Tập bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân - Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định

pdf 158 trang Gia Huy 18/05/2022 2310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân - Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftap_bai_giang_lich_su_kinh_te_quoc_dan_truong_dai_hoc_su_pha.pdf

Nội dung text: Tập bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân - Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định

  1. LỜI MỞ ĐẦU Tập bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác dạy và học học phần Lịch sử các học thuyết kinh tế cho đối tượng là sinh viên đại học các chuyên ngành thuộc Khoa Kinh tế của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Tập bài giảng được xây dựng với bố cục gồm 8 chương, được trình bày trên 150 trang đánh máy, kết thúc mỗi chương có phần câu hỏi ôn tập. Cách tiếp cận khi xây dựng tập bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân theo hướng khái quát hóa nội dung, diễn đạt để phù hợp với đối tượng chính là sinh viên đại học thuộc Khoa Kinh tế của Trường Đại học SPKT Nam Định. Trong quá trình xây dựng tập bài giảng, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước; đặc biệt có sử dụng trích dẫn hoặc phát triển ý tưởng, nội dung của nhiều tác giả (nêu trong phần danh mục tài liệu tham khảo). Tập thể nhóm tác giả xin phép được sử dụng tài liệu của quý vị với vai trò là nền tảng cơ bản xây dựng tập bài giảng này nhằm góp phần phát triển những kiến thức về lịch sử kinh tế quốc của các quốc gia đến gần với người đọc, tăng cường tính phổ biến về các kiến thức về lịch sử kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là kiến thức này có ý nghĩa thực tiễn cũng như kinh nghiệm lớn đến việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Cuối cùng, nhóm tác giả chúng tôi xin gửi những lời cám ơn trân trọng nhất tới các nhà nghiên cứu, các học giả, bạn bè, đồng nghiệp đã cung cấp cho chúng tôi những tư liệu, những lời góp ý quý giá để chúng tôi hoàn thành tập bài giảng này. Tập bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân có thể còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của bạn đọc. NHÓM TÁC GIẢ i
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU i CHƢƠNG MỞ ĐẦU. KHÁI QUÁT VỀ MÔN HỌC 1 1. Vị trí và tác dụng của môn học 1 2. Đối tƣợng và nhiệm vụ môn học 3 2.1. Đối tƣợng 3 2.2. Nhiệm vụ của môn học 4 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 4 Câu hỏi ôn tập 5 CHƢƠNG 1. KINH TẾ CÁC NƢỚC TƢ BẢN CHỦ NGHĨA 6 1.1. Sự ra đời của phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa 6 1.1.1. Sự phân công lao động và trao đổi hàng hóa 6 1.1.2. Thành thị phong kiến Châu Âu 6 1.1.3. Tác động của các phát kiến địa lý 7 1.1.4. Tích luỹ nguyên thuỷ tƣ bản 8 1.1.5. Phát triển kỹ thuật 9 1.2. Kinh tế các nƣớc tƣ bản thời kỳ tự do cạnh tranh 9 1.2.1. Quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa giữ vai trò thống trị 9 1.2.2. Cách mạng công nghiệp và hậu quả của nó 10 1.2.3. Sự phát triển kinh tế của các nƣớc tƣ bản 12 1.3. Kinh tế các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa thời kỳ độc quyền 13 1.3.1. Thời kỳ độc quyền hóa (1871 – 1913) 13 1.3.2. Thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) 14 1.4. Thời kỳ sau chiến tranh thế giới 2 (1946 – đến nay) 15 1.4.1. Giai đoạn khôi phục kinh tế (1945 – 1950) 15 1.4.2. Giai đoạn tăng trƣởng (1951 – 1973) 15 1.4.3. Giai đoạn phát triển chậm chạp và không ổn định (1973 - 1985) 17 1.4.4. Điều chỉnh kinh tế từ năm 1985 đến nay 17 Câu hỏi ôn tập 26 CHƢƠNG 2. KINH TẾ NƢỚC MỸ 27 2.1. Kinh tế Mỹ trƣớc khi giành độc lập (trƣớc 1776) 27 2.1.1. Công cuộc khẩn thực của ngƣời Châu Âu 27 2.1.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ thống trị của thực dân Anh. 28 2.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ trƣớc độc quyền (1776 - 1865) 28 2.2.1. Công cuộc di thực bành trƣớng đất đai mở rộng thị trƣờng 28 2.2.2. Cách mạng công nghiệp và bành trƣớng lãnh thổ 28 2.2.3. Nội chiến ở Mỹ (1861 - 1865) 30 2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ độc quyền (1865 đến nay) 30 2.3.1. Thời kỳ bùng nổ kinh tế Mỹ (1865 - 1913) 30 ii
  3. 2.3.2. Kinh tế Mỹ từ chiến tranh thế giới thứ nhất đến chiến tranh thế giới hai (1914 - 1945) 31 2.3.3. Kinh tế Mỹ từ sau chiến tranh thế giới hai (1945 – 1973) 32 2.3.4. Kinh tế Mỹ từ năm 1974 đến nay 34 Câu hỏi ôn tập 41 CHƢƠNG 3. KINH TẾ NHẬT BẢN 42 3.1. Kinh tế Nhật Bản thời kỳ phong kiến 42 3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Nhật Bản cuối thời kỳ phong kiến Nhật Bản 42 3.1.2. Sự ra đời của Chủ nghĩa tƣ bản Nhật Bản 43 3.2. Kinh tế Nhật Bản từ cải cách Minh Trị đến chiến tranh thế giới thứ II (1868 – 1945) . 44 3.2.1. Cải cách Minh Trị 44 3.2.2. Cách mạng công nghiệp và chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản 45 3.2.3. Kinh tế Nhật Bản thời kỳ (1914 - 1945) 46 3.3. Kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay 47 3.3.1. Thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1954) 47 3.3.2. Thời kỳ phát triển nhanh (1955 – 1973) 48 3.3.3. Thời kỳ kinh tế trƣởng thành (1974 đến nay) 51 Câu hỏi ôn tập 59 CHƢƠNG 4. KINH TẾ CÁC NƢỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 60 4.1.Quá trình hình thành hệ thống kinh tế Xã hội chủ nghĩa 60 4.1.1. Sự xuất hiện Chủ nghĩa xã hội 60 4.1.2. Quan hệ hợp tác giữa các nƣớc Xã hội chủ nghĩa 61 4.2. Kinh tế các nƣớc xã hội chủ nghĩa thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (1917-1960) . 63 4.2.1. Cải tạo quan hệ sản xuất cũ xây dựng quan hệ sản xuất mới 63 4.2.2. Xây dựng cơ sở vật chất của Chủ nghĩa xã hội 64 4.2.3. Xây dựng thể chế kinh tế Xã hội chủ nghĩa. 65 4.3. Kinh tế các nƣớc Xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ từ 1961 - 1991 65 4.3.1. Cải cách kinh tế 65 4.3.2. Phát triển kinh tế 66 4.4. Kinh tế các nƣớc Xã hội chủ nghĩa thời kỳ từ 1991 đến nay 67 Câu hỏi ôn tập 69 CHƢƠNG 5. KINH TẾ LIÊN XÔ (cũ) 70 5.1. Đặc điểm kinh tế nƣớc Nga trƣớc cách mạng tháng Mƣời (1917) 70 5.1.1. Nƣớc Nga phong kiến từ thế kỷ VI đến đầu thể kỷ XIX 70 5.1.2. Nƣớc Nga tƣ bản chủ nghĩa (1861 – 1913) 70 5.2. Kinh tế Liên Xô thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội (1918 -1955) 70 5.2.1. Những cải cách sau cách mạng tháng 10 70 5.2.2. Thời kỳ nội chiến (1918 - 1920) 71 5.2.3. Thời kỳ khôi phục kinh tế (1921 – 1925) 72 5.2.4 Thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội. 72 iii
  4. 5.2.5. Thời kỳ chiến tranh vệ quốc (1941– 1945) 74 5.2.6. Thời kỳ hoàn thiện chủ nghĩa xã hội (1951 – 1955) 74 5.3. Kinh tế liên xô thời kỳ củng cố và hoàn thiện CNXH (1956 – 1990) 74 5.3.1. Đặc điểm kinh tế Liên Xô giai đoạn 1956 - 1975 74 5.3.2. Đặc điểm kinh tế trong giai đoạn 1976 - 1990 76 5.4. Kinh tế Nga thời kỳ hậu Liên Xô 76 5.4.1. Chuyển đổi nền kinh tế theo hƣớng thị trƣờng 76 5.4.2. Kinh tế Nga hồi phục (1995 – nay) 77 Câu hỏi ôn tập 78 CHƢƠNG 6. KINH TẾ TRUNG QUỐC 79 6.1. Đặc điểm kinh tế Trung Quốc thời kỳ phong kiến 79 6.2. Kinh tế Trung Quốc từ ngày thành lập nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đến năm 1978. 79 6.3. Kinh tế Trung Quốc từ 1978 đến nay 86 6.3.1 Kinh tế Trung Quốc từ năm 1978 tới năm 1987 86 6.3.2. Kinh tế Trung Quốc từ năm 1988 đến nay 91 Câu hỏi ôn tập 96 CHƢƠNG 7. KINH TẾ ASEAN 97 7.1. Kinh tế Asean trƣớc khi giành độc lập 97 7.1.1. Cơ cấu kinh tế 97 7.1.2. Chính sách kinh tế 98 7.2. Kinh tế Asean sau khi giành độc lập 99 7.2.1 Sự xâm nhập của CNTD mới 99 7.2.2. Mô hình phát triển ASEAN 100 7.2.3. Những thành tựu và hạn chế 107 7.2.4. Một số kinh nghiệm của ASEAN 110 Câu hỏi ôn tập 111 CHƢƠNG 8. KINH TẾ VIỆT NAM 112 8.1. Kinh tế Việt Nam thời kỳ phong kiến 112 8.1.1.Kinh tế Việt Nam thời kỳ tiền phong kiến 112 8.1.2. Kinh tế Việt Nam thời kỳ phong kiến hóa (179 trƣớc công nguyên đến 938) 115 8.2. Kinh tế Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp thống trị 119 8.2.1. Kinh tế Việt Nam từ khi Pháp xâm lƣợc đến chiến tranh thế giới lần thứ hai. 119 8.2.3. Kinh tế trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) 119 8.3. Kinh tế Việt Nam thời kỳ 1955 - 1975 122 8.3.1. Đặc điểm tình hình và nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc 122 8.3.2. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội 123 8.3.3. Kinh tế miền Nam trong vùng Mỹ – Ngụy kiểm soát 132 8.3.4. Kinh tế trong vùng giải phóng 134 8.4. Kinh tế Việt Nam thời kỳ 10 năm đầu sau khi đất nƣớc thống nhất (1976 – 1985) 136 iv
  5. 8.4.1. Đặc điểm tình hình và đƣờng lối phát triển kinh tế 136 8.4.2. Thực trạng nền kinh tế nƣớc ta 1976 – 1985 138 8.5. Kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay) 141 8.5.1. Bối cảnh và nội dung đổi mới 141 8.5.2. Những chuyển biến của nền kinh tế 143 Câu hỏi ôn tập 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 v
  6. CHƢƠNG MỞ ĐẦU. KHÁI QUÁT VỀ HỌC PHẦN 1. Vị trí và tác dụng của học phần Sự hình thành và phát triển của môn học: Môn lịch sử kinh tế đƣợc ra đời từ khi chủ nghĩa tƣ bản xuất hiện ở Tây Âu. Đến giữa thế kỷ XIX nó trở thành một môn khoa học độc lập tách khỏi các khoa học lịch sử và khoa học kinh tế để trƣởng thành lên với cuộc sống riêng của mình; Trƣớc khi chủ nghĩa Mác ra đời, khoa học lịch sử kinh tế theo quan điểm tƣ sản đã đƣợc hình thành và phát triển ở các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa: Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Trong các nƣớc đó có nhiều công trình nghiên cứu lịch sử kinh tế, nhƣng các tác phẩm ấy còn thiên về mô tả sự phát triển kỹ thuật và lƣợc bỏ tính chất xã hội trong sự phát triển. Họ chứng minh tính ƣu việt và tính vĩnh hằng của nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác ra đời tạo nên một bƣớc ngoặt cho khoa học xã hội nói chung, cho lịch sử kinh tế nói riêng. Hai ông Mác và Ăngghen, đã sáng tạo ra môn lịch sử kinh tế trên quan điểm Mác xít và đã đặt nó vào vị trí xứng đáng. Chính Mác - Ăngghen (và sau đó là Lênin) cũng đã rất chú trọng nghiên cứu lịch sử kinh tế. Từ đó đến nay, khoa học lịch sử kinh tế đƣợc phát triển mạnh mẽ trên thế giới ở các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Ở nƣớc ta, từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, môn khoa học này cũng ngày càng đƣợc chú trọng. Trong vòng vài ba thập kỷ nay, ở nhiều Viện nghiên cứu và Trƣờng đại học kinh tế đã thành lập các bộ môn chuyên nghiên cứu và giảng dạy môn học này, các ấn phẩm về lịch sử kinh tế cũng xuât hiện ở nƣớc ta ngày càng nhiều. Vị trí của môn học: Môn lịch sử kinh tế quốc dân giữ một vị trí quan trọng trong cơ cấu kiến thức của sinh viên và cán bộ kinh tế. Đây là một môn học kinh tế cơ sở, trang bị những kiến thức kinh tế chung, tổng hợp, tạo nên cái “nền” để sinh viên đi vào tiếp thu kiến thức chuyên ngành đƣợc tốt hơn. Nếu thiếu kiến thức lịch sử kinh tế thì sinh viên sẽ có “lỗ hổng” về lý luận kinh tế và có thể bị vấp váp, sai lầm trong hoạt động thực tiễn về kinh tế. Môn lịch sử kinh tế ngày càng trở nên rất cần thiết đối với lý luận và thực tiễn vì nó có nững tác dụng thiết thực, góp phần làm cho sinh viên: - Nghiên cứu lịch sử kinh tế góp phần nâng cao trình độ lý luận kinh tế: Những kiến thức về lịch sử kinh tế giúp cho sinh viên nắm vững lý luận kinh tế cơ bản sâu sắc hơn và phong phú hơn trên cơ sở thực tiễn. Thực tế cho thấy, việc nghiên cứu đời sống kinh tế, điều kiện phát triển của xã hội, nghiên cứu sự sản xuất ra của cải vật chất chính là cơ sở khoa học trong việc xây dựng hệ thống lý luận kinh tế của C.Mác và Ph.Ăngghen chứng minh một cách tuyệt 1
  7. diệu lý luận kinh tế của mình và phát hiện ra những quy luật phát sinh, phát triển và những mâu thuẫn trong đời sống kinh tế xã hội ở các nƣớc tƣ bản. Cũng từ nghiên cứu những diễn biến sinh động của thực tiễn lịch sử kinh tế của các nƣớc trên thé giới, một số nhà kinh tế học đã đúc kết, xây dựng các lý thuyết phát triển kinh tế làm phong phú thêm kho tàng học thuyết kinh tế và có ý nghĩa chỉ đƣờng cho thực tiễn xây dựng phát triển kinh tế của mỗi nƣớc gắn với những giai đoạn lịch sử cụ thể. - Học tập nghiên cứu lịch sử kinh tế sẽ giúp nắm bắt và học tập bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế: Việc học tập, nghiên cứu lịch sử kinh tế sẽ giúp sinh viên nắm đƣợc những bài học kinh nghiệm về xây dựng, phát triển kinh tế của các nƣớc cũng nhƣ của nƣớc ta. Những bài học kinh nghiệm này đƣợc rút ra từ những thành công, thậm chí cả từ những hạn chế trong sự phát triển kinh tế. Điều đó giúp sinh viên hiểu đƣợc nguyên tắc kế thừa và phát triển trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. Mác đã viết: “Mỗi hiện tƣợng xuất hiện nhất thiết phải từ trên một nền tảng kinh tế nhất định trực tiếp sẵn có, do quá khứ để lại” . Đồng thời, từ nghiên cứu lịch sử kinh tế, sinh viên sẽ nhận thức đƣợc xu hƣớng và đặc điểm phát triển kinh tế của thế giới cũng nhƣ của Việt Nam. Khi nghiên cứu về kinh tế của các nƣớc tƣ bản đã cho thấy vai trò của cach mạng khoa học công nghệ đối với sự phát triển của lực lƣợng sản xuất và sự đa dạng của kinh té thị trƣờng cũng nhƣ thấy đƣợc những khuyết tật của nó va sự cần thiết về chức năng điều tiết của nhà nƣớc đối với các hoạt động kinh tế. Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện công cuộc hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ thời đại đã làm thay đổi cả tƣ duy, nhận thức về công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực tế, những bài học kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc đều có ý nghĩa lý luận thực tiễn sâu sắc. Điển hình nhƣ vấn đề về công nghiệp hoá, bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra là cần phải xác định đƣợc mô hình công nghiệp hoá phù hợp để kết hợp tôi ƣu nguồn lực bên trong, bên ngoài, gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá. Mô hình công nghiệp hoá ở Việt Nam cần phải nắm vững các quan điểm: công nghiệp hoá phải bám sát xu thế vận động của kinh tế thế giới, vừa tạo điều kiện khai thác lợi thế của mình, vừa tận dụng những cơ hội do thời đại tạo ra; công nghiệp hoá phải hƣớng đến sự phát triển kinh tế bền vững. - Nâng cao lập trường tư tưởng cho sinh viên: Nghiên cứu lịch sử kinh tế, ngƣời học sẽ nắm đƣợc thành tựu xây dựng và phát triển kinh tế của thế giới và của nƣớc ta, từ đó nâng cao lòng yêu nƣớc chân chính kết hợp với tinh thần quốc tế xã hội chủ nghĩa, củng cố đƣợc nhận thức về xu thế tất yếu của xã hội loài ngƣời. Đồng thời, 2
