Rào cản của nữ doanh nhân Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế - Lý luận và thực tiễn

pdf 9 trang Gia Huy 18/05/2022 2260
Bạn đang xem tài liệu "Rào cản của nữ doanh nhân Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế - Lý luận và thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfrao_can_cua_nu_doanh_nhan_viet_nam_trong_hoi_nhap_kinh_te_qu.pdf

Nội dung text: Rào cản của nữ doanh nhân Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế - Lý luận và thực tiễn

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG RÀO CẢN CỦA NỮ DOANH NHÂN VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BARRIERS FACING VIETNAMESE WOMEN ENTREPRENEURS IN INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION: THEORY AND PRACTICE TS. Ngô Thị Khuê Thư, Trương Thị Kim Cương Khoa Marketing, Trường Đại học Kinh Tế- Đại học Đà Nẵng - Học viên K29- Trường Đại học Kinh tế- Đại học Đà Nẵng khuethu@due.edu.vn TÓM TẮT Các nữ doanh nhân Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Bài viết này đưa ra một cái nhìn tổng quan rào cản của các nữ doanh nhân Việt Nam trong hội nhập kinh doanh quốc tế. Bài viết nêu ra những ràng buộc về quan điểm truyền thống vai trò của phụ nữ, thiếu sự đào tạo bài bản trong kinh doanh, thiếu kiến thức công nghệ thông tin, sự tiếp cận vốn, rào cản ngôn ngữ, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống và những vấn đề khác. Nắm bắt được những rào cản phải đối mặt của nữ doanh nhân sẽ hỗ trợ những phụ nữ hiện đang tham gia vào kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách. Bài viết này có thể là tư liệu cho các chương trình và chính sách hỗ trợ dành cho các nữ doanh nhân Việt Nam trong hội nhập phát triển kinh tế quốc tế. Từ khóa: Nữ doanh nhân; Hội nhập kinh tế; Rào cản; Vai trò của nữ doanh nhân Việt Nam; Cân bằng ABSTRACT Vietnamese women entrepreneurs play a key role in the economic development. This paper provides insights into the barriers facing Vietnamese women entrepreneurs in International economic integration. This paper looks at constraints including traditional views on women's roles, lack of knowledge and training in business and information technologies, access to capital, language barrier, work-life balance and other issues. Understanding the barriers facing female entrepreneurs can be beneficial to: females currently engaged in entrepreneurship and policy makers. This paper can lead to more supportive policies and programmes for Vietnamese female entrepreneurs in International economic integration. Key words: Women entrepreneurs; Economic Integration; Barriers; Roles of Vietnamese women entrepreneurs; Balance 1. Đặt vấn đề Ở các quốc gia phát triển, có hiệu suất kinh tế mạnh là những quốc gia thực hiện chính sách thu hẹp khoảng cách về bình đẳng giới. Có bằng chứng rõ ràng về sự liên kết quan trọng giữa vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế và sự thịnh vƣợng kinh tế các cấp địa phƣơng, quốc gia và toàn cầu. Giải quyết đƣợc những rào cản trong kinh doanh của nữ doanh nhân sẽ dẫn đến hoạt động và tăng trƣởng kinh tế đáng kể (K. Theurer, 2014). Số lƣợng các nữ chủ doanh nghiệp ngày càng tăng hiện đang là một xu hƣớng toàn cầu đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển. Trong nền kinh tế thị trƣờng, phụ nữ sở hữu hơn 25% của tất cả các doanh nghiệp. Khá thú vị, nữ doanh nhân có thể đóng góp đáng kể vào việc giảm nghèo, đóng góp các sáng kiến kinh doanh và thúc đẩy việc đạt đƣợc các mục tiêu kinh tế - xã hội rộng lớn hơn. Tuy nhiên, sự đóng góp của các nữ doanh nhân phụ thuộc vào hiệu suất của họ, trong đó, bị ảnh hƣởng bởi sự hỗ trợ và những rào cản tiềm ẩn (G.Malyadri, 2014). Mặc dù nữ doanh nhân có vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, tuy nhiên, những ngƣời phụ nữ làm kinh doanh và tự khởi nghiệp vẫn còn gặp phải những rào cản thách thức đến từ cả tự bản thân ngƣời phụ nữ và từ phía bên ngoài xã hội. Nữ doanh nhân phải gánh vác gấp đôi số lƣợng công việc khi vừa phải điều hành doanh nghiệp, vừa phải chăm sóc gia đình. Những rào cản của nữ doanh nhân về định kiến trong xã hội và sự bất bình đẳng giới, thiếu khả năng về kinh nghiệm quản lý, trình độ học vấn, khả năng tiếp cận nguồn vốn, thiếu sự nhanh nhạy trong công nghệ hiện đại, nhận thức thấp về khả năng và sự tự tin (Eastwood, 2004; Tambunan, 2009; Kumar, Mohan, C., N., 2013), xung đột vấn đề 198
