Tác động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO₂ ở các quốc gia đang phát triển thuộc khối ASEAN

pdf 9 trang Gia Huy 5360
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO₂ ở các quốc gia đang phát triển thuộc khối ASEAN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_tang_truong_kinh_te_va_do_mo_thuong_mai_den_luo.pdf

Nội dung text: Tác động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO₂ ở các quốc gia đang phát triển thuộc khối ASEAN

  1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI ĐẾN LƯỢNG PHÁT THẢI CO2 Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN THUỘC KHỐI ASEAN THE IMPACT OF ECONOMIC GROWTH AND TRADE OPENNESS TO THE CO2 EMISSION IN DEVELOPING COUNTRIES OF ASEAN Bùi Thái Diệu Thảo, Nguyễn Tấn Phát, Tạ Thị Linh Nhi GVHD: ThS. Nguyễn Ngọc Diệu Lê Trường Đại học Ngoại thương cơ sở II tại thành phô Hồ Chí Minh nghiencuukhoahoc.phatthaonhi@gmail.com TÓM TẮT Sự chuyển biến phức tạp của khí hậu trong những thập niên gần đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm môi trường và đe dọa sự phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới nói chung và khu vực ASEAN nói riêng. Lượng phát thải CO2 là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất và là nhân tố chủ yếu giải thích cho hiện tượng nóng lên toàn cầu. Song, trong thời kỳ hội nhập trên phạm vi toàn cầu hiện nay, tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại là cần thiết và tiên quyết để tránh khỏi sự lạc hậu so với các quốc gia khác. Bài nghiên cứu tập trung phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến lượng phát thải CO2 ở các quốc gia đang phát triển thuộc khối ASEAN và chính sách phát triển đất nước đi đôi với sự ô nhiễm môi trường được nằm trong sự kiểm soát của quốc gia đó. Kết quả chỉ ra rằng, thu nhập bình quân trên đầu người tác động đến lượng phát thải CO2 theo dạng chữ U ngược, tức là thời kỳ đầu thu nhập bình quân sẽ gây ra tác động làm tăng lượng phát thải CO2 nhưng khi thu nhập bình quân vượt qua ngưỡng nhất định thì thu nhập bình quân sẽ tác động âm đến lượng phát thải CO2; độ mở thương mại có tương quan dương với lượng phát thải CO2. Từ khóa: ASEAN, tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, phát thải CO2. ABSTRACT In recent decades, the complex changes of climate is the main cause leading to environmental pollution and threatening the sustainable development of the countries in the world in general and in ASEAN in particular. CO2 emissions is not only one of the most important causes but also a key factor to explain the phenomenon of global warming. However, during the period of integration on a global scale today, economic growth and trade openness is necessary and prerequisite for avoiding the backwardness. The research articles focuses on analyzing the impact of economic growth and trade openness to CO2 emissions in developing countries in ASEAN and national development policies inherent in the environmental pollution control in those countries. Results indicated that the income per capita affect CO2 emissions in the form of reverse U shape. It means the first period the income per capita will impact positively on CO2 emissions but when income per capita crossed the certain thresholds, it will impact negatively on CO2 emissions; trade openness positively correlated with CO2 emissions. Keywords: ASEAN, economics growth, trade openness, CO2 emissions. 1. Giới thiệu Trong những thập niên gần đây khí hậu ngày càng có sự chuyển biến phức tạp theo chiều hướng tiêu cực trên toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đại diện có Solomon và cộng sự (2008) nhận định rằng lượng phát thải CO2 là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất vì đây là nhân tố chủ yếu giải thích cho hiện tượng nóng lên toàn cầu. Báo cáo tổng quan môi trường Toàn cầu năm 2000 của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) thống kê trong 100 năm trở lại đây, Trái Đất đã nóng lên khoảng 0,5oC và ước tính trong thế kỷ XXI nhiệt độ sẽ tăng từ o 1,5 - 4,5 C so với nhiệt độ ở thế kỷ XX. Biểu đồ dưới thể hiện tổng lượng phát thải CO2 toàn thế giới có xu hướng luôn tăng từ năm 1975-2011. Điều này dẫn đến mực nước biển có thể dâng lên cao từ 25cm đến 140cm. 500