  8. thông qua việc học tập lịch sử kinh tế, ngƣời học sẽ nhận thức rõ hơn cơ sở thực tiễn của các đƣờng lối chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc. - Bồi dưỡng quan điểm lịch sử và quan niệm thực tiễn cho sinh viên: Có nghiên cứu toàn bộ lịch sử phát triển của sự vật, hiện tƣợng, ngƣời học mới nắm bắt đƣợc vấn đề một cách cơ bản nhất, khách quan nhất. V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Muốn đề cập tới vấn đề một cách đúng đắn, nghiêm chỉnh, chắc chắn thì trƣớc hết phải nhìn toàn bộ lịch sử phát triển của nó.”Đồng thời, nắm đƣợc điều kiện lịch sử cụ thể thì ngƣời học mới hiểu rõ và vận dụng đúng đắn kinh nghiệm lịch sử. Rõ ràng, việc học tập, nghiên cứu môn lịch sử linh tế sẽ bồi dƣỡng cho sinh viên quan điểm lịch sử và quan điểm thực tiễn. 2. Đối tƣợng và nhiệm vụ học phần 2.1. Đối tƣợng Lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời là lịch sử của các phƣơng thức sản xuất nối tiếp nhau. Mỗi phƣơng thức sản xuất gồm có hai mặt: quan hệ sản xuất và lực lƣợng sản xuất - quan hệ biện chứng với nhau. Do đó, đối tƣợng nghiên cứu của lịch sử kinh tế là sự phát triển của quan hệ sản xuất và lực lƣợng sản xuất. Đồng thời, môn học còn đề cập đến một số yếu tố của kiến thức thƣợng tầng nhƣ đƣờng lối chính sách kinh tế, luật pháp của nhà nƣớc Lịch sử kinh tế nghiên cứu sự phát triển của quan hệ sản xuất vì quan hệ sản xuất là cơ sở kinh tế của hình thái kinh tế xã hội, biểu hiện tính chất xã hội của nền sản xuất. Khi quan hệ sản xuất thay đổi thì xã hội cũng biến đổi từ hình thái này sang hình thái khác. Đồng thời, lịch sử kinh tế còn nghiên cứu sự phát triển của lực lƣợng sản xuất vì lực lƣợng sản xuất nói lên trình độ chế ngự thiên nhiên, là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các thời kỳ phát triển. Hơn nữa, lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn luôn quan hệ chặt chẽ với nhau. Lịch sử kinh tế nghiên cứu lực lƣợng sản xuất không phải chỉ để hiểu rõ sự tác động qua lại với quan hệ sản xuất mà còn để hiểu rõ đƣợc bản thân sự phát triển của lực lƣợng đó. Tuy nhiên, lịch sử kinh tế nghiên cứu sự phát triển lực lƣợng sản xuất chủ yếu về mặt ý nghĩa kinh tế, xã hội của các công cụ lao động, của những phát minh sang chế đối với việc nâng cao năng suất lao động xã hội và trong việc cải tạo các mối quan hệ sản xuất cũ. Lịch sử kinh tế còn đề cập đến một số yếu tố thuộc kiến trúc thƣợng tầng nhƣ đƣờng lối chính sách, luật pháp của nhà nƣớc vì các yếu tố đó trở thành những nhân tố của sự phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định.Song việc đề cập đó chỉ là để làm rõ đối tƣợng nghiên cứu của lịch sử kinh tế mà thôi. 3
  9. 2.2. Nhiệm vụ của Lịch sử kinh tế có nhiệm vụ phản ánh thực tiễn lịch sử kinh tế một cách khoa học, trung thực, tức là phải thu thập, chọn lọc, mô tả đƣợc các hiện tƣợng và quá trình kinh tế, vẽ lại bức tranh toàn diện của nền kinh tế, nói lên đƣợc những điều kiện xuất hiện của các hiện tƣợng và sự kiện kinh tế. Nhƣng lịch sử kinh tế không phải chỉ có nhiệm vụ mô tả các hiện tƣợng và quá trình kinh tế, mà trên cơ sở đó phải đúc kết rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm để giúp ích cho công việc xây dựng kinh tế hiện tại, qua mỗi quá trình lịch sử kinh tế cụ thể phải tìm ra những đặc điểm và những quy luật đặc thù 3. Phƣơng pháp nghiên cứu của học phần - Phương pháp luận nghiên cứu của lịch sử kinh tế quốc dân là phƣơng pháp duy vật biện chứng. Phƣơng pháp duy vật biện chứng nhìn nhận các hiện tƣợng và quá trình hoạt động của nền kinh tế trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, có phủ định và kế thừa nhau trong sự vận động và phát triển không ngừng. Do vậy, khi nghiên cứu lịch sử kinh tế không chỉ chú ý đến các hiện tƣợng kinh tế riêng biệt mà còn phải chú ý xem xét, phân tích và đánh giá các hiện tƣợng kinh tế trong mối liên hệ phổ biến vì nền kinh tế nhƣ một cơ thể sống luôn diễn ra đa dạng, phức tạp và nhiều khi hàm chứa cả mâu thuẫn. Điều đó có nghĩa là khi nghiên cứu lịch sử kinh tế, nếu chỉ tách biệt để phân tích hiện tƣợng kinh tế một cách riêng biệt thì dễ dẫn đến những kết luận chủ quan mà không thấy đƣợc động thái tích cực và xu hƣớng vận động của nền kinh tế trong sự tác động tƣơng tác của nhiều nhân tố. Trong đó, có những nhân tố mang tính quyết định, phản ánh đặc trƣng và phát triển của nền kinh tế. - Cơ sở lý luận của lịch sử kinh tế là cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, các lý thuyết kinh tế học và đƣờng lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc ta. Đó cũng chính là cơ sở để xác định những phƣơng pháp cụ thể trong phân tích và đánh giá động thái phát triển của nền kinh tế, luận giải về các sự kiện, các hiện tƣợng và quá trình kinh tế của các nền kinh tế quốc dân. Trong nghiên cứu, lịch sử kinh tế quốc dân sử dụng các phƣơng pháp sau: - Phương pháp lịch sử và phương pháp logic: Phƣơng pháp lịch sử là phƣơng pháp nghiên cứu sự phát triển kinh tế gắn với các sự kiện, hiện tƣợng kinh tế theo tiến trình thời gian và trong hoàn cảnh cụ thể. Sử dụng phƣơng pháp này, khoa học lịch sử kinh tế mới có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ phản ánh trung thực, khách quan lịch sử phát triển của các nền kinh tế quốc dân. Phƣơng pháp logic là phƣơng pháp nghiên cứu bỏ qua những hiện tƣợng kinh tế ngẫu nhiên, đi vào bản chất của hiện tƣợng kinh tế, từ đó khái quát lý luận của tiến trình phát triển kinh tế của các quốc gia. 4
  10. Phƣơng pháp lịch sử cũng nhƣ phƣơng pháp logic đều có những ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng. Phƣơng pháp lịch sử có ƣu điểm là hết sức rõ ràng, cụ thể nhƣng lại có nhƣợc điểm là hạn chế khả năng nhận thức. Phƣơng pháp logic có tính chất khái quát nhƣng phân tích dƣới dạng thuần tuý trìu tƣợng nên không nói lên mặt cụ thể của sự phát triển. Do vậy, trong nghiên cứu lịch sử kinh tế sự kết hợp chặt chẽ cả hai phƣơng pháp lịch sử và logic sẽ hạn chế việc thiên về miêu tả các sự kiện một cách tự nhiên chủ nghĩa, đồng thời cũng thiên về việc khái quát lý luận và suy diễn chủ quan, không coi trọng thực tế lịch sử. Thực tế cho thấy, khi nghiên cứu lịch sử kinh tế nếu các hiện tƣợng kinh tế không rõ ràng, đầy đủ thì những kết luận khoa học rút ra từ các sự kiện kinh tế cụ thể sẽ không chắc chắn và kém thuyết phục vì lịch sử kinh tế luôn diễn ra với tính muôn màu, muôn vẻ của nó. Do vậy, nếu chỉ sử dụng phƣơng pháp lịch sử đơn thuần sẽ không giúp đƣợc nghiên cứu nắm đƣơc chân lý khách quan. - Phương pháp phân kỳ lịch sử: Trong nghiên cứu, lịch sử kinh tế phân chia quá trình phát triển kinh tế thành các thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Phƣơng pháp này nhằm làm rõ đặc trƣng trong phát triển kinh tế của các nƣớc trong từng thời kỳ và từng giai đoạn lịch sử cụ thể. - Các phương pháp tiếp cận liên ngành: Trong nghiên cứu, lịch sử kinh tế còn sử dụng kết hợp các phƣơng pháp khác nhƣ” các phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp toán kinh tế, phƣơng pháp đối chứng, so sánh, phƣơng pháp xã hội học Thực tế, yêu cầu phát triển khoa học ngày nay gắn với quá trình chuyên môn hoá, chuyên ngành hoá và gắn với quá trình mở rộng, lien kết thâm nhập vào nhau, hoà quyện lẫn nhau giữa các chuyên ngành khoa học. Phƣơng pháp lien ngành nảy sinh trong bối cảnh nhƣ thế và ngày càng trở thành xu thế quan trọng trong đời sống học thuật. Tiếp cận theo phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành đòi hỏi phải tăng cƣờng các hoạt động thông tin khoa học, tổ chức nhiều hội thảo bao gồm chuyên gia của các chuyên ngành khác nhau cùng luận bàn những vấn đề liên quan trong tiếp cạn nghiên cứu của mình. Đồng thời, tiếp cạn liên ngành cần có sự kết hợp chặt chẽ hài hoà giữa các phƣơng pháp truyền thống và phƣơng pháp hiện đại, phải tìm cách cập nhật thành tựu mới của khoa học - công nghệ và nhanh chóng hiện đại hoá phƣơng pháp nghiên cứu. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày vai trò, vị trí của môn Lịch sử kinh tế quốc dân. 2. Trình bày đối tƣợng nghiên cứu của môn Lịch sử kinh tế quốc dân. 3. Trình bày các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản của môn Lịch sử kinh tế quốc dân. 5
  11. CHƢƠNG 1. KINH TẾ CÁC NƢỚC TƢ BẢN CHỦ NGHĨA 1.1. Sự ra đời của phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa 1.1.1. Sự phân công lao động và trao đổi hàng hóa Sự phân công triệt để giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp và sự trao đổi giữa hai khu vực đó Sau khi đế quốc La Mã sụp đổ, các lãnh địa phong kiến đƣợc hình thành. Trong các lãnh địa phong kiến, tuy chƣa có sự thay đổi lớn về kỹ thuật canh tác, ngƣời nông dân trong hoàn cảnh mới không còn nhƣ thời nô lệ, đã nhiệt tình hơn với sản xuất, do đó cung cấp nhiều lƣơng thực, thực phẩm cho lãnh chúa. Ngƣời nông dân đã tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm canh tác, áp dụng nhiều biện pháp thâm canh, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp. Một số nông dân đã có thể tách một phần hay toàn bộ nông thôn ra thị trấn làm nghề thủ công đáp ứng nhu cầu của lãnh chúa. Sản xuất phát triển do năng suất lao động nông nghiệp tăng, đã có nhiều sản phẩm trao đổi lấy hàng thủ công. Trong nghề thủ công, kỹ thuật đúc và chế biến kim loại, dệt vải, thuộc da, sản xuất gỗ hay đẽo đá có nhiều tiến bộ trong phạm vi từng lãnh địa. Nhu cầu của lãnh chúa ngày càng tăng lên. Địa tô thu về đƣợc nhiều, tầng lớp phong kiến tha hồ tiêu xài, thừa để trao đổi lấy hàng thủ công cần thiết. Các quý tộc, trƣớc kia may âu phục bằng vải lanh hay da cừu, áo choàng bằng len Muốn sản xuất loại hàng đặc biệt này, phải có chỗ ổn định, rộng rãi có thiết bị và ngƣời có chuyên môn. Các lãnh chúa cần có nhà thờ bề thế để cúng lễ, có tu viện để đào tạo thầy tu, có lâu đài tráng lệ bằng đá, cao, chắc chắn để tự vệ Nhu cầu mới nảy sinh, lại xuất hiện nhiều loại thợ, nhiều xƣởng biệt lập. Đến thế kỷ XI, lực lƣợng sản xuất trong nông nghiệp và thủ công nghiệp trong phạm vi lãnh địa đã đạt đƣợc một khối lƣợng sản phẩm mới. Nông nghiệp và thủ công nghiệp biệt lập, thủ công nghiệp không thể là cái đuôi của công nghiệp nhƣ trƣớc kia. 1.1.2. Thành thị phong kiến Châu Âu Là những thành phố tự do, không thuộc sự khống chế của lãnh chúa phong kiến, trong đó thủ công nghiệp là ngành kinh tế chính. Bên cạnh đó các ngành thƣơng nghiệp, cho vay lấy lãi phát triển Mỗi nghề đều có tổ chức nghề nghiệp, những phƣờng hội. Có phƣờng hội về từng nghề thủ công và buôn bán Trong thành thị phong kiến, lúc đầu ngƣời thợ thủ công vừa là ngƣời sản xuất ra vật phẩm, vừa là ngƣời đem chào hàng, bán sản phẩm. Nhƣng khi thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa mở rộng ra ngoài phạm vi thành thị, thì xuất hiện ngƣời chuyên mang hàng của xƣởng thợ đi bán, đi mua nguyên vật liệu cho xƣởng thợ đó sản xuất, đó là những thƣơng nhân. Thƣơng nhân hợp thành từng đoàn ngƣời đi khắp lục địa châu Âu sang Ấn Độ để bán hàng. Trên đƣờng đi, có chỗ dừng chân, gặp nhau để trao đổi hàng ở một số địa 6
  12. điểm nhất định gọi là hội chợ. Hội chợ lớn đầu tiên trên thế giới là hội chợ Sampannhơ (Pháp). Khi mang hàng bán, thƣơng nhân cần nhiều tiền để mua hàng. Đầu tiên, những thƣơng nhân thừa tiền cho thƣơng nhân khác vay, về sau hình thành dẫn những tổ chức cho vay. Tổ chức cho vay lớn nhất thế giới vào thế kỷ XIV, XV là các hãng Mêdêli (Ý), Vendecốp (Đức). Các hãng này không chỉ là chủ nợ của các thƣơng nhân, mà cả của các quý tộc, vua chúa. Thƣơng nhân giàu có trở thành những nhân vật trung tâm trong thành thị phong kiến. Thừa tiền, họ tự đứng ra tổ chức xƣởng thợ, thuê lao động, tự sản xuất hàng hóa đem bán theo nhu cầu của thị trƣờng, không cần lệ thuộc vào ngƣời thợ thủ công nữa. Nhƣ vậy, đã xuất hiện một tầng lớp ngƣời mới. Họ không trực tiếp lao động, có vốn, thuê lao động để bóc lột. Đó là mầm mống của quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở một số thành phố ven bờ Địa Trung Hải vào thế kỷ XIV-XV, nhƣng thời đại của quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa chỉ bắt đầu từ thế kỷ XVI, nó gắn liền với nhiều điều kiện mới. 1.1.3. Tác động của phát kiến địa lý Ở Tây Âu: Vào thế kỷ XV, nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển, nhƣng ở các quốc gia phong kiến lại không có tiền, vàng để thanh toán các khoản chi phí xa xỉ trong triều đình. Vua chúa nợ con buôn đã nhiều, ngân khố Nhà nƣớc vẫn rỗng. “Khát vàng” là động lực, thúc đẩy các quốc gia phong kiến tìm con đƣờng sang phƣơng Đông để kiếm vàng, nhƣng con đƣờng quen thuộc trên Địa Trung Hải để sang Ấn Độ đã bị đế quốc Thổ chiếm giữ. Nhà nƣớc phong kiến Tây Ban Nha đã đi đến giai đoạn phong kiến tập quyền, đang hung cƣờng nhất, đã bắt buộc phải tổ chức những con đƣờng mới sang phƣơng Đông: năm 1492, Cristoforo Colombo đi vào vùng Caribe khám phá ra châu Mĩ; năm 1496, Vasco da Gama đi sâu vào lục địa châu Phi, cuối cùng đến Ấn Độ, từ năm 1519-1521, Ferdinand Magellan kế thừa thành tựu của các cuộc thám hiểm trên, tìm ra con đƣờng vòng quanh thế giới. Hành trình vòng quanh thế giới của ông đã chứng minh là ngƣời ta có thể đi buôn bán bất cứ từ đâu, có thể đến bất cứ nơi nào, mà vẫn có thể trở lại chỗ cũ đƣợc. Các cuộc thám hiểm đó ảnh hƣởng đến quá trình hình thành phƣơng tức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa ở châu Âu: - Thị trường thế giới và những tác động về thương nghiệp: Những lục địa mới phát triển là thị trƣờng rộng lớn cho hàng hóa ở châu Âu tiêu thụ, đồng thời là những nơi cung cấp các nông sản phẩm đa dạng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp ở châu Âu phát triển. Trƣớc năm 1500, ngƣời ta biết diện tích quả đất là 50 triệu km2, đến năm 1600 thì diện tích đó là 310 triệu km2. Nhiều nông sản phẩm trƣớc kia chƣa hề biết nhƣ thuốc lá, ca cao, cà phê, chè, đã đƣợc nhập vào ngày càng nhiều. Nhiều 7
