Thúc đẩy áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ trong dịch vụ đại lý hải quan ở Việt Nam

pdf 8 trang Gia Huy 18/05/2022 5410
Bạn đang xem tài liệu "Thúc đẩy áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ trong dịch vụ đại lý hải quan ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_day_ap_dung_mo_hinh_kinh_te_chia_se_trong_dich_vu_dai_l.pdf

Nội dung text: Thúc đẩy áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ trong dịch vụ đại lý hải quan ở Việt Nam

  1. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 71 THÚC ĐẨY ÁP DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG DỊCH VỤ ĐẠI LÝ HẢI QUAN Ở VIỆT NAM Nguyễn Hoàng Tuấn* TÓM TẮT: Bài viết sử dụng cơ sở lý thuyết của mô hình kinh tế chia sẻ vào áp dụng phân tích trong lĩnh vực dịch vụ đại lý hải quan tại Việt Nam. Phân tích đã làm rõ những đặc trưng, rào cản trong việc phát triển dịch vụ đại lý hải quan ở Việt Nam hiện đang chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ là các doanh nghiệp nước ngoài khiến nhiều DNVVN đại lý hải quan của Việt Nam đã phải đóng cửa hoặc chịu làm thầu phụ. Do vậy, nếu mô hình kinh tế chia sẻ được áp dụng thành công vào trong hoạt động của các DNVVN đại lý hải quan sẽ giúp các doanh nghiệp có thể giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay. Từ khóa: Kinh tế chia sẻ, đại lý hải quan, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). ABTRACT: This paper uses theory in the sharing economy to analysis the field of customs broker services in Vietnam. The analysis clarifies characteristics and barriers in the development of customs brokers in Vietnam and in fact many businesses have closed down or become subcontractors because of high competitive pressures from foreign competitors. Therefore, if the sharing economy model is successfully applied in the operation of customs broker SMEs, it will help to reduce business costs, strengthen competitive capacity and have sustainable development in the globalization trend Keywords: Sharing economy, Customs broker, small and medium sized enterprises (SMEs). 1. GIỚI THIỆU Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động và cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực hải quan, thương mại quốc tế và logistics đã khiến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đại lý hải quan trên thế giới đang tìm mọi cách để đẩy mạnh chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua sử dụng tối ưu các nguồn lực nhằm cắt giảm chi phí. Ở Việt Nam, các đại lý hải quan thường nằm trong các doanh nghiệp giao nhận vận tải hay 1 logistics. Số liệu khảo sát của VLA công bố trong báo cáo logistics Việt Nam 2018 cho thấy 87,8% các công ty logistics cung cấp dịch vụ đại lý hải quan. Hiện nay, cả nước có 914 đại lý hải 2 quan và 1.450 đại lý viên được cấp chứng chỉ . Đa phần các đại lý hải quan ở Việt Nam là các * Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. 1 Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam - VLA 2 Bộ công thương (2018), Báo cáo logistics Việt Nam 2018, Tr.68.
