Tăng cường liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao hiệu quả dòng vốn FDI

pdf 5 trang Gia Huy 18/05/2022 2420
Bạn đang xem tài liệu "Tăng cường liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao hiệu quả dòng vốn FDI", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftang_cuong_lien_ket_giua_khu_vuc_fdi_va_doanh_nghiep_trong_n.pdf

Nội dung text: Tăng cường liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao hiệu quả dòng vốn FDI

  1. TĂNG CƢỜNG LIÊN KẾT GIỮA KHU VỰC FDI VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NƢỚC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DÒNG VỐN FDI ThS. Phạm Thị Phương Thảo Trường Đại học Kinh tế Kĩ thuật Công nghiệp Tóm tắt 30 năm qua, kể cả giai đoạn khủng hoảng kinh tế, FDI luôn là khu vực phát triển năng động, có tác động thúc đẩy chuyển dịch các ngành kinh tế. Với tiềm lực mạnh hơn hẳn các doanh nghiệp trong nước về vốn, công nghệ, quản trị, kết nối thị trường, các doanh nghiệp FDI đã nhanh chóng vượt lên nắm giữ tỷ trọng ngày càng cao trong những lĩnh vực được coi là động lực tăng trưởng như công nghiệp chế tác và xuất khẩu. Tuy nhiên một trong những điểm yếu của Việt Nam trong quá trình thu hút FDI chính là liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước chưa được như kỳ vọng. Đây cũng chính là điểm nghẽn lớn nhất hạn chế sự tham gia của các doanh nghiêp nội địa vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Từ khóa: Liên kết, Doanh nghiệp FDI, Doanh nghiệp nội địa, Chuỗi giá trị I. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT GIỮA KHU VỰC FDI VÀ DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA VÀ KHẢ NĂNG THAM GIA VÀO CHUỖI LIÊN KẾT CỦA DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA Năm 2018 là kỷ niệm tròn 30 năm thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhìn lại những thành tựu đạt được, khu vực FDI đã mang nhiều dấu ấn tích cực, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến nay, có 128 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với khoảng 26.000 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 326 tỷ USD và tổng vốn thực hiện đạt trên 180 tỷ USD. Khu vực FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và khoảng 20% GDP, trong đó 58% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và tạo ra 50% giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp 72,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm cho 3,6 triệu lao động trực tiếp và cho 5 - 6 triệu lao động gián tiếp. Tuy nhiên, trong chuỗi giá trị sản phẩm được tạo ra, các doanh nghiệp trong nước hầu như chưa tham gia nhiều, chủ yếu là làm gia công các mặt hàng nhỏ, tỷ lệ nội địa hóa cũng như hoạt động chuyển giao công nghệ còn ở mức thấp. Nguyên nhân của những hạn chế này là doanh nghiệp FDI không liên kết được với doanh nghiệp trong nước liên quan đến chuyển giao công nghệ. Điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhiều năm liền cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia cung 97
  2. cấp hàng hóa, dịch vụ trong chuỗi sản xuất của doanh nghiệp FDI còn hạn chế. Đến năm 2017, chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp tư nhân trong nước là khách hàng cung cấp hàng hóa đầu vào của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam. Nhìn từ phía các doanh nghiệp FDI, liên kết với các công ty trong nước cũng rất yếu. Theo thống kê thì chỉ 26,6% giá trị đầu vào của doanh nghiệp FDI được mua tại Việt Nam, nhưng đáng buồn là một tỷ trọng đáng kể trong đó lại là mua từ chính các doanh nghiệp FDI khác. Các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao thường có xu hướng nhập hàng hóa đầu vào từ chính nước của doanh