Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An

pdf 10 trang Gia Huy 18/05/2022 3680
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_su_dung_dat.pdf

Nội dung text: Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An

  1. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH NGHỆ AN CURRENT STATE AND SOLUTIONS TO IMPROVE THE EFFICIENCY OF USING FARMLAND IN NGHE AN PROVINCE TS. Hoàng Phan Hải Yến Trường Đại học Vinh Tóm tắt: Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bằng nhiều cách như tăng cường thu hút đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, lựa chọn các loại hình để sử dụng đất hợp lýtheo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Bài báo phân tích, làm rõ hiện trạng, những vấn đề đặt ra trong sử dụng đất nông nghiệp theo loại hình sử dụng đất, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Từ khóa: Đất nông nghiệp, hiệu quả sử dụng đất Abstract: Improving the efficiency in farmland usage by many ways as enhancing investment attraction, applying science and technology, restructuring of land use, choosing the suitable type of soil using under the ecological view is one of the key aspect which the Communist Party and Vietnamese Government greatly pay attention to. This paper is to analyze, clarify the current situation, given tasks in using farmland soil by types of using; then propose a number of resolutions to improve the efficiency of farmland usage in Nghe An province. Key word: farmland, efficient use of agricultural land Đặt vấn đề Đất nông nghiệp là tất cả loại đất được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối kể cả diện tích đất lâm nghiệp và các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp. Theo luật đất đai 2003, đất nông nghiệp được phân thành các loại sau: Đất trồng cây hằng năm; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất là diện tích đất được dùng để chuyên trồng các loại cây rừng với mục đích sản xuất; Đất rừng phòng hộ là diện tích đất để trồng rừng với mục đích phòng hộ; Đất rừng đặc dụng là diện tích đất được Nhà Nước quy hoạch, đưa vào sử dụng với mục đích riêng; Đất nuôi trồng thủy sản là diện tích đất dùng để nuôi trồng thủy sản như tôm, cua, cá ; Đất làm muối là diện tích đất được dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất muối; Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, xây dựng chuồng trại, đất phục vụ cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm, ươm tạo trong lĩnh vực nông nghiệp. 817
  2. Nghệ An là một tỉnh thuộc trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, với 1.648.162 ha, chiếm 4,98% diện tích tự nhiên toàn quốc. Trong tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp chiếm 1.463,64 nghìn ha, tương đương 88,8%. Năm 2015, dân số toàn tỉnh là 3.063.944 người, dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 65,5%.[1] Như vậy, đối với Nghệ An, nông nghiệp đang là ngành giữ vị trí quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Thực tế, trong những năm qua, giá trị sản xuất nông nghiệp đã góp phần đáng kể đưa GRDP của tỉnh tăng lên nhanh chóng. Bằng thu hút đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu cây trồng đã làm cho sản lượng, năng suất và giá trị cây trồng, vật nuôi thu được trên đất nông nghiệp ngày càng cao, hiệu quả sử dụng đất ngày càng lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả thu được, việc sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập như: cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chuyển dịch chậm; năng suất, chất lượng, giá trị cây trồng, vật nuôi còn thấp so với nguồn vốn đầu tư bỏ ra; các loại hình sử dụng đất còn chưa hợp lý; các đối tượng sử dụng đất còn chưa mạnh dạn đầu tư trên đất dẫn đến tình trạng diện tích đất bỏ hoang lớn; công tác quản lý, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp còn nhiều bất cập so với thực tế sử dụng đất Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là rất cần thiết. 2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Dữ liệu Dữ liệu của bài báo được tác giả tính toán, phân tích từ các nguồn như: Niên giám thống kê của Cục Thống kê Nghệ An, các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp. Những số liệu sơ cấp được thu thập và sau đó tính toán thành các bảng biểu để dễ so sánh, nhận xét và phân tích. Tất cả các dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2010 - 2015, một số khác cập nhật đến 2016. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được hiệu quả cao trong nghiên cứu, bài báo đã sử dụng kết hợp các phương pháp như: 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu (số liệu sơ cấp và thứ cấp): Số liệu liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nghệ An được thu thập thông qua: Niên giám thống kê hàng năm của tỉnh Nghệ An, thu thập từ các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng như của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An. 2.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở thu thập và nghiên cứu các văn bản nêu trên, từ đó phân tích, tổng hợp góp phần làm rõ thực trạng cũng như hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An. 2.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa: Tác giả tiến hành thực địa khảo sát tình hình kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất ở các huyện thị ven biển và miền núi như: Diễn Châu, 818
  3. Nghi Lộc, Nam Đàn, Con Cuông, Kỳ Sơn, tiếp xúc với người dân để nắm bắt đầy đủ thông tin về sản xuất nông nghiệp. 2.2.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Đây là phương pháp được thực hiện bằng hệ thống câu hỏi miệng với các chuyên gia nông nghiệp ở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An, các Trưởng phòng Nông nghiệp, Trưởng trạm khuyến nông, khuyến ngư trên địa bàn các huyện, thị để thu thập thông tin về tình hình sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng như giá trị sản xuất nông nghiệp. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An 3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Nghệ An là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp rất lớn, năm 2015 diện tích đất nông nghiệp là 1.463,64 nghìn ha, tương đương 88,8% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. Với đặc điểm 3/4 diện tích là đồi núi nên đất lâm nghiệp là 1.148,46 ha, chiếm 78,48%; đất sản xuất nông nghiệp là 303,92 ha, chiếm 20,8% tổng diện tích đất nông nghiệp; còn lại là đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Bảng 1. Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp năm 2015 Diện tích TT Loại đất Ký hiệu Tỷ lệ (%) (Nghìn ha) 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 1.463,64 100 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 303,92 20,76 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 209,11 14,29 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 114,08 7,79 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 95,03 6,49 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 94,81 6,48 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.148,46 78,48 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 610,16 41,69 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 366,51 25,04 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 171,79 11,74 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 9,53 0,65 1.4 Đất làm muối LMU 0,88 0,06 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,85 0,05 Nguồn:[5] Trong nhóm đất sản xuất nông nghiệp, đại bộ phận sử dụng để trồng cây hàng năm với 14,29% diện tích đất nông nghiệp, cây lâu năm chiếm diện tích không đáng kể, chỉ với 6,48%; Trong nhóm đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất chiếm tỷ lệ lớn nhất với 41,69%, trong khi đó đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chiếm tỷ lệ tương ứng là 25,04% và 11,74%. 819
  4. 3.1.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp Bảng 2. Tình hình biến động đất nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2015 Diện tích So sánh tăng Mục đích sử (Nghìn ha) (+), giảm (-) TT Mã dụng đất 2010 2015 2015 - 2010 Diện tích % Diện tích % 1 Nhóm đất NNP 1.239,68 100 1.463,64 100 223,96 nông nghiệp 1.1 Đất sản xuất SXN 258,23 20,83 303,92 20,76 45,69 nông nghiệp 1.1.1 Đất trồng cây CHN 193,68 15,6 209,11 14,3 15,42 hàng năm 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 105,15 8,5 114,08 7,8 8,93 1.1.1.2 Đất trồng cây HNK 88,53 7,1 95,03 6,5 6,5 hàng năm khác 1.1.2 Đất trồng cây CLN 64,55 5,2 94,81 6,5 30,26 lâu năm 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 972,43 78,44 