Thực trạng nhiễm giun đường ruột ở học tiểu học, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình năm 2015

pdf 8 trang Gia Huy 21/05/2022 1600
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng nhiễm giun đường ruột ở học tiểu học, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_trang_nhiem_giun_duong_ruot_o_hoc_tieu_hoc_huyen_kim_bo.pdf

Nội dung text: Thực trạng nhiễm giun đường ruột ở học tiểu học, huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình năm 2015

  1. THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT Ở HỌC TIỂU HỌC, HUYỆN KIM BÔI, TỈNH HOÀ BÌNH NĂM 2015 Trần Thị Ái Hương*, Hạc Văn Vinh * Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình Trường Đại học Y Dược-Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Một nghiên cứu mô tả cắt ngang để đánh giá thực trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học, huyện Kim Bôi, Hòa Bình đã được tiến hành thông quaxét nghiệm mẫu phân ở 480 học sinh tiểu học tại 6 xã Bình Sơn, Nam Thượng, Sơn Thuỷ, Sào Báy, Thượng Bì và Vĩnh Tiến tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả chothấy tỷ lệ nhiễm giun chung là 9,6% trong đó tỷ lệ nhiễm giun tóc cao nhất (8,1%), rất ít học sinh nhiễm giun móc/mỏ (0,6%) và giun đũa (0,6%); Đa số học sinh nhiễm một loại giun (93,5%), chỉ có 6,5% học sinh còn lại nhiễm từ hai loại trở lên; Tính trung bình trên 1 gram phân có 3.680 trứng giun đũa (888-7200 trứng/gram), 156 trứng giun móc/mỏ (48-336 trứng/gram) và 258,5 trứng giun tóc (24-2280 trứng/gram); 100% các trường hợp nhiễm giun móc/mỏ với cường độ nhẹ. 97,4% nhiễm giun tóc với cường độ nhẹ và 2,6% nhiễm với cường độ trung bình. Tỷlệ tương ứng với giun đũa là 66,7%. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy chính quyền và y tế địa phương, trường tiểu học cần triển khai đồng bộ các giải pháp canthiệp bao gồm hoạt động tẩy giun, cải thiện vệ sinh môi trường và giáo dục vệ sinh, bao gồm (1) Duy trì hoạt động tẩy giun hàng loạt cho nhóm học sinh tại các trường tiểu học như hiện nay; (2) Truyền thông, tư vấn cho người dân trong cộng đồng cũng như nhóm học sinh tiểu học về sử dụng nguồn nước và nhà tiêu hợp vệ sinh; thực hiện hành vi vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng, không để móng tay bẩn, đi chân đất, ăn rau sống, uống nước lã. Từ khóa: giun đường ruột, học sinh tiểu học 1. Đặt vấn đề Nhiễm giun đường ruột, đặc biệt là các loại giun đũa, tóc, móc/mỏ còn khá phổ biếnở khắp thế giới và đượcem x như vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, đặc biệt ở các nước nghèo, đang phát triển trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới[3], [8]. Trẻ em ở lứa tuổi trước tuổi đi học và trong độ tuổi đi học tại các khu vực có điều kiện kinh tế xãhội thấp là nhóm dễ bị nhiễm giun nhất [8], [9]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng trước khi thực hiện bất kỳ chương trình can thiệp phòng chống giun sán nào, mức độ nhiễm (tỷ lệ và cường độ) cần phải được xác định để thông báo cho người quảnlý chương trình nhằm đề xuất các chiến lược can thiệp tốt nhất[8], [0]. WHO cũng tuyên bố rằng, đối với bất kỳ cuộc điều tra cơ bản hoặc chẩn đoán cộng đồng, lứa tuổi học sinh tiểu học đặc biệt là từ 8-10 tuổi có thể đại diện cho cộng đồng, cũng như trong việc theo dõi định kỳ và đánh giá các chiến lược can thiệp vì tầm quan trọng của vấn đề dịchtễhọc ở nhóm tuổi này đối việc nhiễm giun truyền qua đất [0]. Theo WHO, tỷ lệ nhiễm giun ở nhóm học sinh gián tiếp phản ánh tình trạng nhiễm giun trong cộng đồng. Huyện Kim Bôi là một huyện có dân tộc chính là người Mường (chiếm đa sốtrong tỉnh Hòa Bình). Do điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn nên vấn đềvệ sinh môi trường cũng như các hành vi vệ sinh cá nhân còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, tập quán sử dụng phân người chưa ủ đúng cách để bón ruộng vẫn tồn tại ở nhiều xã,dovậy 131
