Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp Việt Nam - Cơ hội và thách thức từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 2050
Bạn đang xem tài liệu "Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp Việt Nam - Cơ hội và thách thức từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_vao_nganh_nong_nghiep_vi.pdf

Nội dung text: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp Việt Nam - Cơ hội và thách thức từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

  1. THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TỪ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI TS. Nguyễn Thị Thu Hiền1 Tóm tắt: Hiệp định thương mại tự do (FTA) tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thông qua nhiều kênh, gồm tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư và các cam kết về cải cách thể chế, các chính sách khác. Với phạm vi cam kết rộng và mức độ hội nhập cao, tác động của các FTA thế hệ mới đối với dòng FDI vào nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng sẽ lớn hơn so với các FTA truyền thống mà Việt Nam từng tham gia. Trong đó, các cam kết sâu về xóa bỏ rào cản thương mại và đầu tư là kênh tác động nhanh và mạnh nhất đến các dòng FDI vào ngành nông nghiệp của Việt Nam. Trong dài hạn, tác động lớn nhất của các FTA thế hệ mới là giúp đẩy nhanh quá trình cải cách, cải thiện môi trường đầu tư làm gia tăng sức hấp dẫn của ngành đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, các FTA này cũng tạo ra những áp lực cải cách, áp lực cạnh tranh đòi hỏi Việt Nam phải có chiến lược đúng đắn và các biện pháp chính sách kịp thời để tận dụng những lợi thế trong thu hút FDI vào nông nghiệp từ việc tham gia các FTA thế hệ mới. Từ khóa: FTA thế hệ mới, FDI, ngành nông nghiệp ATTRACTING FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN VIETNAM’S AGRICULTURE - OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FROM NEW GENERATION FREE TRADE AGREEMENTS Abstract: Free Trade Agreements (FTA) affect foreign direct investment (FDI) through many channels, including trade liberalization, investment liberalization and other commitments on institutional and policy reforms. With a wide range of commitments and a high degree of integration, the impact of new-generation FTAs on​​ FDI flows into Vietnam in general and Vietnam’s agricultural sector in particular will be greater than that of the traditional FTAs ​​that Vietnam used to participate in. Among these, commitments on removing barriers to trade and investment are the channel that has the fastest and strongest impact on FDI flows into Vietnam’s agricultural sector. In the long term, the biggest impact of new generation FTAs is​​ to help speed up the reform process, improve the investment environment in Vietnam in general and in the agricultural sector in particular, thus increase the industry’s attractiveness to foreign investors. However, these FTAs ​​also create reform pressures and competitive pressures that require Vietnam to have the right strategy and timely policy measures to take advantage of the advantages in attracting FDI into agriculture from joining new generation FTAs. Keywords: New-generation FTAs, Forein Direct Investment, Agricultural Sector 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tính đến nay Việt Nam đã tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do, trong đó có 2 FTA “thế hệ mới” là Hiệp Định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Châu Âu (EVFTA). Tính chất “mới” của các FTA này thể hiện ở những cam kết sâu rộng và toàn diện vượt ra ngoài khuôn khổ các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Các FTA thế hệ mới được kỳ vọng là sẽ tạo động lực 1 Trường Đại học Thương mại; Email: chthuhien@tmu.edu.vn 445
  2. 446 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI mạnh mẽ để thu hút FDI vào nền kinh tế của Việt Nam nói chung và trong từng ngành kinh tế nói riêng. Đối với ngành nông nghiệp, dòng FDI vào ngành này rất thấp, chỉ chiếm 0,54% tổng FDI vào Việt Nam (giai đoạn 2015 - 2020). Kết quả này trái ngược với những lợi thế và tiềm năng phát triển ngành nông nghiệp của Việt Nam - quốc gia luôn nằm trong nhóm các nước xuất khẩu nhiều nhất thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, thủy sản. Vì thế, câu hỏi đặt ra là khi tham gia các FTA thế hệ mới sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức gì đối với thu hút FDI vào ngành nông nghiệp của Việt Nam? Tác giả tổng quan các tài liệu đã công bố cho thấy, hiện nay chưa có nghiên cứu nào phân tích về cơ hội và thách thức của FTA thế hệ mới đến thu hút FDI vào ngành nông nghiệp của Việt Nam. Bài viết này sẽ làm rõ các FTA thế hệ mới sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức như thế nào đối với thu hút FDI vào ngành nông nghiệp của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp (DN) để tận dụng tối đa các cơ hội cũng như vượt qua những thách thức nhằm thu hút FDI vào ngành này. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FTA ĐẾN THU HÚT FDI VÀO QUỐC GIA VÀ NGÀNH Về mặt lý thuyết, có 3 kênh chính mà một FTA nói chung có thể tác động đến dòng FDI vào một quốc gia. - Thứ nhất, tác động từ các cam kết về tự do hóa thương mại Với các dòng FDI định hướng thị trường (FDI theo chiều ngang), một mặt FTA làm giảm FDI vào một quốc gia từ các nước thành viên nhưng mặt khác lại thúc đẩy FDI từ các nước không phải là thành viên (Yeyati và các cộng sự, 2003; Thangavelu và Findlay, 2011). Điều này được lý giải là khi nước chủ nhà chưa tham gia FTA, các nhà đầu tư nước ngoài theo đuổi chiến lược đầu tư trực tiếp vào quốc gia đó để tiếp cận thị trường và giảm chi phí do các rào cản thương mại (Horstmann và Markusen, 1987). Khi nước chủ nhà tham gia FTA thì sẽ không còn động lực đầu tư (nhằm tránh rào cản thương mại) đối với các nhà đầu tư từ các nước thành viên, họ có thể họ sẽ điều chuyển vốn đến các địa điểm sản xuất hiệu quả hơn và điều này làm giảm FDI từ nước thành viên vào nước chủ nhà. Tuy nhiên, các cam kết tự do hóa thương mại trong FTA sẽ hình thành nên một khu vực thị trường lớn hơn, nước chủ nhà sẽ có thể thu hút các FDI theo chiều ngang từ các nước không phải là thành viên để khai thác những ưu đãi của FTA và xâm nhập thị trường các nước thành viên FTA. Ở cấp độ ngành, những ngành có mức độ cam kết dỡ bỏ rào cản thương mại càng lớn sẽ càng có nhiều cơ hội thu hút dòng FDI này từ các nước ngoài khối. Với các dòng FDI nhằm mục địch tìm kiếm, tận dụng sự khác biệt về tính sẵn có và chi phí của các yếu tố truyền thống ở các quốc gia khác nhau (FDI theo chiều dọc), FTA có tác động thúc đẩy các dòng FDI vào nước chủ nhà từ cả quốc gia thành viên và không phải là thành viên (Yeyati và các cộng sự, 2003; Thangavelu và Findlay, 2011). Theo đó, các FTA làm giảm chi phí, thúc đẩy sự dịch chuyển sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng giữa công ty mẹ ở nước đầu tư hoặc các chi nhánh của công ty ở nước khác với chi nhánh công ty đặt tại nước chủ nhà. Do đó, việc ký kết các hiệp định FTA có thể giúp tăng cường FDI thông qua lợi ích trực tiếp từ việc mở rộng các cơ hội thương mại.
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 447 Các quy định về quy tắc xuất xứ trong FTA cũng làm gia tăng dòng FDI từ các nước ngoài khối để cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của một nước thành viên nhằm đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ và do đó được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang các nước thành viên khác (Horstmann và Markusen, 1987). - Thứ hai, tác động từ các cam kết tự do hóa đầu tư Các cam kết về tự do hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp về đầu tư trong các FTA sẽ thúc đẩy việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, nhờ đó thúc đẩy lưu chuyển dòng FDI giữa các nước thành viên và từ các nước không phải là thành viên (Robert Reed và cộng sự, 2016). Các thỏa thuận ký với nước sở tại trong các FTA về đầu tư có thể giúp các DN FDI cắt giảm chi phí, từ đó mong muốn chuyển đầu tư từ nước mình sang nước còn lại. Ngoài ra, trong các FTA thế hệ mới đều có các cam kết đối xử công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc thành lập, mua lại, mở rộng, điều hành, triển khai, vận hành, kinh doanh. Điều đó sẽ tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường nhanh hơn. Các FTA thế hệ mới cũng có các quy định về phát triển bền vững, giúp hạn chế bớt những công nghệ lạc hậu và thúc đẩy phát triển các công nghệ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường (Medvedev, 2012). - Thứ ba, tác động từ những cam kết vượt ra ngoài tự do hóa thương mại và đầu tư của các FTA. Ngoài các cam kết sâu về tự do hóa thương mại và đầu tư, các FTA thế hệ mới còn bao gồm những cam kết mạnh mẽ trong những lĩnh vực được coi là “phi truyền thống” về cạnh tranh, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường, DN nhà nước, minh bạch