  2. 72 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Theo kết quả thống kê của VLA , có tới 90% số doanh nghiệp dịch vụ logistics có vốn điều lệ đăng ký dưới 10 tỷ đồng và cung cấp dịch vụ chủ yếu dưới hình 3 thức “khai thuê” hải quan chứ chưa hoạt động đúng như tên gọi *. Điều này đã hạn chế đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp logistics có quy mô lớn của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ đại lý hải quan. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam chịu sức ép của toàn cầu hoá đang ngày càng mở cửa mạnh mẽ hiện nay, làn sóng các doanh nghiệp có quy mô lớn nước ngoài sử dụng một hệ thống mạng lưới liên kết dịch vụ toàn cầu, ứng dụng công nghệ hiện đại đang xâm nhập mạnh mẽ thông qua các lợi thế về chất lượng dịch vụ, thời gian và chi phí thấp khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp dịch vụ đại lý hải quan ở Việt Nam chỉ có cách hạ giá để cạnh tranh và đến một lúc nào đó không thể duy trì hạ giá được nữa thì bị thôn tính, phá sản hay trở thành các nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn này. Do đó, để có thể giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp dịch vụ đại lý hải quan ở Việt Nam cần phải hình thành một mạng lưới liên kết và cung cấp dịch vụ đại lý hải quan giữa các doanh nghiệp này. Thực tế, các số liệu khảo sát cũng cho thấy các DNVVN bị hạn chế rất lớn về vốn, công nghệ và nguồn nhân lực có chất lượng. Khả năng tích hợp dịch vụ đại lý hải quan vào trong chuỗi các dịch vụ logistics gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, giữa các doanh nghiệp này còn tồn tại những xung đột về lợi ích, cạnh tranh với nhau, thiếu sự đoàn kết để hình thành nên mạng lưới liên kết dịch vụ. Điều này góp phần làm hiệu quả sử dụng các nguồn lực bị hạn chế, từ đó, làm gia tăng chi phí dịch vụ, giảm khả năng cạnh tranh. Chính vì vậy, việc sử dụng mô hình kinh tế chia sẻ trong đại lý hải quan được xem là một giải pháp mới với kỳ vọng đem lại hiệu quả, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn lực hạn chế và chịu sức ép lớn từ các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực lớn trên thế giới hoạt động Việt Nam. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đại lý hải quan Quan niệm về đại lý hải quan trên thế giới có những điểm khác biệt, tuy nhiên, cơ bản đều thống nhất rằng đại lý hải quan được coi là bên thứ ba thay mặt cho một người khác (thường là chủ hàng hoá) trong quan hệ với cơ quan Hải quan trên cơ sở hợp đồng để thực hiện các công việc theo thoả thuận liên quan đến việc xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển hay lưu kho hàng hóa. Tại Việt Nam, quan niệm đó tương đồng với quy định về đại lý hải quan được quy định trong luật hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật hải quan, theo đó: “ Đại lý làm thủ tục hải quan là doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Hải quan, trong phạm vi được ủy quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng ký với người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là chủ hàng) thay mặt chủ hàng thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ của người khai hải quan quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Hải quan”[2]. Điều kiện đại lý làm thủ tục hải quan quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Hải quan là: “a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành, nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa hoặc đại lý làm thủ tục hải quan; b) Có nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; 3 Bộ công thương (2018), Báo cáo logistics Việt Nam 2018, Tr.72
