Tạo thuận lợi thương mại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế

pdf 20 trang Gia Huy 18/05/2022 1240
Bạn đang xem tài liệu "Tạo thuận lợi thương mại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftao_thuan_loi_thuong_mai_nham_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_t.pdf

Nội dung text: Tạo thuận lợi thương mại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế

  1. TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRADE FACILITATION IN ORDER TO RAISE COMPARATIVE CAPACITY IN INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION PGS.TS. Nguyễn Thái Sơn Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt Tạo thuận lợi thương mại là biện pháp được quốc gia áp dụng nhằmđơn giản hoá và hài hoà hoá các thủ tục thương mại qua biên giới, giúp các doanh nghiệp giảm thời gian và chi phí trong hoạt động xuất nhập khẩu. Khi những đòn bẩy cho thương mại quốc tế từ cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các rào cản phi thuế không còn nhiều tác dụng, thì tạo thuận lợi thương mại là giải pháp giúp gia tăng dòng lưu chuyển hàng hoá giữa các quốc gia. Việc thực hiện Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO cùng các cam kết tạo thuận lợi thương mại trong các FTA mà Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết trong những năm gần đây đòi hỏi phải có những nỗ lực và giải pháp tích cực từ Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương. Bài viết tập trung tìm hiểu về Tạo thuận lợi thương mại, đánh giá các yếu tố tạo thuận lợi thương mại ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp tăng cường tạo thuận lợi thương mại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế Từ khoá: Tạo thuận lợi thương mại, Việt Nam, Hội nhập, Thương mại qua biên giới, TFA Abtrast Trade facilitation is measures applied to simplify and harmonize cross-border trade procedure. It helps firms to reduce time and cut cost in both exports and imports. While tax reduction and non-tariff trade barriers elimination become less effective, trade facilitation promote trade across nations. The implementations of WTO Trade Facilitation Agreement (TFA) and commitments to facilitate trade in FTAs negotiated and signed by Vietnam recently require great efforts and measures from the government, state agencies and local authorities. This paper investigates Trade facilitation, evaluates factors facilitating trade in Vietnam and proposes some measures to facilitate trade in order to raise comparative capacity in international economic integration Keywords: Trade Facilitation, Vietnam, Integration, Trade across border, TFA NỘI DUNG 1. Đặt vấn đề Tự do hóa thương mại trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp cho kinh tế Việt Nam, đặc biệt là ngoại thương có sự tăng trưởng đều đặn hàng năm trong hơn 20 năm qua.Bằng việc tham gia AFTA vào năm 1996, Việt Nam đã ghi mốc dấu quan trọng đầu tiên cho giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết năm 2001 và việc trở thành thành viên chính thức của WTO vào tháng 1/2007 503
  2. đã mở ra giai đoạn hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Cùng với hàng loạt các Hiệp định Thương mại (FTA) song phương và đa phương được đàm phán và ký kết, Việt Nam trở thành điểm giao thoa của hàng loạt khối tự do kinh tế. Các cam kết mở rộng tự do hóa thương mại được thực hiện với việc cắt giảm sâu về thuế quan, xóa bỏ các rào cản phi thuế quan đã làm gia tăng độ mở của nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy tăng trưởng ngoại thương và thu hút FDI. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu và thị trường quốc tế. Tuy nhiên, khi các mức cắt giảm thuế quan và rào cản phi thuế đạt đến độ bão hòa, thì hiệu lực của các đòn bẩy này sẽ giảm dần hiệu lực. Tự do hóa thương mại nhằm tăng trưởng ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cần tập trung vào các yếu tố khác, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho thương mại. Thuận lợi hóa thương mại trở thành yếu tố sống còn trong nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia,thu hút đầu tư sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu. Nghị định thư sửa đổi Hiệp định thành lập WTO và các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết trong những năm gần đây đều dành một phần quan trọng để thỏa thuận về Tạo thuận lợi thương mại cùng các vấn đề liên quan. Việt Nam cũng đã chính thức phê chuẩn Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại (TFA) của WTO và ban hành kế hoạch chuẩn bị và triển khai TFA ở Việt Nam. Tuy nhiên, TFA và các thỏa thuận về tạo thuận lợi thương mại trong các FTA chủ yếu đề cập đến các vấn đề về quy định pháp lý, tiếp cận thông tin và tính minh bạch, thủ tục hải quan đối với hàng hóa - môi trường "mềm" cho thương mại. Để thuận lợi hóa thương mại, cần cải thiện cả môi trường "cứng" - hạ tầng giao thông và logistic cùng với hình thành chuỗi cung ứng nội địa có chất lượng và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và xuất khẩu. Thuận lợi hóa thương mại đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, thu nhận những lợi ích từ hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Tạo thuận lợi thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế 2.1. Khái quát chung về Tạo thuận lợi thương mại (Trade Facilitation) Thập niên cuối thế kỷ XX, thế giới đã chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác và tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế. Mục tiêu nhằm tạo lập một môi trường tự do thương mại, tự do di chuyển hàng hoá và các nguồn lực sản xuất giữa các quốc gia ở phạm vi nội khối và toàn cầu. Các khối liên kết kinh tế được hình thành cùng với các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương ở khu vực, liên châu lục và toàn cầu. Xu hướng tự do hoá thương mại và hội nhập trở thành xu hướng nổi trội cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Với sự ra đời của WTO, tự do thương mại toàn cầu đã bước sang một giai đoạn mới với những cam kết cắt giảm mạnh thuế quan và dỡ bỏ các rào cản phi thuế, nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh lưu chuyển hàng hoá giữa các nước thành viên. Đồng thời, các hiệp định thương mại tự do đa phương thế hệ mới cũng sớm được khởi động, đàm phán đi đến ký kết để tạo thêm những ưu đãi cho hàng hoá nội khối. Việc cắt giảm thuế quan cùng dỡ bỏ các rào cản phi thuế tạo điều kiện cần cho tự do hoá thương mại giữa các nước đối tác. Nhưng trong thực tế, việc giao dịch thương mại qua biên giới vẫn còn gặp rất nhiều các trở ngại khác từ môi trường kinh doanh, khiến cho các bên phát sinh thêm nhiều chi phí và thời gian, gây trở ngại tới dòng chảy thương mại 504
