Tài liệu Đặc điểm vi khuẩn học và đề kháng thuốc kháng sinh trong viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện Đa khoa An Giang
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Đặc điểm vi khuẩn học và đề kháng thuốc kháng sinh trong viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện Đa khoa An Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
tai_lieu_dac_diem_vi_khuan_hoc_va_de_khang_thuoc_khang_sinh.pdf
Nội dung text: Tài liệu Đặc điểm vi khuẩn học và đề kháng thuốc kháng sinh trong viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện Đa khoa An Giang
- 69 ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN HỌC VÀ ĐỀ KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH TRONG VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG TẠI BVĐK TT AN GIANG Nguyễn Thái Bảo, Phạm Văn Kiểm Hồ Minh Hải, Nguyễn Trung Bình Tóm tắt Đặt vấn đề: Hiện nay việc chẩn đoán và điều trị viêm phổi đang trở nên phức tạp do sự tăng lên của các yếu tố nguy cơ gây bệnh.Mục tiêu: Mô tả đặc điểm vi khuẩn học, tính đề kháng thuốc kháng sinh bệnh nhân viêm phổi cộng đồng tại Bệnh viện Đa khoa trung Tâm An Giang. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang có phân tích, thực hiện 89 bệnh nhân với 55 nam và 34 nữ người lớn viêm phổi cộng đồng điều trị tại Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang thời gian 1/2018 đến 10/2018. Kết quả: Vi khuẩn gram dương chiếm đa số (64,8%) so với vi khuẩn gram âm (35,2%). Nhóm vi khuẩn Gram dương có Streptococcus alpha chiếm cao nhất 48,6%, staphylococcus 10,8%, S.pneumonia 5,4 %. Trong nhóm trực khuẩn Gram âm đường ruột Enterobacter cao nhất chiếm 16,2%, Enterococci 9.8% và E.Coli 2,7%, vi khuẩn Gram âm khác Acinotobacter là chiếm 2,7%, Pseudomonas spp 2,7% .Các vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng rất đa dạng và đề kháng kháng sinh cao. Streptococcus alpha chỉ không đề kháng Cephalosporin 3 (C 3), Cephalosporin 4 (C4), Vancomycin. S. pneumonia đề kháng cao với quinolon. Vi khuẩn Staphylococcus spp. chỉ không đề kháng với Vancomycin, Ticarcilin. P. aeruginosa không đề kháng cefepim, Carbapenem và Colistin. Acinotobacter chỉ không đề kháng Imipenem và colistin. Các Enterobacter, E coli, Enterococci cũng gia tăng đề kháng kháng sinh. Kết luận: Vi khuẩn gram dương chiếm đa số so với vi khuẩn gram âm. thường gặp nhất là streptococcus alpha 46,8%, sau đó là các chủng Enterobacter, S aureus, enterococi, S. pneumonia, E coli, Pseudomonas spp và Acinotobacter. Các vi khuẩn gây viêm phổi cộng đồng rất đa dạng và gia tăng đề kháng kháng sinh. Từ khóa: viêm phổi cộng đồng, vi khuẩn gram dương, vi khuẩn gram âm. Community-acquired pneumonia: characteristics and resistance of bacteria at An Giang General Hospital ABSTRACT Background: Currently, the diagnosis and treatment of