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) cân bằng giữa công việc và cuộc sống (VCCI, 2007; Tambunan, 2009; Mathew & Panchanatham, 2011; Devpriya Dey, 2014). Mục đích chính của bài viết nhằm làm sáng tỏ những rào cản của nữ doanh nhân Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể, bài viết nêu rõ vai trò quan trọng của nữ doanh nhân Việt Nam; thực tiễn hoạt động kinh doanh của nữ doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội; những rào cản của nữ doanh nhân Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế; trên cơ sở đó, bài viết đƣa ra một số khuyến nghị hỗ trợ và khích lệ tinh thần kinh doanh ở phụ nữ. Bài viết này có thể là tƣ liệu cho các chƣơng trình và chính sách hỗ trợ dành cho các nữ doanh nhân Việt Nam trong hội nhập phát triển kinh tế quốc tế. 2. Vai trò của nữ doanh nhân Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội Tinh thần kinh doanh của phụ nữ có một đóng góp đáng kể vào sự phát triển của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong những năm gần đây. Vai trò ngày càng quan trọng của họ đã đƣợc công nhận bởi Chính phủ và Nhà nƣớc. Phó Thủ tƣớng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trong Nghị quyết 09- NQ/TW ngày 09-12-2011 của Bộ Chính trị về " Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế" đã khẳng định đội ngũ doanh nhân là lực lƣợng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững, giữ vững độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Tại Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam ngày 06-03-2011 ở Hà Nội, các lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc đã khẳng định, các doanh nhân nữ Việt Nam là những tấm gƣơng tiêu biểu cho bản lĩnh, sức chịu đựng, sự sáng tạo, năng động và sức vƣơn lên trong khó khăn, thử thách, đã góp phần tích cực vào việc duy trì sự ổn định và khôi phục, phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Trong một bài phát biểu tại buổi họp Hội nghị Thƣợng đỉnh Phụ nữ toàn cầu năm 2008, Thủ tƣớng Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, "Mỗi nữ doanh nhân sẽ tạo ra bốn vị trí công việc. Nhiều người trong số họ đang giữ vị trí hàng đầu tại nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Dưới sự quản lý của nữ lãnh đạo, hoạt động kinh doanh có hiệu quả vì họ thường tuân thủ đúng pháp luật, và quan tâm tốt hơn đến người lao động. Họ tích cực tham gia hoạt động từ thiện và đóng góp đáng kể vào xoá đói giảm nghèo‖. Các nữ doanh nhân Việt Nam ngày càng khẳng định bản lĩnh, tài năng và sự bền bỉ trong sự nghiệp kinh doanh. Nhiều doanh nhân nữ đã có tên trong các bảng vinh danh Doanh nhân tiêu biểu của khu vực và thế giới. Trong bài phát biểu về ―Vai trò và đóng góp của doanh nhân nữ trong phát triển kinh tế - xã hội‖, bà Trần Thị Thủy, Chủ tịch Hội Đồng Doanh nhân nữ Việt nam khẳng định, doanh nhân nữ là lực lƣợng quan trọng trong hoạt động đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện, cứu giúp ngƣời nghèo, ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và cứu trợ những vùng có thiên tai. Những năm gần đây, đội ngũ nữ doanh nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh đóng góp tích cực vào thực hiện Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, từng bƣớc khẳng định đƣợc uy tín, thƣơng hiệu sản phẩm, thƣơng hiệu doanh nghiệp trong nƣớc và quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và thế giới. William Scheela & Tran Thi Van Hoa (2005) đã phân tích và khẳng định rằng nữ doanh nhân Việt Nam có năng lực quản lý thời gian và quản lý bản thân tốt hơn nam doanh nhân, chính vì thế mà nữ doanh nhân vừa quản lý và điều hành tốt doanh nghiệp, vừa đảm nhận tốt vai trò của ngƣời phụ nữ đảm đang trong gia đình. Nữ doanh nhân Việt Nam có đặc điểm chung là thận trọng, tính toán kế hoạch chi li, tiết kiệm, tuân thủ pháp luật. Nữ doanh nhân có những ƣu thế vƣợt trội nhƣ: sức chịu đựng bền bỉ, khả 199