  3. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 73 c) Có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện để thực hiện khai hải quan điện tử và các điều kiện khác theo quy định.” [4]. Với quan điểm như vậy, đại lý hải quan từ lâu được xem là một trong các dịch vụ cơ bản nằm trong chuỗi cung ứng các dịch vụ của các công ty giao nhận vận tải, công ty logistics ở Việt Nam. Vai trò của đại lý hải quan là cung cấp các dịch vụ làm thủ tục hải quan đáp ứng nhu cầu thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu một cách nhanh chóng, thuận lợi, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Thông thường, trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, các đại lý hải quan ở Việt Nam thường kết hợp dịch vụ thủ tục hải quan với các dịch vụ logistics khác như giao nhận hàng hoá, vận chuyển, kho bãi, để hình thành nên các gói dịch vụ cung cấp cho khách hàng. 2.2. Kinh tế chia sẻ Thuật ngữ “Kinh tế chia sẻ” được đề cập rất nhiều trong thời gian gần đây và được xem là một xu thế phát triển mới với một mô hình kinh doanh mới của kinh doanh ngang hàng, tận dụng lợi thế của phát triển công nghệ số giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận một số lượng lớn khách hàng thông qua các nền tảng số. Có ba yếu tố chính cho phép chia sẻ quyền sử dụng các hàng hóa và dịch vụ. Đó là: Thứ nhất, hành vi của khách hàng đối với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ được thay đổi tính chất từ sở hữu đến chia sẻ; Thứ hai, liên kết mạng lưới người tiêu dùng qua các mạng xã hội trực tuyến và thị trường điện tử dễ dàng hơn; Thứ ba, sự phát triển nhanh chóng của ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) qua các thiết bị di động và các dịch vụ điện tử làm cho việc sử dụng, chia sẻ các hàng hóa và dịch vụ trở nên thuận tiện hơn. Có thể thấy rằng, kinh tế chia sẻ là mô hình kinh doanh khai thác các yếu tố tài nguyên sẵn có của người dùng cuối cùng thông qua việc chia sẻ tài nguyên để giảm chi phí và kết hợp với các yếu tố công nghệ để hợp thành một mô hình kinh doanh có thể tối ưu hoá sử dụng các tài nguyên chưa sử dụng hết, từ đó, có khả năng đem lại siêu lợi nhuận nhanh chóng cho doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng đem lại nhiều lợi ích chung cho toàn xã hội. Trên thế giới, mô hình này đã đem lại những thành công và đã được minh chứng thông qua những khoản lợi nhuận khổng lồ đem lại cho nhà cung ứng dịch vụ lẫn người cho thuê và sử dụng tài nguyên, có thể kể đến nhiều tên tuổi nổi tiếng như Airbnb, Uber, RabbitTask Ở Việt Nam, mô hình này mới phát triển gần đây nhưng cũng đã tạo ra những thành công lớn điển hình với các dịch vụ của Uber, Grab, Như vậy, lợi ích đạt được của nền kinh tế chia sẻ là rất lớn. Cụ thể là tiết kiệm chi phí, giúp bảo vệ môi trường, tăng tính hiệu quả của nền kinh tế, giảm bớt sự lãng phí tài nguyên xã hội và sự dư thừa năng lực của các sản phẩm dịch vụ. Đây chính là những yếu tố khiến mô hình nền kinh tế chia sẻ có những tiềm năng phát triển lớn mạnh hơn nữa trong tương lai, sẽ không chỉ là một thị trường ngách hay một hiện tượng nhất thời mà là tương lai của môi trường kinh doanh toàn cầu bền vững. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, mô hình kinh tế chia sẻ là một hoạt động còn rất mới nên để có thể quản lý và thúc đẩy mô hình này phát triển thì tại các quốc gia đòi hỏi cần phải có khung pháp
