trị giá (USD) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng (USD) (%) 2009 123.821.480.184 303.460.061 0,25 2010 153.145.645.377 481.393.867 0,31 58,63 2011 198.721.356.160 507.332.956 0,26 5,39 2012 227.426.152.954 633.440.055 0,28 24,86 2013 262.973.946.421 918.984.202 0,35 45,08 2014 296.795.708.532 937.727.549 0,32 2,04 2015 326.404.542.701 1.153.757.043 0,35 23,04 2016 349.953.672.156 1.015.011.638 0,29 -12,03 2017 423.958.209.718 987.854.681 0,23 -2,68 Tổng cộng 2.363.200.714.203 6.938.962.052 0,29 Bình quân năm 262.577.857.134 770.995.784 0,29 Nguồn: www.customs.gov.vn Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi 686
  6. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi 2009 - 2017 KNXK SANG NAM PHI Trị giá Tỷ trọng (%) Tốc độ NĂM TỔNG KNXK (USD) (USD) tăng (%) 2009 54.364.773.623 178.571.466 0,33 2010 69.412.695.520 316.787.258 0,46 77,40 2011 94.236.892.348 357.546.185 0,38 12,87 2012 113.983.396.650 522.363.208 0,46 46,10 2013 131.453.225.967 764.247.725 0,58 46,31 2014 149.544.991.820 793.200.130 0,53 3,79 2015 161.415.513.303 1.038.860.139 0,64 30,97 2016 175.712.761.433 868.783.019 0,49 -16,37 2017 213.463.554.956 751.572.370 0,35 -13,49 Tổng cộng 1.163.587.805.620 5.591.931.500 0,48 Bình quân năm 129.287.533.958 621.325.722 0,48 Nguồn: www.customs.gov.vn Trong giai đoạn 2009 - 2017, nếu không tính đến nhóm hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của Việt Nam sang thị trƣờng Nam Phi liên tục tăng lên từ 178.571.466 USD năm 2009 đến 1.038.860.139 USD năm 2015, tăng gấp 5,8 lần năm 2009. Tốc độ tăng trƣởng năm 2011 và năm 2014 chỉ đạt 12,87% và 3,79%, nhƣng những năm khác có tốc độ tăng trƣởng cao từ 30,97% đến 77,40%. Trong hai năm gần đây, năm 2016 và 2017, kim ngạch xuất khẩu liên tục giảm 16,37 % và 13,49% còn 868.783.019 USD và 751.572.370 USD nhƣng vẫn tăng gấp 4,9 và 4,2 lần năm 2009. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2009-2017 đạt 5.591.931.500 USD, bình quân đạt 621.325.722 USD/năm và chiếm 0,48 % tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân. 687
  7. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Trong giai đoạn này, Nam Phi là đối tác xuất khẩu đứng ở vị trí thứ từ 28 đến 33 trong số 83 đối tác xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nam Phi Trong giai đoạn 2009 - 2017, nếu không tính đến nhóm hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm, kim ngạch nhập khẩu (KNNK) của Việt Nam từ thị trƣờng Nam Phi cũng có những biến động qua các năm. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Nam Phi trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam rất thấp chỉ từ 0,07% đến 0,20% qua các năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu của cả 9 năm đạt 1.347.030.552 USD, bình quân đạt 149.670.061 USD/năm và chiếm 0,11 % tổng kim ngạch nhập khẩu bình quân. Bảng 3.3: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nam Phi 2009 - 2017 KNNK TỪ NAM PHI NĂM TỔNG KNNK Trị giá Tỷ trọng Tốc độ tăng (USD) (USD) (%) (%) 2009 69.456.706.561 124.888.595 0,18 2010 83.732.949.857 164.606.609 0,20 31,80 2011 104.484.463.812 149.786.771 0,14 -9,00 2012 113.442.756.304 111.076.847 0,10 -25,84 2013 131.520.720.454 154.736.477 0,12 39,31 2014 147.250.716.712 144.527.419 0,10 -6,60 2015 164.989.029.398 114.896.904 0,07 -20,50 2016 174.240.910.723 146.228.619 0,08 27,27 2017 210.494.654.762 236.282.311 0,11 61,58 Tổng cộng 1.199.612.908.583 1.347.030.552 0,11 Bình quân năm 133.290.323.176 149.670.061 0,11 Nguồn: www.customs.gov.vn 688