  2. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD ASEAN là một trong những khu vực kinh tế lớn nhất thế giới, tỷ lệ tăng trưởng cao và ổn định kể từ năm 2000 nhưng vẫn chưa xử lí triệt để được các vấn đề về môi trường ở các nước đang phát triển. Tính đến năm 2010, lượng phát thải CO2 ở ASEAN đạt ngưỡng 1.070,8 (Mt) (Megaton). Tốc độ tăng trưởng hằng năm đối với chỉ tiêu này ở ASEAN trong giai đoạn 1990-2020 khoảng 5,2% (Thống kê và ước tính theo “Energy Outlook for Asia and the Pacific”, 2013). Biểu đồ 1. Tổng lượng phát thải CO2 trên toàn thế giới từ năm 1975-2011 Mặt khác, ASEAN được đánh giá là khối kinh tế có độ mở thương mại cao. Tính đến năm 2011, các nền kinh tế của ASEAN có độ mở lớn và phụ thuộc nhiều vào hoạt động thương mại với tỷ trọng chiếm từ 90-300% (không tính Myanmar). Tỷ lệ xuất khẩu so với tổng sản phẩm quốc nội của khối ASEAN từ 50% như trường hợp của Indonesia, Philippines và đến 75% như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia. Trong khi đó, độ mở thương mại là một thành phần thiết yếu của tăng trưởng kinh tế và nhu cầu năng lượng (Sadorsky, 2011). Các điều kiện kinh tế của đất nước quyết định tác động của mở cửa thương mại đến mức tiêu thụ năng lượng (Cole, 2006). Tăng cường thương mại cho phép các nền kinh tế đang phát triển nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ các nền kinh tế đã phát triển. Kéo theo đó, việc áp dụng công nghệ cao đối với các nước đang phát triển sẽ làm tăng năng suất lao động và giảm phát thải CO2. Song, các nước đang phát triển của ASEAN cần cẩn trọng để tránh khỏi trở thành một thị trường tiêu thụ sản phẩm chất lượng thấp, máy móc thiết bị với công nghệ lạc hậu mà hậu quả tới môi trường sinh thái là khôn lường. Mô hình tăng trưởng mà các quốc gia này đang theo đuổi có thể là “cái bẫy” của sự phát triển thiếu bền vững. Vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại đến sự phát thải CO2 tại ASEAN là cần thiết đối với nhà hoạch định chính sách, các cơ quan hữu quan và doanh nghiệp sản xuất. Mặt khác, hai yếu tố tác động này phải được quan sát đồng thời trong mối quan hệ với sự phát thải CO2 để mang đến cái nhìn khái quát và đầy đủ hơn về vấn đề trên. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Các khái niệm chính Độ mở thương mại của nền kinh tế (Trade Openness) Phản ánh mức độ giao thương và tầm quan trọng của giao dịch quốc tế liên quan đến giao dịch trong nước, được đo lường bởi tỷ số giữa tổng số thương mại (tức là tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ) so với tổng GDP của quốc gia: Openness = (Export + Import) / GDP (Lê Thanh Tùng, 2014). Trong một bài tập chí “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội” tiến sĩ Bùi Đại Dũng nhận định rằng: Tăng trưởng kinh tế được hiểu khá thống nhất là sự tăng sản lượng thực tế của một nền kinh 501
  3. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tế trong một khoảng thời gian với thước đo phổ biến là mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong một năm hoặc mức tăng GDP bình quân đầu người trong một năm. Lượng phát thải CO2 là một đại lượng chỉ tổng lượng khí phát thải nhà kính phát thải trực tiếp và gián tiếp từ một tổ chức, cá nhân, sự kiện hay một sản phẩm được quy về lượng CO2 (Trương Thị Minh An và Kiều Thị Hòa, 2010). 