Thực trạng phát triển các thành phần kinh tế và doanh nghiệp tại Việt Nam theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

pdf 13 trang Gia Huy 2840
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng phát triển các thành phần kinh tế và doanh nghiệp tại Việt Nam theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_trang_phat_trien_cac_thanh_phan_kinh_te_va_doanh_nghiep.pdf

Nội dung text: Thực trạng phát triển các thành phần kinh tế và doanh nghiệp tại Việt Nam theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

  1. 320 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM THEO THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Phạm Thị Thu Hường* Phạm Thị Nga TÓM TẮT: Đổi mới tư duy kinh tế để phát triển là cả một quá trình nhận thức lâu dài của Đảng ta nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Bài viết làm rõ tư duy kinh tế của Đảng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa qua các kỳ Đại hội và tập trung phân tích thực trạng phát triển các thành phần kinh tế và doanh nghiệp của nước ta theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giai đoạn 2013 - 2018, từ đó đưa ra khuyến nghị giải pháp tháo gỡ những vấn đề đang đặt ra cần tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới. Từ khóa: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, doanh nghiệp. 1. MỞ ĐẦU Công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta đã trải qua hơn 2 thập niên, đã giành được những thắng lợi về kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng, tạo thế vững chắc để nước ta vững bước trên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vì hạnh phúc của nhân dân. Trong thắng lợi to lớn có tính chiến lược đó, phải kể đến tác động của chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nói chung và quan điểm, chính sách đối với kinh tế tư nhân nói riêng, từ đó tạo nền tảng và căn cứ để đổi mới cơ chế quản lý kinh tế cho phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã được Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) nêu ra. Đây là chủ trương, chính sách nhất quán và lâu dài của Đảng ta từ năm 1986 cho đến nay. Trải qua hơn 30 năm đổi mới, thực tiễn đã chứng minh, đây là một luận điểm, một chính sách hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan, là quyết sách chiến lược đúng đắn, sáng tạo, góp phần vào những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Trong nền kinh tế nhiều thành phần đó, khu vực doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước. Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển mạnh, góp phần phát triển sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách nhà * Trường Đại học Hùng Vương. Tác giả nhận phản hồi: Phạm Thị Thu Hường. Tel: +84982862952 - E-mail address: huongdhhv84@ gmail.com Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên
  2. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 321 nước và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo Để góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, bài viết tập trung vào phân tích thực trạng phát triển các thành phần kinh tế và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2013 - 2018 tại Việt Nam nhằm đánh giá và đề xuất một số khuyến nghị giải pháp nhằm tiếp tục phát triển của các thành phần kinh tế và doanh nghiệp tại Việt Nam theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời gian tới. 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013 - 2018 THEO THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 2.1. Chủ trương phát triển các thành phần kinh tế và doanh nghiệp Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế Việt Nam chỉ có hai hình thức sở hữu, hai loại hình kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh (sau này gọi là kinh tế nhà nước) và kinh tế tập thể, chỉ có một ít là loại hình kinh tế cá thể; chưa có kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng rất lớn, với hàng chục nghìn xí nghiệp quốc doanh. Gọi là xí nghiệp quốc doanh, nhưng chưa thể gọi là doanh nghiệp, bởi xí nghiệp gần như không có quyền tự chủ, mọi cái từ đầu vào (lao động, vốn đầu tư, nguyên nhiên vật liệu ), sản xuất, kinh doanh (cái gì, bao nhiêu ), đầu ra (tiêu thụ ở đâu, giá cả ra sao ), đến kết quả sản xuất, kinh doanh (lãi, lỗ, ) đều do Nhà nước lo, Nhà nước chịu. Kinh tế tập thể chiếm gần hết khu vực ngoài Nhà nước với hàng nghìn hợp tác xã cũng thuộc đủ các ngành. Gọi là kinh tế tập thể dựa trên nguyên tắc tự nguyện nhưng phương án ăn chia do Nhà nước duyệt; vật tư chủ yếu do Nhà nước cung cấp; sản phẩm do 1 Nhà nước thu mua; xã viên ăn theo định lượng *. Sau thời kỳ đổi mới, Nhà nước chính thức khẳng định, nền kinh tế nước ta bao gồm, nhiều hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và tổ chức kinh doanh. Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng quyết định chuyển từ cơ chế kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thừa nhận nền kinh tế gồm nhiều thành phần kinh tế; Đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm với nội dung cơ bản là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, Đảng đã từng bước thừa nhận kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, Đại hội Đảng VII (1991) và VIII (1996) đã xác định rõ nước ta có 5 thành phần kinh tế, bao gồm: kinh tế quốc doanh/kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể/hợp tác xã, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân. Đại hội Đảng IX (2001) đã bổ sung thêm thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đại hội Đảng X (2006) đã bổ sung và đưa ra đầy đủ hơn 5 thành phần kinh tế quốc dân, bao gồm: Kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đại hội XI của Đảng (2011) cũng đã xác định rõ vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế. Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành 1 Minh Ngọc (2014), “Cơ cấu thành phần kinh tế sau 30 năm đổi mới”, truy cập ngày 10/09/2014, từ te/Co-cau-thanh-phan-kinh-te-sau-30-nam-doi-moi/208182.vgp
  3. 322 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA nền tảng của nền kinh tế quốc dân, song song với đó là doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế; kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển; kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Đại hội XII của Đảng (2016) đã tiếp tục khẳng định nền kinh tế nước ta có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Ngoài các thành phần kinh tế cơ bản, văn kiện đại hội còn đưa ra quan điểm lựa chọn tiếp nhận kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và quan tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Theo đó, mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật; Có chính sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp Việt Nam thật sự trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để có sự chuyển biến nhận thức từ giai đoạn phân chia các thành phần kinh tế thành hai loại: Kinh tế xã hội chủ nghĩa và phi xã hội chủ nghĩa (trước đổi mới), đến thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần (trong đổi mới), và thừa nhận tất cả các thành phần kinh tế đều là những bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình lâu dài, phải trải qua 30 năm đổi mới. Trong đó, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng là một bước tiến mới, tạo động lực thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân và toàn bộ nền kinh tế, đồng thời, thể hiện sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng. Điều quan trọng nhất là đã khẳng định vai trò của các thành phần kinh tế qua sự đóng góp đối với sự tăng trưởng và hiệu quả kinh tế mang lại cho nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp là khu vực kinh tế đóng góp quan trọng nhất vào quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước rất quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp. Hội nghị Trung ương lần thứ năm khóa XII đã ban hành 02 Nghị quyết về doanh nghiệp: Nghị quyết 10-NQ/TW 2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết 12/NQ/TW 2017 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Chính phủ đã ban hành các chính sách, Nghị quyết nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh và hiệu quả khu vực doanh nghiệp như: Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Các Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ (nay là các Nghị quyết số 02/NQ-CP hằng năm của Chính phủ) về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 2 cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đến năm 2020 *. 2.2. Thực trạng phát triển các thành phần kinh tế và doanh nghiệp tại Việt Nam theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 2.2.1. Phát triển các thành phần kinh tế Với chủ trương phát triển các thành phần kinh tế của Đảng từ sau thời kỳ đổi mới, từ đó đến nay, đất nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và luôn đạt mức tăng trưởng cao. Những thành tựu đó khẳng định tính đúng 2 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