  3. giữa các quốc gia hay khu vực. Chính vì vậy, Tạo thuận lợi thương mại (Trade Facilitation) trở thành một yếu tố quan trọng, điều kiện đủ cho lưu chuyển thương mại quốc tế, làm cho các thủ tục thương mại quốc tế trở nên đơn giản và hải hoà, cùng với sự cải thiện về hạ tầng giao thông vận tải, logistic, bảo hiểm, tài chính và chuỗi cung ứng nội địa hàng hoá xuất khẩu. Đến nay, có khá nhiều định nghĩa khác nhau về tạo thuận lợi thương mại.Hiểu một cách đơn giản, tạo thuận lợi thương mại là những nỗ lực nhằm đơn giản hoá việc di chuyển hàng hoá qua cảng, cùng với các chứng từ liên quan đến giao dịch thương mại qua biên giới. Trong những năm gần đây, thuật ngữ này được mở rộng thêm bao gồm cả môi trường diễn ra giao dịch thương mại, tính minh bạch và tính chuyên nghiệp của hải quan và môi trường pháp lý, cũng như hài hoá hoá các tiêu chuẩn và sự phù hợp với các quy định quốc tế và/hoặc khu vực. Tạo thuận lợi thương mại được WTO quan niệm là “đơn giản hoá và hài hoà hoá các thủ tục thương mại quốc tế, bao gồmcác hoạt động (thông lệ và thủ tục) có liên quan trong việc thu thập, trình bày, trao đổi và xử lý các dữ liệu cần thiết cho việc vận chuyển hàng hoá trong thương mại quốc tế".Quan điểm này cũng trùng với định nghĩa được UNCTAD đưa ra trong Báo cáo về Thương mại điện tử và Phát triển năm 2001. Ủy ban Kinh tế Châu Âu của Liên Hiệp quốc (UNECE) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng cho rằng tạo thuận lợi thương mại là "đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa thủ tục và các dòng thông tin liên quan cần thiết để di chuyển hàng hóa từ người bán và người mua và thực hiện thanh toán" (UNECE, 2017). Ủy ban APEC nhấn mạnh thêm về phương tiện và công cụ thực hiện thuận lợi hóa thương mại là "sử dụng các các công nghệ mới và các biện pháp khác để giải quyết các trở ngại về thủ tục hành chính đối với thương mại" và "sử dụng các công nghệ và kỹ thuật nhằm hỗ trợ các nước thành viên tăng cường khả năng chuyên môn, cắt giảm chi phí và giúp cho hàng hóa và dịch vụ di chuyển tốt hơn" (J.C. Maur, 2011).Các thủ tục rườm rà trong xuất nhập khẩu gây ra trở ngại cho các doanh nghiệp và quốc gia tham gia mạng lưới sản xuất khu vực và qoàn cầu.Việc giảm chi phí kinh doanh và thương mại quốc tế là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.Từ đó, hiệu quả thương mại quốc tế sẽ là động lực tăng trưởng và phát triển một cách bền vững. Việc thi hành các biện pháp nhằm tạo thuận lợi thương mại dựa trên nền tảng công nghệ sẽ giúp đơn giản hoá các quy trình và thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các chính phủ và doanh nghiệp, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Theo hướng tiếp cận này, yếu tố cơ bản của tạo thuận lợi thương mại là sự minh bạch (transparency), đơn giản hoá (simplification), hài hoà hoá (harmonization) và tiêu chuẩn hoá (standardization). 505
  4. Hình 1: Bốn trụ cột của Tạo thuận lợi thương mại (Nguồn: National Board of Trade, Sweden) Trong khi WTO và các tổ chức, khối kinh tế tập trung vào việc đơn giản hoá, hài hoà hoá quy trình, thủ tục trong thương mại quốc tế để tạo thuận lợi cho việc giao dịch thương mại qua biên giới, thì các chuyên gia thuộc World Bank lại cho rằngtạo thuận lợi thương mại không chỉ bao gồmcác yếu tố liên quan như giảm và xóa bỏ thuế quan, đơn giản hóa thủ tục hải quan, các quy định về xuất xứ,chất lượng, mà còn cả các yếu tố như tăng cường môi trường kinh doanh, chất lượng của cơ sở hạ tầng,tính minh bạch và hệ thống luật pháp (UBQGHTQT, 2013).Tức là, ngoài đơn giản hoá các quy trình, thủ tục xuất nhập khẩu thì tạo thuận lợi thương mại còn cần có sự phát triển của hạ tầng giao thông và logistics.Thêm vào đó, cần có sự tái cơ cấu và tổ chức tốt chuỗi cung ứng nội địa.Theo cách tiếp cận của World Bank, 3 yếu tố chính tác động đến tạo thuận lợi thương mại, tăng cường khả năng cạnh tranh xuất khẩu là i) các dịch vụ giao thông và logistic; ii) các thủ tục quy định đối với thương mại, và iii) tổ chức các chuỗi cung ứng, được vận hành trong khuôn khổ thể chế tích cực, được mô tả ở hình 2. 000251659264 Khả năng cạnh tranh thương mại Tăng Tăng cường cường C/T/R Tạo C/T/R thêm Cải thiện các quy GTGT Tăng cường dịch định pháp lý đối vụ giao thông và với thương mại logistics Tái cơ cấu, tổ chức chuỗi cung ứng Ghi chú: C/T/R: Chi phí/Thời gian/Rủi ro Khuôn khổ thể chế Hình 2: Khả năng cạnh tranh thương mại: Ba trụ cột của Logistics và Tạo thuận lợi thương mại (Nguồn: UBQGHTQT, 2013) 506
  5. Mục tiêu chính của tạo thuận lợi thương mại là giúp cho giao dịch thương mại qua biên giới được thực hiện nhanh hơn, chi phí thấp hơn và dễ dự đoán hơn. Đồng thời, giúp cho giao dịch và di chuyển hàng hoá được an toàn và đảm bảo an ninh. Trước hết, đó là đơn giản hoá, hài hoà hoá và tiêu chuẩn hoá các quy trình thủ tục xuất nhập khẩu, cũng như sự trao đổi thông tin và tài liệu liên quan giữa các đối tác khác nhau trong chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ, giảm can thiệp của các cơ quan nhà nước vào các chủ thể kinh doanh khi tiến hành mua bản và di chuyển hàng hoá. Việc nhận thức về tầm quan trọng của tạo thuận lợi thương mại trong tự do hoá thương mại không chỉ mới diễn ra trong những năm gần đây. Những nỗ lực trong tiêu chuẩn hoá, đơn giản hoá mẫu chứng từ giao dịch thương mại (bằng bộ mẫu chủ chứng từ thương mại của Liên Hiệp quốc) hay xây dựng và áp dụng bảng mã HS (của Tổ chức Hải quan thế giới) từ nửa cuối thế kỷ XX đã cho thấy những hiệu quả trong tạo thuận lợi thương mại cho thương nhân trong giao dịch và khai báo hải quan. Tạo thuận lợi thương mại đã trở thành chủ đề chính của cuộc thảo luận của WTO tại Hội nghị cấp bộ trưởng ở Singapore năm 1996. Sau nhiều năm thăm dò, tháng 7/2004, các thành viên WTO đã chính thức khởi động đàm phán về tạo thuận lợi thương mại. Tháng 11/2014, WTO đã thông qua “Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Marrkesh thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới” với phụ lục đi kèm là Hiệp định Thuận lợi hoá thương mại (TFA). Báo cáo thương mại thế giới (World Trade Report) năm 2015 cũng được WTO dành để phân tích và đánh giá về việc lợi ích và thách thức khi triển khai TFA, cả về lý thuyết lẫn thực tế. 2.2. Các chỉ số đánh giá Tạo thuận lợi thương mại Đo lường mức độ tạo thuận lợi thương mại luôn được các quốc gia và các tổ chức quốc tế quan tâm, nhằm đánh giá các chiến lược, chính sách cũng như thực thi kế hoạch tạo thuận lợi thương mại. Từ đó có những điều chỉnh tốt hơn cho vấn đề này.Có rất nhiều tiêu chí được sử dụng để đánh giá về tạo thuận lợi thương mại, tuỳ góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu.Như Orlac (2012) đã đưa ra trong nghiên cứu của mình có hơn 12 chỉ số đánh giá thuận lợi thương mại. Tuy nhiên, để tập trung thì các chuyên gia kinh tế khi nghiên cứu các tác động của cải thiện thuận lợi thương mại thường sử dụng các chỉ số đánh giá gồm:i) Nhóm các chỉ số về môi trường kinh doanh “Doing Business” (DB) của World Bank (ưu tiên sử dụng các chỉ số có liên quan tới thương mại qua biên giới); ii)Chỉ số năng lực Logistics LPI (Logistics Performance Index) của World Bank; iii)Chỉ số tạo thuận lợi thương mại TFIs (Trade Facilitation Index) của OECD; và iv)Chỉ số năng lực thương mại ETI (Enabling Trade Index) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.Các chỉ số này có thể sử dụng cho những mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Các chỉ số DB đo lường các kết quả đầu ra, còn các chỉ số TFIs tập trung vào các chính sách đầu vào. Trong khi đó, các chỉ số LPI và ETI mang tính đánh giá hỗn hợp. i) Nhóm chỉ số về môi trường kinh doanh DB (Doing Business/Trading across border) Báo cáo Môi trường kinh doanh (Doing Business) hàng năm của World Bank nhằm đánh giá về thuận lợi kinh doanh ở các quốc gia dựa trên 10 tiêu chí gồm: 1) Khởi tạo doanh nghiệp; 2) Xin cấp phép xây dựng; 3) Tiếp cận điện năng; 4) Đăng ký tài sản; 5) Nộp thuế vay vốn; 6)Thương mại qua biên giới; 7) Tiếp cận tín dụng; 8) Bảo vệ nhà đầu tư 507