1.148,46 78,47 176,03 1.2.1 Đất rừng sản RSX 501,16 40,4 610,16 41,7 109 xuất 1.2.2 Đất rừng phòng RPH 302,06 24,4 366,51 25,0 64,45 hộ 1.2.3 Đất rừng đặc RDD 169,21 13,6 171,79 11,7 2,58 dụng 1.3 Đất nuôi trồng NTS 7,42 0,6 9,53 0,65 2,11 thủy sản 1.4 Đất làm muối LMU 0,84 0,07 0,88 0,06 0,04 1.5 Đất nông NKH 0,76 0,06 0,85 0,06 0,90 nghiệp khác 1. Nhóm đất CSD 284,44 54,66 - 229,78 chưa sử dụng Nguồn:Tính toán từ [3] và[5] So với 2010, năm 2015 diện tích tất cả các loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp đều tăng đáng kể, trong đó đất lâm nghiệp vẫn có diện tích tăng lớn nhất, với 176,03 nghìn ha, tăng chủ yếu do diện tích đất rừng sản xuất; đất nông nghiệp tăng 45,69 nghìn ha, trong đó tăng do cây hàng năm, đặc biệt là đất lúa; các loại đất khác có diện tích tăng không đáng kể. Nhìn chung, sự thay đổi về diện tích đất nông nghiệp của tỉnh đã phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Xét về mặt cơ cấu thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất làm muối có xu hướng giảm, đất lâm nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng lên. Điều này chứng tỏ có sự chuyển dịch mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp. 820
  5. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ thu hút được các dự án đầu tư vào nông nghiệp nên diện tích đất chưa sử dụng cũng đã được đưa vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Ví dụ như dự án chăn nuôi bò sữa của tập đoàn TH True Milk, đã sử dụng 37 nghìn ha đất nông nghiệp, trong đó lấy hơn 50% diện tích đất chưa sử dụng trước đây chuyển vào sản xuất. 3.2. Đánh giá tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất là thước đo năng lực sản xuất của đất, phản ánh một cách tổng quát các nhân tố có quan hệ đến mức độ phù hợp của điều kiện tự nhiên. Nó được thể hiện ở nhiều chỉ tiêu, trong bài báo này tác giả chỉ đề cập đến những chỉ tiêu chính của kết quả phát triển ngành nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2010 - 2015 Bảng 3. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2010- 2015 TT Chỉ tiêu 2010 2012 2013 2014 2015 1 GTSX 1.1 GTSX nông nghiệp 18.637,2 26.802,7 28.154,0 32.216,0 34.163,6 (Tỉ đồng) 1.2 GTSX lâm nghiệp 1.387,8 1.961,6 2.109,7 2.359,7 2.687,5 (Tỉ đồng) 1.3 GTSX thủy sản 2.488,6 3.889,9 4.330,2 4.885,1 5.348,6 (Tỉ đồng) 1.4 Giá trị sản phẩm thu được 46,39 62,90 64,68 69,51 68,99 trên 1 ha đất trồng (Triệu đồng) 1.5 Giá trị sản phẩm thu được 51,96 85,69 98,47 103,58 97,62 trên 1 ha đất NTTS (Triệu đồng) 2 Bình quân lương 362,39 392,36 385,39 396,94 396,36 thực/người (kg/người) Nguồn:Tính toán từ [1] và [2] Giá trị sản xuất tăng nhanh qua các năm, tuy nhiên giá trị và tốc độ tăng giá trị sản xuất có sự khác nhau giữa các lĩnh vực. Nông nghiệp vẫn là lĩnh vực có giá trị sản xuất cao nhất nhưng tốc độ tăng thấp nhất, chỉ 16,4%/năm, trong khi đó, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản là 21,1%/năm, lâm nghiệp tăng 18%/năm. Bên cạnh đó, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng, trên 1 ha đất nuôi trồng thủy sản cũng như bình quân lương thực/người cũng tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, so với năm 2014, năm 2015 các chỉ tiêu này có sự suy giảm đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu do yếu tố thị trường chi phối, giá cả vật tư nông nghiệp tăng cũng như ảnh hưởng chế độ thời tiết dưới tác động của biến đổi khí hậu. 821
  6. Bảng 4. Diện tích, sản lượng, năng suất một số sản phẩm chủ yếu trong nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 Sản Chỉ tiêu 2010 2012 2013 2014 2015 phẩm Diện tích (ha) 183.414 186.112 184.177 187.910 186.551 Lúa Sản lượng (tấn) 828.622 969.824 930.076 1.012.469 978.862 Năng suất (tạ/ha) 45,18 52,11 50,50 53,88 52,47 Diện tích (ha) 62.872 55.789 56.207 55.652 58.893 Ngô Sản lượng (nghìn 234.625 200.633 230.371 193.093 235.474 tấn) Năng suất (tạ/ha) 37,32 35,96 40,99 34,70 39,98 Diện tích (ha) 7.851 7.006 6.986 7.056 7.543 Chè Sản lượng (tấn) 55.055 60.081 61.870 63.480 62.666 Năng suất (tạ/ha) 70,12 85,76 88,47 98,97 83,08 Diện tích (ha) 7.281 8.443 9.501 11.084 11.224 Cao su Sản lượng (tấn) 3.134 4.646 4.651 5.055 4.874 Năng suất (tạ/ha) 4,3 5,5 4,9 4.6 4,3 Diện tích (ha) 18.665 19.007 18.382 18.508 18.374 Cá Sản lượng (tấn) 24.992 