Tác động của hiệp định VPA/FLEGT đến các làng nghề gỗ ở Việt Nam

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 4040
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của hiệp định VPA/FLEGT đến các làng nghề gỗ ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_hiep_dinh_vpaflegt_den_cac_lang_nghe_go_o_viet.pdf

Nội dung text: Tác động của hiệp định VPA/FLEGT đến các làng nghề gỗ ở Việt Nam

  1. TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH VPA/FLEGT ĐẾN CÁC LÀNG NGHỀ GỖ Ở VIỆT NAM Ths. Nguyễn Thị Hồng Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Tóm lược: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), với cam kết cắt giảm thuế quan mạnh mẽ, sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm gỗ của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khi tiếp cận thị trường Châu Âu (EU). Song để được xuất khẩu vào thị trường này, các sản phẩm gỗ phải đảm bảo về các quy tắc xuất xứ, hợp pháp và quản lý rừng bền vững. Nhằm duy trì sự ổn định và hướng tới mở rộng thị trường EU trong tương ai, Chính phủ Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) với EU năm 2018. Việc thực thi VPA/FLEGT sẽ gi p nâng cao năng ực cạnh tranh, th c đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ giữa Việt Nam và EU, song nó cũng tạo ra áp lực rất lớn đối với ngành sản xuất gỗ của Việt Nam nói chung và hoạt động sản xuất gỗ ở các làng nghề thủ công nói riêng. Bài viết này, sẽ giới thiệu khái quát về Hiệp định VPA/FLEGT và phân tích tác động của nó đến hoạt động sản xuất và kinh doanh gỗ ở các làng nghề gỗ thủ công ở Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp giúp các làng nghề khắc ph c những khó khăn hiện tại để tuân thủ các yêu cầu của Hiệp định. Từ khóa: Hiệp định VPA/FLEGT, làng nghề gỗ, tác động tích cực, tác động tiêu cực, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) được ký kết vào ngày 30 tháng 6 năm 2019, với cam kết cắt giảm thuế quan mạnh mẽ (EU sẽ xóa bỏ thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU; trong vòng 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU), sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam (trong đó có sản phẩm gỗ) so với các đối thủ cạnh tranh khi tiếp cận thị trường Châu Âu (EU). Song để được hưởng các ưu đãi thuế quan trong EVFTA khi xuất khẩu vào thị trường này, các sản phẩm gỗ phải đảm bảo về các quy tắc xuất xứ, hợp pháp và quản lý rừng bền vững. Ngày 19 tháng 10 năm 2018, Chính phủ Việt Nam đã k kết Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) với EU. Tuân thủ cam kết của Hiệp định này không chỉ chứng minh được nguồn gốc xuất xứ mà còn giúp giải quyết vấn đề khai thác gỗ bất hợp pháp và tăng cường thúc đẩy công tác quản trị rừng, qua đó thúc đẩy thương mại gỗ và sản phẩm gỗ được xác minh hợp pháp xuất khẩu từ Việt Nam sang EU và các thị trường khác. Tuy nhiên, việc thực thi Hiệp định cũng tạo ra áp lực rất lớn đối với ngành sản xuất gỗ của Việt Nam nói chung và hoạt động ở các làng nghề gỗ thủ công nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu về VPA/FLEGT cũng như tác động của nó đến 635
  2. hoạt động sản xuất và kinh doanh của các làng nghề gỗ ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp giúp các hộ gia đình và các doanh nghiệp trong làng nghề đáp ứng tốt hơn các quy định là điều cần thiết. 2. Giới thiệu về Hiệp định VPA/FLEGT Hiện nay, với xu hướng giảm tiêu dùng các sản phẩm từ nhựa, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ của EU cũng như một số nước trên thế giới đang gia tăng. Đối với Việt Nam, EU là một trong 5 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất. Cả 5 thị trường này chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ, trong đó EU chiếm tỷ trọng khoảng 13-17% tổng kim ngạch thương mại đồ gỗ. Những năm gần đây, giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này luôn duy trì ổn định và có xu hướng tăng nhẹ (Tô Xuân Phúc & cộng sự, 2019). Bảng 1: Các thị trường xuất khẩu gỗ lớn của Việt Nam Nguồn: Tô Xuân Phúc & cộng sự (2019), “Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ 2018: Một năm nhìn ại và xu hướng 2019” Nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu gỗ bất hợp pháp vào EU, năm 2003, EU đưa ra Kế hoạch Hành động Tăng cường Luật lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (Forest Law Enforcement, Governance and Trade Action Plan, FLEGT). Kế hoạch hành động FLEGT được chi tiết hóa bởi 02 văn bản: Quy chế FLEGT năm 2005, quy định về kiểm soát việc nhập khẩu gỗ từ các nước đã k Hiệp định Đối tác tự nguyện (Voluntary Partnership Agreements, VPA); và Quy chế về Gỗ của EU năm 2010, quy định về biện pháp kiểm soát đối với thương mại gỗ trên thị trường EU, trong đó:  VPA: là Hiệp định song phương, được hình thành dựa trên kết quả đàm phán giữa EU và chính phủ của quốc gia đối tác xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào EU. Bản chất của các VPA là chuyển thẩm quyền xác nhận gỗ thỏa mãn yêu cầu về nguồn gốc hợp pháp, đủ điều kiện nhập khẩu vào EU từ các cơ quan kiểm soát biên giới phía EU sang các cơ quan quản lý của quốc gia xuất khẩu với điều kiện quy trình và các tiêu chí cấp xác nhận (giấy phép FLEGT) phải đáp ứng các yêu cầu của phía EU. Khi Hiệp định VPA được kí kết, các quốc gia đối tác cần thiết kế và thực hiện các biện pháp cũng như chính sách, hay còn gọi là Hệ thống 636
  3. Đảm bảo tính hợp pháp của gỗ (Timber Legality Assurance System, TLAS), nhằm đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu từ quốc gia này vào EU là sản phẩm hợp pháp.  Quy chế gỗ của EU: theo Quy chế này chỉ có hai trường hợp được miễn trừ là gỗ có giấy phép CITES (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora) theo Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp và gỗ có giấy phép kiểm soát nguồn gốc gỗ (FLEGT) dành cho các quốc gia đã đàm phán và k Hiệp định VPA/FLEGT với EU. Với mong muốn duy trì sự ổn định và hướng tới mở rộng hơn nữa thị trường EU trong tương lai, Chính phủ Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) với EU vào tháng 10 năm 2010. Hai bên đã chính thức đàm phán từ tháng 11 năm 2011, tiến trình đàm phán kết thúc vào cuối năm 2016, với việc Hiệp định được kí tắt vào tháng 5 năm 2017. Ngày 19 tháng 10 năm 2018, Hiệp định VPA/FLEGT đã được ký kết và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2019. Để thực hiện Hiệp định, Việt Nam cần xây dựng và vận hành Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) nhằm đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam có nguồn gốc hợp pháp, bao gồm việc xác minh, truy xuất nguồn gốc gỗ trong toàn bộ chuỗi cung ứng (từ khi gỗ còn trong rừng hoặc từ thời điểm gỗ được nhập khẩu cho đến điểm cuối cùng là xuất khẩu hay gỗ được bán ra) của Việt Nam phù hợp với các quy định của EU. Khi đã phù hợp, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép FLEGT cho các lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang EU. Như vậy, nếu có giấy phép FLEGT, các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU sẽ không phải giải trình về truy xuất nguồn gốc nữa. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Hình 1: Các giai đoạn thưc hiện Hiệp định VPA/FLEGT Hiệp định VPA/FLEGT được thực thi là dấu mốc khởi đầu cho việc Việt Nam và EU cùng cam kết hợp tác để cải thiện thể chế về quản lý rừng, giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp. Theo VPA/FLEGT, các sản phẩm gỗ tiêu thụ trên thị trường được coi là hợp pháp nếu quá trình khai thác, chế biến, thương mại gỗ tuân thủ toàn bộ các quy định của quốc gia đối tác, bao gồm cả các quy định về môi trường, các quy định về sử dụng lao động, phòng chống cháy nổ, trách nhiệm về thuế và phí, Khi VPA/FLEGT giữa 637