  4. 74 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA lý quy định toàn diện về hoạt động này, xác định trách nhiệm của từng bên tham gia, xây dựng hệ thống kiểm soát minh bạch thông tin của các doanh nghiệp vận hành theo kinh tế chia sẻ cũng như quản lý được các giao dịch điện tử, thanh toán quốc tế, việc tiếp cận và sử dụng cơ sở hạ tầng (kết nối băng thông rộng tốc độ cao; dịch vụ tài chính, cơ sở dữ liệu cá nhân và quản lý sử dụng dữ liệu cá nhân ), đặc biệt là vấn đề bảo mật và an toàn thông tin. Bên cạnh đó, việc thực hiện kinh tế chia sẻ đỏi hỏi năng lực sử dụng công nghệ của không chỉ các bên tham gia tham gia mà cả các cơ quan quản lý nhà nước cần phải có sự phát triển kịp thời để đáp ứng được những giao dịch phát sinh trong mô hình kinh tế chia sẽ toàn cầu. 2.3. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng cho nghiên cứu này. Việc thu thập các thông tin phục vụ nghiên cứu được thông qua các tài liệu báo cáo từ VLA, Bộ Công thương, các bài viết nghiên cứu liên quan công bố trên các tạp chí, báo tại Việt Nam. Thông tin thu thập sẽ được phân tích và đánh giá kết hợp với lý luận về kinh tế chia sẻ, đại lý hải quan để đưa ra một mô hình phù hợp và các kiến nghị giải quyết vấn đề nghiên cứu. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Trong bối cảnh mở cửa giao thương mạnh mẽ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới như hiện nay, một đại lý hải quan sẽ đóng vai trò quan trọng trong thực thiện thủ tục hải quan đối với nhập khẩu và xuất khẩu hàng hoá cho khách hàng, cũng như cung cấp các dịch vụ khác có liên quan giao nhận hàng hóa, vận chuyển, bố xếp, kho bãi, xuyên biên giới. Như vậy, có thể thấy, đại lý hải quan đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng của bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động giao thương quốc tế, dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cũng diễn ra sự cạnh tranh rất gay gắt, các đại lý hải quan thường phải mở rộng kết hợp thực hiện các dịch vụ có liên quan như giao nhận, vận chuyển, bốc xếp, kho bãi, . .để nâng cao khả năng cạnh tranh. Do vậy, trên thị trường, các doanh nghiệp có quy mô và tiềm lực tài chính lớn cung cấp các sản phẩm đa dạng sẽ có nhiều lợi thế hơn các DNVVN của Việt Nam. Các nghiên cứu thực tế cho thấy 3 rào cản lớn nhất đối với các DNVVN để nâng cao khả năng cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ đại lý hải quan là: (1) Khả năng sử dụng tối ưu các nguồn lực của doanh nghiệp. Theo khảo sát của VLA, có tới gần 70% doanh nghiệp logistics Việt Nam không có tài sản và chỉ 16% đầu tư trang thiết bị, 4 phương tiện vận tải; 4% đầu tư vào kho bãi, cảng còn lại phải thuê ngoài *. Với quy mô như vậy, các doanh nghiệp logistics rất khó có thể khai thác được tính hiệu quả kinh tế về quy mô, vốn là điểm mạnh của hoạt động khai thác vận tải và kho bãi. Chuỗi cung cấp dịch vụ của các đại lý hải quan logistics ở Việt Nam luôn tồn tại một lượng nguồn lực tài nguyên chưa tận dụng được, đặc biệt là việc sử dụng dịch vụ vận tải bằng ô tô trong việc giao và nhận hàng hoá. Đây là một nguồn lực đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu khá lớn của DNVVN để đảm bảo khả năng vận chuyển hàng hoá chủ động đến khách hàng. Tuy nhiên, do nhu cầu của khách hàng phân tán trên nhiều địa bàn và tại nhiều thời điểm khác nhau nên hầu hết các doanh nghiệp đều gặp vấn đề làm thế nào để giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận sử dụng xe. Tình trạng xe chạy “rỗng” chiều về ngày càng tăng dẫn đến lãng phí rất lớn về cả nhiên liệu, nhân công và thời gian. Rất nhiều bài viết và báo cáo nghiên 4
  5. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 75 cứu đã chỉ ra tình trạng xe vận chuyển hàng hóa Bắc-Nam “chạy rỗng” chiều về là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp vận tải trên toàn quốc. Theo khảo sát của Viện Chiến lược và phát triển Giao thông vận tải về doanh nghiệp vận tải, con số về tình trạng “chạy rỗng” của xe tải cũng rất cao, khoảng 70%. Chính điều này đã khiến các chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ tăng thêm khoảng 30% so với giá trị thực. Tương tự với phía Bắc, các xe vận chuyển hàng hóa phía Nam cũng gặp tình trạng “chạy rỗng”. Theo ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM cho biết, có khoảng 50% xe tải chở hàng đi nhưng phải “chạy rỗng” về do không tìm được nguồn hàng. Vào những mùa lễ, tết, nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng cao, tình trạng xe 5 “chạy rỗng” có giảm một chút nhưng vẫn ở mức cao, khoảng 40% .