  4. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 323 đắn của đường lối đổi mới nói chung và chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nói riêng. Những năm qua, nguồn vốn đầu tư tại Việt Nam có xu hướng tăng lên hàng năm. Đồng thời, vốn đầu tư đã có sự chuyển dịch theo hướng khai thác các nguồn lực của các thành phần kinh tế ở trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài (Bảng 1). Bảng 1. Vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2013 - 2018 Đơn vị: Nghìn tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1. Kinh tế Nhà nước 441,9 486,8 519,9 557,6 596,1 619,1 Tốc độ tăng trưởng (%) 8,71 10,16 6,79 7,25 6,90 3,86 2. Kinh tế ngoài nhà nước 412,5 468,5 528,5 578,9 677,9 803,3 Tốc độ tăng trưởng (%) 7,14 13,58 12,81 9,54 17,10 18,49 3. Khu vực có vốn ĐTNN 240,1 265,4 318,1 351,1 396,2 434,2 Tốc độ tăng trưởng (%) 9,84 10,54 19,86 10,37 12,85 9,59 4. Tổng số 1.094,5 1.220,7 1.366,5 1.487,6 1.670,2 1.856,6 Tốc độ tăng trưởng (%) 8,36 11,53 11,94 8,86 12,27 11,16 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2019) Bảng 1 cho thấy tổng số vốn đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018 có xu hướng tăng lên hàng năm, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chưa đều. Trong đó, vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Xét về cơ cấu, khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong hai năm 2013 và 2014. Bắt đầu từ năm 2015 đến nay, khu vực kinh tế ngoài nhà nước vươn lên chiếm tỷ trọng lớn nhất với tốc độ tăng trưởng cũng tăng lên hàng năm (từ 37,7% năm 2013 lên 43,3% năm 2018). Tỷ trọng vốn khu vực đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên qua các năm, từ 21,9% năm 2013 lên 23,4% năm 2018 (Bảng 2). Bảng 2. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2013 - 2018 Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1. Kinh tế Nhà nước 40,4 39,9 38,0 37,5 35,7 33,3 2. Kinh tế ngoài nhà nước 37,7 38,4 38,7 38,9 40,6 43,3 3. Khu vực có vốn ĐTNN 21,9 21,7 23,3 23,6 23,7 23,4 4. Tổng số 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2019)
  5. 324 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Như vậy, có thể thấy được xu hướng chuyển dịch trong cơ cấu các thành phần kinh tế: Giảm tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng (Cơ cấu giảm từ 40,4% năm 2013 xuống còn 33,3% vào năm 2018). Mặc dù vậy, kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, quản lí các ngành kinh tế, các lĩnh vực then chốt chủ đạo. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu thành phần kinh tế (Tăng từ 37,7% năm 2013 lên 43,3% năm 2018). Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng tỉ trọng (Tăng từ 21,9% năm 2013 lên 23,4% năm 2018) nhưng mức độ tăng chưa lớn; đồng thời, khu vực này có vai trò ngày càng quan trọng do chính sách của nhà nước tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế này hoàn toàn phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, đó là kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là quan trọng, được khuyến khích phát triển. Giai đoạn 2013 - 2018, các thành phần kinh tế đã có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được thể hiện qua tỷ lệ đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước như sau: Bảng 3. Tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: Nghìn tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1. Kinh tế Nhà nước 1.039,7 1.131,3 1.202,9 1.297,3 1.433,1 1.533,5 Tốc độ tăng trưởng (%) 9,01 8,81 6,33 7,85 10,47 7,01 2. Kinh tế ngoài nhà nước 1.559,7 1.706,4 1.812,1 1.916,2 2.089,8 2.332,2 Tốc độ tăng trưởng (%) 7,69 9,41 6,19 5,74 9,06 11,59 3. Khu vực có vốn ĐTNN 622,4 704,3 757,6 837,1 982,7 1.124,2 Tốc độ tăng trưởng (%) 19,60 13,16 7,57 10,49 17,39 14,39 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2019) Bảng 3 cho thấy, giai đoạn 2013 - 2018, các thành phần kinh tế có sự đóng góp vào GDP tăng dần qua các năm. Trong đó, khu vực kinh tế ngoài nhà nước có đóng góp ngày càng tăng và trở thành thành phần kinh tế có đóng góp lớn nhất trong GDP của cả nước (từ 1.559,7 nghìn tỷ đồng năm 2013 lên 2.332,2 nghìn tỷ đồng năm 2018). Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có đóng góp thấp nhất trong 3 thành phần kinh tế, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lại cao nhất, giá trị đóng góp từ 622,4 nghìn tỷ đồng năm 2013 tăng gần gấp đôi lên, 1.124,2 nghìn tỷ đồng năm 2018. Điều này có thể thấy, khu vực kinh tế này đã phát triển nhanh và có hiệu quả, trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nước ta đang phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế và hội nhập với thế giới. Cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường luôn gắn liền với phát triển khu vực kinh tế ngoài nhà nước thay vì chỉ tập trung vào khu vực kinh tế Nhà nước.
