Thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp, khu kinh tế tại Hải Phòng

pdf 7 trang Gia Huy 5520
Bạn đang xem tài liệu "Thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp, khu kinh tế tại Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthu_hut_von_fdi_vao_cac_khu_cong_nghiep_khu_kinh_te_tai_hai.pdf

Nội dung text: Thu hút vốn FDI vào các khu công nghiệp, khu kinh tế tại Hải Phòng

  1. THU HÚT VỐN FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ TẠI HẢI PHÒNG ThS. Bùi Thị Bích Hằng1 Tóm tắt: Năm 2020, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu suy giảm tới 40%, nguồn vốn này tại Việt Nam cũng giảm 25% so với năm 2019 [5]. Với chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, các chiến lược thu hút FDI đúng đắn, hiệu quả, Hải Phòng là một trong những thành phố thu hút được nhiều nhất các dự án FDI, bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid 19. Bài viết phân tích hoạt động thu hút FDI vào các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) của Hải Phòng thời gian qua và đưa ra một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này trong tương lai. Từ khóa: FDI, khu công nghiệp, khu kinh tế, Hải Phòng FDI ATTRACTION IN INDUSTRIAL ZONES, ECONOMIC ZONES IN HAI PHONG CITY Abstract: In 2020, in the context of the global foreign direct investment (FDI) decline by 40%, FDI in Vietnam decline by 25%. With preferential polices and incentives to attract investment capital for socio-economic development of the Government, strategies to attract foreign direct investment have been applied with high effectiveness, Hai Phong is one of the cities who have attracted the most FDI projects, despite the heavy impact of the Covid 19 pandemic on economic activities. In this article analyzes the situation of FDI in the industrial zones and economic zones in Hai Phong city over the past time and propose solution to enhance the attraction of this capital flow in the future. Keywords: FDI, industrial zones, economic zones, Hai Phong. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: kiểm soát tốt dịch bệnh covid-19, kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào và hợp tác quốc tế sâu rộng, Trong các địa phương, Hải Phòng đang là một điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư FDI. Đặc biệt, chỉ tính trong quý I/2021, Hải Phòng xếp ở vị trí thứ 3 với gần 1 tỷ USD, chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư FDI. Các dự án FDI tại Hải Phòng chủ yếu đến từ các Tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông Hầu hết các dự án FDI đều tập trung ở các KCN lớn tại Hải Phòng như: KCN Đình Vũ, KCN VSIP, KCN Tràng Duệ Hải Phòng đặt mục tiêu tới năm 2025 sẽ đầu tư thêm 15 khu công nghiệp mới, bổ sung 6.500 ha quỹ đất để đáp ứng đa dạng nhu cầu của nhà đầu tư trong giai đoạn mới, bên cạnh 1 Khu kinh tế, 12 khu công nghiệp đang vận hành ổn định. Như vậy có thể khẳng định, để hoàn thành tốt các mục tiêu phát triển kinh tế trong giai đoạn này, thu hút FDI vào các khu công nghiệp, khu kinh tế là một vấn đề vô cùng quan trọng cần được quan tâm đẩy mạnh, tăng cường cả về giá trị đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn. 1 Trường Đại học Hải Phòng; Email: hangbtb@dhhp.edu.vn 519
  2. 520 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI 2. TỔNG QUAN VỀ THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ. 2.1. Khái niệm FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Đặc biệt, đối với các nước đang phát triển, FDI càng thể hiện rõ ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng kinh tế của đất nước. Có nhiều cách hiểu khác nhau về FDI. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF, FDI là hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi ích lâu dài của nhà đầu tư tại một doanh nghiệp ở nước khác với nước của nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư phải có vai trò quyết định trong quản lý doanh nghiệp. [7] Theo tổ chức Thương mại Thế giới WTO thì FDI được định nghĩa như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty. [8] Tại Việt Nam, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông (Theo khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020). Doanh nghiệp FDI theo quy định của Luật Đầu tư 2020 được coi là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. [4] Như vậy, khái quát lại: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn hay thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để làm chủ sở hữu một phần hay toàn bộ cơ sở đó và trực tiếp quản lý điều hành hoặc tham gia quản lý điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn ra đầu tư. Họ chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án. Về bản chất, FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của hai bên, một bên là nhà đầu tư và bên còn lại là quốc gia tiếp nhận đầu tư. Trong đó, cụ thể: Có sự thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư. Đối với các nguồn vốn đã được đầu tư, thiết lập quyền sở hữu và quyền quản lý. Kèm theo quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà nước đầu tư với nước bản địa. Có liên quan đến sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia. Luôn luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế. 2.2. Vai trò của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu kinh tế. Nguồn vốn đầu tư FDI có thể được phân bổ cho những khu vực, ngành nghề khác nhau và ở nhiều khu vực khác nhau. Trong đó, phải khẳng định rằng, FDI có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các khu công nghiệp, khu kinh tế. Luật Đầu tư 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) quy định: Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp; Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh. Khu công nghiệp, khu kinh tế trở thành nhân tố quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 521 hội của các địa phương và cả nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp, thu hút đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu, tăng thu ngân sách. Việc thu hút FDI vào Việt Nam nói chung và vào các khu công nghiệp, khu kinh tế có những vai trò như sau: Nhờ nguồn vốn FDI đầu tư mà địa phương có thể có điều khiến tốt để khai thác tốt nhất các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí. FDI giúp nước nhận đầu tư tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến để phát triển kinh tế nhanh hơn, hiệu quả hơn; Tạo điều kiện để tạo việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ vốn cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, qua đó nâng cao đời sống nhân dân. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao và tinh thần lao động sáng tạo, có kỷ cương, kỷ luật; Gia tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần giải quyết đói nghèo, nâng cao đời sống người dân; Thúc đẩy phát triển của đội ngũ quản lý doanh nghiệp trong nước; FDI có vai trò làm cầu nối, giúp thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, mở rộng giao thương quốc tế, phát triển thị trường và tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. 3. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU KINH TẾ TẠI HẢI PHÒNG Có thể khẳng định, các khu công nghiệp, khu kinh tế tại Hải Phòng có những đóng góp không nhỏ trong việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Đến năm 2020, các doanh nghiệp trong KCN, KKT đóng góp hơn 60% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, hơn 70% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố. Số nộp ngân sách hàng năm từ các doanh nghiệp trong KCN, KKT đạt hàng tỷ USD trong 5 năm 2015- 2020 và có xu hướng tăng qua các năm; 4 tháng năm 2021 đạt 5537 tỷ đồng, bằng 57% kế hoạch năm, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020. Các KCN, KKT tạo việc làm cho gần 160.000 lao động, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò chủ chốt trong thu hút đầu tư, tạo việc làm, đóng góp cho ngân sách của thành phố; thực sự là đòn bẩy, động lực phát triển của công nghiệp Hải Phòng.[6] Để đạt được điều này, các yếu tố đầu vào nói chung và vốn đầu tư nói riêng có vai trò hết sức quan trọng, trong đó không thể không kể tới vốn FDI. Trong thời gian vừa qua, thực trạng thu hút FDI của Hải Phòng vẫn có những bước tiến vượt bậc. Số vốn đăng ký vẫn tiếp tục tăng lên qua các năm, tỷ trọng FDI của Hải Phòng trong tổng quy mô vốn FDI cả nước cũng có sự cải thiện. Theo tổng vốn đầu tư đăng ký, thứ tự của Hải Phòng so với các địa phương khác trong cả nước đã tăng trong giai đoạn từ 2019 đến nay. Cụ thể, năm 2019 Hải Phòng đứng thứ 7 cả nước về số vốn FDI đăng ký lũy kế, năm 2020 tăng lên vị trí thứ 6 và theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2021, Hải Phòng hiện đứng thứ 5 trong các địa phương về số vốn FDI đăng ký (sau TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai).