* Mặc dù hiện nay cũng đã có một số nhà cung cấp dịch vụ đưa ra một số mô hình kết nối giữa nhu cầu của khách hàng và các nhà cung cấp vận tải tuy nhiên mức độ thành công vẫn còn hạn chế do mức độ kết nối còn thấp, chi phí chưa rẻ, cũng như sự tin tưởng giữa các bên tham gia chưa cao. (2) Chi phí về vốn và chi phí hoạt động tính trên dịch vụ cung cấp ở mức cao. Trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngành mạnh mẽ như hiện nay thì việc giảm chi phí đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp cung cấp đại lý hải quan ở Việt Nam, có 3 yếu tố chi phí quan trọng là: Một là, chi phí trả lương nhân viên, mà chi phí này cũng không ngừng tăng để đảm bảo doanh nghiệp có thể giữ được nhân viên giỏi cũng như thu hút được các nhân viên có năng lực về với công ty. Hai là các chi phí tiền vốn lưu động cho các hoạt động cung cấp dịch vụ trước cho khách hàng (như các khoản trả trước về thuế, phí, chi trả dịch vụ cho việc thuê các bên khác, ) và chi phí vận hành doanh nghiệp (chi phí thuê văn phòng, chi phí thuê mua và vận hành trang thiết bị, chi phí sử dụng phần mềm làm thủ tục hải quan, ). Những chi phí này phải một khoảng thời gian sau đó mới có thể thu hồi từ khách hàng để bù dắp. Điều này sẽ có thể dẫn tới những rủi ro khi khách hàng nợ tiền hoặc trì hoãn việc trả tiền khiến cho nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Để duy trì hoạt động doanh nghiệp, các DN có thể phải sử dụng các nguồn vốn vay khác. Điều này sẽ làm tăng chi phí hoạt động. Ba là, chi phí liên quan đến duy trì hoạt động của lượng xe vận tải hàng hoá (chi phí nhiên liệu, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, ) và thực tế những năm gần đây cho thấy chi phí này cũng có sự tăng lên liên tục. (3) Sự cạnh tranh lớn về giá trên thị trường. Hiện tại dịch vụ đại lý hải quan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) ở Việt Nam nhận áp lực sức ép cạnh tranh cả từ phía khách hàng và các đối thủ cạnh tranh. Điều này là do các doanh nghiệp có quy mô lớn và các công ty quốc tế hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải và logistics đã tạo ra các liên minh, cung cấp kết hợp nhiều dịch vụ có thể kết nối trên toàn thế giới bên cạnh dịch vụ hải quan đã đưa ra mức giá thấp hơn tạo ra sức ép cạnh tranh về giá nghiêm trọng. Do đó, nhiều đại lý hải quan của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) ở Việt Nam không thể chịu được áp lực từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và trở thành nhà cung cấp dịch vụ phụ cho các doanh nghiệp lớn này hoặc phải rời bỏ thị trường. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là nếu phát triển mạnh nền kinh tế chia sẻ sẽ đem lại những lợi ích gì cho DNNVV trong việc cung cấp dịch vụ đại lý hải quan. Có thể thấy rằng, trong nền kinh tế chia sẻ, việc triển khai các công nghệ mới trong quản lý có khả năng giúp tạo cơ hội chia sẻ tài nguyên giữa khách hàng và nhà cung cấp ở ba khía cạnh như phân tích tại bảng 1. 5