  6. nhỏ; 9) Thực thi hợp đồng; 10) Xử lý khi mất khả năng thanh toán.Các chỉ số này được cải thiện đồng nghĩa với việc môi trường kinh doanh tốt hơn, các giao dịch thương mại sẽ có nhiều thuận lợi hơn.Trong 10 tiêu chí nói trên, “Thương mại qua biên giới” (Trade across border) là tiêu chí đánh giá trực tiếp về thuận lợi thương mại quốc tế.Các tiêu chí còn lại đánh giá gián tiếp các yếu tố hỗ trợ cho thương mại quốc tế và khả năng cạnh tranh của quốc gia.Chỉ số “Thương mại qua biên giới” biểu thị thời gian và chi phí liên quanđến quá trình logistics và xuất nhập khẩu hàng hoá. Chỉ số này được đo lường qua các chỉ tiêu về thời gian và chi phí (không bao gồm thuế quan) liên kết với các thủ tục về chứng từ xuất nhập khẩu, thủ tục biên giới và vận tải nội địa cho toàn bộ quá trình xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hoá. Khi đánh giá chỉ số “Thương mại qua biên giới” đối với mỗi quốc gia, Báo cáo Môi trường kinh doanh cũng xem xét với quá trình xuất khẩu hàng hoá đến đối tác quốc tế và đối tác nội vùng. Đồng thời, xem xét thời gian và chi phí đối với thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu, tỷ trọng mỗi phần là 25%. Đối với thuận lợi hoá thương mại, Báo cáo Môi trường kinh doanh quan tâm tới 2 chỉ tiêu quan trọng là “Khoảng cách tới hàng đầu” (Distance to Frontier) và “Thuận lợi kinh doanh” (Ease of Doing Business). ii) Chỉ số năng lực Logistics LPI (Logistics Performance Index) Chỉ số LPI được các chuyên gia của World Bank xây dựng và đánh giá sự phát triển logistics của một quốc gia.Thời gian và chi phí xuất nhập khẩu phụ thuộc rất lớn vào quy mô và hiệu quả hoạt động của hệ thống logistics của nước đó.Do vậy, khi thực hiện tạo thuận lợi thương mại, cần quan tâm phát triển hệ thống logistics, nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động xuất nhập khẩu. Chỉ số này đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: - Năng lực thông quan (Customs): hiệu quả của quá trình thông quan, chẳng hạn như tốc độ, tính đơn giản, và tính có thể dự liệu trước của các thủ tục. - Cơ sở hạ tầng (Infrastructure): Những cơ sở hạ tầng liên quan đến chất lượng thương mại và vận tải (cảng, sân bay, đường sắt, đường bộ, công nghệ thông tin). - Vận tải quốc tế (Ease of arranging shipments): Mức độ dễ dàng khi thu xếp cho các chuyến hàng với giá cả cạnh tranh. -Chất lượng logistics (Quality of logistics services): Chất lượng của các dịch vụ logistics - Khả năng truy xuất (Tracking & tracing): Khả năng theo dõi và tìm kiếm hàng hóa. - Thời gian giao nhận hàng hóa (Timeliness): mức độ đảm bảo về mặt thời gian vận chuyển của các lô hàng từ điểm đầu đến điểm đích. iii) Chỉ số tạo thuận lợi thương mại TFIs (Trade Facilitation Index) Nhằm giúp các chính phủ cải thiện các thủ tục biên giới, làm giảm chi phí và thúc đẩy thương mại, thu nhận nhiều lợi ích hơn từ thương mại quốc tế, OECD đã xây dựng bộ chỉ số thuận lợi thương mại (Trade Facilitation Index) nhằm đánh giá các lĩnh vực hoạt động và ảnh hưởng tiềm năng của việc cải thiện các lĩnh vực đó. Chỉ số TFIs bao gồm đầy đủ các thủ tục biên giới (với 16 tiêu chí được đo lường bằng 97 biến số).Các chỉ số này là cơ sở để các chính phủ ưu tiên hành động thuận lợi hóa thương mại và huy động sự hỗ trợ xây dựng năng kỹ thuật cho các nước đang phát triển vì mục tiêu thuận lợi hoá thương mại. 508
  7. Bao gồm:1)Sự sẵn có của thông tin (Information availability); 2)Liên hệ với cộng đồng thương mại (Involvement of the trade community); 3)Quy định về xác định trước (Advance rulings); 4)Thủ tục khiếu nại và khiếu kiện (Appeal procedures); 5)Phí và lệ phí (Fees and charges);6)Quy định về chứng từ (Formalities - Documents); 7)Quy định về tự động hoá (Formalities - Automation); 8)Quy định về thủ tục (Formalities - Procedures); 9)Hợp tác nội địa (Cooperation - Internal); 9)Hợp tác đối ngoại (Cooperation - External); 10)Hợp pháp hoá lãnh sự (Consularization); 11)Quản lý và công bằng (Governance and impartiality); 12)Phí và lệ phí quá cảnh (Transit fees and charges); 13)Thủ tục quá cảnh (Transit formalities); 14)Bảo đảm quá cảnh (Transit guarantees); 16)Thoả thuận và hợp tác quá cảnh (Transit agreements and cooperation). OECD là những nước có ảnh hưởng và dẫn dắt "cuộc chơi" tại WTO nên các tiêu chí đánh giá thuộc bộ chỉ số TFIs đều được thể hiện trong các chương của TFAmà WTO xây dựng. iv) Chỉ số năng lực thương mại ETI (Enabling Trade Index) Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2014, các chuyên gia đã đưa ra bộ chỉ số đánh giá năng lực thương mại ETI. ETI đánh giá mức độ sẵn sàng của nền kinh tế về chính sách, cơ hở hạ tầng và dịch vụ thuận tiện cho dòng chảy hàng hoá qua biên giới tới các điểm đến. Bộ chỉ số này bao gồm 16 chỉ số (được hình thành dựa trên 56 biến số).Các chỉ số này được chia thành 7 trụ cột và sau đó được nhóm thành 4 lĩnh vực.7 trụ cột là: 1)Tiếp cận thị trường nội địa (Domestic market access); 2)Tiếp cận thị trường quốc tế (Foreign market access); 3)Hiệu quả và tính minh bạch của quản lý biên giới (Efficiency and transparency of border administration); 4)Sự sẵn có và chất lượng của hạ tầng giao thông (Availability and quality of transport infrastructure); 5)Sự sẵn có và chất lượng của dịch vụ giao thông (Availability and quality of transport services); 6)Sự sẵn có và mức độ sử dụng công nghệ thông tin (Availability and use of ICTs); 7)Môi trường hoạt động (Operating environment). 4 lĩnh vực được nhóm lại từ 7 trụ cột trên gồm: 1)Tiếp cận thị trường (Market access); 2)Quản lý biên giới (Border administration); 3)Cơ sở hạ tầng (Infrastructure); 4) Môi trường hoạt động (Operating environment). 2.3. Các quy định về tạo thuận lợi thương mại trong các FTA Việt Nam đàm phán, ký kết trong những năm gần đây Trong những năm gần đây, khi xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá kinh tế và tự do hoá thương mại đã trở nên phổ biến và ảnh hưởng lan rộng toàn cầu. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương đã liên tục được đám phán và ký kết nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh khu vực và quốc tế năng động, cởi mở hơn, tạo điều kiện cho luồng di chuyển hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia. Việt Nam đã ký kết 12 hiệp định thương mại song phương và đa phương, kết thúc đàm phán hiệp định EVFTA, đang đàm phán 3 hiệp định. Các hiệp định thương mại tự do từ những thoả thuận ban đầu chủ yếu liên quan đến cắt giảm thuế và dỡ bỏ hàng rào thuế quan theo nguyên tắc mở rộng tự do hoá thương mại và không phân biệt đối xử, đã mở rộng ra những thoả thuận liên quan đến đầu tư quốc tế và di chuyển các nguồn lực đầu vào của sản xuất. Các FTA thế hệ mới còn có phạm vi rộng hơn, nội dung vượt ra ngoài cam kết về thương mại, dịch vụ và đầu tư, nó bao gồm cả các 509