  3. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG năng cảm nhận tinh tế, mềm dẻo, ứng phó linh hoạt với môi trƣờng kinh doanh. Bên cạnh đó, tố chất riêng vốn có của phụ nữ là sức chịu đựng tốt hơn, sự mềm mỏng trong quan hệ xã hội và các đối tác. Các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đóng góp không nhỏ vào GDP, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tạo việc làm cho ngƣời lao động, thực hiện trách nhiệm xã hội cũng nhƣ việc góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và tiến bộ xã hội. Nữ doanh nhân đã thực sự là một thành phần rất quan trọng của đội quân chủ lực đất nƣớc, tiên phong trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc và hội nhập sâu rộng vào thị trƣờng thế giới và khu vực. Trong bối cảnh hội nhập, nữ doanh nhân Việt Nam đƣợc đi đây đi đó, mở mang kiến thức, tầm nhìn trong kinh doanh, vai trò của nữ doanh nhân cũng ngày càng đƣợc xem trọng hơn. 3. Thực tiễn hoạt động kinh doanh của nữ doanh nhân Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam Xu hƣớng tăng cƣờng vai trò của phụ nữ trong kinh tế và kinh doanh hiện diện ở mọi nơi và càng rõ rệt trong thập kỷ qua. Thông tin đƣợc đƣa ra trong báo cáo nghiên cứu ―Phụ nữ trong kinh doanh và quản lý‖ do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố ngày 13-01-2015, Việt Nam ở vị trí 76 trên tổng số 108 quốc gia về tỷ lệ phụ nữ tham gia quản lý đạt 23%. Nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa vai trò lãnh đạo của phụ nữ với hiệu quả kinh doanh và kêu gọi tăng tỷ lệ phụ nữ đảm nhận các vị trí lãnh đạo cao nhất (hiện chỉ ở mức 5% trên thế giới)40 Trong cuốn sách chuyên khảo "Phụ nữ khởi nghiệp tại Việt Nam" do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành năm 2013, các tác giả Nguyễn Hồng Sơn và Phan Chí Anh đã tổng hợp số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2005 rằng, có khoảng 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ đứng đầu; khoảng 25% lãnh đạo và giám đốc điều hành của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế ở Việt Nam là phụ nữ và ƣớc tính 60% hộ kinh doanh gia đình do phụ nữ làm chủ. Nhóm tác giả cũng đã đề cập đến vai trò của nữ doanh nhân khởi nghiệp trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội trên thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây. Tham luận của bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch Hội đồng doanh nhân nữ Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm trong Hội thảo ―Trao quyền phụ nữ: Cơ hội và thách thức trong khởi nghiệp‖ do Trƣờng ĐH Kinh tế - ĐHQGHN phối hợp với Viện Pacific Century (Hoa Kỳ) tổ chức tháng 10-2013, phân tích vai trò quan trọng của nữ doanh nhân Việt Nam hiện nay thông qua việc nhấn mạnh những thành tựu nổi bật của nữ giới trong một số lĩnh vực cuộc sống, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế; nhấn mạnh những cơ hội mà nữ doanh nhân Việt Nam có và cần nắm bắt hiện nay và những nguyên nhân khởi nghiệp đƣợc coi là một công cụ trao quyền cho phụ nữ. Trên cơ sở đó, bà Minh cũng đƣa ra một số khuyến nghị đối với các cấp chính quyền, các cơ quan đối tác trong và ngoài nƣớc trong việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế. Năng lực của phụ nữ trong kinh doanh ngày càng đƣợc thể hiện, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng thì các nữ doanh nhân thƣờng ― trở nên mạnh mẽ‖ hơn nam doanh nhân. Theo tạp chí Nhịp cầu đầu tƣ, số 223/2011, Công ty Quản lý Quỹ Đầu tƣ Mekong Capital đã thực hiện một cuộc khảo sát tình hình hoạt động của các công ty niêm yết trên cả 2 sàn HoSE và HaSTC trong hai năm 2008-2009 khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu nổ ra và lan rộng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá cổ phiếu của các công ty đƣợc điều hành bởi nữ CEO chỉ âm 17,1%, trong khi ở các công ty có CEO là nam sụt đến 38,8%. Ông Chris Freund, Giám đốc Điều hành Mekong Capital, cho biết thêm, kết quả này hoàn toàn trùng với nhận định của Quỹ từ năm 1990, rằng, nhiều công ty thuộc hàng tốt nhất tại Việt Nam đƣợc điều hành bởi các CEO nữ. Điều này rõ ràng cho thấy những đặc điểm theo giới tính có ảnh hƣởng đến 40 200