  4. EU và Việt Nam có hiệu lực Hệ thống VNTLAS sẽ áp dụng cho tất cả các tổ chức cũng như hộ gia đình có các sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Nói cách khác, tất cả các tổ chức và hộ gia đình tham gia chuỗi cung ứng cần đảm bảo các sản phẩm của mình là sản phẩm hợp pháp. 3. Tác động của Hiệp định VPA/FLEGT đến hoạt động của các làng nghề gỗ 3.1 Thực trạng đáp ứng các yêu cầu của Hiệp định tại các làng nghề gỗ Việt Nam có khoảng 340 làng nghề gỗ (Trung tâm WTO, VCCI, 2014; Tô Xuân Phúc & cộng sự, 2018) với hàng chục ngàn hộ gia đình và hàng trăm ngàn lao động đang trực tiếp tham gia các khâu của quá trình sản xuất, chế biến và cung các sản phẩm gỗ cho thị trường nội địa cũng như xuất khẩu. Với quy mô này, các làng nghề gỗ đã và đang giải quyết công ăn việc làm cho một lực lượng lao động đáng kể, đặc biệt là các lao động thủ công, ở các khu vực nông thôn khó khăn, có thu nhập thấp. Những thay đổi về cơ chế chính sách, thị trường tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của các làng nghề sẽ tác động đến sinh kế của nhiều hộ gia đình, trong đó có các nông hộ nghèo. Hiện nay, Hiệp định VPA/FLEGT đã có hiệu lực nên Hệ thống VNTLAS sẽ được đưa vào vận hành. Khi đó, toàn bộ các hộ SXKD có sản phẩm xuất khẩu tại các làng nghề gỗ là nhóm đối tượng trực tiếp bị điều chỉnh trong khuôn khổ của hệ thống này. Song với thực trạng SXKD của các hộ trong làng nghề những năm qua cho thấy hầu hết các hộ tại các làng nghề khó có thể đáp ứng được các quy định của Hiệp định, cụ thể: Thứ nhất, hiểu biết về VPA/FLEGT của các hộ SXKD còn rất hạn chế. Theo điều tra của Viforest và tổ chức Forest Trends, có tới hơn 90% người dân ở các làng nghề chưa từng được nghe hoặc hiểu về VPA/FLEGT, họ cũng không biết khi Hiệp định có hiệu lực sẽ tác động gì tới hoạt động của làng nghề (Thùy Dung, 2018). Thực tế, hạn chế về hiểu biết và mối quan tâm của hộ về VPA/FLEGT tại các làng nghề một phần là do các hộ SXKD chưa chủ động tìm hiểu, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và thói quen, phần khác cũng là do các cơ quan, ban ngành chưa chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định cho cộng đồng. Việc thiếu hiểu biết về các cơ chế chính sách mới, có hoặc sẽ liên quan trực tiếp đến các hoạt động của hộ ở các làng nghề sẽ khiến họ thiếu chủ động trong việc đặt ra lộ trình và biện pháp thực hiện để đáp ứng các yêu cầu của chính sách. Vì vậy, họ sẽ bỏ l những cơ hội và lợi ích to lớn mà chính sách mang lại. Thứ hai, hình thức hoạt động của nhiều hộ SXKD trong làng nghề chưa đảm bảo tính hợp pháp. Hiện nay, nhiều hộ SXKD trong làng nghề hoạt động của chủ yếu là dưới hình thức phi chính thức và mang đậm tính tự phát. Kết quả Khảo sát do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) và tổ chức Forest Trends thực hiện cho thấy, ngay tại 5 làng nghề gỗ lớn ở vùng sông Hồng (gồm làng Hữu Bằng, Vạn Điểm, Liên Hà, Đồng Kỵ và La Xuyên) vẫn có tới 74,5% số hộ được khảo sát không đăng k kinh doanh; khoảng 90% các giao dịch giữa các hộ sản xuất và hộ cung gỗ nguyên liệu, giữa hộ bán sản phẩm sau chế biến và người mua thiếu các bằng chứng về tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm sau chế biến. Hầu hết các hộ SXKD tại làng nghề tồn tại dưới hình thức phi chính thức là vì hoạt động của họ chưa được 638
  5. công nhận một cách chính thống bởi hệ thống pháp luật. Khung pháp lý hiện hành chỉ quy định hộ phải đăng k kinh doanh nếu nguồn thu của hộ vượt khỏi ngư ng thu nhập thấp do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. Hơn nữa, khung pháp lý hiện hành cũng cho ph p các hộ SXKD thuê lao động vì các hoạt động mang tính chất sự vụ, không ổn định không phải ký hợp đồng với người lao động. Song khảo sát do Viforest và tổ chức Forest Trends như ở trên cho thấy có những hộ thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng k kinh doanh hoặc sử dụng lao động ổn định, dài hạn vẫn chưa tuân thủ quy định này. Do vậy, hoạt động SXKD của họ sẽ là không hợp pháp, theo đó, các sản phẩm được sản xuất bởi họ cũng không đảm bảo tính hợp pháp (Tô Xuân Phúc & cộng sự, 2018). Thứ ba, rủi ro về tính phát lý của nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào tại các làng nghề là rất lớn. Thực tế hiện nay tính pháp lý của nguồn gốc gỗ nguyên liệu chưa được các hộ kinh doanh quan tâm. Các hộ kinh doanh gỗ nguyên liệu và hộ gia đình sản xuất chế biến đồ gỗ thiếu các bằng chứng về tính hợp pháp của gỗ như giấy tờ chứng minh nguồn gốc, chủng loại, hóa đơn bán hàng, các loại giấy phép