Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non tư thục Vinschool Times city tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

pdf 10 trang Hùng Dũng 08/01/2024 230
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non tư thục Vinschool Times city tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_ly_hoat_dong_cham_soc_giao_duc_tre_tai_truong_mam_non_t.pdf

Nội dung text: Quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non tư thục Vinschool Times city tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

  1. NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 12, pp. 8695 This paper is available online at QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC VINSCHOOL TIMES CITY TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI Lê Thị Xuân Lý1 Tóm tắt. Hiện nay các trường mầm non hệ thống công lập khôngđáp ứng nhu cầu của các bậc cha mẹ trong xã hội. Sự ra đời của các trường mầm non tư thục là một tất yếu khách quan và được bảo đảm bằng hệ thống các chính sách về phát triển giáo dục của Đảng và Chính phủ Việt nam. Bài báo nghiên cứu đề xuất hình thức quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở TrườngMầm non Tư thục Vinschool Times, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tại nhà Trường. Từ khóa: Giáo dục mầm non, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. 1. Đặtvấnđề Đối với nước ta, trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước đã tập trung đưa ra những quyết sách lãnh đạo, đầu tư cho giáo dục. Coi việc đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và là lĩnh vực đầu tư có hiệu quả nhất, nhằm đưa chất lượng giáo dục và đào tạo của Việt Nam từng bước phát triển ngang tầm với khu vực và thế giới. Theo Luật Giáo dục; Điều lệ trường Mầm non; các Chỉ thị; các văn bản hướng dẫn; các Thông tư Hệ thống văn bản đã chỉ rõ, chức năng nhiệm vụ của các cấp Quản lý, những yêu cầu nhiệm vụ của giáo viên mầm non trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Rõ ràng Đảng, Nhà nước đã quan tâm, khuyến khích phát triển hệ thống giáo dục mầm non ngoài công lập. Có rất nhiều chính sách hỗ trợ, ưu tiên về tài chính, cơ chế hoạt động doanh nghiệp, trong đó, có các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. Quan điểm chỉ đạo của nhà nước ta cũng đã được các cấp các ngành nghiêm túc thực hiện, từng nhiệm vụ đã được cụ thể hóa hoạt động một cách đúng hướng, có nề nếp. Xã hội hóa giáo dục mầm non có thể xem là khâu then chốt để thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ Việt Nam đến 2020 là “Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi. Phổ biến kiến thức nuôi dậy trẻ cho các gia đình”. Tuy nhiên, đối với các cơ sở mầm non ngoài công lập hiện nay còn bộc lộ những hạn chế nhất định cả về số lượng, chất lượng, đội ngũ giáo viên và chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Sự quan tâm trong việc phát triển đội ngũ của giáo viên cấp quản lý chưa được kịp thời, chưa đồng bộ chưa toàn diện, dẫn đến việc thực hiện biên chế số giáo viên trên lớp không đúng theo điều lệ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Điều này còn được thể hiện rõ nét hơn trong một số cơ sở mầm non ngoài công lập. Ngày nhận bài: 10/09/2017. Ngày nhận đăng: 25/11/2017. 1Công ty cổ phần Văn hóa và Giáo dục quốc tế; email: lelyhnvn@gmail.com. 86
  2. THỰC TIỄN JEM., Vol. 9 (2017), No. 12. Bài viết đề cập đến quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trường Mầm non Tư thục Vinschool times city, Hà Nội. 2. Quản lý nhà trường, quản lý trường mầm non Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có hướng đích của hiệu trưởng đến con người (giáo viên, cán bộ nhân viên, học sinh), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin, ) hợp quy luật (quy luật quản lý, quy luật giáo dục, quy luật tâm lý, quy luật kinh tế, quy luật xã hội, ) nhằm đạt mục tiêu giáo dục. Theo Phạm Minh Hạc, quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành Giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh. Quản lý nhà trường