Quan hệ thương mại Việt Nam và liên minh kinh tế Á Âu trong bối cảnh của hiệp định thương mại tự do

pdf 8 trang Gia Huy 18/05/2022 1660
Bạn đang xem tài liệu "Quan hệ thương mại Việt Nam và liên minh kinh tế Á Âu trong bối cảnh của hiệp định thương mại tự do", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_he_thuong_mai_viet_nam_va_lien_minh_kinh_te_a_au_trong.pdf

Nội dung text: Quan hệ thương mại Việt Nam và liên minh kinh tế Á Âu trong bối cảnh của hiệp định thương mại tự do

  1. QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU TRONG BỐI CẢNH CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO Ths. NCS Bùi Quý Thuấn Học viện Chính sách và Phát triển Tóm lược: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và liên minh kinh tế Á – Âu (FTA Việt Nam – EAEU) có phạm vi điều chỉnh toàn diện, cam kết cao và cân bằng lợi ích tạo nhằm điều kiện thúc đẩy thương mại, dịch vụ, đầu tư giữa Việt Nam và các nước thành viên của liên minh kinh tế Á – Âu. Bài viết này nghiên cứu các nhân tố chính của quan hệ thương mại giữa Việt Nam và liên minh kinh tếÁ – Âu trong bối cảnh của hiệp định thương mại tự do về cấu trúc thương mại, các lợi ích và rủi ro giữacác bên. Từ khóa: FTA, Quan hệ thương mại, Việt Nam, EAEU Đặt vấn đề Trong những thập kỷ gần đây, hệ thống thương mại toàn cầuđang chứng kiến sự gia tăng và hình thành các hiệp định thương mại tự do khu vực (RTAs) bao gồm hiệp định thương mại tự do (FTA) và liên minh hải quan. Sự tham gia của các quốc gia trong các hiệp định thương mại khu vực (RTAs) đã trở thành một trong những xu hướng chính trong thương mại quốc tế và cơ chế hội nhập của các quốc gia vào nền kinh tế toàn cầu. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vào cuối năm 2016, có 432 RTA đang có hiệu lựctrên thế giới, bao gồm 241 hiệp định chiếm 55,8% các hiệp định thương mại tự do và các th a thuận gia nhập khu vực thương mại tự do. Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), được thành lập năm 2015, c ng tìm cách tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại thông qua việc ký kết FTA với các nước thứ ba. Bước đầu tiên trong tiến trình này là ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh kinh tếÁ – Âu. Hiệp định này được kývào ngày 29 tháng 5 năm 2015 và có hiệu lực t ngày 5 tháng 10 năm 2016. Khi có hiệu lực, FTA Việt Nam – EAEU được kỳ vọng sẽ có tácđộng thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam và thành viên liên minh kinh tế Á – Âu, đặc biệt là liên bang Nga. Cụ thể, khi FTA Việt Nam – EAEU có hiệu lựcsẽ tạo cho quá trình tự do hóathương mại và di chuyển hàng hóa thuận lợi hơn, khoảng 90% số dòng thuế và hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai bên sẽ được miễn thuế đến năm 2028. EAEU kỳ vọng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và các nước EAEU sẽđạt 10 – 12 tỷ USD vào năm 2020 (năm 2014 đạt khoảng 4 tỷ USD). Bên cạnh tác động tích cực là làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và liên minh kinh tếÁ – Âu, đồng thời thông qua hiệp định mở rộng thị trường sang các nước ASEAN nói riêng và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung. Do vậy, việc nghiên cứu và có những đánh giá về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với liên minh kinh tế Á – Âu trước và sau khi có Hiệp định thương mại tự do, t đó đề xuất và điều ch nh các chính sách nhằm tận dụng các cơ hội t Hiệp định là hết sức cần thiết. 137