  8. thể chế, pháp lý trong các lĩnh vực môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ Với những thoả thuận mới, rộng như thế, các cam kết đã làm cho thị trường các quốc gia thành viên gần như mở hoàn toàn. Do các tác động từ cắt giảm thuế và hàng rào phi thuế không còn nhiều, các thoả thuận tự do thương mại mới đã nhấn mạnh hơn vào việc tạo thuận lợi thương mại, nhằm mục đích giảm chi phí thương mại (bao gồm tất cả các chi phí, ngoài chi phí sản xuất, phát sinh trong việc di chuyển hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Không nằm ngoài xu hướng đó, các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết trong thời gian gần đây đều đề cập tới "tạo thuận lợi thương mại" như một nội dung riêng biệt của hiệp định. Đặc biệt, WTO bổ sung riêng một hiệp định về tạo thuận lợi thương mại. Các hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương(TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU(EVFTA), Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu(VN-EAEU FTA) đều có một chương thoả thuận về quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại. i) Hiệp định thuận lợi hoá thương mại (Trade Facilitation Agreement - TFA) của WTO Hiệp định GATT 1994 có ba điều (điều V, VIII và X) chưa được cụ thể hóa bằng các văn kiện của WTO, chính vì vậy WTO đã tiến hành đàm phán một văn kiện bổ sung có tên: Hiệp định Thuận lợi hoá thương mại (TFA) để đưa Hiệp định vào phụ lục 1A của Hiệp định WTO. TFA được ký kết dựa trên nguyên tắc đồng thuận của 160 quốc gia thành viên WTO - bắt đầu đàm phán từ năm 2004, được hoàn tất và ký kết vào năm 2014, sẽ có hiệu lực khi có 2/3 số thành viên WTO hoàn tất thủ tục phê chuẩn. Theo thông báo của WTO, đến nay đã có đủ số thành viên phê chuẩn và TFA đã chính thức có hiệu lực (Công thương, 2017). TFA có mục tiêu (1) tạo thuận lợi thương mại, đảm bảo cân bằng giữa thuận lợi và tuân thủ luật pháp; (2) thúc đẩy việc vận chuyển, thông quan hàng hóa; (3) đẩy mạnh sự phối hợp giữa Hải quan và các cơ quan khác; (4) nâng cao hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực.TFA đặt ra các tiêu chuẩn thuận lợi hóa thương mại rõ ràng, thống nhất, toàn diện theo các chuẩn mực quốc tế do đó khi thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các cam kết liên quan đến tạo thuận lợi thương mại khác trong Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đang và sẽ thực hiện như Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (VN-EAEU FTA), Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP) TFA bao gồm 3 phần chính với 24 điều: - Phần I: Quy định về các biện pháp kỹ thuật, tập trung chủ yếu vào 4 nội dung chính: a) Tiếp cận thông tin và tính minh bạch; b) Quản lý các quy định pháp lý liên quan đến thương mại; c) Thông quan hải quan; d) Quá cảnh thương mại. - Phần II: Các điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các quốc gia Thành viên đang phát triển và kém phát triển trong đó có vấn đề hỗ trợ kỹ thuật cho các 510
  9. Thành viên đang và kém phát triển để thực hiện các cam kết của Hiệp định. Nhóm A là cam kết thực hiện ngay khi TFA có hiệu lực; Nhóm B là các cam kết thực hiện sau một thời gian chuẩn bị; và Nhóm C là các cam kết thực hiện sau một thời gian chuẩn bị và có sự hỗ trợ kỹ thuật. - Phần III: Các thỏa thuận thể chế và điều khoản cuối cùng. Thỏa thuận về thể chế quy định về việc thành lập Ủy ban Tạo thuận lợi Thương mại trong WTO cũng như thành lập một Ủy ban Tạo thuận lợi Thương mại quốc gia. Các điều khoản cuối quy định cụ thể về hiệu lực của TFA, nghĩa vụ của các nước Thành viên khi thực hiện TFA, tính pháp lý của danh sách cam kết Nhóm A, B, C; việc bảo lưu cũng như quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh. Theo quy định tại Phần II của TFA, các cam kết tại Phần I của Hiệp định trên cơ sở rà soát thực tiễn quản lý của Thành viên được phân thành 3 nhóm cam kết: - Cam kết nhóm A - thực hiện ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực; - Cam kết nhóm B - cần thêm thời gian để chuẩn bị thực hiện sau khi Hiệp định có hiệu lực; - Cam kết nhóm C - cần thêm thời gian chuẩn bị và hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện sau khi Hiệp định có hiệu lực. ii) Thuận lợi hoá thương mại trong AEC Với việc AEC chính thức hình thành ngày 31/12/2015 đã mở ra cơ hội mới cho các nước ASEAN trong việc nâng cao lợi thế thương mại khu vực. Với mục tiêu đẩy mạnh dòng chu chuyển tự do hàng hóa và phát triển mạng lưới sản xuất hội nhập hơn trong khu vực, các nước ASEAN đã thông qua Chương trình thuận lợi hóa thương mại và Các chỉ tiêu thuận lợi hóa thương mại vào năm 2008 và 2009. Thuận lợi hóa thương mại là một chương trình cải cách nhằm đẩy mạnh lợi thế thương mại trong khu vực ASEAN bằng việc cắt giảm chi phí giao dịch. Chỉ tiêu thuận lợi hóa thương mại là các chỉ tiêu định lượng xác định mức ảnh hưởng của cải cách thương mại đối với khu vực nhà nước nói chung và khu vực tư nhân nói riêng. Thuận lợi hoá thương mại trong AEC được thực hiện thông quan các biện pháp: Dỡ bỏ hàng rào thuế quan; Thúc đẩy minh bạch hoá thương mại; Cải cách về quy tắc xuất xứ; Xây dựng cơ chế một cửa ASEAN (ASW). Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA) được ký kết năm 2009 dành riêng chương 5 (với 6 điều khoản) để thoả thuận về Thuận lợi hoá thương mại, trong đó quy định các nội dung cơ bản: - Các quốc gia sẽ xây dựng và thực thi một chương trình làm việc về Thuận lợi hoá thương mại ASEAN, với các mục tiêu và biện pháp cụ thể để tạo ra môi trường nhất quán, minh bạch, tăng cường cơ hội và hỗ trợ các doanh nghiệp tiết giảm thời gian và chi phí. - Chương trình Thuận lợi hoá thương mại ASEAN điều chỉnh các lĩnh vực hải quan, quy định thương mại và thủ tục, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, các biện pháp SPS, cơ chế một cửa ASEAN và các lĩnh vực khác được Hội đòng AFTA xác định. - Thuận lợi hoá thương mại ASEAN được thực hiện trên các nguyên tắc: Minh bạch hoá, Truyền thông và tham vấn, Đơn giản hoá, khả thi và hiệu quả, Không phân biệt 511
