Thực trạng tình hình thu hồi thuế và giải pháp để nâng cao hiệu quả thu hồi, quản lý thuế của nước ta hiện nay

pdf 5 trang Gia Huy 18/05/2022 1900
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng tình hình thu hồi thuế và giải pháp để nâng cao hiệu quả thu hồi, quản lý thuế của nước ta hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_trang_tinh_hinh_thu_hoi_thue_va_giai_phap_de_nang_cao_h.pdf

Nội dung text: Thực trạng tình hình thu hồi thuế và giải pháp để nâng cao hiệu quả thu hồi, quản lý thuế của nước ta hiện nay

  1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THU HỒI THUẾ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HỒI, QUẢN LÝ THUẾ CỦA NƢỚC TA HIỆN NAY Nguyễn Thị Mai Chi, Vòng Mỹ Quyên, Lê Đỗ Thanh Thƣ, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Phạm Chí Nguyện Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Thuế là một bộ phận quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của ngân sách nhà nước. Không chỉ cung cấp tiền tệ cho ngân sách nhà nước, thuế còn là một công cụ điều chỉnh các mục đích kinh tế vĩ mô của nhà nước. Công tác quản lý thuế hiện nay đang được nhà nước đặc biệt quan tâm và phát triển. Tuy nhiên, do vẫn còn một vài thiếu sót trong công tác quản lý mà việc nợ thuế ở các doanh nghiệp diễn ra ngày càng phổ biến và trở nên khó giải quyết hơn. Vì vậy việc làm cách nào để thu hồi được khoản nợ thuế ấy là một trong những quan tâm hàng đầu của nhà nước. Từ khóa: Hiệu quả, nợ thuế, thuế, thu hồi thuế. 1. KHÁI QUÁT VỀ THUẾ Thuế được định nghĩa là khoản tiền nhằm chu cấp cho các chi phí của chính quyền. Đối với người nộp thuế, thuế thường mang tính cưỡng chế hơn là bắt buộc, họ không có quyền được đền đáp lại khoản thuế đã nộp bằng một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể nào khác. Lợi ích duy nhất mà người nộp thuế được hưởng là việc họ được sống trong một xã hội có tổ chức, trật tự và an ninh. Ngoài nhiệm vụ cung cấp tiền tệ cho ngân sách nhà nước, thuế còn là một công cụ điều chỉnh các mục đích kinh tế vĩ mô của nhà nước. Ngoài ra, thông qua việc thu thuế, nhà nước có thể kiểm soát được tình hình kinh doanh, đồng thời kiểm tra được kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp. Tùy theo cách phân loại mà thuế chia làm nhiều loại khác nhau: – Căn cứ vào đối tượng của thuế thì thuế chia thành ba loại: thuế đối với thu nhập, thuế đối hàng hóa dịch vụ và thuế thu đối với tài sản. – Căn cứ theo phương pháp huy động thì thuế có hai loại: thuế gián thu và thuế trực thu. – Căn cứ theo quyền đánh thuế, có ba loại thuế là thuế liên bang, thuế tiểu bang và thuế chính quyền địa phương 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH NỢ THUẾ VÀ THU HỒI NỢ THUẾ GIAI ĐOẠN 2016- 2018 Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, số tiền nợ thuế do cơ quan Thuế quản lý tính vào cuối năm 2017 là 73.144 tỷ đồng, trong đó nhóm tiền nợ thuế có khả năng thu hồi (tiền nợ thuế đến 90 ngày và trên 90 ngày) là 41.670 tỷ đồng, chiếm gần 57% tổng số tiền nợ thuế. Tiền nợ thuế không có khả năng thu hồi do người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, đã tự giải thế, phá sản là 31.474 tỷ đồng, chiếm gần 43% tổng số tiền nợ thuế. Đối với năm 2018, tính đến thời điểm cuối tháng 9, tổng số tiền nợ thuế do cơ quan Thuế quản lý (không bao gồm tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh và tiền thuế nợ chờ xử lý, đang khiếu nại) là 82.961 tỷ đồng, tăng 13.4% số với thời điểm cuối năm 2017. Trong đó nhóm tiền nợ có khả năng thu hồi là 48.019 tỷ đồng, chiếm gần 57.9% tổng số tiền nợ thuế và tăng gần 15.2% so với cuối năm 2017. Nhóm 406