pneumonia is becoming complicated due to the increase of risk factors causing disease. Objective: Investigating characteristics and resistance of bacteria causing community- acquired pneumonia at An Giang General Hospital. Methods: cross sectional analysis, 89 community- acquired pneumonia patients (including 55 adult males and 34 adult females) were treated at An Giang General Hospital from January 2018 to October 2018. Results: Gram-positive bacteria accounted for the meralajority (64,8%)
- 70 compared to gram-negative bacteria (35,2%) group Gram-positive bacteria with Streptococcus alpha accounting for the highest 48.6%, staphylococcus 10.8%, S.pneumonia 5.4%. In the enterobacterium enterobacilli group the highest was 16.2%, Enterococci 9.8% and E.Coli 2.7%, Gram-negative bacteria Acinotobacter accounted for 2.7%, Pseudomonas spp 2.7%. Bacterial pneumonia is very diverse and antibiotic resistant. Streptococcus alpha is not resistant to Cephalosporin 3 (C3), Cephalosporin 4 (C4), Vancomycin. S. pneumonia is highly resistant to quinolones. Staphylococcus spp. Not resistant to vancomycin, ticarciline. P. aeruginosa is not resistant to cefepime, carbapenem and colistin. Acinotubacter is not resistant to imipenem and colistin. The Enterobacter, Ecoli, enterococci also increase antibiotic resistance. Conclusion: Gram-positive bacteria accounted for the majority compared to gram- negative bacteria. The most common strains was streptococcus alpha 46,8%, S. pneumonia, then Enterobacteriacea, S. aureus, enterococi, S. pneumonia , E coli, P. aeruginosae and Acinotobacter. Bacteria caused Community acquired pneumonia are multiform and increasing high antibiotic resistance. Keywords: community-acquired pneumonia, gram-positive bacteria, gram-negative bacteria I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay việc chẩn đoán và điều trị viêm phổi đang trở nên phức tạp do sự tăng lên của các yếu tố nguy cơ gây bệnh, sự xuất hiện của những tác nhân gây bệnh mới trong cộng đồng và sự biến đổi và sự kháng thuốc của vi khuẩn. Nhiều nghiên cứu trong nước cũng cho thấy tình hình vi khuẩn trong VPCĐ (viêm phổi cộng đồng) cũng gia tăng đề kháng kháng sinh rất trầm trọng [1],[2]. Ðiều quan trọng là chọn lựa kháng sinh thích hợp trong điều trị kinh nghiệm các VPCĐ (viêm phổi cộng đồng). Nhằm giúp cho các thầy thuốc lâm sàng lựa chọn điều trị, quyết định sử dụng kháng sinh và phối hợp kháng sinh để điều trị bệnh VPCĐ có hiệu quả thì việc tìm hiểu đặc điểm vi khuẩn học gây bệnh là việc làm cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm vi khuẩn học, đề kháng thuốc kháng sinh viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân tuổi từ 16 trở lên được chẩn đoán xác định viêm phổi cộng đồng điều trị tại bệnh viện đa khoa trung tâm An giang tháng 1/2018-10/2018. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn - Tuổi ≥ 16 tuổi. - Được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng - Có kết quả phân lập vi khuẩn trong đàm. - Có kết quả kháng sinh đồ. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- 71 - Viêm phổi bệnh viện - Lao phổi 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.2.2. Cỡ mẫu: Chọn mẫu thuận tiện, gồm 89 bệnh nhân 2.3. Nội dung nghiên cứu: *Tiêu chuẩn đoán viêm phổi: Theo hiệp hội lồng ngực Mỹ năm 2009 [5] + Có các triệu chứng mới xuất hiện (có ho, khạc đờm, và hoặc có khó thở). + Hội chứng nhiễm trùng. + Hội chứng đông đặc, nghe phổi có ran ẩm, ran nổ. + X quang có hội chứng lấp đầy phế nang + Xét nghiệm: bạch cầu tăng > 10.000 hoặc 10 mg/l * Xét nghiệm nuôi cấy định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ: + Bệnh phẩm: • Bệnh nhân sút miệng nước sạch • Hướng dẫn bệnh nhân hít sâu rồi cố khạc đàm ra • Yêu cầu bệnh nhân ho mạnh rồi khạc đàm vào dụng cụ vô khuẩn rộng miệng có nắp đậy kín (được khoa xét nghiệm cung cấp). • Mẫu bệnh phẩm là đàm và chuyển đến khoa xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang, định danh vi khuẩn. Các xét nghiệm được các bác sĩ chuyên khoa vi sinh đọc và trả lời kết quả. + Nuôi cấy định danh vi khuẩn, Kháng sinh đồ. 2.4. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu: - Toàn bộ thông tin trên được khai thác từ bộ câu hỏi soạn sẳn - Các xét nghiệm nuôi cấy và định danh vi khuẩn, kháng sinh đồ được làm ngay sau khi vào viện hoặc chậm nhất sau 24 giờ. 2.5. Phân tích thống kê: - Đối với tất cả các phân tích, giá trị p <0,05 là có ý nghĩa thống kê - Phân tích bằng hần mền SPSS phiên bản 22.0. III. KẾT QUẢ 1. Đặc điểm chung
- 72 Có 89 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình 73, bệnh nhân nhỏ nhất 46 tuổi, lớn nhất 98 tuổi. Giới nam 55/89 chiếm tỷ lệ 61,8%. 2. Mô tả đặc điểm vi khuẩn và tính đề kháng thuốc kháng sinh Bảng 3.2. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn trong các mẫu bệnh phẩm Số lượng n % Kết quả Nuôi cấy Dương tính 74 83,1 Âm tính 15 16,9 Gram Gram dương 48 64,8 Gram âm 26 35,2 S.pneumoniae 4 5,4 Streptococcus alpha 36 48,6 Staphylococcus 8 10,8 Enterococci 8 10,8 Định danh vi khuẩn E coli 2 2,7 Enterobacter 12 16,2 Acinotobacter 2 2,7 Pseudomonas sp 2 2,7 Nhận xét: vi khuẩn Gram dương 64,8% cao hơn vi khuẩn Gram âm 36,2%. Nhóm vi khuẩn Gram dương có Streptococcus alpha chiếm cao nhất 48,6%, staphylococcus 10,8%, S.pneumonia 5,4 %. Trong nhóm trực khuẩn Gram âm đường ruột Enterobacter cao nhất chiếm 16,2%. Bảng 3.3: Kết quả kháng sinh đồ của S. pneumonia Nhóm KS Kháng sinh Nhạy trung gian Kháng n(%) n(%) n(%) C3 Ceftriaxon 4 (100%) C4 Cefepim 4 (100%) Quinolon Ofloxacin 2 (50%) 2 (50%) Levofloxacin 2 (50%) 2 (50%) Khác Vancomycin 4 (100%) Doxicillin 4 (100%) Rifamycin 4 (100%) Clindamycin 2 (50%) 2 (50%) Nhận xét: S. pneumonia kháng clindamycin 50%, kháng nhóm quinolon: levofloxacin và ofloxacin 50%; không bị đề kháng nhóm vancomycin, Cephalosporin 3 (C 3), Cephalosporin 4 (C4), doxicilin, rifamycin Bảng 3.4. Kết quả kháng sinh đồ của Staphylococcus Nhóm KS Kháng sinh Nhạy Trung gian Kháng
