Tác động của động năng đến chuỗi cung ứng lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long

pdf 5 trang Gia Huy 18/05/2022 2450
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của động năng đến chuỗi cung ứng lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_dong_nang_den_chuoi_cung_ung_lua_gao_dong_bang.pdf

Nội dung text: Tác động của động năng đến chuỗi cung ứng lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘNG NĂNG ĐẾN CHUỖI CUNG ỨNG LÚA GẠO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG IMPACT OF KINETIC ENERGY ON THE SUPPLY CHAIN OF RICE IN THE MEKONG DELTA ThS. Nguyễn Vĩnh Phước Trường cao đẳng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Email: phuocnv@kthcm.edu.vn Tóm tắt Chuỗi cung ứng lúa gạo đồng bằng Sông Cửu Long luôn là đề tài được chính quyền và nhà khoa học quan tâm. Bài viết này, tác giả sẽ phân tích 5 động năng: Sản xuất, lưu kho, địa điểm, vận tải, thông tin ảnh hưởng đến sự hình của cung ứng lúa gạo đồng bằng Sông Cửu Long. Từ đó, bài viết sẽ đưa ra những giải pháp tác động vào các động năng này nhằm góp phần hình thành chuỗi cung ứng lúa gạo trong tương lai được tốt hơn. Từ khóa: Sản xuất; Lưu kho; Địa điểm; Vận tải; Thông tin. Abstract Mekong Delta rice supply has always been a topic of concern for the government and scientists. This post, author will be parsing 5 dynamics: Production, archive, location, transport, information affecting the supply of rice in the Mekong Delta. As a result, the paper will provide solutions to impact these dynamics in order to contribute to the future supply chain of rice in the future. Keywords: Production; Storage; Location; Transportation; Information. 1. Đặt vấn đề Đồng bằng sông Cửu Long có tích 4,005 triệu ha trong đó 64,1% đất nông nghiệp nên đây là vựa lúa lớn nhất cả nước, đóng góp 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước (Bùi Thủy, 2014) nhưng đời sống của người nông dân vẫn còn nhiều khó khăn, mặc dù trong thời gian qua Nhà nước đã đưa ra rất nhiều chính sách để hỗ trợ người nông dân trong sản xuất nhưng đời sống của người nông dân được cải thiện không như mong muốn. Mặc dù ĐBSCL là nơi có sản lượng lúa gạo lớn nhất cả nước nhưng do sản xuất manh mún, yếu trong liên kết, thiếu nguồn lực tài chính và khả năng quản lý, thất thoát sau thu hoạch lớn và quản lý chất lượng kém. Nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và quan tâm liên quan đến chuỗi cung ứng lúa gạo ĐBSCL. Một giải pháp đang rất được quan tâm là phải thành lập được chuỗi cung ứng lúa gạo có sự gắn kết, chia sẻ thông tin thị trường đầu vào và đầu ra từ nhà cung cấp giống, phân bón, công ty thu mua lương thực nhưng để thành lập được chuỗi cung ứng này thì trước tiên chúng ta phải hiểu rõ tác động của 5 động năng trong chuỗi cung ứng lúa gạo tại đồng bằng sông Cửu Long. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Khái niệm chuỗi cung ứng - Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các tổ chức/ tác nhân có sự kết nối và phụ thuộc lẫn nhau để cùng hợp tác làm việc, kiểm soát, quản lý và cải thiện dòng chảy của vật liệu và thông tin từ nhà cung cấp cho đến khách hàng cuối cùng (Christopher, 2010). - Chuỗi cung ứng là sự kết nối của nhiều hoạt động, quá trình kinh doanh có liên quan với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng như hoạt động mua sắm nguyên vật liệu; hoạt động thêm giá trị gia tăng bằng quá trình chuyển đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng; hoạt động thêm giá trị gia tăng về thời gian và không gian qua hoạt động lưu trữ, vận chuyển; hoạt động tổ chức trao đổi thông tin giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng (Min và Zhou, 2002). 329
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 - Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các công ty chịu trách nhiệm mang sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường (Lambert,Stock và Ellram, 1989). - Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và người phân phối mà còn có cả người vận chuyển, nhà xưởng, người bán lẻ và bản thân khách hàng (Chopra và Meindl, 2003). Theo quan điểm của tác giả thì chuỗi cung ứng là sự kết hợp của nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, bán lẻ, có cùng mục tiêu liên kết lại với nhau để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dụng với mức giá và chất lượng cạnh tranh. 2.2. Các động năng trong chuỗi cung ứng 2.2.1. Sản xuất: Sản xuất đề cập đến công suất chế tạo và dự trữ sản phẩm của chuỗi cung ứng. Phương tiện sản xuất bao gồm các nhà máy và kho chứa. Vấn đề cơ bản mà các nhà quản lý phải đối mặt khi đưa ra quyết định sản xuất là làm cách nào để cân bằng tối đa giữa khả năng phản ứng linh hoạt và hiệu quả sản xuất. 2.2.2. Lưu kho: Hàng hóa lưu kho xuất hiện trong toàn bộ chu trình vận hành của chuỗi cung ứng, bao gồm mọi thứ được các nhà sản xuất, người phân phối, nhà bán lẻ tham gia vào đây nắm giữ từ nguyên liệu thô đầu vào cho đến thành phẩm. Việc nắm giữ một khối lượng lớn hàng hóa lưu kho giúp cho doanh nghiệp hay toàn bộ cả chuỗi cung ứng có thể phản ứng linh hoạt với những biến động của thị trường. Tuy nhiên, việc sản xuất và dự trữ hàng lưu kho lại tiêu tốn khá nhiều chi phí, do đó để đạt được hiệu quả cao thì có 3 lựa chọn lưu kho: lưu kho theo chu kỳ, lưu kho chú trọng độ an toàn, lưu kho theo mùa. 2.2.3. Địa điểm: Địa điểm ở đây chính là khu vực địa lý được chọn để đặt các nhà máy của chuỗi cung ứng. Khi đưa ra các quyết định về địa điểm, các nhà quản lý cần phải cân nhắc cẩn thận vì các quyết về địa điểm sẽ ảnh hưởng đến chi phí và hiệu suất hoạt động của chuỗi cung ứng. 2.2.4. Vận tải: Vận tải là việc vận chuyển mọi thứ từ nguyên liệu thô cho đến thành phẩm giữa những nhà xưởng khác nhau trong chuỗi cung ứng. Có 6 phương tiện vận tải cơ bản: Tàu biển, đường sắt, đường ống, xe tải, máy bay và phương tiện vận tải thư điện tử. 2.2.5. Thông tin: Thông tin là nền tảng để đưa ra các quyết định liên quan đến bốn động cơ chi phí chuỗi cung ứng. Thông tin chính là sự kết nối tất cả những hoạt động và các công đoạn trong một chuỗi cung ứng. 3. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng. 4. Phân tích tác động của 5 động năng đến chuỗi cung ứng lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long 4.1. Động năng sản xuất Theo Trần Hữu Hiệp, Ủy viên chuyên trách kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm 2017, thì 86% hộ dân trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long có quy mô nhỏ, diện tích dưới 2ha; hộ trồng lúa quy mô lớn hơn, diện tích từ 2 ha trở lên chỉ chiếm khoảng 14%. Chính diện tích sản xuất manh mún dẫn đến việc: + Những hộ sản xuất nhỏ lẻ không quan tâm nhiều đến sự cải tiến chất lượng hạt giống của các nhà khoa học mà chủ yếu để giống từ vụ mùa trước chiếm 58%, từ những hộ lân cận có năng suất cao 25% mà không quan tâm đến nhu cầu thị trường đang cần loại lúa nào để chủ động trong khâu sản xuất. 330
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 + Qua điều tra, thì tác giả thấy rằng 100% người nông dân được khảo sát đều mua phân bón ở đại lý địa phương. Chính đều này là một gánh nặng về chi phí rất lớn đối với người nông dân trồng lúa ở ĐBSCL, theo Phạm Sỹ Tân, 2008 thì phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất cây lúa. Cụ thể, phân đạm (N) góp phần tăng năng suất từ 40% - 45%, lân (P) từ 20% - 30%, kali (K) từ 5% -10%. Nông dân chủ yếu mua phân bón “thiếu” từ các đại lý đến khi nào thu hoạch thì mới thanh toán. Với hiện trạng trên thì chi phí phân bón luôn cao hơn 11%, thuốc bảo vệ thực vật cao hơn 15% theo khảo sát của tác giả. + Các công ty lương thực khi ký kết hợp đồng thì không ký kết trực tiếp với người nông dân mà ký kết thông qua trung gian. Theo Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Sơn (2011) thương lái thu gom lúa gạo từ những hộ nông dân sản xuất đơn lẻ với số lượng ít để cung cấp cho công ty lương thực. Ước tính hằng năm thương lái thu mua khoảng hơn 90% sản lượng lúa gạo của nông dân. Hình 1. Chuỗi cung ứng lúa gạo ĐBSCL Nguồn: Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Sơn (2011) 4.2. Động năng địa điểm - Những cánh đồng lúa của người nông dân đều nằm sâu trong nội đồng, đường giao thông gặp rất nhiều khó khăn nên các phương tiện giao thông đến nơi để thu mua gặp rất nhiều khó khăn. + Khi vận chuyển phân bón, giống, cho đến khi thu hoạch lúa ra được đến những đường lớn phải trải qua rất nhiều công đoạn vận chuyển từ bóc vác thủ công đến vận chuyển bằng xuồng, ghe, nên dẫn đến chi phí vận chuyển cao. + Các công ty lương thực vào thu mua cũng gặp rất nhiều khó khăn do việc đi lại và vận chuyến lúa về Công ty nên đa số các công ty lương thực đều mua lúa thông qua các thương lái. 4.3. Động năng lưu kho - Do các hộ nông dân sản xuất còn rất manh mún với diện tích 86% dưới 2 ha nên không có xây dựng nhà kho để bảo quản lúa sau khi thu hoạch. Do đó, sau khi thu hoạch các hộ nông dân đều bán cho thương lái ngay tại đồng. Hoạt động lưu kho chỉ diễn ra ở các nhà máy xay xát, lau bóng, công ty lương thực vì ở đây có những nhà kho đạt chuẩn để tồn trữ lúa gạo không bị hư hỏng để chờ sau vụ 331