trước hết là quản lý hoạt động dạy và học, đưa hoạt động đó từ trạng thái này đến trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục; Nguyễn Ngọc Quang (1989) cho rằng, quản lý trường học là quản lý tập thể giáo viên và học sinh, để chính họ lại quản lý (đối với giáo viên) và tự quản lý (đối với học sinh) quá trình dạy học giáo dục, nhằm đào tạo ra sản phẩm là nhân cách người lao động mới. Quản lý nhà trường bao gồm: Quản lý các quan hệ giữa nhà trường và xã hội và quản lý chính nhà trường (quản lý bên trong nhà trường). Quản lý bên trong nhà trường gồm: Quản lý các quá trình dạy học và quản lý các điều kiện (vật chất, tài chính, nhân lực ). Như vậy, quản lý nhà trường chính là quản lý giáo dục trong một phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nền tảng là nhà trường. Do đó, quản lý nhà trường phải vận dụng tất cả các nguyên lý chung của quản lý giáo dục để đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo. Khái niệm quản lý trường mầm non. Điều 25, Luật Giáo dục 2005, xác định: Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm: 1. Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ từ ba tháng tuổi đến ba tuổi. 2. Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi. 3. Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Luật Giáo dục 2005 cũng đã qui định về loại hình các cơ sở giáo dục mầm non là: công lập, dân lập, tư thục. Các loại hình này chịu sự quản lý của Nhà nước và cơ quan quản lý giáo dục. Quản lý các cơ sở giáo dục mầm non có tính đa dạng về quy mô, đối tượng quản lý và có đặc thù riêng. Quy mô, mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non phát triển rộng khắp đất nước. Tuy nhiên, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ giữa các vùng, các loại hình trường chưa đồng đều. Đối tượng quản lý của nhà trường mầm non là trẻ nhỏ và một tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên (thông thường phần lớn là nữ giới). Quản lý trường mầm non được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của các cấp quản lý đến các trường mầm non nhằm tạo ra những điều kiện tối ưu cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. 3. Quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trong nhà trường mầm non Quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trong nhà trường mầm non là quản lý toàn bộ việc giảng dạy, chăm sóc, giáo dục của thầy, việc học của trò theo nội dung giáo dục toàn diện nhằm thực 87
  3. Lê Thị Xuân Lý JEM., Vol. 9 (2017), No. 12. hiện mục tiêu giáo dục mầm non và đường lối giáo dục của Đảng. Do đó, những tác động của nó lên hệ thống phải là những tác động kép, tác động lên hoạt động dạy, đồng thời phải chuyển hóa hoạt động đó đến hoạt động học để đạt tới mục tiêu giáo dục. Trong quá trình thực hiện sự chuyển hóa đó phải có sự điều hành, phối hợp tác động của các lực lượng khác, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp tác động đến hoạt động dạy học. Quá trình quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trong nhà trường mầm non cần chú ý đến các điều kiện phục vụ cho dạy học: Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất thiết bị nhà trường nhằm vào mục đích phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy, học tập và giáo dục học sinh. Quản lý nguồn tài chính hiện có của nhà trường theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước và của ngành Giáo dục. Đặc điểm của quản lý hoạt động dạy học là điều khiển, điều chỉnh hoạt động này vận hành một cách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo, kiểm tra giám sát thường xuyên nhằm từng bước hướng vào thực hiện các nhiệm vụ dạy học để đạt mục đích dạy học. Quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục mang tính chất quản lý hành chính, sư phạm, khoa học và tính xã hội hóa cao. Tính chất hành chính: Quản lý theo pháp luật và những quy chế, nội dung, quy định có tính chất bắt buộc đối với hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Tính sư phạm: Quản lý chịu sự quy định của các quy định đối với hoạt động chăm