Tháo gỡ rào cản về thể chế kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân

pdf 14 trang Gia Huy 2580
Bạn đang xem tài liệu "Tháo gỡ rào cản về thể chế kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthao_go_rao_can_ve_the_che_kinh_te_nham_nang_cao_hieu_qua_ho.pdf

Nội dung text: Tháo gỡ rào cản về thể chế kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân

  1. THÁO GỠ RÀO CẢN VỀ THỂ CHẾ KINH TẾ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN ThS. NCS. Nguyễn Phạm Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, kinh tế Việt Nam đạt mức độ tăng trưởng cao và ổn định. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh đã giúp Việt Nam thoát ra khỏi nhóm quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp để gia nhập nhóm quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Với kết quả đạt được này, sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân là đáng kể. Vai trò của thành phần kinh tế này ngày càng trở nên quan trọng hơn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới thay đổi theo xu hướng hội nhập cả về chiều sâu và chiều rộng. Do vậy, cần lựa chọn một thể chế kinh tế nào để tạo động lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của khu vực kinh tế tư nhân là nội dung bài viết đề cập. Từ khoá: Kinh tế tư nhân (KTTN), tăng trưởng kinh tế, thể chế kinh tế, hiệu quả hoạt động Đặt vấn đề Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) đã nhấn mạnh một số điểm mới về phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gồm: (1) kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập tự chủ; (2) khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về quy mô, số lượng, chất lượng và tỷ trọng đóng góp trong GDP; (3) kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm; (4) khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá hoặc nhà nước thoái vốn. Như vậy, có thể thấy khu vực kinh tế tư nhân có thể coi là “chìa khoá” cho tăng trưởng kinh tế của Việt nam1 1 Đánh giá của các chuyên gia trong nước và FinanceAsia.vov.vn/kinh-te/khu-vuc-kinh-te-tu-nhan- chia-khoa-tang-truong-kinh-te-viet-nam-695311.vov 321
  2. 1. Khu vực kinh tế tƣ nhân và vai trò đối với tăng trƣởng kinh tế 1.1. Kinh tế tư nhân (KTTN) Kinh tế tư nhân có thể được tiếp cận theo hai góc độ sau: Xem xét trên góc độ sở hữu và cơ chế quản lý giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh, thì KTTN là khu vực kinh tế nằm ngoài khu vực kinh tế nhà nước, bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó tư nhân nắm trên 50% vốn đầu tư. Khu vực kinh tế tư nhân bao gồm tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh không dựa trên sở hữu nhà nước về các yếu tố của quá trình sản xuất. Đặc trưng mang tính bản nhiên của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN là sử dụng nguồn vốn của chính họ và có quyền được hưởng thành quả lao động mà họ tạo ra. Nguyên tắc hoạt động theo “ bốn tự” đó là tự bỏ vốn, tự tổ chức, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tự bù lỗ. Đây là cơ chế gắn kết quả hoạt động với năng lực hoạt động của người lao động, một cơ chế hoạt động tối ưu hướng tới kết quả cao. Tiếp cận theo góc độ loại hình doanh nghiệp thì khu vực KTTN bao gồm có kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân tức: “ khu vực KTTN là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình sở hữu tư nhân,bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất tồn tại dưới các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH,công ty cổ phần và các hộ kinh doanh cá thể”. 