Tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với xuất khẩu của ASEAN-6

pdf 9 trang Gia Huy 2550
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với xuất khẩu của ASEAN-6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_bao_ho_quyen_so_huu_tri_tue_doi_voi_xuat_khau_c.pdf

Nội dung text: Tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với xuất khẩu của ASEAN-6

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÁC ĐỘNG CỦA BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CỦA ASEAN-6 IMPACTS OF INTELLECTUAL PROPERTY RIGHTS ON ASEAN-6’s EXPORTS Nguyễn Thu Hà GVHD: PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên webmaster@tueba.edu.vn TÓM TẮT Bài viết này nghiên cứu tác động của việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài đối với xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia ASEAN-6 trong giai đoạn 2003-2013 sử dụng mô hình gravity với phương pháp bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài có tác động làm tăng xuất khẩu tất cả các nhóm hàng của các nước ASEAN-6 sang phần còn lại của thế giới, không phân biệt trình độ phát triển kinh tế của quốc gia nhập khẩu. Như vậy, trong trường hợp xuất khẩu của các quốc gia ASEAN-6, hiệu ứng mở rộng thị trường chiếm ưu thế hơn so với hiệu ứng quyền lực thị trường. Từ khóa: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; xuất khẩu; mô hình gravity; bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn; ASEAN-6. ABSTRACT This paper examines the impact of stronger protection of intellectual property rights in foreign countries on the ASEAN-6’s exports during the period 2003-2013 using a gravity model with two-stage least square. Research findings have shown that the strengthening of intellectual property right protection in foreign countries induces ASEAN-6’s exports of all commodity groups to the rest of the world, regardless of the importing countries’ level of economic development. Therefore, in the case of ASEAN-6’s exports, market expansion effect dominates the market power effects. Keywords: Protection of intellectual property rights; export; gravity model; two-stage least square; ASEAN-6. 1. Giới thiệu Trong những năm trở lại đây, tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với xuất khẩu hàng hóa đã thu hút được sự chú ý của nhiều học giả trên thế giới. Mặc dù các nhà nghiên cứu đều khẳng mối quan hệ giữa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và xuất khẩu nhưng chiều hướng tác động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với xuất khẩu đã và đang là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Trên phương diện lý thuyết, mức độ và chiều hướng tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với xuất khẩu chưa được khẳng định một cách rõ ràng bởi lẽ việc tăng cường bảo hộ quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ có thể cùng lúc tạo ra hai hiệu ứng trái chiều nhau (Maskus và Penubarti, 1995). Một mặt, việc tăng cường bảo hộ quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ ở quốc gia nhập khẩu sẽ làm hạn chế các công ty ở quốc gia này bắt chước công nghệ nước ngoài trong việc sản xuất hàng nhập khẩu. Điều này vô hình dung tạo ra sự độc quyền cho nước xuất khẩu bởi lẽ chỉ có nước xuất khẩu mới có thể sản xuất được hàng hóa được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp này, quốc gia xuất khẩu chủ ý giảm xuất khẩu để tăng giá hàng xuất khẩu, tạo ra hiệu ứng quyền lực thị trường (market power effects). Mặt khác, việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở quốc gia nhập khẩu có vai trò ngăn chặn các công ty ở quốc gia này bắt chước công nghệ để sản xuất hàng giả. Kết quả là lượng cung trong nước về hàng nhập khẩu được bảo hộ giảm, dẫn đến tăng nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng này. Sự gia tăng trong nhu cầu của người tiêu dùng ở quốc gia nhập khẩu sẽ kích thích quốc gia xuất khẩu tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang quốc gia nhập khẩu, tạo ra hiệu ứng mở rộng thị trường (market expansion effects). 388