sóc giáo dục diễn ra trong môi trường sư phạm, lấy hoạt động và quan hệ của thầy và trò làm đối tượng quản lý. Tính đặc trưng của khoa học quản lý: Vận dụng có hiệu quả các chức năng quản lý, sử dụng sáng tạo các nguyên tắc và phương pháp quản lý trong quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục. Tính xã hội hóa: Quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế xã hội và có mối quan hệ tương tác, thường xuyên với xã hội. Yêu cầu cơ bản đối với quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục là đảm bảo tính pháp lý, đảm bảo tính khoa học, đảm bảo tính thực tiễn trong quản lý hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả chăm sóc giáo dục trong nhà trường. 4. Thực trạng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở Trường Mầm non Tư thục Vinschool Times City quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 4.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc trẻ ở Trường Mầm non Tư thục Vinschool Times City Hoạt động chăm sóc dinh dưỡng: Trường mầm non trong khu đô thị Times city là một hệ thống theo chuỗi trường mầm non tư thục. Các cơ sở trường mầm non tự thục Vinschool Times city có sự đầu tư tốt về chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng ngay từ khi mới thành lập. Mới thành lập năm 2014, là một hệ thống mầm non tư thục thành lập sau nên Chủ tịch tập đoàn Vingroup, Ban Giám hiệu đã chú trọng chăm sóc nuôi dưỡng là mũi nhọn và mục tiêu hàng đầu. Chủ tịch tập đoàn cùng Ban Giám hiệu thường xuyên mời chuyên gia dinh dưỡng về tư vấn và lên thực đơn theo kỳ (06 tháng một lần). Chất lượng bữa ăn cho trẻ thường xuyên được cải tiến, nâng cao, đảm bảo cho nhu cầu năng lượng theo độ tuổi và cân đối hợp lý giữa các chất dinh dưỡng cần thiết. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được coi trọng và trở thành chuyên đề trọng tâm cần đi sâu chỉ đạo thường xuyên vì mục tiêu tăng cường sức khỏe, bảo vệ an toàn tuyệt đối cho trẻ trong ăn uống, 100% các cháu đều được sử dụng nguồn thực phẩm sạch của chuỗi siêu thị Vinmart và ký hợp 88
  4. THỰC TIỄN JEM., Vol. 9 (2017), No. 12. đồng với các nhà cung cấp đảm bảo tính pháp lý. Lưu nghiệm thức ăn 24 tiếng đồng hồ theo đúng quy định. Đảm bảo chế biến bữa phụ cho trẻ, không mua thức ăn đã nấu sẵn. Mỗi cơ sở trường mầm non trong hệ thống Mầm non Tư thục Times city có khu bếp riêng, được trang bị đầy đủ thiết bị vệ sinh an toàn thực phẩm như những người làm trong khu bếp phải mặc trang phục đã khử trùng và thay đồ khi ra khỏi bếp. Có hệ thống camera rõ sắc nét xung quanh bếp để giám sát vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và nhân sự. Hàng tháng mỗi cơ sở trường mầm non trong hệ thống đón đoàn phụ huynh đến kiểm tra từ 1 đến 4 buổi. Lịch kiểm tra bếp là đột xuất chỉ báo trước 10 phút đến 20 phút để Ban Giám hiệu bố trí cán bộ trong trường đón tiếp. Trong khi đa số các trường mầm non tư thục đều thuê nhà dân để cải tạo, sửa sang lại thành trường nên bếp ăn chưa đúng quy cách, chưa đúng yêu cầu (bếp gần lớp học, quá chật, bếp để trên tầng cao nóng bức, đun than tổ ong nên chưa đảm bảo sức khỏe cho nhân viên nấu ăn). Toàn trường Mầm non Tư thục Vinschool Times city có 6 bếp ăn đạt chuẩn, quy trình một chiều. Tất cả các con đều được phục vụ bữa ăn sáng và bữa ăn nhẹ vào buổi sáng. Bữa ăn nhẹ gồm trái cây, nước trái cây hoặc sữa. Ăn trưa, ăn chiều. Bữa ăn chiều của trẻ có thể là cháo, phở, xôi Chuyên gia y tế của tập đoàn Vingroup cụ thể là bệnh viện Vinmec đã tập huấn cán bộ y tế và các cô giáo hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách trước khi ăn, phòng chống bệnh tay chân miệng, các bệnh giao mùa một cách hiệu quả. Thực đơn sẽ được cập nhật trên website của trường trước 3 ngày khi tháng mới bắt đầu trên website của trường. Trẻ ăn trưa tại khu vực lớp học và luôn có giáo viên trực các giờ trẻ ăn. Trẻ được khuyến khích tính tự lập trong các giờ ăn, tuy nhiên, thầy cô cũng sẽ động viên trẻ thử nhiều món khác nhau và ăn hết suất. Bảng 1. Bảng số liệu cân, đo và khám sức khỏe các trường mầm non