hóa, cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư và có cơ chế thực thi chặt chẽ. Nhìn từ khía cạnh FDI, các cam kết tiêu chuẩn cao giúp các nước thành viên trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư, không những thu hút thêm FDI mà còn loại bỏ bớt các dự án FDI chất lượng thấp và thu hút FDI có chất lượng cao hơn (Phương, 2020). Một góc nhìn khác về tác động của FTA đến FDI là FTA có thể đóng vai trò như một kế hoạch cam kết, từ đó giúp gia tăng đầu tư (Robert Reed, 2016). Bằng cách ký kết các hiệp định này, các chính phủ có thể thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là một thành viên của tổ chức quốc tế với môi trường đầu tư thân thiện, ổn định (Salacuse và Sullivan, 2005. Tuy nhiên, một FTA có thể không mang lại lợi ích cho tất cả các thành viên, phụ thuộc phần lớn vào cạnh tranh FDI và lợi thế cụ thể về địa điểm (Hallward-Driemeier M., 2003). Các thành viên FTA với lợi thế địa phương mạnh hơn sẽ có nhiều khả năng nhận được dòng vốn FDI từ các thành viên còn lại và cả các nước bên ngoài (Blomstrom và Kokko, 1997). Mức độ tác động của FTA đối với FDI phụ thuộc vào bản chất của FDI, sự tương đồng và mối quan hệ kinh tế, quan hệ đầu tư của nước thành viên FTA, chênh lệch giữa cam kết trong FTA với các cam kết khác hoặc chính sách hiện hành của các nước thành viên và các yếu tố bên ngoài (Phương, 2020). 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguồn dữ liệu: Dữ liệu được sử dụng trong bài viết bao gồm các dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ các báo cáo của Tổng cục Thống kê, Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và
  4. 448 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Đầu tư, Trung tâm thương mại WTO. Dữ liệu về các cam kết trong các FTA thế hệ mới được thu thập từ các bản tóm tắt nội dung của các Hiệp định CPTPP và EVFTA (được đăng tải trên website của Bộ Công Thương, Trung tâm WTO). Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để giải quyết các vấn đề nghiên cứu. Trước hết bằng phương pháp tổng quan tài liệu, tác giả tổng hợp khung lý luận về tác động của FTA đến FDI vào một quốc gia thành viên nói chung có xem xét đến tác động của FTA đến FDI vào một ngành kinh tế cụ thể. Tiếp đến, bằng phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích và diễn giải, tác giả khái quát thực trạng FDI vào nông nghiệp của Việt Nam, làm rõ những khó khăn trong thu hút FDI vào nông nghiệp. Đồng thời, tóm lược những nội dung chính trong 2 FTA thế hệ mới (CPTPP và EVFTA) có liên quan đến thu hút FDI vào ngành nông nghiệp của Việt Nam. Cuối cùng, thông qua tổng quan tài liệu và suy luận, tác giả phân tích cơ hội và thách thức từ các FTA thế hệ mới trong thu hút FDI vào nông nghiệp của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức để tăng cường thu hút FDI vào ngành nông nghiệp. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp của Việt Nam - Về số dự án và vốn đầu tư Theo Cục đầu tư nước ngoài -Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến đầu năm 2020 tổng FDI vào nông nghiệp là 3,5 tỷ USD với 514 dự án, chiếm 0,97% tổng FDI vào Việt Nam (mức trung bình toàn cầu là 3% của tổng vốn FDI). So với các ngành khác thì FDI vào nông nghiệp là thấp nhất và chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng FDI vào Việt Nam. Biểu đồ 1 mô tả FDI vào ngành nông nghiệp giai đoạn 2011-2020. Số liệu thống kê cho thấy FDI đăng ký mới trong nông nghiệp dao động và đạt giá trị cao nhất vào năm 2015 (258 triệu USD), chiếm 1,1% tổng vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam. Giá trị và số dự án FDI vào nông nghiệp giảm mạnh vào năm 2016 (9 dự án với tổng số vốn đăng ký mới là 77,6 triệu USD). Các năm tiếp theo, FDI vào nông nghiệp vẫn tiếp tục ở mức thấp cả về số lượng và tỷ trọng. Hình 1: Số lượng và giá trị FDI trong nông nghiệp Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài (Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng năm)