2.2. Cơ sở lý thuyết Trong một thế giới ngày càng hội nhập, việc giảm rào cản thương mại là quan trọng và cần thiết. Điều này đã dẫn đến lo ngại rằng các ngành công nghiệp “bẩn” sẽ di dời đến các quốc gia đang phát triển, nơi có quy định về môi trường ít nghiêm ngặt hơn. Giả thuyết “nơi trú ẩn ô nhiễm” đề xuất rằng các nguồn FDI muốn vào các quốc gia chậm tiến vì luật lệ và kiến thức về ô nhiễm còn thấp nên có khả năng tiết giảm chi phí về khoản này. Xu hướng hướng tới việc hình thành “nơi trú ẩn ô nhiễm” đã tự giới hạn vì sự tăng trưởng kinh tế đã tạo ra được tác dụng đối kháng thông qua các luật lệ, quy định, chuyên môn kỹ thuật và đầu tư sản xuất sạch hơn. Trong thực tế, các tác giả cho rằng sự tồn tại của “nơi trú ẩn ô nhiễm” là rõ ràng nhưng chỉ là thoáng qua như “nơi trú ẩn mức lương thấp”. Beata và Shang-jin (2001) nhận định rằng giả thuyết này phổ biến nhờ tính hợp lý của nó nhưng không có tài liệu nào ủng hộ cả. Matthew và Robert (2005) đã thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm, tìm ra các bằng chứng chứng minh sự tồn tại của “nơi trú ẩn ô nhiễm”, nhưng họ vẫn nhấn mạnh vai trò của nguồn vốn đầu tư và mở cửa thương mại hơn và cho rằng về lâu dài, giả thuyết này sẽ không còn đúng. Hình 1. Đường cong Kuznets về môi trường Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về kinh tế môi trường thì giả thuyết đường cong Kuznets về môi trường (EKC) (Kuznets, 1955) trở nên rất phổ biến. Đường cong EKC thường được sử dụng để biểu thị mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường. Nó dựa trên giả thuyết mối quan hệ chữ U ngược giữa sản lượng của nền kinh tế tính trên đầu người (GDP bình quân) và thước đo của chất lượng môi trường (thường là lượng phát thải CO2 bình quân). Hình dạng của đường cong được giải thích như sau: khi GDP bình quân đầu người tăng thì sẽ gây ra tác động xấu dẫn đến môi trường bị suy thoái; tuy nhiên, khi GDP tăng đến một ngưỡng nhất định nào đó, thì sẽ gây ra tác động tốt làm giảm suy thoái môi trường. Stern (2004) đề cập đến mối quan hệ có thể xa hơn giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế. Cạnh tranh quốc tế ban đầu làm gia tăng thiệt hại môi trường, đạt tới điểm mà các quốc gia phát triển bắt đầu giảm tác động môi trường của họ đồng thời “thuê” các nước nghèo hơn thực hiện các hoạt động gây ô nhiễm. Kết quả thực tế cho thấy tình trạng này không được cải thiện. Mô hình này còn được gọi là “cuộc đua xuống đáy”. 502
  4. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu trên 7 quốc gia đang phát triển thuộc khối ASEAN trong khoảng thời gian 1975-2011 với mục tiêu đo lường sự tác động của độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế đến lượng phát thải CO2. 3. Phương pháp nghiên cứu. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Ngân hàng thế giới (the World Bank). Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 7 quốc gia đang phát triển thuộc khối ASEAN trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2011. Tuy nhiên số liệu về một số chỉ tiêu của một số quốc gia không có sẵn ở một vài năm. Do vậy, dữ liệu để phân tích trong nghiên cứu này là loại dữ liệu bảng không cân bằng. Tổng số quan sát thực hiện trong nghiên cứu là 198 quan sát. Bảng 1. Các quốc gia trong mẫu nghiên cứu STT Quốc gia Viết tắt Số quan sát 1 Thái Lan THA 36 2 Indonesia IDN 30 3 Campuchia KHM 19 4 Lào LAO 27 5 Malaysia MYS 37 6 Philippines PHL 34 7 Việt Nam VNM 15 Mô hình nghiên cứu và bảng thống kê số quan sát trong mỗi quốc gia của mẫu nghiên cứu được cụ thể bên dưới. 2 lnCO2 it = β0 + β1lnGDP it + β2lnGDP it + β3lnEI it + u it. Trong đó: β0 là hệ số chặn của mô hình, β1→3 là hệ số ước lượng của các biến độc lập, uit là sai số tại quốc gia i ở thời điểm t. Các biến giải thích trong mô hình gồm: lnGDP là mức thu nhập bình quân đầu được lấy logaric tự nhiên. Biến lnGDP2 là mức thu nhập bình quân bình phương và được lấy logarit tự nhiên. Dựa trên giả thuyết đường cong EKC (Kuznets, 1955) cho