tư thục quận Hai Bà Trưng qua các năm học Theo dõi sức khỏe 20142015 20152016 20162017 Số trẻ được khám sức khỏe định kỳ 2,023 2,695 3,490 Trẻ nhà trẻ 1,378 2.121 2,644 Trẻ mẫu giáo 645 574 840 Tỷ lệ 100% 100% 100% Số trẻ được theo dõi BĐ phát triển cân nặng 2,023 2.695 3,490 Tỷ lệ 100% 100% 100% Số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 98 76 59 Trẻ nhà trẻ 69 52 36 Tỷ lệ 4,8% 1,9% 1,03% Trẻ mẫu giáo 29 24 23 Tỷ lệ 1,4% 0,9% 0,66% Số trẻ có cân nặng cao hơn tuổi 26 45 58 Trẻ nhà trẻ 17 16 12 Tỷ lệ 0,84% 0,59% 0,34% Trẻ mẫu giáo 9 29 46 Tỷ lệ 0,45% 1,08% 1,32% Số trẻ được theo dõi biểu đồ chiều cao 2.023 2,695 3,490 Tỷ lệ 100% 100% 100% Số trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi 38 43 21 Trẻ nhà trẻ 27 31 13 Tỷ lệ 1,33% 1,15% 0,44% Trẻ mẫu giáo 11 12 8 Tỷ lệ 0,54% 0,45% 0,23% 89
  5. Lê Thị Xuân Lý JEM., Vol. 9 (2017), No. 12. Hoạt động chăm sóc giấc ngủ: Các trường mầm non tư thục trong hệ thống Trường Mầm non Vinschool Times City đều thực hiện tốt việc tổ chức cho trẻ ngủ đủ giấc, các phòng ngủ đều thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, các trường đều có điều hòa. Hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn: Các cơ sở trường mầm non tư thục đều thực hiện nghiêm túc cân, đo, khám sức khỏe cho trẻ theo định kỳ, theo dõi sức khỏe của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng sau mỗi đợt cân, đo. Kết quả được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1 cho thấy, các cơ sở trường đều thực hiện tốt việc cân, đo, khám sức khỏe định kỳ. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở Trường Mầm non Tư thục Vinschool Times City giảm dần qua các năm. Về công tác chăm sóc vệ sinh, đảm bảo an toàn, các cơ sở trường mầm non đều thực hiện tốt. Đến nay, chưa có trường nào để xảy ra vụ việc không đảm an toàn cho trẻ. Cùng với các trường mầm non công lập trong quận, Trường Mầm non Tư thục Vinschool Times City cũng thực hiện tốt phong trào “Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực” như nâng cấp nhà vệ sinh, nơi rửa tay cho trẻ, có nhà vệ sinh nam, nữ riêng; bố trí, sắp xếp hợp lý để tạo môi trường xanh, sạch, đủ nguồn nước sạch, thùng rác có nắp đậy, không để rác qua đêm. Theo kết quả đánh giá thì 100% các cơ sở Trường Mầm non Tư thục Vinschool Times City đều đạt trường học an toàn. 4.2. Thực trạng hoạt động giáo dục trẻ tại Trường Mầm non Tư thục Vinschool Times City, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Tính đến nay, sau ba năm thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, bậc học mầm non Trường Mầm non Tư thục Vinschool Times City, quận Hai Bà Trưng đã có những kết quả chuyển biến tốt trong phương pháp giáo dục trẻ, trong đổi mới môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ chủ động học tập, sáng tạo theo khả năng của mỗi trẻ. Cụ thể: Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, nên các cơ sở Trường Mầm non Tư thục Vinschool Times City rất quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ. Qua vui chơi, trẻ được học tập; trẻ học bằng hình thức vui chơi là chủ yếu. Hàng ngày, trò chơi được sử dụng trong các tiết học, các giờ sinh hoạt trong lớp, ngoài sân. Đồ chơi cũng được các nhà trường đầu tư nhiều tạo cho trẻ sự khám phá, phát hiện trải nghiệm, thấy được sự phong phú của sự vật, hiện tượng. Các kỹ năng nhận thức, kỹ năng khám phá ở trẻ được hình thành và được mở rộng hơn. Trẻ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, tự tin, độc lập, chủ động sáng tạo. Trẻ luôn có nhu cầu ham học hỏi, tìm hiểu và đón nhận những ý kiến mới. Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với giáo viên và mọi người xung quanh được mở rộng, năng lực xã hội của trẻ có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ, mạch lạc trong giao tiếp. Các hoạt động trò chơi được giáo viên tổ chức là trò chơi đóng vài theo chủ đề, trò chơi xây dựng, lắp ghép, trò chơi vận động được giáo viên lồng ghép và tổ chức vào các thời điểm trong ngày như giờ đón trẻ, chuyển tiếp giữa các hoạt động trong ngày, chơi ngoài sân trường, giờ sinh hoạt chiều và giờ trả trẻ. Tổ chức ngày hội, ngày lễ: 100% các cơ sở Trường Mầm non Tư thục Vinschool Times City đều tổ chức các ngày hội, ngày lễ. Công tác chuẩn bị cho những ngày này cũng được các cô và trò dành nhiều thời gian. Không gian khu đô thị Times City rộng lớn, có nhiều sân chơi, có nhiều sân khấu và khu vui chơi rộng nên các ngày lễ được tổ chức bài bản và quy mô rộng, hoành tráng. Nội dung và hình thức phong phú nên hiệu quả giáo dục của hoạt động này rất cao. Tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ: 100% các cơ sở Trường Mầm non Tư thục Vinschool Times City đã xây dựng được lịch sinh hoạt hàng ngày cho trẻ phù hợp với đặc điểm 90
  6. THỰC TIỄN JEM., Vol. 9 (2017), No. 12. tâm sinh lý lứa tuổi. Ví dụ lịch sinh hoạt hàng ngày của trẻ Trường Mầm non Tư thục Vinschool Times City cơ sở Tòa T36. Bảng 2. Lịch sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại Trường Mầm non Tư thục Vinschool Times City Tòa T36 Nội dung Thời gian Đón trẻ. 7h00 8h00 Thể dục buổi sáng. 8h00 8h15 Ăn sáng. 8h15 8h40 Vệ sinh sau ăn. 8h40 8h50 Điển danh. 8h50 9h00 Hoạt động học tập buổi sáng. 9h00 9h30 Hoạt động ngoài trời. 9h30 10h00 Hoạt động góc sáng tạo. 10h00 10h45 Vệ sinh trước khi ăn. 10h45 11h00 Ăn trưa. 11h00 11h45 Vệ sinh sau khi ăn. 11h45 12h00 Ngủ trưa. 12h00 14h00 Vận động nhẹ. 14h00 14h15 Ăn chiều. 14h15 14h45 Chương trình làm quen với tiếng anh. 14h45 15h15 Hoạt động bổ trợ: Múa, âm nhac, mỹ thuật, thể chất. 15h15 15h45 Ăn nhẹ buổi chiều. 15h45 16h00 Trẻ đi xe bus, ra xe đi về. 16h00 16h15 Trẻ không đi xe bus, chơi tự chọn hoặc tham gia các câu lạc bộ. 16h15 17h30 Trẻ đón muộn sẽ được đưa vào chơi tại nhà thể chất chờ cha mẹ đón muộn. 17h30 19h00 Hoạt động học tập: Từ khi mới thành lập năm 2014 cơ sở đầu tiên tại tòa T1, T2, T8, T9 tại khu đô thị Times City được đầu tư phát triển của tập đoàn Vingruop, Trường Mầm non Tư thục Vinschool Times City sở hữu những lợi thế đặc biệt về hạ tầng và không gian cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến đảm bảo sự phát triển của trẻ. Trường Mầm non Tư thục Vinschool Times City được xây dựng bởi các yếu tố sạch và đẹp trong khuôn viên khu đô thị Times City với hệ thống trò chơi liên hoàn khiến các bé vô cùng thích thú với giờ hoạt động ngoài trời. Sân trường rộng với nhiều vườn hoa và cây xanh. Hệ thống phòng học hiện đại đảm bảo tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm cách âm và an toàn cháy nổ. Hệ thống phòng chức năng đa dạng phong phú đầy đủ tiện nghi hiện đại phục vụ mục tiêu cho trẻ phát triển toàn diện. Phòng âm nhạc, phòng múa hiện đại giúp các bé phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc và rèn luyện độ dẻo dai về sức khỏe. Phòng mĩ thuật là cả thế giới sắc mầu giúp các bé nâng cao trí tưởng tượng trong sáng tạo nghệ thuật. Thư viện với nhiều đầu sách giáo dục trí tuệ và được thiết kế linh hoạt trong một không gian mở. Phòng thể chất đa năng với diện tích lớn là nơi tổ chức các hoạt động thể thao các hoạt động tập thể để các em rèn luyện và phát triển thể chất. Bể bơi hiện đại, đáp ứng nhu cầu vui chơi thư giãn và luyện tập giúp các bé làm quen với những kĩ năng bới cơ bản. Nhà vệ sinh hiện đại, tiện nghi, sạch sẽ được thiết kế phù hợp với chiều cao của lứa tuổi mầm non, được dọn dẹp thường xuyên bởi đội ngũ dọn vệ sinh chuyên nghiệp. Phòng y tế được trang bị các thiết bị, dụng cụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu cùng các nhân viên y tế tận tâm với sự hỗ trợ chuyên môn của bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec. Năm học 20142015 triển khai đại trà 100% trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, các trường đã quan tâm đến việc đổi mới môi trường hoạt động cho cả cô và trẻ. Trước 91