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 449 Các dự án đầu tư FDI vào nông nghiệp chủ yếu có quy mô nhỏ, trung bình vốn trên mỗi dự án đầu tư vào khoảng 12 triệu USD (2015 - 2020). - Về cơ cấu FDI Theo cơ cấu ngành. FDI vào nông nghiệp theo ngành phân bổ không đều, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến nông sản. Tính lũy kế đến năm 2019, các dự án chế biến nông lâm thủy sản chiếm 55% tổng vốn đăng ký FDI trong nông nghiệp, FDI vào lĩnh vực trồng trọt chiếm 13%, và FDI vào lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản đều chiếm tỷ lệ rất thấp, dưới 10% tổng giá trị FDI đăng ký đầu tư vào nông nghiệp (Biểu đồ 2). Các dự án FDI công nghệ cao trong nông nghiệp tập trung một số ngành: Trồng hoa, rau, chế biến nông sản. Hình 2: Cơ cấu FDI theo ngành trong nông nghiệp Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, 2019 Cơ cấu FDI theo địa phương. Các dự án FDI chủ yếu tập trung ở vùng Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ, những vùng có điều kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng, cơ sở hạ tầng và chính sách ưu đãi. Về đại phương, phía Nam có tỉnh Bình Dương, Lâm Đồng, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 38% số dự án đầu tư). Phía Bắc, có tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc là những tỉnh thu hút được FDI nhiều hơn vào nông nghiệp. Đối với các dự án FDI cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chỉ mới tập trung ở một vài tỉnh (Lâm Đồng, Hà Nam, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh). Theo đối tác đầu tư. Đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam. Các đối tác quan trọng nhất đầu tư FDI vào nông nghiệp Việt Nam gồm: Đài Loan (Trung Quốc), quần đảo Virgin (Anh), Singapore, Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia, Mỹ, Hàn Quốc, chiếm hơn 80% tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam. Bảng 1: Vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp phân theo đối tác đầu tư Tổng vốn đầu tư Tỷ trọng Vốn đầu tư TB/1DA (*) TT Đối tác Số dự án (Tr. USD) vốn đầu tư (%) (Tr.USD) 1 Đài Loan 150 648,15 18,8 4,3 2 BritshtVirrginIslands 26 571,56 16,6 22,0 3 Singapore 30 324,48 9,4 10,8
  6. 450 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI 4 Hồng Kông 27 269,91 7,8 10,0 5 Thái Lan 29 248,02 7,2 8,6 6 Nhật Bản 41 225,22 6,5 5,5 7 Malaysia 21 195,51 5,7 9,3 8 Hoa Kỳ 13 160,04 4,7 12,3 9 Australia 23 118,55 3,4 5,2 10 Hàn Quốc 38 114,88 3,3 3,0 Tổng 10 quốc gia 398 2876,32 83,6 7,2 Các quốc gia còn lại 90 564,32 16,4 6,3 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài và (*) tính toán của tác giả (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2018) Các dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu đến từ các nhà đầu tư của khu vực Châu Á có nền công nghệ chưa thực sự phát triển cao như Malaysia, Đài Loan, Trong khi đó các nước phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản, các nước EU còn ít. Đánh giá chung về thu hút FDI trong nông nghiệp có thể được khái quát như sau: Vốn FDI đầu tư vào nông nghiệp còn thấp và thiếu ổn định; Chất lượng dòng FDI chưa cao, phần lớn là các dự án quy mô nhỏ; Phân bổ vốn FDI trong nông nghiệp cũng không đồng đều, các dự án FDI tập trung chủ yếu ở các dự án thu hồi vốn nhanh và tập trung chủ yếu vào một số tỉnh, địa phương; Đối tác nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp còn thiếu tính đa dạng và đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao còn hạn chế. Hiệu quả FDI vào lĩnh vực nông lâm thủy sản chưa phát huy đầy đủ tiềm năng, thế mạnh của nước ta trong lĩnh vực này. - Nguyên nhân của thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp Mặc dù được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển nhưng dòng vốn FDI vẫn không đổ vào ngành nông nghiệp vì nhiều lý do, trong đó có các lý do chủ yếu sau: Một là, môi trường đầu tư trong nông nghiệp chưa thuận lợi, còn nhiều rào cản đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh nông sản, bao gồm rào cản về cơ chế chính sách trong thu hút đầu tư, về thực trạng phát triển của nông nghiệp, mối liên kết trong chuỗi cung ứng nông sản chưa tốt. Hai là, doanh nghiệp FDI khó tiếp cận đất nông nghiệp để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Khi chưa được giao hoặc thuê đất lâu dài thì các tổ chức, DN sẽ ít có động lực đầu tư dài hạn, ít có động lực để đầu tư cho công nghệ, quy trình hiện đại tại Việt Nam. Ba là, các dịch vụ hỗ trợ logistic và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Các ngành công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là ngành công nghiệp cơ khí và giao thông vận tải hỗ trợ cho nông nghiệp vẫn còn kém phát triển, đã cản trở tiến trình cơ giới hóa ngành nông nghiệp và áp dụng các công nghệ tân tiến. Bốn là, nguồn cung lao động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao vẫn thiếu. Phần lớn lao động trong khu vực này có trình độ thấp, chưa được đào tạo về công nghệ, kỹ thuật.