  13. loại trƣớc đã có thì nay tăng gấp bội nhƣ hồ tiêu từ 200 tấn tăng lên 7.000 tấn. Phƣơng pháp thƣơng nghiệp quốc tế thay đổi: nhiều nƣớc thành lập các tổ chức thƣơng nghiệp độc quyền, chuyên bán một thứ hàng ở một thị trƣờng nhất định, nhƣ công ty Phi Châu ở Anh, công ty Đông Ấn ở Hà Lan, Anh Trung tâm buôn bán cũng thay đổi, từ Địa Trung Hải chuyển lên phía Bắc Âu. Từ thế kỷ thứ XVI về trƣớc, các thành phố miền Bắc nƣớc Ý nổi tiếng. Từ thế kỷ XVI về sau, các thành phố của các nƣớc Anh, Pháp, Hà Lan Nghiệp vụ thƣơng nghiệp quốc tế thay đổi ngƣời ta không cần mang hàng đến chỗ buôn bán, mà chỉ mang hàng mẫu, rồi kí hợp đồng, nhận hàng và trả tiền. Các hình thức tín dụng, kế toán thƣơng mại quốc tế trở thành công cụ phổ biến trong mọi hình thức buôn bán. - Cách mạng giá cả ở châu Âu: Gây ảnh hƣởng lớn đến quá trình tan rã của chế độ phong kiến, thúc đẩy quá trình hình thành chủ nghĩa tƣ bản. Từ những lục địa mới, vàng và bạc bị cƣớp về châu Âu. Trong thế kỷ XVII khối lƣợng vàng ở châu Âu tăng từ 590.000 kg lên 1.192.000 kg, bạc từ 7 triệu kg tăng lên 21,4 triệu kg. Kim loại quý tăng lên hay phƣơng tiện thanh toán tăng lên, trong khi đó số lƣợng hàng hóa sản xuất ra không thay đổi tƣơng ứng. Do vậy, giá cả làm thay đổi tình hình kinh tế xã hội ở châu Âu. Tầng lớp phong kiến vì thu tô bằng tiền bị phá sản. Thƣơng nhân có dịp làm giàu và tích lũy. Ngƣời lao động trong các xƣởng thợ gặp khó khăn. Cuộc “cách mạng giá cả” tác động một cách khách quan đến sự hình thành quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa làm tan rã cơ sở kinh tế của chế độ phong kiến. - Xuất hiện chế độ bóc lột thuộc địa: Những vùng đất mới trở thành những nơi bị xâm chiếm để khai thác tài nguyên, cƣỡng bức cung cấp lao động và phải trao đổi hàng hóa không bình đẳng. Vƣơng quốc thuộc địa đầu tiên của thế giới là Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha và ngoài ra còn Anh, Pháp, Hà Lan. Chế độ thuộc địa chỉ mới bắt đầu vào thế kỷ thứ XVI, XVII, nhƣng các thủ đoạn bóc lột thuộc địa dần dần đƣợc áp dụng phổ biến cho đến nay, nhƣ buôn bán không ngang giá, khai thác vơ vét tài nguyên mang về chính quốc. 1.1.4. Tích luỹ nguyên thuỷ tƣ bản Bản anh hùng ca của phát kiến địa lý vĩ đại mở ra thời đại tích lũy nguyên thủy của tƣ bản. Đó là quá trình dùng bạo lực để tạo ra nguồn vốn và lao động làm thuê cho chủ nghĩa tƣ bản. Quá trình tích lũy nguyên thủy tƣ bản ở mỗi nƣớc có những nét riêng biệt, diễn ra ở nhũng thời điểm khác nhau. Ví dụ điển hình là của nƣớc Anh, quá trình tích lũy nguyên thủy diễn ra sớm và mang nhiều phƣơng pháp điển hình nhƣ tƣớc đoạt ruộng đất của ngƣời dân, buôn bán nô lệ và cƣớp biển, xâm chiếm thuộc địa, phát hành công trái, thực hiện chế độ bảo hộ công nghiệp, độc quyền, ngoại thƣơng Bằng những 8
  14. biện pháp đó, đến cuối thế kỷ XVI, tƣ bản Anh đã tích lũy đƣợc khoảng 1 triệu phun – Steclinh vàng và bạc và có một nguồn lao động làm thuê. 1.1.5. Phát triển kỹ thuật Thế kỷ XV-XVI có nhiều tiến bộ kỹ thuật về năng lƣợng và luyện kim. Thế kỷ thứ XVI có hai sang kiến trong lĩnh vực năng lƣợng là sử dụng sức gió trong công việc xay bột và dùng động lực sức nƣớc trong nhiều ngành sản xuất nhƣ xay bột, khai thác than, đặc biệt trong ngành luyện kim. Vào thế kỷ thứ XV,XVI, ở châu Âu, phong kiến có nhiều nhu cầu về kim loại cả về số lƣợng và chất lƣợng để chế tạo vũ khí, đóng tàu phục vụ chiến tranh và xâm chiếm thuộc địa. Những phƣơng pháp sản xuất mới giữ đƣợc nhiệt độ cao và liên tục, cho phép luyện đƣợc những mẻ kim loại lỏng, đúc những công cụ mà ngƣời ta muốn. Số lƣợng kim loại tăng lên, phƣơng pháp chế biến kim loại thay đổi theo. Những công cụ để chế biến kim loại cũng thay đổi: Đã xuất hiện những loại búa đơn giản, máy bào, gọt, mài thô sơ, đã có bộ cần trục thô sơ hạ sâu trong lòng mỏ. Đến cuối thế kỷ XVI đã chế tạo đƣợc đồng hồ xách tay. Cơ cấu của bộ máy tự động là điểm xuất phát cho những suy nghĩ phát minh sau này. Trong ngành dệt, bàn dệt hoàn toàn bằng thủ công dần dần đƣợc cải tiến, lắp bàn đạp thay cho thao tác của hai bàn tay. Trong nông nghiệp, tăng diện tích gieo trồng, tạo giống mới. Lực lƣợng sản xuất và phân công xã hội phát triển ngày càng mâu thuẫn với phạm vi chật hẹp của nền sản xuất nhỏ trong các thành phố trung cổ. Thị trƣờng mỏ rộng vốn và lao động làm thuê càng tăng và cơ sở kỹ thuật đƣợc cải tiến đã tạo điều kiện để tổ chức sản xuất với quy mô lớn hơn. Công trƣờng thủ công tƣ bản chủ nghĩa ra đời là hình thức quá độ từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn tƣ bản chủ nghĩa, giữ vai trò thống trị ở châu Âu từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII. 1.2. Kinh tế các nƣớc tƣ bản thời kỳ tự do cạnh tranh 1.2.1. Quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa giữ vai trò thống trị Mâu thuẫn giữa lực lƣợng sản xuất tƣ bản chủ nghĩa và quan hệ sản xuất phong kiến dẫn đến cuộc cách mạng tƣ sản nhằm lật đổ chế độ phong kiến: ở Hà Lan (1556); Anh (1640 - 1660); Pháp (1789 - 1794); Mỹ (1864 - 1865); Nga (1861); Nhật (1868), Trung Quốc (1911) Đến thế cuối thế kỷ XIX, quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa đã hình thành và phát triển ở nhiều nƣớc trên thế giới. Chủ nghĩa tƣ bản ở Anh, Hà Lan thuộc dạng cổ điển có đặc trƣng sau: cách mạng ruộng đất bắt đầu sớm, chủ nghĩa tƣ bản phát triển mạng trong nông nghiệp, tài nguyên của các nƣớc thuộc địa, chính sách của nhà nƣớc phong kiến ảnh hƣởng đến sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản. 9
  15. Ở Mỹ, Canađa, Úc, Tây Ban Nha chủ nghĩa tƣ bản phát triển trong nông nghiệp bằng con đƣờng trang trại. Ở Pháp chủ nghĩa tƣ bản ở nông thôn có điều kiện thuận lợi vì cách mạng tƣ sản triệt để hơn đã quét sạch các đẳng cấp phong kiến. Con đƣờng phát triển CNTB ở các nƣớc Đức, Balan, Hunggari, Rumani, Nhật và Nga là con đƣờng phong kiến kiểu Phổ: Chủ nghĩa tƣ bản trong nông nghiệp phát triển chậm chạp do các tàn dƣ của chế độ nông nô phong kiến. Chủ nghĩa tƣ bản ở các nƣớc Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Inđônêxia, các nƣớc Ảrập, các nƣớc châu Mỹ La tinh phát triển theo dạng thuộc địa, chế độ phong kiến bị kỳm hãm. Quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa đƣợc bảo hộ về mặt pháp lý ở nhiều nƣớc sau khi cách mạng tƣ sản thành công. 1.2.2. Cách mạng công nghiệp và hậu quả của nó 1.2.2.1. Cách mạng công nghiệp Anh Nƣớc Anh là nƣớc đầu tiên thực hiện CM công nghiệp, cách mạng công nghiệp không phải là hiện tƣợng kỹ thuật thuần túy, mà còn biểu hiện tính chất kinh tế xã hội, tác động lớn đến quá trình phát triển của chủ nghĩa tƣ bản. Tiền đề: - Nguồn vốn dựa vào ƣu thế ngoại thƣơng do độc quyền buôn bán và trao đổi không ngang giá với thuộc địa - Buôn bán nô lệ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tiền đề cho cách mạng công nghiệp ở Anh. Nếu tính từ 1680 đến 1786 có 2 triệu nô lệ bị Anh bán đi khắp nơi. - Sự phát triển của CNTB trong nông nghiệp cũng là tiền đề cho cách mạng công nghiệp ở Anh, đặc biệt thông qua việc mua bán và chiếm đoạt ruộng đất và sự phát triển về kỹ thuật, năng suất trong nông nghiệp. Tiến trình của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh. - Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ việc phát triển công cụ sản xuất + Năm 1733, John Kay đã chế tạo ra thoai bay chạy bằng dây và sức đẩy của bàn đạp thay thế việc đƣa thoi bằng tay. + Năm 1768, James Hargreave tạo ra máy kéo sợi có năng suất cao. + Năm 1779, Samuel Compton đóng đƣợc máy kéo sợi có ƣu điểm mịn, đẹp + Năm 1785, Edmund Cartwright đã chế tạo hoàn chỉnh đƣợc máy dệt, nâng năng suất dệt lên 40 lần. - Nhu cầu về kim loại có chất lƣợng tốt để chế tạo máy mới ngày càng tăng + Năm 1735, Derbi cải tiến cách chế than cốc. + Năm 1784, Henry Cort phát hiện ra cách dùng than đá nấu gang thành sắt. - Cách mạng trong lĩnh vực năng lƣợng có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp. Năm 1784, James Watt đã sáng chế ra máy hơi nƣớc. 10
  16. - Ngành công nghiệp cơ khí và chế tạo máy chính xác ra đời và phát triển: Năm 1789, Modeale chế tạo ra máy phay, máy bào, máy tiện. - Công nghiệp phát triển, yêu cầu về tăng cƣờng các phƣơng tiện giao thông và đƣờng giao thông. + Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ việc xây dựng kênh đào: Năm 1755, kênh đào đầu tiên đƣợc xây dựng dài 11 dặm gần Liverpool. Trong khoảng ¼ đầu thế kỷ XIX, ở nƣớc Anh có đến 4.670 dặm kênh đào. + Giai đoạn 2 mở đầu bằng việc đóng tầu thủy. Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nƣớc thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm. + Từ năm 1812 – 1854, là giai đoạn thứ 3 của cuộc cách mạng trong giao thông vận tải - giai đoạn xây dựng đƣờng sắt. Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nƣớc đã ra đời. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Năm 1830, đƣờng sắt chạy từ Manchester đến Liverpool đƣợc xây dựng, tuyến đƣờng này có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động buôn bán của nƣớc Anh. Đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh: Bắt đầu từ công nghiệp nhẹ (ngành dệt) rồi dẫn đến các ngành công nghiệp nặng: luyện kim, cơ khí. Từ các công cụ đến các máy động lực với đỉnh cao nhất là máy hơi nƣớc, nó tuân theo từ trình tự từ thấp đến cao, từ thủ công lên nửa cơ khí và cơ khí. Đó cũng là quá trình bót lột nhân dân lao động trong nƣớc và thuộc địa. Hậu quả kinh tế - xã hội của cuộc cách mạng công nghiệp: - Dân cƣ trong nƣớc bị xáo trộn, lực lƣợng sản xuất mới xuất hiện đƣợc phân bố lại, nhiều thành phố lớn xuất hiện. Dân cƣ thành phố tăng lên 3,5 lần (1750 - 1871). Ngƣợc lại dân cƣ nông thôn giảm đi nhanh chóng năm 1871 chỉ còn 14,1% trong tổng số 22 triệu dân. Trong thời gian từ 1815 – 1880 có 8 triệu ngƣời Anh di cƣ đến các vùng đất thuộc địa mới. - Trong xã hội hình thành nên giai cấp mới đối lập với giai cấp tƣ sản đó là giai cấp vô sản. - Ruộng đất chủ yếu tập trung vào tay địa chủ lớn. Nƣớc Anh nhờ cuộc cách mạng công nghiệp trở thành “công xƣởng của thế giới”, năm 1848 sản lƣợng công nghiệp của Anh chiến 45% sản lƣợng công nghiệp thế giới. Nƣớc Anh chở thành “chủ nợ, là trung tâm cho vay của thế giới tƣ bản”, “ngƣời thƣơng nghiệp quốc tế”. 1.2.2.2. Cách mạng công nghiệp Pháp và Đức * Cách mạng công nghiệp ở Pháp: Bắt đầu từ năm 1815 – 1830, có đặc điểm 11
  17. - Quá trình tích lũy vốn chậm và yếu ớt hơn so với Anh. Phƣơng pháp chủ yếu bằng thuế cao, tích lũy vốn từ các thuộc địa. - Cách mạng công nghiệp Pháp bắt đầu từ công nghiệp nhẹ, cụ thể là ngành dệt lụa. Quá trình đó đƣợc chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: (1815 - 1848) đánh dấu bằng sự tăng cƣờng máy móc trong nông nghiệp và phát triển sản xuất. Giai đoạn 2: (từ những năm 50 của thế kỷ XIX đến những năm 20 của thế kỷ XX). Từ năm 1850 – 1870 số lƣợng máy hơi nƣớc tăng lên không ngừng tới 24.000 chiếc. Nƣớc Pháp hoàn thiện quá trình công nghiệp hóa vào những năm 20 của thế XX, sau gần 100 năm (1830 – 1920). Đến khi hoàn thành cách mạng công nghiệp, tuy đã có hệ thống công nghiệp nặng và nhẹ, song sản xuất lớn tập trung vẫn chƣa đóng vai trò chính, sản xuất ở các công trƣờng thủ công còn phổ biến. Những năm 60 của thế kỷ XIX, nƣớc Pháp có 3 triệu công nhân, song 4/10 làm việc tại các công xƣởng, còn lại làm trong các xƣởng tiểu thủ công nghiệp. Nền nông nghiệp tiểu nông, phân tán, lạc hậu. Trong số 15 triệu lao động của cả nƣớc lao động nông nghiệp chiếm 7 triệu. CNTB xâm nhập vào nông thôn nhƣng không diễn ra dƣới hình thứ trang trại nhƣ ở Anh, mà ruộng đất tập trung vào tay địa chủ, phát canh thu tô, dẫn đến một tầng lớp tá điền đông đảo và sử dụng công cụ lao động lạc hậu so với châu Âu. Vào những năm 70 của thế kỷ XX, cơ cấu kinh tế của nƣớc Pháp là cơ cấu công nông nghiệp phát triển. Trong công nghiệp hàng tiêu dùng vẫn chiếm tỷ trọng lớn về giá trị và sản lƣợng. Từ 1870 đến 1913, cơ cấu thay đổi rất chậm chạm và ngày càng lạc hậu so với các nƣớc tƣ bản khác, đứng sau Mỹ, Anh, Đức. * Cách mạng công nghiệp ở Đức: - Cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm 40 của thế kỷ XIX với tốc độ nhanh kỷ lục. - Trong nông nghiệp: máy móc thâm nhập và đƣợc đƣa vào sử dụng nhiều: máy cày, bừa, máy giặt, sử dụng phân bón. - Đặc điểm: cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra với tốc độ phát triển nhanh, kỷ lục. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức diễn ra muộn nhƣng tốc độ lại nhanh nhờ tiếp thu kinh nghiệm từ phát minh của Anh, quá trình cải tiến kỹ thuật ở Pháp, Đức diễn ra khẩn trƣơng hơn 1.2.3. Sự phát triển kinh tế của các nƣớc tƣ bản Nhờ có tác động của cách mạng công nghiệp, kinh tế các nƣớc tƣ bản đã có sự phát triển vƣợt bậc trong khoảng 20 cuối thời kỳ trƣớc độc quyền. 12
