Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến công tác nghiên cứu khoa học của trung tâm truyền thông GDSK các tỉnh miền Bắc năm 2011

pdf 12 trang Gia Huy 2170
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến công tác nghiên cứu khoa học của trung tâm truyền thông GDSK các tỉnh miền Bắc năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_den_cong_tac_nghien_cu.pdf

Nội dung text: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến công tác nghiên cứu khoa học của trung tâm truyền thông GDSK các tỉnh miền Bắc năm 2011

  1. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG GDSK CÁC TỈNH MIỀN BẮC NĂM 2011 TS.Nguyễn Thị Kim Liên, ThS.Lý Thu Hiền, CN.Nguyễn Thị Lý, CN.Nguyễn Thanh Hồng, CN.Nguyễn Thị Hồng Lụa,CN.Nguyễn Thị Nhã Đan Trung tâm Truyền thông GDSK Trung ương Tóm tắt nghiên cứu: Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một trong các nhiệm vụ của trung tâm TTGDSK. Với mục tiêu mô tả thực trạng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hoạt động NCKH của các trung tâm TTGDSK (T4G) miền Bắc, nghiên cứu đã tiến hành từ tháng 6-11/2011, trên 274 đối tượng là lãnh đạo và cán bộ chuyên môn của T4G 25 tỉnh/thành miền Bắc, đồng thời thu thập các đề tài nghiên cứu do các đơn vị này thực hiện trong 3 năm 2008-2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 3 năm từ 2008 -2010, trung bình mỗi T4G thực hiện 1,44 đề tài. Các nghiên cứu tập trung vào đánh giá hoạt động truyền thông của địa phương, nghiên cứu KAP về các vấn đề sức khỏe đang được quan tâm. Bên cạnh các nghiên cứu có chất lượng, nhiều báo cáo nghiên cứu còn sơ sài; thiếu tóm tắt, tổng quan, bàn luận; trình bày tài liệu tham khảo chưa đúng; phương pháp nghiên cứu chưa chặt chẽ. Kết quả nghiên cứu cũng cho biết chỉ có 27,4% cán bộ đã từng được tập huấn về NCKH; 95,6% có nhu cầu đào tạo thêm. 19,3% đã từng đề xuất đề tài nghiên cứu và 31% đã từng tham gia NCKH. 96,4% gặp khó khăn khi làm NCKH, với các khó khăn chủ yếu là thiếu kinh phí (81%), năng lực cán bộ yếu (67,9%). Việc không được đào tạo và không tham gia NCKH đã khiến cán bộ không đánh giá cao khả năng làm NCKH của mình và đơn vị. Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới, trình độ học vấn, chuyên ngành đào tạo và việc được tập huấn về NCKH với việc tham gia làm NCKH của cán bộ. 1. Đặt vấn đề Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một nhiệm vụ quan trọng trong cả lĩnh vực điều trị cũng như dự phòng. Trong lĩnh vực TTGDSK, NCKH giúp người làm truyền thông hiểu rõ những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân và các phương pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề đó. Đảng và Chính phủ ta nhận thức rõ vai trò của NCKH đối với sự phát triển của ngành Y tế nên trong Nghị quyết 46-NQ/TW của Bộ chính trị về Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, một trong những giải pháp được Đảng và Chính phủ ta xác định là “đẩy mạnh nghiên cứu khoa học”. Theo Quyết định 911/1999/QĐ-BYT ngày 31 tháng 3 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế, một trong những nhiệm vụ của các trung tâm TTGDSK tuyến tỉnh là tham gia và tổ chức công tác NCKH về TTGDSK trên địa bàn. NCKH là một trong các tiêu chí chấm điểm khi kiểm tra chéo công tác TTGDSK hàng năm của các tỉnh. Tuy nhiên hoạt động NCKH tại các T4G còn hạn chế. Theo báo cáo tổng kết của các T4G: năm 2009 có 99 đề 5