  10. đối xử, Tính nhất quán và dễ dự đoán trước, Hài hoá hoá, chuẩn hoá và thừa nhận, Hiện đại hoá và sử dụng công nghệ mới, Thủ tục pháp lý phù hợp, Hợp tác. - Xây dựng cơ chế một cửa ASEAN. iii) Tạo thuận lợi thương mại trong các thoả thuận tại các Hiệp định EVFTA, VN- EAEU FTA và TPP Các FTA mà Việt Nam tham gia đã kết thúc đàm phán/ký kết trong năm 2015, 2016 đều có những điều khoản thoả thuận riêng về quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại, do nhu cầu của các thành viên và xu hướng tác động từ TFA. Các FTA này cơ bản có những quy định tương tự nhau về tạo thuận lợi thương mại, phù hợp với các quy định của WTO. Cả 3 FTA này đều dành Chương 5 (Customs and Trade Facilitation) để thoả thuận về tạo thuận lợi thương mại với các nội dung cơ bản: - Hợp tác, tạo thuận lợi cho các biện pháp quản lý về hải quan, đơn giản hoá thủ tục hải quan - Giải phóng hàng hoá nhanh chóng, thuận lợi, hiệu quả - Quy định về xác định trước - Xác định trị giá hải quan - Quản lý rủi ro - Minh bạch, công khai - Cung cấp thông tin cho người xuất, nhập khẩu (quy định trong TPP) - Chuyển tải và quá cảnh hàng hoá - Phí và lệ phí (chỉ được đề cập đến trong EVFTA) - Liên hệ với cộng đồng doanh nghiệp (chỉ được đề cập đến trong EVFTA) - Trao đổi thông tin - Khiếu nại và khiếu kiện - Đại lý hải quan - Hàng chuyển phát nhanh - Xử phạt - Tự động hoá (EVFTA không quy định nội dung này) 3. Môi trường kinh doanh và tạo thuận lợi thương mại ở Việt Nam 3.1. Môi trường kinh doanh ở Việt Nam Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có rát nhiều nỗ lực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và thương mại quốc tế. Đây là một trong những điều kiện quan trọng để tạo thuận lợi cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Báo cáo thường niên về chỉ số DB năm 2017, dựa trên dữ liệu năm 2016, do World Bank công bố cho thấy Việt Nam xếp hạng 82/190 nền kinh tế về môi trường kinh doanh (tăng 9 bậc so với đánh giá năm 2016, 11 bậc so với năm 2015). Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam nằm ở khoảng giữa. Xếp trên là Singapore (2), Malaysia (23) và Thái Lan (46). Năm nay, Singapore đã mất ngôi 512
  11. đầu bảng, sau khi dẫn đầu 10 năm liên tiếp, và lùi về thứ 2. Đứng vị trí số một năm 2016 là New Zealand với 87 điểm. Theo sau là Đan Mạch, Hong Kong (Trung Quốc) và Hàn Quốc. Các nền kinh tế mới nổi, như Trung Quốc hay Ấn Độ đều thăng hạng. Bảng 1: Xếp hạng môi trường kinh doanh khu vực Đông Á và Thái Bình Dương năm 2016 Xử lý Xin khi Xếp Xếp Thành Tiếp Bảo vệ Thực giấy Đăng Tiếp Thương mất Nền hạng hạng lập cận nhà Nộp thi phép ký tài cận tín mại qua khả kinh tế toàn khu doanh điện đầu tư thuế hợp xây sản dụng biên giới năng cầu vực nghiệp năng nhỏ đồng dựng thanh toán Singapore 2 1 2 3 4 2 5 1 2 1 1 4 Hong Kong 4 2 1 2 2 9 2 3 1 2 4 3 Taiwan 11 3 3 1 1 1 9 4 7 7 3 1 Malaysia 23 4 11 4 3 3 4 2 6 5 5 5 Thailand 46 5 8 9 7 12 19 6 11 3 6 2 Mongolia 64 6 4 7 21 6 10 5 5 15 9 12 Brunei 72 7 9 8 5 18 12 12 3 20 13 8 China 78 8 15 24 15 4 13 18 24 12 2 6 Vietnam 82 9 13 6 14 8 7 10 25 9 8 15 Vanuatu 83 10 14 21 12 13 3 15 8 21 17 13 Tonga 85 11 6 5 10 22 8 19 12 13 12 16 Samoa 89 12 5 15 9 10 21 7 15 19 7 17 Indonesia 91 13 20 18 8 15 11 9 21 16 20 10 Fiji 97 14 21 17 13 7 22 13 20 8 10 11 Philippines 99 15 24 14 6 14 20 20 16 11 18 7 Solomon 104 16 10 11 11 21 18 14 10 22 19 19 Islands Papua New 119 17 16 20 16 16 6 11 18 25 21 18 Guinea Cambodia 131 18 25 25 20 17 1 16 14 14 22 9 Lao PDR 139 20 22 10 24 11 15 21 22 17 11 25 Myanmar 170 24 19 12 23 19 25 23 17 23 24 20 Timor-Leste 175 25 18 23 18 23 24 8 9 10 25 23 (Nguồn: World Bank, Doing Business 2017) Năm 2017, Việt Nam cải thiện được 5 tiêu chí như: Tiếp cận điện năng tăng 5 bậc lên thứ 96 trên bảng xếp hạng. Tiêu chí bảo vệ nhà đầu tư nhỏ tăng ấn tượng 31 bậc lên thứ 87. Tiêu chí nộp thuế tăng 11 bậc lên thứ 167. Tiêu chí thương mại qua biên giới cũng tăng tới 15 bậc lên thứ 93. Riêng tiêu chí thành lập doanh nghiệp, Việt Nam tụt 10 bậc so với năm ngoái và được đánh giá là khiến việc kinh doanh sẽ khó khăn hơn. Để thành lập một doanh nghiệp, tổng số thủ tục phải thực hiện là 9. Thời gian hoàn thành mỗi thủ tục dao 513
  12. động 1-10 ngày. Với tiêu chí được đánh giá cao nhất là Xin giấy phép xây dựng (24), số thủ tục cần hoàn thành là 10, với thời gian dao động 1-82 ngày. Sự cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có nhiều kết quả tốt, song vẫn còn khá nhiều thách thức.5 chỉ số giảm bậc gồm Thành lập doanh nghiệp (giảm 10 bậc); Cấp phép xây dựng, Tiếp cận tín dụng (mỗi chỉ số giảm 3 bậc); Đăng ký sở hữu tài sản, Giải quyết tranh chấp hợp đồng (mỗi chỉ số giảm 1 bậc). Đánh giá về các chỉ số giảm bậc, WB cho rằng, một phần là do Việt Nam không có cải cách đột phá trong những lĩnh vực này và một phần khác là do các quốc gia khác có sự cải thiện tốt hơn Việt Nam. Có thể thấy rằng, Việt Nam còn khoảng cách rất xa so với nhóm các nước dẫn đầu về môi trường kinh doanh, thông qua đánh giá chỉ số DTF. Trong các nước ASEAN, Việt Nam là quốc gia có sự cải thiện tốt về thứ hạng (9 bậc), sau Brunei (25 bậc), Indonesia (15 bậc). Song nhiều lĩnh vực chưa được chú trọng.World Bank đánh giá Việt Nam có 3/10 lĩnh vực cải cách (đó là Bảo vệ nhà đầu tư nhỏ, Nộp thuế, Thương mại qua biên giới) có tác động tích cực đến môi trường kinh doanh.Trong khi đó, Indonesia có 7/10 lĩnh vực, Brunei có 6/10 lĩnh vực cải cách. Tiêu chí Thành lập doanh nghiệp gây điểm xấu khi những thay đổi trong lĩnh vực này lại tạo ra những trở ngại cho kinh doanh. Hầu hết các chỉ số của Việt Nam chưa đạt được trung bình của các nước ASEAN 4. Bảng 2: Xếp hạng các tiêu chí đánh giá môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2016 Điểm DTF Điểm DTF Thay đổi Xếp hạng Xếp hạng Thay đổi Tiêu chí 2017 (điểm 2016 (điểm điểmDTF 2017 2016 thứ hạng %) %) (điểm %) Đánh giá chung 82 91 9 63.83 61.11 2.72 Thành lập doanh nghiệp 121 111 10 81.76 82.72 0.96 Xin giấy phép xây dựng 24 21 3 78.89 78.88 0.01 Tiếp cận điện năng 96 101 5 69.11 65.46 3.65 Đăng ký tài sản 59 58 1 70.61 70.60 0.01 Tiếp cận tín dụng 32 29 3 70.00 70.00 - Bảo vệ nhà đầu tư nhỏ 87 118 31 53.33 45.00 8.33 Nộp thuế 167 178 11 49.39 38.36 11.03 Thương mại qua biên giới 93 108 15 69.92 65.61 4.31 Thực thi hợp đồng 69 68 1 60.22 60.22 - Giải quyết khi mất khả năng thanh 125 126 1 35.08 34.27 toán (Nguồn: Doing Business 2017, World Bank) Ghi chú: - DTF: Khoảng cách tới điểm số tốt nhất - (x): Thay đổi gây khó khăn cho kinh doanh - (v): Cải cách mang lại thuận lợi cho kinh doanh 3.2. Các yếu tố tạo thuận lợi thương mại ở Việt Nam Để đánh giá về thực trạng các yếu tố tạo thuận lợi thương mại của Việt Nam, trong khuôn khổ bài viết này, sẽ sử dụng chỉ số Thương mại qua biên giới trong Báo cáo môi trường kinh doanh và chỉ số phát triển Logistics LPI của World Bank. i) Thương mại qua biên giới Cùng với việc cải thiện môi trường kinh doanh, những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực trong tạo thuận lợi cho giao thương quốc tế.Theo xếp hạng về 514