  18. Sự phát triển của công nghiệp và giao thông vận tải đòi hỏi nguồn vốn rất lớn đã thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng và các công ty cổ phần. Cách mạng công nghiệp cũng đã thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa ở tất cả các nƣớc, năm 1870 tỷ lệ dân cƣ đô thị Đức là 32,5%, Pháp là 31%. Cách mạng công nghiệp đã diễn ra sớm ở các nƣớc tƣ bản khác bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ XVIII đến những năm 70 của thế kỷ XIX. Hệ thống công xƣởng cơ khí đã thay thế hệ thống công trƣờng thủ công. Nhịp độ phát triển của lực lƣợng sản xuất trong chủ nghĩa tƣ bản đã tăng nhanh hơn nhiều so với thời kỳ phong kiến. 1.3. Kinh tế các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa thời kỳ độc quyền 1.3.1. Thời kỳ độc quyền hóa (1871 – 1913) * Công xã Pari (1871) Đánh dấu sự kết thúc thời kỳ phát triển “tiến bộ”, thuận chiều của chủ nghĩa tƣ bản. Từ đó, nó bƣớc sang giai đoạn mới - giai đoạn phát triển và khủng hoảng xen kẽ, giai đoạn độc quyền hóa (1871-1913) bắt đầu từ khi nền kinh tế tƣ bản có những phát minh mới trong các lĩnh vực sản xuất, vận tải, và đời sống. Trƣớc hết phải kể đến những phát minh về năng lƣợng. Ở giai đoạn trƣớc, nếu hơi nƣớc là nguồn năng lƣợng chủ yếu, thì thời kỳ này là điện và hơi đốt. Sự phát minh ra điện đƣợc các nhà khoa học ứng dụng trong các ngành kinh tế (máy phát điện, máy biến thế, tàu chạy bằng điện, bóng đèn điện, ). Việc phát minh ra điện năng cho phép chuyển những động cơ đi xa nơi cung cấp điện. Đó là một ƣu thế lớn của điện so với hơi nƣớc. Do phát hiện ra dầu lửa năm 1870, ngƣời ta phát minh ra đầu máy chạy bằng động cơ đốt trong, rồi một phƣơng tiện vận tải mới ra đời (ô tô năm 1883 -1985), một loại đầu máy mới có sức kéo mạnh ra đời - đầu máy diezen (1891). Trong lĩnh vực hóa học, ngƣời ta khám phá những nguyên tắc phân tích và tổng hợp các chất. Đó là những nguyên tắc để chế ra các loại thuốc nhuộm, thuốc chữa bệnh, nƣớc hoa, Kỹ thuật mới và việc khám phá ra quá trình công nghiệp hóa là tiền đề cho phát minh phƣơng pháp luyện kim mới, phƣơng pháp chế biến kim loại có chất lƣợng tốt (phƣơng pháp luyện thép của Becxme và Mactanh vào những năm 50,60 của thế kỷ XIX; từ ngành chế tạo máy làm chai tự động, máy dệt, tự động, máy in, * Kỹ thuật phát triển làm xuất hiện nhiều hình thức sản xuất và kinh doanh mới trên thế giới Xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới nhƣ ngành điện, ngành khai thác và chế biến dầu lửa, ngành hóa chất; ngành cơ khí chế tạo ô tô mới ra đời, cơ cấu sản xuất đã thay đổi. 13
  19. Tiền đề xuất hiện các tổ chức sản xuất mới: quá trình công nghiệp mới cho phép thay thế những lò luyện kim nhỏ bằng những xí nghiệp luyện kim lớn có chu trình hoàn chỉnh. Điện năng phát triển cho phép mở rộng các công xƣởng không cần gần nơi phát điện. Hình thức tích tụ, tập trung vốn mới xuất hiện - công ty cổ phần. Công ty cổ phần trở thành một hình thức trung gian giữa những hãng riêng lẻ của thế kỷ XIX với tƣ bản độc quyền của thế kỷ XX. Công ty cổ phần đã giải thoát sự hạn chế của các tƣ bản cá biệt; mở rộng khả năng phát triển sản xuất. Nó là bƣớc đầu của các hình thức công ty độc quyền sau này, nhƣ carten (về giá cả), syndicate (về tiêu thụ), trust (sản xuất và tiêu thụ), consortium (sản xuất, tiêu thụ và tài chính). Lúc đầu, nó chỉ xuất hiện trong một số ngành nhất định, nhƣng về sau, theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền mở rộng ra trong nhiều ngành khác (công nghiệp - ngân hàng) thành tƣ bản tài chính. Quá trình này đã diễn ra trong những năm cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tƣ bản mỗi nƣớc đi lên con đƣờng độc quyền hóa theo thế mạnh và cách thức riêng của mình. Đến đầu thế kỷ XX tính chất độc quyền hóa trong các nƣớc tƣ bản phƣơng Tây định hình. Đó là thời kỳ tƣ bản tài chính nắm quyền thống trị. Các tập đoàn tƣ bản độc quyền chia nhau giành giật thị trƣờng. Từ năm 1876 đến năm 1914, sáu nƣớc lớn (Anh, Nga, Pháp, Nhật, Đức, Mỹ) chia nhau cƣớp bóc 25 triệu km2 đất đai của các thuộc địa (bằng 2,5 lần châu Âu và nô dịch 500 triệu ngƣời các nƣớc này). Chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Nga - Nhật (1905) là những mốc đánh dấu các chặng đƣờng giành giật thị trƣờng ở các thuộc địa, giữa các nhóm tƣ bản độc quyền ở các nƣớc. Đến trƣớc chiến tranh thế giới thứ I, các nƣớc tƣ bản phát triển sớm (nhƣ Anh, Pháp ) đã chiếm “xong” các thuộc địa. Những nƣớc đế quốc khác muộn màng hơn (nhƣ Mỹ, Nhật, Đức ) không có thuộc địa để bành trƣớng, tìm nguyên liệu cho công nghiệp và đầu tƣ. Tƣ bản Đức phát triển, lấn át tƣ bản các tổ chức độc quyền của Anh, Pháp, Đức đã dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ I (1914-1918). C¸c n•íc kh¸c 22% Mü 38% Ph¸p 11% Anh §øc 13% 16% Biểu đồ 1.1. Tỷ trọng công nghiệp của các nƣớc tƣ bản năm 1913 1.3.2. Thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) Chiến tranh thế giới thứ nhất đã làm cho loài ngƣời phải chịu những tổn thất ghê gớm: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất 70 triệu ngƣời phải ngừng sản xuất, gần 10 triệu ngƣời bị chết, 20 triệu ngƣời bị thƣơng, sản lƣợng công nghiệp giảm 50% so với trƣớc 14
  20. chiến tranh, 1/6 của cải vật chất của loài ngƣời bị hủy hoại (trị giá tới 208 tỷ đô la). Tất cả các nƣớc tham gia chiến tranh đều bị thiệt hại, chỉ có 2 nƣớc giàu lên do chiến tranh (Mỹ, Nhật). Thu nhập của Mỹ tăng 40% của Nhật tăng 25% do bán vũ khí, lƣơng thực cho các bên tham gia chiến tranh hoặc cho các thuộc địa của các nƣớc tham chiến. Đặc điểm kinh tế các nƣớc tƣ bản thời kỳ này: Nền kinh tế tƣ bản lâm vào tình trạng khủng hoảng và phát triển bấp bênh vì những mâu thuẫn vốn có của nó và vì xuất hiện một nƣớc xã hội chủ nghĩa sau Cách mạng tháng Mƣời Nga thành công.Thời kỳ này, có thể chia thành nhiều thời kỳ nhỏ với những đặc trƣng riêng của nó. Từ 1918 - 1921 đánh dấu những cơn suy thoái sai chiến tranh, và có cuộc khủng hoảng năm 1920 - 1921. Từ năm 1921 - 1929, kinh tế các nƣớc tƣ bản đã đƣợc khôi phục và phát triển vƣợt mức trong chiến tranh 2 - 3 lần.Nhƣng sau đó, nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa lại gặp những mâu thuẫn mới, dẫn đến cuộc khủng hoảng năm 1929 - 1933. Đây là một cuộc khủng hoảng toàn diện, một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lớn nhất từ trƣớc đến nay. Năm 1933 nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa thế giới bị giảm 37% so với năm 1929. Năm 1936, nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa bắt đâu khôi phục lại đạt mức năm 1928. Một năm sau nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế mới. Cuộc khủng hoảng này kéo theo khủng hoảng về chính trị. Cao trào cách mạng đã nổ ra ở nhiều nƣớc đặc biệt ở các nƣớc thuộc địa, trong đó có Việt Nam.Trƣớc sự đe dọa đó, chủ nghĩa phát xít xuất hiện ở Đức, Ý, Nhật đòi chia lại thị trƣờng thế giới. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra là biểu hiện cao nhất của những mâu thuẫn sâu sắc giữa các nƣớc đế quốc. Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây nên tổn thất to lớn: Hơn 50 triệu ngƣời bị chết, của cải bị tàn phá trị giá 962 tỷ đô la. Riêng Mỹ là một nƣớc tƣ bản chủ nghĩa đƣợc giàu có lên sau chiến tranh này. 1.4. Thời kỳ sau chiến tranh thế giới 2 (1946 – đến nay) 1.4.1. Giai đoạn khôi phục kinh tế (1945 – 1950) Các nƣớc thực hiện tái thiết kinh tế sau chiến tranh Một số tổ chức lớn ra đời: IBRD (Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế), IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế), GATT (Hiệp định chung về thƣơng mại và thuế quan); Hiệp ƣớc Bretton Woods về chế độ tỷ giá cố định (35 USD = 1 ounce Au). Mỹ thực hiện kế hoạch Marshall viện trợ cho Tây Âu Hầu hết các nƣớc tƣ bản đã khôi phục nền kinh tế, ngang bằng và vƣợt mức trƣớc chiến tranh (năm 1938), nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trƣởng với tốc độ khá cao 1.4.2. Giai đoạn tăng trƣởng (1951 – 1973) Trong thời gian từ 1951 - 1973, nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa đã phát triển với nhịp độ nhanh chóng, với nhiều hiện tƣợng kinh tế - xã hội mới xuất hiện. * Về công nghiệp: 15
  21. - Nhịp độ phát triển nhanh hơn so với thời kỳ trƣớc chiến tranh, bình quân 5,5%/năm (tăng hơn 2 lần so với thời kỳ 1920 - 1928) - Giá trị sản lƣợng bình quân một công nhân tăng từ 3.090 đô la (năm 1950) lên 6.110 đô la (năm 1970). - Ba ngành cơ khí, hóa chất, năng lƣợng có nhịp độ phát triển cao nhất. Ngành cơ khí có tốc độ phát triển là 5,7%; hơi đốt, điện 7,7%; hóa chất 8,3%, trong khi nhịp độ của ngành luyện kim 3,8%; dệt,may mặc, thực phẩm 3 - 3,8%. - Các mặt hàng tiêu dùng lâu bền nhƣ ô tô, tủ lạnh tăng lên so với trƣớc rất nhiều. * Về nông nghiệp: - Trƣớc chiến tranh trình độ trang bị kỹ thuật còn lạc hậu rất nhiều, lao động nông nghiệp chiếm từ 1/3 đến 2/5 tổng số lao động trong các ngành kinh tế, nhiều nƣớc Tây Âu chƣa tự túc đƣợc lƣơng thực. - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều cơ sở kinh doanh trong nông nghiệp đã đƣợc hiện đại hóa. Trung bình trên diện tích 100 ha, ở Tây Đức, Hà Lan, Áo, Tân Tây Lan có từ 11 đến 15,5 máy kéo, ở Bỉ, Mỹ, Thụy Điển, Pháp có từ 5 - 10 chiếc. Nhờ áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp ngày càng gắn bó với nông nghiệp, tổ hợp công – nông nghiệp, liên kết giữa các khâu sản xuất, chế biến, vận tải, tiêu thụ và cung cấp vật tƣ kỹ thuật đƣợc hình thành. Bốn nƣớc tƣ bản: Mỹ, Pháp, Canada, Úc trở thành những nƣớc xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. - Tốc độ tăng trƣởng kinh tế chung của các nƣớc tƣ bản phát triển trong giai đoạn 1953 - 1962 là 4,8%; giai đoạn 1963 - 1972 là 5,0%. - Các cuộc khủng hoảng chu kỳ vẫn xảy ra, nhƣng thời gian không kéo dài, không diễn ra cùng lúc ở nhiều nƣớc và mức độ khủng hoảng không lớn. - Tỷ lệ tăng giá tiêu dùng bình quân của các nƣớc những năm 1950 -1970 duy trì ở mức xấp xỉ 3%. Các nƣớc còn đạt đƣợc mục tiêu việc làm đầy đủ 12,0 10,4 Mü 10,0 8,7 Anh 8,0 (%) 6,8 5,1 5,5 6,0 Ph¸p 4,6 4,0 4,0 CHLB §øc 2,8 2,7 2,8 2,0 NhËt B¶n 0,0 1952-1962 1963-1972 Biểu đồ 1.2. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của một số nƣớc 16
  22. * Cơ cấu nền kinh tế thay đổi nhanh chóng giai đoạn 1950 – 1973: - Tỷ trọng khu vực I (nông, lâm, ngƣ nghiệp) giảm nhanh: Pháp từ 33% xuống 12%, CHLB Đức từ 25% xuống 7%; Italia từ 41% (năm 1954) xuống 17%; Anh từ 5% (năm 1951) xuống 3%. - Tỷ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) tăng lên chậm. - Tỷ trọng của khu vực III (dịch vụ) mở rộng rất lớn: Thƣơng mại, vận tải, bƣu điện, tài chính tiền tệ, bảo hiểm, y tế, giáo dục, du lịch v.v phát triển nhanh. 1.4.3. Giai đoạn phát triển chậm chạp và không ổn định (1973 - 1985) - Đặc điểm của giai đoạn nay là: Nền kinh tế các nƣớc tƣ bản tăng trƣởng chậm, không ổn định (tốc độ bình quân chỉ đạt ≈ 2,4%/năm). - Chu kỳ khủng hoảng rút ngắn trong giai đoạn này bị rút ngắn. - Nhiều hiện tƣợng mới xuất hiện: Khủng hoảng năng lƣợng, khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng kinh tế đi liền với thất nghiệp và lạm phát cao. - Nguyên nhân dẫn đến tăng trƣởng chậm và bất ổn định: Sự can thiệp của nhà nƣớc không có khả năng thích ứng với những biến động kinh tế trong nƣớc, quốc tế; Đầu tƣ sụt giảm; Cạnh tranh giữa các nƣớc ngày càng trở nên gay gắt; Cuộc đấu tranh giành độc lập về kinh tế của các nƣớc đang phát triển; Tình trạng trì trệ, khủng hoảng kéo dài. - Xuất hiện những lý thuyết kinh tế mới (tiêu biểu là lý thuyết về mô hình kinh tế hỗn hợp). 1.4.4. Điều chỉnh kinh tế từ năm 1985 đến nay Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dựa trên lý thuyết của J.M.Keynes, điều chỉnh kinh tế đƣợc coi là hoạt động thƣờng xuyên của chính phủ các nƣớc tƣ bản phát triển. Tuy nhiên, trƣớc những khó khăn, mâu thuẫn mới xuất hiện và dựa trên những lý thuyết kinh tế mới, từ đầu thập niên 1980 các nƣớc tƣ bản thực sự bƣớc vào giai đoạn tổng điều chỉnh toàn bộ nền kinh tế với các nội dung chủ yếu sau: - Thứ nhất , điều chỉnh sự can thiệp của chính phủ theo hướng là tăng hiệu quả của cơ chế thị trường Thực tế, việc nhà nƣớc gia tăng lƣợng cung tiền để kích thích đầu tƣ trong giai đoạn trƣớc mặc dù đã mang lại những tác động tích cực đến sự tăng trƣởng của nền kinh tế nhƣng đồng thời nó cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đó là tình trạng thâm hụt ngân sách và lạm phát gia tăng. Vì vậy, các nƣớc đã giảm tỷ trọng chi tiêu của nhà nƣớc để giảm thâm hụt ngân sách, hạn chế mức cung tiền để ngăn chặn lạm phát. Lý thuyết trọng tiền là cơ sở lý luận cho điều chỉnh kinh tế đó. Ở Mỹ, chính phủ đã thực hiện việc giảm chi tiêu ngân sách, ví dụ nhƣ: cắt giảm chi phí quốc phòng từ mức thƣờng xuyên chiếm 35-38% ngân sách trƣớc năm 1984 xuống mức 30%. Các cơ quan tài chính Mỹ áp dụng các biện pháp mới về điều tiết các 17