  7. Lê Thị Xuân Lý JEM., Vol. 9 (2017), No. 12. kia, môi trường lớp học thường do giáo viên tự trang trí thì nay việc trang trí môi trường lớp học do cô và trò cùng thực hiện và được bố trí thành các góc hoạt động trẻ. Trẻ chủ động trong hoạt động học, được chơi theo sở thích cá nhân hoặc nhóm nhỏ. Các sản phẩm, các nguyên vật liệu do trẻ tạo ra trong các giờ học, giờ chơi được tận dụng để làm đồ dùng dạy học, đồng thời để trang trí các góc chơi, trang trí môi trường sư phạm của lớp học. Việc đổi mới này đã làm tăng tính tích cực của trẻ trong các hoạt động ở trường. Các kỹ năng được cô cung cấp cho trẻ trong các hoạt động giáo dục đã được ứng dụng ngay trong hoạt động hàng ngày của trẻ, làm cho cô và trẻ gần gũi, hiểu nhau hơn, trẻ được giao lưu với nhau nhiều hơn. Tuy nhiên, để thực hiện việc đổi mới, Ban Giám hiệu nhà trường cũng như giáo viên phải nắm vững phương pháp, vận dụng tương đối linh hoạt vào bài dạy, lấy trẻ làm trung tâm trong việc tổ chức các hoạt động. Ban Giám hiệu các Trường Mầm non Tư thục Vinschoo Times City cũng đã có nhiều biện pháp sáng tạo tổ chức triển khai chương trình như xây dựng kế hoạch của các chủ đề, tổ chức tham quan học tập, xây dựng các tiết học mẫu và tổ chức cho giáo viên trong trường kiến tập, hướng dẫn giáo viên lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và từng độ tuổi, phân công giáo viên các lớp hợp lý để có sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Trình độ kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên được nâng cao. Giáo viên thực sự linh hoạt, chủ động trong việc lập kế hoạch, lựa chọn các nội dung giáo dục phù hợp với từng chủ đề, từng lứa tuổi, sáng tạo trong tổ chức các hoạt động giáo dục và sử dụng nguyên vật liệu sẵn có để làm đồ chơi, đồ dùng dạy học. Đa số giáo viên có kỹ năng vận dụng phương pháp dạy học tích cực, xây dựng môi trường hoạt động học tập vui chơi linh hoạt, sáng tạo từ đó kích thích trẻ luôn tích cực chủ động tham gia khám phá tìm tòi, trải nghiệm có hiệu quả, thông qua đó, trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp và tham gia các hoạt động khác. 100% giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin và thiết kế bài giảng điện tử tạo cho trẻ không khí học tập sôi nổi, lôi cuốn trẻ. Tuy nhiên, có một số cơ sở Trường Mầm non Tư thục Vinschool Times City còn hạn chế về cơ sở vật chất, diện tích phòng học, sân chơi và các phương tiện phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ chưa được đảm bảo. Bên cạnh đó, vẫn còn một số giáo viên chưa nhận thức sâu sắc về chương trình giáo dục mầm non mới, còn nặng về hình thức tổ chức chương trình cải cách, xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động còn chưa sáng tạo, chưa tạo được nhiều các góc mở cho trẻ hoạt động, chưa tận dụng được nhiều các nguyên vật liệu sáng tạo, thiếu thẩm mỹ. Sản phẩm trẻ làm ra có tính rập khuôn, thiếu sự sáng tạo và giáo viên làm hộ. Hơn nữa, đội ngũ giáo viên ở của Trường mầm non Tư thục Vinschool Times City không ổn định nên việc bồi dưỡng chuyên môn gặp nhiều khó khăn. Ở một số trường khi giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới còn bỡ ngỡ. Bảng 3. Đánh giá, xếp loại thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới của các Trường Mầm non Tư thục Vinschool Times City Năm học Loại tốt Loại khá Loại trung bình Loại yếu 2014 2015 2 2 0 0 2015 2016 4 2 0 0 2016 2017 4 4 0 0 Qua Bảng 3 thấy rằng, năm học 20142015, tuy chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới của trường tư thục có tiến bộ hơn năm học 20152016, số lượng các cơ sở trường 92
  8. THỰC TIỄN JEM., Vol. 9 (2017), No. 12. đạt tốt và khá đều tăng, nhưng rõ ràng so với các trường mầm non công lập, thì chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới của các trường mầm non tư thục còn cách một khoảng khá xa, đáng phải quan tâm, phấn đấu rất nhiều. Đây là điều mà Hiệu trưởng Trường Mầm non Tư thục Vinschool Times City phải nhận thức được một cách nghiêm túc, từ đó, phải đề xuất được biện pháp quản lý hợp lý để cải thiện nhanh chóng tình trạng này. 5. Mộtsốbiệnphápquảnlý hoạtđộngchămsóc,giáo dụctrẻtạitrường Mầm non Tư thục Vinschool Times City, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non Tư thục Vinschool Times City, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội nhằm giúp Hiệu trưởng tổ chức tốt hơn nữa các hoạt động của trường mình. 5.1. Kế hoạch hóa công tác quản lý tạo thế chủ động đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và phụ huynh trong việc tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non Tư thục Vinschool Times City là một địa chỉ được sự tín nhiệm và khì vọng ngày càng cao của cộng đồng. Bản kế hoạch là cụ thể hóa chương trình hành động của tổ chức, thể hiện rõ mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp tổ chức tiến hành, phương tiện và thời gian triển khai của từng nhiệm vụ, là cơ sở pháp lý để mọi thành viên trong tổ chức tập chung mọi lỗ lực và tăng cường hợp tác, cộng đồng trách nhiệm để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng nhu cầu thể chất, tinh thần khá cao về sự phát triển của trẻ trong bối cảnh hiện nay. Kế hoạch hóa là một công cụ và chức năng quan trọng, cơ bản nhất của người làm công tác quản lý, là cơ sở khoa học để nhà trường thực thi và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Trong một tập thể lao động mọi người liên kết với nhau cùng thực hiện nhiệm vụ của tập thể và của bản thân. Nhiệm vụ của người quản lý là làm thế nào để mọi người biết nhiệm vụ của mình, biết phương pháp hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu của tổ chức. Kế hoạch hóa bao gồm xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của cả hệ thống quản lý. Thực hiện chức năng kế hoạch hóa tạo ra tầm nhìn chiến lược cho các nhà quản lý, giúp cho việc phát hiện và lựa chọn chính xác những chương trình hành động phù hợp với các nguồn lực của hệ thống, làm giảm bất trắc, hạn chế sự lãng phí do được tính toán sắp đặt từ trước. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để Hiệu trưởng quản lý, kiểm tra theo dõi tiến độ, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục của nhà trường. 5.2. Quản lý nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc trẻ trước yêu cầu nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm xã hội Nhằm giúp cho đội ngũ quản lý và mỗi giáo viên, nhân viên nhận thức được đúng vai trò và tầm quan trọng của công tác chăm sóc trẻ ở trường mầm non. Nâng cao chất lượng thực hành chăm sóc trẻ ở trường mầm non. Trang bị cho giáo viên, nhân viên những kiến thức khoa học về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ mầm non. Sắp xếp lại cách quản lý, cách tổ chức bữa ăn của trẻ để đảm bảo được khẩu phần ăn cân đối, hợp lý, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ theo từng lứa tuổi. Qua đó góp phần làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng. Giúp nhà trường quản lý tốt chương trình chăm sóc trẻ. 93
  9. Lê Thị Xuân Lý JEM., Vol. 9 (2017), No. 12. 5.3. Quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ Hoạt động giáo dục trẻ mầm non được thực hiện thông qua các hoạt động cơ bản như: Hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, hoạt động lao động, hoạt động lễ hội. Thông qua các hoạt động này, trẻ sẽ được phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những hành vi, nề nếp, thói quen, những kỹ năng sống tích cực một cách khoa học. Vì vậy, nhóm các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ nhằm giúp cán bộ quản lý xây dựng tốt các kế hoạch giáo dục của các khối, lớp, có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non theo hướng đổi mới để đạt được mục tiêu giáo dục mầm non. 5.4. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng bồi dưỡng chuyên môn đối với đội ngũ giáo viên Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn sẽ giúp Hiệu trưởng thu được đầy đủ những thông tin cần thiết về tình hình thực tế thực hiện chuyên môn của giáo viên, đánh giá đúng năng lực, phẩm chất của giáo viên, phát hiện những thiếu sót, yếu kém để bổ sung, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời nhằm không ngừng hoàn thiện quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn trong nhà trường. Qua kiểm tra, đánh giá giúp Hiệu trưởng đổi mới tư duy và nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với công việc, đảm bảo sự ổn định trong nhà trường. 