  8. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 2.2.2 Những hạn chế trong quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc nêu trên, quan hệ kinh tế thƣơng mại Việt Nam - Nam Phi cũng còn những hạn chế sau đây: - Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu còn thấp và chiếm tỷ trọng rất nhỏ Trong giai đoạn 2009 - 2017, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Nam Phi trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam rất thấp chỉ từ 0,33% đến 0,64%, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu chỉ từ 0,07% đến 0,20% qua các năm. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của từng nhóm hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo từng nhóm hàng của Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ thấp. - Vị thế đối tác thương mại của hai nước còn ở vị trí thấp Nam Phi tuy là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, tiêu biểu cho Châu Phi, nhƣng có vị trí rất thấp trong thứ tự các đối tác của Việt Nam.Trong giai đoạn 2009 - 2017, Nam Phi là đối tác xuất khẩu đứng ở vị trí thứ từ 28 đến 33 trong số 83 đối tác xuất khẩu của Việt Nam, là đối tác nhập khẩu đứng ở vị trí thứ từ 34 đến 49 trong số 71 đối tác nhập khẩu của Việt Nam. Đồng thời, vị thế của Việt Nam trong trao đổi thƣơng mại với Nam Phi cũng ở vị trí thấp. Năm 2016, Việt Nam là đối tác xuất khẩu đứng thứ 46, đối tác nhập khẩu đứng thứ 16 của Nam Phi. - Cán cân thương mại luôn bất lợi cho Nam Phi Cán cân thƣơng mại giữa Việt Nam và Nam Phi luôn ở trong tình trạng nhập siêu kéo dài và với mức độ ngày càng tăng đối với Nam Phi. Quan hệ thƣơng mại với Việt Nam trong những năm qua đã trở thành một gánh nặng về ngoại tệ đối với Nam Phi. Phía Nam Phi rất muốn cán cân thƣơng mại giữa hai nƣớc đƣợc cải thiện theo hƣớng cân bằng hơn. 689
  9. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 - Các quan hệ kinh tế giữa hai nước trong các lĩnh vực khác còn hạn chế và chưa phát triển Quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa hai nƣớc đã đƣợc mở rộng sang các lĩnh vực khác nhƣng mức độ còn thấp, nhiều lĩnh vực đã ký kết đƣợc thỏa thuận giữa hai bên nhƣng vẫn chƣa đƣợc triển khai trên thực tế: Trong lĩnh vực đầu tƣ, các dự án đầu tƣ của hai bên nhƣng số lƣợng dự án chƣa nhiều, tổng số vốn đầu tƣ còn thấp; Trong lĩnh vực nông nghiệp, tuy đã có sự hợp tác giữa hai bên, nhƣng mới chỉ là những hoạt động ban đầu, hai nƣớc vẫn còn trong tình trạng tìm hiểu, thăm dò lẫn nhau, đồng thời chƣa có dự án hợp tác nào đƣợc thực hiện ở tại địa bàn của hai nƣớc; Trong lĩnh vực du lịch, tuy hai nƣớc đã ký kết Hiệp định về du lịch, nhƣng khách du lịch Nam Phi đến Việt Nam chƣa nhiều, khách du lịch Việt Nam đến Nam Phi còn ít, công tác cấp visa cho khách du lịch Việt Nam sang Nam Phi còn nhiều khó khăn; Trong lĩnh vực tài nguyên nƣớc và tài nguyên môi trƣờng, hai bên đã ký kết Bản ghi nhớ về tài nguyên nƣớc, nhƣng chƣa có hoạt động nào đƣợc triển khai trong thực tế. Những nguyên nhân của những hạn chế trong quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa hai nƣớc Những hạn chế tồn tại nêu trên có nhiều nguyên nhân khác nhau, nổi bật là những nguyên nhân sau đây: Một là: Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nam Phi chưa được nâng lên tầm cao mới Việt Nam và Nam Phi thiết lập quan hệ đối tác vì hợp tác và phát triển từ tháng 1 năm 2004, nhƣng đến nay, trải qua gần 15 năm, quan hệ ngoại giao giữa hai nƣớc chƣa đƣợc nâng lên tầm cao mới. Ở tầm quan hệ này, quan hệ giữa hai nƣớc chƣa có sự gắn kết bền chặt. Sự hội nhập lẫn nhau, liên kết lẫn nhau và phụ thuộc lẫn nhau còn ở mức độ thấp. Vì vậy, quan hệ thƣơng mại hàng hóa, các quan hệ kinh tế trong các lĩnh vực khác chƣa đƣợc thiết lập, những quan hệ đã ký kết đƣợc thỏa thuận cũng chƣa đƣợc triển khai quyết liệt và mạnh mẽ. 690
