Tài liệu Một số chỉ số chức năng hô hấp của người lớn ở quận Hoàn Kiếm và huyện Ba Vì, Hà Nội

pdf 7 trang Miên Thùy 01/04/2025 260
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Một số chỉ số chức năng hô hấp của người lớn ở quận Hoàn Kiếm và huyện Ba Vì, Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_mot_so_chi_so_chuc_nang_ho_hap_cua_nguoi_lon_o_quan.pdf

Nội dung text: Tài liệu Một số chỉ số chức năng hô hấp của người lớn ở quận Hoàn Kiếm và huyện Ba Vì, Hà Nội

  1. MỘT SỐ CHỈ SỐ CHỨC NĂNG HÔ HẤP CỦA NGƯỜI LỚN Ở QUẬN HOÀN KIẾM VÀ HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI Hoàng Thị Lâm*, Nguyễn Văn Tường Đại học Y Hà Nội TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỷ lệ và mối liên quan của thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu tiên (FEV1), dung tích sống gắng sức (FVC), lưu lượng đỉnh (PEF), lưu lượng thở ra gắng sức quãng 25-75% (FEF25-75) với một số chỉ số nhân trắc học của người dân quận Hoàn kiếm và huyện Ba Vì. Nghiên cứu được tiến hành với 570 người từ 23-72 tuổi. Mỗi người được đo chức năng hô hấp ít nhất 3 lần (đúng phương pháp) để lấy giá trị cao nhất. Kết quả cho thấy đối tượng nghiên cứu gặp chủ yếu là nữ, >46 tuổi, sống ở Ba vì. Tỉ lệ FEV1<80% và FEF25-75 <60% gặp nhiều hơn ở nam giới so với nữ giới, p<0,05. Những người >45 tuổi cũng có rối loạn thông số hô hấp nhiều hơn so với người trẻ, ngoại trừ FEV1. Không có sự khác biệt về các chỉ số hô hấp ở quận Hoàn Kiếm và huyện Ba Vì. Rối loạn thông số hô hấp gặp nhiều hơn ở những người đang hoặc đã bỏ thuốc lá. BMI >25 kg/m2 và tuổi của người nghiên cứu >45 là yếu tố nguy cơ độc lập làm giảm chức năng hô hấp, ngoại trừ FEV1. Từ khóa: FEV1, FVC, PEF, FEF25-75, chức năng hô hấp. I. ĐẶT VẤN ĐỀ thông khí phổi của bệnh nhân là bình thường hay có vấn đề, ví dụ như rối loạn thông khí tắc Đo thông khí phổi là một trong những phương pháp đo chức năng hô hấp đơn giản dễ thực hiện nghẽn, hạn chế hoặc rối loạn thông khí hỗn hợp. và có nhiều ý nghĩa trên lâm sàng. Qua một số Trên lâm sàng, các bác sỹ vẫn thường sử dụng chỉ số hô hấp như thể tích khí thở ra tối đa trong các thông số này để phát hiện sớm các trường giây đầu tiên ( FEV1, forced expiratory volume in hợp bệnh có rối loạn thông khí kèm theo. Đồng the first second), dung tích sống gắng sức (FVC, thời các chỉ số hô hấp này còn được sử dụng để forced vital capacity), lưu lượng đỉnh (PEF, theo dõi các quá trình điều trị, đáp ứng thuốc. peak expiratory flow), lưu lượng thở ra gắng Các tham số chức năng hô hấp phụ thuộc vào sức quãng 25-75% (FEF25-75, forced expira- nhiều yếu tố như: chiều cao, cân nặng, tuổi, tory flow 25-75%,) các bác sỹ đã có thể biết giới và các bệnh đi kèm. Hình 1. Hình ảnh thông khí phổi của một người lớn trưởng thành bình thường [1] *Tác giả: Hoàng Thị Lâm Ngày nhận bài: 12/08/2014 Địa chỉ: Đại học Y Hà Nội Ngày phản biện: 02/01/2014 Điện thoại: 0932888676 Ngày đăng bài: 30/1/2015 Email: hoangthilam2009@yahoo.com 38 Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, Số 1 (161) 2015