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 thu hoạch đại trà thì giá lúa gạo tăng thì nhũng nhà kho sẽ xuất hàng từ kho bán ra thị trường với giá cao hơn. 4.4. Động năng vận tải - Lúa sau khi thu hoạch được vận tải chủ yếu bằng đường thủy đến các cơ sở xây xát là nơi chuyển đổi nguyên liệu lúa thành gạo thành phẩm, hiện nay ĐBSCL có khoảng 1250 nhà máy xay xát chủ yếu có vị trí gần sông ngòi để thuận tiện cho vận chuyển nguyên liệu lúa, năng suất trung bình của các nhà máy là 170 tấn/ngày, với lượng lúa xay xát trung bình 136 tấn/ngày (Nguyễn Công Thành, 2011). 4.5. Động năng thông tin - Người nông dân sản xuất chủ yếu theo hình thức hộ gia đình mà không quan tâm đến thông tin thị trường đang cần loại lúa gì. Người nắm thông tin rõ nhất về thị trường là các công ty lương thực nhưng họ cũng không thể nào trao đổi thông tin này với tất cả người nông dân nên đã dẫn đến tình trạng sau khi lúa chín thì những hộ có giống lúa mà các công ty lương thực đang cần thì được thương lái mua với giá cao, ngược lại thì thương lái sẽ mua giá thấp hoặc không mua dẫn đến đời sống của người nông dân gặp rất nhiều khó khăn. 5. Kiến nghị giải pháp chuỗi cung ứng lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long Từ những phân tích 5 động năng của chuỗi cung ứng lúa gạo đồng bằng Sông Cửu Long tác giả bài viết đưa ra một số giải pháp: + Người nông dân ĐBSCL cần phải liên kết lại với nhau thành những hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, khi người nông dân liên kết lại với nhau thì sẽ giải quyết được tình trạng sản xuất manh mún như hiện nay mà khi đó sẽ hình thành nên những cánh đồng mẫu lớn với diện tích lớn, đồng thời có người đại diện hợp tác xã để đứng ra thương lượng, ký kết hợp đồng với công ty lương thực nhằm tránh tình trạng phải bán lúa qua các trung gian làm cho lợi nhuận của người nông dân bị giảm đáng kể. Bên cạnh đó, khi hình thành được những tổ hợp tác xã nông nghiệp thì việc trao đổi thông tin giữa công ty lương thực với người nông dân cũng trở nên dễ dàng hơn khi thông qua đại diện hợp tác xã nông nghiệp và việc hỗ trợ kỹ thuật, giống lúa, tài chính, định hướng sản xuất cho người nông dân trong quá trình sản xuất cũng thuận lợi hơn khi sản xuất manh mún. Ngoài ra, khi các hộ nông dân liên kết với nhau thành những hợp tác xã nông nghiệp thì họ sẽ có thể thương lượng giá với nhà cung cấp giống, phân bón vì những hợp tác xã này sẽ mua với số lượng lớn. + Chính phủ cần phải có chính sách về hạn điền cho phù hợp với tình hình thực tế sản xuất hiện nay của nền nông nghiệp đang hội nhập vào nền nông nghiệp toàn cầu. Nếu Chính phủ không thay đổi chính sách hạn điền thì người nông dân sẽ không thể tích tụ ruộng đất với diện tích lớn để có thể liên kết được với các nhà cung ứng nguyên vật liệu trong sản xuất và trung tâm khuyến nông, liên kết được với các công ty lương thực, cũng như xây dựng được nhà kho để lưu trữ lúa sau thu hoạch. Như vậy điều quan trong hiện nay của chuỗi cung ứng lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long là làm sao để đưa những hộ sản xuất nhỏ lẻ tham gia vào các hợp tác xã nông nghiệp hoặc tạo điều kiện cho người nông dân tích tụ ruộng đất với diện tích lớn để người nông dân có tiếng nói trong liên kết thành chuỗi cung ứng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Sơn, Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long, tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, 2011; 2. Võ Văn Thanh, Lê Ngọc Quỳnh Lam, Nguyễn Thị Kim Pho, Thực trạng chuỗi cung ứng lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ , tập 18, số Q2-2015, 2015; 3. Christopher, M. Logistic an supply chain management, 4th, Financial Time/Prentice Hall, Lodon, ISBN9780273731122, 2010; 332
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 4. Dong, P.S. Optimal control and optimization of stochstic supply chain system, Springer London ISBN 9871447147237, 2013; 5. International Council on systems Engineering, System Engineerging Handbook, INCOSE – TP, 2004; 6. Min, H and Zhou, G. Supply chain modeling: past, present and futuer, Comput. Ind.Eng.43, 231-249, 2002; 7. William, N.S, Samuel, J.S and Steven, M.B, Systems Engineering Principles and Practice, 2nd, A John Wile & Sons, INC publication, 2010. 333