  23. nguồn thanh toán tự do góp phần làm cho tốc độ tăng cung ứng tiền tệ giảm xuống, nhờ đó chỉ số giá cả đã giảm từ 12,4% năm 1980 xuống 8,9% năm 1981 và 3,9% năm 1982. Ở nƣớc Anh, chính phủ đã tiến hành tƣ nhân hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc trong các lĩnh vực khai thác than, sắt thép, cung cấp gas, điện, nƣớc, đƣờng sắt, vận tải, hàng không và viễn thông. Bên cạnh đó, Anh cũng thực hiện tƣ nhân hóa nhà ở công cộng và đồng thời hạn chế chi tiêu và cải cách chế độ tài chính đối với các chính quyền địa phƣơng. Chính sách tiền tệ đƣợc tập trung vào mục tiêu kiểm soát lạm phát. Ngân hàng trung ƣơng đã nâng cao mức thanh toán và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hạn chế việc tăng khối lƣợng tiền tệ. Nhờ đó mà thâm hụt ngân sách đã giảm từ 4% GDP năm 1980 xuống 1,5% năm 1983, chỉ số giá cả giảm từ 11,2% năm 1981 xuống 4,6% năm 1983. Về thực chất, những nội dung điều chỉnh này là sửa đổi cách thức can thiệp của nhà nƣớc và sự vận động của hệ thống tài chính - tiền tệ. Sau một loạt các biện pháp ổn định tài chính – tiền tệ thì xu hƣớng nới lỏng điều tiết của nhà nƣớc, không can thiệp quá sâu vào hoạt động của nền kinh tế đã trở thành xu hƣớng chủ đạo. Việc khắc phục lạm phát cao và giảm chi tiêu nhà nƣớc sẽ chủ yếu dựa vào các giải pháp kinh tế có tính phòng ngừa và mềm dẻo nhằm duy trì mức lạm phát phù hợp với nhịp độ tăng trƣởng kinh tế. Chính phủ sử dụng lãi suất tín dụng nhƣ một hệ thống “van điều chỉnh” cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. - Thứ hai, kích thích phát triển khu vực kinh tế tư nhân Tốc độ tăng đầu tƣ tƣ bản cố định ở các nƣớc tƣ bản giảm sút nghiêm trọng trong thập niên 1970 là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đình trệ của nền kinh tế. Do vậy, chính phủ các nƣớc đã chủ trƣơng huy động mọi khả năng của nền kinh tế để kích thích đầu tƣ tƣ nhân. Chính phủ Mỹ đã cắt giảm 25% thuế thu nhập cá nhân trong vòng 3 năm (1981-1984). Hệ thống thuế thu nhập từ mức tối đa 50% và tối thiểu 10% đã giảm xuống tỷ lệ tƣơng ứng là 30% và 10%. Ở Anh và các nƣớc Tây Âu cũng có các biện pháp điều chỉnh thuế tƣơng tự. Có điểm khác là các nƣớc này giảm thuế trực thu đồng thời với việc mở rộng thuế giá trị gia tăng, chuyển gánh nặng thuế từ ngƣời kinh doanh sang ngƣời tiêu dùng để hạn chế tiêu dùng, tăng tiết kiệm . Thực tế cho thấy, các biện pháp điều chỉnh thuế, giảm chi tiêu nhà nƣớc có hiệu quả thực sự nếu những biện pháp này đƣợc kết hợp với việc thực hành phi điều chỉnh hóa ở một số lĩnh vực thuộc phạm vi sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nƣớc. việc nhà nƣớc nới lỏng mọi sự kiểm soát hành chính đẻ các doanh nghiệp tự do kinh doanh thích ứng với xu thế tự do hóa, vừa giảm đƣợc chi phí quản lý của nhà nƣớc. - Thứ ba, điều chỉnh cơ cấu kinh tế 18
  24. Sự đình trệ của nền kinh tế trƣớc tác động của khủng hoảng dầu lửa phản ánh sự khủng hoảng cơ cấu kinh tế trong các nƣớc tƣ bản. Trong giai đoạn trƣớc, các nƣớc tƣ bản dã phát triển mạnh các ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều nguyên nhiên liệu, phụ thuộc quá nhiều vào nguồn năng lƣợng dầu lửa nhập ngoại giá rẻ. Vì vậy, khi giá dầu tăng cao, những ngành sản xuất sử dụng nhiều năng lƣợng giảm sút nhanh chóng do thiếu hụt nguồn tài chính cho việc nhập khẩu dầu lửa đã kéo theo sự sụt giảm của nền kinh tế, đặc biệt là với những nƣớc nhập khẩu nhiều dầu lửa. Mặt khác, do kinh tế tăng trƣởng tƣơng đối nhanh trong nhiều năm nên tiền lƣơng ở các nƣớc tƣ bản cũng tăng lên, sức cạnh tranh của những ngành sử dụng nhiều lao động sẽ giảm sút so với các nƣớc đang phát triển. Thực trạng đó cho thấy điều chỉnh cơ cấu kinh tế trở thành một yêu cầu cấp bách. Hƣớng điều chỉnh là giảm bớt những ngành sử dụng nhiều năng lƣợng và nhân công, đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật- công nghệ để giảm tiêu hao nguyên liệu và năng lƣợng. Đồng thời, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng dịch chuyển lao động và vốn từ các ngành sản xuất vật chất sang các ngành dịch vụ sẽ tạo điều kiện cho các ngành sản xuất vật chất tổ chức lại, kết cấu lại theo hƣớng ngày càng hiện đại. Sự cải cách cơ cấu trong ngành công nghiệp đã trở nên rõ rệt hơn với sự phát triển rất nhanh của các ngành công nghiệp kỹ thuật cao. Trong thực tế, vào những năm 1980, các nƣớc tƣ bản đã đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học- kỹ thuật mới, thúc đẩy sự ra đời của những ngành có hàm lƣợng khoa học – công nghệ cao, sử dụng ít lao động, nhƣng đem lại giá trị gia tăng lớn. Nhằm phục vụ yêu cầu phát triển các ngành sản xuất vật chất công nông nghiệp cùng với các nhu cầu ngày càng đa dạng của đời sống xã hội, các ngành dịch vụ cũng đƣợc mở rộng và hiện đại hóa nhanh chóng. Sự phát triển đa dạng của các loại hình dịch vụ sản xuất và đời sống đã góp phần tích cực nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội và đóng góp vào tăng trƣởng chung của nên kinh tế. Đó cũng là tiền đề để các nƣớc tƣ bản phát triển thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức khi bƣớc vào thế kỷ XXI. Trong khi chuyển dịch cơ cấu trong nƣớc theo hƣớng trên, các nƣớc tƣ bản đã đẩy mạnh việc chuyển giao các ngành có công nghệ lạc hậu hơn, tiêu tốn nhiều nguyên liệu, năng lƣợng và sử dụng nhiều lao động, thậm chí gây nhiều ô nhiễm sang các nƣớc đang phát triển. - Thứ tư, điều chỉnh các quan hệ kinh tế quốc tế Các cuộc “chiến tranh thƣơng mại” là biểu hiện những mâu thuẫn mới giũa các nƣớc tƣ bản nhƣng nó không dẫn đến các cuộc xung đột vũ trang nhƣ trƣớc đây. Các nƣớc tƣ bản đã tìm cách làm dịu những mâu thuẫn này thông qua các cuộc gặp gỡ cấp cao nhằm tìm ra các giải pháp chung để đƣa nền kinh tế của họ ra khỏi bế tắc, mà mở đầu la hội nghị những ngƣời đúng đầu sáu nƣớc tƣ bản lớn (Mỹ, Nhật Bản, CHLB 19
  25. Đức, Anh, Pháp, Italia) tại Pháp tháng 11-1975. Năm 1976 đã diễn ra cuộc họp thƣợng đỉnh lần thứ II gồm 7 nƣớc (có thêm Canada) và từ đó gọi là nhóm G7. Hằng năm hội nghi thƣợng đỉnh G7 đƣợc tổ chức để bàn về các vấn đề kinh tế, chính trị trên thế giới và đƣa ra các chính sách của họ. Những chính sách đó không những chỉ có tác động đến kinh tế mỗi nƣớc mà còn ảnh hƣởng sâu sắc đến tinh hình kinh tế thế giới. Trong quan hệ thƣơng mại quốc tế, tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) đã ra đời thay thế cho GATT nhằm khắc phục tình trạng bảo hộ mậu dịch mới xuất hiện trong giai đoạn trƣớc. Ngoài ra, nhiều tổ chức, diễn đàn kinh tế khu vực cũng đã ra đời nhằm xây dựng các khu vực mậu dịch tự do, liên minh kinh tế nhằm tăng cƣờng khả năng cạnh tranh với các khu vực khác nhƣ diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng (APEC), hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), liên minh châu Âu (EU) Tăng cƣờng các hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài, diều chỉnh dòng chảy và phƣơng thức đầu tƣ quốc tế là một nét mới trong điều chỉnh kinh tế các nƣớc tƣ bản. Trong hai thập niên cuối Thế kỷ XX, FDI của toàn thế giới đã gia tăng nhanh chóng, từ 511,9 tỷ USD năm 1980 đã tăng lên 1.700 tỷ USD năm 1990 và 4.000 tỷ USD năm 1998 nhƣng dòng chảy FDI thế giới đã có sự thay đổi lớn. Trong những năm 1950- 1960, dòng chảy của FDI thƣờng tập trung vào các nƣớc đang phát triển (chiếm khoảng 70% tổng số), 30% còn lại là đầu tƣ vào các nƣớc tƣ bản phát triển, thì từ đầu thập kỷ 1990 dòng chảy của vốn đã đổi theo chiều ngƣợc lại, vốn đầu tƣ vào các nƣớc đang phát triển giảm xuống chỉ còn chiếm 16,8%. Năm 1989, FDI của Nhật Bản tập chung chủ yếu ở Bắc Mỹ (chiếm 50,2%) và Châu Âu (21,9%). Mỹ là nƣớc nhận đƣợc vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhất với 193 tỷ USD, chiếm gần 1/3 tổng số vốn FDI của thế giới, đồng thời cũng là nƣơc đầu tƣ ra nƣớc ngoài lớn nhất đạt tới 133 tỷ USD. Đáng chú ý là những lĩnh vực công nghệ hiện đại có thể đem lại lợi nhuận cao nhƣng cần nhiều vốn là những lĩnh vực đƣợc chú ý đầu tƣ. Sự thay đổi dòng vận động của vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo xu hƣớng gia tăng tỷ trọng đầu tƣ vào các nƣớc phát triển có nhiều nguyên nhân. Thực tế cho thấy, một nƣớc thƣờng không có lợi thế sản xuất tất cả các mặt hàng để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của xã hội, các doanh nghiệp trong nó không phải lúc nào cũng đủ khả năng về vốn, công nghệ, nhân lực để đầu tƣ vào những lĩnh vực công nghệ cao, đòi hỏi đầu tƣ lớn. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế mở, sự xâm nhập và phụ thuộc lẫn nhau sẽ làm tăng thêm sự an toàn, sự chia sẻ rủi ro khi có các sự cố bất lợi khó lƣờng xảy ra cho một nƣớc. Đồng thời, đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài lại chính là biên pháp tốt nhất để một nƣớc né tránh các hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nƣớc khác. Trong khi đó, các nƣớc đang phát triển thƣờng không có đủ kết cấu hạ tầng, trình độ của ngƣời lao động thấp không đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển các ngành với 20
  26. công nghệ hiện đại, thị trƣờng tiêu thụ có hạn vì thu nhập thấp, sức mua thấp đã bị giảm dần lợi thế cạnh tranh trong việc hấp dẫn các nguồn FDI. Về thƣơng mại quốc tế, chính phủ có chính sách hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu, cụ thể là cấp tín dụng ƣu đãi cho các nhà xuất khẩu dƣới hai hình thức: thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu; cung cấp tín dụng ƣu đãi cho các nhà xuất khẩu (khoản chênh lệch giữa lãi suất ƣu đãi và lãi xuất thị trƣờng đƣợc nhà nƣớc chi trả từ vốn ngân sách). Trong nhiều trƣờng hợp, nƣớc nhập khẩu còn đƣợc vay tín dụng ƣu đãi của các nƣớc xuất khẩu để nhập khẩu theo các hợp đồng đã ký kết. Nhà nƣớc còn bảo hiểm cho những thiệt hại rủi ro trong hoạt động xuất khẩu do sự không ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế. Việc tài trợ của nhà nƣớc cho xuất khẩu còn đƣợc thực hiện dƣới hình thức bồi hoàn thuế, tức nhà nƣớc sẽ trả một phần thuế cho những nhà xuất khẩu nhập nguyên liệu và bán thành phẩm để sản xuất phục vụ xuất khẩu. Nhìn chung, các chính sách điều chỉnh đã có tác dụng đáng kể đƣa nền kinh tế các nƣớc tƣ bản thoát khỏi tình trạng suy thoái và đình trệ (1974 - 1982). Từ năm 1983 đén 1990 kinh tế các nƣớc tƣ bản phục hồi với nhịp độ tăng trƣởng bình quân đạt 3,2%/năm, cao hơn mức 2,4% của giai đoạn 1973 - 1982. Trong những năm 1990 khủng hoảng tuy vẫn xảy ra ở một số nƣớc nhƣng mức độ suy thoái không trầm trọng nhƣ trƣớc và không trùng pha giữa các nƣớc với nhau. Giai đoạn 1993 - 2000, tốc độ tăng trƣởng GDP của các nƣớc phát triển đạt 3,1%. Bảng 1.1 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế các nƣớc tƣ bản (Đơn vị tính: %) Năm Mỹ Nhật Bản EU 1990 1,3 5,6 2,5 1991 -1,0 4,5 1,5 1992 2,7 1,1 0,9 1993 2,3 0,1 0,5 1994 3,5 0,5 2,8 1995 2,0 0,9 2,5 1996 2,4 2,7 1,6 1997 3,7 1,1 2,5 1998 4,4 -2,5 2,9 1999 4,2 0,6 2,1 2000 5,2 1,4 3,4 Nền kinh tế Mỹ đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 3,0%/ năm trong những năm 1980-1990. Sau đó bị suy thoái nhẹ vào năm 1991 (GDP giản 1%), nhƣng tính chung trong 10 năm (1990-1999) vẫn đạt tốc độ tăng bình quân 3,4%/năm. Năm 2000 tăng 21
  27. trƣởng kinh tế Mỹ đạt tới đỉnh cao nhất là 5,2%. Nền kinh tế Nhật Bản đã sớm ra khỏi tình trạng trì trệ và giữ tốc độ tăng trƣởng với mức bình quân 4%/năm trong giai đoạn 1980-1990. Tuy nhiên, trong thập niên 1990, Nhật Bản lại rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trƣởng bình quân chỉ đạt 1,4%/năm. Kinh tế các nƣớc Tây Âu phục hồi chậm chạp hơn. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong các giai đoạn tƣơng ứng của Pháp là 2,3% và 1,7%, Đức là 2,2% và 1,5%, Italia là 2,4% và 1,2%, Anh là 3,2% và 2,2%. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ câu kinh tế theo hƣớng giảm các ngành sản xuất vật chất đồng thời tăng các ngành dịch vụ cũng thể hiện rất rõ trong nền kinh tế các nƣớc tƣ bản phát triển. Thực tế, khu vực I đã có xu hƣớng giảm xuống ngay từ trong quá trình công nghiệp hóa diễn ra ở các nƣớc trƣớc chiến tranh thế giới thƣ hai nhƣng có xu hƣớng giảm tỷ trọng khu vực II chỉ diễn ra trong khoảng 20 năm cuối thế kỷ XX. Đồng thời với quá trình đó là sự gia tăng tỷ trọng của khu vực III. Những ngành đƣợc đẩy mạnh phát triển trong các nƣớc tƣ bản từ những năm cuối thê kỷ XX là các ngành công nghệ cao nhƣ kỹ thuật điện tử, năng lƣợng mới, thông tin quang học, vật liệu mới, công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ khai thác khoảng không Bảng 1.2. Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế Đơn vị : % Năm 1970 Năm 1990 KV I KV II KV III KV I KV II KV III Mỹ 2,9 31,7 64,7 2 26,4 71,6 Nhật Bản 8,6 43,0 48,4 3 41,0 56 CHLB Đức 3,4 51,6 45 2 37 62 Anh 2,8 42,7 54,5 2 37 62 Pháp 6,9 54,4 38,7 3 29 67 Cơ cấu kinh tê của các nƣớc tƣ bản còn thay đổi theo hƣớng phát triển mạnh mẽ các ngành khoa học công nghệ mới, đồng thời thúc đẩy quá trình quốc tế hóa nền kinh tế. Tỷ trọng các ngành công nghệ cao đã chiếm trên 50% tổng số sản phẩm xã hội ở Mỹ, chiếm trên 30% ở Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp Khoa học công nghệ đã góp tới 50 - 60% vào sự tăng trƣởng kinh tế, trong đó 3/5 là do tăng năng suất lao động. Ở các nƣớc tƣ bản phát triển,cơ cấu,trình độ nghiệp vụ và các yếu tố cấu thành giá tri hàng hóa sức lao động cũng biến đổi. Tỷ trọng lao động trong các ngành có hảm lƣợng khoa học công nghệ cao tăng lên. Tỷ lệ “công nhân cổ xanh” trong các ngành công nghiệp Mỹ giảm từ 30% năm 1960 xuống 20% năm 1980, hiện nay còn thấp hơn 22