  13. chỉ số Thương mại qua biên giới năm 2017 được đánh giá qua các tiêu chí thời gia chi phí cho thủ tục và chứng xừ xuất nhập khẩu, Việt Nam đã có tiến bộ khá rõ nét khi thăng hạng 15 bậc so với năm 2016, lên vị trí số 93. Đánh giá chi tiết trên bảng 3 cho thấy các chỉ tiêu về chi phí cho thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu cơ bản giữ ổn định, trừ chi phí nhập khẩu tăng mạnh thêm 46%. Trong khi đó thời gian cho thủ tục biên giới để xuất nhập khẩu thay đổi không đáng kể, còn thời gian thủ tục chứng từ đã được cải thiện khá rõ ràng (giảm khoảng 30 giờ). So với mức bình quân của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương thì khác biệt không nhiều, song của ASEAN 4 thì các chỉ tiêu còn kém khá nhiều. Khoảng cách với các nước OECD có thu nhập cao thì còn thua kém xa hơn nữa. Các nước phát triển sử dụng công nghệ cao và tự động hoá mạnh mẽ trong quản lý xuất nhập khẩu hàng hoá cùng với hạ tầng hiện đại nên các hao phí về thời gian, chi phí cho thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu đều thấp. Thời gian cho xuất nhập khẩu của OECD không quá ½ ngày, còn Việt Nam không có chỉ tiêu thời gian nào dưới 2 ngày. Thực tế này đòi hỏi phải có sự nỗ lực cải cách hơn nữa từ Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là ngành Hải quan.Cũng theo đánh giá từ Báo cáo môi trường kinh doanh của World Bank, Việt Nam hiện đứng thứ 4 trong ASEAN về chỉ số thương mại qua biên giới. Khoảng cách tới điểm số tốt nhất (nước dẫn đầu) DTF có được sự cải thiện liên tục hàng năm. Tuy nhiên, các nước ASEAN 4 cũng có sự ổn định khá tốt về điểm số này. Bảng 3: Đánh giá chỉ số Thương mại qua biên giới năm 2016 Việt Việt Đông Á & ASEAN OEC Chỉ tiêu Nam Nam Thái Bình 4 D 2016 2017 Dương Thời gian cho xuất khẩu: Thủ tục biên giới (giờ) 57 58 38,25 57 12 Chi phí cho xuất khẩu: Thủ tục biên giới (USD) 309 309 333,75 402 150 Thời gian cho xuất khẩu: Thủ tục chứng từ (giờ) 83 50 23,75 73 3 Chi phí cho xuất khẩu: Thủ tục chứng từ (USD) 139 139 58 132 36 Thời gian cho nhập khẩu: Thủ tục biên giới (giờ) 64 62 57,25 71 9 Chi phí cho nhập khẩu: Thủ tục biên giới (USD) 268 392 338,5 436 115 Thời gian cho nhập khẩu: Thủ tục chứng từ (giờ) 106 76 28,25 71 4 Chi phí cho nhập khẩu: Thủ tục chứng từ (USD) 183 183 48,25 128 26 (Nguồn: World Bank, Doing Business 2017 và tổng hợp của tác giả) 515
  14. ii) Năng lực Logistics Logistics đóng vai trò rất quan trọng trong kinh doanh và thương mại hiện đại. Được coi là xương sống của thương mại quốc tế, logistics thương mại thực hiện các hoạt động vận chuyển hàng hoá, lưu kho, thực hiện các thủ tục biên giới (thông quan và các thủ tục xuất nhập khẩu), hệ thống thanh toán và một số nghiệp vụ khác theo thoả thuận, nhằm đảm bảo khâu lưu thông hàng hoá đúng lịch trình và đúng địa điểm nhận hàng. Ngày nay, logistics là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu. Theo báo cáo của World Bank, Việt Nam có chỉ số đánh giá phát triển logistics LPI (Logistics Performance Index) thường xuyên ở mức trung bình khá, năm 2014 xếp hạng 48/160 nền kinh tế (World Bank, 2015), năm 2016 xếp hạng 64 (tụt 16 bậc so với năm 2014) (World Bank, 2016). Các điểm thành phần đều giảm sút, trừ điểm về thời gian giao nhận có cải thiện nhẹ so với năm 2014 (Bảng 4).So sánh ngay với khu vực ASEAN, năm 2016, Việt Nam cũng chỉ đứng ở mức trung bình trong khu vực về chỉ số LPI (Bảng 5). Việt Nam được xếp vào một trong số 10 quốc gia có thu nhập trung bình thấp có chỉ số LPI cao nhất, nhưng xếp hạng tổng thể của Việt Nam đã không được cải thiện trong vòng 5 năm qua. Các chỉ số về tính hiệu quả hải quan, năng lực logistics và cơ sở hạ tầng của Việt Nam giảm mạnh.Hạ tầng giao thông và dịch vụ logistic ở Việt Nam được đánh giá khá yếu kém. Hành lang giao thông hạn chế trong kết nối các trung tâm tăng trưởng với các cửa ngõ quốc tế, chi phí vận tải cao, chất lượng dịch vụ vận tải và logistics thấp đã hạn chế sự phát triển của Việt Nam.Thực tế cũng cho thấy có sự bất cập trong quy hoạch và phát triển giữa hệ thống cảng biển, kho bãi, khu cụm công nghiệp và đường bộ. Tình trạng ùn tắc xảy ra thường xuyên trên các tuyến đường ra vào cảng biển ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng, nơi tập trung phần lớn hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam. Ngoại trừ một số đường cao tốc có chất lượng tốt, nhưng phí cao, còn các tuyến đường khác chất lượng kém, di chuyển chậm, dễ ùn tắc. Chỉ tiêu về thời gian giao nhận trong LPI của Việt Nam luôn đạt điểm số cao nhất chủ yếu do việc vận tải hàng hải và logistics được đảm nhận bởi các doanh nghiệp FDI. Bảng4: Chỉ số phát triển Logistics (LPI) Việt Nam Xếp hạng Cơ sở Vận tải Chất lượng Khả năng Thời gian Năm chung Thông quan hạ tầng quốc tế Logisticss truy xuất giao nhận Bậc Điểm Bậc Điểm Bậc Điểm Bậc Điểm Bậc Điểm Bậc Điểm Bậc Điểm 2007 53 2.89 37 2.89 60 2.50 47 3.00 56 2.80 53 2.90 65 3.22 2010 53 2.96 53 2.68 66 2.56 58 3.04 51 2.89 55 3.10 76 3.44 2012 53 3.00 63 2.65 72 2.68 39 3.14 82 2.68 47 3.16 38 3.64 2014 48 3.15 61 2.81 44 3.11 42 3.22 49 3.09 48 3.19 56 3.49 2016 64 2.98 64 2.75 70 2.70 50 3.12 62 2.88 75 2.84 56 3.50 (Nguồn: World Bank, 2016) 516
  15. Bảng 5: Chỉ số phát triển Logisstics (LPI) các nước ASEAN năm 2016 Xếp hạng Thông Cơ sở hạ Vận tải Chất lượng Khả năng Thời gian chung quan tầng quốc tế Logisticss truy xuất giao nhận Nước Bậc Điểm Bậc Điểm Bậc Điểm Bậc Điểm Bậc Điểm Bậc Điểm Bậc Điểm Singapore 5 4.14 1 4.18 6 4.20 5 3.96 5 4.09 10 4.05 6 4.40 Malaysia 32 3.43 40 3.17 33 3.45 32 3.48 35 3.34 36 3.46 47 3.65 Thái Lan 45 3.26 46 3.11 46 3.12 38 3.37 49 3.14 50 3.20 52 3.56 Indonesia 63 2.98 69 2.69 73 2.65 71 2.90 55 3.00 51 3.19 62 3.46 Vietnam 64 2.98 64 2.75 70 2.70 50 3.12 62 2.88 75 2.84 56 3.50 Brunei 70 2.87 57 2.78 66 2.75 62 3.00 93 2.57 68 2.91 84 3.19 Philippines 71 2.86 78 2.61 82 2.55 60 3.01 77 2.70 73 2.86 70 3.35 Campuchia 73 2.80 77 2.62 99 2.36 52 3.11 89 2.60 81 2.70 73 3.30 Myanmar 113 2.46 96 2.43 105 2.33 144 2.23 119 2.36 94 2.57 112 2.85 Lào 152 2.07 155 1.85 155 1.76 148 2.18 144 2.10 156 1.76 133 2.68 (Nguồn: World Bank, 2016) Theo thống kê của Hiệp hội logistics Việt Nam (VLA), hiện có khoảng trên 1.300 doanh nghiệp logistics đang hoạt động tại Việt Nam. Trong đó, khoảng 25 doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiếm 80% thị phần.Hơn 1.200 doanh nghiệp logistics nội địa chỉ chiếm khoảng 20% thị phần (Vietnam Logistics, 2015).Các doanh nghiệp logistics Việt Nam được hình thành từ các công ty vận tải hoặc giao nhận, có tuổi nghề còn non trẻ, năng lực tài chính, nhân sự và công nghệ đều yếu. Do vậy, các doanh nghiệp logistics trong nước phần lớn chỉ hoạt động trong một vài khâu đoạn của ngành như giao nhận hàng hoá, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ Chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực hiện logistics 2PL và làm đại lý cấp 2, cấp 3 cho các công ty toàn cầu.Chi phí logistics ở Việt Nam hiện cao gấp 2 - 3 lần so với thế giới, chiếm khoảng 21 - 25% GDP, tương đương 37 - 30 tỷ USD. Trong khi đó, với tiềm lực tài chính, công nghệ, nhân sự và mạng lưới toàn cầu, các công ty logistics FDI chiếm 30-35 tỷ doanh thu của ngành (CafeF, 2015). Hiện nay, chỉ có một số ít doanh nghiệp logistics Việt Nam có truyền thống, đã đầu tư hàng trăm tỷ để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài, sẵn sàng cho cung cấp dịch vụ logistics 3PL như Gemadept, Transimex Sài gòn, Vinafco, Safi 3.3. Đánh giá các hoạt động tạo thuận lợi thương mại ở Việt Nam Nhận thức rõ tầm quan trọng của Tạo thuận lợi thương mại, Việt Nam đã có nhiều hành động để cải thiện môi trường cho hoạt động thương mại quốc tế, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập. Chính phủ và các bộ ngành, địa phương đều nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh theo các tiêu chí thông lệ thế giới và quyết liệt triển khai kế hoạch thực hiện TFA của WTO ở Việt Nam, đồng thời thực hiện các cam kết về hải quan và tạo thuận lợi thương mại trong các FTA đã ký kết. 517