  2. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Do hai hiệu ứng này có tác động triệt tiêu lẫn nhau nên nếu chỉ đứng trên phương diện lý thuyết thì rất khó có thể xác định là liệu việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có tác động làm tăng hay làm giảm xuất khẩu. Do không rõ ràng về mặt lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và xuất khẩu nên đã có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện nhằm cố gắng xác định xem hiệu ứng nào chiếm ưu thế (Yang và Huang, 2009 ; Ivus, 2010; Zekos, 2013). Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cũng rất khác nhau (Falvey và các cộng sự, 2009; Delgado và các cộng sự, 2013). Mục tiêu của đề tài là lượng hóa tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài đối với xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia ASEAN-6 sang phần còn lại của thế giới. Đề tài nghiên cứu này có một số khía cạnh đổi mới sau đây. Thứ nhất, các quốc gia nhập khẩu được chia thành ba nhóm theo trình độ phát triển kinh tế, cho phép đánh giá độ nhạy cảm trong xuất khẩu của các quốc gia ASEAN-6 đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia có khả năng bắt chước công nghệ khác nhau. Thứ hai, đề tài sử dụng phương pháp phân loại hàng hóa theo trình độ công nghệ, cho phép đánh giá mức độ nhạy cảm của xuất xuất khẩu từng nhóm hàng hóa đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại quốc gia nhập khẩu. Thứ ba, thay vì sử dụng mô hình OLS, tác động ngẫu nhiên hay tác động cố định, đề tài sử dụng phương pháp ước lượng biến công cụ bình phương nhỏ nhất hai giai đoan. Phương pháp này cho phép khắc phục được hiện tượng nội sinh của mô hình mà không làm mất đi các biến độc lập không thay đổi theo thời gian. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Cho đến thời điểm này, đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hoá của một hay một nhóm quốc gia. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và các công trình nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, tác giả xin tóm tắt lại các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu. - Quy mô nền kinh tế: Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thương mại giữa hai quốc gia nói chung và xuất khẩu nói riêng là cung tiềm năng của quốc gia xuất khẩu và cầu tiềm năng của quốc gia nhập khẩu. Xét về mặt lý luận, khả năng xuất khẩu của một quốc gia có liên quan mật thiết với năng lực sản xuất. Do đó, với các yếu tố khác không đổi, một quốc gia có quy mô nền kinh tế lớn hơn sẽ có xu hướng xuất khẩu nhiều hơn (Frankel, 1993; Jafari và các cộng sự, 2011). Tương tự như vậy, dòng chảy thương mại cũng bị ảnh hưởng bởi quy mô nền kinh tế quốc gia nhập khẩu. Cụ thể là một quốc gia có mức thu nhập cao hơn thì nhu cầu về hàng hóa sản xuất trong nước cũng như hàng nhập khẩu cao hơn. Do vậy, quy mô nền kinh tế có tác động thuận chiều đối với xuất khẩu (Weng và các cộng sự, 2009). - Dân số: Trên thực tế tác động của biến dân số đối với xuất khẩu chưa thực sự rõ ràng (Oguledo và MacPhee, 1994). Một mặt, quốc gia đông dân thường có mức chuyên môn hóa cao, cho phép các ngành công nghiệp tận dụng được lợi thế theo quy mô. Trong trường hợp này, dân số có tác động thuận chiều đối với thương mại (Yang và Huang, 2009; Weng và các cộng sự, 2009). Mặt khác, xét về dài hạn, một quốc gia đông dân thường có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn, do đó sản xuất và xuất khẩu có thể giảm xuống. Ngoài ra, quốc gia đông dân thường có diện tích đất lớn và có nhiều tài nguyên thiên nhiên, làm cho quốc gia này ít phụ thuộc vào trao đổi quốc tế. Trong trường hợp này, dân số có tác động ngược chiều đối với thương mại (Awokuse và Yin, 2010). - Khoảng cách địa lý: Khoảng cách về mặt địa lý giữa các quốc gia đại diện cho các nhân tố cấu thành những trở ngại đối với thương mại bởi vì thương mại giữa các quốc gia đều liên quan đến chi phí vận chuyển cao và thời gian chuyên chở lâu dài (Eicher và các cộng sự, 2012). Các quốc gia có vị trí địa lý xa nhau thường ít hiểu biết về văn hóa và tri thức của nhau, đồng thời có chi phí vận tải cao hơn. 389