  2. 1. Cơ cấu thƣơng mại giữa Việt Nam và EAEU giai đoạn trƣớc khi có Hiệp định thƣơng mại tự do Trong giai đoạn 2011 – 2015 quan hệ thương mại giữa Việt Nam vàcác nướcEAEU tăng trưởng không đồng đều, t nh đến năm 2013 có sự gia tăng trong giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu và sau đó giảm dần, tốc độ tăng trưởng kim ngạch trung bình hàng năm giai đoạn này ch đạt vào khoảng 5%. Việt Nam và EAEU không phải là đối tác thương mại lớn, năm 2015 tỷ trọng xuất nhập khẩu của Việt Nam đối với thị trường EAEU ch chiếm 0,5% và tỷ trọng của EAEU đối với thị trường Việt Nam là 0,8%. Tuy nhiên trong suốt giai đoạn này, quan hệ thương mại Việt Nam –EAEU tăng nhẹ, chủ yếu do sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Nga và Kazakhstan. Vì vậy, giai đoạn 2011 – 2015 hàng hóa nhập khẩu vào Kazakhstan t Việt Nam tăng hơn 6,1 lần lên 219 triệu USD, Nga tăng lên 1,7 tỷ USD. Việt Nam thặng dư thương mại đối với tất cả các nước EAEU, tr Belarus có cán cân thương mại thâm hụt với Việt Nam, đến năm 2015 là670 triệuUSD đối với Nga và 144 triệu USD đối với Kazakhstan. Đồng thời thâm hụtthương mại đối với Belarus lên tới 115 triệu USD (Bảng 1). Bảng 1. Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các thành viên EAEU trước khi có Hiệp định thương mại tự do Đơn vị tính: 1.000 USD Quốc gia Hoạt động 2011 2012 2013 2014 2015 Xuất khẩu n.a 10.134 73 21.493 n.a Armenia Nhập khẩu n.a 1.257 n.a 198 n.a Cán cân TM - 8.877 73 21.295 - Xuất khẩu 11.187 7.293 13.788 13.982 4.627 Belarus Nhập khẩu 199.275 167.166 138.179 93.108 120.125 Cán cân TM (188.088) (159.873) (124.391) (79.126) (115.498) Xuất khẩu 36.257 72.169 154.309 219.050 154.028 Kazakhstan Nhập khẩu 12.409 13.761 5.235 10.435 9.116 Cán cân TM 23.848 58.408 149.074 208.615 144.912 Xuất khẩu 1.287.324 1.617.853 1.921.169 1.724.911 1.438.337 Liên bang Nhập khẩu 694.014 829.370 855.126 826.706 741.783 Nga Cán cân TM 593.310 788.483 1.066.043 898.205 696.554 Nguồn: Tổng hợp số liệu từUN COMTRADE,( EAEU một khu vực kinh tế có tốc độ phát triển tốt, một thị trường chung rộng lớn của 5 nước thành viên với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là1.900 tỷ USD và 183 triệu dân. Mặc dù, liên minh kinhh tếÁ – Âu mới được thành lập năm 2015 nhưng là một khối đầy tiềm năng phát triển. Trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EAEU trước khi ký Hiệp định thương mại tự do, thì Nga là đối tác thương mại quan trọng và lớn nhất, sau đó tới Kazakhastan, Bela- rus chiếm không quá 1%. Nga chiếm gần 90%, Kazakhastan và Belarus chiếm 5 – 6% tổng thương mại của EAEU với Việt Nam 138