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) hoạt động kinh doanh của họ trên thƣơng trƣờng. Có thể nói rằng, nam giới mạnh về tƣ duy logic, thƣờng xuất sắc hơn trong việc giải quyết các tình huống cấp bách và hoàn thành mục tiêu ngắn hạn. Còn nữ giới mạnh hơn về tƣ duy xúc cảm, nắm bắt vấn đề theo chiều sâu, biết tổng hòa các mối quan hệ nên thƣờng giỏi hơn trong các mục tiêu dài hạn. Thêm vào đó là sức mạnh của sự duyên dáng, phụ nữ thƣờng giỏi hơn nam giới trong đàm phán và thƣơng thảo; nhanh nhạy trong việc nắm bắt tâm lý đối phƣơng; linh hoạt, bình tĩnh, kiểm soát tình huống, ôn hòa, tìm kiếm giải pháp đối phó với các vấn đề khó khăn Vì thế, có thể thấy phụ nữ vững vàng hơn và duy trì hiệu quả kinh doanh tốt hơn trong điều kiện môi trƣờng kinh doanh khó khăn. (Hằng Nga, 2011) Thực tế trong những năm gần đây, một số nữ doanh nhân Việt quyền lực từng đƣợc tạp chí Forbes của Mỹ vinh danh nhƣ những doanh nhân thành đạt và quyền lực nhất khu vực châu Á và toàn thế giới nhƣ: bà Thái Hƣơng- Chủ tịch TH True Milk; bà Mai Kiều Liên- Chủ tịch kiêm CEO công ty cổ phần Sữa Việt nam (Vinamilk); bà Phạm Thị Việt Nga- Tổng giám đốc công ty cổ phần Dƣợc Hậu Giang; bà Nguyễn Thị Mai Thanh- Chủ tịch kiêm CEO Công ty cổ phần Cơ điện lạnh; bà Nguyễn Thị Nga- Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank). Hay một số những nữ doanh nhân quyền lực khác không chỉ là ngƣời giữ vài trò quan trọng trong một công ty, tập đoàn mà còn có khả năng chèo lái đƣợc con tàu của mình vƣợt qua sóng gió thƣơng trƣờng để đến với bến bờ thành công nhƣ Bà Tƣ Hƣờng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàn Cầu, Bà Cao Thị Ngọc Dung – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), Bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) Có thể thấy ở họ những điểm chung nhất nhƣ là chân dung một nữ doanh nhân thành đạt và quyền lực trên thƣơng trƣờng Việt: họ là những phụ nữ trong gia đình nhƣng cũng là những ngƣời lãnh đạo xuất sắc, có khả năng trụ vững trƣớc cơn bão lớn của thƣơng trƣờng, và giúp Công ty vƣợt qua những giai đoạn khó khăn và phát triển mang tầm quốc tế. 4. Những rào cản của các nữ doanh nhân Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế Trong bài tham luận ―Cơ hội và thách thức đối với các doanh nhân nữ ASEAN trong cộng đồng kinh tế ASEAN‖, PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trƣởng Trƣờng ĐHKT - ĐHQGHN đã đề cập đến một số thách thức đối với các nữ doanh nhân liên quan đến sự tham gia của Việt Nam vào AEC. Theo ông, phụ nữ khởi nghiệp và nữ doanh nhân nói chung hiện vẫn còn gặp phải một số rào cản nhƣ quan niệm về một xã hội truyền thống, phụ nữ phải gánh vác các công việc gia đình, các tiếp cận với nguồn tài chính hay giáo dục, ít cơ hội để tiếp cận với các chƣơng trình đào tạo kiến thức, kỹ năng kinh doanh, quản trị hơn các doanh nhân nam, thách thức đối với việc tiếp cận các thông tin liên quan đến kinh doanh, đặc biệt thông tin ở cấp độ khu vực Cũng theo bà Tanya Hiple Cố vấn cao cấp - Đại sứ quán Hoa Kỳ chia sẻ, trên thế giới cũng nhƣ tại Việt Nam, doanh nhân nữ phải đối mặt với nhiều rủi ro nhƣ: Điều kiện kinh tế xã hội, nhận thức về xã hội và các yếu tố về giới. Bà chia sẻ: ―Doanh nhân nữ phải xác định yếu tố ưu tiên giữa công việc, gia đình, xã hội và chất kết dính giữa các thành viên trong gia đình. Vừa đảm bảo hạnh phúc gia đình vừa đảm bảo thành công trong kinh doanh. Đây là trách nhiệm quá lớn của các doanh nhân nữ‖. Thƣ ký điều hành của UNECE (Ủy ban Kinh tế Liên Hợp Quốc châu Âu), khẳng định, phụ nữ phải đối mặt với không chỉ các rào cản chung đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (hỗ trợ thể chế yếu kém cho doanh nghiệp nhỏ, thiếu tiếp cận với tín dụng) mà còn rào cản cụ thể về giới – nhƣ thiếu tài sản thế chấp do chia sẻ đồng đều của tƣ nhân tăng, thiếu mạng lƣới và quan điểm truyền thống về vai trò của phụ nữ. Họ gặp khó khăn lớn trong tín dụng, tìm kiếm đối tác kinh doanh, nhận đƣợc thông tin về cơ hội kinh doanh. 201
  5. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Chƣơng trình thảo luận trực tuyến ―Phụ nữ Việt Nam và hội nhập Quốc tế‖ vào ngày 20/03/2015, bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam trả lời cho câu hỏi rào cản của đội ngũ cán bộ nữ trong hội nhập kinh tế quốc tế, bà cho rằng, ―trình độ của cán bộ nữ vẫn chưa đồng đều đặc biệt ở cấp địa phương. Chị em vẫn còn có những lúc thiếu tự tin, tính quyết đoán chưa cao và đôi khi bị chi phối bởi công việc gia đình‖, bà nhấn mạnh vấn đề về khả năng ngôn ngữ và sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống chính là rào cản lớn đối với nữ doanh nhân Việt Nam trong hội nhập. Trở thành nữ doanh nhân không phải là điều dễ dàng, họ phải vƣợt qua