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Đó là lý do tại sao khoảng cách về mặt địa lý có tác động ngược chiều đối với xuất khẩu (Awokuse và Yin, 2010; Campi và Duenas, 2016). - Chung đường biên giới: Các quốc gia có chung đường biên giới với nhau thì thường thương mại với nhau nhiều hơn so với các quốc gia không có chung đường biên giới (Zhang và các cộng sự, 2005; Campi và Duenas, 2016). Lý do là công dân của hai nước hiểu nhau hơn về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán và tư duy kinh doanh của nhau. Tất cả những điều này làm giảm chi phí lao động và thúc đẩy thương mại giữa hai quốc gia phát triển. - Quan hệ thuộc địa trong quá khứ: Những quốc gia có mối quan hệ thuộc địa trong quá khứ với nhau thường có sự tương đồng về văn hóa, ngôn ngữ và hiểu biết phong tục tập quán của nhau hơn ở một chừng mực nào đó. Tất cả những yếu tố này đều góp phần làm làm giảm bớt chi phí kinh doanh, giảm thiểu khoảng cách về văn hóa và kích thích thương mại phát triển. Do đó, theo dự đoán về mặt lý thuyết, hệ số của biến này sẽ mang dấu dương (Peridy, 2005). - Không tiếp giáp với biển: Việc đưa biến ‘không tiếp giáp với biển’ được dựa trên quan sát thực tế là các quốc gia đất liền (không tiếp giáp với biển) ít trao đổi thương mại với nhau hơn. Lý do giải thích cho hiện tượng này là chi phí cho giao dịch xuyên biên giới đất liền cao hơn rất nhiều so với đi tàu thủy. Do đó, biến ‘không tiếp giáp với biển’ được kỳ vọng là có tác động ngược chiều đối với xuất khẩu. - Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Cho tới nay, tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thương mại đã và đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Về mặt lý thuyết, việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể cùng lúc tạo ra hai hiệu ứng trái chiều nhau, đó là hiệu ứng quyền lực thị trường và hiệu ứng mở rộng thị trường (Ethier và Markusen, 1996; Maskus, 2000). Hiệu ứng quyền lực thị trường xảy ra khi tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước nhập khẩu làm giảm xuất khẩu của các nước xuất khẩu sang các nước nhập khẩu. Có hai cách giải thích cho vấn đề này. Thứ nhất, việc tăng cường bảo vệ quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước nhập khẩu vô hình dung tạo ra sự độc quyền cho nước xuất khẩu. Vì vậy, nước xuất khẩu có thể tạo ra lợi nhuận bằng cách giảm xuất khẩu hàng hoá và đưa ra mức giá độc quyền cho các hàng hoá này. Thứ hai, việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở các quốc gia nhập khẩu làm tăng chi phí sản xuất hàng giả tại quốc gia nhập khẩu. Do đó các doanh nghiệp tại các nước xuất khẩu được khuyến khích để phục vụ thị trường quốc gia nhập khẩu thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn là thông qua xuất khẩu (Ferrantino 1993; Lee và Mansfield 1996). Hiệu ứng mở rộng thị trường xuất hiện khi việc tăng cường bảo hộ quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước nhập khẩu khuyến khích các nước xuất khẩu xuất khẩu nhiều hơn sang nước nhập khẩu. Do không được phép sản xuất hàng hóa bắt chước nên lượng cung trong nước về hàng bắt chước giảm xuống, và do đó làm tăng nhu cầu của người tiêu dùng về hàng nhập khẩu được bảo hộ. Sự gia tăng trong nhu cầu của người tiêu dùng ở quốc gia nhập khẩu sẽ kích thích quốc gia xuất khẩu tăng cường xuất khẩu hàng hóa sang quốc gia nhập khẩu (Maskus 1998; Seyoum 1996). Cùng với sự chưa rõ ràng về mặt lý thuyết, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã cố gắng kiểm tra xem hiệu ứng quyền lực thị trường và hiệu ứng mở rộng thị trường thì hiệu ứng nào chiếm ưu thế hơn (Maskus và Penubarti, 1995; Rafiquzzaman, 2002; Al-Mawali, 2005; Fink và Primo Braga, 2005; Heo và Doanh, 2012). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên cho thấy chiều hướng tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thương mại hoàn toàn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. 390