1.2. Vai trò của khu vực KTTN đối với tăng trưởng kinh tế Sau hơn 30 năm chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân đã có những thay đổi cả về số lượng, chất lượng và quy mô một cách nhanh chóng. Sự đóng góp của khu vực KTTN đối với tăng trưởng của nền kinh tế được thể hiện ở những mặt sau: Thứ nhất, khu vực KTTN góp phần khơi dậy một bộ phận quan trọng tiềm năng của đất nước, tăng nguồn nội lực, tham gia vào phát triển nền kinh tế quốc dân. Vai trò này của khu vực KTTN được thể hiện thông qua một số điểm: - Góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Khu vực KTTN phát triển làm cho các quan hệ sở hữu của nền kinh tế Việt Nam trở nên đa dạng hơn. Sự thay đổi của quan hệ sản xuất đã kéo theo sự biến đổi của quan hệ quản lý và phân phối làm cho quan hệ sản xuất trở nên linh hoạt, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vốn còn thấp và phát triển không đều giữa các vùng, các ngành. 322
  3. - Góp phần quan trọng thu hút vốn nhàn rỗi của xã hội và sử dụng tối ưu các nguồn lực. Các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN thường có quy mô vừa và nhỏ, lại được phân tán ở hầu hết các địa phương, các vùng lãnh thổ nên có khả năng sử dụng các tiềm năng về nguyên vật liệu, lao động và kinh nghiệm sản xuất các ngành nghề của địa phương. - Đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước và các công trình phục vụ phúc lợi công cộng Bảng 1. Thu ngân sách nhà nƣớc từ các thành phần kinh tế Thu từ khu vực Thu từ doanh Thu trong nƣớc công, thƣơng Thu từ doanh nghiệp có vốn (Không kể thu từ nghiệp, dịch vụ nghiệp Nhà nƣớc đầu tƣ nƣớc dầu thô) ngoài quốc ngoài doanh Thu ngân Cơ Thu ngân Cơ Thu ngân Cơ Thu ngân Cơ sách (Tỷ cấu sách (Tỷ cấu sách (Tỷ cấu sách (Tỷ cấu đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%) 2000 46.233,00 50,95 19.692,00 21,70 4.735,00 5,22 5.802,00 6,39 2002 63.530,00 51,29 25.066,00 20,24 7.276,00 5,87 7.764,00 6,27 2003 78.687,00 51,67 28.748,00 18,88 9.942,00 6,53 10.361,00 6,80 2004 104.576,00 54,77 32.177,00 16,85 15.109,00 7,91 13.261,00 6,95 2005 119.826,00 52,50 39.079,00 17,12 19.081,00 8,36 16.938,00 7,42 2006 145.404,00 52,03 46.344,00 16,58 25.838,00 9,25 22.091,00 7,90 2007 174.298,00 55,17 50.371,00 15,94 31.388,00 9,94 31.178,00 9,87 2008 240.076,00 55,76 71.835,00 16,68 43.953,00 10,21 43.527,00 10,11 323
  4. Thu từ khu vực Thu từ doanh Thu trong nƣớc công, thƣơng Thu từ doanh nghiệp có vốn (Không kể thu từ nghiệp, dịch vụ nghiệp Nhà nƣớc đầu tƣ nƣớc dầu thô) ngoài quốc ngoài doanh Thu ngân Cơ Thu ngân Cơ Thu ngân Cơ Thu ngân Cơ sách (Tỷ cấu sách (Tỷ cấu sách (Tỷ cấu sách (Tỷ cấu đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%) 2009 280.112,00 61,59 84.049,00 18,48 50.785,00 11,17 47.903,00 10,53 2010 377.030,00 64,07 112.143,00 19,06 64.915,00 11,03 70.023,00 11,90 2011 443.731,00 61,47 126.418,00 17,51 77.076,00 10,68 84.503,00 11,71 2012 477.106,00 64,92 142.838,00 19,43 82.546,00 11,23 92.086,00 12,53 2013 567.403,00 68,50 189.076,00 22,83 111.241,00 13,43 105.456,00 12,73 2014 593.560,00 67,63 188.062,00 21,43 123.802,00 14,11 112.196,00 12,78 Sơ bộ 740.062,00 74,24 227.022,00 22,77 141.019,00 14,15 129.585,00 13,00 2015 Ước tính 879.360,00 79,84 257.321,00 23,36 163.535,00 14,85 157.034,00 14,26 2016 Nguồn: Tổng hợp của Tổng cục Thống kê và tác giả 324