- 73 n % n % n % Penicillin Ticarcilin 8 (100%) C2 Cefaclor 8 (100%) Aminoglycosid Amikacin 8 (100%) e Gentamycin 8 (100%) Macrolide Erythromycin 4 (50%) 4 (50%) Azithromycin 4 (50%) 4 (50%) Quinolon Ciprofloxacin 8 (100%) khác Vancomycin 8 (100%) Oxacilin 4 (50%) 4 (50%) Doxicilin 4 (50%) 4 (50%) Rifamycin 8 (100%) Clindamycin 4 (50%) 4 (50%) Nhận xét: Nhóm Amikacin bị đề kháng hoàn toàn 100%, nhóm Macrolide bị đề kháng cao, Ery, Azithromycin 50 %; nhóm khác Vancomycin, Ticarcilin, Ciprofloxacin không bị đề kháng. Nhạy 100%. Bảng 3.5: Kết quả kháng sinh đồ của streptococcus alpha Nhóm KS Kháng sinh Nhạy Trung gian Kháng n (%) n (%) n(%) penicilin Penicillin 20(62,5%) 12(37,5%) C3 Ceftriaxone 28 (100%) Ceftazidim 6 (100%) cefoperazol 2 (100%) C4 Cefepim 24 (92,3%) 2 (7,7%) Quinolon Levofloxacin 20 (62,5%) 12 (37.5%) Ofloxacin 12 (41,7%) 14(58,3%) Nhóm khác Vancomycin 30 (100%) Oxacilin 2 (10%) 18(90%) Doxicilin 32 (94.1%) 2 (5.9%) Rifamycin 30 (93.8%) 2 (6,2%) Clindamycin 6 (17.6%) 28 (82,4%) Nhận xét: Vi khẩn S.alpha kháng nhiều với oxacilin 90%,clindamycin (82,4%), Ofloxacin (53.8%). Penicillin 37.5%; Vi khuẩn không kháng với C3, C4, Vancomycin 3.6. Kết quả kháng sinh đồ của enterococci Nhóm KS Kháng sinh Nhạy Trung gian Kháng n (%) n (%) n (%)
- 74 Penicilin 2 (33.3%) 4 (66.7%) C 2 Cefuroxim 8 (100%) Cefaclor 8 (100%) C3 Ceftriaxone 8 (100%) Ceftazidim 8 (100%) Cefoperazol 8 (100%) C4 Cefepim 8 (100%) Colistin 8 (100%) Aminoglycosid Amikacin 8 (100%) e Kanamicin 8 (100%) Gentamycin 8 (100%) Tobramycin 8 (100%) Quinolon Ciprofloxacin 8 (100%) Levofloxacin 2 (33.3%) 4 (66.7%) Ofloxacin 6 (100%) khác Vancomycin 6 (100%) Doxicilin 4 (66.7%) 2 (33.3%) Rifamycin 4 (66.7%) 2 (33.3%) Clindamycin 8 (100%) Nhận xét: Cầu khuẩn Entrerococus, Aminoglycoside, khá nhậy với, doxycilin, rifamycin (66,67%). Nhưng kháng hoàn toàn 100% với Clindamycin, Cefaclor và Ofloxacin. Cầu khuẩn Entrerococus không kháng với Vancomycin, C3,C4, Colistin Ceftriaxon. Bảng 3.7. Kết quả kháng sinh đồ của enterobacter Nhóm KS Kháng sinh Nhạy Trung gian Kháng Penicilin Amoxicilin 2 (50%) 2 (50%) Ticarcilin 2 (25%) 6 (75%) C 2 Cefuroxim 2 (20%) 6 (60%) 2 (20%) Cefaclor 2 (33,3%) 2 (33,3%) 2 (33,3%) C3 Ceftriaxone 6 (50%) 4 (33,3%) 2 (16.7%) Ceftazidim 10 (83.3%) 2 (16.7%) Cefoperazol 10 (83.3%) 2 (16.7%) C4 Cefepim 2 (100%) Carbapenem Imipenem 8 (100%) Colistin 8 (100% AG Amikacin 10 (100%)