  16. Một năm sau khi TFA được thông qua tại Nghị định thư sửa đổi Hiệp định thành lập WTO, ngày 26/11/2015, Quốc hội Việt Nam đã ra Nghị quyết số 108/2015/QH13 phê chuẩn Nghị định thư này. Đồng thời đã xúc tiến triển khai các kế hoạch thực hiện các cam kết của Việt Nam với WTO khi đàm phán TFA.Trong quá trình tham gia đàm phán TFA từ 2008 đến nay, Việt Nam đã được các thành viên WTO, các tổ chức quốc tế liên quan thông qua nhiều dự án cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị trị giá gần trăm triệu USD phục vụ cho định hướng tạo thuận lợi thương mại, và đã giúp Việt Nam điều kiện quan trọng trong công tác cải cách, hiện đại hóa các thủ tục hành chính liên quan như trong lĩnh vực thuế, hải quan. Các dự án tiêu biểu như: Dự án về quản lý rủi ro (2007-2010) trị giá 1.083.000 USD; Dự án nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tại chi cục (2009-2012) trị giá 1.628.412 USD; 02 Dự án trang bị hệ thống máy soi công ten nơ tại cảng Cát Lái (2008-2010) và cảng Hải phòng trị giá 19.073.966 USD; Dự án máy soi container tại Lao Bảo trị giá 2 triệu USD; Chương trình xây dựng Hải quan một cửa do Hoa Kỳ tài trợ năm 2010 trị giá 1 triệu USD; Chương trình viện trợ Hệ thống phát hiện chất phóng xạ hàng hóa xuất nhập khẩu trong khuôn khổ sáng kiến Megaports (trị giá 71 tỷ VND) và Chương trình IAEA (trị giá 6 tỷ VND); Dự án viện trợ không hoàn lại hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS trị giá 34 triệu USD (2011-2014); Dự án hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện hệ thống VNACCS/VCIS giai đoạn 2 trị giá 5 triệu USD (2015-2018) (Tài chính, 2016). Để thực hiện TFA, cần có sự chỉ đạo tập trung và phối hợp của nhiều cơ quan, Bộ, Ngành khác nhau.Ngày 04/10/2016, Chính phủ đã ban hành quyết định số 1899/QĐ-TTg thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và Tạo thuận lợi thương mại. Tháng 10/2016, Chính phủ đã ban hành quyết định số 1969/QĐ-TTg ngày 13/10/2016 phê duyệt Kế hoạch chuẩn bị và triển khai thực hiện TFA của WTO. Theo đó đã xây dựng các nhiệm vụ cụ thể theo 3 nhóm công việc: Trước khi hiệp định có hiệu lực; Sau khi hiệp định có hiệu lực, và Các công việc cần triển khai cụ thể theo các yêu cầu của các cam kết trong Hiệp định, với sự phân công trách nhiệm cụ thể. Trong số 40 cam kết của TFA, 15 cam kết Nhóm A sẽ được thực hiện ngay sau khi TFA có hiệu lực.Các cam kết này sẽ được rà soát để có điều chỉnh các quy định tương ứng. Các cam kết nhóm B và C sẽ được xác định, xác định thời gian chuyển tiếp, xây dựng lộ trình thực hiện theo cách thức, thời hạn quy định tại phần II của TFA. Liên quan đến triển khai thực thi TFA, Việt Nam đã có nhiều thỏa thuận hợp tác với các tổ chức quốc tế.Các hội thảo với sự tham gia của các tổ chức quốc tế đã được tổ chức để thảo luận về kế hoạch triển khai thực hiện TFA.Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam đã ký thỏa thuận thành lập Liên minh Thuận lợi hóa thương mại Việt Nam (VTFA) nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện hoạt động thương mại qua biên giới, giảm đáng kể thời gian và chi phí xuất nhập khẩu xuống mức trung bình của khu vực.World Bank và Tổng cục Hải quan đã ký kết Tuyên bố hợp tác nhằm triển khai TFA của WTO. Theo đó, World Bank sẽ hỗ trợ xây dựng Cổng thông tin Thương mại quốc gia (VTIP), đánh giá mức độ sẵn sàng triển khai cam kết Hiệp định TFA của các Bộ ngành liên quan và thành lập Ủy ban Tạo thuận lợi Thương mại Quốc gia.VTIP sẽ được thiết kế dành riêng cho các nhà xuất nhập khẩu, cung cấp dịch vụ logistics và các cơ quan Chính phủ 518
  17. liên quan. VTIP cũng sẽ giúp các doanh nghiệp có được những thông tin hữu ích, dễ dàng tiếp cận các quy định pháp luật, các quy trình chuẩn hóa cùng các thông tin về thuế, giảm thiểu tối đa vấn đề sai và nhầm lẫn trong quá trình xuất nhập khẩu. Chính phủ đang đẩy mạnh chỉ đạo chỉ đạo xây dựng và triển khai Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh hàng năm (nâng cao thứ hạng chỉ số DB), đồng thời hoạch định chính chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (nâng cao chỉ số GCI), với mục tiêu năm trong tốp ASEAN 4 về các chỉ số này. Năm 2017 cũng là năm Chính phủ phát động và tạo điều kiện thuận lợi cho Khởi sự doanh nghiệp. Trong lĩnh vực quản lý xuất nhập khẩu, Hải quan là ngành được đầu tư và dẫn đầu về mức độ hiện đại hoá, ứng dụng giao dịch điện tử.Toàn bộ hoạt động khai báo hải quan và quy trình tác nghiệp được thực hiện trên hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS từ cuối năm 2014.Năm 2016, Tổng cục đã triển khai 46 dịch vụ công trực tuyến, nâng số thủ tục hải quan ở mức độ 3 lên 119/168 thủ tục hành chính, chiếm 71%, trong đó 114 thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, chiếm gần 68% (Tài chính, 2017). Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn những điểm bất cập, chưa phù hợp với thực tế quản lý và yêu cầu về thời gian.Những trở ngại, tiêu cực đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn khá nhiều cả trong cơ chế quản lý lẫn thủ tục biên giới, khiến cho doanh nghiệp mất rát nhiều thời gian và chi phí.Ví dụ điển hình như doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết mỗi lần xuất khẩu mất không dưới 20.000USD cho thủ tục (Vietnamnet, 2017).Tình trạng phiền hà, tiêu cực trong lĩnh vực hải quan đã được cải thiện, song vẫn còn khá nhiều kêu ca từ các doanh nghiệp. Cơ chế một cửa quốc gia (VNSW) đã đưa vào vận hành và kết nối tới cơ chế một cửa ASEAN (ASW).Bước đầu, Cơ chế một cửa đã giúp đơn giản hoá rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp.Tính đến hết tháng 12/2016, có 10/14 bộ chuyên ngành đã kết nối Cơ chế Một cửa Quốc gia với 36 thủ tục, xử lý 236 nghìn bộ hồ sơ hành chính, với hơn 8,7 nghìn doanh nghiệp.(Tài chính, 2017). Nhưng vẫn còn những rào cản rất lớn để vận hành hiệu quả VNSW như khó khăn về mặt kỹ thuật kết nối giữa các cơ quan, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về các thủ tục hành chính liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu và vận tải quốc tế chưa được rà soát triệt để để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất khi đưa lên thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Các bộ, ngành vẫn chưa thực sự quyết liệt trong tổ chức thực hiện do đây là phương thức thực hiện mới, vẫn có sự lo ngại về trách nhiệm xử lý hồ sơ cũng như chưa thực sự tin tưởng vào tính ổn định của hệ thống (Báo Hải quan, 2016). Trong tình hình đó, Cổng thông tin thương mại quốc gia vẫn chưa được hoàn thành để đưa vào sử dụng, việc kết nối giữa các doanh nghiệp, tổ chức với cơ quan quản lý vẫn sẽ còn gặp nhiều khó khăn, tốn kém và chậm. Có thể thấy rằng, mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực, nhưng môi trường kinh doanh cho thương mại quốc tế của Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản, làm giảm tính cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Việc Hiệp định Thuận lợi hoá thương mại của WTO đã chính thức có hiệu lực theo thông báo của tổ chức này (Vnexpress, 2017) sẽ gây áp lực mạnh lên toàn bộ thể chế và hành động thực tế về tạo thuận lợi ở Việt Nam. 519