nghiệp và có xu hướng ít sử dụng nhà cung cấp ở nước sở tại. Việc khó kết nối giữa hai khu vực kinh tế này là do chính thực lực của doanh nghiệp tư nhân trong nước. Xuất phát điểm thấp, trình độ quản trị thấp và cũng do họ gặp nhiều lực cản hơn từ thể chế, chính sách trong nước. Chính vì lý do trên nên doanh nghiệp Việt Nam rất hạn chế trong tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Cho dù Việt Nam đang dẫn đầu về xuất khẩu hồ tiêu, cà phê, thuỷ sản; trở thành cứ điểm sản xuất điện thoại di động thông minh, máy tính bảng , nhưng trong mỗi một chuỗi cung ứng, DN Việt chỉ tham gia ở những khâu tạo giá trị thấp. Chẳng hạn, trong chuỗi cung ứng dệt may, phần giá trị gia tăng cao nhất là khâu nghiên cứu, thiết kế, sản xuất nguyên phụ liệu, dệt vải, in vải, phân phối sản phẩm; phần giá trị gia tăng thấp là cắt may. Hiện tại, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu tham gia vào phần cắt và may, theo phương thức gia công đơn giản, thiếu khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói. Trong khi, thời gian qua, doanh nghiệp Việt Nam đã chứng minh mình hoàn toàn có thể làm ra những sản phẩm chính xác, không thua kém bất cứ nhà sản xuất lớn nào trên thế giới nếu có sự hợp tác chặt chẽ, tham gia vào chuỗi giá trị và được chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp sản xuất FDI. Đầu tiên phải nói đến xe điện Pega, chiếc xe điện đầu tiên được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam và do người Việt Nam thực hiện. năm 2017, tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm của Pega ước đạt 35%, con số này sẽ tăng gấp đôi lên 70% vào năm 2018 với sự tham gia rộng rãi của nhiều nhà sản xuất linh phụ kiện trong nước. Trong số đó, Công ty cổ phần Hợp tác Hưng Thịnh là DN thuộc danh mục các nhà cung cấp chính của Pega. Đây cũng là nhà sản xuất cơ khí trong nước đã sản xuất và cung cấp linh phụ kiện xe máy theo đơn đặt hàng của Honda, Yamaha và một số doanh nghiệp FDI khác trong thời gian qua, trong đó nhiều đơn hàng phục vụ cho xuất khẩu. Hưng Thịnh đã quyết định đầu tư 1,5 triệu USD để làm nhà máy vệ tinh cung ứng riêng linh kiện cho Pega. Hiện Công ty cung cấp cho Pega những sản phẩm cơ khí như khung, chân chống, các sản phẩm cơ khí khác với chất lượng tốt nhất theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn Cơ khí chính xác, dịch vụ và thương mại Việt Nam (VPMS), một công xưởng của người Việt với hệ thống máy móc hiện đại nhập khẩu từ Nhật chuyên sản xuất các loại khuôn ép nhựa, khuôn đúc nhôm, khuôn dập, gia công xử lý làm nhám bề mặt , cũng là một nhà cung ứng thường xuyên cho Pega. Đây là đối tác của nhiều công ty lớn, chủ yếu gia công cơ khí chính xác cho các doanh 98
  3. nghiệp nước ngoài và xuất khẩu, nhưng trước đề nghị của doanh nghiệp Việt muốn được sản xuất, lắp ráp những sản phẩm do người Việt sản xuất, VPMS đã đồng ý hợp tác sản xuất theo đơn hàng của Pega, từ đó tạo ra những sản phẩm hoàn toàn nội địa có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp nội địa đã có tiến bộ rõ rệt khi được chuyển giao công nghệ tỷ mỉ. Điển hình là Công ty Cổ phần Công nghiệp hỗ trợ Minh Nguyên khi có chuyên gia hướng dẫn cụ thể đã tạo ra sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu của Samsung. Hiện Minh Nguyên phát triển các sản phẩm nhựa, kim loại, khuôn mẫu và đang chuẩn bị làm bo mạch với các công nghệ sản xuất được phía bạn chuyển giao. Samsung hiện có các nhà cung cấp trực tiếp là doanh nghiệp Việt Nam và khoảng 10 doanh nghiệp Việt Nam tham gia gián tiếp. Ngoài ra, trong khu còn có 5 doanh nghiệp Việt Nam đang được kiểm tra, đánh giá để làm nhà cung ứng cho Samsung. Với cách làm này, một số DN phụ trợ cho Samsung đã có những tiến bộ rõ rệt như Công ty Goldsun đã giảm được 60% hàng tồn kho, 72% lỗi thiết bị, tỷ lệ sản phẩm chính xác tăng lên 94%; Công ty Mida tăng 26% hiệu suất thiết bị, 59% năng lực vận hành, giảm 52% hàng lỗi, hàng tồn kho. Theo kế hoạch, năm 2018, Samsung sẽ tư vấn hỗ trợ cho 12 doanh nghiệp Việt Nam, nâng tổng số doanh nghiệp được tư vấn lên con số 26, tính từ năm 2015. Điểm đáng chú ý, đây cũng là lần đầu tiên, các công ty con của Samsung như Samsung Display Việt Nam và Samsung Điện cơ Việt Nam (Samsung Electro Mechanics Vietnam) sẽ tham gia vào chương trình hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp cung ứng Việt Nam. Thậm chí, nhà cung cấp cấp 1 sẽ tham gia hỗ trợ các nhà cung cấp cấp 2, cấp 3 Thực tế, cả 3 doanh nghiệp mà Samsung hỗ trợ lần này đều đã là nhà cung cấp của Samsung. Trong đó, Công ty Điện tử Thành Long hiện là nhà cung ứng cấp 2 của Khu tổ hợp Samsung CE Complex (SEHC -TP.HCM) và là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất trong hệ sinh thái các nhà cung ứng của Samsung tại Việt Nam, cung cấp bản mạch điện tử PCB thuộc nhóm những linh kiện phức tạp, có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao. Còn Hanel Plastics hiện là nhà cung ứng cấp 1 của Samsung Display Vietnam, chuyên sản xuất xốp, khuôn nhựa và ép nhựa. Trong khi đó, HTMP Việt Nam hiện là nhà cung ứng cấp 1 của Samsung Điện cơ (Electro-Mechanics) Việt Nam, chuyên sản xuất khuôn và ép nhựa. Sau 3 tháng nhận được hỗ trợ của Samsung, quy trình sản xuất của cả ba doanh nghiệp này đã được cải thiện đáng kể. Chẳng hạn, tỷ lệ hàng lỗi nội địa của Thành Long đã giảm 68,5%; số ngày tồn kho của Hanel Plastics giảm 73%, giúp giảm chi phí tồn kho từ 6,97 tỷ xuống còn 4,36 tỷ đồng; còn tỷ lệ lỗi tại các công đoạn sản xuất, đặc biệt là tại công đoạn Hot Stamping (in phủ bề mặt bằng nhiệt cho các sản phẩm nhựa) tại HTMP đã giảm đến 60% Đây là cơ hội để người Việt chứng minh cho thế giới thấy rằng, sản phẩm của người Việt không thua kém bất cứ nhà sản xuất nào trên thế giới 99
  4. Tuy nhiên, để thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước, Việt Nam cần có sự điều chỉnh về quan điểm thu hút đầu tư, trong đó chú trọng hơn đến việc tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI, để tạo lợi ích chung. Yêu cầu này rất cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. II. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG LIÊN KẾT GIỮA KHU VỰC FDI VÀ DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA Để thúc đẩy liên kết giữa hai khu vực này, cốt yếu không phải là thông điệp hay chiến dịch truyền thông mà gốc rễ là phải làm cho khu vực doanh nghiệp trong nước mạnh lên, có năng lực, có trình độ quản trị, có khả năng cạnh tranh. Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài khéo léo hơn sẽ làm cho các doanh nghiệp FDI có động lực và lợi ích để chủ động liên kết với khu vực tư nhân trong nước. Báo cáo PCI của VCCI chỉ ra rằng, liên kết giữa doanh nghiệp nội địa và FDI chủ yếu dựa vào 3 yếu tố là chất lượng nhân lực của người lao động; trình độ công nghệ và khả năng hấp thụ đầu tư của doanh nghiệp tư nhân trong nước và khoảng cách địa lý giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa. Vì thế, để tăng mức độ kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa cần tác động vào 3 yếu tố này. - Tác động nâng cao chất lượng nhân lực của người lao động. Các doanh nghiệp trong nước cần đào tạo lao động tốt hơn để nắm bắt được công nghệ mới. Nhà nước cần hỗ trợ họ trong công tác này, bởi lẽ chỉ trông chờ vào sự tự thân của doanh nghiệp là rất khó, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn đã rất yếu và thiếu nguồn lực. Tuy nhiên, doanh nghiệp rất khó tự cải thiện điểm yếu này. Do đó cần có vai trò dẫn dắt của Nhà nước trong hàng loạt các vấn đề như: dành nhiều nguồn lực để cải thiện chất lượng các trường đào tạo nghề, kết nối hoạt động đào tạo nghề và thực tiễn phát triển công nghệ, khuyến khích đầu tư tư nhân trong và ngoài nước vào hoạt động đào tạo nghề. - Thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI như là cung cấp dịch vụ tư vấn công nghệ hiệu quả, vận hành quỹ phát triển công nghệ, sử dụng các chính sách về thuế, tài chính để khuyến khích đầu tư công nghệ cao Cụ thể như là cung cấp dịch vụ tư vấn công nghệ hiệu quả, vận hành quỹ phát triển công nghệ, sử dụng các chính sách về thuế, tài chính để khuyến khích đầu tư công nghệ cao Vì khi khoảng cách về công nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa là quá lớn thì khả năng chuyển giao công nghệ chắc chắn sẽ bị hạn chế. - Cần phải lưu ý đến yếu tố địa lý. Chính khoảng cách địa lý cũng có tác động đến sự kết nối này. Việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất riêng biệt, tách biệt các doanh nghiệp FDI có thể giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và xuất khẩu. Tuy nhiên nó lại khiến cho những hiệu ứng lan tỏa tích cực đối với khu vực kinh tế tư nhân trong nước trở nên hạn chế. Chính vì vậy, khi Chính phủ, chính quyền các địa phương thiết kế các khu công nghiệp riêng dành cho đầu 100
  5. tư FDI cũng phải tính đến sự nối kết với các khu cụm công nghiệp dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đột phá hơn là khi thu hút doanh nghiệp công nghệ cao, chúng ta không chỉ chú ý đến kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa mà phải tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp, tập đoàn thiết lập các trung tâm và mở rộng hoạt động nghiên cứu, phát triển (R&D) với sự tham gia của đội ngũ kỹ sư trong nước Bên cạnh đó, kỹ năng quản lý và kết nối, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước cần cái nhìn khách quan hơn. Nếu những năm gần đây chúng ta đã chủ động và tập trung thu hút đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực công nghệ cao thì với khoảng cách về trình độ, năng lực giữa những tập đoàn lớn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước, việc kết nối rõ ràng không thể nóng vội. Hãy hình dung, một sản phẩm công nghệ hiện đại, công nghệ tiên tiến đòi hỏi khắt khe đối với từng chi tiết, cấu phần, vì vậy không dễ để doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước có thể tham gia được vào chuỗi sản xuất này. Với lợi thế về khoảng cách địa lý, khi doanh nghiệp trong nước sản xuất được các sản phẩm phụ trợ với giá bằng hoặc thấp hơn nhập khẩu, không có lý gì doanh nghiệp FDI không kết nối với doanh nghiệp trong nước. Kết luận: Để tăng cường sự liên kết giữa doanh nghiệp nội địa và khu vực FDI, các doanh nghiệp nước ngoài cần chủ động tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội từng bước tham gia vào chuỗi giá trị. Doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực đổi mới tư duy quản lý theo hướng hiện đại, tiếp cận công nghệ tiên tiến, nâng cao kỹ năng và trình độ lao động, tăng năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh. Để đồng hành cùng doanh nghiệp, Chính phủ sẽ phải có các biện pháp thiết thực nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ cho sự liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài một cách hiệu quả và dễ tiếp cận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hội thảo quốc tế “Khởi tạo động lực tăng cường liên kết doanh nghiệp” 2. Thoibaotaichinhvietnam.vn 3. Vov.vn/kinhte/doanhnghiep/lienketdoanhnghiep 4. Doanhnghiepdautu.net 5. Cục đầu tư nước ngoài – Báo cáo tổng kết vốn đầu tư 101