rất nhiều khó khăn, rào cản với những tình huống, sự rủi ro, đánh đổi (Kumar và cộng sự, 2013). Bƣớc vào thời kỳ hội nhập quốc tế, nữ doanh nhân phải đối mặt với những rào cản, đó là: Thứ nhất là, trình độ học vấn và tiếp cận thông tin Một rào cản thƣờng đƣợc đề cập trong nghiên cứu về nữ doanh nhân ở các nƣớc đang phát triển là họ thiếu sự đào tạo bài bản trong giáo dục và đào tạo kỹ năng. Điều này, kết hợp với sự thiếu định hƣớng nghề nghiệp, nói chung dƣờng nhƣ hạn chế nữ doanh nhân tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ công cộng bao gồm các dịch vụ phát triển kinh doanh và thông tin về tăng trƣởng kinh doanh, thiếu tiếp cận với công nghệ thông tin, thiếu kỹ năng quản lý, cùng với các vấn đề trong việc tìm kiếm thị trƣờng và mạng lƣới phân phối. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải nắm bắt công nghệ mới, vì nó mở ra các kênh truyền thông. Nếu doanh nghiệp không áp dụng công nghệ mới thì họ có nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Trƣớc đây, khoảng 15-20 năm về trƣớc, chƣơng trình đào tạo công nghệ thông tin chƣa đƣợc phổ biến với phụ nữ, tuy nhiên, lại là ngành học đƣợc sự quan tâm của nam giới. Điều này khiến các nữ doanh nhân khá lúng túng khi tiếp quản doanh nghiệp , gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lí. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ khó tiếp cận với các trang thiết bị hiện đại giúp nâng cao năng suất. Kết quả khảo sát của Cater và cộng sự (2001) cho thấy rằng các chủ doanh nghiệp là phụ nữ ít có khả năng sử dụng công nghệ thông tin, Internet và các dịch vụ trực tuyến để giao tiếp và ít có khả năng hiểu đƣợc công nghệ mới. Khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) trở thành hiện thực vào 2015, bên cạnh những cơ hội thì nữ doanh nhân còn phải đối mặt với rào cản về chuyên môn, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh (Ngô Tuấn Anh, 2014; Nguyễn Thị Thanh Hòa, 201541). Trong khi việc hội nhập đang diễn ra nhanh nhƣ ―vũ bão‖, thông tin kinh tế, thị trƣờng đƣợc nắm bắt rất nhanh nhạy cùng với việc có rất nhiều doanh nghiệp mạnh cạnh tranh thì đây quả là một khó khăn không hề dễ giải quyết với nữ doanh nhân. Thứ hai là, sự thiếu tự tin và khả năng chấp nhận rủi ro Trong khi nam giới tự tin về việc có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để khởi sự kinh doanh, có nhiều kế hoạch mở rộng công việc kinh doanh và sẵn sàng đầu tƣ mạo hiểm thì một số nữ doanh nhân lại khá tự ti với nhận thức bản thân (Habibi, Dadras & Shariat, 2014), khả năng chấp nhận tính rủi ro, mạo hiểm thấp hơn nam giới. Chính ảnh hƣởng của tƣ tƣởng coi thƣờng phụ nữ còn tồn đọng trong xã hội đã khiến cho nhiều ngƣời thiếu sự tin tƣởng ở phụ nữ làm họ mất niềm tin, thiếu chủ động, mạnh dạn trong hoạt động kinh doanh. Bản chất vốn có của nữ doanh nhân là thiếu sự tự tin và không thể chịu đựng mức độ rủi ro, trong khi đây là một nhân tố thúc đẩy việc phát triển một doanh nghiệp thành công (Siddiqui, 2012). Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, phát biểu trong chƣơng trình thảo luận trực tuyến ―Phụ nữ Việt Nam và hội nhập quốc tế‖, bà cho rằng, nữ doanh nhân vẫn còn có những lúc thiếu tự tin, tính quyết đoán chƣa cao[11]. 41 202
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Thứ ba là, tiếp cận nguồn tài chính Một nghiên cứu của Karim (2001) xác định rằng, vấn đề tài chính là những vấn đề phổ biến nhất phải đối mặt của nữ doanh nhân ở Bangladesh và tài chính không đầy đủ đã đƣợc xếp thứ nhất. Nghiên cứu của Du Rietz và Henrekson (2000) phát hiện ra rằng phụ nữ có nhiều khả năng ngừng kinh doanh không phải vì kinh doanh thất bại, mà do những khó khăn tài chính. Shaw, Carter & Brierton (2001), phát hiện ra rằng phụ nữ thƣờng sử dụng tiết kiệm cá nhân khi bắt đầu kinh doanh hơn là vay vốn từ ngân hàng. Theo một báo cáo của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc UNIDO, có bằng chứng rằng tỉ lệ hoàn trả vốn vay của phụ nữ cao hơn nam giới, phụ nữ vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay do thái độ phân biệt đối xử của các ngân hàng và các tổ chức cho vay phi chính thức. Hisrich & Ozturk (1999) cho rằng ngay cả trong nền kinh tế đang phát triển tiên tiến nhƣ Thổ Nhĩ Kỳ, có 67% các doanh nhân nữ có một nền giáo dục đại học, 41% phụ nữ đƣợc khảo