- 75 Tobramycin 10 (100%) Gentamycin 8 (80%) 2(20% Quinolon Ciprofloxacin 2 (33.3%) 4 (66.7%) Levofloxacin 8 (100%) Nitrofuroxim 4 (100%) Khác Vancomycin 2 (100%) Doxycilin 4 (66.7%) 2(33.3%) Rifamyci 4 (66.7%) 2(33.3%) Nhận xét: Vi khuẩn Enterobacter còn nhạy với nhiều loại kháng sinh, nhạy Cephalosporin thế 3 là 50-83.3%, Cephalosporin thế 4 và imipenem 100%, aminoglycoside 100%, nhưng kháng với ciprofloxacin 66.7%, kháng với Ticarcilin 75%. Bảng 3.8. Kết quả kháng sinh đồ của E coli Nhóm KS Kháng sinh Nhạy Trung gian Kháng n(%) n(%) n(%) Penicilin Ticarcilin 2 (100%) C2 Cefuroxim 1 (50%) 1 (50%) Cefaclor 2 (100%) C3 Ceftriaxone 1 (50%) 1 (50%) Cefoperazol 2 (100%) Ceftazidim 1 (50%) 1 (50%) Aminoglycoside Amikacin 2 (100%) Kanamycin 2 (100%) Tobramycin 2 (100%) Gentamycin 2(100%) Quinolon Ciprofloxacin 2(100%) Nitrofuroxim 2(100%) Khác Vancomycin 2 (100%) Nhận xét: Nhóm C 3, C 2 bị đề kháng cao: Cefuroxim, Ceftriaxon và Ceftazidim là 50%; Nhóm Aminoglycoside, nhóm Quinolone không bị đề kháng Bảng 3.9.Kết quả kháng sinh đồ acinetobacter Nhóm KS Kháng sinh Nhạy trung gian Kháng n(%) n(%) n(%) Penicilin Amoxilin 2 (100%) Ticarcilin 2 (100%) Carbapenem Imipenem 2(100%) Colistin 2(100%) C 2 Cefaclor 2 (100%)
- 76 Cefuroxim 2 (100%) C3 Ceftriaxon 2 (100%) Ceftazidim 2 (100%) Aminoglycoside Amikacin 2 (100%) Tobramycin 2 (100%) Kanamycin 2 (100%) Nhận xét: Acinetobacter đề kháng cao nhóm khác, chỉ còn nhạy Imipenem và colistin Bảng 3.10. Kết quả kháng sinh đồ pseudomonas. Nhóm KS Kháng sinh Nhạy trung gian Kháng n(%) n(%) n(%) Amoxicillin 2 (100%) C2 Cefuroxim 2 (100%) C3 Cefoperazol 2 (100%) Ceftazidim 2 (100%) C4 Cefepim 2 (100%) Carbapenem Imipenem 2 (100%) Colistin 2 (100%) Aminoglycoside Amikacin 2 (100) Kanamycin 2 (100) Tobramycin 2 (100) Gentamycin Quinolon Ciprofloxacin Nitrofuroxim 2 (100 Nhận xét: Pseudomonas đề kháng cao với amoxicillin(100%) ,nhóm Cephalosporin 2, 3: Cefuroxim, Ceftazidim bị đề kháng (100%). Kháng lại nhóm Quinolon: Nitrofuroxim 100%. Nhạy cảm 100% với Carbapenem, colistin, cefepim và Amoniglycoside. IV. BÀN LUẬN Qua nghiên cứu 89 bệnh nhân viêm phổi cộng đồng cho thấy vi khuẩn Gram dương là 48 chiếm 64,8%, vi khuẩn Gram âm là 26 chiếm 35,2%. Tác giả Lê Tiến Dũng 2016 [3], nghiên cứu năm 2016, Đại học Y dược TPHCM, vi khuẩn gram dương chiếm đa số (58%) so với vi khuẩn gram âm (42%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp tác giả Lê Tiến Dũng. Định danh các loại vi khuẩn phân lập được của các đối tượng nghiên cứu: Trong nhóm vi khuẩn Gram dương có Streptococcus alpha chiếm cao nhất 48,6%, kế tiếp staphylococcus 10,8%. S. pneumonia 5,4%, nhóm trực khuẩn Gram âm đường ruột Enterobacter cao nhất chiếm 16,2%, kế tiếp Enterococci 9.8% và E.Coli 2,7%, vi khuẩn Gram âm khác Acinotobacter là chiếm 2,7