31.076 30.771 34.242 36.598 Năng suất (tạ/ha) 13,4 16,3 16,7 18,5 19,9 Diện tích (ha) 1.562 1.573 1.456 1.473 2.046 Tôm Sản lượng (tấn) 622 1.874 2.395 2.389 1.955 Năng suất (tạ/ha) 4,0 11,9 16,4 16,2 9,5 Nguồn: Tính toán từ [1] Trong các sản phẩm của nông nghiệp nêu trên, lúa vẫn là cây trồng có diện tích lớn nhất, song năng suất lúa có xu hướng giảm trong giai đoạn 2012 - 2015 và dự báo sẽ còn giảm trong giai đoạn tới do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến do hạn hán, thiên tai dưới tác động của biến đổi khí hậu; nhiều diện tích trồng lúa cũng ngày càng kém hiệu quả phải chuyển sang trồng các cây ngắn ngày khác hoặc nuôi trồng thủy sản do đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Chè hiện nay được xếp vào nhóm cây trồng chủ lực của tỉnh do những điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như về thị trường tiêu thụ, diện tích trồng chè có xu hướng tăng, năng suất rất cao, năm 2015 năng suất chè đạt 83,08 tạ/ha. Các loại cây trồng khác chủ yếu dựa vào điều kiện thuận lợi về tự nhiên, trong đó đất đỏ ba gian chiếm vị trí quan trọng trong trồng cây công nghiệp dài ngày cũng như những cây trồng dễ tính như ngô nên mặc dầu diện tích giảm nhưng năng suất tương đối cao. Nuôi trồng thủy sản được xem là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh hiện nay. Việc chuyển đổi một phần diện tích trồng cây lương thực kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đã làm cho diện tích nuôi trồng có xu hướng tăng, sản lượng và năng suất đạt tương đối cao. Tuy nhiên, so với cá, thì sản lượng và năng suất tôm có xu hướng giảm mạnh. Nguyên 822
  7. nhân chủ yếu do nắng nóng, hạn hán cục bộ và thất thường đã làm tăng độ mặn trong môi trường nước, dẫn đến tôm bị chết do dịch bệnh và môi trường thay đổi. 3.3. Các vấn đề đặt ra trong sử dụng đất nông nghiệp Nhìn chung, Nghệ An là tỉnh đã biết phát huy lợi thế to lớn về đất đai cho mục đích phát triển nông nghiệp. Trong những năm qua, bằng nhiều biện pháp cải tạo, chuyển đổi loại hình sử dụng đất, thực hiện dồn điền đổi thửa đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Thực tế, việc sử dụng đất nông nghiệp đã phù hợp và đúng hướng với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, việc sử dụng đất nông nghiệp vẫn còn một số bất cập: Nhiều diện tích đất đai của Nghệ An rơi vào tình trạng khô cằn, sỏi đá, bạc màu, địa hình bị cắt xẻ mạnh bởi sông ngòi và núi đã gây nhiều khó khăn cho việc phát triển các loại cây, con trên đất cũng như phát triển các loại hình trang trại chuyên môn hóa quy mô lớn, cho phát triển giao thông, liên kết vùng cũng như tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Rất nhiều chuỗi giá trị cây trồng, vật nuôi được đặt ra để phát triển tuy nhiên điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt, điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển đã là rào cản đáng kể để phát huy lợi thế của vùng. Hàng năm, các thiên tai khắc nghiệt như: bão, lũ, gió Phơn Tây Nam, xâm nhập mặn làm cho hàng nghìn ha đất nông nghiệp ven biển bị thu hẹp và suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, gây ảnh hưởng không nhỏ cho phát triển nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp của Nghệ An vẫn còn mang nặng tính chất của một nền nông nghiệp tiểu nông, nhỏ lẻ, phân tán; công nghệ, kết cấu hạ tầng lạc hậu; vốn đầu tư vào nông nghiệp rất thấp; nhiều diện tích đất đã sử dụng qua các chu kỳ 1, 2, 3, thiếu vốn nên các quy trình chăm sóc, cải tạo đất không được thực hiện, làm giảm sút cả về năng suất và chất lượng của nhiều sản phẩm, nhất là các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như chè, cà phê, cao su, cam và ở các vùng sản xuất nông nghiệp có nhiều lợi thế tự nhiên. Qua nhiều năm, nhiều loại cây trồng đã bị thoái hóa. Ruộng đất để canh tác lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày vẫn còn manh mún. Hệ thống thủy lợi và giao thông đồng ruộng kém phát triển, trình độ cơ giới hóa và sử dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp lạc hậu. Về mặt xã hội, Nghệ An là tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống như người Thái, người Mông, Khơ Mú Mỗi một dân tộc có các hình thức sản xuất và sinh hoạt khác nhau. Trong đó, có nhiều dân tộc có trình độ dân trí còn thấp, tập quán canh tác lạc hậu, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất còn hạn chế. Tất cả những lý do đó đã làm cho nhiều diện tích đất, nhất là ở miền Tây của tỉnh còn chưa sử dụng đúng mục đích, chưa phát huy hết khả năng canh tác trên đất, diện tích đất bị bỏ hoang còn lớn dẫn đến tình trạng đất bạc màu, thoái hóa ngày một gia tăng. Kinh tế trang trại ở tỉnh Nghệ An là một trong những hình thức tổ chức nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tuy tăng nhanh về số lượng nhưng quy mô còn nhỏ và chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như kinh tế nông thôn. 823