  4. 522 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Bảng 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến thời điểm thống kê) Đơn vị tính: triệu USD Năm 2019 Năm 2020 20/6/2021 Phạm vi Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Cả nước 362.580,44 100 384.044,21 100 397.886,66 100 Hải Phòng 18.744,23 5,17 20.202,62 5.26 21.355,91 5,37 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư[1][2][3] Điều này chứng tỏ Hải Phòng đã có sự bứt phá và gia tăng được giá trị vốn đầu tư. Trong hơn một năm qua, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến đa số các quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam cũng đã trải qua sự bùng phát lần thứ 4, những kết quả trên khẳng định sức hấp dẫn mạnh mẽ của Hải Phòng đối với các nhà đầu tư. Thực tế đã cho thấy nguồn vốn FDI đang chảy mạnh vào KCN Hải Phòng. Hiện thành phố Hải Phòng có 12 KCN (trong đó có 8 KCN nằm trong KKT Đình Vũ - Cát Hải diện tích 4.175 ha và 4 KCN nằm ngoài KKT diện tích 762 ha) đã gần phủ kín dự án. Giai đoạn 2021- 2025, Ban Quản lý khu kinh tế triển khai thành lập mới 15 KCN với diện tích 6.418 ha để sẵn sàng đón các luồng vốn đầu tư. Các KCN, KKT thể hiện rõ sức hút với các nhà đầu tư bởi những nỗ lực đổi mới, cải cách toàn diện của TP Hải Phòng. Tình hình thu hút FDI vào các KCN, KKT tại Hải Phòng có sự thay đổi rõ rệt trong những năm vừa qua. Năm 2017 được coi là năm hiệu quả thu hút FDI toàn thành phố Hải Phòng chưa hiệu quả khi giá trị vốn thu thút chỉ đạt trên 1 tỷ USD so với chỉ tiêu đề ra là 2,4 tỷ USD. Với sự thay đổi toàn diện từ cơ chế chính sách, cơ cấu đầu tư và năng lực quản lý, giá trị FDI tại Hải Phòng đã có sự tăng trưởng đáng kể. Tình hình thu hút FDI vào các KCN, KTT cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ. Bảng 2: Tình hình thu hút FDI vào khu công nghiệp, khu kinh tế tại Hải Phòng Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 30/6/2021 1. Vốn đầu tư thu hút triệu USD 2.123 1.438 1.530 1.106 2.Số dự án có vốn tăng thêm. dự án 75 109 64 31 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng Với những cải cách nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập trong thu hút FDI của năm 2017, năm 2018 Hải Phòng đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc trong thu thút FDI. Năm 2018, các KCN, KKT Hải Phòng thu hút được hơn 2.1 tỷ USD vốn FDI, tăng 75% so với kế hoạch năm và gấp 2,7 lần so với năm 2017. Về số dự án có vốn đầu tư tăng thêm (gồm dự án cấp mới và dự án điều chỉnh tăng thêm vốn), năm 2018 có 75 dự án. Trong đó có 46 dự án cấp mới với số vốn gần 400 triệu USD; 29 dự án FDI điều chỉnh với số vốn tăng thêm 1,723 tỷ USD. Năm 2019, số vốn FDI thu hút được là 1.438 triệu USD, có biến động giảm so với năm 2018. Tuy nhiên số dự án lại khá cao là 109 dự án, tăng 45,3% so với năm 2018. Đến hết năm 2020, các KCN và Khu Kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng thu hút được 570 dự án trong và ngoài nước. Trong đó có 403 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 17,1 tỷ USD. Đáng chú ý, thu hút đầu tư nước ngoài trong 5 năm (2016 - 2020) đạt 8,7 tỷ USD, tăng 47% so với giai