  6. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 325 Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật phổ quát này và thực tế khu vực kinh tế ngoài nhà nước đã đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam kể từ khởi đầu công cuộc đổi mới đến nay (Bảng 4). Bảng 4. Tổng sản phẩm trong nước của khu vực kinh tế ngoài nhà nước giai đoạn 2013 - 2018 Đơn vị: Nghìn tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1. Kinh tế tập thể 144,3 159,0 167,9 176,5 188,1 207,5 Tốc độ tăng trưởng (%) 11,17 10,19 5,59 5,12 6,57 10,31 2. Kinh tế tư nhân 278,7 306,8 330,6 369,4 432,5 504,3 Tốc độ tăng trưởng (%) 7,77 10,08 7,76 11,74 17,08 16,60 3. Kinh tế cá thể 1.136,7 1.240,6 1.313,6 1.370,3 1.469,2 1.620,4 Tốc độ tăng trưởng (%) 7,26 9,14 5,88 4,32 7,22 10,29 Tổng 1.559,7 1.706,4 1.812,1 1.916,2 2.089,8 2.332,2 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2019) Bảng 4 cho thấy cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của khu vực kinh tế ngoài nhà nước giai đoạn 2013 - 2018. Trong đó, kinh tế cá thể đóng góp giá trị lớn nhất (Chiếm tỷ trọng 72,88% năm 2013 giảm xuống còn 69,48% năm 2018), tiếp theo là kinh tế tư nhân (Chiếm tỷ trọng 17,87% năm 2013 tăng lên 21,62% năm 2018) và cuối cùng là kinh tế tập thể (Chiếm tỷ trọng 9,25% năm 2013. Kinh tế cá thể đóng góp quan trọng cho GDP của cả nước trên hai kênh: trực tiếp và gián tiếp thông qua việc nâng cao hiệu quả của kinh tế thành viên tổ chức kinh tế cá thể. Với sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế đã góp phần huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặc dù, khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhưng hiệu quả đầu tư của khu vực này còn thấp so với các khu vực kinh tế khác. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng lớn mạnh, đặc biệt chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp (trên dưới 45% giá trị sản xuất) đã xuất hiện sự chèn lấn đối với khu vực kinh tế trong nước và xuất hiện tình trạng trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường. 2.2.2. Phát triển doanh nghiệp Thực hiện đường lối của Đảng, qua hơn 30 năm đổi mới, số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, đặc biệt từ sau khi Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành ngày 12/6/2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, số doanh nghiệp mới được thành lập ngày càng tăng. Môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện với nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển như các nghị quyết của Chính phủ (từ các năm 2014, 2015, 2016) và Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu Chính phủ đặt ra là đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp và tỉ trọng đóng góp của khu vực
  7. 326 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 3 khoảng 60 - 65%; xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững *. Hướng tới mục tiêu đến năm 2020 cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, những năm qua, với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực của các Bộ, ngành và các địa phương, số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, doanh nghiệp thành lập mới tăng lên nhanh chóng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế cả nước và các địa phương (Bảng 5). Bảng 5. Một số chỉ tiêu về phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2013 - 2018 Đơn vị tính: Doanh nghiệp Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1. Số doanh nghiệp đăng 76.955 74.842 94.754 110.100 126.859 131.275 ký thành lập mới Tốc độ tăng trưởng (%) 10,13 (2,75) 26,61 16,19 15,22 3,48 2. Số doanh nghiệp đang 373.213 402.326 442.485 505.059 654.633 714.755 hoạt động Tốc độ tăng trưởng (%) 7,62 7,80 9,98 14,14 29,62 9,18 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2019) Về số lượng doanh nghiệp mới thành lập, giai đoạn 2013 - 2018, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng nhanh qua từng năm, tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp thành lập mới cao nhất vào năm 2015, sau đó, có xu hướng giảm xuống. Năm 2014, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 2,75% so với năm 2013. Bắt đầu từ năm 2014 trở đi, số doanh nghiệp thành lập mới liên tục tăng. Từ năm 2015, số doanh nghiệp thành lập mới mỗi năm đều trên 100 nghìn doanh nghiệp, cao nhất từ trước đến nay (năm 2016 có 110.100 doanh nghiệp; năm 2017 có 126.859 doanh nghiệp và năm 2018 có 131.275 doanh nghiệp). Trong năm 2018, có 131.275 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.478,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 