  3. Bảng 2. Tỷ trọng thương mại giữa Việt Nam và EAEU trước khi có Hiệp định thương mại tự do (%) Quốc gia Hoạt động 2010 2015 Xuất khẩu 0,03 0,01 Armenia Nhập khẩu 0,26 0,46 Xuất khẩu 0,42 0,41 Belarus Nhập khẩu 0,12 0,13 Xuất khẩu 0,02 0,02 Kazakhstan Nhập khẩu 0,11 0,64 Xuất khẩu 0,00 0,10 Kyrgyzstan Nhập khẩu 0,11 0,09 Xuất khẩu 0,28 0,24 Liên bang Nga Nhập khẩu 0,49 1,12 Xuất khẩu 0,26 0,23 EAEU – 5 Nhập khẩu 0,40 0,92 Nguồn: Tính toán củaPylin Artem Gennadievich, 2018 [9] Bảng 3. Cơ cấu xuất khẩu của các quốc gia EAEU – 3 sang Việt Nam trước khi có Hiệp định thương mại tự do (%) Belarus Kazakhstan Nga Sản phẩm 2010 2015 2010 2015 2010 2015 Tất cả sản phẩm 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nguyên liệu nông nghiệp và sản 0,2 0,9 0,0 0,0 1,1 2,4 phẩm tạp hóa Sản phẩm khoáng 0,0 0,0 8,5 9,2 11,1 28,1 Sản phẩm công nghiệp hóa chất 51,5 82,0 0,0 0,2 6,6 15,5 Gỗ, bột giấy và giấy các loại 0,1 0,1 0,0 0,0 1,3 2,9 Sản phẩm dệt may và da giày 0,2 0,0 0,0 0,0 0,1 0,3 Kim loại và các sản phẩm liên quan 2,0 0,0 91,5 84,3 39,6 3,8 Máy móc, thiết bị và phương 22,3 16,9 0,1 5,7 32,4 28,2 tiện vận tải Khác 23,7 0,1 0,0 0,6 7,8 18,8 Nguồn: Tính toán từ UN Comtrade, Các ch số tuyệt đối và tương đối về quan hệ thương mại giữa EAEU và Việt Nam là khá thấp, điều này do cơ cấu sản phẩm tđa dạng, đặc biệt là xuất khẩu t các quốc gia thuộc liên minh kinh tếÁ – Âu. Mức độđa dạngcủa hàng hóa xuất khẩu của EAEU sang Việt Nam rất thấp, chủ yếu là hàng hóa nguyên liệu thô và nhiên liệu. Một số mặt hàng cơ bản của Bela- rus xuất khẩu sang Việt Nam như phân Kali chiếm 3/4 tổng xuất khẩu, phương tiện vận tải chiếm 8,6%, động cơ đốt trong chiếm 3,6%, polyamit chiếm 2,5%, hàng hóa khác chiếm hơn 139
  4. 8%. Các mặt hàng chính của Kazakhstan bao gồm chì thô chiếm 83,7%, amiăng chiếm 9,2%. Nga có cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Việt Nam tương đối đa dạng hơn, phần lớn là do hợp tác quân sựgiữa hai nước. Hàng xuất khẩu của Nga sang Việt Nam gồm v kh , đạn dược, thiết bị radar, dầu và các sản phẩm dầu, phân kali, than và dầu thô chiếm gần 2/3. Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm thiết bị, máy móc chủ yếu gồm điện thoại di động, máy tính và đồ gia dụng sang Nga phần lớn làcủacác tập đoàn xuyên quốc gia nhưNhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Châu Âu sản xuất, l p ráp tại Việt Nam. Trong lĩnh vựcđiện t có Samsung Electronics, LG Electronics của Hàn Quốc; Panasonic, Canon, Sony của Nhật Bản; Intel, GE, Cisco của Hoa Kỳ; Siemens của Đức và Electrolux của ThụyĐiển. Một số tập đoàn lớn trong lĩnh vực dệt may, da giày như Nike, Adidas của Hoa Kỳ, trong ngành thực phẩm có Ulinever, Cargill, Nestle, Pepsico Các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư tại Việt Nam với vị tr địa lý thuận lợi, chi phí nhân công rẻ c ng như Việt Nam là thành viên của ASEAN và FTA thế hệ mới nhằm xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khác với giá cạnh tranh hơn. 2. Thƣơng mại giữa Việt Nam và EAEU trong bối cảnh của Hiệp định thƣơng mại tự do Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam – EAEU có hiệu lực t tháng 10/2016. Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên của Liên minh, hàng hóa Việt Nam có lợi thế đặc biệt để thâm nhập thị trường khối EAEU. Các thành viên cam kếtđơn giảnhóa trong việc tiếp cận thị trường của các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, các quy định liên quan về tự do hóa thương mại dịch vụ, hoạt động đầu tư và di chuyển thể nhân đến nay mới ch áp dụng cho Nga và Việt Nam, các thành viên của EAEU còn lại vẫn rất hạn chế. Bảng 4. Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các thành viên EAEU khi có Hiệp định thương mại tự do Đơn vị tính: 1.000 USD Quốc gia Hoạt động 2016 2017 2018 Xuất khẩu 2.541 7.131 5.488 Belarus Nhập khẩu 92,017 94,340 82,857 Cán cân TM (89,476) (87,209) (77,369) Xuất khẩu 141.928 201.459 208.830 Kazakhstan Nhập khẩu 55,874 48,868 58,731 Cán cân TM 86,054 152,591 150,099 Xuất khẩu 1.616.086 2,165,650 2,445,685 Liên bang Nga Nhập khẩu 1,136,833 1,392,330 2,116,944 Cán cân TM 479,253 773,320 328,741 Nguồn: Tổng hợp số liệu từUN COMTRADE, ( Việc trao đổi thương mại giữa Việt Nam và thành viên của EAEU khá trầm l ng cho đến năm 2017, với kim ngạch thương mạiđạt khoảng 4,2 – 4,3 tỷ USD. Năm 2017 có một sự đột phá trong quan hệ thương mại giữa hai bên, khi trao đổi thương mại tăng mạnh lên 36,5% 140
  5. tương ứng t 4,3 tỷ USD lên 5,9 tỷ USD. Về tổng thể, liên bang Nga là quốc gia vẫnchiếm hơn 90% trong tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EAEU. Theo số liệu thống kê năm 2017, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nga đạt 3,56 tỷ USD (tăng 29% so với năm 2016), trong đó chiều xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 2,17 tỷ USD (tăng 34%), nhập khẩu đạt 1,39 tỷ USD (tăng 23%). Các mặt hàng điện t , dệt may, thủy sản, cà phê của Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng Nga quan tâm s dụng. Đồng thời, người tiêu dùng Việt Nam đã trở nên ngày càng ưa chuộng các máy móc thiết bị, công nghệ, hàng tiêu d ng được nhập khẩu t Liên bang Nga. Việt Nam trở thành đối tác có thặng dư thương mại lớn với EAEU với giá trịđạt 1,4 tỷ USD. Quan hệ thương mại giữa hai bên có sự đột phá do hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EAEU đi vào hiệu lựcđã c t giảm khoảng một n a của tất cả các dòng thuế nhập khẩu trong năm 2016 – 2017 trở về 0%. Năm 2018, quá trình tự do hóa này vẫn sẽ tiếp diễn, theo Bộ Công thương thìkim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang khu vực EAEU tăng 28,7 % so với năm 2017. Trong đó, xuất khẩu t Việt Nam sang khu vực EAEU đạt 2,7 tỷ USD (tăng 12%), nhập khẩu của Việt Nam t EAEU đạt 2,28 tỷ USD (tăng 56%). Trong 5 nước thành viên khu vực EAEU, Nga là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EAEU, chiếm 96% thương mại của Việt Nam với cả khối EAEU, năm 2018 kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 4,57 tỷ USD, trong đó xuất khẩu t Việt Nam sang Nga đạt 2,45 tỷ USD (tăng 12,8%), nhập khẩu đạt 2,12 tỷ USD (tăng 53,4%). Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nga gồm điện thoại và linh kiện (đạt 1,1 tỷ USD, tăng 0,8% và chiếm tỷ trọng 45% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam), hàng dệt may (đạt 179,9 triệu USD, tăng 6,3%), máy vi t nh, sản phẩm điện t và linh kiện (219,7 triệu USD, tăng 67,6%), cà phê (đạt 185,8 triệu USD, tăng 59,1%), giày dép (đạt 122,4 triệu USD, tăng 20%). Quan hệ song phương của Việt Nam với 4 nước thành viên còn lại của EAEU còn rất khiêm tốn, ch chiếm khoảng 3% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khối EAEU. Nhu cầu đối với các sản phẩm của Việt Nam đối với thị trường EAEU cao so với các sản phẩm họở Đông Nam Á. Hàng hóa của