  8. Năng suất, chất lượng rừng còn thấp. Mặc dù độ che phủ rừng có xu hướng tăng nhưng chất lượng rừng và tính đa dạng sinh học có xu hướng suy giảm (60% diện tích rừng là rừng nghèo). Giá trị thu nhập trên 1 ha rừng còn thấp, chỉ đạt khoảng 7-8 triệu đồng/ha/năm. Chưa thu hút được đầu tư từ các doanh nghiệp cho trồng rừng. Một số địa phương quản lý, sử dụng chưa tốt quỹ đất lâm nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi từ các nông, lâm trường giao. 3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An a. Đối với đất sản xuất nông nghiệp - Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, các vùng chuyên canh đã được xây dựng, đặc biệt sau khi dồn điền đổi thửa đã thực hiện ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh cần đưa ra chính sách khuyến khích đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào nông nghiệp để khuyến khích sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản. - Tiến hành đánh giá lại toàn bộ quỹ đất, tính chất và độ phì của đất nông nghiệp để từ đó đầu tư thâm canh, chuyên canh, xây dựng các vùng sản xuất tập trung. Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất có hiệu quả trên địa bàn và đề xuất hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. - Xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến một cách có hiệu quả, từ đó xây dựng cơ chế khuyến khích mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất. Trên cơ sở đó hình thành chuỗi giá trị nông sản theo các sản phẩm chiến lược, xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. - Đầu tư, phát triển các công trình thủy lợi như hệ thống cống, kênh tưới tiêu, đê bao ngăn chặn xâm nhập mặn, đảm bảo cung cấp đủ nước tưới, nhất là khu vực tưới bán chủ động và tiêu thoát, tránh ngập úng. Đồng thời, trồng rừng ngập mặn, thau chua rửa mặn để nâng cao hiệu quả sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng ven biển. - Chọn các loại cây trồng, giống cây trồng phù hợp với điều kiện hiện nay nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu như các loại giống lúa có thể chịu được độ mặn, độ chua của đất. Các loại đất phèn, mặn thường có hoạt tính sinh học thấp, vì vậy cần phải bón vôi để giảm độ chua, tăng cường bón các loại phân hữu cơ để cải thiện tính sinh học của đất. - Khắc phục tính chất nhỏ lẻ, manh mún trong nông nghiệp, kiểm soát phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, nâng cao chất lượng và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp bằng cách cấp phépnhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế, thích nghi cao với các đặc điểm của đất đai và điều kiện tự nhiên khác. - Nâng cao trình độ nhận thức, trình độ canh tác cho đồng bào dân tộc thiểu số bằng cách tuyên truyền, mở các lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi, cách chăm sóc, thu hoạch, bảo quản sản phẩm. - Tăng cường phối hợp giữa ba nhà: cơ quan nhà nước thông qua quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, quản lý quy trình sản xuất, quản lý nhãn hiệu, các doanh nghiệp qua liên kết, hợp đồng bao tiêu sản phẩm và sự tham gia có trách nhiệm, giám sát cộng đồng trong sản xuất của nhà nông. 824