khai thác, nhập khẩu, giấy tờ vận chuyển, hóa đơn đóng thuế, Mặc dù, quy định của luật pháp hiện hành đã yêu cầu cần có các bằng chứng về tính hợp pháp của gỗ, song các yêu cầu này vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc tại các làng nghề. Lý do là một số giấy tờ rất khó hoặc thậm chí không có thể có được. Hơn nữa, ngoại trừ các sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi cần có các loại giấy tờ chứng minh, còn hầu hết người mua trong nước không quan tâm đến tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu, nên càng khiến cho các hộ SXKD không quan tâm đến bằng chứng về tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu. Thứ tư, việc tuân thủ các quy định trong quá trình sản xuất, chế biến gỗ vẫn chưa được đảm bảo. Các quy định trong quá trình sản xuất, chế biến gỗ bao gồm quy định về sử dụng lao động (hợp đồng lao động, các chế độ với người lao động, vệ sinh an toàn lao động, ), các quy định về môi trường, phòng chống cháy nổ tại các xưởng gỗ, vẫn chưa được đảm bảo do các hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan rất hạn chế. Cũng theo kết quả Khảo sát do Viforest và tổ chức Forest Trends thực hiện tại 5 làng nghề gỗ lớn vùng sông Hồng như ở trên, có tới 64% số hộ được khảo sát không có mặt bằng sản xuất riêng, phải sử dụng không gian sống của gia đình; 100% lao động thuê bởi các hộ là hợp đồng miệng (Tô Xuân Phúc & cộng sự, 2018). Nhìn chung, hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý chủ yếu tập trung vào các chủ thể có quy mô SXKD lớn, mà chưa chú trọng đến các hộ SXKD nhỏ, l với số lượng nhiều ở các làng nghề, bởi các cơ quan quản l không có đủ nguồn lực về con người và tài chính để thực hiện. Hơn nữa, những hộ này cũng không có vai trò quan trọng trong tạo nguồn thu cho ngân sách. 3.2 Tác động của Hiệp định VPA/FLEGT đến hoạt động của làng nghề gỗ Trong những năm qua, các sản phẩm gỗ của các làng nghề đã được tiêu thụ cả ở thị trường nội địa lẫn xuất khẩu, do đó việc thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động SXKD của các hộ gia đình làm nghề cũng như những đối tượng liên quan, đặc biệt là các hộ gia đình có sản phẩm xuất khẩu. Phần dưới đây sẽ phân tích tác động tích cực và tiêu cực của Hiệp định VPA/FLEGT đến các làng nghề gỗ. 639
  6. 3.2.1. Tác động tích cực Một là tham gia Hiệp định VPA/FLEGT sẽ giúp sản phẩm gỗ của các làng nghề đáp ứng được những quy định ngày càng khắt khe của thị trường EU cũng như các thị trường nhập khẩu khác. Hiện nay, thị trường xuất khẩu chính của ngành gỗ Việt Nam là các nước phát triển, người tiêu dùng ở các nước này ngày càng quan tâm tới các tiêu chuẩn môi trường và đòi hỏi các sản phẩm gỗ nhập khẩu phải được sản xuất từ nguồn gỗ hợp pháp, do đó, các nước này ngày càng siết chặt các quy định về sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm gỗ. Cụ thể, Châu Âu thực hiện Kế hoạch FLEGT nghiêm ngặt, Mỹ ngày càng thắt chặt thực thi Luật Lacey nhằm cấm mua bán lâm sản bất hợp pháp, Nhật Bản áp dụng Luật Gỗ sạch, Hàn Quốc ban hành Luật Sử dụng gỗ bền vững, Úc cũng đã có văn bản cẩm nang gỗ hợp pháp, Việc tuân thủ các cam kết của Hiệp định VPA/FLEGT sẽ bảo đảm tính hợp pháp gỗ của Việt Nam, từ đó sẽ giúp kiểm soát tốt nguồn cung gỗ nguyên liệu và giúp nâng cao hình ảnh sản phẩm gỗ của Việt Nam trên trường quốc tế. Điều này không chỉ giúp gia tăng xuất khẩu sản phẩm vào EU mà còn vào các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới, góp phần thực hiện mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt từ 12 – 13 tỷ USD vào năm 2020 và 18 – 20 tỷ USD vào năm 2025. Hai là thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ của các làng nghề. Khi có được Giấy phép FLEGT các doanh nghiệp cũng như các hộ gia đình có sản phẩm gỗ xuất khẩu vào EU không phải thực hiện trách nhiệm giải trình về truy xuất nguồn gốc nên sẽ rút ngắn thời gian thông quan và giảm các thủ tục pháp lý khác. Kết quả là chi phí trong quá trình xuất khẩu sẽ được giảm bớt. Ngoài ra, Giấy phép FLEGT còn giúp sản phẩm gỗ Việt Nam có thể xuất khẩu trực tiếp vào các