  2. tài, năm 2010 có 120 đề tài. Báo cáo đánh giá kết quả chương trình hành động TTGDSK đến năm 2010 cũng đã chỉ ra: “Các nghiên cứu về đối tượng được truyền thông còn ít được triển khai. Đối với hệ TTGDSK, công tác NCKH vẫn là một lĩnh vực còn nhiều hạn chế”. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng công tác NCKH của các Trung tâm TTGDSK các tỉnh miền Bắc từ đó có những khuyến nghị phù hợp nhằm thúc đẩy công tác NCKH, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến công tác NCKH của Trung tâm TTGDSK các tỉnh miền Bắc năm 2011” 2. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả thực trạng NCKH của T4G các tỉnh miền Bắc năm 2011. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến công tác NCKH của T4G các tỉnh miền Bắc. 3. Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động NCKH tại T4G các tỉnh miền Bắc. 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, kết hợp thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng và định tính. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: - Cán bộ T4G các tỉnh miền Bắc (không bao gồm lái xe, bảo vệ, tạp vụ, văn thư) - Báo cáo nghiên cứu do T4G các tỉnh miền Bắc thực hiện từ 2008 đến 2010. 3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: - Thời gian: Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2011 - Địa điểm: T4G 25 tỉnh/thành miền Bắc (nghiên cứu định lượng). T4G Hà Nội, Lạng Sơn, Hưng Yên (nghiên cứu định tính) 3.4. Phương pháp chọn mẫu: - Phương pháp định lượng: Chọn mẫu toàn bộ: Tất cả các cán bộ công tác tại trung tâm TTGDSK các tỉnh miền Bắc đủ điều kiện tham gia vào nghiên cứu đều đưa vào để nghiên cứu. Lấy danh sách cán bộ của các trung tâm TTGDSK các tỉnh miền Bắc, chọn được 277 người tham gia nghiên cứu. - Phương pháp định tính: Chọn mẫu có chủ đích. Chọn 3 T4G đại diện cho thành phố, đồng bằng, miền núi là: Hà Nội, Hưng Yên, Lạng Sơn. Mỗi tỉnh phỏng vấn sâu 01 lãnh đạo đơn vị, 01 lãnh đạo Sở Y tế phụ trách công tác TTGDSK và thảo luận nhóm với 05 cán bộ. 3.5. Phương pháp thu thập số liệu: - Số liệu định lượng: Số liệu được thu thập bằng phiếu tự điền gửi đến các đối tượng nghiên cứu. - Số liệu định tính: Thực hiện thảo luận nhóm với cán bộ và phỏng vấn sâu lãnh đạo phụ trách NCKH của 03 T4G đã được chọn 6
  3. - Thu thập và đánh giá chất lượng các báo cáo nghiên cứu do các T4G miền Bắc hoặc cán bộ của đơn vị đó thực hiện trong vòng 3 năm gần đây (2008-2010). 3.6. Phân tích số liệu - Số liệu định lượng: Nhập số liệu bằng phần mềm EpiData. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS. - Số liệu định tính: Gỡ băng và tóm tắt lại thông tin theo các mục tiêu của nghiên cứu 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành trên 274 cán bộ T4G 25 tỉnh/thành phố miền Bắc. Độ tuổi trung bình là 35,8; Cán bộ nữ chiếm 58,0%. Đa số được đào tạo từ các trường Y/dược (37,9%) và báo chí (27,2%). Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm đa số, trong đó tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học là 57,3%, chuyên khoa I - 10,2%, thạc sĩ - 2,2%, chuyên khoa II - 1,8%. Số cán bộ có trình độ trung cấp, cao đẳng vẫn chiếm gần 1/3. Số năm công tác trung bình tại trung tâm Truyền thông là 6,2 năm. Có 66,1% số cán bộ được hỏi tham gia lấy tin, viết bài, làm phóng sự; 38,0% tham gia xây dựng kế hoạch. Các nhiệm vụ khác như tổ chức hoạt động truyền thông, phát triển tài liệu, đào tạo giảng dạy chiếm tỷ lệ khá tương đương nhau (32,8%; 31,8%; 30,7%). Chỉ có 19% tham gia làm NCKH. 4.2. Thực trạng hoạt động NCKH của cán bộ và T4G các tỉnh miền Bắc Bảng 1. Hoạt động NCKH của các T4G miền Bắc trong 3 năm 2008-2010 Thành lập Số đề tài Thành lập Số đề tài Tỉnh Tỉnh HĐKH thực hiện HĐKH thực hiện Hải Dương Có (2003) 1 Cao Bằng Chưa 1 Hải Phòng Có (2000) 1 Hà Giang Chưa 1 Hà Nội Có (2010) 2 Vĩnh Phúc Có (2010) 0 Bắc Giang Có 1 Lai Châu Có (2008) 1 Nam Định Có (2005) 2 Hưng Yên Có (2006) 1 Quảng Ninh Chưa 1 Sơn La Có (2006) 1 Hòa Bình Có (2007) 2 Thái Bình Có (2001) 2 Yên Bái Có (2007) 3 Phú Thọ Chưa 0 Lào Cai Chưa 0 Bắc Ninh Có (2011) 1 Bắc Cạn Chưa 2 Hà Nam Có (2005) 2 Điện Biên Chưa 1 Ninh Bình Có (2008) 4 Tuyên quang Có (2007) 2 Lạng Sơn Có (2009) 1 Thái Nguyên Có 2 Giá trị trung bình: 1,44; min: 0; max: 4 7
  4. Trung bình trong 3 năm qua mỗi đơn vị thực hiện trung bình 1,44 đề tài, nhiều nhất là các tỉnh Ninh bình (4 đề tài/3 năm). Một số tỉnh như Lào Cai, Vĩnh Phúc, Thú Thọ không có đề tài nào được thực hiện trong vòng 3 năm qua. Số đề tài được thực hiện từ nguồn kinh phí hàng năm của đơn vị chiếm 77,8%. 19/25 đơn vị đã thành lập Hội đồng khoa học (HĐKH). Thái Bình là tỉnh thành lập HĐKH sớm nhất (năm 2001) và gần đây nhất là Bắc Ninh (năm 2011). Có 18/19 HĐKH có hoạt động và 16/18 HĐKH được cho rằng hoạt động có hiệu quả. Nhiều tỉnh miền núi phía Bắc không có HĐKH (Lào Cai, Bắc Cạn, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang). 31% 69% Có Không Biều đồ 1. Tỷ lệ cán bộ T4G tham gia NCKH 31% cán bộ các T4G đã từng tham gia làm NCKH. Hầu hết các cán bộ đã từng làm NCKH tham gia vào 1-2 đề tài (chiếm 79,8%). Các đề tài mà các đối tượng nghiên cứu tham gia là đề tài cấp cơ sở (74,1%); luận án/luận văn (18,8%), đề tài cấp ngành (16,5%), đề tài cấp tỉnh (10,6%). Viết báo cáo 43,5% Phân tích số liệu 44,7% Nhập liệu 38,8% Thu thập số liệu 76,5% Xây dựng bộ công cụ 36,5% Xây dựng đề cương 57,6% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Biều đồ 2. Hoạt động mà cán bộ T4G đã tham gia trong nghiên cứu Hoạt động thu thập số liệu cho các nghiên cứu được cán bộ tham gia nhiều nhất (76,5%), tiếp đến là việc xây dựng đề cương nghiên cứu (57,6%), phân tích số liệu (44,7%), viết báo cáo nghiên cứu (43,5%). Hoạt động viết bài báo khoa học được ít cán bộ tham gia nhất, chỉ có 21,2%. 8
  5. Được chấp nhận 44,4% Không đề xuất Có đề xuất 80,7% 19,3% Bị từ chối 55,6% Biều đồ 3. Thực trạng đề xuất đề tài NCKH của cán bộ T4G Chỉ có 19,3% cán bộ đã từng đề xuất đề tài NCKH, trong đó 44,4% các đề xuất được lãnh đạo đơn vị chấp nhận. Lý do khiến cán bộ T4G các tỉnh phía Bắc không đề xuất đề tài: cán bộ chưa đủ tự tin để thực hiện đề tài (56,2%), kinh phí hạn chế (40,6%), không chọn được đề tài phù hợp (23,9%). Chỉ có 4,1% cho rằng việc NCKH là không cần thiết. Kinh phí hạn chế là một cản trở cán bộ làm NCKH. ”Phòng GDSK là phòng chuyên môn mà cũng chẳng đề xuất đề tài. Kinh phí sự nghiệp hàng năm còn không đủ để