  2. Trên thế giới, thăm dò chức năng hô hấp Trong đó: được tiến hành lần đầu tiên bởi thày thuốc N: kích thước mẫu; Z(1-α/2) = 1,96; hệ số tin người La mã là Claudius Galen vào khoảng cậy d; sai số tuyệt đối chấp nhận d< 0,1; p: tỉ lệ năm 129-200 sau công nguyên. Ông đã cho ước lượng số người bị quá mẫn trong quần thể một cậu bé hít vào thở ra vào một cái túi bóng nghiên cứu trước. và ông thấy rằng thể tích khí thở ra không thay Theo tính toán thì cỡ mẫu của chúng tôi là đổi theo thời gian. Mặc dù Galen không đo gần 700 người, tuy nhiên để tăng tính tin cậy của nghiên cứu, chúng tôi tăng cỡ mấu lên gấp được thể tích khí thật sự, nhưng ông đơn giản đôi, như vậy cỡ mẫu cần thiết của chúng tôi là nhận ra điều đó bằng mắt thường và bằng sự khoảng 1500 người. quan sát [2]. Từ đó đến nay nhiều máy đo hô 2.3 Thu thập và xử lý số liệu hấp hiện đại hơn đã được ra đời với nhiều chỉ Các đối tượng nghiên cứu sẽ được mời đến số hô hấp hơn được đo.Thậm chí hiện nay, hầu các trạm y tế địa phương để được phỏng vấn như tất cả các chỉ số thông khí phổi đều có thể theo bộ câu hỏi và đo chức năng hô hấp. Đo thăm dò được với chỉ một dụng cụ duy nhất. Ở chức năng hô hấp sẽ được các bác sỹ và y tá bộ Việt nam, thông khí phổi chỉ được thực hiện môn Dị ứng – Miễm Dịch Lâm Sàng, trường ở các bệnh viện lớn, chứ chưa thể phổ cập ở Đại học Y Hà Nội thực hiện. Bệnh nhân được tất cả các bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế. đo chức năng hô hấp ít nhất 3 lần (đúng phương Chính vì thế nên số bệnh nhân có rối loạn chức pháp) để lấy giá trị cao nhất. Chuẩn hóa máy đo năng thông khí phổi được phát hiện, theo dõi chức năng hô hấp được thực hiện hàng ngày. còn hạn chế. Hơn nữa để sàng lọc phát hiện Số liệu được xử lý bằng phần mềm PASW sớm các rối loạn thông khí phổi lại càng khó version 18.0 với các thuật toán sử dụng như χ2 khăn hơn. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề để so sánh các tỉ lệ, phân tích hồi quy đa biến tài này nhằm mục đích xác định tỉ lệ rối loạn để xác định các yếu tố nguy cơ độc lập trong một số thông số hô hấp (FEV1, FCV, PEF, FEF các yếu tối tuổi, giới tính, nơi sống, mức hút 25-75) và mối liên quan đến một số chỉ số nhân thuốc, và chỉ số khối cơ thể (BMI, Body Mass trắc học ở cộng đồng dân cư sống ở huyện Ba Index) với các rối loạn thông số hô hập. Giá trị p <0,005 được coi là có ý nghĩa thống kê. vì và quận Hoàn kiếm, Hà Nội. 2.4 Đạo đức nghiên cứu II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu không thực hiện bất kỳ một thủ thuật nào có tính chất xâm nhập hoặc gây ra 2.1 Đối tượng nghiên cứu các tai biến nặng nề, gây nguy hiểm cho tính Đối tượng nghiên cứu là những người tuổi mạng bệnh nhân. Mặc dù vậy, các đối tượng từ 23 đến 72 tuổi, sống tại quận Hoàn Kiếm và tham gia nghiên cứu sẽ được giải thích về kỹ huyện Ba vì, được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh thuật cũng như tai biến có thể xảy ra. Bệnh sách 5782 người đã tham gia nghiên cứu điều nhân toàn quyền từ chối tham gia nghiên cứu tra theo bộ câu hỏi về các bệnh hô hấp từ năm mà không cần giải thích lý do. Nhân