  18. 4. Kết luận và khuyến nghị Tạo thuận lợi thương mại là vấn đề giành được nhiều sự quan tâm từ các quố gia, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay.Tạo thuận lợi thương mại được coi là “đòn bẩy” cho hội nhập, khi những khoảng trống cho cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ hàng rào phi thuế không còn nhiều nữa.Những cam kết giảm thuế lên tới trên 90% dòng thuế trong các FTA mà Việt Nam đã ký kết cũng không thể mang lại lợi ích nhiều bằng việc thực hiện đầy đủ các cam kết tạo thuận lợi thương mại. Những cam kết này là tiền đềquan trọng để Việt Nam hưởng được nhiều lợi ích hơn từ các Hiệp định thương mại.Thực thi các biện pháp tạo thuận lợi thương mại sẽ giúp doanh nghiệp giảm được thời gian và chi phí trong giao thương quốc tế. Về dài hạn, thuận lợi hoá thương mại sẽ mang lại những lợi ích quan trọng cho quốc gia: i) Tăng cường các lợi thế cạnh tranh thương mại; ii) Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI); iii) Khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào thương mại quốc tế; iv) Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Việt Nam đã có nhiều cam kết về tạo thuận lơi thương mại đối với các đối tác song phương và đa phương, đặc biệt là phê chuẩn Hiệp định Thuận lợi hoá thương mại (TFA) của WTO.Đồng thời đã có nhiều hành động tích cực trong cải thiện môi trường kinh doanh và triển khai thực hiện các cam kết tạo thuận lợi thương mại. Dưới đòi hỏi của cải cách kinh tế, yêu cầu của doanh nghiệp trong nước, sức ép của các cam kết quốc tế về tạo thuận lợi thương mại, Việt Nam cần nỗ lực hơn và có những giải pháp quyết liệt, triệt để nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động thương mại qua biên giới. Trong khuôn khổ bài viết, xin đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị về đẩy mạnh tạo thuận lợi thương mại ở Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế: Thứ nhất, tăng cường nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, các tổ chức và doanh nghiệp về vai trò và tính cấp thiết của thuận lợi hoá thương mại trong phát triển kinh tế và hội nhập.Giải pháp này sẽ giúp cho việc triển khai và phối hợp thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước, xoá bỏ lợi ích nhóm để cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp lý theo hướng phù hợp với các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết về tạo thuận lợi thương mại, giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động thương mại, tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho kinh doanh thương mại.Các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành cần được rà soát và sửa đổi để đạt được tính thống nhất trong thực thi, tránh trùng lắp, chồng chéo gây phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp. Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, phát triển chính phủ điện tử cả ở cấp trung ương và địa phương, nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chinh, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và thương mại qua biên giới. Đẩy nhanh tiến độ triển khai Cổng thông tin thương mại quốc gia. Có thể tham khảo mô hình Cổng thông tin uTradeHub của Hàn Quốc (Cổng thương mại điện tử Hàn Quốc cung cấp rất nhiều dịch vụ 520
  19. ngoài e-B/L Service như e-L/C Service, e-NEGO Service, e-Trade Document Repository, cùng các dịch vụ công như uTrade, uLogis, uBankers, uTradeSearch, uCustom ( Các hệ thống thành phần được vận hành tốt sẽ hỗ trợ , tương tác lẫn nhau, tạo ra một nền thương mại không giấy tờ của Hàn Quốc). Hoàn thiện Cơ chế một cửa quốc gia, đảm bảo sự kết nối của tất cả các bộ, ngành, vận hành một cách thông suốt, tiến tới một nền hành chính không giấy tờ.Triển khai thanh toán điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Tham gia kết nối Cơ chế một cửa ASEAN ngay khi 10 nước thành viên phê chuẩn Nghị định thư về khung pháp lý để thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN. Công bố dữ liệu liên quan đến cấp phép của các bộ, ngành trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. - Thứ tư, tiếp tục hiện đại hoá hải quan trên nền tảng công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Đơn giản hoá và thủ tục hải quan và giấy tờ. Hợp pháp hoá việc chấp nhận các chứng từ điện tử thay cho chứng từ giấy. Trang bị đồng bộ máy soi container tại các cảng biển lớn, đảm bảo soi chiếu 100% container, chỉ kiểm tra thực tế khi phát hiện sai phạm, rút ngắn thời gian thông quan. Áp dụng các công nghệ mới như e-B/L, e-Seal để thuận tiện và đơn giản trong tác nghiệp, quản lý. - Thứ năm, tăng cường minh bạch hoá thông tin, đơn giản hoá các thủ tục hành chính. Tích cực chống tiêu cực, tham nhũng trong quản lý kinh doanh và quản lý thương mại qua biên giới, cả về thủ tục và chứng từ. - Thứ sáu, hoàn thiện và phát triển hạ tầng giao thông và dịch vụ Logistics.Triển khai nhanh chóng Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 200/QĐ- TTg ngày 22/02/2017. Khắc phục những yếu kém trong logistics cả về hạ tầng giao thông, năng lực doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ Logistics. Nghiên cứu thành lập Uỷ ban điều phối về logistics ở cấp quốc gia để phát triển và nâng cao hiệu quả logistics, phục vụ tốt cho hoạt động thương mại qua biên giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo Hải quan (2016), Rào cản trong thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, gia.aspx, truy cập 12/12/2016 CafeF (2015), Thị trường logistics: “Miếng bánh ngon” 35 tỉ USD đang thuộc về ai?, dang-thuoc-ve-ai-20151012191544787.chn Chính phủ (2016), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế, boi-canh-hoi-nhap-quoc-te/246706.vgp, truy cập 15/02/2017 Công thương (2017), Hiệp định Thuận lợi hóa Thương mại của WTO chính thức có hiệu lực, Báo Công thương điện tử, thuong-mai-cua-wto-chinh-thuc-co-hieu-luc.html, truy cập ngày 22/02/2017 521
  20. J.C. Maur (2011), Trade Facilitation, Preferential Trade Agreement Policies for Development - A Handbook, World Bank, truy cập 15/02/2017 Tài chính (2016), Tạo thuận lợi thương mại liên quan nhiều tới cải cách thủ tục hải quan, cach-thu-tuc-hai-quan-149626.html, truy cập 10/12/2016 Tài chính (2017), Hải quan: CNTT "cú hích" quan trọng trong cải cách hành chính, cach-hanh-chinh-156072.html, truy cập 15/01/2017 UNECE (2017), Trade facilitation - principles and benefits, truy cập 15/02/2017 UBQGHTQT (2013), Tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh: Gợi ý chính sách cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Uỷ ban quốc gia về Hợp tác quốc tế và Ngân hàng thế giới Vnexpress (2017), Thế giới có thêm hiệp định thương mại 1.000 tỷ USD, 1-000-ty-usd-3545706.html, truy cập ngày 23/02/2017 Vietnam Logistics (2015), Dịch vụ logistics: "miếng bánh ngon" đang thuộc về doanh nghiệp FDI, mieng-banh-ngon-dang-thuoc-ve-doanh-nghiep-fdi.vlr Vietnamnet (2017), Xin giấy phép xuất khẩu gạo tốn hơn 20 ngàn USD, 20-000-usd-xin-giay-phep-357918.html, truy cập ngày 23/02/2017 World Bank (2015), Global Rankings 2014, World Bank (2016), International LPI, truy cập 15/02/2017 World Bank (2017), Doing Business 2017, truy cập 15/02/2017 522