So sánh thực trạng hút thuốc lá tại tỉnh Bình Định sau 10 năm thực hiện nghị quyết số 12/2000 của Chính Phủ

pdf 4 trang Gia Huy 2190
Bạn đang xem tài liệu "So sánh thực trạng hút thuốc lá tại tỉnh Bình Định sau 10 năm thực hiện nghị quyết số 12/2000 của Chính Phủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfso_sanh_thuc_trang_hut_thuoc_la_tai_tinh_binh_dinh_sau_10_na.pdf

Nội dung text: So sánh thực trạng hút thuốc lá tại tỉnh Bình Định sau 10 năm thực hiện nghị quyết số 12/2000 của Chính Phủ

  1. SO SÁNH THỰC TRẠNG HÚT THUỐC LÁ TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH SAU 10 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 12/2000 CỦA CHÍNH PHỦ CN. Phan Văn Hớn và cộng sự Trung tâm Truyền thông GDSK Bình Định Tóm tắt nghiên cứu Năm 2011, Trung tâm Truyền thông GDSK Bình Định tiến hành đề tài đánh giá thực trạng hút thuốc tại tỉnh, có so sánh với kết quả khảo sát được tiến hành 10 năm trước đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá trong cộng đồng nói chung có giảm (17,5% năm 2011 so với 28,8% năm 2001). Tỷ lệ hút thuốc ở nam giới lá 46,6% và hút thuốc ở nữ giới là 0,6%. Tuổi bắt đầu hút thuốc trung bình là 21 tuổi. Một số nghề có tỷ lệ người đang hút thuốc lá cao: như lái xe 55,10%; nhóm ngành khác như thợ may, thợ xây, ở nhà, 37,07%; bộ đội 30%; nông dân 27,74%. Đa số nhận thông tin về các tác hại thuốc lá qua truyền hình 82,6%, qua loa công cộng 60,4%. Ảnh hưởng của thuốc lá tới sức khỏe là lý do chủ yếu khiến người hút thuốc bỏ thuốc. Tuy nhiên, có tới 47,8% những người cai thuốc lại quay trở lại hút. 1. Đặt vấn đề Thuốc lá hiện nay được xem là một nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở khu vực Tây Thái Bình Dương, nơi ước tính có đến 50-60% nam giới và 8-10% nữ giới hút thuốc lá và có mức tiêu thụ thuốc lá theo đầu người cao nhất thế giới. Thuốc lá có tác hại rất lớn đến sức khỏe, điều đó đã được khẳng định qua rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Hút thuốc lá không chỉ gây ra các bệnh, các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp mà còn gây nên các bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, ung thư miệng, lưỡi, thanh quản, thực quản, bàng quang, tụy tạng, làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thai chết lưu, giảm cân nặng trẻ sơ sinh, đột quị, bệnh mạch máu ngoại biên và nhiều bệnh khác. Tại Bình Định, năm 2001 để thực hiện Nghị quyết số 12/2000 ngày 14/8/2000 của Chính phủ về “Chính sách Quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2000- 2010”, Ban chỉ đạo Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) tỉnh tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng hút thuốc lá ở Bình Định. Theo khảo sát, tỷ lệ hút thuốc lá chung của Bình Định là 28,8%; trong đó 50,1% nam giới hút thuốc lá, 1,4% nữ giới hút thuốc. Trong những năm qua thực trạng sử dụng thuốc lá/thuốc lào tại tỉnh Bình Định có nhiều chuyển biến rõ nét; bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại như: tỷ lệ hút thuốc khá cao, nhiều vấn đề liên quan PCTHTL tại cộng đồng còn khó khăn khi triển khai thực hiện như: hút thuốc lá nơi công cộng còn phổ biến, chưa thực hiện triệt để chống quảng cáo thuốc lá, bán buôn, bán lẻ thuốc lá Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Bình Định tiến hành đề tài nhằm đánh giá thực trạng hút thuốc lá, thuốc lào ở tỉnh sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 12/2000 của Chính phủ. 26