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 523 đoạn 2011-2015 (5,9 tỷ USD), chiếm 53% tổng vốn FDI thu hút lũy kế từ khi thành lập các KCN (1994). Trong 6 tháng đầu năm 2021, các khu công nghiệp, khu kinh tế Hải Phòng thu hút được 1,106 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đạt 44,3% mức kế hoạch năm và tăng gấp 3,9 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, có 9 dự án cấp mới với tổng vốn 105,2 triệu USD và 23 dự án FDI điều chỉnh tăng vốn với số vốn tăng thêm 967 triệu USD. Số dự án FDI của năm 2020 giảm so với năm 2019 tuy nhiên, thu hút vốn đầu tư FDI tại các KCN, KKT đã và đang chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, tập trung thu hút các dự án quy mô lớn về vốn đầu tư, sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, sản phẩm tạo ra có giá trị gia tăng cao, nằm trong chuỗi sản phẩm toàn cầu của các tập đoàn kinh tế lớn, các công ty đa quốc gia trên thế giới như: Tập đoàn LG Hàn Quốc với 4 dự án lớn (LG Display, LG Electronics, LG Innotek, LG Chem) tổng vốn đầu tư hơn 6 tỷ USD; Tập đoàn Brigestone (Nhật Bản) vốn đầu tư 1,224 tỷ USD; Regina Miracle (Hồng Kông) vốn đầu tư 900 triệu USD; Rorze Robotech trị giá 426 triệu USD và một số dự án lớn khác như dự án GE (Mỹ); Rorze Roboted, Nipro Pharma, Kyocera, Fuji Xerox (Nhật Bản); USI trị giá 200 triệu USD; Pegatron 481 triệu USD Về lĩnh vực đầu tư của vốn FDI cũng có sự thay đổi và mở rộng qua các năm. Nếu như trước đây, các dự án tập trung trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, sản xuất các sản phẩm có sử dụng nguồn nhiên liệu, khoáng sản, các dự án sản xuất các sản phẩm truyền thống như giày da, may mặc, nhựa thì các dự án FDI trong thời gian tới hướng đến quy mô lớn, chất lượng cao, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, có công nghệ kỹ thuật cao (thiết bị điện tử và chi tiết, linh kiện trong công nghiệp điện, điện tử, cơ khí) Theo kế hoạch phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2025, Hải Phòng tập trung vào 3 trụ cột phát triển gồm công nghiệp công nghệ cao; kinh tế biển, cảng biển logistics và du lịch, thương mại. Các dự án có quy mô lớn trong giai đoạn này cũng thể hiện định hướng phát triển kinh tế của thành phố. Bảng 3: Một số dự án FDI lớn năm 2021 trong các KKT, KCN tại Hải Phòng Đơn vị tính: triệu USD TT Công ty Số vốn FDI tăng 1 Công ty TNHH LG Dislay Việt Nam Hải Phòng 750 2 Công ty Hitron Technologies Việt Nam 33,8 3 Công ty Yoshino Gypsum Việt Nam 19,5 4 Công ty Ohsung Vina (Hàn Quốc) 19 5 Công ty TNHH Tinno 19 Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng [6] Dự án lớn nhất được cấp phép mở đầu cho năm 2021 là của Công ty TNHH LG Dislay Việt Nam Hải Phòng (LGD) trị giá 750 triệu USD. Với số vốn tăng thêm này, tổng số vốn đầu tư của LGD tại Khu công nghiệp Tràng Duệ lên tới 3,25 tỷ USD, trở thành dự án có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Điểm tích cực của dự án là có tiến độ triển khai và hoàn thành nhanh, sớm có ảnh hưởng tích cực giải quyết việc làm cho người lao động. Khi được đưa vào hoạt động ở quý 2/2021, LGD sẽ tuyển dụng thêm khoảng 5.000 lao động; bước đầu hằng năm sẽ đóng góp khoảng 5 triệu USD vào ngân sách Nhà nước (thuế thu nhập cá nhân).