  4. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Mô hình phân tích: Nhằm lượng hóa tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thương mại tác giả sử dụng mô hình gravity. Dựa trên nghiên cứu của Papazoglou (2007) và Smith (1999), mô hình gravity được sử dụng trong đề tài này có dạng sau đây: 푙푛( 푖푗푡) = 훽0 + 훽1푙푛( 푃푖푡) + 훽2푙푛( 푃푗푡) + 훽3푙푛(푃 푃푖푡) + 훽4푙푛(푃 푃푗푡) + 훽5푙푛( 푆 푖푗) + 훽6 표 푒 푖푗 + 훽7 표푙표푛 푖푗 + 훽8퐿 푛 푙표 푗 + 훽9( 푃푅푗푡 ∗ 퐿 푗푡) + 훽10( 푃푅푗푡 ∗ 푗푡) + 훽11( 푃푅푗푡 ∗ 푗푡) + ë푡 + á푖푗 + å푖푗푡 푣ớ푖 푖 = 1, 2, 67; 푡 = 2003, ,2013 Trong đó: ln là logarít tự nhiên, i là quốc gia thành viên thứ i của ASEAN-6, j là đối tác thương mại thứ j, t là năm t. + Eijt là xuất khẩu của quốc gia i (quốc gia thành viên của ASEAN-6) sang quốc gia j (quốc gia đối tác) tại năm t (ĐVT: Triệu USD). + GDPit và GDPjt lần lượt là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia i và quốc gia j tại năm t (ĐVT: Triệu USD). + POPit và POPjt lần lượt là dân số của quốc gia i và quốc gia j tại năm t (ĐVT: Triệu USD). + DISTij là khoảng cách giữa hai quốc gia i và j, được tính bằng khoảng cách giữa thủ đô của quốc gia i và thủ đô của quốc gia j (ĐVT: km). + Borderij là biến giả, nhận giá trị 1 nếu quốc gia i và quốc gia j có chung biên giới và ngược lại. + Colonyij là biến giả, nhận giá trị 1 nếu quốc gia i đã từng là thuộc địa của quốc gia j hoặc quốc gia j đã từng là thuộc địa của quốc gia i và ngược lại. + Landlockij là biến giả, nhận giá trị 1 nếu quốc gia j có tiếp giáp với biển và ngược lại. + IPRjt là chỉ số bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của quốc gia j tại năm t. + LDjt, MDjt và HDjt là các biến giả được sử dụng để xác định trình độ phát triển kinh tế (đại diện cho khả năng bắt chước công nghệ) của nước j tại năm t. LDjt, MDjt và HDjt lượt nhận giá trị 1 nếu quốc gia j tại năm t thuộc nhóm nước có mức thu nhập thấp1, trung bình và cao. 2.2.2. Phương pháp ước lượng: Trong đề tài nghiên cứu này, rất có thể biến ln(GDPit) gây nên hiện tượng nội sinh của mô hình. Có thể có hai nguồn gốc của hiện tượng nội sinh. Thứ nhất, biến ln(Eijt) có thể tác động đến biến ln(GDPit). Thứ hai, có thể có biến quan trọng bị bỏ sót. Để khắc phục hiện tượng này, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn. Biến công cụ trong đề tài biến diện tích của quốc gia i (lnAreai). Lẽ dĩ nhiên, biến công cụ phải đồng thời đảm bảo được hai điều kiện sau đây: Một là, biến công cụ (lnAreai) phải tương quan với biến nội sinh (GDPit). Hai là, biến công cụ (lnAreai) không được tương quan với phần sai số (ɛ푖푡). 2.2.3. Kiểm định mô hình Trong đề tài này tác giả sử dụng kiểm định Dickey-Fuller mở rộng (ADF) để kiểm định tính dừng của chuỗi số liệu, kiểm định Ramsey’s RESET để xác định hiện tượng mô hình thiếu biến, và kiểm định Durbin - Wu - Hausman để kiểm tra xem liệu biến ln(GDPit) của mô hình có phải là biến nội sinh hay không. 1 theo phương pháp Atlas của Ngân hàng Thế giới 391
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 3. Kết quả và đánh giá 3.1. Kết quả Kết quả kiểm định mô hình được trình bày tại Bảng 3.1. Có thể thấy kết quả kiểm định ADF đối với xuất khẩu tất cả các nhóm hàng hóa cho thấy giá trị thống kê kiểm định rất cao với xác suất rất nhỏ. Điều này cho thấy giá trị xuất khẩu Eijt là biến dừng. Kết quả kiểm định Durbin - Wu - Hausman cho thấy giá trị thống kê kiểm định đối với tổng kim ngạch xuất khẩu của ASEAN-6 cũng như đối với tất cả các nhóm hàng mà ASEAN-6 xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới đều rất cao và có xác suất rất nhỏ. Do đó chúng ta có thể bác bỏ giả thiết