  2. tình trạng ô nhiễm môi trường do phân người đang diễn ra là một trong những điều kiện để phát triển trứng giun. Bên cạnh đó, cho đến nay vẫnchưa có nghiên cứu nào về tình trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học trên địa bàn huyện. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học “Thực trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình năm 2015”với mục tiêu: Mô tả thực trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tiểu học tại 6 xã huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình năm 2015. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu Đối tượng: là học sinh tiểu học từ 6-11 tuổi, với các điều kiện (i) gia đình hiện đang sống tại địa bàn nghiên cứu; (ii) chưa sử dụng thuốc tẩy giun trong vòng 3 tháng tính từ thời điểm nghiên cứu; và (iii) được cha mẹ/người giám hộ và bản thân học sinh đồngý tham gia nghiên cứu. Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại 6 xã thuộc huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình. Thời gian: từ 9/2014 đến 8/2015 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc xét nghiệm mẫu phân ở học sinh tiểu học. Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính 2 Z p.(1- p) n= (1- /2) x d2 Trong đó, Z(1- α/2)=1,96, p=11,5% (hay p=0,115) là tỷ lệ học sinh tiểu học bị nhiễm giun đường ruột theo điều tra của Cục Quản lý môi trường y tế năm 2014[2], d=0,03 là sai số mong muốn. Từ đó, tính được n=435 học sinh, để loại trừ các trường hợp bỏ cuộc, lấy tăng 15% cỡ mẫu và làm tròn lên 504 học sinh để chia đều cho 6 xã được chọn, tương ứng với mỗi xã có 84 học sinh. Trên thực tế, chúng tôi đã thu được mỗi xã 80 mẫu phân và cỡ mẫu phân tích trong nghiên cứu là 480. Chọn mẫu Chọn huyện: Chọn chủ định huyện Kim Bôi, với đặc điểm là đa số dân tộc Mường, đại diện cho số đông dân tộc thiểu số của tỉnh Hòa Bình. Bên cạnh đó, vấn đềVSMT và hành vi cá nhân của người dân trong phòng chống nhiễm giun đường ruột còn hạn chế. Chọn xã: Chọn ngẫu nhiên đơn 6 xã từ danh sách 28 xã/thị trấn trên địa bàn huyện. Kết quả 6 xã được chọn bao gồm Bình Sơn, Nam Thượng, Sơn Thuỷ, Sào Báy, Thượng Bì và Vĩnh Tiến. Chọn học sinh để xét nghiệm mẫu phân: Chọn theo phương pháp ngẫu nhiênhệ thống. Bước 1: Tại mỗi xã, lập danh sách toàn bộ học sinh đang học tại trường tiểu họctheo thứ tự A,B,C của họ tên. Loại trừ khỏi danh sách các học sinh không đáp ứng đúng các tiêu chí nghiên cứu. Như vậy, có 6 danh sách học sinh tiểu học cho 6 xã được chọn. Bước 2: Tại mỗi danh sách, tính khoảng cách mẫu k=tổng số học sinh trongdanh sách chia cho 84 (cỡ mẫu cho xã). Nếu k lẻ thì lấy làm tròn lên (ví dụ k=4,6 sẽ được làm tròn lên thành 5). Bước 3: Xác định học sinh đầu tiên trong danh sách. Để xác định học sinh thứ nhất từ mỗi danh sách, trước tiên ta chọn một số ngẫu nhiên có giá trị nằm trong khoảng từ1đến k. Số này chính là số thứ tự của học sinh trong danh sách. 132
  3. Bước 4: Xác định các học sinh tiếp theo. Học sinh thứ hai được chọn bằng cách, lấy số thứ tự của học sinh thứ nhất đã được chọn ngẫu nhiên cộng với khoảng cách mẫu kta được một số mới chính là số thứ tự của học sinh thứ hai. Tiếp tục làm như vậy đểchọn tiếp các học sinh khác (số ngẫu nhiên cộng 2k, số ngẫu nhiên cộng 3k, ) cho đến khi chọn đủ 84 học sinh. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu - Sử dụng kỹ thuật Kato-Katz để xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun đũa, tóc, móc của học sinh tiểu học. - Đánh giá cường độiễm nh giun của giun đũa, tóc, móc theo số lượng giun ký sinh và số trứng đếm được trên 1 gram phân theo quy ước của Tổ chức Y tế thế giới- (Kato Katz) [7]. Đạo đức nghiên cứu: Tất cả các HGĐ có trẻ trong danh sách xét nghiệm giun đều được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung nghiên cứu trước khi lấy mẫuphânxét nghiệm. Tất cả những học sinh tham gia nghiên cứu bị nhiễm giun được nhóm nghiên cứu gửi kết quả về gia đình đồng thời tư vấn cho phụ huynh về các biệnpháp phòng chống nhiễm giun. 3. Kết quả và bàn luận Bảng 1. Một số đặc điểm của học sinh Đặc điểm Số lượng (n=480) Tỷ lệ % 6 tuổi 76 15,8 7 tuổi 106 22,1 8 tuổi 79 16,5 Độ tuổi 9 tuổi 82 17,1 10 tuổi 75 15,6 11 tuổi 62 12,9 Tuổi TB 8,33 Nam 244 50,8 Giới tính Nữ 236 49,2 Kinh 60 12,5 Dân tộc Mường 420 87,5 Tổng số có 480 em học sinh trong độ tuổi từ 6-11 tuổi tại 6 trường tiểu học trên địa bàn huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình đã được đưa vào nghiên cứu. Trong số những học sinh này, 50,8% (n=244) là nữ và 49,2% (n=236) là nam giới, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Đa số (87,5%) học sinh là người Mường so với 12,5% là người Kinh. Độ tuổi trung bình của học sinh tham gia nghiên cứu là 8,33 tuổi trong đó nhóm tuổi chiếm tỷlệ cao nhất là 7 tuổi và thấp nhất là 11 tuổi (22,1% và 12,9%). Có nhiễm Không nhiễm 90.4% 9.6% Biểu đồ 1. Tỷ lệ nhiễm giun chung (n=480) Trong nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh 6-11 tuổi tại 6 xã huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình năm 2015 là 9,6%. Tỷlệ nhiễm này thấp hơn nhiều so với 133
  4. một số nghiên cứu khác cũng ở nhóm học sinh tiểu học như tại Lâm Đồng (27,2%) [4], Hà Nam (26,9%) [6]. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn ở mức cao so với nghiên cứu tại xã Tân Thủy, Ba Tri, tỉnh Bến Tre (7,8%) [1]. So sánh với nghiên cứu của Định Thị Tuyết tại huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình năm 2006 với đối tượng là học sinh lớp 4 cho thấy tỷlệ nhiễm giun chung trong nghiên cứu này thấp hơn khá nhiều (9,6% so với 55,0%) [5]. Điều này có thể là do trong thời gian gần đây điều kiện kinh tế người dân khá hơn,tình trạng nước sạch và vệ sinh môi trường được cải thiện. Cộng với đó là nhận thức cũng như hành vi của cộng đồng nói chung và học sinh nói riêng được cải thiện do khả năng tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng được nâng cao. Cũng có thể là dosau thời điểm năm 2006, việc điều trị định kỳ hàngnăm cho các học sinh tiểu học được tiến hành rộng rãi nên đã góp phần hạ tỷ lệ nhiễm giun ở các đối tượng này. Bảng 2. Tỷ lệ nhiễm giun theo tuổi Số nhiễm giun Tuổi Số mẫuXN SL % 6 tuổi 76 8 10,5 7 tuổi 106 3 2,8 8 tuổi 79 7 8,9 9 tuổi 82 12 14,6 10 tuổi 75 7 9,3 11 tuổi 62 9 14,5 Tổng 480 46 9,6 Nhận xét: Kết quả xét nghiệm phân cho thấy nhóm học sinh 9 tuổi có tỷ lệ nhiễm giun cao nhất (14,6%), tiếp đến là nhóm 11 tuổi (14,5%), 6 tuổi (10,5%), 10 tuổi (9,3%), 8 tuổi (8,9%) và thấp nhất là nhóm 7 tuổi (2,8%). Bảng 3. Tỷ lệ nhiễm giun theo giới tính, dân tộc Số nhiễm giun Đặc điểm Số mẫuXN SL % Giới tính Nữ 236 23 9,7 Nam 244 23 9,4 Dân tộc Mường 420 45 10,7 Kinh 60 1 1,7 Tổng 480 46 9,6 Kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm giun giữa học sinh nam và học sinh nữ (9,4% và 9,7%). Tuy nhiên, xét về đặc điểm dân tộc lại cho thấy nhóm học sinh dân tộc