chi. Nếu có kinh phí độc lập với kinh phí của cơ quan thì được, anh em sẵn sàng làm.” (TLN cán bộ T4G). ”Lãnh đạo đơn vị cũng ủng hộ lắm nhưng tiền không có, chỉ ủng hộ về mặt tinh thần thôi, ví dụ như có đơn vị nào mời làm thì lãnh đạo hoàn toàn ủng hộ” (TLN cán bộ T4G). Ngoài ra nguyên nhân về nguồn nhân lực chưa đáp ứng với việc thực hiện đề tài cũng được các lãnh đạo T4G đề cập đến. ”Biết là NCKH quan trọng nhưng chúng tôi cũng ít làm đề tài vì cán bộ của hệ truyền thông mình còn rất mới, lại hay luân chuyển nên việc thực hiện NCKH cũng chưa được bài bản, chất lượng chưa cao”; ”Anh em cũng đăng ký đề tài hàng năm đấy nhưng do đơn vị mới thành lập, kinh nghiệm làm nghiên cứu chưa nhiều nên chúng tôi tập trung và ưu tiên vào 1 đề tài thôi để đảm bảo tiến độ, chất lượng và đạt hiệu quả” (PVS lãnh đạo T4G) 4.3. Nhận xét chất lượng các báo cáo NCKH đã thực hiện Hầu hết các nghiên cứu gửi về là đề tài cấp cơ sở, áp dụng phương pháp mô tả cắt ngang, thu thập số liệu bằng phương pháp định lượng kết hợp định tính. Về nội dung nghiên cứu: Nhiều nghiên cứu tập trung vào đánh giá các hoạt động truyền thông trên địa bàn như “Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của mạng lưới truyền thông GDSK tỉnh Thái Nguyên năm 2009”; “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công tác truyền thông GDSK tại cộng đồng”; “Nghiên cứu thực trạng kỹ năng thực 9
  6. hành của cộng tác viên truyền thông GDSK cơ sở”; “Đánh giá thực trạng kiến thức, kỹ năng của cán bộ kiêm nhiệm truyền thông GDSK tại huyện Tiên lữ” Nhiều nghiên cứu tập trung tìm hiểu kiến thức thức, thái độ, thực hành (KAP) của người dân trên địa bàn về những vấn đề sức khỏe đang được cộng đồng quan tâm như cúm A/H5N1, về sức khỏe sinh sản hay về an toàn giao thông, thừa cân béo phì Về mục tiêu nghiên cứu: Trong các nghiên cứu KAP, mục tiêu được viết khá rõ ràng; có mối liên hệ mật thiết với tên đề tài và phần trình bày vấn đề nghiên cứu. Khi viết mục tiêu nghiên cứu các tác giả cũng đã sử dụng các động từ hành động và có thể đo lường được, ví dụ “Xác định tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học năm 2009 tại thành phố Yên Bái”. Tuy nhiên vẫn có những nghiên cứu mà mục tiêu không rõ ràng; mục tiêu được viết như liệt kê các hoạt động của nghiên cứu “Sưu tầm, thống kê, khảo sát, phân tích những đặc điểm quan trọng ” hoặc có sự nhầm lẫn giữa mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của truyền thông GDSK “Mục tiêu cơ bản của GDSK là giúp cho mọi người xác định những vấn đề và nhu cầu sức khỏe của họ ”. Về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang, thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng kết hợp định tính được áp dụng ở nhiều nghiên cứu. Trong các nghiên cứu đánh giá năng lực của hệ thống truyền thông phương pháp nghiên cứu dựa trên các báo cáo, số liệu, tài liệu sẵn có (nghiên cứu bàn giấy) được sử dụng nhiều. Trong các nghiên cứu Kiến thức – thái độ - thực hành (KAP), phương pháp nghiên cứu được mô tả khá tốt nhưng trong các nghiên cứu bàn giấy mô tả phương pháp rất chung chung. Việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu: Mô tả đối tượng nghiên cứu chưa rõ ràng, cụ thể. Nhiều nghiên cứu còn nhầm lẫn giữa đối tượng truyền thông và đối tượng