  28. rất nhiều. Trong thời đại kinh tế tri thức, chính phủ và các công ty tƣ nhân đã chú trọng đầu tƣ nâng cao trình độ của đội ngũ ngƣời lao động. Cùng với sự tăng trƣởng kinh tế, thu nhập, và chi tiêu cho việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời lao động cũng đƣợc nâng lên. Các nƣớc tƣ bản phát triển hiện nắm phần lớn tổng sản lƣợng sản xuất và cũng là những nƣớc có mức thu nhập bình quân đầu ngƣời vào loại cao nhất thế giới. Thực tế cho thấy, quá trình điều chỉnh kinh tế ở các nƣớc tƣ bản phát triển chính là thực hiện cải cách một bƣớc triệt để nền kinh tế cả về cơ cấu và cơ chế diều tiết trƣớc xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Nó đã có tác dụng đáng kể đối với sự phát triển kinh tế, song các nƣớc tƣ bản vẫn chƣa giải quyết đƣợc nhiều căn bệnh cố hữu của nó. Do vậy, chính sách điều chỉnh kinh tế đã phá vỡ các tƣơng quan truyền thống và tạo dựng thế quan hệ cạnh tranh mới. Điều đó cũng làm cho cạnh tranh giữa các nƣớc công nghiệp chủ yếu trở nên đa dạng và quyết liệt hơn. Đây là một trong những vấn đề mà nền kinh tế các nƣớc công nghiệp chủ yếu sẽ phải đối mặt trong những năm đầu thế kỷ XXI. Thực tế, thập kỷ đầu tiên thế kỷ XXI đánh dấu nhũng biến động lớn của nền kinh tế các nƣớc tƣ bản. Năm 2001, tốc độ tăng trƣởng của các nƣớc tƣ bản phát triển đều giảm sút, Mỹ chỉ còn 1,1%; EU là 1,7% và Nhật Bản thậm chí còn tăng trƣởng âm 0,9%. Những năm sau đó, tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở các nƣớc đã đƣợc cải thiện tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tế thế giới đã bùng phát từ Mỹ năm 2007, lan tỏa nhanh chóng ra toàn thế giới và tạo ra cơn địa chấn với nền kinh tế thế giới. Xét về bản chất, cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ chính sách tín dụng thế chấp rủi ro cao với thị trƣờng bất động sản và chính sách tiền tệ nới lỏng đƣợc duy trì trong thời gian dài khi thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ của chính phủ đã dẫn tới sự hình thành siêu bong bóng tài chính và bất động sản. Tình trạng khó khăn , đổ vỡ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã lan nhanh sang các ngành sản xuất kinh doanh khác nhƣ ngành công nghiệp ô tô, xây dựng Cuộc khủng hoảng bùng nổ từ Mỹ đã lan sang các nền kinh tế Tây Âu. Thực tế cho thấy, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh doanh nhƣ tài chính ngân hàng, công nghiệp ô tô, điện tử, bất động sản vốn đƣợc coi là siêu lợi nhuận đã rơi vào tình trạng suy sụp. Năm 2008, tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở hầu hết các nƣớc tƣ bản phát triển đều sụt giảm mạnh. Năm 2009, hầu hết các nền kinh tế tƣ bản phát triển nhất đều rơi vào tình trạng suy thoái. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế ở Mỹ là -2.6%; CHLB Đức là -4.7%; Nhật Bản là -6.3%; Anh -4.9%; Pháp -2.5%. Tính chung, tăng trƣởng kinh tế các nƣớc phát triển là -3.4%. 23
  29. Bảng 1.3. Tốc độ tăng trƣởng GDP của các nƣớc tƣ bản phát triển (Đơn vị:%) Bình quân Quốc gia 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1993-2002 Mỹ 3,4 3,1 2,7 1,9 0,0 -2,6 2,8 CHLB Đức 1,5 0,9 3,6 2,8 0,7 -4,7 3,5 Pháp 2,0 2,0 2,4 2,3 0,1 -2,5 1,5 Anh 3,1 2,2 2,8 2,7 -0,1 -4,9 1,3 Tây Ban Nha 3,2 3,6 4,0 3,6 0,9 -3,7 -0,1 Nhật Bản 0,8 1,9 2,0 2,4 -1,2 -6,3 3,9 Trong bối cảnh ấy , để ngăn chặn ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nƣớc tƣ bản phát triển đã có những kế hoạch khẩn cấp với những biện pháp kinh tế và một khối lƣợng tiền lớn để khắc phục khủng hoảng, kích thích nền kinh tế. Các biện pháp tập trung vào việc hỗ trợ các lĩnh vực , khu vực dễ bị tổn thƣơng nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế. Các nƣớc tƣ bản Mỹ , Nhật Bản , Pháp đặt trọng tâm vào việc giải cứu các tập đoàn tài chính lớn khỏi nguy cơ sụp đổ , ổn định hoạt động của hệ thống tín dụng – ngân hàng và thị trƣờng chứng khoán. Chính phủ một số nƣớc còn giành khoản tiền lớn để cứu trợ cho các ngành công nghiệp quan trọng là xƣơng sống của nền kinh tế khỏi bị sụp đổ nhƣ các ngành công nghiệp ô tô, điện tử, xây dựng , đầu tƣ vào lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, các hoạt động nghiên cứu phát triển năng lƣợng thay thế vào những ngành có hàm lƣợng giá trị gia tăng cao. Cụ thể nhƣ sau : - Cắt giảm lãi suất : Lãi suất ở Mỹ còn 0-0.25%; ở Nhật Bản 0.1%, ở Anh 1.5% và bơm tiền vào hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo tính thanh khoản, thúc đẩy lƣu thông tiền tệ nhằm tạo điều kiện gia tăng đầu tƣ sản xuất, nhất là đối với các ngành kinh tế then chốt của nền kinh tế. - Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là với loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣ bảo lãnh các khoản nợ: CHLB Đức 540 tỷ USD, Pháp 40 tỷ Euro, chính phủ mua lại cổ phần hoặc cấp vốn trực tiếp cho các ngành sản xuất then chốt: Mỹ đã cấp 17,4 tỷ USD cho 2 tập đoàn General Motor và Chrysler, EU hỗ trợ 30 tỷ Euro cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhật Bản lập quỹ bảo đảm tín dụng ngắn hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với 275 tỷ USD. 24
  30. - Kích cầu đầu tƣ vào tiêu dùng nội địa: EU giảm thuế cho các ngành dịch vụ sử dụng nhiều lao động, Nhật Bản mở rộng các khoản cho vay , miễn thuế để mua nhà , Mỹ cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp và cá nhân . - Đảm bảo an sinh xã hội: EU giảm thuế với ngƣời có thu nhập thấp, chi 14,4 tỷ Euro cho việc đẩy mạnh nghiên cứu và đào tạo nghề; CHLB Đức, Nhật Bản thực hiện giảm phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội Nhìn chung, các giải pháp đƣợc chính phủ các nƣớc tƣ bản phát triển đƣa ra nhằm khắc phục hậu quả của khủng hoảng và ngăn chặn suy thoái kinh tế đã mang lại những tác động tích cực. Nhiều tập đoàn lớn đã tránh đƣợc sự đổ vỡ. Các ngành sản xuất cơ bản khôi phục, tỷ lệ thất nghiệp có xu hƣớng giảm. Năm 2010, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Mỹ đã đƣợc khôi phục đạt 2,8% và CHLB Đức 3,5%, Nhật Bản 3,9% Tính chung tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc tƣ bản phát triển năm này đạt 3,0%. Mặc dù đã đạt đƣợc một số kết quả trong khôi phục kinh tế nhƣng hầu hết các nƣớc tƣ bản phát triển lại rơi vào một cuộc khủng hoảng mới đó là khủng hoảng nợ. Vấn đề này đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng với một số quốc gia thuộc EU nhƣ Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha. Theo báo cáo của OECA (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) năm 2011, nếu tính tỷ lệ nợ so với GDP thì Nhật Bản là nƣớc có số nợ cao nhất bằng 213% GDP. Số nợ của Mỹ chiếm khoảng 101% GDP. Một số nƣớc có số nợ cao hơn 100% GDP nhƣ Hi Lạp, Italia , và Ailen, Bỉ. Số nợ của Anh và Pháp tƣơng ứng là 89% và 97% GDP. Bảng 1.4. Tỷ lệ nợ so với GDP của một số nƣớc tƣ bản phát triển (Đơn vị:%) Quốc gia Tỷ lệ nợ/GDP Quốc gia Tỷ lệ nợ/GDP Nhật Bản 213 Bồ Đào Nha 111 Hi Lạp 157 Mỹ 101 Italia 129 Bỉ 101 Aixơlen 121 Pháp 97 CH Ailen 120 Anh 89 Nhìn chung, trong hiện tại và trong tƣơng lai gần, các nƣớc tƣ bản phát triển vẫn còn nhiều việc phải làm nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua cùng những khó khăn, thách thức mới nảy sinh. 25
  31. Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày nguồn gốc ra đời của phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa. 2. Trình bày vai trò của tích lũy nguyên thủy tƣ bản. 3. Phân tích tiền đề, tiến trình, đặc điểm của cách mạng công nghiệp tại Anh trong thế kỷ XVIII. Bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu vấn đề này là gì? 4. Phân tích đặc điểm cách mạng công nghiệp ở Anh. 5. So sánh cách mạng công nghiệp ở Anh so với cách mạng công nghiệp ở Đức và Pháp trong thế kỷ 18. 6. Kinh tế các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa trong giai đoạn 1914 - 1945 có đặc điểm nhƣ thế nào? 7. Nêu những đặc điểm cơ bản của kinh tế các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa giai đoạn 1951 - 1973. 8. Tại sao kinh tế các nƣớc tƣ bản phát triển nhanh trong giai đoạn 1951 – 1973. 9. Trình bày những điều chỉnh kinh tế của các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa từ năm 1985 cho đến nay. 10. Tại sao các nƣớc tƣ bản trong giai đoạn hiện nay phải thực hiện nhiều điều chỉnh về kinh tế? 26
  32. CHƢƠNG 2. KINH TẾ NƢỚC MỸ 2.1. Kinh tế Mỹ trƣớc khi giành độc lập (trƣớc 1776) 2.1.1. Công cuộc khẩn thực của ngƣời Châu Âu Nƣớc Mỹ, cũng nhƣ châu Mỹ đƣợc tìm ra sau những phát kiến địa lý vĩ đại vào cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI. Sau những phát kiến địa lý vĩ đại, ngƣời châu Âu lần lƣợt đặt chân lên châu Mỹ mà lịch sử gọi đó là công cuộc “khẩn thực”. Trên giải lục địa châu Mỹ đã bắt đầu hình thành những vùng thuộc địa của bọn thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp Đặc điểm kinh tế vùng thuộc địa Bắc Mỹ ở nƣớc Anh bấy giờ có tình trạng hàng loạt nông dân bị mất ruộng đất, họ muốn sang Bắc Mỹ sinh sống và nuôi hi vọng sẽ trở thành những chủ ruộng đất ở đó. Việc một số lƣợng đông đảo nông dân Anh tham gia vào hoạt động khẩn thực đã góp phần đáng kể xây dựng chỗ đứng cho ngƣời Anh ở Bắc Mỹ. Do nhu cầu mở rộng khai thác và bóc lột, thực dân Anh có du nhập vào Bắc Mỹ một số ngành công nghiệp nhƣ dệt, khai mỏ, luyện kim Về hoạt động thƣơng nghiệp việc buôn bán giữa các vùng thuộc địa Bắc với châu Phi, Châu Âu đƣợc tiến hành từ khá sớm. Những mặt hàng buôn bán trao đổi là đƣờng mật, rƣợu, nô lệ, lông thú Các vùng thuộc địa miền Trung là nơi sinh sống của những ngƣời nông dân tự do và chủ các ấp trại. Ở đây điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi. Việc sử dụng ruộng đất trong canh tác đƣợc thực hiện trên cơ sở hợp đồng tự do hoặc chính phủ cấp cho dân cƣ sử dụng với mức thuế vừa phải. Các vùng thuộc địa phía Nam đất đai màu mỡ, khí hậu ở đây nóng ẩm rất thuận lợi cho hoạt động trồng trọt. Cơ sở kinh tế ở đây là đồn điều quảng canh. Lực lƣợng lao động chủ yếu là những nô lệ da đen. Năm 1800, số nô lệ da đen làm việc trong các đồn điền lên tới 90 vạn ngƣời. Các vùng thuộc địa ở phía Nam, công thƣơng nghiệp phát triển yếu ớt. Do vậy lực lƣợng thống trị ở đây là các chủ đồn điền nô lệ. Trong quá trình thống trị, Anh luôn kỳm hãm Bắc Mỹ trong vòng ảnh hƣởng và lệ thuộc cả về kinh tế, chính trị. Ngoài ra với thuộc địa Bắc Mỹ, nhà nƣớc Anh còn có những chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của quý tộc và địa chủ. Nhìn chung sự thống trị của Anh ở Bắc Mỹ đã làm kỳm hãm xu hƣớng tiến bộ của lực lƣợng sản xuất tình trạng này kéo dài càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa Anh và thuộc địa Bắc Mỹ. Về phƣơng diện xã hội, những cƣ dân từ nhiều nƣớc châu Âu tới sinh cơ lập nghiệp ở Bắc Mỹ đều có nguyện vọng muốn thoát khỏi sự thống trị của Anh để hình thành quốc gia dân tộc độc lập. Nhƣ một tất yếu của lịch sử vào tháng 4 năm 1775 cuộc chiến trang giành độc lập đã bùng nổ ở Bắc Mỹ. Ngày 04 tháng 07 năm 1776, đại hội lục địa Bắc Mỹ đã họp và 27
  33. ra tuyên ngôn độc lập bản tuyên ngôn thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đến ngày 3 tháng 9 năm 1783 Anh chính thức công nhân nền độc lập của Mỹ. 2.1.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ thống trị của thực dân Anh. Trong quá trình thống trị, Anh luôn kỳm hãm Mỹ trong vòng ảnh hƣởng và lệ thuộc cả về kinh tế, chính trị. Về kinh tế, với công nghiệp Chính phủ Anh ban hành những đạo luật nhƣ cấm đƣa vào Mỹ các loại máy móc, mẫu hàng sáng chế và thợ cả Trong sản xuất, Anh quy định những sản phẩm công nghiệp của Mỹ chỉ dừng lại ở bán thành phẩm, chứ không đƣợc sản xuất hàng thành phẩm. Mỹ chỉ đƣợc sản xuất gang chứ không đƣợc sản xuất thép, chỉ đƣợc sản xuất đƣờng thô chứ không đƣợc sản xuất đƣờng tinh Với lĩnh vực thƣơng mại, từ năm 1551 - 1761, Chính phỉ Anh đã ban hành 125 đạo luật quy định hàng hóa của các nƣớc châu Âu nhập vào Mỹ bị đánh thuế nặng, hàng hóa trao đổi giữa Mỹ và nƣớc ngoài phải chuyên chở bằng tàu của Anh. Anh muốn nắm độc quyền thƣơng mại ở Mỹ. Về chính trị, Anh chia Mỹ thành 13 vùng tách biệt. Chính sách chia để trị của thực dân Anh đã ảnh hƣởng nhiều tới sự phát triển kinh tế nói chung ở Mỹ. Sau khi chia Mỹ thành 13 vùng thì Anh quy định giữa các vùng không đƣợc trao đổi buôn bán với nhau, mỗi vùng chỉ đƣợc trao đổi buôn bán trực tiếp với Anh. Nhà nƣớc Anh còn có những chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của quý tộc và địa chủ. Nhƣ việc khôi phục và củng cố mối quan hệ sở hữu ruộng đất kiểu nhƣ phong kiến của Anh ở Mỹ là cực kỳ phản động và trái với xu thế của lịch sử. Nhìn chung sự thống trị của Anh ở Mỹ đã làm kỳm hãm xu hƣớng tiến bộ của lực lƣợng sản xuất tình trạng này kéo dài càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa Anh và Mỹ. 2.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ trƣớc độc quyền (1776 - 1865) 2.2.1. Công cuộc di thực bành trƣớng đất đai mở rộng thị trƣờng Sau khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ra đời, nó tăng cƣờng bành trƣớng lãnh thổ. Chính sự cách biệt địa lý giữa châu Âu và châu Mỹ đã giúp Mỹ dễ dàng trở thành chủ nhân trên dải lục địa rộng lớn. Nƣớc Mỹ khi ấy bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, trải qua các cuộc chiến tranh và buôn bán, những vùng đất của Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp đã rơi vào tay Mỹ. Nhƣ vậy, lãnh thổ Mỹ đã trải rộng từ Đại Tây Dƣơng sang Thái Bình Dƣơng. Mỹ đã trở thành một đế quốc thực dân hùng mạnh. Khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thành lập thì diện tích của nó là 892.000 dặm vuông, nhƣng sau thời kỳ bành trƣớng tới năm 1853 diện tích nƣớc Mỹ lên tới 3.062.798 dặm vuông. Việc mở rộng đất đai đóng một vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển kinh tế của Mỹ. 2.2.2. Cách mạng công nghiệp và bành trƣớng lãnh thổ Dựa vào những tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi, cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra ở Mỹ vào những năm cuối của thế kỷ XVIII. Năm 1790, một ngƣời 28