viên y tế sẽ 2007 đến năm 2008 [3, 4]. tư vấn đầy đủ về hiện tượng bệnh tật cho người 2.2 Thiết kế nghiên cứu và chọn mẫu bệnh, nếu có bất thường về kết quả chức năng Nghiên cứu này sử dụng thiết kế nghiên cứu hô hấp. Trong quá trình xử lý số liệu, hoặc đăng cắt ngang tại thời điểm từ tháng 3 năm 2009 báo, các thông tin về người bệnh được mã hóa, đến tháng 4 năm 2010. nên không ai biết bất cứ thông tin nào về người Cỡ mẫu và cách chọn mẫu bệnh, kể cả nhóm nghiên cứu. Đạo đức nghiên Số lượng đối tượng tham gia nghiên cứu cứu được thông qua tại Hội đồng y đức Đại học được tính toán bằng công thức ước lượng tỉ lệ Y Hà Nội trước khi tiến hành nghiên cứu. cho một quần thể: p(1-p) III. KẾT QUẢ n = Z2 1-α/2 d2 3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, Số 1 (161) 2015 39
  3. Bảng 1. Đặc điểm (tuổi, giới, địa dư, BMI, tình trạng hút thuốc lá) của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm chung Tỉ lệ % Giá trị p ≤45 tuổi 46,8 Tuổi <0,05 >45 tuổi 53,2 Nam 45,1 Giới <0,05 Nữ 54,9 Hoàn kiếm 36,8 Địa dư <0,05 Ba vì 63,2 <18,5 17,5 BMI >25 10,2 >0,05 Bình thường 72,3 Không 63,0 Hút thuốc lá Đã bỏ 8,6 <0,05 Đang hút 28,4 Theo kết quả bảng 1 ta thấy tỉ lệ người biệt về tỉ lệ hút thuốc lá giữa các đối tượng, tham gia nghiên cứu chủ yếu là nữ, người p<0,05. già, sống ở huyện Ba vì, p<0,05. Không có 3.2 Tỉ lệ rối loạn một số thông số hô hấp sự khác biệt về chỉ số BMI, nhưng có khác 3.2.1 Theo giới tính Hình 2. Mối liên quan giữa FEV1, FVC, PEF, FEF25-75 <80% và giới tính Nhìn vào hình 2 ta thấy nam giới có FEV1 không có sự khác biệt về tỉ lệ giữa nam và nữ, 0,05. p<0,05. Trong khi đó FVC<80% và PEF<80% 3.2.2 Theo tuổi 40 Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, Số 1 (161) 2015
  4. Hình 3. Tỉ lệ rối loạn thông số hô hấp FEV1, FVC, PEF, FEF 25-75 theo tuổi Kết quả ở hình 3 cho thấy những người lớn nghĩa thống kê với p<0,05. Không có sự hơn 45 tuổi đếu có tỉ lệ FVC<80% , PEF<80%, khác biệt về chỉ số FEV1<80% giữa hai FEF25-75<60% cao hơn so với những người nhóm tuổi. dưới hoặc bằng 45 tuổi. Sự khác biệt có ý 3.2.3 Theo địa dư Bảng 2. Tỉ lệ rối loạn thông số hô hấp FEV1, FVC, PEF, FEF25-75 và địa dư Chỉ số CNHH Hoàn kiếm Ba vì Giá trị p FEV1 8,6 6,7 >0,05 FVC 3,9 4,8 >0,05 PEF 24,9 26,5 >0,05 FEF25-75 25,9 29,9 >0,05 Ta thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa 75<60% giữa quận Hoàn kiếm và huyện Ba vì. thống kê giữa tất cả các tham số chức năng hô hấp 3.3 Các yếu tố liên quan đến rối loạn thông FEV1<80%, FVC<80%, PEF<80% và FEF25- số hô hấp Bảng 3. Phân tích hồi quy đa biến giữa tuổi, giới tính, địa dư, chỉ số khối cơ thể và từng rối loại thông số hô hấp Biến phục thuộc Biến độc lập FEV1<80% FVC<80% PFE<80% FEF25-75<60% OR (95% CI) OR (95% CI) OR (95% CI) OR (95% CI) Nam 1 1 1 1 Giới tính Nữ 0,6 (0,2-1,7) 0,7 (0,2-2,5) 0,9 (0,5-2,0) 1,2 (0,5-2,6) ≤45 1 1 1 1 Tuổi >45 1,2 (0,2-2,3) 2,9 (1,1-7,7) 2,0 (1,5 –3,4) 3,6 (2,3-5,6) Hoàn Kiếm 1 1 1 1 Địa dư Ba vì 0,6 (0,3-1,3) 1,1 (0,4-2,9) 1,0 (0,7-1,6) 1,4 (0,9-2,2) Bình thường 1 1 1 1 BMI >25 2,8 (1,4 -5,7) 4,8 (1,9-11,7) 1,9 (1,2-3,1) 1,7 (1,1-2,8) <18,5 0,9 (0,3-2,8) 1,8 (0,5-7,4) 0,8 (0,4-1,7) 0,7 (0,4-1,6) Không 1 1 1 1 Hút thuốc lá Đã bỏ 1,1 (0,2-4,2) 0,9 (0,2-5,3) 0,9 (0,3-2,2) 2,3 (0,9-5,8) Đang hút 1,3 (0,4-3,8) 0,6 (0,1-2,4) 1,3 (0,6-2,7) 1,8 (0,8-3,8) Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, Số 1 (161) 2015 41