nghiên cứu: “Là những đối tượng có liên quan trực tiếp, gián tiếp đến một vấn đề sức khỏe nào đó mà chúng ta cần tuyên truyền”; “Người truyền thông, đối tượng truyền thông và đối tượng quan trọng”. Trong các nghiên cứu KAP, cỡ mẫu nghiên cứu chủ yếu được áp dụng công thức tính cho việc ước đoán một tỷ lệ trong quần thể. Nhiều nghiên cứu loại này đã làm tốt khâu chọn mẫu như chọn mẫu ngẫu nhiên nhiều giai đoạn trong nghiên cứu. Tuy nhiên, trong nhiều nghiên cứu việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu chưa được mô tả cụ thể. Việc trình bày kết quả nghiên cứu: Các test thống kê được sử dụng phổ biến là xác định tần số, tỷ lệ (%), một số nghiên cứu đã tìm hiểu mối liên quan giữa các biến (OR, p) hoặc so sánh sự các giá trị tỷ lệ (test χ 2). Bên cạnh các nghiên cứu trình bày kết quả mạch lạc, bám sát mục tiêu còn có nhiều nghiên cứu kết quả rất sơ sài, kết cấu không cân xứng với các cấu phần khác, trình bày thiếu khoa học. Có nghiên cứu phần kết quả chưa đầy 2 trang trong tổng số 20 trang báo cáo. Nhiều kết quả định lượng không trình bày trên bảng/biểu đồ mà trình bày dưới dạng liệt kê, câu kể để đưa ra các tỷ lệ làm người đọc khó theo dõi. Nhiều bảng kết quả nghiên cứu không có phần nhận xét sau mỗi bảng. Các cấu phần khác của một báo cáo nghiên cứu: Rất nhiều nghiên cứu không có phần tóm tắt nghiên cứu. Tổng quan tài liệu còn viết sơ sài (chỉ chiếm nửa trang) hoặc 10
  7. viết lan man. Một số nghiên cứu không có phần tổng quan hoặc không đưa tổng quan vào một chương/phần riêng mà lại lồng vào phần đặt vấn đề hoặc kết quả nghiên cứu. Cũng giống như tổng quan, nhiều nghiên cứu đã không có phần bàn luận hoặc viết sơ sài, ít có sự liên hệ hay so sánh với kết quả các nghiên cứu khác. Một điểm dễ nhận thấy ở các nghiên cứu được các T4G gửi về đó là việc sắp xếp thứ tự tài liệu tham khảo không theo quy định (như không sắp xếp theo thứ tự a,b,c; không theo quy định viết tài liệu tham khảo cho sách, tạp chí ) và không có chú thích xem tài liệu tham khảo được dùng để minh họa, bàn luận cho nội dung nào. Thậm chí có nghiên cứu không hề sử dụng bất cứ tài liệu tham khảo nào. 4.4. Các yếu tố liên quan đến hoạt động NCKH Có tới 96,4% các cán bộ đã từng làm NCKH của T4G các tỉnh phía Bắc cho rằng có gặp khó khăn trong quá trình thực hiện. Các khó khăn chủ yếu được đề cập đến là thiếu kinh phí (81%), tiếp đến là năng lực làm NCKH của cán bộ yếu (67,9%), thiếu trang thiết bị như phương tiện đi lại, máy ghi âm (56%). Chỉ có 7,1% cán bộ đã từng tham gia NCKH cho rằng lãnh đạo đơn vị không ủng hộ. 4.4.1. Năng lực thực hiện NCKH của các T4G Bảng 2. Tự đánh giá năng lực thực hiện NCKH của cán bộ T4G Mức độ đánh giá (n= 274) Nội dung Yếu Trung bình Khá Tốt Rất tốt n % n % n % n % n % Lựa chọn chủ đề NC và 24 8,8 123 44,9 84 30,6 41 15,0 2 0,7 xây dựng mục tiêu Viết tổng quan tài liệu 30 11,0 122 44,5 92 33,6 28 10,2 2 0,7 Phương pháp nghiên cứu 28 10,2 121 44,2 91 33,2 32 11,7 2 0,7 Xây dựng bộ công cụ 28 10,2 122 44,6 89 32,5 33 12,0 2 0,7 Thu thập số liệu 22 12,0 104 38,0 87 31,7 55 20,1 6 2,2 Xử lý, phân tích số liệu 33 12,0 108 39,4 92 33,6 36 13,2 5 1,8 Viết báo cáo khoa học 26 9,5 119 43,4 92 33,6 31 11,3 6 2,2 Viết bài báo khoa học 35 12,8 136 49,6 66 24,1 32 11,7 5 1,8 Tỷ lệ các cán bộ tự đánh giá năng lực thực hiện NCKH của mình theo từng nội dung ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (từ 38,0% đến 49,6%), tiếp đến là mức độ khá (từ 24,1% đến 33,2%). Chỉ có vài trường hợp tự thấy mình làm nghiên cứu rất tốt. Điểm trung bình đánh giá năng lực thực hiện NCKH của cán bộ là 20,1 điểm. 11