- 77 %, Pseudomonas spp 2,7%. Một nghiên cứu của Lê Tiến Dũng, nghiên cứu về đặc điểm và sự đề kháng của vi khuẩn gây VPCĐ năm 2016 [3] cho kết quả vi khuẩn Gramâm Pseudomonassp 36,5%, Klebciella 29%, E.Coli 3,2%, Acinotobacter 4,3%, M .Catarrhalis 6,5%. Vi khuẩn gram dương S.Pneumonia 3,2%, S. Aureus2,2%. Một nghiên cứu ANSORP tại Việt Nam của Phạm Hùng Vân và Trần Văn Ngọc (2005) (Tổ chức Châu Á nghiên cứu tác nhân vi khuẩn kháng thuốc) [7] cho kết quả sau: Vi khuẩn Gram âm M.Catarrhalis 19%, Acinotobacter 8%, E.Coli 5,4%, vi khuẩn Gram dương S.Aureus 5.4%, S.Viridans 21,6%, S.Pneumonia 10,8%. Theo Song JH (2005) [5] tác nhân gây bệnh VPCĐ ở Châu á như sau: Vi khuẩn Gram dương S.Pneumonia là 29,2%, S.Aureus 4,9%. Vi khuẩn Gram âm Klebciella là 14,5%, Pseudomonas là 6,7%, H.Influenzae là 15,1%. Với tác nhân gây bệnh chúng tôi cũng phân lập được về vi khuẩn Gram âm, gram dương tuy tỉ lệ có khác nhau nhưng cũng gặp hầu hết các vi khuẩn hay gặp trong viêm phổi, khá tương đồng với nghiên cứu của tác giả trên. Kết quả kháng sinh đồ một số vi khuẩn phân lập được S. pneumonia Theo nghiên cứu chúng tôi, S. pneumonia kháng clindamycin 50%, kháng nhóm quinolon: Levofloxacin và ofloxacin 50%. Nhưng không bị đề kháng với nhóm vancomycin, Cephalosporin 3 (C 3), Cephalosporin 4 (C4), doxycilin, rifamycin. Theo tác giả Lê Tiến Dũng năm 2016[3], nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, cho thấy nhóm betalactam bị đề kháng cao penicilin 70%; Clidamycin. 50%, Ampicilin 75%. Nhóm Cephalosporin 3 (C 3) bị đề kháng thấp, Ceftriaxon 29%. Nhóm Carbapenem không bị đề kháng. Nhóm Aminoglycoside bị đề kháng thấp, Amikacin 10%. Nhóm Quinolone bị đề kháng thấp (20%.-50%). Vancomycin không bị đề kháng. Như vậy kết quả nghiên cứu này cho thấy vi khuẩn đã gia tăng đề kháng với các kháng sinh. Staphylococcus spp. Theo nghiên cứu chúng tôi, nhóm amikacin bị đề kháng hoàn toàn 100%,. Nhóm Macrolide bị đề kháng cao, Erythroycin, Azithromycin 50 %.Nhóm Quinolone bị đề kháng cao, Cipro 50%. Nhóm C3 kháng 50%, nhóm khác oxacilin 50% . nhưng Vancomycin và Ticarcilin không bị đề kháng, nhạy 100%. Theo tác giả Song JH- nghiên cứu ANSORP, tại vùng Châu Á TBD, tỉ lệ MRSA tại Việt Nam là 28,2%, đứng hàng thứ tư, sau Taiwan 40,5%; Srilanka 38,8%; Philipine 30,1%[4]. Trong nghiên cứu Lê Tiến Dũng tại BV Nguyễn Tri Phương 2007[2], vi khuẩn đề kháng mạnh với tất cả các lọai kháng sinh, chỉ còn không đề kháng với Vanco, Linezolid. và Rifamycin. Năm 2016 tác giả Lê Tiến Dũng tại Đại học Y dược TPHCM, Kháng nhóm betalactam bị đề kháng cao 83,5%; Clidamycin 80%. Nhóm Macrolide bị đề kháng cao, Ery. 100%. Kháng Nhóm Cephalosporin (C) bị đề kháng hoàn toàn, Ceftriaxon. 100%, Ceftazidim. 100%, Meropenem 100%. Nhóm Aminoglycoside bị đề kháng thấp, Amikacin 17%. Nhóm Quinolone bị đề kháng cao, Cipro 100%, Levofloxacin. 50%.Vancomycin không bị đề kháng. Nghên cứu chúng tôi cũng phù hợp với tác giả trên.