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 451 4.2. Đặc điểm của các FTA thế hệ mới và một số cam kết chính có ảnh hưởng đến FDI vào nông nghiệp của Việt Nam - Đặc điểm của các FTA thế hệ mới Các FTA thế hệ mới có các đặc điểm chính sau (Phương, 2020): - Phạm vi cam kết rất rộng, không chỉ bao gồm các nội dung thương mại thuần túy mà được mở rộng sang các lĩnh vực khác như: minh bạch hóa chính sách, cạnh tranh công bằng, phát triển bền vững về lao động, môi trường. - Mức độ tự do hóa sâu với tiêu chuẩn cao hơn nhiều so với quy định của WTO - Nhiều cam kết về thể chế, pháp luật tác động trực tiếp đến chính sách, thể chế, pháp luật trong nước. - Lộ trình cam kết thực hiện ngắn - Có quy định và cơ chế giải quyết tranh chấp mạnh mẽ và toàn diện hơn nhằm giám sát và bảo đảm việc thực thi cam kết. - Các cam kết chính của FTA thế hệ mới liên quan đến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp Các cam kết về thương mại đối với hàng nông sản. Các FTA thế hệ mới hướng tới mục tiêu tự do hóa hoàn toàn thương mại. Trên thực tế, CPTPP và EVFTA đã đạt mức độ tự do hóa gần như 100% hàng hóa. Hầu hết thuế quan được loại bỏ sau 5 - 7 năm từ khi các FTA có hiệu lực. Trong EVFTA, chỉ có một tỷ lệ nhỏ các mặt hàng nông nghiệp được coi là nhạy cảm đang bị quản lý bằng hạn ngạch hoặc thuế nhập khẩu cao được chuyển sang quản lý bằng hạn ngạch thuế quan với mức thuế trong hạn ngạch 0%. Bảng 2: Cam kết của EU dành cho một số nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU Thủy sản - Xóa bỏ ngay khoảng 50% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và số còn lại được xóa bỏ theo lộ trình từ 3 – 7 năm - 2 nhóm sản phẩm cá ngừ đóng hộp và cá viên áp dụng hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn. Gạo, Trứng, Tỏi, Nấm, ngô ngọt, tinh - Áp dụng mức thuế 0% đối với lượng gạo nhập khẩu trong hạn ngạch 80.000 tấn (trong đó có bột sắn. 20.000 tấn gạo chưa xay xát; 30.000 tấn gạo xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. - Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với trứng gia cầm đã qua chế biến (500 tấn), tỏi (400 tấn) và nấm (350 tấn), ngô ngọt (5.000 tấn), tinh bột sắn (30.000 tấn) Cà phê, Hạt tiêu, Rau củ quả tươi, - Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Nước hoa quả tươi, hoa tươi Nguồn: Trung tâm WTO (2019) Ngoài ra, CPTPP và EVFTA đều đưa ra các cam kết về giảm bớt các hàng rào phi thuế và tạo thuận lợi hóa thương mại. Chẳng hạn như cam kết về cấp phép xuất khẩu, thủ tục hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại giữa hai bên. Các cam kết về đầu tư. Trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, CPTPP và EVFTA đưa ra các cam kết về tự do hóa đầu tư, bao gồm không hạn chế tiếp cận thị trường, đối xử quốc gia và tối huệ quốc. Đồng thời, hai bên cam kết dành cho các nhà đầu tư của đối tác đầu tư trên lãnh thổ của mình quyền kiện ra trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp với Nhà nước nơi nhận đầu tư.
  8. 452 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Mức độ tự do hóa cao trong các FTA thế hệ mới trong lĩnh vực đầu tư còn thể hiện ở cách tiếp cận “chọn bỏ” so với cách tiếp cận “chọn cho” truyền thống. Nhà đầu tư nước ngoài từ chỗ chỉ được kinh doanh những lĩnh vực được phép thì hiện nay họ được kinh doanh tất cả những lĩnh vực không bị hạn chế theo FTA. Các nước tham gia FTA phải đưa ra biểu cam kết về đầu tư trong đó liệt kê các biện pháp hạn chế (NCM - non-conforming measures). Các nước thành viên bị ràng buộc bởi mức độ mở cửa này và không được phép đưa ra các biện pháp mới mang tính hạn chế hơn. Ngoài ra, nguyên tắc “chỉ tiến không lùi” sẽ khiến môi trường đầu tư trở nên ngày một thông thoáng hơn. Một khi thành viên ký kết tự nguyện nới lỏng NCM nào đó thì sẽ phải giữ nguyên mức độ mở cửa mới, không được phép quay trở lại áp dụng các biện pháp hạn chế hơn. Các cam kết khác. Các FTA thế hệ mới chứa đựng rất nhiều quy định điều chỉnh chính sách thương mại trong nước của các quốc gia thành viên. Mục đích nhằm tạo dựng môi trường thương mại minh bạch, cạnh tranh, bình đẳng; bảo đảm giá trị của các thỏa thuận tự do thương mại không bị suy giảm bởi các biện pháp bảo hộ được thiết lập nên tại thị trường nội