Việt Nam là những mặt hànglinh kiện máy tính và điện thoại di động, thiết bị điện t và công nghiệp nhẹ (dệt may, quần áo, giày dép, v.v.). Do đó, các sản phẩm của Việt Nam có khả năng thâm nhập thị trường EAEU cao hơn thông qua hiệp định thương mại tự do. Khi FTA Việt Nam – EAEU đi vào hiệu lực, mức thuế trung bình đối với hàng hóa EAEU sẽ giảm t 10% đến 1%. Do đó, hàng hóa các thành viên EAEU sẽ được hưởng các ưu đãi tương tự như các quốc gia khác trên thị trường Việt Nam. Cụ thể, Việt Nam đã giảm hoặc loại b thuế nhập khẩu đối với EAEU đối với 91% hàng hóa của mình. Không áp dụng thuế đối với thịt bò, các sản phẩm t sữa, cá đóng hộp, bột mì, ng cốc c ng như thép cuộn, ống, amiăng, tàu, các sản phẩm dầu m và nhiều loại hàng hóa khác. Thuế đối với xăng sẽ giảm t 19% xuống 0% trong thời gian chuyển tiếp; dây cáp t 20% đến 0% trong khoảng thời gian 10 năm đến năm 2028; đối với hàng hóa và máy móc, t 17% đến 0%. Việt Nam c ng đã đồng ý tự do hóa một phần việc tiếp cận thị trường các sản phẩm thuốc lá t EAEU, trong khi các công ty trong ngành công nghiệp ô tô sẽ được cấp quyền truy cập độc 141
  6. quyền vào thị trường Việt Nam. Đổi lại, Liên minh kinh tế Á-Âu sẽ loại b thuế nhập khẩu đối với 88% hàng hóa ngay lập tức hoặc với thời gian chuyển tiếp t 5 đến 10 năm. Do đó, các nhà sản xuất Việt Nam sẽ có quyền tiếp cận ưu đãi vào nhiều thị trường hàng tiêu dùng của EAEU bao gồm quần áo, giày dép, cá, gạo, trái cây, rau quả và điện t tiêu dùng. 3. Cơ hội và rủi ro đối với quan hệ thƣơng mại Việt Nam – EAEU trong bối cảnh Hiệp định thƣơng mại tự do Thứ nhất, có cơ hội mở rộng quan hệ thương mại, thị trường sang các nước thành viên và và lan tỏa tới cac khu vực khác. Liên minh kinh tế Á – Âu là một liên kết kinh tế khu vực SNG bao gồm các quốc gia liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgystan được xây dựng dựa trên nền tảng của liên minh hải quan liên bang Nga, Belarus, Kazakhstan. Đây là một liên kết kinh tế khu vực, liên minh kinh tế Á – Âu đóng vai trò trung tâm trong các mối quan hệ khu vực và toàn cầu, với chiến lược là hội nhập kinh tế giữa các thành viên và thiết lập các khu vực mậu dịch tự do với các nước Á – Âu. Đồng thời, hội nhập với các nước láng giềng Châu Âu và Châu Á, trong đó có Đông Nam Á thông qua các th a thuận thương mại, dự án hạ tầng và củng cố an ninh. Việt Nam được coi là đối tác quan trọng ở Đông Nam Á của EAEU, thúc đẩy quan hệ với Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho liên minh kinh tế Á – Âu thâm nhập vào thị trường ASEAN với hơn 600 triệu dân và tăng cường hợp tác kinh tế song phương trong khuôn khổ FTA Việt Nam – EAEU. Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa di chuyển giữa Việt Nam và các nước thành viên của Liên minh từ đó phát huy được lợi thế so sánh của nước ta, đòng thời khai thác được lợi thế, tiềm năm của các quốc gia thành viên. Trước khi ký FTA với Việt Nam, EAEU hoàn toàn không có lợi thế cạnh tranh trên thị trường Việt Nam vì các đối tác thương mại quan trọng khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ và các nước khác đã k các hiệp định thương mại tự do tương tự với Việt Nam trước. Khi FTA Việt Nam – EAEU đi vào hiệu lực, mức thuế trung bình