  5. Theo kết quả Bảng 3 ta thấy tuổi >45 và chỉ số hô hấp <80%, ngoại trừ FEV1, đều có tỉ những người béo phì (chỉ số BMI >25) là yếu lệ cao hơn ở những người >45 tuổi. Đây cũng là tố nguy cơ cho tất cả các rối loạn thông số hô điều hợp lý và phù hợp với các nghiên cứu khác hấp FEV1, FVC, PEF, FEF25-75. Hút thuốc lá [5-7]. Những người lớn tuổi chức năng hô hấp (đang hút hoặc đã bỏ) đều không phải là yếu giảm dần là phù hợp với sinh lý lứa tuổi. Chưa tố nguy cơ cho các rối loạn thông số hô hấp kể những người lớn tuổi nhiều năm tiếp xúc cho dù khi phân tích đơn biến cho thấy bệnh với ô nhiễm lại càng là cho tình trạng suy giảm nhân đang hút thuốc lá hoặc đã bỏ thuốc lá đều chức năng hô hấp tiến triển nhanh hơn. Những có chức năng hô hấp FEV1<80%, FVC<80%, người lớn tuổi, nhiều bệnh đi kèm, khiến cho FEF25-75<60% đều cao hơn so với những khả năng gắng sức của họ kém hơn người trẻ, người không hút thuốc lá. điều này cũng ảnh hưởng đến giá trị của chức năng hô hấp. Điều này càng được chứng minh IV. BÀN LUẬN khi phân tích hồi quy đa biến cho biết tuổi >45 là yếu tố nguy cơ của các rối loạn các thông số 4.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi, các đối tượng hô hấp, trừ FEV1 (Bảng 3). nghiên cứu có tỉ lệ cao là nữ, những người >46 4.2.3 Theo địa dư tuổi, sống ở Ba vì. Nhóm người nhiều tuổi hơn, Không có mối liên quan giữa chức năng hô thường có nhiều bệnh hơn nhóm trẻ tuổi do đó hấp và địa điểm nghiên cứu, mà cụ thể là quận đương nhiên họ quan tâm đến việc đi khám bệnh Hoàn kiếm và huyện Ba Vì. Đây cũng là điều cũng là điều đương nhiên. Từ xưa tới nay, nữ giới dễ hiểu vì mặc dù ở quận Hoàn kiếm, tình trạng là người quán xuyến chăm lo sức khỏe cho gia ô nhiễm môi trường nặng hơn so với huyện định thông qua việc ăn uống, chính vì vậy tỉ lệ Ba vì, nhưng ô nhiễm môi trường trong nhà ở nữ giới đi khám bệnh luôn luôn cao, không chỉ huyện Ba vì lại cao hơn do tình trạng sử dụng ở trạm y tế mà còn ở các bệnh viện. Ở Hà nội, chất đốt rắn trong sinh hoạt và hút thuốc lá có nhiều bệnh viện lớn, nên người dân không trong gia đình. quan tâm lắm đến việc khám bệnh ở trạm y tế, 4.3 Các yếu tố liên quan đến rối loạn các điều này trái ngược với người dân ở huyện thông số hô hấp Ba Vì. Họ rất khó tiêp cận với các tuyến y tế Theo kết quả của bảng 3, tuổi>45 là yếu tố Trung ương, chính vì vậy khi có đoàn bác sỹ ở nguy cơ của rối loạn các thông số hô hấp ngoại các bệnh viện lớn về khám bệnh, người dân rất trừ FEV1 và chỉ số BMI >25 là yếu tố nguy cơ quan tâm, và tỉ lệ đi khám cao hơn hẳn. của tất cả các rối loạn các thông số hô hấp như 4.2 Tỉ lệ rối loạn một số thông số hô hấp FEV1, FVC, PEF, FEF25-75. Béo phì kết hợp 4.2.1 Theo giới tính với rất nhiều bệnh như đái đường, tăng