  5. Thứ hai, tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản để đánh giá thành tựu phát triển của một quốc gia trong một thời kì nhất định. Trong 10 năm gần đây (2007-2016) nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,29% thì khu vực KTTN đã có những đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Tốc độ đóng góp và tăng trưởng GDP của khu vực KTTN chiếm tỷ trọng cao so với các thành phần kinh tế khác. Sự phát triển nhanh của khu vực KTTN cả về lĩnh vực hoạt động và quy mô đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế của cả nước. Biểu đồ 1. Đóng góp của khu vực KTTN vào GDP qua các năm Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh phân theo thành phần kinh tế chia theo thành phần kinh tế, chỉ tiêu và năm Nguồn:Tổng cục Thống kê Thứ ba, khu vực KTTN phát triển góp phần thu hút một bộ phận lớn lực lượng lao động và đào tạo nguồn nhân lực mới cho thị trường lao động lớn 325
  6. Bảng 2. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm theo khu vực kinh tế (nghìn ngƣời) Kinh tế Kinh tế ngoài Khu vực có vốn Tổng số Nhà nƣớc Nhà nƣớc đầu tƣ nƣớc ngoài 2007 45.208,0 4.988,4 38.657,4 1.562,2 2008 46.460,8 5.059,3 39.707,1 1.694,4 2009 47.743,6 5.040,6 41.178,4 1.524,6 2010 49.048,5 5.107,4 42.214,6 1.726,5 Tổng số 2011 50.352,0 5.250,6 43.401,3 1.700,1 (Nghìn ngƣời) 2012 51.422,4 5.353,7 44.365,4 1.703,3 2013 52.207,8 5.330,4 45.091,7 1.785,7 2014 52.744,5 5.473,5 45.214,4 2.056,6 2015 52.840,0 5.185,9 45.450,9 2.203,2 Sơ bộ 2016 53.302,8 5.234,2 45.741,4 2.327,2 2007 100,0 11,0 85,5 3,5 2008 100,0 10,9 85,5 3,6 2009 100,0 10,6 86,2 3,2 2010 100,0 10,4 86,1 3,5 Cơ cấu 2011 100,0 10,4 86,2 3,4 (%) 2012 100,0 10,4 86,3 3,3 2013 100,0 10,2 86,4 3,4 2014 100,0 10,4 85,7 3,9 2015 100,0 9,8 86,0 4,2 Sơ bộ 2016 100,0 9,8 85,8 4,4 Nguồn: Tổng cục Thống kê và tác giả 326
  7. 1.3. Rào cản thể chế kinh tế cho khu vực KTTN trong bối cảnh hội nhập Cho đến nay Việt Nam đã ban hành nhiều bộ luật về luật doanh nghiệp, luật thương mại, ngân hàng, đầu tư và đầu tư nước ngoài nhưng hệ thống thể chế và pháp luật của Việt Nam theo yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế vẫn còn chưa hoàn thiện, đầy đủ và phù hợp với các nền kinh tế hội nhập. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn thường áp dụng biện pháp ban hành quy định hoặc biện pháp hành chính để xử lý phát sinh mà chưa chú trọng đến các giải pháp thị trường, đặc biệt vẫn tồn tại tình trạng kiểu luật khung, luật ống. Trở ngại lớn nhất đối với khu vực KTTN ở Việt Nam vẫn là thể chế kinh tế, môi trường pháp lý vẫn chưa hoàn thiện theo nguyên tắc pháp quyền. Còn nhiều quy định chưa rõ ràng, chồng chéo và phức tạp, thiếu nhất quán, dẫn đến việc có quá nhiều cơ quan thừa hành cùng quản lý một vấn đề gây khó khăn cho doanh nghiệp và các doanh nghiệp còn lúng túng trong việc chấp hành luật. 2. Tác động của thể chế kinh tế đến hiệu quả hoạt động của khu vực KTTN 2.1. Thể chế kinh tế thị trường Luận điểm của nhà kinh tế Douglas North cho rằng thể chế, đặc biệt là một hệ thống sở hữu phát triển hoàn chỉnh, là yếu tố quan trọng giải thích cho những thay đổi về tăng trưởng kinh tế. Khi nhiều nhóm người trong một xã hội nhìn thấy cơ hội thu về lợi nhuận cao hơn so với sự sắp xếp trật tự thể chế hiện tại, họ sẽ hợp nhau lại và thay đổi luật chơi để có thể đạt được với mức lợi nhuận cao hơn. Đến cuối thập kỷ 80 và 90, Douglas North đã tự nghi ngờ luận điểm này của mình, và lập luận tiếp rằng, một xã hội có thể bị “trói buộc” và bế tắc trong một tình trạng thể chế không hiệu quả, ví dụ như không có sự thượng tôn pháp luật, hay các hợp đồng và quyền sở hữu không được bảo vệ, và rất khó để có thể cải cách thể chế này. Theo định nghĩa của Douglas North (1990), thể chế là những luật lệ của cuộc chơi trong xã hội (rules of the game). Nói chính xác hơn, đó là những ràng buộc do con người tạo ra để điều chỉnh và định hình các tương tác của mình. Theo Douglas North, vai trò chính của thể chế trong một xã hội là làm giảm tính bất trắc bằng cách cung cấp một cấu trúc cho hoạt động trong đời sống hàng ngày. Thể chế còn hướng dẫn sự tương tác giữa con người với con người. Như vậy, cùng một giao dịch nhưng được thực hiện ở các nơi khác nhau sẽ phải theo những luật lệ khác nhau. Theo cách tiếp cận này, thể chế xác định và giới hạn tập hợp các lựa chọn của cá nhân. 327