  10. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Hai là: Hai bên còn thiếu những cam kết, thỏa thuận làm cơ sở cho quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam và Nam Phi chƣa có thỏa thuận về thiết lập đƣợc quan hệ trực tiếp về ngân hàng, nên việc thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu không thể thực hiện đƣợc, quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc phải thực hiện qua các nhà buôn trung gian, làm hạn chế sự phát triển kinh tế thƣơng mại giữa hai nƣớc. Hai nƣớc chƣa có thỏa thuận về thiết lập đƣợc đƣờng hàng không và hàng hải trực tiếp, làm cho việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu phải truyền tải hoặc quá cảnh qua nhiều nơi, thời gian vận chuyển bị kéo dài, phát sinh các chi phí lƣu kho bãi, dẫn đến giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao. Điều đó, thực sự gây trở ngại cho hoạt động trao đổi thƣơng mại giữa hai nƣớc phát triển. Ba là: Năng lực cạnh tranh của hàng hóa hai nước còn nhiều hạn chế. Thị trƣờng Nam Phi và thị trƣờng Việt Nam đều là những thị trƣờng mở, nên có mức độ cạnh tranh rất gay gắt. Nam Phi là thị trƣờng mới đối với Việt Nam, nhƣng đã là một thị trƣờng quen thuộc của nhiều nƣớc khác. Hàng hóa của Việt Nam tại thị trƣờng Nam Phi gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa các nƣớc khác nhƣ Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc So với hàng hóa của những nƣớc này, hàng hóa Việt Nam có những nét tƣơng đồng nhƣng có giá cả cao hơn, số lƣợng có khả năng cung cấp ít hơn, chất lƣợng thấp hơn Hàng hóa của Nam Phi khi vào thị trƣờng Việt Nam cũng gặp phải sự cạnh tranh của nhiều nƣớc, đặc biệt là hàng hóa của Trung Quốc. Hàng hóa Nam Phi vào Việt Nam cũng có giá cả cao hơn nhiều so với các nƣớc khác. Bốn là:Hoạt động quảng bá và xúc tiến của doanh nghiệp vẫn còn những hạn chế Do thông tin còn hạn chế, điều kiện địa lý xa xôi, vận tải hàng hóa, thanh toán còn nhiều khó khăn, nên các doanh nghiệp còn tâm lý e 691
  11. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 ngại, chƣa chú trọng xúc tiến thƣơng mại đến phát triển trực tiếp hàng hóa tại thị trƣờng Nam Phi, mà chỉ thực hiện qua các trung gian thƣơng mại nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế các rủi ro phát sinh. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội trợ triển lãm, hội thảo, hội nghị, diễn đàn doanh nghiệp tại Nam Phi tuy đã có nhƣng số lƣợng rất ít, chƣa thiết lập sự hiện diện thƣơng mại tại Nam Phi. 2.3. Giải pháp phát triển quan hệ kinh tế thƣơng mại Việt Nam - Nam Phi trong thời gian tới Để quan hệ kinh tế thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi tiếp tục phát triển trong thời gian tới, tác giả xin đề xuất một số định hƣớng giải pháp nhƣ sau: Thứ nhất, cần tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hóa giữa hai nước Có thể thấy rằng quan hệ thƣơng mại có vai trò trung tâm trong quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa hai nƣớc. Đây cũng là mối quan hệ giữa hai nƣớc đã giành đƣợc hững thành tựu và còn có nhiều triển vọng có thể nâng cao kim ngạch trao đổi thƣơng mại giữa hai nƣớc trong thời gian tới. Thứ hai, tiếp tục triển khai các quan hệ kinh tế đã được triển