đối với hàng hóa EAEU sẽ giảm t 10% đến 1%. Do đó, hàng hóa các thành viên EAEU sẽ được hưởng các ưu đãi tương tự như các quốc gia khác trên thị trường Việt Nam. Cụ thể, Việt Nam đã giảm hoặc loại b thuế nhập khẩu đối với EAEU đối với 91% hàng hóa của mình. Không áp dụng thuế đối với thịt bò, các sản phẩm t sữa, cá đóng hộp, bột mì, ng cốc c ng như thép cuộn, ống, amiăng, tàu, các sản phẩm dầu m và nhiều loại hàng hóa khác. Thuế đối với xăng sẽ giảm t 19% xuống 0% trong thời gian chuyển tiếp; dây cáp t 20% đến 0% trong khoảng thời gian 10 năm; đối với hàng hóa và máy móc, t 17% đến 0%. Việt Nam c ng đã đồng ý tự do hóa một phần việc tiếp cận thị trường các sản phẩm thuốc lá t EAEU, trong khi các công ty trong ngành công nghiệp ô tô sẽ được cấp quyền truy cập độc quyền vào thị trường Việt Nam. Ngoài ra, một số mặt hàng thuộc lĩnh vực công nghiệp nhưtàu, thiết bị cơ kh , thiết bị điện t , phụ tùng cho ô tô, sản phẩm thép, máy móc nông nghiệp, xe buýt, xe nhẹ, xe tải, sản phẩm dầu c ng sẽ được Việt Nam mở c a. Đổi lại, Liên minh kinh tế Á-Âu sẽ loại b thuế nhập khẩu đối với 88% hàng hóa ngay lập tức hoặc với thời gian chuyển tiếp t 5 đến 10 năm. Do đó, các nhà sản xuất Việt Nam sẽ có quyền tiếp 142
  7. cận ưu đãi vào nhiều thị trường hàng tiêu dùng của EAEU bao gồm quần áo, giày dép, cá, gạo, trái cây, rau quả và điện t tiêu dùng. FTA Việt Nam – EAEU tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và đa dạng hóa thương mại lẫn nhau giữa EAEU và Việt Nam, đồng thời c ng đưa ra các cơ chế bảo vệ chống cạnh tranh không lành mạnh và tăng nhập khẩu không kiểm soát. Ngoài ra, việc mở c a với Việt Nam và tiếp cận thị trường của các nước ASEAN đang phát triển năng động có thể trở thành một trong những động lực tăng trưởng kinh tế ở các nước Á-Âu. Tuy nhiên, khi thực hiện Hiệp định này, cần phải tính đến các rủi ro và hạn chế có thể xảy ra. Một trong những rủi ro này có thể là sự gia tăng nhanh chóng trong xuất khẩu của Việt Nam sang các nước EAEU, do khả năng cạnh tranh rất cao của hàng hóa Việt Nam, bao gồm cả những nhà đầu tư nước ngoài s dụng công nghệ t các nước phát triển hàng đầu đang có cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Ngoài ra, khoảng cáchđịa lý cùng với chi phí vận chuyển ngày càng cao giữacác nước EAEU và Việt Nam. Do đó bên cạnh trao đổi thương mại, hai bên c ng cần tăng cường thúc đẩy thu hút đầu tư FDI lẫn nhau để tạo ra các liên doanh tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hỗ trợ nhau cùng phát triển. Tiềm năng hợp tác và tạo ra cácchuỗi giá trị giữa EAEU và Việt Nam nói riêng, với các nước ASEAN nói chung còn rất lớn, việc tận dụnghiệu quả các cơ hội mở ra theo FTA Việt Nam – EAEUvà xem xét các rủi ro, hạn chế nhất định có thể dẫn đến hiệu quả tích hợp tích cực và mang lợi íchcho cả hai bên trong trung và dàihạn trong bối cảnh của Hiệp định thương mại tự do. 4. Kết luận và hàm ý chính sách Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á- Âu đang mở ra cơ hội lớn đối với cả hai bên. Thương mại và đầu tư hai chiều có xu hướng mở rộng trong thời gian tới. Các chuỗi thương mại, đầu tư sẽđược hình thành và lợi thế các bên bước đầu đượckhai thác. Mặc d t nh tương đồng khá cao về cơ cấu kinh tế thương mại giữa hai bên, nếu các bên có ch nh sách thương mại phù hợp sẽ tác động tới quy mô kinh tế, thương mại giữa hai bên sẽ tăng lên đáng kể. Trong điều kiện thị trường của Liên minh kinh tế Á- Âu và Việt Nam có quy mô gia tăng liên tục, cơ hội khai thác lợi ch thương mại mở ra rất lớn t thời điểm Hiệp định có hiệu lực. Tuy nhiên, lợi ích sẽ tối ưu nếu các rủi ro được giảm thiểu.