H0, hay nói cách khác là mô hình có hiện tượng nội sinh. Bảng 3.1. Kết quả kiểm định của mô hình Pagan-Hall Dickey-Fuller mở Durbin-Wu- Eijt Ramsey Reset general test rộng (ADF) Hausman statistic Tổng kim ngạch 1262,655 11,43 31,078 137,843 xuất khẩu (0,000) (0,000) (0,000) (0,000) Hàng sơ chế 1063,805 77,18 69,7313 474,914 (0,000) (0,000) (0,000) (0,000) Hàng hóa dựa vào 1261,626 56,11 65,0945 316,497 tài nguyên (0,000) (0,000) (0,000) (0,000) Hàng chế biến công 1464,833 41,47 66,2093 305,066 nghệ thấp (0,000) (0,000) (0,000) (0,000) Hàng chế biến công 1345,210 26,49 28,2644 255,437 nghệ trung bình (0,000) (0,000) (0,000) (0,000) Hàng chế biến công 1276,118 73,66 16,3837 300,181 nghệ cao (0,0000) (0,000) (0,000) (0,000) Nguồn: Kết quả kiểm định của mô hình Đồng thời kết quả kiểm định Pagan-Hall về phương sai sai số thay đổi cũng cho thấy mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Như vậy, các kết quả kiểm định mô hình cho thấy cần thiết phải sử dụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn có sử dụng sai số chuẩn vững. Tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với xuất khẩu từng nhóm hàng hóa của ASEAN-6 được trình bày tại bảng 3.2. Kết quả kiểm định sự phù hợp của biến công cụ cho thấy việc sử dụng biến ln(AREAi) là hoàn toàn phù hợp. Bảng 3.2: Tác động của IPR đối với từng nhóm hàng Tổng kim Hàng hóa dựa Hàng hóa Hàng hóa Hàng hóa Biến độc lập ngạch xuất Hàng sơ chế vào tài công nghệ công nghệ công nghệ khẩu nguyên thấp trung bình cao Hệ số chặn -9.287 -13.08 -11.57 -10.57 -6.931 -1.791 (0.606) (0.694) (0.657) (0.620) (0.673) (0.718) lnGDPit 1.071 1.162 1.441 0.737 0.873 0.339 392
  6. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD (0.048) (0.051) (0.052) (0.047) (0.050) (0.052) lnGDPjt 0.390 0.416 0.179 0.556 0.410 0.470 (0.038) (0.043) (0.041) (0.040) (0.038) (0.040) lnPOPit -0.448 -0.702 -0.333 -0.072 -0.663 -0.655 (0.020) (0.022) (0.022) (0.018) (0.019) (0.020) lnPOPjt 0.517 0.435 0.718 0.324 0.467 0.468 (0.039) (0.044) (0.042) (0.040) (0.039) (0.039) lnDISTij -0.548 -0.339 -0.727 -0.340 -0.536 -0.583 (0.045) (0.050) (0.050) (0.043) (0.046) (0.052) Borderij 1.094 0.334 1.348 0.748 1.409 0.663 (0.186) (0.340) (0.154) (0.284) (0.181) (0.309) Colonyij 0.541 0.210* 0.660 0.454 0.244 0.0013 (0.089) (0.122) (0.095) (0.095) (0.091) (0.143) Landlockedj -0.423 -0.517 -1.211 -0.729 -0.547 0.253 (0.078) (0.107) (0.086) (0.084) (0.095) (0.101) IPRjt*LDjt 0.117 0.029 0.149 0.134 0.088 0.061 (0.026) (0.028) (0.029) (0.027) (0.026) (0.026) IPRjt*MDjt 0.226 0.176 0.236 0.182 0.224 0.235 (0.017) (0.019) (0.018) (0.017) (0.018) (0.018) IPRjt*HDjt 0.324 0.275 0.343 0.279 0.306 0.339 (0.0179) (0.0205) (0.019) (0.018) (0.019) (0.020) Số quan sát 4,368 4,368 4,368 4,368 4,368 4,368 R2 0.693 0.626 0.679 0.676 0.686 0.670 Giá trị thống kê kiểm định Firststage 3067,54 Nguồn: Kết quả của mô hình Qua bảng trên ta thấy số liệu phù hợp với mô hình. Hầu hết các biến của mô hình mang dấu kỳ vọng như dự đoán của lý thuyết và có mức ý nghĩa rất cao. Hệ số của biến LnGDPitvà LnGDPjt mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ rằng, khi GDP của các nước ASEAN-6 và GDP của nước đối tác thương mại tăng lên thì xuất khẩu tất cả các nhóm hàng hóa của ASEAN-6 sang thị trường thế giới cũng tăng lên. Theo ước tính của mô hình, nếu các yếu tố khác không đổi thì khi GDP của ASEAN-6 tăng lên 1% thì xuất khẩu của ASEAN-6 sang các nước đối tác sẽ tăng 1,071%, trong khi đó khi GDP của quốc gia đối tác tăng lên 1% thì xuất khẩu của ASEAN-6 sang các quốc gia này tăng lên 0,39%. Hệ số của biến LnPOPit mang dấu âm, trong khi đó hệ số của biến LnPOPjt lại mang dấu dương và đều có ý nghĩa thống kê. Theo kết quả ước tính của mô hình, với các yếu tố khác không đổi, khi dân số của quốc gia thành viên ASEAN-6 tăng 1% thì xuất khẩu của ASEAN-6 sang các nước đối tác giảm 0,448%. Trong khi đó khi dân số của các nước đối