địa. Hầu hết các FTA này đều có điều khoản về minh bạch: công bố thông tin, cập nhật thông tin trên các trang mạng chính thống, quyền tiếp cận thông tin của DN, của xã hội 4.3. Phân tích những cơ hội và thách thức đối với thu hút FDI vào nông nghiệp từ các FTA thế hệ mới 4.3.1. Cơ hội Với những cam kết mạnh mẽ về cắt giảm thuế quan, tự do hóa đầu tư và các cam kết vượt ra ngoài phạm vi thương mại và đầu tư trong các FTA thế hệ mới sẽ mang lại những cơ hội sau đây đối với ngành nông nghiệp của Việt Nam trong thu hút FDI. Một là, cơ hội đến từ các cam kết cắt giảm thuế quan và thuận lợi hóa thương mại đối với hàng nông sản trong các FTA thế hệ mới ở mức độ rất cao. Trong bối cảnh các nước phát triển đang áp dụng rất nhiều biện pháp bảo hộ đối với nông nghiệp, mức thuế trong hạn ngạch 0% bảo đảm cho chúng ta một thị phần nhất định trên thị trường nông sản nhập khẩu của các nước thành viên FTA. Việt Nam có thể tiếp cận những thị trường xuất khẩu nông sản rộng lớn (CPTPP với 11 nước thành viên, dân số gần 500 triệu, chiếm 13% GDP; EVFTA với 27 nước thành viên và hơn 500 triệu dân, chiếm khoảng 21,12% tổng GDP vào năm 2019). FTA thế hệ mới có thể làm tăng FDI theo chiều dọc và giảm FDI theo chiều ngang từ các nước nội khối vào ngành nông nghiệp của Việt Nam. Trên thực tế, đầu tư của các nước thành viên EVFTA và CPTPP vào ngành nông nghiệp của Việt Nam đã ở mức rất thấp, do vậy FTA có thể sẽ không làm giảm FDI theo chiều ngang từ các nước thành viên. Thế nhưng cơ hội mở rộng thị trường rất lớn đối với hàng nông sản sẽ thúc đẩy dòng FDI theo chiều ngang từ các nước không phải là thành viên. Theo hướng tác động này, ngành nông nghiệp sẽ có cơ hội thu hút FDI từ các nước trong khu vực như Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Hàn Quốc, là những quốc gia có mức đầu tư lớn vào nông nghiệp của Việt Nam. Thêm vào đó, dòng FDI vào nông nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu là FDI theo chiều dọc. Các nhà đầu tư hướng tới mục tiêu tìm kiếm hiệu quả và nguồn lực khi đầu tư sang Việt Nam nhằm khai thác lợi thế trong sản xuất nông sản, tận dụng lực lượng lao động với chi phí thấp. Vì vậy, các FTA này được dự báo sẽ làm gia tăng FDI vào Việt Nam từ cả các nước thành viên và các nước không thuộc thành viên EVFTA và CPTPP.
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 453 Thứ hai, cơ hội đến từ các cam kết rộng hơn và sâu hơn của các FTA thế hệ mới so với WTO trong đầu tư. Các FTA thế hệ mới bao gồm hai nhóm cam kết là mở cửa thị trường, xóa bỏ rào cản đầu tư và bảo hộ nhà đầu tư. Các cam kết này trực tiếp thỏa mãn hai nhu cầu thường trực của các nhà đầu tư nước ngoài, cho phép các nhà đầu tư không bị hạn chế trong việc chuyển vốn, tài sản vào và ra một quốc gia. Điều này tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo không thu hồi hoặc quốc hữu hóa bất kỳ dự án đầu tư nào dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp – điều này thường dễ xảy ra đối với các dự án đầu tư trong nông nghiệp khi nhà nước thu hồi đất đai để sử dụng cho mục đích khác. Cam kết dỡ bỏ các rào cản đầu tư sẽ làm cho môi trường đầu tư của các nước thành viên trở nên hài hòa với nhau hơn. Những tác động có thể có của các FTA này đối với việc thu hút FDI sẽ đến trực tiếp từ các cam kết về đầu tư và từ các triển vọng cộng hưởng mà các FTA mang lại cho nền kinh tế. Với các cam kết tự do hóa đầu tư sâu hơn, ngành nông nghiệp của Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút các dòng FDI chất lượng cao từ các nước phát triển đến từ EU và CPTPP. Dòng vốn này sẽ có xu hướng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường và góp phần đưa nông sản của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Thứ ba, cơ hội đến từ các cam kết khác Các FTA thế hệ mới với những cam kết vượt ra ngoài thương mại và đầu tư. Giá trị gia tăng của các FTA thế hệ mới đem lại cho các quy định này là nâng cao tính thực thi khi chuyển hóa chúng thành những nghĩa vụ bắt buộc được bảo đảm bằng các công cụ về kinh tế, cơ chế giải quyết tranh chấp và các chế tài thương mại. Thật vậy, các cam kết trong những lĩnh vực này sẽ tiếp tục thúc đẩy áp lực cải cách để hoàn thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam, bao