quốc gia Châu Âu mà không cần qua nước trung gian nên giúp nâng cao uy tín và tăng khả năng nhận diện thương hiệu sản phẩm gỗ Việt, từ đó, giúp các hộ SXKD có sản phẩm xuất khẩu duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ. Ba là tuân thủ Hiệp định VPA/FLEGT sẽ giúp nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen sử d ng sản phẩm gỗ cũng như tạo áp lực thực hiện cải tiến và thay đổi công nghệ sản xuất của làng nghề. Yêu cầu cốt lõi của VPA/FLEGT là gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang EU phải có nguồn gốc hợp pháp và sẽ được xác minh bất kể là nhập khẩu hay khai thác từ trong nước. Do vậy, các hộ SXKD gỗ sẽ phải chuyển từ sử dụng các nguyên liệu, sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, thậm chí là mua/bán lậu sang sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc minh bạch, hợp pháp. Bên cạnh đó, việc sử dụng gỗ hợp pháp chắc chắn có giá cao hơn giá gỗ lậu sẽ tạo ra động lực để các hộ SXKD thay đổi công nghệ, cải tiến phương pháp sản xuất cũng như nâng cao thức của người lao động để tiết kiệm nguyên liệu sản xuất. Sự thay đổi này giúp giải quyết tình trạng khai thác và buôn bán gỗ trái phép, góp phần phát triển bền vững ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam. 3.2.2. Tác động tiêu cực Bên cạnh những tác động tích cực, VPA/FLEGT cũng có những tác động tiêu cực đến tất cả các hộ SXKD có sản phẩm gỗ xuất khẩu cũng như những đối tượng liên quan. 640
  7. Trước hết, thực thi VPA/FLEGT sẽ khiến chi phí sản xuất tăng cao. Theo yêu cầu của Hiệp định, 100% sản phẩm gỗ xuất khẩu vào EU phải hợp pháp. Dù các doanh nghiệp hay hộ gia đình sử dụng nguyên liệu trong nước hay nhập khẩu, đều phải đảm bảo hồ sơ, giấy tờ, chứng minh tính hợp pháp. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn và tốn kém thêm chi phí cho các doanh nghiệp và các hộ SXKD gỗ tại các làng nghề. Trong những năm qua, Việt Nam đã nhập khẩu gỗ từ trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với 120 loài gỗ khác nhau. Việc xác định tiêu chí loài rủi ro, vùng địa lý rủi ro khi xây dựng các quy định về kiểm soát chuỗi cung gỗ nhập khẩu là điều không dễ dàng. Bên cạnh đó, muốn truy xuất nguồn gốc rõ ràng các doanh nghiệp, các hộ gia đình phải thực hiện thêm nhiều công đoạn và thủ tục giấy tờ pháp lý (xin giấy phép, lấy và xuất hóa đơn, lưu giữ giấy tờ, hồ sơ xác minh, ) khiến cho giá gỗ nguyên liệu và chi phí sản xuất sẽ tăng lên. Hơn nữa, để đáp ứng các quy định về sử dụng lao động (hợp đồng lao động, các chế độ với người lao động, vệ sinh an toàn lao động, ), các quy định về môi trường, phòng chống cháy nổ tại các xưởng gỗ, các doanh nghiệp, hộ SXKD ở các làng nghề phải đầu tư thêm nguồn lực và tốn k m thêm chi phí để đào tạo và nâng cao ý thức, năng lực của người lao động để thực hiện các quy định đó. Tiếp theo, tuân thủ quy định của VPA/FLEGT có thể gây ra tình trạng giảm mức sản xuất của các hộ SXKD ít nhất là trong ngắn, đặc biệt là các hộ có quy mô nhỏ và/hoặc chưa chính thức. Hiệp định VPA sẽ yêu cầu các hộ phải có giấy phép kinh doanh, có hồ sơ gỗ hợp pháp, tuân thủ các điều kiện về môi trường và an toàn cháy nổ và hợp đồng thuê nhân công chính thức, Tuy nhiên, trước mắt hầu hết các hộ SXKD, nhất là các hộ có quy mô nhỏ, không đáp ứng được các yêu cầu này sẽ buộc phải giảm mức sản xuất, thậm chí là đóng cửa. Điều này gây ra tình trạng mất việc làm và ảnh hưởng đến sinh kế của nhiều nông hộ, trong đó người lao động không có tay nghề và làm theo thời vụ ở những nông hộ nghèo sẽ là người đầu tiên bị mất việc. Sau đó là đến nhóm hộ cung cấp gỗ nguyên liệu như hộ trồng rừng không hoặc chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hộ buôn bán gỗ nguyên liệu không rõ nguồn gốc bởi sản phẩm của họ không được coi là hợp pháp nên không bán được. Ngoài ra, tuân thủ quy định của VPA/FLEGT có thể gây ra tình trạng thiếu h t nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp ph c v sản xuất. Một trong những nút thắt của ngành sản xuất và chế biến gỗ Việt Nam là nguyên liệu, bởi Chính phủ không cho phép khai thác gỗ rừng tự nhiên nên phần lớn nguồn nguyên liệu gỗ hiện nay là nhập khẩu. Trong những năm qua, Việt Nam đã từng bước giảm dần thói quen sử dụng gỗ bất hợp pháp. Tuy nhiên, những rủi ro về nguồn cung gỗ vẫn đang hiện hữu khi vẫn còn một lượng không nhỏ nguồn gỗ có tính rủi ro cao (gỗ tự nhiên, gỗ quý, không chứng minh được tính hợp pháp) đã được nhập khẩu từ Châu Phi, Cambodia, Laos, (Bảng 2). Với thực trạng nhu cầu gỗ nguyên liệu ngày càng lớn, việc tìm kiếm các nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp sẽ rất khó khăn trong những năm tới. Hậu quả là nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp phục vụ cho sản xuất có thể bị thiếu hụt và giá gỗ nguyên liệu hợp pháp sẽ tăng cao gây ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của các làng nghề gỗ. 641
  8. Bảng 2: Các thị trường nhập khẩu gỗ chính của Việt Nam Nguồn: Tô Xuân Phúc & cộng sự (2019), “Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ 2018: Một năm nhìn ại và xu hướng 2019” 4. Giải pháp giúp các làng nghề gỗ thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT Để tận dụng lợi ích và giảm thiểu các tác động tiêu cực của Hiệp định VPA/FLEGT, cần có sự nỗ lực chung của các cơ quan quản l nhà nước có liên quan, các doanh nghiệp, hộ gia đình chế biến gỗ trong làng nghề, thương lái mua bán gỗ, vận chuyển gỗ và cả những đối tượng cung cấp gỗ nguyên liệu (công ty lâm nghiệp, hộ trồng rừng) trong việc thực hiện các giải pháp, cụ thể: Thứ nhất, cần đẩy mạnh vấn đề truyền thông về Hiệp định VPA/FLEGT để nâng cao nhận thức về việc không sử d ng và không cung cấp gỗ bất hợp pháp. Thực tế, bên cạnh các hộ SXKD gỗ ở làng nghề thiếu hiểu biết về những quy định của Hiệp định VPA/FLEGT như đã phân tích ở phần trước, những hộ trồng rừng cũng trong tình trạng tương tự như vậy. Các đối tượng này chỉ biết trồng rừng và đến khi khai thác thì họ bán mà chưa biết thế nào là gỗ hợp pháp, bán gỗ ra sao mới đúng quy định, cần các loại giấy tờ gì khi bán gỗ. Do đó, trong thời gian tới các cơ quan nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định cho các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp, hộ SXKD gỗ, thương lái mua bán gỗ, vận chuyển gỗ, các hộ trồng rừng thông qua các phương tiện truyền thông, các chương trình phát thanh truyền hình, các trang thông tin điện tử, các lớp tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết và nội dung cam kết cũng như các công việc cần triển khai để thực thi Hiệp định VPA/FLEGT. Đồng thời chú trọng soạn thảo các tài liệu tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định VPA/FLEGT phù hợp với nhu cầu, trình độ và năng lực của các nhóm đối tượng có liên quan trong và ngoài nước về các cam kết cụ thể của Hiệp định, đảm bảo họ hiểu rõ, hiểu đúng các quy định, từ đó giúp việc thực thi Hiệp định được nhanh chóng, đầy đủ và hiệu quả. Thứ hai, cần chính thức hóa hộ SXKD ở các làng nghề. Để chính thức hóa các hộ SXKD, trước hết cần khuyến khích các hộ chưa đăng k tiến hành đăng k kinh doanh thông 642
  9. qua việc hỗ trợ thông tin, tư vấn pháp lý miễn phí; đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy đăng k ; có chính sách miễn, giảm thuế đối với hộ mới đăng k kinh doanh; Song song với đó cũng cần có cả các biện pháp cứng rắn để buộc các hộ đã đủ điều kiện phải đăng k kinh doanh phải tuân thủ pháp luật như tăng cường kiểm tra, giám sát và xử phạt nặng (thậm chí là chấm dứt hoạt động) đối với các hộ vi phạm nghiêm trọng. Bên cạnh những nỗ lực từ các các cơ quan quản lý, việc chính thức hóa các hộ SXKD cũng cần sự giúp đ từ các tổ chức phát triển, các hiệp hội ngành nghề và đặc biệt là nỗ lực và nhận thức của chính bản thân các hộ đó. Các tổ chức phát triển, các hiệp hội ngành nghề cần tư vấn cho các hộ SXKD về những tác động ban đầu và lợi ích lâu dài nhằm giúp họ nhận biết ra các lợi ích của việc chuyển đổi. Ví dụ, chính thức hóa giúp cho việc xây dựng địa vị pháp lý chính thức của các hộ, từ đó giúp hộ tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và các nguồn lực khác phục vụ cho quá trình SXKD của hộ theo hướng