Mường có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm học sinhdân tộc Kinh (10,7% và 1,7%, p<0,05). Một nghiên cứu tại huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng cũng cho thấy yếu tố dân tộc có liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun [4]. Nguyên nhân của sự chênh lệch này một phần có thể làdo điều kiện kinh tế-văn hóa-xã hội, trình độ dân trí, thói quen sinh hoạt, ý thức về giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn chín uống sôi của nhóm học sinh người dân tộc hạn chế hơn sovới nhóm học sinh Kinh. 134
  5. Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm từng loại giun Số nhiễm giun Loại giun Số mẫuXN SL % Giun đũa 480 3 0,6 Giun tóc 480 39 8,1 Giun móc/mỏ 480 4 0,8 Khác 480 3 0,6 Xét về tỷ lệ nhiễm từng loại giun, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm giun tóc chiếm cao nhất (8,1%), rất ít học sinh nhiễm giun móc/mỏ (0,6%) cũng nhưgiun đũa (0,6%) và giun kim (0,2%). Cơ cấu nhiễm các loại giun này phù hợp với điều tra tại Thái Bình với tỷ lệ nhiễm giun tóc, giun đũa và giun móc lần lượt là (7,8%, 5,1% và 0%)[2], cũng như nghiên cứu tại Hà Nam (24,6%, 12,6% và 0% theo thứ tự) [6]. Tuy nhiên cơ cấu các loại giun này lại khác biệt so với nghiên cứu tại Bến Tre với giun móc chiếm đa số (77,8%), tiếp đến là giun đũa (14,8%), giun tóc 7,4% [1]. Sự chênh lệch về tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất cũng như cơ cấu của từng loại giun giữa các nghiên cứu có thể làdo sự khác biệt về các yếu tố vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, chất lượng nước, tình trạng kinh tế xã hội, thời gian và mùa tiến hành khảo sát cũng như các yếu tố khí hậuvà địa lý. Đơn nhiễm Đa nhiễm 93,5% 6,5% Biểu đồ 2. Tỷ lệ đơn nhiễm, đa nhiễm (n=46) Trong số các học sinh nhiễm giun, đa số (93,5%) là đơn nhiễm, tức là chỉ nhiễm một loại giun duy nhất. Kết quả nghiên cứu tại Bến Tre cũng cho thấy trong 55 trường hợp xét nghiệm thấy trứng giun trong phân đều là đơn nhiễm [1]. Tuy nhiên, kết quả này của chúng tôi có khác biệt so với kết quả nghiên cứu tại học sinh lớp 4 thuộc thị trấn Lương Sơn tỉnh Hoà Bình với tỷ lệ nhiễm phối hợp 2 loại giun là 34,7% và nhiễm 3 loại giun chiếm 2,5% 5[ ]. Sự khác biệt này có thể là do nghiên cứu tại huyện Lương Sơn được triển khai trong thời gian trước đây nhiều năm (từ 2006). Tại thời đó, điều kiện kinh tế xã hội cũng như vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân của người dân ở mức thấphơn so với thời gian gần đây. Bên cạnh đó, các hoạt động tẩy giun trong thời gian gần đây cũng được triển khai đồng bộ hơn. Các kết quả này có thể đã làm giảm tỷ lệ đa nhiễmở học sinh tiểu học trong nghiên cứu của chúng tôi. Bảng 5. Số trứng trung bình/gram phân Số trứng TB/gram Loại giun SD Nhỏ nhất Lớn nhất phân Giun đũa 3680,0 3218,4 888 7200 Giun móc/mỏ 156,0 130,7 48 336 Giun tóc 258,5 357,5 24 2280 135
  6. Bảng 6. Phân loại cường độ nhiễm giun Số Nhẹ Trung bình Nặng Loại giun mẫu (+) SL % SL % SL % Giun đũa 3 2 66,7 1 33,3 0 0,0 Giun móc/mỏ 4 4 100,0 0 0,0 0 0,0 Giun tóc 39 38 97,4 1 2,6 0 0,0 Cường độ nhiễm giun được đánh giá qua số trứng giun/gram phân. Chỉ số này cho phép ước lượng số giun bị nhiễm trên một đối tượng, tính được những cá thể chịu đựng các hậu quả của bệnh. Mục tiêu hàng đầu của chương trình phòng chống giun là cầngiảm tỷ lệ người nhiễm nặng, vì vậy chỉ số này cực kỳ quan trọng trong việc lựa chọn các biện pháp can thiệp và đánh giá hiệu quả can thiệp [8]. Kết quả điều tra cho thấy trung bình trong một gram phân có 3680 trứng giun đũa, 156 trứng giun móc/mỏ và 