sát báo cáo kinh doanh gặp khó khăn trong việc vay vốn. Habibi, Dadras & Shariat (2014) cho rằng, để có đƣợc các khoản vay ở ngân hàng, nữ doanh nhân phải đối mặt với vấn đề lớn mà nguyên nhân chính là các hành vi phân biệt đối xử, quan niệm cho rằng trình độ giáo dục của phụ nữ thấp và không có khả năng phát triển các công việc kinh doanh. Nhƣ vậy, rào cản chung cho phụ nữ khi thành lập và điều hành một doanh nghiệp là tiếp cận và kiểm soát tài chính. Phần nhiều các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đều là doanh nghiệp nhỏ, kém hiệu quả do quy mô nguồn vốn còn ít, dòng đầu tƣ chƣa nhiều. Nguyên nhân sâu xa của khó khăn này xuất phát từ việc nhiều gia đình chỉ cho con trai đi học, tài sản thừa kế dành cho con trai nhiều hơn, vì thế trên các giấy tờ chứng nhận sở hữu tài sản thì chỉ có tên nam giới trong khi đây lại là một trong những hình thức thế chấp phổ biến để đƣợc vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng có nguyên nhân do quy mô của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ phần lớn là nhỏ và vừa nên sử dụng vốn vay không thƣờng xuyên, chƣa tạo dựng đƣợc uy tín đối với các ngân hàng. Thời gian giao lƣu kết nối, xây dựng quan hệ cũng là rào cản cho doanh nhân nữ trong vấn đề tiếp cận nguồn vốn. Trong thời kỳ hội nhập, ―nội lực‖ doanh nghiệp vững chắc sẽ thực sự quan trọng đối với nữ doanh nhân Việt Nam. Thứ tƣ là, cân bằng cuộc sống Sự ―thành công‖ của ngƣời phụ nữ làm kinh doanh còn phải đƣợc đặt cao hơn sự "thành đạt‖. Họ chỉ thực sự thành công khi thành đạt về sự nghiệp và chu toàn trong cuộc sống gia đình. Chính vì vậy, phụ nữ ít đƣợc động viên, khuyến khích theo đuổi nghiệp kinh doanh. Thực tế, có nhiều ngƣời chồng không ủng hộ vợ tham gia hoạt động doanh nghiệp. Do đó, vấn đề giải quyết hài hoà giữa sự nghiệp và gia đình luôn là bài toán khó đối với nữ doanh nhân. Kristine Theurer (2014) cho rằng nghĩa vụ gia đình nhƣ là rào cản đối với phụ nữ muốn trở thành doanh nhân thành công. Nghiên cứu của Sathiabama (2010) cho thấy rằng, ngoài những rào cản về quản lý doanh nghiệp, các yếu tố nhƣ trách nhiệm gia đình ngăn cản nữ doanh nhân nắm bắt một số cơ hội kinh doanh. Do kỳ vọng truyền thống về vai trò giới và thái độ phân biệt giới tính ở nhiều quốc gia đang phát triển, điều đó gây khó khăn hơn cho phụ nữ để giải tỏa bản thân với trách nhiệm gia đình. Theo kết quả nghiên cứu của Rincy V.Mathew và N. Panchanatham (2011), trƣờng hợp tại miền Nam Ấn Độ, những nhân tố ảnh hƣởng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nữ doanh nhân là vai trò quá tải, chất lƣợng sức khỏe, quản lý thời gian, vấn đề chăm sóc gia đình, sự hỗ trợ của gia đình và xã hội. Đây cũng chính là nghiên cứu nền tảng về mô hình sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống các nữ doanh nhân của Devpriya Dey (2014), Md.Mahi Uddin (2015), Những nhân tố ảnh hƣởng nêu trên đối với nữ doanh nhân Việt Nam cũng không ngoại lệ. Phụ nữ Việt Nam chịu ảnh hƣởng nặng nề bởi quan niệm phong kiến là phụ nữ phải tề gia nội trợ, dành nhiều 203
  7. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG thời gian cho gia đình. Nhƣng khi ngƣời phụ nữ gách vác trọng trách quản lý doanh nghiệp thì họ sẽ phải có trách nhiệm cho công việc, cho kinh doanh và xã hội. Khi đó, trách nhiệm dành cho gia đình sẽ ít đi, kể cả bản thân cũng phải hi sinh nhiều thứ thuộc về cá nhân. Phát biểu trong chƣơng trình thảo luận trực tuyến ―Phụ nữ Việt Nam và hội nhập quốc tế” với sự tham gia của bà Nguyễn Thị Thanh Hòa - chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, bà nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò cân bằng công việc và cuộc sống của nữ doanh nhân trong thời kỳ hội nhập42. 