tác tăng 1% thì xuất khẩu của ASEAN-6 sang các nước này sẽ tăng 0,517%. Hệ số ước lượng của biến khoảng cách khẳng định rằng các quốc gia có khoảng cách địa lý càng xa nhau thì càng ít thương mại với nhau hơn. Theo ước tính của mô hình nếu DISTij tăng 1% thì xuất khẩu của ASEAN-6 sang thị trường thế giới giảm xuống 0,548%. Các hệ số ước lượng của biến Borderij, Collonyij and Landlockj đều mang dấu như kỳ vọng và có ý nghĩa thống kê rất cao. Điều đó có nghĩa là, với các yếu tố khác không đổi, các quốc gia thành viên ASEAN-6 có xu hướng xuất khẩu sang các nước đối tác có chung đường biên giới, có sự tương đồng về văn hóa, và sang các quốc gia tiếp giáp với biển. 393
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Đối với nhóm hàng sơ chế, hệ số ước lượng của biến IPRjt×MDjt và biến IPRjt×HDjt mang dấu dương và có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0,05. Điều này cho thấy rằng trong trường hợp ASEAN-6 xuất khẩu nhóm hàng sơ chế sang nhóm nước có trình độ phát triển trung bình và trình độ phát triển cao thì hiệu ứng mở rộng thị trường chiếm ưu thế. Tuy nhiên, hiệu ứng mở rộng thị trường không rõ ràng đối với xuất khẩu nhóm hàng này của ASEAN-6 sang nhóm nước có trình độ phát triển thấp. Đối với bốn nhóm hàng còn lại: hàng hoá dựa vào tài nguyên, hàng công nghệ thấp, hàng công nghệ trung bình, hàng công nghệ cao, hệ số ước lượng của biến IPRjt×LDjt, biến IPRjt×MDjt và biến IPRjt*HDjt mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy đối với xuất khẩu của 04 nhóm hàng hoá trên của ASEAN-6 sang phần còn lại của thế giới thì hiệu ứng mở rộng thị trường chiếm ưu thế. 3.2. Đánh giá Qua phân tích kết quả nghiên cứu ở phần trên, tác giả đưa ra một số đánh giá và nhận định sau đây: - Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy, việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài có tác động làm tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia ASEAN-6 sang phần còn lại của thế giới, bất kể trình độ phát triển kinh tế của quốc gia nhập khẩu. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Fukui và các cộng sự (2013). - Thứ hai, việc tăng cường bảo hộ quyền sử hữu trí tuê ở phần còn lại của thế giới có tác động kích thích các nước ASEAN-6 tăng cường xuất khẩu sang các nước này, đặc biệt là nhóm các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế trung bình và cao. Trong khi đó việc tăng cường bảo hộ quyền sử hữu trí tuệ có tác động không rõ ràng đến xuất khẩu hàng sơ chế sang nhóm quốc gia có trình độ phát triển kinh tế thấp. Điều này có thể được lý giải rằng nhóm hàng sơ chế là nhóm hàng không yêu cầu về trình độ công nghệ cao nên nhóm nước có trình độ phát triển công nghệ thấp cũng có thể tự sản xuất được. Kết quả nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Falvey và các cộng sự (2009). - Đối với nhóm hàng thâm dụng tài nguyên thiên nhiên: Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở phần còn lại của thế giới có tác động kích thích các quốc gia ASEAN-6 tăng cường xuất khẩu nhóm hàng này sang tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt trình độ phát triển kinh tế của nước nhập khẩu. Kết quả nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của không phù hợp với nghiên cứu của Campi và Duenas (2016) mà theo đó hiệu ứng quyền lực chiếm ưu thế. Đồng thời tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với xuất khẩu trong trường hợp này là không đồng đều tùy thuộc vào mức độ gộp nhóm hàng. - Đối với các nhóm hàng chế biến phân theo trình độ công nghệ: Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu ứng mở rộng thị trường chiếm ưu thế. Nói cách khác, việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở phần còn lại của thế giới có tác động kích thích các quốc gia ASEAN-6 tăng cường xuất khẩu nhóm hàng chế biến (phân theo trình độ công nghệ) sang tất cả các quốc gia không phân biệt trình độ phát triển kinh tế. Điều này có thể lý giải là hầu hết các quốc gia ASEAN-6 đều là các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế trung bình và chưa có khả năng phát triển trình độ phát triển công nghệ cao. Khả năng bắt chước công nghệ của các quốc gia ASEAN-6 còn rất hạn chế. Do đó, các quốc gia ASEAN-6 không thực hiện khai thác hiệu ứng quyền lực thị trường. Kết quả nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Yang và Huang (2009), Awokuse và Yin, 2010; Ivus (2010). 