  8. Bảng 3. Đánh giá năng lực thực hiện NCKH của đơn vị Mức độ đánh giá (n =274) Nội dung Yếu T.bình Khá Tốt Rất tốt n % n % n % n % n % Lựa chọn chủ đề, xây 17 6,2 49 17,9 115 42,0 83 30,3 10 3,6 dựng mục tiêu nghiên cứu Viết tổng quan tài liệu 14 5,1 55 20,1 120 43,8 75 27,4 10 3,6 Phương pháp nghiên cứu 16 5,8 51 18,6 128 46,7 72 26,3 7 2,6 Xây dựng bộ công cụ 13 4,7 63 23,0 123 44,9 64 23,4 11 4,0 Thu thập số liệu 12 4,4 46 16,8 107 39,1 95 34,7 14 5,1 Xử lý, phân tích số liệu 19 6,9 49 17,9 111 40,5 81 29,6 14 5,1 Viết báo cáo khoa học 17 6,2 45 16,4 126 46,0 74 27,0 12 4,4 Viết bài báo khoa học 23 8,4 51 18,6 129 47,1 58 21,2 13 4,7 Kết quả bảng cho thấy tỷ lệ các cán bộ đánh giá năng lực thực hiện NCKH của đơn vị mình theo từng nội dung ở mức độ khá chiếm tỷ lệ cao nhất (từ 39,1% đến 47,1%), tiếp đến là mức độ tốt (từ 21,2% đến 34,7%). Đánh giá việc thực hiện NCKH theo từng nội dung ở mức độ yếu và rất tốt có tỷ lệ thấp. Điểm trung bình đánh giá năng lực thực hiện NCKH của cán bộ là 20,1 điểm. 27,4% các cán bộ tại 25 T4G các tỉnh phía Bắc tham đã từng tham gia các khóa học về NCKH. Đa số được học về nội dung này trong các trường đại học (73,3%), số khóa học do Trung tâm TTGDSK Trung ương hoặc do chính các T4G tổ chức chỉ chiếm 10,7%. Gần 50% số cán bộ đã được đào tạo cách thời điểm phỏng vấn trên 2 năm. Hầu hết (98,7%) các cán bộ đã được đào tạo về NCKH cho rằng các khóa học này là cần thiết. Trong các nội dung đào tạo về NCKH, thiết kế đề cương nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất (82,7%), phương pháp nghiên cứu (70,7%), chọn chủ đề và xây dựng mục tiêu (68%), xử lý và phân tích số liệu (58,7%), tổng quan tài liệu, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu (53,3%), lập kế hoạch và viết báo cáo nghiên cứu (49,3%). Chỉ có 30,7% số đối tượng được học về nội dung viết bài báo khoa học. Việc chưa được đào tạo và đào tạo lại, ít có cơ hội làm nghiên cứu đã làm hạn chế khả năng của cán bộ. “Cán bộ của mình chưa được bài bản lắm nên chất lượng công tác NCKH còn gặp nhiều khó khăn” (PVS lãnh đạo T4G). “Đa số anh em chưa được đào tạo, chủ yếu là tự mày mò học tập các form, mẫu nghiên cứu qua mạng nên chất lượng nghiên cứu chưa thực sự tốt ” (PVS lãnh đạo T4G). “Nhân lực của T4G từ năm 1999 đến nay cũng có sự thay đổi nhiều. Cán bộ không ổn định, một số anh em học xong lại xin chuyển đi chỗ khác. Tưởng có bộ máy có thể làm được thì lại chuyển đi chỗ khác nên lại tìm người khác, lại phải đào tạo lại, ít nhiều có ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của đơn vị cũng như NCKH” (TLN cán bộ T4G). 12