  34. Anh di cƣ đã xây dựng nhà máy dệt đầu tiên. Trong một thời gian, vài thập kỷ nhà máy đã có vốn khá lên với 690.000 USD. Nhìn chung, trong 10 năm cuối của thế kỷ XVIII, có nhiều nhà máy dệt đã đƣợc xây dựng với tốc độ khá nhanh chóng, trong thời gian 25 năm (1815 - 1840) số lƣợng sợi bông sử dụng tăng lên 5 lần. Đồng thời vào đầu thế kỷ XIX, công nghiệp len dạ cũng đƣợc xúc tiến xây dựng: năm 1810 có 24 nhà máy. Từ năm 1830 ngƣời ta đã xây dựng những nhà máy quy mô lớn. Sự phát triển của công nghiệp nhẹ đã thúc đẩy sự ra đời phát triển của những ngành công nghiệp nặng. Năm 1810 có 153 lò cao, sản lƣợng thép đạt 33.908 tấn. Tới năm 1869 sản lƣợng thép lên tới 600.000 tấn. Vấn đề năng lƣợng cũng đƣợc nhanh chóng giải quyết. Các mỏ than đã đƣợc tập trung khai thác, năm 1860 sản lƣợng đạt 14,3 triệu tấn. Chính sự phát triển và mở mang công nghiệp đặt ra những vấn đề bức bách trong lĩnh vực giao thông vận tải. Nhìn chung tốc độ xây dựng đƣờng sá, cầu cống cũng diễn ra khá nhanh chóng. Riêng đƣờng sắt đƣợc xây dựng từ năm 1825, những tới năm 1850 đã có độ dài 14.518 km. Các kênh đào cũng đƣợc mở rộng, năm 1850 chiều dài của các kênh đào là 5950 km. Nhìn vào cách mạng công nghiệp Mỹ, tốc độ phát triển khá nhanh chóng. Năm 1850 giá trị sản lƣợng công nghiệp đã tăng lên 5 lần so với năm 1810. Trên đất nƣớc Mỹ, nhiều trung tâm công nghiệp đã hình thành. Sản xuất công nghiệp của Mỹ đã vƣơn lên đứng hàng thứ 4 thế giới. Cách mạng công nghiệp Mỹ đƣợc tiến hành trong điều kiện rất phong phú, có vị trí địa lý thuận lợi, dễ dàng mở mang hệ thống giao thông vận tải và có nguồn vốn, sức lao động, kỹ thuật từ châu Âu chuyển sang. Đó là những lợi thế rất lớn của cách mạng công nghiệp Mỹ. Sự phát triển của cách mạng công nghiệp Mỹ đi từ công nghiệp nhẹ nhƣng đã nhanh chóng chuyển sang công nghiệp nặng. Cuộc cách mạng công nghiệp Mỹ diễn ra và cơ bản hoàn thành trong thời gian ngắn hơn nhiều so với cách mạng công nghiệp Anh, Pháp. Công nghiệp sớm tác động vào nông nghiệp. Do vậy, ngành chế tạo máy nông nghiệp ở Mỹ rất phát triển. Công nghiệp sớm gắn bó với nông nghiệp là do nhu cầu khai khẩn vùng đất phía Tây rộng lớn và mầu mỡ. Chính sự phát triển của công nghiệp góp phần đẩy nhanh xuất khẩu ở Mỹ, từ năm 1800 tới năm 1850, giá trị xuất khẩu tăng từ 79 triệu đô la lên 144 triệu đô la. Nhƣng thời gian tiếp theo từ năm 1850 tới năm 1860 giá trị xuất khẩu tăng từ 144 triệu đô la lên 333 triệu đô la. Trong sản xuất nông nghiệp, sản lƣợng tăng với tốc độ khá nhanh chóng. Đó chính là kết quả của công cuộc khẩn thực trên quy môn rộng lớn. Năm 1860, sản lƣợng bông tiêu dùng trong nƣớc chỉ hết khoảng 1/5, còn 4/5 để xuất cảng. Mỹ đã trở thành 29
  35. nƣớc cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt của Anh, Pháp, Đức và nhiều quốc gia khác. Với thuốc lá từ năm 1850 tới năm 1860, sản lƣợng đã tăng lên gấp 2 lần, một nửa số sản phẩm đã đƣợc xuất sang Anh, Đức. Riêng các bang ở miền Nam của Mỹ từ năm 1820 – 1850, sản lƣợng lúa gạo tăng lên 3 lần. Sự phát triển của nông nghiệp nƣớc Mỹ đã hình thành hai hệ thống đối lập nhau, đó là sự biểu hiện khác nhau giữa hai khuynh hƣớng phát triển của chủ nghĩa tƣ bản trong nông nghiệp, ở miền Bắc nông nghiệp phát triển rất mạng mẽ còn ở miền Nam, chế độ nô lệ đồn điền vẫn ngự trị trong nông nghiệp. Ở miền Bắc trong sản xuất rất chú trọng ứng dụng kỹ thuật và sử dụng phổ biến các loại máy móc nông nghiệp và sức lao động làm thuê. Ở miền Nam chế độ nô lệ dồn điền là sự bóc lột man rợ với ngƣời lao động, cũng nhƣ vơ vét kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ở các đồn điền nô lệ, bạo lực là yếu tố trực tiếp của sản xuất, cũng nhƣ mọi hình thức bóc lột. Trong sản xuất, các đồn điền phía Nam ít đƣợc sử dụng máy móc, kỹ thuật thay vào đó là khai thác và sử dụng tới kiệt quệ sức lao động của nô lệ da đen. Do vậy năng suất lao động thấp. 2.2.3. Nội chiến ở Mỹ (1861 - 1865) Nguyên nhân dẫn đến nội chiến ở Mỹ (1861 - 1865): - Mâu thuẫn phát sinh từ sự tồn tại của hai hệ thống nông nghiệp đối lập nhau cả về kinh tế và chính trị xã hội của Bắc Mỹ và Nam Mỹ; - Cả hai miền Bắc Mỹ và Nam Mỹ đều có xu hƣớng bành trƣớng ra phía Tây. - Các bang phía nam liên minh với nhau và ra tuyên bố ly khai khỏi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. - Nội chiến bùng nổ tháng 4 năm1861 và kết thúc tháng 4 năm1865 với sự chiến thắng thuộc về phe liên bang. 2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ độc quyền (1865 đến nay) 2.3.1. Thời kỳ bùng nổ kinh tế Mỹ (1865 - 1913) Sau cuộc nội chiến (1861 - 1865), từ một nƣớc phụ thuộc vào châu Âu, nƣớc Mỹ nhanh chóng trở thành quốc gia công nghiệp cũng nhƣ kinh tế đứng đầu thế giới. - Công nghiệp: giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp tăng 4,98 lần (từ 1.907 triệu USD (năm 1860) lên 9.498 triệu USD (năm 1894). Năm 1913 sản lƣợng thép của Mỹ vƣợt Đức 2 lần, vƣợt Anh 4 lần đạt 31,3 triệu tấn thép. Ngành khai thác than sản lƣợng gấp hơn 2 lần Anh và Pháp cộng lại. Năm 1882 mới xuất hiện nhà máy điện đầu tiên, đến năm 1913 sản lƣợng điện đạt 57 triệu Kwh. Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhƣ: may mặc, giầy da, chế biến thực phẩm cũng phát triển mạnh. 30
  36. Với nông nghiệp, nhà nƣớc có chính sách khuyến khích kinh tế trang trại nhƣ không đánh thuế vào hàng nông sản. - Nông nghiệp nước Mỹ đạt được những thành tựu lớn: Giá trị sản lƣợng nông nghiệp năm 1913 tăng 4 lần so với năm 1870, từ 2,5 tỷ USD lên 10 tỷ USD. Từ năm1870 đến năm1913 diện tích gieo trồng lúa mỳ tăng lên 4 lần. Nông nghiệp phát triển theo hƣớng chuyên canh, thâm canh, sử dụng máy móc và kỹ thuật để tăng năng suất. Nƣớc Mỹ cung cấp 9/10 bông; 1/4 lúa mạch trên thị trƣờng thế giới vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. - Giao thông vận tải được mở rộng phát triển: đƣờng bộ, đƣờng thuỷ, đặc biệt là đƣờng sắt. Giai đoạn 1865 - 1875, riêng ngành đƣờng sắt Mỹ đã thu hút 2 tỷ USD đầu tƣ của nƣớc ngoài. Đã xây dựng các tuyến đƣờng sắt nối liền Đông - Tây, Nam Bắc. Năm 1870 chiều dài đƣờng sắt của Mỹ là 85.000 km. Năm 1913 chiều dài đƣờng sắt của Mỹ đạt 411.000 km. Mỹ trở thành nƣớc có ngoại thƣơng phát triển và xuất khẩu tƣ bản. Năm 1899 xuất khẩu tƣ bản của Mỹ đạt 500 triệu USD, năm 1913 đạt 2.625 triệu USD. Năm 1870 kim ngạch xuất khẩu đạt 377 triệu USD, năm 1914 đạt 5,5 tỷ USD. Thị trƣờng đầu tƣ và buôn bán chủ yếu của Mỹ là Canađa, các nƣớc vùng biển Caribbean, Trung Mỹ, các nƣớc châu Á đặc biệt là Nhật Bản và Ấn Độ. 2.3.2. Kinh tế Mỹ từ chiến tranh thế giới thứ nhất đến chiến tranh thế giới hai (1914 - 1945) Nƣớc Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới I từ tháng 4 năm 1917 khi mới tham gia nền kinh tế bị xáo trộn.Tuy nhiên, chiến tranh lại kích thích nền kinh tế Mỹ phát triển sản phẩm công nghiệp tăng 1,7 lần, nông nghiệp tăng 1,5 lần. Bán vũ khí và thiết bị cho các nƣớc tham chiến thu đƣợc 35 tỷ USD lợi nhuận. Sau chiến tranh Mỹ trở thành trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tƣ bản chủ nghĩa, đồng thời là chủ nợ lớn nhất, riêng các nƣớc Tây Âu vay nợ của Mỹ là 7 tỷ USD. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1920 - 1921 cũng ảnh hƣởng đến nền kinh tế Mỹ nhƣng nền kinh tế đã nhanh chóng đƣợc khôi phục và bƣớc vào giai đoạn phát triển ổn định năm 1924 -1928. Tháng 10 năm 1929 xuất hiện khủng hoảng kinh tế. Đầu tiên là sự sụp đổ của công nghiệp sản xuất thép, lan sang các ngành xây dựng, vận tải, thƣơng nghiệp, nông nghiệp. 31
  37. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933, kinh tế Mỹ thụt lùi lại 20 năm: Sản xuất công nghiệp giảm 36%: 92 lò luyện thép với công suất 4 triệu tấn/năm bị phá huỷ; 6,4 triệu con lợn bị giết; 13 vạn công ty bị phá sản; hơn 10.000 ngân hàng bị đóng cửa; 100.000 lýt sữa bò đổ xuống cống; Năm 1932 có hơn 12 triệu ngƣời bị thất nghiệp (25% lực lƣợng lao động toàn nƣớc Mỹ lúc bấy giờ). Để cứu vãn nền kinh tế bị suy sụt trầm trọng, tổng thống Mỹ Rooselelt đã đề ra “đƣờng lối kinh tế mới” gồm một số điểm cơ bản: - Giúp đỡ hệ thống tài chính, ngân hàng phát triển, cho vay để khuyến kích tƣ bản tƣ nhân đầu tƣ, giảm giá đồng đô la Mỹ. - Trong công nghiệp, bắt buộc các xí nghiệp giảm sản xuất, thống nhất giá bán, quy định mức sản xuất từng xí nghiệp, quy định thị trƣờng tiêu thụ và mức tiền lƣơng cho công nhân. - Trong nông nghiệp, thực hiện chính sách nâng giá nông sản phẩm, giảm diện tích canh tác và trợ cấp cho các chủ trại. - Áp dụng các biện pháp giảm thất nghiệp bằng cách tạo ra việc làm mới nhờ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng. Tháng 12 năm 1941 Mỹ tham gia chiến tranh thế giới II. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ thiệt hại không đáng kể và Mỹ tiếp tục giàu lên vì chiến tranh nhờ bán vũ khí cho các nƣớc Đồng Minh, Mỹ thu đƣợc 117,2 tỷ USD lợi nhuận. Giai đoạn năm 1940 - 1945 sản xuất công nghiệp tăng gấp đôi; GDP tăng hơn 2 lần từ 99,7 tỷ USD lên 211,9 tỷ USD. Sau chiến tranh nƣớc Mỹ chiếm hơn 50% sản xuất công nghiệp, ¾ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, gần ¾ dự trữ vàng của hệ thống các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ thực hiện kế hoạch Marshall các nội dung cơ bản sau: - Kế hoạch Marshall viện trợ cho Tây Âu (12,5 tỷ USD (tính đến tháng 12 năm 1951), trong đó 16% là tƣ liệu sản xuất, còn lại là hàng tiêu dùng; viện trợ cho Nhật Bản 2,3 tỷ USD; - Xâm nhập thị trƣờng các nƣớc châu Á, Phi, Mỹ Latinh thông qua các chƣơng trình viện trợ. - Điều chỉnh nền kinh tế từ nền kinh tế phục vụ chiến tranh sang thời bình. 2.3.3. Kinh tế Mỹ từ sau chiến tranh thế giới hai (1945 – 1973) Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Mỹ đã thực hiện nhiều biện pháp điều chỉnh nền kinh tế: - Từ 1945, Chính phủ Mỹ đã áp dụng các biện pháp giảm sản xuất quân sự và phục hồi sản xuất dân dụng. 32
  38. - Chính phủ Mỹ tạo việc làm và cấp học phí cho hàng triệu quân nhân phục viên học nghề. Chính phủ chuyển nhƣợng cho tƣ nhân các cơ sở công nghiệp quân sự, khuyến khích đầu tƣ tƣ nhân. Tổng đầu tƣ tƣ nhân đạt 156,9 tỷ USD (1945 - 1949), trong đó đầu tƣ vào thiết bị mới bình quân mỗi năm là 14,4 tỷ USD. - Thực hiện xóa bỏ chế độ phân phối hàng tiêu dùng thời chiến, nới lỏng và kích thích tiêu dùng. - Thực hiện mở rộng bảo hiểm xã hội và nâng mức lƣơng tối thiểu, phát triển xây dựng nhà ở công cộng giá rẻ Giai đoạn năm 1951 – 1973, các chính sách kinh tế của chính phủ Mỹ thể hiện sự vận dụng học thuyết kinh tế của J. Keynes: - Tỷ lệ tích lũy tƣ bản trong GDP của Mỹ 15,3% giai đoạn (1964-1973), đầu tƣ tƣ nhân của Mỹ từ 1953-1973 tăng từ 53 tỷ USD lên 209 tỷ USD. - Nƣớc Mỹ tăng chi tiêu cho quân sự và đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học (chi của chính phủ cho nghiên cứu khoa học chiếm 50%, chú trọng các hạng mục điện tử, vi điện tử, máy tính điện tử, năng lƣợng nguyên tử, nghiên cứu vũ trụ - Phát triển khoa học giáo dục: Năm 1950, kinh phí giáo dục của Mỹ chiếm 3,38% tổng sản phẩm quốc dân, đến năm 1970 lên trên 7%. - Chính sách tiền lƣơng và phúc lợi xã hội cao: Thời kỳ năm 1950 - 1972, tốc độ tăng lƣơng danh nghĩa bình quân 4,7% (tốc độ tăng giá bình quân 2,5%); Tăng chi ngân sách cho phúc lợi xã hội (bảo hiểm xã hội cho ngƣời già, tàn tật, tai nạn lao động, thất nghiệp ). - Mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại: Tốc độ tăng GDP bình quân của Mỹ những năm 1953 -1973 là 3,5% (Nhật 9,8%, Pháp 5,2%, Tây Đức 5,9% ). Ở giai đoạn này Mỹ vẫn là cƣờng quốc kinh tế có ƣu thế về kinh tế, tài chính, tiền tệ, và khoa học - kỹ thuật nhƣng địa vị tƣơng đối của Mỹ trong nền kinh tế thế giới tƣ bản giảm sút liên tục. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tƣơng đối địa vị kinh tế của Mỹ là do: - Chính sách chạy đua vũ trang nên ngân sách quân sự tăng nhanh. - Lún sâu vào các cuộc chiến tranh (chiến tranh Việt Nam khoảng 352 tỷ USD). - Tốc độ tăng năng suất lao động giảm sút, lợi thế so sánh giảm xuống do tiền lƣơng của ngƣời lao động cao. - Đầu tƣ trong nƣớc tăng tƣơng đối chậm, đầu tƣ ra nƣớc ngoài tăng nhanh. - Đồng đôla Mỹ bị mất giá, hai lần phá giá đồng đôla (18-12-1971, USD giảm giá 7,89%; 13-2-1973, USD giảm 10%). - Phƣơng pháp quản lý trong công nghiệp không còn phát huy tác dụng từ những năm 1970. 33