  6. 76 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Bảng 1. Phân tích những lợi ích đem lại từ việc sử dụng kinh tế chia sẻ trong dịch vụ đại lý hải quan STT Các khía cạnh Lợi ích của nền kinh tế chia sẻ đem lại Khách hàng Nhà cung cấp dịch vụ 1 Tối đa hóa khả năng sử dụng - Có thể lựa chọn nhà - Có thể nhận được nhiều nguồn lực xe tải cung cấp gần nhất với công việc hơn. giá thấp nhất, tiết kiệm -Thu nhập cao hơn. thời gian và nhanh hơn. - Cung cấp dịch vụ tiếp cận - Có nhiều sự lựa chọn. tới nhiều khách hàng hơn. - Giảm lãng phí xe chạy rỗng chiều về. 2 Giảm áp lực cạnh tranh về giá từ Nhận được giá rẻ hơn - Có thể đặt ra giá rẻ hơn khách hàng và đối thủ với chất lượng dịch vụ cạnh tranh với các công ty tốt hơn. lớn và công ty quốc tế - Nâng cao tiềm lực cạnh tranh khi sử dụng tổng hợp nguồn lực của nhiều doanh nghiệp qua mạng lưới liên kết được với nhau. 3 Giảm chi phí cho khách hàng, -Thuận tiện trong việc - Giúp tạo ra sự đa dạng doanh nghiệp và đa dạng hoá kết nối và phối hợp thực dịch vụ từ mạng lưới liên dịch vụ. hiện dịch vụ. kết. -Tạo sự tin cậy trong sử - Giảm chi phí hoạt động dụng dịch vụ Nguồn: Tự tổng hợp của tác giả Ngoài ra, nhờ sự liên kết kinh doanh, mô hình kinh tế chia sẻ có thể giảm chi phí hoạt động cho các DNVVN bằng cách sử dụng sức mạnh của nhóm để thuê, mua dùng chung cơ sở vật chất văn phòng điều hành, trang thiết bị, phần mềm, trong các hoạt động dùng chung, từ đó, giúp doanh nghiệp đại lý hải quan vừa và nhỏ đưa ra các mức giá tương đương với các đối thủ của họ trên thị trường, thậm chí có thể thấp hơn và cung cấp các dịch vụ đa dạng hơn. Đây chính là những lợi ích rất rõ rệt cho các nhà cung cấp dịch vụ đại lý hải quan. Trong khi đó lợi ích đem lại cho khách hàng là tạo điều kiện giao dịch và phối hợp thực hiện dịch vụ ở một nơi, kết hợp sử dụng nhiều dịch vụ cùng lúc với sự tin cậy và giá cả hợp lý. Để có thể thực hiện được mô hình kinh tế chia sẻ trong dịch vụ đại lý hải quan, vấn đề xác định nền tảng công nghệ quản lý nào hữu ích cho việc thuyết phục các doanh nghiệp vừa và nhỏ đại lý hải quan tham gia vào mạng lưới kinh tế chia sẻ là hết sức quan trọng. Các nghiên cứu chứng minh rằng công nghệ áp dụng cần giúp các bên tham gia dễ dàng truy cập mọi lúc mọi nơi và đơn giản sử dụng trên cả thiết bị máy tính và điện thoại di động. Khả năng tiếp cận và sự đơn giản có thể giúp các nhà cung cấp dịch vụ giảm sức ép đòi hỏi từ trình độ năng lực áp dụng công nghệ của nhân viên có trình độ kỹ năng máy tính thấp. Bên cạnh đó là việc khách hàng có thể kiểm tra công việc, tình trạng thực hiện dịch vụ mọi lúc mọi nơi, không phải chờ đợi và đồng thời có thể
  7. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 77 tiết kiệm thời gian và tiền bạc để tìm kiếm dễ dàng một nhà cung cấp khác khi cần thiết. Ngoài ra, công nghệ áp dụng cần phải có một hệ thống nhận dạng và bảo mật mạnh mẽ. Các nhà cung cấp đại lý hải quan có thể đạt được niềm tin với khách hàng của họ về quyền riêng tư bảo mật thông tin bằng cách có các chính sách bảo mật mạnh mẽ. Cùng với những điều đó, hệ thống công nghệ áp dụng dựa trên việc chia sẻ nên rất cần có sự minh bạch và phân phối công việc công bằng giữa tất cả các thành viên tham gia và khách hàng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, một doanh nghiệp công nghệ kinh doanh trên một nền tảng kinh doanh kỹ thuật số mới sẽ giúp tạo điều kiện cho các khách hàng tiếp cận với hàng hóa và dịch vụ mới của các nhà cung cấp một cách nhanh chóng và dễ dàng. Hơn nữa, công nghệ có sẵn sẽ giúp phù hợp với nhu cầu và dễ dàng cung cấp đem lại hiệu quả hơn, các thách thức của việc quản lý công nghệ trên cùng một nền tảng giúp người tiêu dùng giảm chi phí tham gia. Điều này cũng đã được minh chứng qua mô hình hoạt động của các công ty Uber, Grab, 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Thực tế ở Việt Nam, nền kinh tế chia sẻ vẫn là một khái niệm mới. Do vậy, hệ thống các quy định pháp lý đảm bảo cho hoạt động này vẫn chưa được xây dựng rõ ràng và cụ thể. Do đó, có khả năng xảy ra các hoạt động bất hợp pháp, gian lận, cạnh tranh không bình đẳng gây thiệt hại cho cả về phía khách hàng và nhà cung cấp luôn có thể xảy ra, đặc biệt là đối với dịch vụ đại lý hải quan một hoạt động dịch vụ có liên quan đến các giao