  2. tiền nợ thuế không có khả năng thu hồi là 34.942 tỷ đồng, chiếm gần 42.1% tổng số tiền nợ thuế và tăng gần 11% so với thời điểm cuối năm 2017. TỔNG SỐ NỢ THUẾ TOÀN NGÀNH 2017-2018 90,000 80,000 70,000 60,000 KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG 50,000 THU HỒI 40,000 30,000 20,000 10,000 0 NĂM 2017 THÁNG 9/2018 Hình 2.1: Tổng số nợ thuế toàn ngành 2017-2018 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp (2019) Đối với vấn đề thu hồi thuế, các địa phương trên toàn quốc đã tập trung nguồn lực tích cực triển khai nhiều biện pháp đôn đốc, cưỡng chế thu hồi tiền nợ thuế như: cưỡng chế tài khoản ngân hàng thu hồi tiền nợ, cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc các biện pháp quản lý nợ khác bằng phương tiện truyền thông và đạt được nhiều kết quả khá khả quan. Chỉ riêng trong năm 2016, tổng số tiền nợ thuế mà 63 Cục Thuế thu được là 42.543 tỷ đồng. Trong đó, số tiền thu hồi được bằng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế là 8.310 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 19.5% tổng số tiền nợ thuế thu hồi được; thu bằng các biện pháp quản lý nợ là 34.233 tỷ đồng, chiếm 80.5% tổng số tiền nợ thuế thu hồi được. Trong suốt năm 2017, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các địa phương thực hiện quyết liệt công tác tăng cường kiểm tra, thanh tra thuế, mở rộng nguồn thu theo hướng bền vững, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc khai và nộp thuế nhằm tăng khả năng quản lý và thu hồi thuế của từng địa phương. Nhờ đó tổng số thuế nợ thu hồi trong năm 2017 là 49.215 tỷ đồng, tăng 6.672 tỷ đồng so với cuối năm 2016. Trong đó số tiền thu hồi được bằng biện pháp cưỡng chế nợ thuế là 28.953 tỷ đồng, tăng 20.643 tỷ đồng so với cùng thời điểm năm 2016; thu bằng các biện pháp quản lý nợ là 20.262 tỷ đồng, giảm 13.971 tỷ đồng so với năm 2016. Từ các số liệu trên có thể thấy, tuy số tiền nợ thuế thu hồi được năm 2017 có tăng lên so với năm 2016 nhưng trong đó việc thu hồi bằng các biện pháp cưỡng chế lại chiếm hơn 58.8% trong tổng số tiền thuế nợ thu hồi được. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp trong năm 2017 đã không tự giác chấp hành nộp thuế theo yêu cầu của nhà nước mà cần phải có sự can thiệp bằng các biện pháp cưỡng chế. Đối với năm 2018, tính đến thời điểm cuối tháng 9, theo Tổng cục Thuế, cơ quan thuế đã thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ và đã thu được 25.382 tỷ đồng tiền thuế nợ. Trong đó, thu bằng biện pháp quản lý nợ là 15.799 tỷ đồng và bằng biện pháp cưỡng chế nợ thuế là 7.325 tỷ đồng. Đáng chú ý là trong năm 2018, số tiền nợ thuế, đặc biệt là nợ khó đòi tăng mạnh. 407
  3. TỔNG SỐ THUẾ ĐƯỢC THU HỒI 2016- 2018 QUẢN LÝ NỢ TH NG 9/NĂM 2018 CƯỠNG CHẾ NĂM 2017 BIỆN PH P KHÁC NĂM 2016 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 Hình 2.2: Tổng số thuế được thu hồi 2016-2018 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp (2019) 3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG NỢ THUẾ Tuy đã có nhiều biện pháp cứng rắn để giải quyết tình hình tồn đọng thuế trên nhưng con số nợ thuế không những không giảm mà còn có xu hướng ngày càng gia tăng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồn đọng thuế nhưng chủ yếu được chia làm 3 nguyên nhân chính: Thứ nhất, theo các chuyên gia tài chính, thì việc chấp nhận đóng một khoản tiền phạt do nợ thuế và dùng số tiền thuế đó để sử dụng cho mục đích kinh doanh so với việc đi vay ngân hàng trở nên ngày càng phổ biến. Do theo quy định của Luật Thuế, tiền phạt chậm nộp dưới 90 ngày là 0,03%/ngày, nếu tính theo tháng thì số tiền phạt chậm nộp mỗi tháng chỉ ở mức 0,9% giá trị số thuế chậm nộp, tính ra một năm khoảng 10,8%. Trong khi đó, lãi vay ngân hàng (NH) giao động ở mức 6,0-9,0%/năm đối với ngắn hạn; 9,0-11%/năm đối với trung và dài hạn, cao hơn so với số tiền phạt do nợ thuế mà doanh nghiệp (DN) phải đóng, chưa kể việc vay ngân hàng phải mất thời gian làm thủ tục. Như vậy, so với lãi suất vay vốn của NH, các