thấy rằng giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng, phát thải ô nhiễm trong các nền kinh tế sẽ tăng dần cho đến khi đạt một ngưỡng giới hạn nào đó thì lượng phát thải ô nhiễm bắt đầu giảm xuống do sự tiến bộ của khoa học công nghệ và kỹ thuật hiện đại cũng như những tiêu chuẩn ngày càng cao hơn về bảo vệ môi trường sống của con người được đưa ra. Bên cạnh đó, nhiều kết quả nghiên cứu thực nghiệm cũng đã ủng hộ cho giả thuyết này như Kuznets (1995), Behnaz Saboori và cộng sự (2012), nên bài nghiên cứu đã sử dụng hai biến lnGDP và lnGDP2 để giải thích cho lượng phát thải ô nhiễm ở các quốc gia đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á. lnEI là biến độ mở thương mại của nền kinh tế (Trade Openess) được lấy logaric tự nhiên. Chỉ tiêu này được đo bằng dữ liệu thứ cấp bằng cách tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chia cho giá trị của tổng sản phẩm trong nước trong thời kỳ đó. lnCO2 là biến phụ thuộc, phản ánh lượng phát thải CO2 bình quân đầu được lấy logarit tự nhiên. Lượng phát thải CO2 được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường bởi đây là loại khí phát thải phát sinh trong hầu hết các quá trình sản xuất và CO2 đóng một vai trò quan trọng vào quá trình biến đổi khí hậu của trái đất (hiệu ứng nhà kính). Độ mở thương mại có tác động không nhỏ đến lượng phát thải CO2 ở các quốc gia theo các tác giả như Nguyễn thị Hoàng Oanh (2014), Farhani, Chaibi và Rault (2014), 503
  5. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bảng 2. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu Số quan Trung Độ lệch Tối thiểu Tối đa sát bình chuẩn lnCO2 198 -0,119 1,264 -3,044 2,078 lnGDP 198 6,930 0,897 5,007 9,252 2 lnGDP 198 13,861 1,794 10,013 18,504 lnEI 198 0,808 0,433 0,118 2,572 Biểu đồ 2a diễn ta xu hướng tăng dần của lượng phát thải CO2 của các quốc gia trong mẫu nghiên cứu cho thấy một sự bùng nổ về lượng khí phát thải CO2 khi các quốc gia bước vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao. Biểu đồ 2c cho thấy xu hướng tăng trưởng thu nhập bình quân tăng không ngừng qua các năm và có hình dạng gần giống với lượng phát thải CO2 và cùng có một điểm uốn tại năm 1996. Biểu đồ 2b thể hiện xu hướng của độ mở thương của các quốc gia trong đang phát triển thuộc khối ASEAN, nhìn chung độ mở thương mại có xu hướng tăng nhẹ nhưng không ổn định. Biểu đồ 2. Xu hướng của phát thải CO2, độ mở thương mại, thu nhập bình quân, trung bình các quốc gia trong mẫu (1975-2011) (a) Phát thải CO2 (Đơn vị: Mt/Người) (b) Độ mở thương mại (Đơn vị: %) (c) Thu nhập bình quân (USD/Người) 4. Kết quả nghiên cứu Để nghiên cứu tác động của độ mở thương mại đến ô nhiễm môi trường ở 7 quốc gia đang phát triển, bài báo cáo sử dụng phương pháp hồi quy đa biến dành cho dữ liệu bảng để ước lượng mô hình nghiên cứu đã đề xuất. Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu bằng phương pháp Pooled OLS cho thấy khả năng giải thích của mô hình là 79,61%, p_value của kiểm định F <0,01 nên mô hình hồi quy là phù hợp, tức là có ít nhất một biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của lượng phát thải ô nhiễm (mức ý nghĩa 1%). Kết quả hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của cả 3 biến số giải thích trong mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa về mặt thống kê (p_value < 0,05). Kết quả hồi quy thu được cho thấy độ mở thương mại có 504