  6. 524 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Ngoài dự án của LGD, còn có một số dự án tăng vốn như: Hitron Technologies Việt Nam tại KCN An Dương của nhà đầu tư Đài Loan, tăng vốn 33,8 triệu USD; Ohsung Vina của Hàn Quốc tại KCN Nam Đình Vũ 1 tăng vốn 19 triệu USD. Cùng với đó, có một số dự án cấp mới đáng chú ý tại các KCN Nam cầu Kiền, VSIP, Tràng Duệ như: dự án gia công, sản xuất thiết bị điện thoại di động Tinno có vốn đầu tư hơn 19 triệu USD; dự án của chi nhánh Công ty Yoshino Gypsum Việt Nam sản xuất các sản phẩm từ thạch cao trị giá 19,5 triệu USD; dự án sản xuất và gia công các dụng cụ cầm tay và thiết bị đo lường có tổng vốn đầu tư 18,5 triệu USD Trong những năm gần đây, kết quả thu hút FDI vào các KCN, KKT tại Hải Phòng đã có những thành tích đáng tự hào, tăng lên đáng kể cả về giá trị đầu tư và số dự án. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa hoàn toàn tương xứng với vị trí, tiềm năng của thành phố. Điều này xuất phát từ một số hạn chế như: thể chế kinh tế thị trường, chính sách pháp luật của Việt Nam chưa hoàn thiện như các nước phát triển trên thế giới; hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài các KKT, KCN còn chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh doanh; nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn còn thiếu, dẫn đến sự biến động, thay thế lao động xảy ra thường xuyên trong các KCN, các công trình tiện ích, nhà ở cho người lao động trong các KKT, KCN chưa được quan tâm đúng mức. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN, KKT TẠI HẢI PHÒNG Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã góp phần không nhỏ vào việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho thành phố, tạo động lực để phát triển sản xuất kinh doanh, hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội. Thu hút FDI vào các KCN, KKT tại Hải Phòng đã có những sự bứt phá trong giai đoạn vừa qua, đồng thời cần tiếp tục có biện pháp phù hợp để nguồn vốn này ngày một gia tăng về số lượng và chất lượng Thứ nhất, để thu hút hơn nữa vốn đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia, nhất là các nước phát triển như EU, Mỹ thì Hải Phòng cần quan tâm và đáp ứng đến đòi hỏi của các nhà đầu tư về một số khía cạnh như: tính công khai, minh bạch, ổn định, dễ dự báo về thể chế, chính sách và pháp luật; Thực thi pháp luật nghiêm minh, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Thứ hai, tiếp tục tập trung cao nguồn lực để đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông đối nội và phối hợp với các tỉnh, thành phố lân cận đầu tư hàng loạt các công trình giao thông đối ngoại, tạo mối liên kết vùng, giao thông thông suốt, thuận tiện giữa Hải Phòng với các tỉnh, thành trong khu vực phía Bắc. Để phát triển kinh tế thì giao thông cần đi trước một bước. Trong thời gian qua, Hải Phòng đã dành sự đầu tư lớn để thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ. Trong thời gian tới, Hải Phòng cần tiếp tục phát huy và xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vượt trội hơn nữa. Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để có thể đảm bảo KKT phát triển tốt thì phải đảm bảo có nguồn nhân lực có trình độ nhằm phát huy tối đa hiệu quả làm việc của nguồn nhân lực. Không những thế, phải phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư, đặc biệt là lao động chất lượng cao. Lao động phải đảm bảo đủ số lượng, có sức khỏe có trình độ, chăm chỉ, sáng tạo; đồng thời cần đảm bảo phân chia số lao động phù hợp
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 525 với từng ngành nghề, công việc. Thường xuyên tổ chức đào tạo, phát triển nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tạo môi trường sinh hoạt ổn định cho người lao động Thứ tư, nâng cao chất lượng xúc tiến đầu tư, tăng cường các hoạt động hỗ trợ đầu tư. Cần tập trung thu hút các nhà đầu tư hạ tầng có năng lực và kinh nghiệm vào phát triển hạ tầng của thành phố nói chung và KCN, KTT nói riêng; thu hút các dự án quy mô lớn, trình độ công nghệ cao. Nâng cao tính chuyên nghiệp của Trung tâm xúc tiến đầu tư, Trung tâm giới thiệu việc làm, tư vấn dịch vụ đầu tư TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng, “Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế: Hải Phòng tiếp tục lập kỳ tích”, khu-kinh-te-hai-phong-tiep-tuc-lap-ky-tich 2. Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư, Số liệu FDI hàng tháng, “Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 6 tháng đầu năm 2021”. 3. Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư, Số liệu FDI hàng tháng - “Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2020”. 4. Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư, Số liệu FDI hàng tháng - “Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2019”. 5. Lê Thị Thanh Trang, “Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, Tạp chí Tài chính 4/2021. 6. Luật Đầu tư năm 2020 của Việt Nam. 7. Quỹ tiền tệ quốc tế. 8. Tổ chức thương mại thế giới.