huyết Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các chỉ áp, tăng mỡ máu, thiếu máu cơ tim, ngừng thở số hô hấp FEV1, FVC, PEF, FEF25-75 <80% đều khi ngủ v.v .. Béo phì cũng ảnh hưởng đến có tỉ lệ cao hơn ở nam giới so với nữ giới (Hình chức năng hô hấp. Cân nặng ảnh hưởng đến 2). Tuy nhiên sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống chức năng hô hấp bằng cách làm giảm chức kê với FEV1 và FEF25-75. Kết quả nghiên năng của đường thở nhỏ, giảm lưu lượng thở ra, cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả đồng thời làm thay đổi cấu trúc đường hô hấp nghiên cứu của Jacobs DR và cộng sự [5]. Một bằng cách làm giảm sức mạnh của cơ hô hấp. nghiên cứu khác cũng cho biết rối loạn các chỉ Béo phì còn làm giảm sự trao đổi khí đồng thời số chức năng hô hấp trong nghiên cứu cũng gặp làm giảm các dung tích phổi khi gắng sức [8]. cao hơn ở nam giới [6]. Trong nghiên cứa của Hút thuốc lá là vấn đề thời sự của nam giới chúng tôi, các tham số chức năng hô hấp <80% Việt nam. Theo một nghiên cứu, 2/3 nam giới gặp nhiều hơn ở nam giới có thể liên quan đến Việt nam hút thuốc lá [3]. Hút thuốc lá trong hút thuốc lá vì 2/3 nam giới trong nghiên cứu nhà và những nơi công cộng mới chỉ bị cấm đều có tiền sử hút thuốc lá [7]. thời gian gần đây, còn trong thời gian chúng 4.2.2 Theo tuổi tôi làm nghiên cứu chưa có luật cấm hút thuốc Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các lá ở những nơi công cộng. Trong nghiên cứu 42 Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, Số 1 (161) 2015
  6. của chúng tôi, nam giới có rối loạn thông khí Ba vì, và quận Hoàn kiếm đã giúp đỡ tác giả phổi nhiều hơn hẳn so với nữ giới khi mà tất cả hoàn thành số liệu. Cảm ơn người dân huyện các thông số hô hấp FEV1, FVC, PEF<80%, Ba vì và quận Hoàn kiếm đã tham gia vào FEF25-75 <60% đều gặp nhiều hơn ở nam giới. nghiên cứu. Mặc dù hút thuốc lá không phải là yếu tố nguy cơ của các rối loạn thông số hô hấp, nhưng tỉ TÀI LIỆU THAM KHẢO lệ rối loạn thông số hô hấp vẫn gặp nhiều hơn 1. Global initiative for asthma. www.ginaas- ở những người hút thuốc lá. Như vậy có thể tỉ lệ thma.org 2014. nam giới có rối loạn thông khí phổi có liên quan 2. Kirally, Ann, "History of Spirometry,", đến tình trạng hút thuốc lá. Điều này phù hợp Journal of Pre-health Affiliated Students, với nghiên cứu của Rożek-Piechura K và cộng JPHAS, Winter 2005, Volume 4, Issue 1. sự [7]. Theo Fletcher, C và Peto, R hút thuốc lá 3. Lâm HT, Ronmark E, Tuong NV, Ekerl- làm suy giảm chức năng hô hấp rất nhanh, nhưng jung L, Chuc NTK, et al. Increase in asth- nếu bỏ thuốc lá thì sau đó chức năng hô hấp lại ma and a high prevalence of bronchitis: re- hồi phục [9]. Chính vì vậy, bỏ thuốc lá chưa sults from a population study among adults bao giờ là muộn. Các bác sỹ nên khuyên bệnh in urban and rural Vietnam.Respir Med, nhân bỏ thuốc lá bất kể lúc nào. Trong nghiên 2011. 