5. Một số khuyến nghị Nữ doanh nhân cần tích cực tham gia các chƣơng trình đào tạo nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, các kỹ năng quản lý, không ngừng cập nhật kiến thức mới, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ, tham gia các tổ chức hiệp hội, câu lạc bộ doanh nghiệp, doanh nhân nữ để kết nối mạng lƣới đối tác, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm kinh doanh để chuẩn bị nội lực vững chắc trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Chính phủ cũng cần ban hành các chính sách và chƣơng trình cụ thể để tạo môi trƣờng kinh doanh minh bạch, bình đẳng cho phụ nữ, khuyến khích phụ nữ khởi sự doanh nghiệp, tạo điều kiện để các tổ chức Hiệp hội Doanh nghiệp, Doanh nhân nữ phát huy hơn nữa vai trò tổ chức cầu nối xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ, kinh doanh cho doanh nhân nữ. Các tổ chức nhƣ Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam cần hỗ trợ nhiều hơn cho các nữ doanh nhân trong việc tiếp cận thị trƣờng quốc tế về xu hƣớng và cơ hội thông qua việc xây dựng đào tạo năng lực và tham gia vào hoạt động kinh tế. Cùng với đó là những nỗ lực của các cơ quan, Bộ ngành, các tổ chức Hội, Hiệp hội trong việc triển khai các chƣơng trình hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ cho doanh nhân nữ, đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng kinh doanh, các chƣơng trình hỗ trợ và khuyến khích phụ nữ khởi nghiệp đó là những điều kiện rất quan trọng trợ giúp cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, điều hành có điều kiện phát triển. Các nữ doanh nhân thành công có thể hỗ trợ trong việc thành lập mạng lƣới tƣ vấn nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nhân nữ còn non trẻ. Phụ nữ thƣờng ít đƣợc tiếp cận với nguồn tài trợ từ bên ngoài so với nam giới. Vì thế, các chính sách ngân hàng phải linh hoạt hơn đối với phụ nữ, để khuyến khích họ việc vay vốn và hỗ trợ họ phát triển các kế hoạch kinh doanh. Cần tích cực hoàn thiện khung pháp luật chính sách về bình đẳng giới, tăng cƣờng quyền năng kinh tế cho phụ nữ. Chủ tịch Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam - Vũ Tiến Lộc cho hay Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đối với cộng đồng doanh nhân nữ, có chƣơng trình giúp họ nâng cao năng lực, cải thiện các điều kiện và cơ hội để có thể cạnh tranh bình đẳng với nam giới trên thƣơng trƣờng. Trong đó, Chiến lƣợc quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020 đã đề ra mục tiêu phấn đấu tới năm 2020 tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 35% trở lên; Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) giai đoạn 2011 - 2015 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt có nêu rõ việc ƣu tiên phát triển và hỗ trợ DNNVV do phụ nữ làm chủ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bản thân nữ doanh nhân phải chủ động tìm hiểu thông tin, cập nhật chính sách pháp luật để biết và đòi hỏi quyền chính đáng của mình trong việc tiếp cận nguồn tín dụng. Sự hỗ trợ từ các phƣơng tiện truyền thông sẽ tôn vinh những hình ảnh ngƣời phụ nữ Việt Nam "hiện đại và truyền cảm hứng tinh thần kinh doanh của các nữ doanh nhân thành công. Điều này sẽ không chỉ là động lực thúc đẩy phụ nữ làm kinh doanh, mà cũng sẽ tạo ra môi trƣờng tác động đến các thành viên gia đình để khuyến khích các nữ doanh nhân điều hành doanh nghiệp. Phụ nữ ―thành đạt‖ là ngƣời cân bằng giữa công việc kinh doanh và cuộc sống gia đình, tuy nhiên, không tránh khỏi có những lúc ngƣời phụ nữ mất thăng bằng. Vì thế, không ít nữ doanh nhân thành công trong sự nghiệp nhƣng lại phải đánh đổi rất nhiều. Với một xã hội hiện đại thì việc cân bằng giữa công 42 204
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) việc và gia đình là công việc của toàn xã hội. Sự tham gia của các cơ quan Nhà nƣớc trong việc lồng ghép bình đẳng giới trong các văn bản pháp luật để khuyến khích sự chia sẻ công việc giữa nam giới và phụ nữ. Các tổ chức cộng đồng xã hội, mà mỗi gia đình – tế bào của xã hội cần xem xét lại cách đánh giá, nhìn nhận và kỳ vọng vào ngƣời phụ nữ. Việc gắn trách nhiệm của ngƣời phụ nữ với công việc bếp núc đã đến cần phải thay đổi. Trách nhiệm gia đình là công việc của tất cả các thành viên trong gia đình chứ không chỉ là công việc của riêng phụ nữ. Và bản thân các nữ doanh nhân cần linh hoạt sử dụng các dịch vụ công cộng để giải phóng sức lao động khi công việc kinh doanh quá bận rộn. Xây dựng kế hoạch và thời gian biểu khoa học, giám sát tiến độ và có kỹ năng quản lý sự thay đổi tốt để kịp thời ứng phó khi có những bất ổn xảy ra trong doanh nghiệp. Nâng cao trình độ về mọi mặt, đặc biệt là công nghệ thông tin để có thể điều hành, quản lý công việc của doanh nghiệp ở mọi nơi, mọi lúc. Bà Victoria Kwa kwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) ở Việt Nam cho rằng, thực tế thì ngƣời phụ nữ hoàn toàn có thể thành công nếu họ muốn và nỗ lực. Bƣớc vào giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, cách tốt nhất là nữ doanh nhân Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị thật kỹ cả về tinh thần, sự đam mê kinh doanh, kiến thức và tài chính. 