gồm cải cách thể chế trong nước, hoàn thiện khung pháp lý, hoàn thiện chính sách để tạo lập môi trường đầu tư minh bạch, thông thoáng. Do đó, các FTA này sẽ tạo sự yên tâm đối với các nhà đầu tư từ các quốc gia thành viên và từ các nước không phải là thành viên. Ngoài ra, FTA thế hệ mới có thể giúp cải thiện chất lượng dòng FDI vào nông nghiệp. Với các cam kết tiêu chuẩn cao về sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường . có thể thúc đẩy các dự án đầu tư gắn với công nghệ, chuyển giao công nghệ, các dự án thân thiện với môi trường Các FTA thế hệ mới cũng có các quy định về phát triển bền vững, giúp hạn chế bớt những công nghệ lạc hậu và thúc đẩy phát triển các công nghệ sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường. 3.3.2. Thách thức Một là, lợi thế của Việt Nam để thu hút FDI vào ngành nông nghiệp đến từ việc sớm ký kết FTA thế hệ mới có thể chỉ tồn tại trong ngắn hạn khi một số nước cạnh tranh chính với Việt Nam trong khu vực về thu hút đầu tư chưa tham gia các FTA này. Khi có nhiều nước trong khu vực cung tham gia các FTA này, lợi thế về thuế nhập khẩu thấp hơn, các cơ chế tạo thuận lợi thương mại và đầu tư dành riêng cho Việt Nam sẽ không còn. Vì vậy, nếu Việt Nam không kịp thời đưa ra định hướng thu hút FDI vào nông nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư để nắm những lợi thế hiện có thì chúng ta sẽ để lỡ cơ hội thu hút FDI vào nông nghiệp. Hai là, trình độ phát triển của ngành nông nghiệp thấp. Việc xóa bỏ phần lớn hàng rào thuế quan trong các FTA thế hệ mới trong khi hàng rào về kỹ thuật và hệ thống vệ sinh, kiểm dịch
  10. 454 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI động thực vật có xu hướng gia tăng đã trở thành rào cản khiến nông sản Việt Nam khó có thể vào thị trường các nước đối tác. Sản xuất trong nước cũng phải đối mặt với môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn. Đây chính là yếu tố cơ bản cản trở dòng FDI vào ngành nông nghiệp. Trên thực tế sự kỳ vọng tham gia CPTPP sẽ có tác động tích cực lên sự đầu tư vào ngành nông nghiệp đã chưa xảy ra, kể cả trong ngắn hạn. Việt Nam cũng chưa thu hút được dự án FDI lớn vào ngành nông lâm nghiệp và thủy sản để hình thành nền sản xuất hàng hóa lớn. Ba là, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về môi trường đầu tư của ngành khiến các nhà đầu tư chưa mạnh dạn bỏ vốn. Trong số các nước thành viên của FTA thế hệ mới vẫn có sự cạnh tranh giữa các nước trong thu hút FDI vào nông nghiệp. Vì thế lượng FDI vào ngành nông nghiệp có thể bị giảm sút trong trường hợp FDI bị tái phân bổ cho một thành viên khác cùng tham gia FTA do nước này cũng sở hữu các lợi thế địa điểm so với Việt nam. Nếu Việt Nam không có sự điều chỉnh chính sách thu hút FDI một cách hợp lý thì trên thực tế Việt Nam sẽ khó thu hút được dòng FDI chất lượng cao từ các đối tác trong CPTPP và EVFTA vào nông nghiệp. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH THỰC THI FTA THẾ HỆ MỚI Để tận dụng cơ hội, ứng phó với những thách thức mà các FTA thế hệ mới mang lại, các giải pháp mà ở cấp độ Nhà nước cần tập trung triển khai trong thời gian tới như sau: Thứ nhất, Chính phủ cần đóng vai trò tích cực để có chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành nông nghiệp, tạo niềm tin để DN duy trì hoạt động đầu tư vào nông nghiệp. Chiến lược phát triển nông nghiệp và thu hút FDI phải đảm bảo gắn nông nghiệp Việt Nam với chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu, mang lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế và tạo cơ hội liên kết hợp tác với các DN trong nước. Về lĩnh vực cần thu hút, Việt Nam cần tập trung thu hút FDI vào ngành nông nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Một số lĩnh vực mà hiện nay Việt Nam nên chú trọng thu hút FDI gồm: Phát triển giống cây trồng - vật nuôi, phát triển công nghiệp phụ trợ tạo giá trị gia tăng cao cho sản phẩm nông nghiệp, chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, sản xuất thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật. Về lựa chọn FDI, Việt Nam nên ưu tiên chọn lọc nhà đầu tư về mức độ lan tỏa công nghệ, kết nối chuỗi toàn cầu, bền vững về môi trường. Thứ hai, Việt Nam cần xác định các FTA thế hệ mới chỉ là yếu tố hỗ trợ chứ không có tính quyết định đối với hoạt động đầu tư. Muốn cải thiện chất lượng dòng vốn FDI, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ công nghệ. Trước hết cần nâng cao tính minh bạch của hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp và phải tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào ngành nông nghiệp; Hướng đến cho tích tụ đất đai cũng như các chính sách đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong nông nghiệp; Ban hành các chính sách ưu đãi, nhất là cơ chế hỗ trợ đủ hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài như: miễn giảm thuế, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, hỗ trợ đầu tư xây dựng cánh đồng lớn, khu nguyên liệu tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thứ ba, Chính phủ cần xem xét đưa ra các giải pháp để thúc đẩy phát triển liên kết giữa các hoạt động đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân trong nước trong sản xuất nông nghiệp.
  11. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 455 Nhà nước cần có những chính sách cởi mở hơn để các vùng, các địa phương triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn, khu nguyên liệu, chăn nuôi tập trung và các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Bước đầu, có thể thí điểm cho doanh nghiệp FDI liên kết với nông dân, hợp tác xã thuê đất ngắn hạn, từ 3-5 năm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Blomstrom M., Kokko (1997), Regional Intergration and Forein Direct Investment”, NBER Working Paper. 2. My Duong, Mark J. Holmes & Anna Strutt (2020): The impact of free trade agreements on FDI inflows: the case of Vietnam, Journal of the Asia Pacific Economy, DOI: 10.1080/13547860.2020.1765717. 3. Hallward-Driemeier M., 2003, Do bilateral investment treaties attract foreign direct investment? Only a bit- and they could bite, Technical report The World Bank 4. Horstmann, I. J. and J. R. Markusen (1987), Strategic investments and the development of multinationals, International Economic Review, 28(1),109-121. 5. Hoang C., Tran T. and Dong N., 2015, Do Free Trade Agreements (FTAs) Really Increase Vietnam’s Foreign Trade and Inward Foreign Direct Investment (FDI)?, British Journal of Economics, Management & Trade, 7(2), page 110 – 127. 6. Nguyễn Đàm Khánh Linh và Cao Thị Hồng Vinh (2016), Do free trade agreements generally and individually raise forein direct investment into Vietnam, Trường Đại học Ngoại Thương. 7. Medvedev (2012), “Beyond Trade: The impact of Preferential Trade Agreement on FDI Inflows”, World Development, 40 (1), 49-61. 8. Nguyễn Mại (2017), “Cơ hội để tạo bước ngoặt lớn trong thu hút FDI”, Báo Đầu tư. Đặc san 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: thành tựu và bài học. 9. MUTRAP (2017), “Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đối với nền kinh tế Việt Nam”, Báo cáo nghiên cứu thuộc dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu. 10. Nguyễn Thị Minh Phương (2019), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Liên minh châu Âu – Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Cộng sản online. 11. Robert Reed, Christina Lira, Byung-Ki Lee, and Junsoo Lee (2016), Free Trade Agreements and Foreign Direct Investment: The Role of Endogeneity and Dynamics, Southern Economic Journal. 12. Salacuse Jeswald W., and Nicholas P. Sullivan., 2005, Do BITs Really Work? An Evaluation of Bilateral Investment Treaties and their Grand Bargain, Harvard International Law Journal, 46 (1), page 67–130. 13. Nguyễn Sơn (2021), Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, Tạp chí Cộng Sản online số ra này 21/4/2021. 14. Thangavelu, S. M., Findlay C. (2011), “The Impact of Free Trade Agreement on Forein Direct Investment in the Asia-Pasific Region”, in Findlay,. C (chủ biên), ASEAN+1 FTAs and Global Value Chains in East Asia, ERIA Research Project Report 2010-29, Jakata: ERIA, p112-131. 15. Yeyati, E. L., Stein, E., Daude, C. (2003), “Regional Intergaration and the Location of FDI”, Inter-American Development Bank Working Paper. 16. Ủy ban châu Âu (2018), The Economic impact of the EU-Vietnam Free Trade Agreement, Publication Office of the European Union, Luxembourg.