14,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. So sánh giữa năm 2014 với năm 2018, số doanh nghiệp này tăng 1,75 lần. Đây là kết quả đáng ghi nhận, thể hiện sự nỗ lực của các cấp các ngành trong việc triển khai thực hiện các chủ trương về phát triển doanh nghiệp của Chính phủ, đồng thời, thể hiện tinh thần kinh doanh ngày càng cao, là cơ sở thúc đẩy sáng tạo, đổi mới, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo và góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững. Về số doanh nghiệp đang hoạt động: Tính đến năm 2018, số doanh nghiệp đang hoạt động cả nước đạt 714.755 doanh nghiệp. Nếu tính cả số doanh nghiệp đăng ký thành lập nhưng chưa đi vào hoạt động và các doanh nghiệp ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động trong năm 2018, thì tính đến hết năm 2018 có khoảng hơn 8.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp đang hoạt động có xu hướng tăng lên từ năm 2013 đến năm 2017, tuy nhiên, đến năm 2018 lại giảm xuống, bình quân cả giai đoạn 2013 - 2018 đạt 13,06%. Đặc biệt, giai đoạn năm 3 Nguyễn Ngọc Hà (2016), “Phát triển doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Tài chính kỳ II tháng 10/2016, boi-canh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-114587.html
  8. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 327 2016 - 2018 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của doanh nghiệp trong lịch sử với số lượt doanh nghiệp thành lập mới liên tiếp đạt mức kỷ lục. Trung bình mỗi năm có gần 123.000 doanh nghiệp gia nhập thị trường, với số vốn đăng ký đạt 1,2 triệu tỷ đồng, tăng 49,3% về lượng doanh nghiệp 4 và 155,8% về doanh thu so với giai đoạn 3 năm trước *. Điều này cũng được thể hiện qua số liệu về doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân số trong độ tuổi lao động của nước ta, tỷ lệ này tăng 5 từ 13,6 năm 2017 lên 14,7 năm 2018 . Riêng năm 2018, cả nước có 714.755 doanh nghiệp đang hoạt động, riêng khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước thu hút 17,5 triệu tỉ đồng vốn, chiếm 53% tổng vốn, chiếm 33,3% trong 876,7 nghìn tỉ đồng tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp năm 2017, tạo việc làm cho 8,8 triệu lao động, đạt tổng doanh thu thuần là 11,7 triệu tỷ đồng, chiếm 56,8% doanh thu thuần của toàn bộ khu vực doanh nghiệp năm 2017. Năm 2017, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh trên phạm vi cả nước là 560.417 doanh nghiệp, tăng 11% so với năm 2016. Trong đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước có 2.486 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh (trong đó khu vực doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có 1.204 doanh nghiệp), chiếm 0,4% số doanh nghiệp cả nước, giảm 6,6% so với cùng thời điểm năm 2016; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có 541.753 doanh 27 nghiệp, chiếm 96,7% số doanh nghiệp cả nước, tăng 10,9%; khu vực FDI có 16.178 doanh nghiệp, chiếm 2,9% số doanh nghiệp cả nước, tăng 15,5%4. (Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019) Hình 1. Số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2017 Như vậy, có thể thấy xu hướng chuyển dịch doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam những năm qua, với chính sách sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, số lượng doanh nghiệp nhà nước có xu hướng ngày càng giảm, tương ứng là số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên. Đây được dự báo là xu thế chủ đạo trong thời gian tới, và xu thế này cũng phù hợp với chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân của nước ta. 4 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 5 Tổng cục thống kê (2019), Niên giám thống kê Việt Nam 2018, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
  9. 328 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Bên cạnh sự tăng trưởng về doanh nghiệp đang hoạt động và doanh nghiệp mới thành lập, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động và số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể cũng đang có xu hướng tăng lên. Cao nhất là năm 2015 với số lượng là 80.858 doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể, trong đó có 9.467 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể và 71.391 doanh nghiệp gặp khó khăn phải ngừng hoạt động. Đến năm 2016, 2017, số doanh nghiệp ngừng hoạt động đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, năm 2018 số lượng doanh nghiệp này lại lại tăng mạnh, đạt 90.65 doanh nghiệp (Bảng 6). Bảng 6. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động giai đoạn 2013 - 2018 Đơn vị tính: Doanh nghiệp Năm Năm Năm Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 1. Số doanh nghiệp ngừng hoạt 50.919 58.322 71.391 60.667 60.553 90.651 động Tạm ngừng kinh doanh có thời 10.803 11.723 15.649 19.917 21.684 27.126 hạn Tạm ngừng hoạt động không 40.116 46.599 55.742 40.750 38.869 63.525 đăng ký hoặc chờ giải thể 2. Số doanh nghiệp quay trở lại 14.402 15.419 21.506 26.689 26.448 34.010 hoạt động (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2019) Trong cơ cấu các doanh nghiệp ngừng hoạt động, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng lên hàng năm; số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể không ổn định qua các năm và chiếm tỷ lệ lớn, số doanh nghiệp này cao nhất vào năm 2018 với 63.525 doanh nghiệp. Việc các doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động do nhiều nguyên nhân như thiếu vốn, mất thị trường và nguồn nguyên liệu, năng lực cạnh tranh, năng lực đổi mới sáng tạo còn thấp, môi trường kinh doanh mặc dù đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn những rào cản gây khó khăn cho doanh nghiệp Bên cạnh sự tăng trưởng của số doanh nghiệp ngừng hoạt động, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cũng tăng lên đáng kể với tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn 2013 - 2018 đạt 12,93%. Trong đó, số doanh nghiệp này tăng nhiều nhất vào năm 2018 (tăng 7.562 doanh nghiệp so với năm 2017) và năm 2015 (tăng 6.087 doanh nghiệp so với năm 2014). Số liệu 2018 cho thấy, tỷ lệ số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trên số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2018 là 53,8% (sau khi đã trừ đi 18.100 doanh nghiệp chờ giải thể do thực hiện rà soát), tương đương với năm 2016 (53,5%) và thấp hơn khá nhiều so với các năm 2015, 2014 (lần lượt là 69,5% và 75,1%). Tỷ lệ này cũng thấp hơn nhiều so với các nước thuộc nhóm đứng đầu về môi trường kinh doanh, ví dụ: tỷ lệ này năm 2017 của New Zealand là 87,2%, của Anh là 93,4%, 6 của Nauy là 105% *. 6 Đặng Hương (2019), “Đằng sau số doanh nghiệp rời bỏ thị trường”, truy cập ngày 04/01/2019, từ my.vn/dang-sau-so-doanh-nghiep-roi-bo-thi-truong-20190104111140081.htm
  10. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 329 2.3. Đánh giá thực trạng phát triển các thành phần kinh tế và doanh nghiệp tại Việt Nam theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 2.3.1. Kết quả đạt được Với chủ trương khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức chính trị, xã hội, các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển kinh tế, sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có sự phát triển đa dạng của các thành phấn kinh tế, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ngày càng tăng và đóng góp ngày càng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội. Từ chỗ chỉ có hai thành phần kinh tế là nhà nước và tập thể với hai hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã kiểu cũ, đến nay, nền kinh tế nước ta đã bao gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với nhiều loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh rất đa dạng, phong phú cả về quy mô, trình độ lẫn quan hệ sản xuất. Trong đó, kinh tế nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục được đổi mới và phát huy vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế, bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Nếu như giai đoạn 1998-2000, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 117,9 nghìn tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 1667,4 nghìn tỷ đồng, tăng gấp hơn 14 lần so với giai đoạn 1998-2000. Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế cũng có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, thể hiện ở chỗ: vốn đầu tư phát triển của khu vực nhà nước đã giảm xuống; khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên. Nếu như giai đoạn 1986-2000, vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước chiếm 54,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; khu vực kinh tế là 24,1%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 21,6% thì đến năm 2017, cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần lần lượt là: 35,6%; 40,6% và 23,8%7*. Với sự quyết liệt trong triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, khu vực doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh cả về quy mô và số lượng; có những đóng góp lớn, giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo; doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành lực lượng nòng cốt, chủ lực trong phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân được xác định là động lực quan trọng của nền kinh tế và đã có những đóng góp lớn, giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo; trở thành động lực chính giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua, tuy nhiên, hiệu quả và năng lực cạnh tranh chưa cao, tăng trưởng chưa thực sự bền vững. Khu vực doanh nghiệp đã phát triển cả về quy mô và số lượng, tuy nhiên, tỷ trọng doanh nghiệp giải thể và ngừng kinh doanh hiện nay còn lớn. Số lượng doanh nghiệp giải thể và ngừng kinh doanh hàng năm luôn ở mức cao tương đương 60-70% số lượng doanh nghiệp thành lập mới do các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, từ khả năng tiếp cận các nguồn lực sản xuất kinh doanh như đất đai, mặt bằng kinh doanh, vốn tín dụng, lao động có trình độ cao, 7 Trần Thị Tuyết Lan (2019), “Thành tựu hơn 30 năm đổi mới tư duy kinh tế của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, truy cập ngày 02/01/2019, từ tuu-hon-30-nam-doi-moi-tu-duy-kinh-te-cua-dang-ve-xay-dung-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu- nghia-58999.htm
  11. 330 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA đến rào cản về thủ tục hành chính, hạn chế về cơ hội kinh doanh, tiếp cận thị trường, tiếp cận thông tin, quản trị doanh nghiệp, trong đó, có khó khăn về vốn sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện môi trường kinh doanh chưa thực sự thông thoáng. 3. KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP THEO THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Thứ nhất, tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển các thành phần kinh tế và tiếp tục hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách. Tăng cường lãnh đạo việc thể chế hoá và việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế - xã hội để các thành phần kinh tế phát triển đúng hướng, bền vững, phát huy tốt vai trò trong nền kinh tế quốc dân. Các cấp uỷ cần quan tâm chỉ đạo việc quán triệt quan điểm của Đảng về phát triển các thành phần kinh tế và doanh nghiệp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết về phát triển các thành phần kinh tế và doanh nghiệp của Đảng. Triển khai hiệu quả các Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp tư nhân, tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo đột phá về thể chế, bao gồm: Quy hoạch phát triển, đặc biệt tạo các động lực phát triển; Hệ thống pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước; Hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, các chính sách cụ thể cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ. Thứ hai, đổi mới và nâng cao hơn nữa hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân đối với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần trong nền kinh tế thị trường. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Ðảng, vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới phương thức quản lý của Nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường. Rà soát, cơ cấu lại bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; công chức phải có trình độ chuyên môn thích ứng. Cùng với đó là đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, thực hiện một nhà nước, một Chính phủ kiến tạo; xây dựng chính quyền điện tử, thông minh. Hoàn thiện thể chế về chính quyền địa phương và quan hệ giữa Chính phủ với chính quyền địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tạo dựng minh bạch hệ thống thông tin quản lý trong xã hội. Nâng cao năng lực, hiệu quả giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh, đầu tư, thương mại. Xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về kinh tế. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Thứ ba, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho phát triển các doanh nghiệp. Thực hiện công khai, công bằng, dân chủ trong chính sách đầu tư, quản lý, thuế, tài chính đối với các thành phần kinh tế. Hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút đầu tư và bảo đảm hoạt động cho các thành phần kinh tế phát triển. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh theo luật pháp nhằm khai thác tối đa tiềm năng về nhân lực, vốn, công nghệ của các thành phần kinh tế tư nhân