105(2): 177-185. cứu của chúng tôi, trong số bệnh nhân đã bỏ 4. Lâm HT, Ekerljung L, Tuong NV, Ronmark thuốc lá chỉ số FEF25-75 <60% gặp cao nhất so E, Lundback B. Allergic rhinitis in north- với nhóm người không hút thuốc lá và đang hút ern vietnam: increased risk of urban living thuốc lá. Có lẽ những người này hút thuốc lá according to a large population survey.Clin và chỉ bỏ thuốc lá khi đã có triệu chứng hô hấp. Transl Allergy, 2011. 1(1): p. 7. 5. Jacobs DR, Nelson ET, Dontas AS, Keller V. KẾT LUẬN J, Slattery ML, Higgins M. Are race and Tỷ lệ các rối loạn thông số hô hấp FEV1<80% sex differences in lung function explained và FEF25-75 <60% gặp nhiều hơn ở nam giới so by frame size? The CARDIA Study.Am với nữ giới; không có sự khác biệt có ý nghĩa Rev Respir Dis. 1992 Sep;146(3): 644-649. thống kê về tỷ lệ FVC<80% và PEF<80% giữa 6. Rożek-Piechura K, Ignasiak Z, Sławińska nam và nữ. T, Piechura J, Ignasiak T. Respiratory func- Những người lớn hơn 45 tuổi đếu có tỉ lệ tion, physical activity and body composi- FVC<80%, PEF<80% , FEF25-75<60% cao hơn tion in adult rural population.Ann Agric hơn so với những người trẻ. Environ Med. 2014, 21(2): 369-374. Không có sự khác biệt về các chỉ số hô hấp ở 7. Lâm HT, Ekerljung L, Tuong NV, Ronmark quận Hoàn Kiếm và huyện Ba Vì. E, Larsson K, Lundback B. Prevalence of Các chỉ số hô hấp FEV1, FVC, PEF<80%, COPD by disease severity among men and FEF25-75 <60% gặp với tỉ lệ cao hơn ở những women in northern Vietnam. COPD, 2014, người đang hoặc đã bỏ thuốc lá. Tuy nhiên, BMI 00: 1-7. >25 và tuổi của người nghiên cứu >45 mới là yếu 8. Mohammed AG. The effect of obesity on tố nguy cơ độc lập làm giảm chức năng hô hấp, spirometry tests among healthy non-smok- ngoại trừ FEV1. ing adults. BMC Pulm Med, 2012, 12(10). Lời cảm ơn: 9. Fletcher, C., & Peto, R. The natural history Tác giả xin cảm ơn các y tá và bác sỹ trong of chronic airflow obstruction. Br Med J, nhóm nghiên cứu, nhân viên trạm y tế huyện 1997.1: 1645-1648. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, Số 1 (161) 2015 43
  7. SOME PARAMETERS OF SPIROMETRY IN ADULTS IN HOAN KIEM AND BA VI, HANOI Hoang Thi Lam, Nguyen Van Tuong Hanoi Medical University The study aimed to explore the prevalence of female (p 45 years old also forced expiratory volume in the first second (FEV1), had higher spirometric parameters <80% than the forced vital ca[acity (FVC), peak expiratory flow (PEF) younger, except FEV1. We didn’t find any significant <80%, FEF25-75<60% and their relationship with difference of lung function between Hoankiem and geographic factors among habitants in Hoankiem Bavi district. FEV1, FVC, PEF<80%, FEF25-75 and Bavi districts. The study was conducted <60% were significantly higher among smokers with 570 subjects from 23-72 years old. The and ex-smokers. BMI >25 kg/m2 and old age highest parameter among the first three accepted >45 years were independent risk factors of the spirometries was recorded for each participant. low lung functions, except FEV1. The results showed that FEV1<80% and FEF25- Keywords: FEV1, FVC, PEF, FEF25-75, 75 <60% were more frequent male compared to spirometr 44 Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIV, Số 1 (161) 2015