  8. Ba cấu thành quan trọng của hệ thống thể chế gồm có thể chế chính thức (thành văn, như luật lệ), thể chế phi chính thức (bất thành văn, như tục lệ và các quy tắc xử thế), và các cơ chế và biện pháp chế tài. Không thể phủ nhận thực tế là thể chế không ngừng thay đổi, từ những tục lệ, quy tắc đạo đức, cho tới luật thành văn, hợp đồng giữa các cá nhân. Đối với North, theo cách tiếp cận vi mô, sự thay đổi thể chế dần dần là do các tổ chức chính trị và kinh tế nhận thức rằng họ có thể làm tốt hơn bằng cách thay đổi khung thể chế hiện tại bằng cách nào đó. Đo lường chất lượng thể chế là một hoạt động cần thiết và khó khăn do tính trừu tượng và phức tạp của khái niệm này. Theo các học giả về kinh tế học thể chế, các nội dung quan trọng của thể chế kinh tế là: quyền tự do của cá nhân, tổ chức trong việc sử dụng tài sản của mình tham gia hoạt động kinh tế. Nói rộng ra, đó là quyền tự do sử dụng tài sản của mình vào hoạt động kinh tế mà không bị tổ chức, cá nhân khác, bao gồm cả nhà nước, xâm phạm và hạn chế. Như vậy, thông thường người ta đo lường mức độ tự do kinh tế của mỗi quốc gia để đánh giá thể chế kinh tế của quốc gia đó. Một số tổ chức đã xây dựng phương pháp và thực hiện đo lường mức độ tự do kinh tế quốc gia. Cụ thể, Fraser Institute có Chỉ số Tự do Kinh tế (Economic Freedom Index - EFI) và Heritage Foundation và Wall Street Journal có Chỉ số về mức độ tự do kinh tế (Index of Economic Freedom - IEF). Từ lúc bắt đầu IEF của Heritage Foundation được công bố hàng năm trong khi EFI của Fraser Institute được công bố hai năm một lần. Từ 2010, EFI được công bố hàng năm. Nói chung, hai chỉ số này có nội hàm rất giống nhau. Tuy nhiên, EFI được sử dụng rộng rãi hơn. Đối với các nền kinh tế chuyển đổi Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) có Chỉ số Tự do hóa để đo lường mức độ chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường ở các nước Liên Xô và Đông Âu xã hội chủ nghĩa cũ. Về mức độ bao phủ, IEF bao phủ nhiều nước hơn và nhiều năm hơn EFI. Chỉ số EFI của Heritage có bốn cấu phần lớn: (i) Thượng tôn pháp luật; (ii) Quy mô chính phủ; (iii) Hiệu quả thể chế; và (iv) Mở cửa thị trường. Cụ thể hơn, Thượng tôn pháp luật đo lường mức độ bảo vệ tài sản bằng pháp luật và hệ thống tư pháp và mức độ tham nhũng (Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Transparency International). Quy mô chính phủ được đo bằng gánh nặng thuế so với GDP và mức độ chi tiêu của chính phủ so với GDP. Về Hiệu quả thể chế, nội dung thứ nhất là tự do kinh doanh (theo khảo sát Doing Business của WB), nội dung thứ 328
  9. hai là tự do lao động (lương tối thiểu, mức độ linh hoạt về tuyển dụng và sa thải, v.v.). Nội dung thứ ba của Hiệu quả thể chế là tự do tiền tệ, cụ thể là mức độ lạm phát và mức độ kiểm soát giá cả. Cuối cùng, Mở cửa thị trường bao gồm Tự do thương mại (mức thuế trung bình có trọng số theo kim ngạch và bảo hộ phi thuế quan) và Tự do đầu tư (rào cản đầu tư nước ngoài) và Tự do tài chính (điều kiện kinh doanh ngành tài chính, cả nội địa và nước ngoài). Ngoài IEF và EFI, nhiều bộ số liệu khác cũng đo lường chất lượng thể chế. Ví dụ, Chỉ số cạnh tranh toàn cầu có chỉ số thành phần về kết quả hoạt động của khu vực công, trong đó có chỉ số con về gánh nặng của thể chế (regulations). Khi thể chế áp đặt nhiều chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp thể chế đó được coi là tồi và ngược lại. Chỉ số Quản trị quốc gia (Governance Indicators) của Ngân hàng nhà nước cũng đo lường mức độ Thượng tôn pháp luật, một điều kiện cần thiết để có môi trường cạnh tranh bình đ ng, lành mạnh và giao dịch kinh tế diễn ra thuận lợi. Tham nhũng cũng là một chỉ dấu quan trọng của chất lượng thể chế kinh tế thị trường. Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International) là một thước đo tham nhũng phổ biến được sử dụng rộng rãi hiện nay. 2.2. Hiệu quả hoạt động và đo lường Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá bằng hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency) là tỷ lệ giữa sản lượng thu được so với sản lượng tối đa (đường biên) ở một mức đầu vào cụ thể. Hiệu quả và năng suất (productivity) thường được dùng thay thế nhau nhưng hai khái niệm này về bản chất là khác nhau. Năng suất của một đơn vị sản xuất là tỷ lệ giữa sản lượng đầu ra và yếu tố đầu vào. Do đó, có thể một đơn vị sản xuất đạt hiệu quả cao nhất (đạt được mức sản lượng cao nhất so với tất cả các đơn vị sản xuất khác) ở một quy mô sản xuất nhưng lại không đạt được năng suất cao nhất ở quy mô đó. Như vậy, hiệu quả là thước đo để so sánh kết quả sản xuất giữa các đơn vị sản xuất còn năng suất trước tiên dùng để so sánh kết quả sản xuất của một đơn vị sản xuất ở các quy mô sản xuất khác nhau. Tất nhiên, chúng ta có thể so sánh năng suất các đơn vị sản xuất khác nhau. Đôi khi năng suất và hiệu quả có ý nghĩa như nhau do chúng đều nói đến kết quả sản xuất nhưng chúng không phải lúc nào cũng là một. Có nhiều cách đo lường hiệu quả. Hai phương pháp chính được sử dụng phổ biến là Phân tích bao số liệu (DEA) và Phân tích đường biên ngẫu nhiên (SFA). DEA có ưu điểm là không phụ thuộc vào một mô hình hàm sản xuất 329
  10. cụ thể nhưng nó giả định quan hệ giữa các biến số là đã xác định và không có sai số ngẫu nhiên. Trong một số trường hợp khi số liệu đo lường không chính xác và có nhiều bất ổn trong môi trường kinh tế, nhiều tác giả cho rằng SFA cho kết quả đo lường tốt hơn DEA2 Theo phương pháp SFA, hàm sản xuất được biểu diễn thành trong đó TE là hiệu quả, Nếu coi TE = e-u và giả thiết hàm sản xuất có dạng Cobb-Douglas, ta có thể biểu diễn hàm sản xuất thành: Do giá trị của u không biến thiên theo phân phối chuẩn nên không ước lượng được bằng phương pháp OLS mà sẽ sử dụng phương pháp ước lượng hợp lý cực đại (Maximum Likelihood Estimation-MLS)3 2.3. Tác động của thể chế kinh tế đến hiệu quả Vai trò thiết yếu của thể chế trong việc quyết định tăng trưởng đã được nhiều nghiên cứu kh ng định. Barro (1991) chứng minh tỷ lệ tăng trưởng có tương quan dương với ổn định chính trị và liên hệ nghịch với một yếu tổ gần với sự méo mó của thị trường. Mauro (1995) đã kết luận hiệu quả của bộ máy công quyền dẫn đến đầu tư và tăng trưởng cao. Nghiên cứu của Rodrik‟s (2000) đối với 90 quốc gia trong giai đoạn 1970-1989 dẫn đến kết luận là một quốc gia càng dân chủ thì các biến động đối với tăng trưởng dài hạn của quốc gia đó càng nhỏ. Ngoài ra, tác động của thể chế đối với tăng trưởng, như Knack và Keefer (1995) chỉ ra, không chỉ là để thúc đẩy tích lũy vốn mà tác dụng này còn lớn đối với cả tích lũy yếu tố sản xuất. Điều này gợi ý rằng thể chế h n là yếu tố quyết định quan trọng đối với năng suất và hiệu quả. Thể chế có thể tác động đến hiệu quả kinh tế theo nhiều kênh khác nhau. Lý thuyết và kết quả thực nghiệm về tác động của thể chế đến hiệu quả được mô tả dưới đây theo từng nội dung của thể chế. 2 Fries, Steven, and Anita Taci. 2005. “Cost Efficiency of Banks in Transition: Evidence from 289 Banks in 15 Post- Communist Countries.” Journal of Banking & Finance 29 (1): 55–81. 3 Coelli, Timothy J., Prasada D. S. Rao, Christopher J. O‟Donnell, and George E. Battese. 2005. An Introduction to Efficiency and Productivity Analysis. 2nd ed. Springer. 330