258,5 trứng giun tóc. Ca nhiễm giun đũa nặng nhất là 7200 trứng/gram phân, giun móc/mỏ là 336 trứng/gram phân và giun tóc là 2280 trứng/gram phân. Theo tiêu chuẩn phân loại mức độ nhiễm giun của WHO, kết quả của chúng tôi cho thấy toàn bộ các học sinh bị nhiễm giun đều ở mức độ nhẹ và trung bình. Tỷ lệ nhiễm giun đũa với cường độ nhẹ là 66,7%và trung bình là 33,3%. Tỷ lệ tương ứng đối với giun tóc là 97,4% và 2,6%. Còn nhiễm giun móc đều với cường độ nhẹ (100,0%). Kết quảnày là phù hợp với dữ liệu từ các nghiên cứu gần đây đã quan sát thấy hầu hết các trường hợp nhiễm giun truyền qua đất cósố lượng trứng giun ở mức thấp [1], [2], [4], [5]. Tuy nhiên không phải thấy cường độ nhiễm giun ở mức độ nhẹ/trung bình mà coi nhẹ tình hình nhiễm. Tác động nặng nhẹcủa bệnh giun tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên WHO đã cảnh báo rằng ngay cả mức độ nhiễm giun thấp cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ, giảm sự ngon miệng, nặng lực, thể chất và trí tuệ, chính vì vậy sẽ làm nặng thêm tình trạng suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, số lượng trứng giun/gram phân không phản ảnh trung thực mức độ nhiễm do chỉ có giun cái mới đẻ trứng và đẻ không đều, những con giun đực có mặt và không phát hiện được cũng gây tác hại không kém. 4. Kết luận và kiến nghị 6 xã huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình năm 2015 là 9,6%. Tỷ lệ nhiễm giun tóc cao nhất (8,1%), rất ít học sinh nhiễm giun móc/mỏ (0,6%) và giun đũa (0,6%). * Đa số học sinh nhiễm một loại giun (93,5%), chỉ có 6,5% học sinh còn lại nhiễm từ hai loại trở lên; Tính trung bình trên 1 gram phân có 3.680 trứng giun đũa (888-7200 trứng/gram), 156 trứng giun móc/mỏ (48-336 trứng/gram) và 258,5 trứng giun tóc (24- 2280 trứng/gram); 100% các trường hợp nhiễm giun móc/mỏ với cường độ nhẹ. 97,4% nhiễm giun tóc với cường độ nhẹ và 2,6% nhiễm với cường độ trung bình. Tỷ lệtương ứng với giun đũa là 66,7%. Từ kết quả trên cho thấy mặc dù tỷ lệ nhiễm giun ở nhóm học sinh tại địa bàn nghiên cứu nhìn chung ở mức thấp, chủ yếu là đơn nhiễm và nhiễm với cường độ nhẹ, tuynhiên các học sinh lại chủ yếu là do nhiễm giun tóc trong khi đó tác hại của ungi tóc là khá lớn. Chính vì vậy, các hoạt động phòng chống giun sán ở cộng đồng nói chung và học sinhtiểu học nói riêng vẫn cần được tiếp tục triển khai và đẩy mạnh hơn nữa trong thời giantới. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy chính quyền và y tế địa phương, trường tiểu học cần triển khai đồng bộ các giải pháp can thiệp bao gồm hoạt động tẩy giun, cải thiện vệsinh môi trường và giáo dục vệ sinh, bao gồm (1) Duy trì hoạt động tẩy giun hàng loạt cho nhóm học sinh tại các trường tiểu học như hiện nay; (2) Truyền thông, tư vấn cho người 136
  7. dân trong cộng đồng cũng như nhóm học sinh tiểu học về sử dụng nguồn nước vànhà tiêu hợp vệ sinh; thực hiện hành vi vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng, không để móng tay bẩn, đi chân đất, ăn rau sống, uống nước lã. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Ánh và CS (2013), “Đánh giá hiệu quả tẩy giun của albendazole ởhọc sinh tiểu học tại xã Tân Thuỷ, Ba Tri, Bến Tre”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 17(1), tr.99-104. 2. Cục Quản lý môi trường y tế (2014), Báo cáo Đánh giá tác động của Chương trình Mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đối với dịch bệnh lây qua đường tiêu hoá. 3. Khúc Thị Tuyết Hường, Phạm Vân Thúy, Ninh Thị Nhung (2013), “Thực trạng nhiễm giun ở trẻ 18-60 tháng tuổi tại hai trường mầm non tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành, 873(6), tr.18-21. 4. Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Lương Tình (2012), “Tình hình nhiễm các bệnh giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học tại tỉnh cao nguyên Lâm Đồng”, Tạp chí phòng chống Sốt rét, số 4. 5. Đinh Thị Tuyết (2006), “Thực trạng nhiễm giun đường ruột và một số yếu tố liên quan của khối học sinh lớp 4 thuộc thị trấn Lương Sơn – tỉnh Hoà Bình năm 2006”, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, trường Đại học Y tế công cộng. 6. Phuc Pham-Duc (2013), Wastewater and excreta use in agriculture in northern Vietnam: health risks and environmental impacts. 7. WHO (2012), Soil-transmitted helminthiases. Eliminating soil-transmitted helminthiasesas a public health problem in children: progress report 2001–2010 and strategicplan 2011–2020, Geneva. 8. David Zadock Munisi (2012), Soil-transmitted helminths infections, malnutrition and anaemia among primary school children in Same district. 9. Yu Shang, et al (2010), “Stunting and soil-transmitted-helminth infections among school-age pupils in rural areas of southern China”, Parasites & Vectors, 3:97. 10. WHO (2002), The prevention and control of schistosomiasis and soil transmitted helminthiasis, Report of a WHO Expert Committee. Geneva, World Health Organization; 2002, WHO Technical Report Series No.912. 11. Nicholas Midzi, et al (2011), “Knowledge attitudes and practices of grade three primary schoolchildren in relation to schistosomia `sis, soil transmitted helminthiasis and malaria in Zimbabwe”, Infectious Diseases,11:169. 137
  8. THE REALITY OF INTESTINAL HELMINTHS IN ELEMENTARY STUDENTS IN KIM BOI DISTRICT, HOA BINH PROVINCE Tran Thi Ai Huong*, Hac Van Vinh *Hoa Binh Provincial Preventive Medical Center Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy SUMMARY A Cross-sectional descriptive study was conducted by using quantitative research methods to test stool samples of 480 primary school children in six communes of Binh Son, Nam Thuong, Son Thuy, Sao Bay, Thuong Bi and Vinh Tien in Kim Boi District, Hoa Binh Province in order to determine the prevalence of helminth in the study regions. Results showed that the prevalence of common worm infections was 9.6%, in which the highest rate was Trichuris (8.1%), very few students were infected by hookworm/ mining (0.6%) and Ascaris (0,6%); Most students were infected by one type of worm (93.5%), only 6.5% of the remainder of students were infected by two types or more; There were average 3680 roundworm eggs per gram of faecal (from 888 to 7200 eggs/gram), average 156 hookworm eggs per gram of faecal (from 48 to 336 eggs/gram) and average 258.5 eggs Trichuris (from 24 to 2280 eggs/ gram); 100% of cases of hookworm/ mines had light intensity. 97.4% Trichuris had light intensity and 2.6% infected with medium intensity. The percentage of Ascaris was66.7%. As a result, the local authority, commune health stations and primary schools need to implement synchronized intervention solutions which are deworming activities, improving sanitation and hygiene education, including (1) Maintaining mass deworming activities for groups of students in primary schools as at present; (2) Communications and counseling people in the community and student groups on the use of clean water sources and sanitary latrines; performing personal hygiene practices such as washing hands with soap, avoiding letting nail be dirty, barefoot, eating raw vegetables and drinking unboiled water. Keywords: intestinal worms, elementary students 138