  2. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng hút thuốc lá và cai thuốc của người dân tại tỉnh Bình Định năm 2011. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: chủ hộ hoặc là người đại diện gia đình từ 18 tuổi trở lên. 3.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. 3.3. Cỡ mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu được tính theo công thức: n = 4p(1-p)/e2 Trong đó: n: số đối tượng cần nghiên cứu cộng đồng dân cư chung: p: tỷ lệ hút thuốc lá dự đoán (theo nghiên cứu của Bình Định năm 2000, tỷ lệ chung chủ yếu nam giới là 28%, do vậy p=0,28) e: sai số mong muốn (chọn e=0,05) Thay vào công thức tính được n = 320 người. Để giảm yếu tố chủ quan cần nhân đôi số mẫu là 320 x 2 = 640. Chọn mẫu nghiên cứu: Chọn 30 cụm để tiến hành điều tra, mỗi cụm điều tra 21 hộ gia đình. Cách chọn cụm theo phương pháp tỷ lệ cỡ dân số (PPS) 3.4. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 05 đến tháng 11 năm 2012. 3.5. Thu thập và xử lý số liệu: - Số liệu được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn. - Xử lý số liệu bằng phần mềm Epi-Info 2000. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thực trạng hút thuốc năm 2011 so với năm 2001 Bảng 1: Thực trạng hút thuốc lá năm 2011 Tỷ lệ (%) Nội dung khảo sát Năm 2001 Năm 2011 Tỷ lệ hút thuốc lá chung 28,8 17,5 Tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới 50,1 42,2 Tỷ lệ hút thuốc lá ở nữ giới 1,4 0,6 Lứa tuổi bắt đầu hút thuốc/số người từng hút Dưới hoặc bằng 15 tuổi 7,5 7,1 Trên 15 tuổi 77,6 92,9 Thời gian hút thuốc của người đang hút/số người đang hút Từ 10-20 năm 28,7 28,3 Trên 20 năm 27,4 61,5 Loại thuốc đang hút Thuốc có đầu lọc 90,4 97,5 Không đầu lọc 6,2 1,0 Thuốc tự quấn 6,2 1,5 27
  3. Kết quả bảng 1 cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá năm 2011 là 17,5% năm 2001 tỷ lệ này là 28,8%. Tỷ lệ hút thuốc trong nam giới là 42,2%, nữ giới là 0,6%. Lứa tuổi bắt đầu hút thuốc chủ yếu là trên 15 tuổi (chiếm 92,9%). Thời gian hút thuốc trên 20 năm chiếm đa số (61,5%). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số điếu thuốc hút trung bình trong một ngày tăng lên từ 11 điếu (năm 2001) lên 13 điếu (năm 2011). Số tiền trung bình để mua thuốc trong một tháng tăng từ 52.000 đồng năm 2001 lên 212.000 năm 2011. Thuốc đầu lọc là loại thuốc được đa số người hút sử dụng (90,4% năm 2001 và 97,5% năm 2011). Ngoài ra nghiên cứu cũng đưa ra: - Tuổi bắt đầu hút thuốc trung bình là 21 tuổi. - 67,5% cơ quan, nơi làm việc của người được hỏi có quy định cấm hút thuốc lá. - Một số nghề có tỷ lệ người đang hút thuốc lá cao: lái xe 55,10%; nhóm ngành khác như thợ may, thợ xây, ở nhà, . 