khai trên thực tế và đã đạt được thỏa thuận Tiếp tục thúc đẩy phát triển quan hệ giữa hai nƣớc về đầu tƣ, nông nghiệp. Đây là quan hệ giữa hai nƣớc đã đƣợc triển khai thực hiện trên thực tế, nhƣng kết quả chƣa cao, cần phải tiếp nâng cao kết quả của mối quan hệ giữa hai nƣớc trên các lĩnh vực này. Thúc quan hệ giữa hai nƣớc về du lịch và tài nguyên nƣớc. Đây là những quan hệ mà hai nƣớc đã ký kết đƣợc Hiệp định và Bản ghi nhớ nhƣng chƣa đƣợc triển khai trên thực tế, cần phải triển khai quan hệ hợp tác về các lĩnh vực này trên thực tế, tận dụng thỏa thuận đã đạt đƣợc giữa hai nƣớc và tiềm năng du lịch. 692
  12. Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 Thứ ba, mở rộng quan hệ kinh tế giữa hai nước sang các lĩnh vực mới Thiết lập quan hệ giữa hai nƣớc về dịch vụ tài chính ngân hàng và vận tải quốc tế. Đây là những quan hệ rất quan trọng là cơ sở để phát triển quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa hai nƣớc, nhất là quan hệ thƣơng mại hàng hóa mà Việt Nam chƣa thiết lập đƣợc với Nam Phi. Để phát triển quan hệ kinh tế thƣơng mại hàng hóa giữa hai nƣớc, rất cần thiết phải phát triển những quan hệ giữa hai nƣớc trên các lĩnh vực này. Thiết lập quan hệ giữa hai nƣớc trên các lĩnh vực khác nhƣ giáo dục đào tạo, pháp luật, khoa học công nghệ, lao động, y tế 3. KẾT LUẬN Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, một quốc gia muốn xây dựng và phát triển đất nƣớc mình thì cần phải xây dựng và phát triển quan hệ với các quốc gia khác trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có quan hệ kinh tế thƣơng mại. Để góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của mỗi nƣớc, Việt Nam và Nam Phi đã xây dựng và phát triển quan hệ kinh tế thƣơng mại từ những năm 90 của thế kỷ 20. Để tiếp tục thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa hai nƣớc, rất cần thiết phải nghiên cứu thực trạng quan hệ này về những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề ra các giải pháp thích hợp để phát triển quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa hai nƣớc trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Đỗ Đức Định (2010), chủ biên, “Việt Nam - Châu Phi: từ đoàn kết hữu nghị truyền thống tới hợp tác toàn diện, đối tác chiến lược”, Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung đông, NXB Khoa học xã hội. 693
  13. International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 2. Nguyễn Thanh Hiền (2019), ―Một số nét khái quát về Cộng hòa Nam Phi” - Tạp chí nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông số 1 (01) tháng 9/2005, tr.16 - tr.21 3. Nguyễn Thanh Hiền (2010), chủ biên, “Châu Phi - những đặc điểm chính trị chủ yếu hiện nay”, Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung đông, NXB Khoa học xã hội. 4. Trần Thị Lan Hƣơng (2007), “Chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở Cộng hòa Nam Phi” - Tạp chí nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông số 3 (19) tháng 3/2007. 5. Trần Thị Lan Hƣơng (2006), “Quan hệ thương mại Việt Nam trên một số thị trường trọng điểm Châu Phi” - Tạp chí nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông số 5 (09) tháng 5/2006. 6. Trần Thị Lan Hƣơng (2009), chủ biên, “Hợp tác phát triển nông nghiệp ở Châu phi, đặc điểm và xu hướng”, Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung đông, NXB Khoa học xã hội. 7. Bùi Thị Lý (2009), chủ biên, “Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế”, NXB Giáo dục Việt Nam. 8. Tổng cục Hải quan Việt Nam, www.customs.gov.vn 694