  12. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 331 vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, nhất là giao thông, đô thị, cấp thoát nước, thuỷ lợi, xử lý chất thải bảo vệ môi trường Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ về pháp luật, quản lý cũng như các kiến thức cơ bản về công nghệ, thông tin và thị trường. Thứ tư, hỗ trợ các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Có chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp Việt Nam cả về số lượng và chất lượng, thật sự trở thành nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khuyến khích, tạo mọi cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh. Khuyến khích các cơ sở khoa học, các nhà quản lý, các nhà khoa học liên kết với doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp và chuyển giao công nghệ mới, tiên tiến cho doanh nghiệp. Đối với khu vực kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước: Cần nêu cao quan điểm về chức năng của Nhà nước là kiến tạo và phục vụ. Do vậy, khu vực kinh tế nhà nước cần thoái vốn ra khỏi các lĩnh vực kinh doanh để tập trung vào một số lĩnh vực quan trọng mà các thành phần kinh tế khác khó làm hoặc không muốn đầu tư. Cần đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường. Tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Đối với khu vực tư nhân trong nước: Cần rà soát để loại bỏ các rào cản đối với khu vực tư nhân trong đầu tư, kinh doanh, đưa thương hiệu quốc gia vào thị trường quốc tế một cách vững chắc, mà không phải bán các doanh nghiệp và sản phẩm đã có thương hiệu của Việt Nam cho nước ngoài. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. Đối với khu vực FDI, cần khuyến khích có chọn lọc các doanh nghiệp FDI có thể tạo thêm nguồn vốn quy mô lớn, không gây ô nhiễm môi trường, góp phần đào tạo tay nghề, chuyển giao công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, kết nối kinh tế Việt Nam vào chuỗi giá trị của thế giới. Chọn lọc trong một số lĩnh vực đang cần ưu tiên, khuyến khích đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, nâng tính lan tỏa trong toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt, cần rà soát chặt chẽ các dự án đã cấp phép để yêu cầu doanh nghiệp FDI thực hiện đúng các điều khoản đã quy định. Thứ năm, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, gắn với các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế và các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế. Khuyến khích thành lập các trung tâm nghiên cứu - triển khai của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. KẾT LUẬN Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã nhận thức và vận dụng sáng tạo chính sách kinh tế mới của Lênin vào điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước. Từ Đại hội VI (năm 1986), Đảng đã thừa nhận nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là đặc trưng của cơ cấu kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và đưa ra chủ trương chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần. Sau hơn
  13. 332 HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 30 năm đối mới, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chúng ta đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo đà cho đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới. Điều đó đã khẳng định chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng đã đề ra là đúng đắn và cần thiết để đưa nền kinh tế nước ta từng bước tiến lên, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, một mặt, phải tạo môi trường phát triển thuận lợi, đảm bảo tính độc lập, tự chủ của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước phải thực sự đóng vai trò chủ đạo; mặt khác, phải tăng cường vai trò của Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo, quản lý kinh tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2019, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. [2]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X và XI, XII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [3]. Nguyễn Ngọc Hà (2016), “Phát triển doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Tài chính kỳ II tháng 10/2016, doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/phat-trien-doanh-nghiep-viet-nam-trong-boi-canh-hoi-nhap-kinh- te-quoc-te-114587.html [4]. Đặng Hương (2019), “Đằng sau số doanh nghiệp rời bỏ thị trường”, truy cập ngày 04/01/2019, từ [5]. Trần Thị Tuyết Lan (2019), “Thành tựu hơn 30 năm đổi mới tư duy kinh tế của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, truy cập ngày 02/01/2019, từ xay-dung-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-58999.htm [6]. Minh Ngọc (2014), “Cơ cấu thành phần kinh tế sau 30 năm đổi mới”, truy cập ngày 10/09/2014, từ moi/208182.vgp [7]. Tổng cục thống kê (2019), Niên giám thống kê Việt Nam 2018, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.