4. Kết luận Nghiên cứu này đánh giá tác động của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với xuất khẩu của các nước ASEAN-6. Nghiên cứu sử dụng mô hình gravity với phương pháp ước lượng bình phương nhỏ 394
  8. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD nhất hai giai đoạn. Kết quả nghiên cứu có thể được tóm tắt như sau: Thứ nhất, việc tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài có tác động làm tăng xuất khẩu của các nước ASEAN-6 sang phần còn lại của thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong trường hợp của các nước ASEAN-6, hiệu ứng mở rộng thị trường chiếm ưu thế so với hiệu ứng quyền lực thị trường. Điều này có thể được giải thích bởi trình độ công nghệ của các nước ASEAN-6 còn có những hạn chế nhất định so với các nước công nghiệp phát triển. Thứ hai, GDP là yếu tố quan trọng có tác động thuận chiều đối với thương mại. Với kết quả phân tích như trên, cần phải có các giải pháp tích cực tăng quy mô GDP như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư một cách có hiệu quả, thúc đẩy sản xuất phát triển, quan tâm đến sức khoẻ và y tế cho người dân, Thứ ba, mặc dù sự phát triển về công nghệ làm cho các nước xích lại gần nhau hơn nhưng khoảng cách về mặt địa lý giữa các quốc gia vẫn là yếu tố cản trở quan trọng đối với thương mại. Điều này cho thấy rằng các nước trong ASEAN-6 sẽ thương mại ít hơn với các đối tác có khoảng cách địa lý xa với ASEAN-6. Vì vậy, việc cải thiện cơ sở hạ tầng làm giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển là việc làm cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của ASEAN-6 sang thị trường thế giới. Thứ tư, hệ số của các biến có chung đường biên giới và biến thuộc địa cho thấy các nước có chung đường biên giới và/hoặc đã từng là thuộc địa của nhau cũng là yếu tố tác động tích cực đến thương mại bởi lẽ điều này làm giảm các chi phí giao dịch, dịch thuật, do có sự tương đồng về văn hoá và ngôn ngữ. Vì vậy, giải pháp được đưa ra là các nước cần phải tăng cường giao lưu hợp tác trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, văn hoá, thương mại, du lịch, và từ đó thúc đẩy quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia. Điều này sẽ giúp các quốc gia hiểu sâu sắc hơn về văn hoá, phong tục tập quán, thể chế kinh tế và tạo điều kiện cho các quốc gia thương mại với nhau nhiều hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Al-Mawali, N. (2005). Bilateral Intra-Industry Trade Flows and Intellectual Property Rights Protection: First Empirical Evidence, Applied Economic Letters, 12(13), 823-828. [2] Awokuse, T. O. and Yin, H. (2010). Does Stronger Intellectual Property Rights Protection Induce More Bilateral Trade? Evidence from China’s Imports. World Development, 38(8), 1094-1104. [3] Blau M.P (1964). Exchange and power in social life, New York, John Wiley & Sons. [4] Campi M. and Duenas M. (2016). Intellectual Property Rights and International Trade of Agricultural Products. World Development, 80, 1-18 [5] Delgado, M., Kyle, M. and Mcgahan, A. M. (2013). Intellectual Property Protection and the Geography of Trade. The Journal of Industrial Economics, LXI (3), 733-762. [6] Eicher, T. S., Henn, C. and Papageorgiou, C. (2012). Trade Creation and Diversion Revisited: Accounting for Model Uncertainty and Natural Trade Partner Effects. Journal of Applied Econometrics, 27(2), 296-321. [7] Ethier, W. J. And J. R. Markusen (1996). Multinational Firms, Technology