  11. Thứ nhất, tác động của tự do kinh tế và hiệu quả Về lý thuyết, tự do kinh tế tạo điều kiện cho cạnh tranh và thúc đẩy nhà sản suất tìm cách điều chỉnh sản xuất để đạt được sản lượng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh ở cùng một mức đầu vào. Đó là cách các nhà sản xuất kiếm được lợi nhuận nhiều hơn. Ngược lại, thiếu tự do kinh tế, nhất là trong tình trạng độc quyền hoặc thị trường bị một số doanh nghiệp chi phối, động cơ nâng cao hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp không nhiều và hiệu quả chung của nền kinh tế bị giảm sút. Thể chế kinh tế tự do sẽ khuyến khích người có tài sản và trí tuệ đầu tư vào sản xuất với công nghệ và phương pháp mới, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất. Nghiên cứu thực nghiệm ở tầm quốc gia cho thấy điều này. Adkins et al. (2002)4 sử dụng số liệu 70 nước trong giai đoạn 1975-1990 để phân tích tác động của tự do kinh tế đến hiệu quả. Kết quả của Adkins et al. cho thấy tăng chỉ số tự do kinh tế (Fraser Institute) dẫn đến hiệu quả cao hơn. Đối với các nền kinh tế chuyển đổi, nghiên cứu của Vinh (2009)5 cho thấy tự do kinh tế cao hơn giúp nâng cao hiệu quả kinh tế ở các nước chuyển đổi ở Đông Âu và Châu Á, bao gồm cả Việt Nam và Trung Quốc. Với cùng một xuất phát điểm, nhiều nền kinh tế Đông Âu đã nhanh chóng xây dựng được hệ thống thể chể kinh tế thị trường tốt, được đánh giá ngang hàng với nhiều nước Tây Âu. Đồng thời, nền kinh tế của họ cũng phục hồi nhanh chóng sau khi hệ thống XHCN sụp đổ và đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn so với các nền kinh tế chuyển đổi có chất lượng thể chế thấp hơn. Điều kiện kinh doanh chặt chẽ, hay nói cách khác tự do kinh doanh ít, có thể gây hại đến hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu của Arnold, Nicoletti and Scarpetta (2008)6 chứng minh điều này. Nghiên cứu này cho thấy ở các nước OECD ở đâu có quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ kém thân thiện thị trường hơn ở đó nguồn lực được phân bổ kém hiệu quả hơn. Thứ hai, chất lượng quản trị, tham nhũng và hiệu quả Một thước đo quan trọng về chất lượng thể chế là mức độ tham nhũng. Tham nhũng là hành vi biến nguồn lực, tài sản công thành tài sản tư và do đó ảnh 4 Adkins, Lee C., Ronald L. Moomaw, and Andreas Savvides. 2002. “Institutions, Freedom, and Technical Efficiency.” Southern Economic Journal 69 (1): 92–108. 5 Dang Quang Vinh. 2009. “Instution and Efficiency in Transition Economies.” Brunel University Economics and Finance Working Paper Series No. 09/32. 6 Arnold, J., Nicoletti, G., & Scarpetta, S. (2008). Regulation, allocative efficiency and productivity in OECD countries. OECD Economics Department. 331
  12. hưởng đến khả năng nhà nước bảo vệ quyền tài sản của công dân. Tham nhũng cũng gắn liền với bảo hộ, giảm cạnh tranh, hạn chế tự do kinh doanh. Do đó, khi nghiên cứu thể chế, nhiều tác giả đã nghiên cứu tác động của tham nhũng đến kết quả kinh tế. Nghiên cứu cuả O‟Toole & Tarp (2014)7 cố gắng tìm hiểu tác động của tham nhũng đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy chi phí hối lộ làm giảm hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp và tác động này là lớn nhất đối với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa. Điều này có nghĩa đầu tư có hiệu quả thấp hơn ở nước có tham nhũng cao hơn; tham nhũng gây cản trở đầu tư