  6. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD tác động dương đến lượng phát thải ô nhiễm ở 7 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Thu nhập bình quân trên người sẽ có tác động dương đến lượng phát thải ô nhiễm do hệ số hồi quy của biến giải thích lnGDP mang dấu dương nhưng khi thu nhập đạt đến một ngưỡng nào đó thì thu nhập bình quân sẽ tác động âm đến lượng phát thải ô nhiễm do hệ số hồi quy biến lnGDP2 mang dấu âm. Tuy nhiên, ước lượng Pooled OLS đã bỏ qua bình diện thời gian lẫn không gian của dữ liệu nghiên cứu do đó nhóm tác giả tiến hành ước lượng bằng một số phương pháp khác như FEM và REM rồi so sánh các kết quả hồi quy với nhau để có thể chọn ra mô hình phù hợp. Kết quả trình bày trong bảng 3. Bảng 5. Kết quả hồi quy FEM Kết quả hồi quy FEM (bảng 4) cũng có giá trị p_value của kiểm định F < 0,01 nên có ít nhất một biến độc lập giải thích được cho sự biến động của biến phụ thuộc. Tương tự như kết quả hồi quy Pooled OLS, kết quả hồi quy FEM cũng cho thấy thu nhập bình quân trên người tác động đến lượng phát thải ô nhiễm theo hình chữ U ngược và độ mở thương mại có tác động dương đến lượng phát thải ô nhiễm. Kết quả hồi quy REM (bảng 5) tương tự như Pooled OLS và FEM đều có tất cả giá trị p-value, thu nhập bình quân trên người vẫn có tác động đến lượng thải ô nhiễm theo dạng chữ U ngược và độ mở thương mại mang giá trị có tác động dương đến lượng phát thải ô nhiễm ở các quốc gia trong mẫu nghiên cứu. Nhóm tác giả tiến hành một số kiểm định như kiểm định F, kiểm định Breusch-Pagan Largrange Mutltiplier, kiểm định Hausman để chọn ra mô hình phù hợp nhất trong 3 mô hình trên để tiến hành thảo luận kết quả nghiên cứu. Kết quả kiểm định F cho thấy giá trị p_value của kiểm định F < 0,01 dẫn 505
  7. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đến bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 1%. Tức là có sự khác biệt về đặc điểm riêng của từng quốc gia nên mô hình FEM phù hợp hơn mô hình hồi quy Pooled OLS. Kết quả kiểm định Breusch-Pagan Largrange Multiplier có giá trị kiểm định p_value 0,01 nên chấp nhận giả thuyết H0 và không có sự biệt giữa FEM và REM, kết hợp quan sát các các hệ số của biến độc lập trong hai kết quả hồi quy có giá trị gần bằng nhau. Tức là giá hồi quy của FEM và REM có độ tin cậy như nhau. Tuy nhiên, để kết quả này là đáng tin cậy, mô hình cần thỏa mãn một số giả định quan trọng như không có hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan. Bảng 6. Kiểm định phương sai sai số thay đổi Bảng 7. Kiểm định tự tương quan Modified Wald test for groupwise Wooldrige test for autocorrelation in panel hetoroskedasticity in fixed effect regression model data H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i H0: no first-order autocorrelation chi2 (7) = 267,34 F(1 ,6) = 2,026 Prob>chi2= 0,0000 Prob> F = 0,2045 Bảng 8. Bảng kết quả ước lượng FGLS Chú thích: *Mức ý nghĩa 10%, là 5%, là 1% Dựa trên Kết quả kiểm định Modified Wald Test (bảng 5) cho thấy p_value = 0,0000 nên ta chấp nhận giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 1%, tức là tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Dựa trên Wooldrige Test (bảng 6) ta có kết quả kiểm định cho thấy p_value =0,2045 nên ta bác bỏ giả thuyết H0, tức là không tồn tại hiện tượng tự tương quan. Từ hai kết quả kiểm định trên ta thấy trong mô hình tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi và không tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình. Để khắc phục hiện tượng phương sai sai số trong mô hình ta sử dụng Feasible Generalize Least 506
  8. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD Squares- FGLS nhằm đảm bảo độ tin cậy và hiệu quả cho mô hình. Kết quả ước lượng mô hình FGLS (bảng 8). Bên cạnh đó, mặc dù ước lượng bằng 3 phương pháp khác nhau nhưng chiều tác động của các biến giải thích trong mô hình là rất ổn định. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người (lnGDP) sẽ tác động dương đến lượng phát thải CO2 (lnCO2) sau đó nếu thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng vượt đến một ngưỡng nào đó thì sẽ tác động âm đến lượng phát thải CO2 (theo chữ U ngược). Độ mở thương mại (lnEI) cũng có tác động dương đến lượng phát thải CO2 (lnCO2). 