5.5. Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị lớp học chính là một nhân tố quan trọng trong sự cạnh tranh giữa các trường mầm non trong khối Tư thục. Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học hiện đại, đẹp vừa tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên thực hiện tốt hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, vừa có thể thu hút được phụ huynh cho con đến trường học. 5.6. Quản lý thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý Thông tin là cơ sở, chất liệu hình thành các quyết định quản lý. Chất lượng các quyết định quản lý phụ thuộc vào tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của thông tin. Thông tin quản lý giáo dục là chức năng trung tâm của người quản lý. Nhờ có thông tin mà người quản lý nắm bắt đầy đủ tình hình của nhà trường, các mệnh lệnh chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo. Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý hiện nay. Hầu như các trường mầm non tư thục đã có hệ thống camera trực tuyến (cho phụ huynh xem). Tại bất kỳ nơi nào có kết nối internet, người quản lý luôn theo dõi được tình hình hoạt động của đơn vị. Với các tiện ích của mình, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhằm góp phần thiết thực nâng cao hiệu quả, chất lượng của quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong các trường mầm non tư thục. 6. Kếtluận Trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ Hiệu trưởng nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng. Cán bộ quản lý là nhân tố cơ bản có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường mầm non. Để hoàn thành sứ mệnh được giao, đòi hỏi người Hiệu trưởng ngày càng phải có nghiệp vụ quản lý và năng lực chuyên môn, đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu chăm sóc, giáo dục 94
  10. THỰC TIỄN JEM., Vol. 9 (2017), No. 12. trẻ ngày càng cao của xã hội cũng như sự cạnh tranh giữa các trường mầm non tư thục với nhau. Qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường mầm non Tư thục Vinschool Times City cho thấy dù các cơ sở trường mầm non trên địa bàn quận đã có những thành tích đáng kể, xong hoạt động giữa các trường còn chênh lệch với nhau và với các trường mầm non công lập; bộc lộ nhiều hạn chế. Nghiên cứu đã tìm ra được nguyên nhân của những hạn chế này. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng, nghiên cứu này đã đề xuất 07 biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của Hiệu trưởng Trường Tư thục Vinschool Times City, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với mục đích góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của Khoa học quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2] Luật Giáo dục, Nxb Lao động, 2008. [3] Văn kiện Hội nghị lần 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII (1997), Nxb Chính trị quốc gia, 1997. [4] Harold Koonts, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu về quản lý, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. [5] Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục Trung ương I, Hà Nội. [6] Quy chế hoạt động trường mầm non tư thục, Kèm theo Quyết định số 41/2008/QĐ – BGD&ĐT ngày 25/7/2008. [7] Quy chế xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, Kèm theo Quyết định số 36/2008/QĐ – BGD&ĐT ngày 16/7/2008. [8] Đỗ Hoàng Toàn (chủ biên 2000), Giáo trình khoa học quản lý, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. ABSTRACT Management of childcare and education in Vincschool Times City Private Kindergarten in Hai Ba Trung district, Hanoi Currently, public kindergartens cannot meet all the needs of parents. The appearance of nonpublic kindergartens is vital and guaranteed by policies regarding education development of the Government of Vietnam. This article suggests management measures for childcare and education activities at Vinschool times Private Kindergartens in Hanoi, contributing to enhance the education quality. Keywords: Nursery education, childcare. 95