do nhiều doanh nghiệp thấy lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng. 3. Khuyến nghị về chính sách Để nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực KTTN từ đó mà tăng tỷ lệ đóng góp của khu vực KTTN vào GDP nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế Việt Nam thì cần có sự thay đổi về thể chế kinh tế chất lượng hơn và có tính phù hợp, bài viết nêu ra một số khuyến nghị chính sách sau: Một là, cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính theo hướng: Tạo điều kiện để doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Khuyến khích các hộ cá thể tự nguyện liên kết thành doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hiện đại hoá và phát triển nguồn nhân lực; Khẩn trương rà soát, kiến nghị sửa đổi các quy định về đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo thống nhất với Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các luật liên quan, nhằm đơn giản hóa các điều kiện đầu tư kinh doanh, minh bạch và dễ tuân thủ; Rà soát, đề xuất sửa đổi ngay quy định về quản lý thuế, hải quan theo hướng liên thông giữa các Bộ, cơ quan liên quan để giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí thực hiện cho Doanh nghiệp; Sửa đổi, bổ sung các quy định về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK; thay đổi phương thức kiểm tra trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro của hàng hóa và mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. 7 O‟Toole, C. M., & Tarp, F. (2014). Corruption and the Efficiency of Capital Investment in Developing Countries. Journal of International Development, 26, 567–597. 332
  13. Quản lý chặt chẽ, thu thuế đúng, đủ đối với hộ kinh doanh lớn; chống thất thu đối với hộ khoán; đề xuất chính sách thu thuế và chế độ kế toán đơn giản, phù hợp với DN nhỏ, đặc biệt là DN được chuyển đổi từ hộ kinh doanh Xác định rõ mỗi nhiệm vụ có một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan khác để xử lý Hai là, cần bảo vệ quyền tài sản của công dân tốt hơn nữa, đặc biệt là những quyền liên quan đến đất đai. Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phương pháp định giá đất và khả năng tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp; rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bảo đảm tính nhất quán, công khai minh bạch thông tin. Ba là, giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp bằng việc thực hiện mạnh mẽ chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng để giảm chi phí kinh doanh, giảm cạnh tranh bất bình đ ng, rà soát các khoản phí có liên quan trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp để xem xét giảm mức phí tạo thuận lợi giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Có các giải pháp phù hợp để giảm lãi suất; đẩy nhanh xử lý vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản để trả nợ cho Doanh nghiệp, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa Nhà nước và Doanh nghiệp 333
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII). 2. kinh-te-viet-nam-695311.vov 3. wto/c/19345390.epi 4. Bùi Trinh “Hiệu quả đầu tư và chất lượng tăng trưởng” – Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế số 51 tháng 3/2010. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Đề án Đổi mới quản trị doanh nghiệp theo thông lệ kinh tế thị trường và cam kết gia nhập WTO. 6. CIEM (2008), Báo cáo cải cách nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của DNNN trong quá trình hội nhập kinh tế. 7. Oliver E. Williamson“The new Institutional Economics; Taking Stock, Looking Ahead” Journal of Economic Literature Vol.XXXVIII (September 2000) pp.596-613. 334