Để thúc đẩy quan hệ kinh tế- thương mại lên một cấp độ mới về quy mô và phạm vi, Việt Nam cần có các giải pháp phù hợp như tăng cường điều ch nh chính sách trong quan hệ với liên minh kinh tếÁ – Âu, triệt để khai thác các lợi thế nhằm hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển quan hệ thương mại và đầu tư sang các nước thành viên EAEU và c ng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp EAEU tiếp cận thị trường Việt Nam theo cam kết của hiệp định. Mục tiêu đó để đạt được cần có sự điều ch nh chính sách Chính phủ và chiến lược doanh nghiệp phù hợp, mở rộng tầm nhìn và xây dựng các chuẩn mực chung. Những kinh nghiệm triển khai các hiệp định khác của Việt Nam c ng như Liên minh kinh tếÁ – Âu là nền tảng để đề xuất giải pháp hệ thống và có tác dụng lan t a rộng nhằm đạt được lợi ích t hiệp định thương mại Việt Nam - EAEU. 143
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công thương (2019), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018, NXB Công thương 2. Đoan Hải (2015), Hiệp định FTA với liên minh kinh tế Á – Âu tiếp tục khẳng định vai trò của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội 3. ITC, Trade Map, 2020 Feb, truy cập ngày 9/2/2020 4. Likhacheva A.B., Kalachyhin H.M. (2018), Risk assessment of trade liber- alization with Asia countries in the context of Russia‟s policy of pivot to Asia, Interna- tional Organizations Research Journal, Vol. 13, No 3, pp. 52 – 69. 5. Larisa I. Egorova, Alla V. Trofimovskaya, Maksim V. Fatin, Evgeniya A. Medvedeva (2019), Prospects of Enhancing Russia – Vietnam Economic Cooperation: Barriers and Drivers, Advances in Economics, Business and Management Research, volume 107. 6. Muradov K (2016), Russia and ASEAN in global production chains, Inter- national Life, No 5, pp. 64–76 7. N.V. Fedorov (2018), The free trade agreement between the EAEU and Vi- etnam as a factor of Russian – Vietnamese relations, Comparative Politics Russia, No.1, pp. 74 – 90 8. N.V. Fedorov (2018), New policy towards Vietnam? State administration of the Russian Federation and a realization of the free trade agreement between the EAEU and Vietnam, Public Administration Issues, Special issue, pp. 68–78. 9. Pylin Artem Gennadievich (2018), Foreign Trade Cooperation of the Eaeu and Vietnam in the Context of the Free Trade Zone Creation, Russia and Peace in the XXI Century. 10. Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI, Hiệp định Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu ( lien-minh-kinh-te-a au/1 , truy cập 9h00 ngày 8/2/2020) 11. V. Mazyrin (2019), The Impact of the EAEU-Vietnam FTA on Bilateral Trade, Analytical media “Eurasian Studies”( truy cập ngày 10/2/2020). 12. WTO, Regional Trade Agreements Information System (RTA-IS)// URL: wto.org/UI/publicsummarytable.aspx 144