Diffusion and Trade. Journal of International Economics, 41(1/2), 1-28. [8] Falvey, R., Foster, N. and Greenaway, D. (2009). Trade, Imitative ability and Intellectual property rights. Review of World Economics, 145(3), 373–404. [9] Ferrantino, M. J. (1993). The Effects of Intellectual Property Rights on International Trade and Investment. Weltwirtschaftliches Archive, 129(2), 300-331. [10] Fink, C. and C. A. Primo-Braga (2005). How Stronger Protection of Intellectual Property Rights Affects International Trade Flows, in C. Fink and K. E. Maskus ed., Intellectual Property and 395
  9. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Development: Lessons from Recent Economic Research. Washington, DC: The International Bank for Reconstruction and Development/The World Bank. pp. 19-40. [11] Frankel, J. A. (1993). Is Japan Creating a Yen Block in East Asia and the Pacific? In J. Frankel and M. Kahler (ed.), Regionalism and Rivalry: Japan and the United States in Pacific Asia. Chicago: University of Chicago Press. [12] Fukui, E. T., Hammer, A. B., Zones, L. Z. (2013). Are U.S. exports influenced by stronger IPR protection measures in recipient market?. Business Horizon, 56(2), 179-188. [13] Heo, Y. And Doanh, N. K. (2012). Intellectual Property Rights, Imitative Ability and Export Performance: The Korean Experience. International Studies Review, 13(1), 19-41. [14] Ivus, O. (2010). Do stronger patent rights raise high-tech exports to the developing world?. Journal of International Economics, 81 (1), 38–47. [15] Jafari, Y., M. A. Ismail, and M. S. Kouhestani. (2011). Determinants of Trade Flows among D8 Countries: Evidence from the Gravity Model. Journal of Economic Cooperation and Development, 32(3), 21-38. [16] Lee, J. E. and E. Mansfield (1996). Intellectual Property Right Protection and U.S. Foreign Direct Investment. Review of Economics and Statistics, 78(2), 181-186. [17] Maskus, K. E. (1998). The International Regulation of Intellectual Property, Weltwirtschaftliches Archiv, 134(2), 186-208. [18] Maskus, K. E. (2000). Intellectual Property Rights in the Global Economy, Washington, DC: Institute for International Economics. [19] Maskus, K. E. and M. Penubarti (1995). How Trade-related Are Intellectual Property Rights?. Journal of International Economics, 39(3/4), 227-248. [20] Oguledo, V.I., and Macphee, C. R. (1994). Gravity Models: A Reformulation and an Application to Discriminatory Trade Arrangements. Applied Economics, 26(2), 107-120. [21] Papazoglou, C. (2007). Greece’s Potential Trade Flows: A Gravity Model Approach. International Advances in Economic Research, 13(4), 403-414. [22] Peridy, N. (2005). The Trade Effects of the Euro-Mediterranean Partnership: What Are the Lessons for ASEAN Countries. Journal of Asian Economics, 16(1), 125- 139. [23] Rafiquzzaman, M. (2002). The Impact of Patent Rights on International Trade: Evidence from Canada. The Canadian Journal of Economics, 35(2), pp. 307-330. [24] Seyoum, B. (1996). The Impact of Intellectual Property Rights on Foreign Direct Investment. Columbia Journal of World Business, 31(1), 51-59. [25] Smith, P. J. (1999). Are Weak Patent Rights a Barrier to U.S. Exports?. Journal of International Economics, 48(1), 151-177. [26] Weng, Y., Yang, C-H., and Huang, Y-J. (2009), intellectual property rights and us. Intellectual property rights and U.S. information goods exports: the role of imitation threat. Journal of Cultural Economic, 33(2), 109-134. [27] Westbrook, R. A. (1987). Product/consumption-based affective responses and postpurchase processes. Journal of Marketing Research, 24(3), 258-270. [28] Yang, C-H. and Huang, Y-J. (2009). Do Intellectual Property Rights Matter to Taiwan’s Exports? A Dynamic Panel Approach. Pacific Economic Review, 14(4), 555-578. [29] Zekos, G. I. (2013). Impact of IPRs on FDI and Trade. IUP Journal of Management Research, 12(4), 7-25. 396