  9. b. Đối với đất sản xuất lâm nghiệp - Cần bảo vệ và phát triển diện tích rừng phòng hộ, sử dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tiên tiến làm giàu rừng bằng các loài cây bản địa, ưu tiên trồng mới rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng chắn sóng, lấn biển. Bảo vệ rừng đặc dụng, bảo vệ quỹ gen, đảm bảo đa dạng sinh học và các mô hình bền vững cho bảo tồn đa dạng sinh học. - Làm tốt công tác khoanh nuôi, trồng rừng bền vững và trồng xen. Phát triển lâm nghiệp xã hội theo hướng xã hội hóa nghề rừng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững và nâng cao chất lượng rừng. - Cần có biện pháp chỉ đạo các nông lâm trường hoàn thiện phương án sử dụng đất qua việc sắp xếp, chuyển đổi. Thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất được sản xuất, kinh doanh ở các nông lâm trường. Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với diện tích đã được giữ lại của các nông lâm trường (trong đó chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng), không để mất rừng hoặc đất không có chủ. Thu hồi diện tích đất không sử dụng, chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả của các nông lâm trường trả lại cho địa phương. c. Đối với đất nuôi trồng thủy sản - Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản, tập trung nuôi thâm canh các đối tượng nuôi đã khẳng định được tính hiệu quả như cá rô phi, cá ruộng lúa và phát triển mới các con nuôi như: tôm càng xanh, cá hồng mỹ, tôm thẻ chân trắng. - Tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm và phương pháp nuôi để khai thác cơ hội thị trường trên cơ sở nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành. Coi trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng vùng nuôi thâm canh trêndiện tích đất mặn lợ ở Diễn Châu, Quỳnh Lưu. d. Đối với đất làm muối Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất muối. Áp dụng cơ giới hóa và cải tiến kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng muối. Tập trung nâng cao sản lượng muối sạch. 4. Kết luận Với đặc thù là một tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, đất nông nghiệp chiếm 88,8% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để Nghệ An phát huy được lợi thế to lớn trong quá trình sử dụng đất vào mục đích phát triển nông nghiệp. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của Nghệ An được chia làm ba nhóm chính: đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất (78,48%), trong đó chủ yếu là đất rừng sản xuất; đất sản xuất nông nghiệp chiếm 20,76%, trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm; các loại đất khác bao gồm đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và các loại đất nông nghiệp khác chiếm tỷ lệ không đáng kể. Trong những năm qua, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh ngày càng được nâng cao, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; năng suất, sản lượng và giá trị các 825
  10. sản phẩm nông nghiệp tăng nhanh, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và thế giới; góp phần đưa GRDP của tỉnh đạt giá trị cao. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất, dưới tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan đã tạo ra nhiều lực cản và khó khăn trong sử dụng đất nông nghiệp. Nhiều loại đất có xu hướng bạc màu, trơ sỏi đá, nhiễm phèn, nhiễm mặn; tình trạng đất bị bỏ hoang còn nhiều; đầu tư trên đất còn thấp; tập quán canh tác lạc hậu cũng như việc lựa chọn nhiều loại cây trồng, vật nuôi chưa phù hợp với điều kiện phát triển của đất đã dẫn đến sản lượng, năng suất và giá trị sản phẩm nông nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Trong những năm sắp tới, tỉnh cần điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với giai đoạn mới, đầu tư khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, lựa chọn sản phẩm nông nghiệp cũng như tạo ra các chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thống kê tỉnh Nghệ An (2016), Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2015, NXB Nghệ An. 2. Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, (2016), Báo cáo ước tính giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm năm 2016 phân theo Huyện, Thành phố, Thị xã. 3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị quyết số 70/ NQ-CP, ngày 7 tháng 6 năm 2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Nghệ An. 4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An (2013), Đề án Chuyển đổi nghề khai thác thủy sản từ vùng lộng sang vùng khơi tỉnh Nghệ An đến năm 2020. 5. Lê Bá Tâm (2016), Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An, Luận án tiến sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 6. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2013), Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2013-2020. 826