DN sẽ chọn cách giữ lại tiền thuế đến khi hết hạn 90 ngày, cục thuế gửi công văn cưỡng chế thu thuế thì họ mới nộp ngân sách. Thứ hai, một số người nộp thuế tham gia hoạt động kinh doanh do nguồn vốn mỏng, chủ yếu là vốn vay ngân hàng, khi tình hình kinh tế gặp khó khăn, kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán và chấm dứt hoạt động kinh doanh, tự giải thể, phá sản, bỏ khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh, không làm thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật Phá sản, cơ quan thuế đã cưỡng chế đến biện pháp cuối cùng là thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng vẫn không thu hồi được nợ thuế. Thứ ba, các khoản nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cũng gặp khó khăn chưa nộp kịp thời, do các dự án đang phải giải quyết vướng mắc như: chờ giải phóng mặt bằng, đền bù, tranh chấp, chờ phê duyệt phương án điều chỉnh mục đích sử dụng, điều chỉnh diện tích khai thác, chưa đi vào khai thác nên chưa có khả năng nộp tiền thuế. Tuy nhiên, theo quy định, cơ quan thuế vẫn phải tính ghi nợ theo thông báo nộp tiền sử dụng đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. 4. GIẢI PHÁP TĂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI VIỆC THU HỒI NỢ THUẾ Để giảm thiểu phát sinh việc chậm nộp thuế, nợ đọng thuế, cơ quan thuế đã thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của DN, lắng nghe, giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế (NNT). Đồng thời, xử lý ngay nợ chậm nộp cho những DN gặp khó khăn do khách quan mang lại, kịp thời thực hiện gia hạn nộp thuế; phân kỳ nộp dần tiền thuế cho NNT, tạo điều kiện cho NNT đẩy mạnh sản xuất kinh doanh hiệu quả, từ đó giảm thiểu việc chậm nộp tiền thuế. Tổng cục Thuế đã tích cực tuyên truyền, phổ biến, giải thích các quy định pháp luật về nợ thuế để nâng cao tính tuân thủ của NNT trong việc thực hiện các quy định nộp thuế; biểu dương đối với các tổ chức, cá nhân phối hợp tốt với cơ quan thuế trong việc thu hồi tiền thuế nợ có hiệu quả. 408
  4. Cơ quan thuế tăng cường rà soát, phân loại nợ để phản ánh đúng bản chất của khoản tiền thuế nợ, phân tích nguyên nhân của từng NNT để áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ phù hợp. Đối với các khoản nợ thuế mới phát sinh, cơ quan thuế tổ chức đôn đốc thu ngay như: gọi điện thoại, nhắn tin và gửi thư điện tử cho chủ DN, ban hành thông báo nợ thuế (TB 07/QLN) gửi đến NNT yêu cầu nộp tiền thuế nợ vào NSNN, không để thời gian nợ dài gây khó khăn trong việc thu nợ thuế. Ngoài ra, ngành Thuế tiếp tục tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác đôn đốc thu hồi nợ thuế; thành lập các tổ liên ngành thu hồi nợ thuế; phối hợp với cơ quan tài nguyên môi trường để xử lý khoản nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; phối hợp với sở kế hoạch và đầu tư để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với NNT chây ỳ nợ đọng thuế nhưng chưa thu hồi được tiền thuế nợ; phối hợp với cơ quan công an thực hiện cưỡng chế thu nợ đối với các DN có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, DN bỏ trốn, tẩu tán tài sản cố tình nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước Các cơ quan thuế kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế và công khai thông tin nợ thuế đối với những NNT không nộp thuế đúng thời hạn quy định của Luật Quản lý thuế. Theo đó, những NNT có hành vi cố tình chây ỳ, bỏ trốn, tẩu tán tài sản, cơ quan thuế áp dụng ngay các biện pháp cưỡng chế như: trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên, thu hồi giấy đăng ký kinh doanh; đồng thời kết hợp với việc công khai thông tin nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cơ quan thuế sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, điện tử hóa hệ thống quy trình nghiệp vụ quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ, từ khâu ban hành thông báo nợ và quyết định cưỡng chế nợ, phân công, phân loại nợ đầy đủ, chính xác để tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc quản lý nợ thuế. Tại quyết định 1914/QĐ-TCT, Tổng cục Thuế đã đưa ra các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ thuế, như: – Đối với người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ từ 1-30 ngày, cơ quan thuế thực hiện gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử cho chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật để yêu cầu nộp tiền thuế nợ. – Đối với người nộp thuế có khoản tiền thuế nợ từ 31 ngày trở lên, cơ quan thuế thực hiện ban hành 100% thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp theo mẫu số 07/QLN kèm theo Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế gửi đến từng người nộp thuế còn nợ tiền thuế yêu cầu nộp ngay tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước. – Đối với các trường hợp đã hết thời hạn không tính tiền chậm nộp, thời gian gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ theo quy định Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế phải ban hành Thông báo 07/QLN ngay trong tháng kế tiếp tháng hết thời hạn không tính tiền chậm nộp, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ và tổ chức áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đúng thời hạn quy định. – Trong trường hợp có phản ánh việc thông báo nợ thuế (TB 07/QLN) của cơ quan thuế không đúng với sổ sách kế toán của người nộp thuế, thì trong thời hạn chậm nhất 3 ngày làm việc kể từ khi người nộp thuế phản ánh, trưởng các phòng chức năng tại văn phòng cục thuế, chi cục trưởng chi cục thuế có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đối chiếu, xác định chính xác nợ thuế và cập nhật đầy đủ kết quả nợ thuế vào hệ thống ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS). – Đối với số nợ từ 60 ngày trở lên cơ quan thuế thực hiện ban hành văn bản đôn đốc, trong đó nêu cụ thể các biện pháp cưỡng chế sẽ áp dụng nếu NNT không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế gửi đến từng chủ DN, từng cá nhân kinh doanh yêu cầu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp còn nợ ngân sách theo đúng quy định. – Đối với các doanh nghiệp có khoản tiền thuế nợ từ 91 ngày trở lên cơ quan thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản đối với 100% doanh nghiệp có tiền thuế nợ đã quá thời hạn nộp từ 91 ngày trở lên. 409
  5. – Ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với doanh nghiệp nợ thuế quá thời hạn từ 121 ngày; sau khi hết thời hạn của quyết định cưỡng chế hóa đơn (1 năm), nếu doanh nghiệp chưa nộp hoặc nộp chưa đủ số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước, cơ quan thuế chưa triển khai được biện pháp cưỡng chế tiếp theo thì cơ quan thuế tiếp tục ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng. Đồng thời, cơ quan thuế thực hiện công khai thông tin người nợ thuế đối với các trường hợp đã thực hiện cưỡng chế, định kỳ hàng tháng, bộ phận quản lý nợ lập danh sách các trường hợp phải công khai thông tin và chuyển bộ phận tuyên truyền - hỗ trợ thực hiện công khai thông tin người nợ thuế trên báo trung ương hoặc địa phương và website ngành thuế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ngành Thuế dồn lực thu hồi nợ thuế trong chặng nước rút – Văn Tuấn – Thời báo tài chính. [2] Chiếm dụng vốn từ thuế nộp chậm – Thạch Bình – Thời báo ngân hàng. [3] Nan giải thu hồi nợ đọng thuế – Thu Thủy, Phương Minh – Báo thời nay. [4] Chính phủ giải thích nguyên nhân nợ thuế gần 83 ngàn tỷ – Hà Vũ – Vneconomy.vn. [5] Nhiều giải pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế – Khánh Huyền – Thời báo tài chính. [6] Giáo trình Thuế 1 - Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH). 410