dịch thương mại, vận tải xuyên biên giới, chịu sự chi phối và tuân thủ rất nhiều quy định pháp lý. Do vậy, để phát triển nền kinh tế chia sẻ bền vững đối với dịch vụ đại lý hải quan trong bối cảnh toàn cầu hoá tại Việt Nam, bài viết đề xuất một số gợi ý sau: Thứ nhất, Chính phủ cần đẩy nhanh việc nghiên cứu ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh và quản lý đối với kinh tế chia sẻ tại Việt Nam Nam (về đăng ký kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khai báo thông tin, nghĩa vụ đáp ứng các điều kiện kinh doanh chuyên ngành, nghĩa vụ về thực hiện chính sách thanh toán, bảo hiểm v.v ), đặc biệt, cần qui định rõ trách nhiệm giữa các bên trong kinh tế chia sẻ, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý đối với mô hình kinh doanh này. Hệ thống pháp luật này sẽ giúp điều chỉnh mọi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế chia sẻ, vừa đảm bảo môi trường thuận lợi cho nó phát triển, vừa tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa nền kinh tế này với mô hình kinh doanh dịch vụ truyền thống. Điều này sẽ giúp tạo điều kiện nền tảng pháp lý đảm bảo cho việc phát triển nền kinh tế chia sẻ bền vững đối với dịch vụ đại lý hải quan tại Việt Nam. Thứ hai, nâng cao năng lực quản lý của bộ máy nhà nước thông qua đầu tư nâng cao năng lực về công nghệ, trình độ quản lý, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý để có thể đảm bảo công tác thanh tra, kiểm tra và đảm bảo an toàn, nâng cao khả năng kiểm soát quản lý đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong việc cung ứng dịch vụ đại lý hải quan; Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi, hoạt động vi phạm pháp luật, gây tổn hại đến lợi ích của các bên tham gia. Thứ ba, Nhà nước cần có sự điều phối thúc đẩy mạnh hơn nữa sự liên kết trao đổi và xử lý nghiệp vụ giữa các bên liên quan trong hoạt động cung cấp dịch vụ đại lý hải quan như các nhà cung cấp mạng lưới Internet, phần mềm giao dịch, các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến, các nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng logistics, vận tải giao nhận hàng hoá, cơ quan hải quan, thuế, các
  8. 78 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA cơ quan quản lý chuyên ngành thuộc các bộ ngành. Khi giữa các bên tham gia vẫn còn có sự phân tán trong hoạt động kết nối, trao đổi và xử lý các nghiệp vụ phát sinh đối với hoạt động của đại lý hải quan thì sẽ không thể có một nền tảng tốt cho sự phát triển và thành công của kinh doanh chia sẻ dịch vụ đại lý hải quan. Thứ tư, đối với các chủ thể tham gia vào vận hành mô hình kinh tế chia sẻ dịch vụ đại lý hải quan, cần có sự đầu tư về công nghệ, cơ sở hạ tầng vật chất, nguồn nhân lực có trình độ đảm bảo và xây dựng được niềm tin để khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ đại lý hải quan nhỏ lẻ tham gia tích cực và rộng khắp. Tài liệu tham khảo: 1. Bộ công thương (2018), Báo cáo logistics Việt Nam 2018, NXB công thương 2. Bộ tài chính (2019), Thông tư số 22/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan, ban hành 16 tháng 04 năm 2019. 3. Nguyễn Phan Anh (2016), Mô hình nền kinh tế chia sẻ và gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ II, số tháng 7/2016. 4. Quốc hội (2014), Luật Hải quan số 54/2014/QH13, ban hành ngày 23/06/2014 5. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2018), Chuyên đề Số 7: Thực trạng kinh tế chia sẻ ở Việt Nam: Kiến nghị giải pháp quản lý nhà nước, truy cập từ files/2018/vnep2018/C%C4%907%20-%20Th%E1%BB%B1c%20tr%E1%BA%A1ng%20 kinh%20t%E1%BA%BF%20chia%20s%E1%BA%BB%20%E1%BB%9F%20VN-converted. pdf 6. Vilas, Thực trạng xe rỗng chiều về và những giải pháp Triệu Đô của Start-up Việt, truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2019, từ