  39. 2.3.4. Kinh tế Mỹ từ năm 1974 đến nay * Thời kỳ 1974 – 2000 Trong những năm 1974 – 1982, kinh tế Mỹ phát triển chậm và không ổn định.Khủng hoảng kinh tế đi liền với khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng nănglƣợng, khủng hoảng tài chính, tiền tệ. Tốc độ tăng trƣởng GDP chỉ đạt 2,3% trong khi của Nhật Bản đạt 4,7%. Cùng với sự giảm sút về kinh tế, tình trạng lạm phát, thất nghiệp cũng gia tăng. Thực trạng này bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: - Đầu tƣ vốn cho kinh tế tăng chậm, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 1974- 1975 đầu tƣ tƣ bản cố định giảm 16,6%, tình trạng giảm sút đầu tƣ là do điều kiện tái sản xuất tƣ bản không thuận lợi (lạm phát, thất nghiệp tăng, tỷ xuất lợi nhuận bình quân giảm sút). - Các cuộc khủng hoảng nguyên liệu và năng lƣợng 1974-1975, 1979-1982 với sự gia tăng của giá dầu đẫ tác động đến nền kinh té Mỹ, bởi lƣợng nhập khẩu dầu lửa của Mỹ chiếm tới 53% tỏng nhu cầu dầu trong nƣớc năm 1975. - Thị trƣờng trong nƣớc thu hẹp do thu nhập thực tế của ngƣời lao động giảm mạnh (lạm phát tăng, giá cả tăng nhanh). Nhìn chung, sự đình trệ kéo dài của nền kinh tế Mỹ trƣớc hết bắt nguồn từ mâu thuẫn nội tại của nền kinh tế. đó là mâu thuẫn giữa sức sản xuất đã phát triển với quy mô vô cùng lớn, vƣợt ra khỏi phạm vi quốc gia với cơ chế điều tiết nền kinh tế hƣớng vào trọng cầu. Sự phát triển không ổn định của nền kinh tế Mỹ trên trƣờng quốc tế đã đặt nền kinh tế Mỹ trƣớc những thách thức về vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế, khắc phục thâm hụt cán cân thƣơng mại và cán cân thanh toán, xác lập lại nguồn dự trữ ngoại tệ và điều chỉnh lại vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nƣớc. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng trì trệ kéo dài từ giữa những năm 1970 trở đi, đặc biệt là sau khủng hoảng kinh tế 1973-1975 và 1979-1982, ở Mỹ đã diễn ra quá trình điều chỉnh kinh tế với các chính sách và giải pháp: - Ủng hộ mạnh mẽ các nguyên tắc thị trƣờng tự do nhƣng chính phủ vẫn đóng một vai trò chính trong việc điều hành nền kinh tế Mỹ. Nƣớc Mỹ vẫn phải dựa vào chính phủ để giải quyết các vấn đề nhƣ giáo dục, bảo vệ môi trƣờng ngoài ra, chính phủ còn thực hiện chức năng nuôi dƣỡng các ngành công nghiệp mới và bảo vệ các doanh nghiệp Mỹ khỏi sự cạnh tranh với nƣớc ngoài. - Chính phủ Mỹ tiếp tục tăng chi tiêu ngân sách cho hoạt dộng nghiên cứu và triển khai. Trong những năm 1980, chi tiêu ngân sách của chính phủ cho nghiên cứu và triển khai gấp 3 lần những năm 1970 (từ 60 tỉ USD tăng lên 195 tỉ USD). Đồng thời, Mỹ cũng tăng cƣờng nhập khẩu các sản phẩm có hàm lƣợng kỹ thuật cao. Các ngành công nghệ kỹ thuật cao đƣợc Mỹ chú trọng là ngành công nghiệp otô, sản xuất máy tính (đặc biệt là phần mềm máy tính), thiết bị thông tin, chế tạo máy, công nghệ 34
  40. sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vũ trụ, công nghệ năng lƣợng . sự phát triển của các ngành này đã góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế - xã hội, khắc phục khủng hoảng nguyên liệu, năng lƣợng, khủng hoảng cơ cấu, góp phần nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng thé giới. - Chi ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục đào tạo cũng tăng nhanh. Năm học 1989- 1990, nhà nƣớc đầu tƣ cho giáo dục 153 tỷ USD tăng hơn so với năm học trƣớc 23 tỷ USD. Nhà nƣớc còn thực hiện trợ cấp đào tạo lại nghề nghiệp cho công nhân trong trƣờng hợp công ty làm ăn thua lỗ phải chuyển hƣớng sang ngành mới theo hƣớng của nhà nƣớc. - Để tạo điều kiện ổn định kinh tế, giảm bớt sự căng thẳng về chính trị - xã hội, chính phủ Mỹ đã thực hiện nhiều biện pháp để ổn định xã hội thông qua các chƣơng trình xã hội: hệ thống bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp hƣu trí, tuổi già, tàn tật do lao động hệ thống này đƣợc nhà nƣớc đứng ra tổ chức trên cơ sở đóng góp của ngƣời lao động, doanh nghiệp sử dụng ngƣời lao động và từ ngân sách nhà nƣớc. Bảng 2. 1 Tỷ lệ đóng góp cho quỹ trợ cấp xã hội của một số nƣớc tƣ bản chủ yếu Đơn vị: % Bên đóng góp Trích từ ngân Xí nghiệp Ngƣời lao động Các loại thuế sách Mỹ 49,5 15,2 34,8 0,5 Nhật Bản 26,1 25,0 48,9 0,0 Anh 31,9 14,7 51,7 1,7 Pháp 52,9 24,7 21,0 1,4 CHLB Đức 37,6 30,5 28,0 3,9 - Nhà nƣớc còn có chính sách khuyến khích phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm góp phần giải quyết việc làm. Loại hình doanh nghiệp này đƣợc ƣu đãi về tài chính tín dụng. Ở Mỹ có 10 ngân hàng với số vốn 16 tỷ USD, chuyên cấp vốn tín dụng cho khu vực sản xuất vừa và nhỏ. Nhà nƣớc còn chú ý dành hợp đồng cho khu vực sản xuất vừa và nhỏ. Năm 1987 trong 147 tỷ USD nhà nƣớc đặt hàng cho tƣ nhân, trong đó có 25,4 tỷ USD dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhờ giải pháp này mà phần lớn các lao động bị công ty lớn xa thải đã tìm đƣợc việc làm. Theo số liệu thống kê, ở Mỹ trong vòng 10 năm (1980- 1989) 500 công ty lớn chỉ tạo ra 3,5 triệu việc làm trong khi đó khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đã giải quyết đƣợc 20 triệu việc làm. Số ngƣời làm việc trong khu vực sản xuất vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động có việc làm (78,5 %). 35
  41. - Thực hiện đổi mới tổ chức và quản lý trong công nghiệp: vào đầu những năm 1980, nhiều công ty Mỹ đã tăng cƣờng đầu tƣ vốn để đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật và công nghệ, mục đích tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm trên thị trƣờng thế giới, song thực tế không đạt đƣợc nhƣ ý muốn. Để khôi phục sức mạnh vốn có của công nghiệp Mỹ, vấn đề cấp bách nhất là phải tạo cho các nhà quản lý kinh tế Mỹ có tƣ duy quản lý mới và trình độ tổ chức cao phù hợp với trang thiết bị và công nghệ tự động hoá. Đồng thời chú trong hơn việc nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho ngƣời lao động, tạo điều kiện cho ngƣời lao động tham gia quản lý sản xuất, tạo điều kiện cho các nhà khoa học nghiên cứu, ứng dụng thành tựu vào thực tế quản lý sản xuất. - Tăng cƣờng hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài: trong số các nƣớc tƣ bản phát triển, Mỹ vừa là nƣớc đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài lớn nhất nhƣng cũng vừa là nƣớc thu hút đầu tƣ trực tiếp từ nƣơc ngoài lớn nhất. Năm 1989 tổng số đầu tƣ của Mỹ ra nƣớc ngoài là 1.380 tỷ USD và thu hút đầu tƣ từ nƣớc ngoài là 2.288 tỷ USD. Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Mỹ tập trung chủ yếu vào các nƣớc phát triển. Năm 1950 đầu tƣ của Mỹ vào các nƣớc phát triển chiếm 48,3%; năm 1980 đã tăng lên chiếm 73,5% và năm 1990 chiếm 74,1% tổng vốn đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Mỹ cũng là nƣớc thu hút đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài lớn nhất từ giữa những năm 1980 trở đi. Năm 1990 trong tổng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Mỹ có tới 90% là từ các nƣớc tƣ bản phát triển, trong đó 63,5% là từ các nƣớc Tây Âu và Nhật Bản. Số vốn đầu tƣ trực tiếp của Tây Âu vào Mỹ đến năm 1970 là 9,55 tỷ USD; đến năm 1980 là 43,47 tỷ USD và năm 1990 lên tới 256,5 tỷ USD. Đầu tƣ của Nhật Bản vào Mỹ cũng tăng nhanh, tính đến năm 1990 tổng số đầu tƣ của Nhật Bản vào Mỹ là 83,5 tỷ USD. Thực tế, hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Mỹ đƣợc thực hiện bởi các công ty xuyên quốc gia. Đó là các công ty chủ yếu phát triển lên từ những công ty độc quyền lớn ở trong nƣớc. trong xu hƣớng quốc tế hoá sản xuất, thông qua đầu tƣ trực tiếp, thông qua “chế độ tham dự”, và hợp đồng kinh tế quốc tế, các công ty xuyên quốc gia có hệ thống chi nhánh các công ty ở khắp thế giới, hình thành “đế quốc” kinh doanh khổng lồ, do tƣ bản Mỹ độc quyền chi phối và quản lý. Giai đoạn Các chính sách và điều chỉnh kinh tế của Mỹ đã mang lại những tác dụng tích cực. Nền kinh tế Mỹ đã vƣợt qua đƣợc các cuộc khủng hoảng (1973- 1975), (1980- 1982) và bƣớc vào một giai đoạn phát triển tƣơng đối ổn định cho đến đầu những năm 1989 với nhịp độ khá cao Trong phát triển kinh tế, ƣu thế về công nghiệp của Mỹ đã vƣợt xa Tây Âu và Nhật Bản. Năm 1990, các công ty Mỹ kiểm soát 75% thị trƣờng máy vi xử lý của toàn thế giới, các công ty Mỹ cung ứng khoảng 80% giá trị kim ngạch buôn bán phần mền của thế giới. Nhờ công nghệ thông tin phát triển mạnh, hàm lƣợng kỹ thuật va tri thức 36
  42. đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế của Mỹ đã ngày càng tăng. Trong giai đoạn 1990- 2000, năng xuất lao động ở Mỹ tăng với tốc độ 2,5% bình quân hàng năm, gấp 2 lần so với tỷ lệ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn 1970- 1990. Cơ cấu kinh tế Mỹ cũng có những thay đổi căn bản. Từ những năm 1970, nền kinh tế Mỹ đã chuyển biến dần từ sản xuất hàng hoá sang cung cấp dịch vụ, chủ yếu là các nhóm ngành thƣơng mại, giao thông, các dịch vụ tiện ích, tài chính, du lịch và công nghệ thông tin. Ngành dịch vụ đã chiếm vị trí chủ đạo trong toàn nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát từ 2 con số cũng giảm xuống còn khoảng 3%. Tình trạng thâm hụt ngân sách đã từng bƣớc đƣợc khắc phục. Nhờ tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối cao liên tục trong nhiều năm, nƣớc Mỹ có điều kiện giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Tuy tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn cao hơn của Nhật Bản, nhƣng thất nghiệp của Mỹ chủ yếu là thất nghiệp cơ cấu. Tuy vậy, nền kinh tế Mỹ vẫn gặp không ít khó khăn. Thâm hụt cán cân thƣơng mại của Mỹ rất lớn. Năm 1989 thâm hụt 169,9 tỷ USD; năm 1995 tƣơng ứng là 196,2 tỷ USD; năm 1998 là 210 tỷ USD; năm 1999 với kỷ lục thâm hụt là 270 tỷ USD. Nợ của chính phủ liên bang so với GDP còn cao, theo số liệu của nợ chính phủ liên bang Mỹ năm 1993 so với GDP là 67,2%, năm 1999 là 62,6%. Nhìn chung, vào nhƣng năm 1990, nền kinh tế Mỹ có những biểu hiện phát triển kinh tế tốt hơn so với Nhật Bản và Tây Âu. Thực tế cho thấy, trong cuộc chạy đua về kinh tế giữa Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu những năm 1990, Mỹ thực hiện chính sách điều chỉnh linh hoạt với nền kinh tế để thích ứng với xu thế toàn cầu hoá và đi đầu trong chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế thông tin. Mỹ đã xác định đƣợc vai trò chủ chốt trong tiến trình tự do hoá về thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế với tính cách là nội dung chủ yếu của xu hƣớng toàn cầu hoá. 10 7 ,5 7 ,5 8 6 ,9 6 ,1 5 ,6 5 ,9 5 ,6 5 ,4 5 ,2 5 ,2 6 4 ,5 4 ,7 4 4 ,2 4 ,3 3 ,5 3 ,7 4 2 ,9 4 2 ,7 2 ,5 4 ,4 4 ,2 2 ,6 3 ,9 1 ,6 2 1 ,3 2 ,7 2 ,4 2 ,5 2 ,6 (% ) 2 ,3 2 ,3 2 ,4 2 1 ,3 2 ,2 0 ,8 3 1 ,1 0 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997-0 ,3 1998 1999 2000 2001 2002 -2 -1 -1 ,6 -2 ,2 -2 ,6 -4 -3 ,1 -3 ,8 -4 ,1 -4 ,1 -6 GDP L¹m ph¸t ThÊt nghiÖp Th©m hôt NS (%GDP) Biểu đồ2.1. Tình hình kinh tế Mỹ (1990 – 2002) * Thời kỳ từ năm 2000 đến nay Bƣớc sang thế kỷ XXI, nƣớc Mỹ gặp nhiều khó khăn mới. Đây cũng là thời kỳ nền kinh tế thế giới có nhiều biến động nhƣ nguy cơ khủng hoảng năng lƣợng toàn cầu, nguy cơ khủng hoảng lƣơng thực hay lạm phát ngày càng tăng tại nhiều quốc gia và một số nƣớc trong khu vực. Đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng 37
  43. phát từ Mỹ vào năm 2007 và lan rộng ra toàn thế giới vào năm 2008 đã để lại tác động tiêu cực với nền kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới. Ở nƣớc Mỹ, sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của lĩnh vực tài chính- chứng khoán, ngân hàng đã thu hút một nguồn vốn lớn trong khi ấy, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội không đƣợc đầu tƣ thích đáng, hậu quả là thị trƣờng chứng khoán, bất động sản và tín dụng ngân hàng tăng trƣởng nóng, ví dụ giá bất động sản tại Mỹ từ năm 2001 đến năm 2005 tăng 54%, thị trƣờng chứng khoán Mỹ tăng từ 30- 40% giai đoạn 2005- 2007 đã dẫn đến mất cân đối cơ cấu tài chính, khủng hoảng cơ cấu sản xuất. Nhìn vào biến động của kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới trong thời gian qua cho thấy, khủng hoảng thể chế quản lý tài chính – ngân hàng gắn liền với khủng hoảng cơ cấu sản xuất và khủng hoảng hàng hoá. Ba yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, tác động sâu sắc lẫn nhau làm cho tình hình kinh tế của Mỹ cũng nhƣ thế giới diễn biến hết sức phức tạp và khó lƣờng. Đứng trƣớc sóng gió của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, chính phủ Mỹ đã có một số hành động ứng phó sau: - Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã thực hiện bơm tiền vào hệ thống ngân hàng thƣơng mại đang thiếu tiền mặt nhằm giúp cho việc tạo tín dụng trở lại bình thƣờng. Đồng thời thực hiện cắt giảm lãi xuất cơ bản nhằm kích thích nền kinh tế. - Kế hoạch kính thích kinh tế nhằm hỗ trợ hoạt động của nền kinh tế, từ ngày 13- 2- 2008, Chính phủ Mỹ thực hiện kế hoạch kích thích kinh tế cả gói trong đó có khoản hoàn trả thuế giành cho các công ty, giúp cho các công ty này cố điều kiện mở rộng sản xuất. Thông qua biện pháp cả gói trị giá 149 tỷ USD cho các mục tiêu hỗ trợ thất nghiệp và giảm thuế Để huy động tiền cho các gói kích thích kinh tế, chính phủ Mỹ đã phải vay nợ dƣới nhiều hình thức và điều này đã dẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách lớn. Nguy cơ nợ quốc gia và khủng hoảng nợ công đang là một trong những hiểm hoạ hàng đầu với nền kinh tế Mỹ hiện nay. Cho đến nay, nền kinh tế Mỹ vẫn chƣa thể khôi phục lại từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Niềm tin của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc giảm thấp trong suốt khoảng thời gian đó. Đáng chú ý là tiêu dùng chiếm tới 70% GNP của Mỹ trong giai đoạn 2005- 2008 nhƣng tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình Mỹ đã rơi xuống mức dƣới 0%. Đồng thời Mỹ đã phải đối mặt với tình trạng giảm phát đầu tiên kể từ chiến tranh thế giới thứ hai, - 0,3% trong năm 2009 và 1,6 % năm 2010. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn ở mức cao, năm 2010 là 9,6%. Đặc biệt là tình trạng nợ công quá lớn. Số nợ của Mỹ hiện chiếm khoảng 101% GDP. 38