bền vững. Thứ ba, cần có cơ chế hỗ trợ để giúp các hộ SXKD tuân thủ các quy định trong quá trình sản xuất và chế biến gỗ. Cụ thể: Đối với các quy định về sử dụng lao động, cần có các biện pháp tuyên truyền để nâng cao ý thức và hiểu biết của người lao động về quyền lợi sẽ được đảm bảo khi họ ký kết hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động cũng như những rủi ro xảy ra nếu họ không ký kết. Một khi nhận thức của người lao động được cải thiện họ sẽ chủ động đòi hỏi người sử dụng ký kết hợp đồng lao động. Đối với các quy định về môi trường, cần có các chế tài buộc các cơ sở sản xuất phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Khung pháp lý hiện hành mới chỉ quy định về yêu cầu bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất đã có đăng k kinh doanh mà chưa quy định đối với cơ sở chưa đăng k kinh doanh hoặc sản xuất với quy mô hộ gia đình nhỏ l . Do vậy, cần hoàn thiện khung pháp l để cải thiện tình trạng môi trường tại các làng nghề. Đối với các quy định về phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, cần có các biện pháp để quy hoạch và mở rộng không gian sản xuất. Hiện nay, hiện tượng thiếu không gian sản xuất đang diễn ra trầm trọng tại hầu hết các làng nghề trên khắp cả nước, dẫn đến tình trạng các hộ tận dụng không gian sinh hoạt hàng ngày của họ cho sản xuất. Điều này dẫn đến nguy cơ cháy nổ và mất an toàn lao động cao. Để khắc phục tồn tại đó cần có các chính sách quy hoạch, xây dựng các khu vực sản xuất và chế biến gỗ riêng biệt có quy mô lớn (khu công nghiệp hoặc vùng sản xuất tập trung) đồng thời có cơ chế chính sách khuyến khích và hỗ trợ tài chính để các cơ sở sản xuất ở các làng nghề chuyển vào khu sản xuất tập trung đó. Thứ tư, cần có các biện pháp kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu gỗ để đảm bảo tính hợp pháp của yếu tố đầu vào. Những năm qua, Việt Nam đã sử dụng hai nguồn gỗ nguyên liệu từ nhập khẩu và trong nước. Đối với nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu, cần có các biện pháp để ngăn chặn việc nhập khẩu gỗ từ những quốc gia có rủi ro pháp lý cao. Cùng với đó là việc truy xuất rõ nguồn gốc, giám sát hành trình gỗ phải được thực hiện nghiêm túc và triệt để. Muốn vậy, Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện các chính sách, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để kiểm 643
  10. soát gỗ nhập khẩu hợp pháp, xây dựng hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp; tăng cường công tác quản lý gỗ, tăng cường việc theo dõi giám sát hành trình của gỗ. Đối với nguồn gỗ nguyên liệu trong nước, cần đẩy mạnh thực hiện việc cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC) và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng cho các đối tượng trồng rừng. Bản chất của FSC là quản lý rừng bền vững. Gỗ được khai thác từ các diện tích rừng được cấp chứng chỉ không những tuân thủ các quy định có liên quan đến tính pháp lý, mà còn tuân thủ các quy định có liên quan đến môi trường và xã hội. Vì vậy, gỗ đạt chứng chỉ FSC được chấp nhận và lưu thông rộng rãi tại các thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ, Bên cạnh đó, yêu cầu về gỗ hợp pháp còn phục thuộc vào đất trồng rừng phải là đất hợp pháp (đất có sổ đỏ, có chứng nhận hoặc quyết định giao đất của chính quyền về thửa đất), do vậy, các ban, ngành chức năng và các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ hợp thức hóa đất trồng rừng cho các đối tượng trồng rừng, đồng thời cần cụ thể hóa chính sách giao đất, khoán rừng giúp các chủ rừng sớm có đất trồng hợp pháp. Ngoài những biện pháp từ phía các cơ quan quản l , các đối tượng tham gia trong chuỗi cung gỗ nguyên liệu (người trồng rừng, thương lái mua/bán, vận chuyển gỗ), các doanh nghiệp và hộ gia đình chế biến gỗ trong làng nghề phải thực hiện đầy đủ việc kê khai, lưu trữ hồ sơ, giấy tờ trong quá trình sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định để đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc nhanh chóng và chính xác. Thứ năm, phát triển nguồn nguyên liệu từ rừng trồng trong nước để chủ động nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp. Hiện nay tiềm năng xuất khẩu gỗ của Việt Nam còn rất lớn do nhu cầu thị trường thế giới vẫn đang tăng. Để chủ động nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp đáp ứng yêu cầu của Hiệp định VPA/FLEGT, trong Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (được phê duyệt bởi Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018) đã đặt ra mục tiêu: Phát triển nguồn nguyên liệu từ rừng trồng trong nước, đáp ứng tối thiểu 80% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu, tiến tới thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu; nâng thị phần thương mại đồ gỗ thế giới của Việt Nam từ 6% hiện tại lên khoảng 10% vào năm 2025. Muốn thực hiện được mục tiêu đó, điểm cốt lõi là phải phát triển rừng. Việc phát triển rừng đặt ra yêu cầu phải có quỹ đất và năng lực tài chính. Hiện nay, quỹ đất trồng rừng được giao cho các công ty lâm nghiệp và các hộ nhỏ l nên thiếu vùng chuyên canh tập trung, hiệu quả trồng rừng thấp và chất lượng gỗ không cao. Do vậy, nhà nước cần lập quy hoạch và có các biện pháp để tích tụ và tập trung đất rừng. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các hộ trồng rừng liên kết lại, các công ty lâm nghiệp cổ phần hóa để để nâng cao năng lực tài chính hoặc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển rừng. 5. Kết luận Việc đàm phán, k kết và thực thi Hiệp định VPA/FLEGT có ý nghĩa rất lớn, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam và EU đối với việc thúc đẩy thực hiện Chương ―Thương mại và phát triển bền vững‖ của Hiệp định EVFTA, liên quan đến các quy định về quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản. Bên cạnh đó, thực thi Hiệp định mang lại lợi ích cho Việt Nam trên cả 3 lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường. Tuy vậy, việc tuân thủ Hiệp định 644
  11. VPA/FLEGT là không hề dễ dàng, đặc biệt là đối với các hộ SXKD ở các làng nghề gỗ truyền thống. Do vậy, để hiện thực hóa các cam kết trong Hiệp định cần có sự nỗ lực chung của các cơ quan nhà nước, các hiệp hội ngành nghề và bản thân các hộ tại các làng nghề. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018) 2. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) 3. Hiệp định VPA/FLEGT, van-hiep-dinh-vpaflegt-giua-viet-nam-va-eu-ban-dich-3404 4. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (2019), ―Hiệp định CPTPP và VPA/FLEGT: Cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam‖, Báo cáo tại Diễn đàn ―Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 – Thành công, bài học kinh nghiệm; giải pháp bứt phá năm 2019‖ ngày 22/02/2019. 5. Phạm Minh Quốc (2019), ―Quy định về FLEGT và hoạt động kinh doanh xuất khẩu gỗ trong thực thi Hiệp định EVFTA‖, Tạp chí Tài chính, K 1 tháng 7/2019, xuat-khau-go-trong-thuc-thi-hiep-dinh-evfta-311484.html 6. Phan Triều Giang & cộng sự (2015), Báo cáo ―Đánh giá Tác động của Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA) tới Sinh kế tại Việt Nam‖, Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VNGO-FLEGT). 7. Quyết định 1624/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2019 về Kế hoạch triển khai Hiệp định đối tác giữa Việt Nam và EU. 8. Thùy Dung (2018), ―Hướng làng nghề tiến đến sử dụng gỗ hợp pháp‖, 9. Tô Xuân Phúc & cộng sự (2012), ―Làng nghề gỗ trong bối cảnh thực thi FLEGT và REDD+ tại Việt Nam‖ 10. Tô Xuân Phúc & cộng sự (2018), ―Làng nghề gỗ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập: Thực trạng và các lựa chọn về chính sách để phát triển bền vững‖, Báo cáo tại Hội thảo Quốc gia ngày 19 tháng 1 năm 2018. 11. Tô Xuân Phúc & cộng sự (2019), ―Báo cáo Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ 2018: Một năm nhìn lại và xu hướng 2019‖, 12. Trung tâm WTO, VCCI (2014), ―Hỗ trợ Hiệp hội thực hiện nghiên cứu chiến lược phát triển ngành chế biến gỗ‖, Báo cáo Nghiên cứu, Dự án EU-MUTRAP. 13. Vũ Thu Hương & cộng sự (2014), ―Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam‖, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, Số 3 – 2014, tr. 136 – 144. 645