- 78 Streptococcus alpha là một liên cầu bệnh đường hô hấp Theo nghiên cứu chúng tôi, vi khẩn Streptococcus alpha kháng nhiều với Oxacilin 90%, Clindamycin (82,4%), Ofloxacin (53.8%). Penicilin 37.5%. Vi khuẩn không kháng với C3, C4, Vancomycin. Theo Tác giả Lê Tiến Dũng, 2016 [3] nghiên cứu vi khuẩn trong đàm của bệnh nhân viêm phổi cho kết quả Streptococcus alpha nhạy cảm với 100% Vancomycin, khá nhạy cảm với nhóm Cephalosporin (71%) kháng lại azithromycin là 82,3%, kháng lại nhóm quinolon 37,5%, penicilin 70%. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng không có sự khác biệt lớn, nhưng rõ ràng chúng đang dần kháng lại với nhiều kháng sinh kể cả các kháng sinh phổ rộng. Acinetobacter là một vi khuẩn Gram âm thường gây nhiễm trùng cơ hội ở người giảm sức đề kháng. Nghiên cứu chúng tôi cho thấy Acinetobacter kháng các nhóm kháng sinh, chỉ không đề kháng Imipenem nhạy 100%, colistin nhạy 100%. Theo Tác giả Lê Tiến Dũng năm 2016[3], nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho thấy rằng: Nhóm betalactam bị đề kháng cao, Ampi. 100%.Nhóm Cephalosporin bị đề kháng cao: Ceftriaxon. 84%; Ceftazidim. 73%. Nhóm Aminoglycoside bị đề kháng cao, Amikacin. 45,5%. Nhóm Quinolone bị đề kháng cao: Ciprofloxacin. 50%; Levofloxacin. 42%. Vi khuẩn không đề kháng với Colistin, Carbapenem. Như vậy vi khuẩn đã gia tăng đề kháng rất trầm trọng. Chỉ còn nhạy với Colistin và Carbapenem. Pseudomonas: Là trực khuẩn mủ xanh, đặc biệt là ở bệnh nhân có bệnh mãn tính đi kèm hoặc bệnh nhân nghiện rượu, đái tháo đường suy giảm miễn dịch. Nghiên cứu chúng tôi cho thấy Pseudomonas đề kháng các nhóm kháng sinh, chỉ không đề kháng với Carbapenem, colistin, cefepim và Amoniglycoside. Nghiên cứu của Lê Tiến Dũng [3] Penilillin đề kháng cao(60%), nhóm cephalosporin bị đề kháng(36-60%), Nhóm Carbapenem đề kháng(18%), nhóm A-G đè kháng(15%), nhóm Quinolon là 15%. Theo Ngô Quý Châu [1] Pseudomonas cũng có tỉ lệ kháng kháng sinh cao Ampicillin(80%), nhóm Cephalos(60%), nhạy cảm 100% với Carbapenem. Theo Ngô Quý Châu [1] Pseudomonas cũng có tỉ lệ kháng kháng sinh cao Ampicillin(80%), nhóm Cephalos(60%), nhậy cảm 100% với Carbapenem. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các tác giả trên. E. coli Theo nghiên cứu chúng tôi, nhóm C3 bị đề kháng cao: Ceftriaxon 50%; Ceftazidim 50%; Nhóm Aminoglycoside bị đề kháng thấp: Amikacin 25%. Nhóm Quinolone bị đề kháng khá thấp: Ciprofloxacin. 25% ; Levofloxacin. 33.3%. Theo Tác giả Lê Tiến Dũng [2], nghiên cứu 2007 tại BV Nguyễn Tri Phương thì nhóm Peniilin bị đề kháng cao, Amoxiclav 67%. Ticarcillin 33%. Nhóm C3 ít bị đề kháng: Cefuroxim. 33%; Ceftriaxon. 17%; Ceftazidim. 20%. Nhóm C4 bị đề kháng thấp: Cefepin 17%; Imipenem 17%. Nhóm Aminoglycoside bị đề kháng khá cao: Tobramycin. 33%; Amikacin 33%. Nhóm Quinolone bị đề kháng: Ciprofloxacin. 33%; Ofloxacin 50%. Nghiên cứu chúng tôi, cũng tương tự với tác giả trên. Nhóm Quinolone bị đề kháng tương đối thấp.