37,07%; bộ đội 30%; nông dân 27,74%. - 51,2% người hút thuốc có thói quen hút thuốc nơi công cộng mặc dù 96% số người hút thuốc biết sẽ bị phạt tiền nếu hút thuốc tại nơi quy định cấm, 20,5% hút ngay cả khi có trẻ em bên cạnh. 23,5% vẫn tiếp tục hút tại nơi công cộng dù cho có người nhắc nhở, 23,5% xin lỗi và vẫn tiếp tục hút 4.2. Kênh cung cấp thông tin về tác hại thuốc lá Bảng 2: Kênh cung cấp thông tin về tác hại thuốc lá Nội dung khảo sát Năm 2001 (%) Năm 2011 (%) Truyền hình 70 82,6 Phát thanh, loa công cộng 11,2 60,4 Báo in, tờ tuyên truyền 5 27,8 Cán bộ y tế 4,6 12,9 95,7% số người được hỏi biết tác hại của thuốc lá (năm 2001 tỷ lệ này là 90%). Đa số nhận thông tin về các tác hại thuốc lá qua truyền hình (82,6%), qua loa công cộng (60,4%). Chỉ có 12,9% số người được hỏi biết các tác hại của thuốc lá qua cán bộ y tế. Tỷ lệ nhận các thông tin về tác hại thuốc lá qua các kênh năm 2011 đều cao hơn năm 2001. 4.3. Thực trạng cai nghiện thuốc lá Bảng 3: Lý do bỏ thuốc và các khó khăn khi thực hiện cai thuốc Nội dung khảo sát Năm 2001 (%) Năm 2011(%) Lý do bỏ thuốc lá của người từng thực hiện cai nghiện thuốc lá Nhận biết được tác hại đến sức khoẻ của mình 51,4 54,0 Bỏ thuốc lá vì bệnh tật 18,8 36,4 Vì tốn tiền 11,0 17,0 Những khó khăn gặp phải khi thực hiện cai thuốc lá Do người xung quanh vẫn còn hút 33,3 20,0 Không vượt qua cơn thèm thuốc 29,9 40,0 Do người khác mời 18,4 20,0 Do nhu cầu công việc nên phải hút 8,0 8,0 Cai thuốc lá thất bại 48,8 47,8 28
  4. Kết quả bảng 3 cho thấy, 54% quyết định bỏ thuốc vì biết tác hại của thuốc lá, 36,4% bỏ thuốc vì có bệnh tật, 17% bỏ thuốc vì thấy rằng mua thuốc tốn tiền. Những khó khăn chủ yếu gặp phải khi cai nghiện thuốc lá là do không vượt qua được cơn thèm thuốc (40%), do người khác mời (20%). Có tới 47,8% số người đã bỏ thuốc quay trở lại hút thuốc. Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra số lần trung bình để cai thành công thuốc lá đối với người cai thành công là 2 lần. Một số đối tượng/ngành nghề có tỷ lệ cai thuốc thất bại cao: lái xe 72,7%; thợ xây, thợ may 62,6%, CBVC: 60,7%; nông dân 60%; kinh doanh-buôn bán 48%, công nhân 40%; cán bộ hưu trí 33,3%. 5. Kết luận Kết quả nghiên cho thấy sau 10 năm triển khai Nghị quyết số 12/2000 ngày 14/8/2000 của Chính phủ về “Chính sách Quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2000-2010”, thực trạng hút thuốc tại tỉnh Bình Định năm 2011 đã có nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể như sau: - Tỷ lệ hút thuốc là 17,5% (năm 2001 là 28,8%) Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số điếu thuốc mà người hút hút trung bình trong một ngày tăng lên từ 11 điếu (năm 2001) lên 13 điếu (năm 2011). - 54% quyết định bỏ thuốc vì biết tác hại của thuốc lá, 36,4% bỏ thuốc vì có bệnh tật, 17% bỏ thuốc vì thấy rằng mua thuốc tốn tiền. Những khó khăn chủ yếu gặp phải khi cai nghiện thuốc lá là do không vượt qua được cơn thèm thuốc (40%), do người khác mời (20%). 47,8% số người đã bỏ thuốc quay trở lại hút thuốc (năm 2001 là 48,8%). 29