6. Kết luận Để hỗ trợ nữ doanh nhân Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh tự bản thân nữ doanh nhân phải nỗ lực cập nhật kiến thức về quản lý và kỹ năng ngoại ngữ, thì cần có sự đột phá mạnh mẽ về quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc, tạo sự đồng quan điểm về vai trò và vị thế của nữ doanh nhân toàn xã hội. Bài viết làm sáng tỏ những rào cản của nữ doanh nhân dựa trên những nghiên cứu đi trƣớc và , từ cơ sở đó, đƣa ra một số khuyến nghị nhằm hỗ trợ phụ nữ trong hoạt động kinh doanh, phát huy tinh thần kinh doanh cho phụ nữ Việt Nam và là tƣ liệu hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách trong hội nhập kinh tế quốc tế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] A.B. Siddiqui (2012), Problems Encountered by Women Entrepreneurs in India, International Journal of Applied Research & Studies, Vol.I, Issue II, Sept-Nov, 2012/189 [2] Devpriya Dey (2014 ). The Challenging Factors for Women Entrepreneurs in Blending Family and Work. European academic research, Vol. II, Issue 6/ September 2014 [3] Du Rietz, A. and Henrekson M. (2000), Testing the female underperformance hypothesis, Small Business Economics, Vol. 14, No. 1, pp. 1-10, 2000. [4] Eleanor Shaw, Sara Carter, Jackie Brierton (2001), Unequal entrepreneurs Why female enterprise is an uphill business, The Industrial Society. [5] G.Malyadri (2014), Role of women Entrepreneurs in the Economic Development of India, Indian Journal of Research. [6] Karim, N.A. (2001), Jobs, Gender and Small Enterprises in Bangladesh: Factors Affecting Women Entrepreneurs in Small and Cottage Industries in Bangladesh. International Labour Organization 2001 [7] Kristine Theurer (2014), Women‟s Entrepreneurship in BC & Canada. [8] Priyanka Sharma (2013), Women Entrepreneurs: Challenges & Opportunities, [9] Rincy & N.Panchanatham(2011). An exploratory study on the work-life balance of women entrepreneurs in South India. Asian Academy of Management Journal, Vol. 16, No. 2, 77–105, July 2011 205
  9. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG [10] Roozbeh Habibi, Dina Dadras, Seyed Morteza Madah Shariati (2014), Rural Women Entrepreneurs and Barriers of Their Work, International Journal of Business and Behavioral Sciences Vol. 4, No.5; May 2014 [11] Sara Carter, Susan Anderson, Eleanor Shaw (2001), Women‟s business ownership: a review of the Academic, popular and Internet Literature, Report to the Small Business Service, Department of Marketing, University of Strathclyde. [12] Sarah Carter & Susan Anderson (2001), On the Move: Women and Men Business Owners in the United Kingdom, U.S. Department of Commerce, Economics and Statistics Administration. [13] S. Mohan Kumar, H.S. Chandrika Mohan , Vijaya C. and Lokeshwari N. (2013), The Role of Women Entrepreneurship in Modern World, International Journal of Current Engineering and Technology, Special Issue1 (Sept 2013) [14] Sathiabama, K. (2010), Rural Women Empowerment and Entrepreneurship Development, [15] Toni Eastwood (2004), Women Entrepreneurs: Issues and Barriers, Exemplas Holdings Ltd 2004. [16] VCCI (2007), Women‘s Entrepreneurship Development in Vietnam [17] William Scheela & Tran Thi Van Hoa (2004), Women Entrepreneurs in a transition economy: the case of Vietnam, J. Management and Decision Making, Vol. 5, No. 1, 2004 [18] Hồng Kiều, Việt Nam xếp ở vị trí 76/108 về tỷ lệ nữ giới quản lý doanh nghiệp, nghiep/301814.vnp, 13/01/2015 [19] 5 nữ doanh nhân Việt quyền lực từng đƣợc báo Mỹ vinh danh: quyen-luc-tung-duoc-bao-my-vinh-danh.1.543798.htm, 8/3/2015 [20] Chƣơng trình thảo luận trực tuyến ―Phụ nữ Việt Nam và hội nhập Quốc tế‖ vào ngày 20/03/2015, [21] Trần Thị Thủy, Bài phát biểu ―Vai trò và đóng góp của doanh nhân nữ trong phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc‖, [22] UNECE (2004), Access to financing and ict for women entrepreneurs in the UNCE region, p.g xi [23] Ngô Tuấn Anh (2014), Hƣớng tới cộng đồng kinh tế ASEAN 2015: Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam. 206