5. Kết luận và hàm ý chính sách Kết quả nghiên cứu cho thấy trong ngắn hạn và xét trên mẫu nghiên cứu nhỏ thì tăng độ mở thương mại có tác động làm tăng phát thải ô nhiễm ở các quốc gia đang phát triển. Điều này đã củng cố thêm cho kết quả của các nghiên cứu Sharma (2011).Kết quả nghiên cứu còn cho thấy thu nhập bình quân tác động đến lượng phát thải CO2 bình quân theo dạng chữ U ngược đã củng cố thêm cho giả thuyết đường cong EKC (Kuznets, 1955). Thứ nhất, trong các chính sách tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần phải phát triển kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường từ bây giờ trước khi quá muộn. Việt nam không thể đợi đến lúc tăng trưởng kinh tế vượt qua ngưỡng rồi mới có những chính sách thay đổi. Bên cạnh việc giảm thiểu các ngành nghề gây ô nhiễm, giảm việc thâm dụng tài nguyên, dân cư ở các quốc gia có mức thu nhập cao bắt đầu đòi hỏi điều kiện sống tốt hơn, có nhiều hành động cải tạo và khôi phục các mảng xanh và đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách siết chặt hơn các chế tài xử lý những cá nhân hoặc tập thể có những hành động gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Thực hiện lồng ghép giáo dục môi trường và giáo dục phát triển bền vững vào các môn học, tài liệu nhận thức và các nguồn khác, đồng thời tăng cường nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của phát triển bền vững và các thực tiễn về bền vững môi trường. Tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực về bảo vệ môi trường để xây dựng khu vực kinh tế xanh, mạnh, bền vững. Thứ hai, mỗi quốc gia đều tăng cường thực hiện các chính sách mở cửa thương mại, phối hợp cùng nhau đặt ra một lộ trình mở cửa thương mại chung là điều cần thiết để góp phần làm giảm lượng khí thải; cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách nhằm thực thi có hiệu quả các cam kết hội nhập; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ngày càng phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế; thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu; tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn có các hạn chế nhất định. Nghiên cứu chưa xem xét mối tương quan tổng thể giữa độ mở thương mại và lượng phát thải ô nhiễm ở các quốc gia trên về dài hạn. Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu nhỏ, số liệu chưa đầy đủ, số quan sát còn thấp, các biến độc lập còn đơn giản do đó kết quả chưa mang tính tổng quát cao. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chưa phân loại nhóm ngành ô nhiễm và không ô nhiễm do đó kết quả nghiên cứu chỉ cho thấy tác động chung của độ mở thương mại đến ô nhiễm môi trường, không thể đưa ra hàm ý chính sách cụ thể cho từng nhóm ngành. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cole, M.A., 2006. Does trade liberalization increase national energy use? Econ. Lett. 92, 108– 112. [2] Farhani, S., Chaibi, A., Rault, C., 2014. CO2 emissions, output, energy consumption, and trade in Tunisia. Econ. Model. 38, 426–434. [3] Kuznets, S., 1955. Economic Growth and Income Inequality. Am. Econ. Rev. 45, 1–28. 507
  9. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng [4] Saboori, B., Sulaiman, J., Mohd, S., 2012. Economic growth and CO2 emissions in Malaysia: A cointegration analysis of the Environmental Kuznets Curve. Energy Policy, Renewable Energy in China 51, 184–191. [5] Sadorsky, P., 2011. Trade and energy consumption in the Middle East. Energy Econ. 33, 739– 749. [6] Sharma, S.S., 2011. Determinants of carbon dioxide emissions: Empirical evidence from 69 countries. Appl. Energy 88, 376–382. [7] Solomon, S., Plattner, G.-K., Knutti, R., Friedlingstein, P., 2009. Irreversible climate change due to carbon dioxide emissions. Proc. Natl. Acad. Sci. 106, 1704–1709. [8] Stern, D.I., 2004. The Rise and Fall of the Environmental Kuznets Curve. World Dev. 32, 1419– 1439. 508