  9. 4.4.2. Kinh phí dành cho NCKH của cán bộ T4G Có 16/25 trung tâm không dành kinh phí cố định từ hoạt động hàng năm của đơn vị cho hoạt động NCKH (chiếm 64,0%). 100% những trung tâm có dành kinh phí cho hoạt động NCKH đều sử dụng kinh phí đó đúng mục đích và 100% cho rằng kinh phí đó không đủ để thực hiện NCKH. Một số trung tâm đã cố gắng trích một phần kinh phí hoạt động hàng năm cho hoạt động này như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Ninh (khoảng 10.000.000 đồng/năm); Hải Dương (3.000.000 đồng/năm). Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy dù đơn vị có dành kinh phí cho hoạt động này đi chăng nữa thì kinh phí đó cũng không đủ đáp ứng nhu cầu. “Trong 2 năm vừa qua, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm có dành kinh phí cho NCKH. Tuy nhiên nguồn kinh phí theo quy định của tài chính khoảng 1% tổng kinh phí ngân sách hàng năm cho công tác nghiên cứu. Trong quá trình xây dựng kế hoạch đề tài NCKH thì kinh phí này thì không đủ đáp ứng nhu cầu.” (TLN cán bộ T4G). Kinh phí hạn chế là một cản trở cán bộ làm NCKH. Trước hết kinh phí ít đồng nghĩa với việc sẽ không thể có đề tài để thực hiện mặc dù lãnh đạo rất ủng hộ. 4.4.3. Một số yếu tố liên quan đến việc tham gia NCKH của cán bộ T4G Bảng 4. Mối liên quan giữa một số yếu tố với việc tham gia NCKH Tham gia NCKH OR Yếu tố p Có Không (CI 95%) Nam 47 67 2,3 0,05 Vùng miền Trung du miền núi 55 99 (0,36 – 1,0) Kết quả cho thấy, nam giới tham gia NCKH cao gấp 2,3 lần nữ giới (p<0,01), cán bộ có trình độ đại học trở lên tham gia nghiên cứu cao gấp 5,6 lần các cán bộ khác (p<0,01). Cán bộ tốt nghiệp các trường Y dược tham gia nghiên cứu nhiều hơn các cán bộ tốt nghiệp các chuyên ngành khác (p<0,01). Những người đã từng được đào tạo/tập huấn về NCKH tham gia làm nghiên cứu nhiều gấp 7,5 lần những người chưa từng được đào tạo. Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố vùng miền với việc tham gia NCKH của cán bộ các T4G. 13
  10. 4.5. Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động NCKH 4.5.1. Dành kinh phí cho hoạt động NCKH Theo kết quả nghiên cứu định lượng, có tới hơn 90% đối tượng nghiên cứu chọn giải pháp ”dành kinh phí thường xuyên cho hoạt động NCKH”. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu định tính lại cho thấy để có được kinh phí cho hoạt động này không hề dễ, khi mà kinh phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị còn hạn chế. ”Kinh phí sự nghiệp hàng năm còn không đủ để chi. Nếu có kinh phí độc lập với kinh phí của cơ quan thì được, anh em sẵn sàng làm.” (TLN cán bộ T4G). Để có kinh phí cho NCKH, một số đơn vị đã quyết định trích một phần từ kinh phí thường xuyên của đơn vị thông qua việc tiết kiệm chi. ”Chúng tôi cũng ấn định vài phần trăm/ năm kinh phí cho NCKH. Kinh phí này lấy từ kinh phí thường xuyên của đơn vị, tiết kiệm tiền xăng xe, ví dụ: phóng viên đi viết tin bài thì đi xe bus, khoán điện thoại, nước, internet ” (PVS lãnh đạo T4G). Hoặc giải pháp ”mèo nhỏ bắt chuột nhỏ” cũng được đưa ra. ”Với kinh phí cho NCKH hàng năm ít hơn 10 triệu đồng thì vẫn có thể thực hiện được các đề tài trong phạm vi nhỏ như đánh giá hoặc sáng kiến cải tiến” (PVS lãnh đạo T4G). 4.5.2. Nâng cao năng lực thực hiện NCKH cho cán bộ T4G . Tăng cường đào tạo về NCKH Có nhu cầu 49% 95,8% 4,2% 33% 15% 3% 3-5 ngày 6-10 ngày > 10 ngày Khác Biều đồ 4. Nguyện vọng được đào tạo về NCKH 95,6% số cán bộ cho rằng cần phải mở thêm các khóa tập huấn về NCKH. Thời gian mở lớp 3-5 ngày được 48,7% số người được hỏi cho là phù hợp; 33,3% cho rằng cần mở lớp từ 6-10 ngày. Chỉ có 14,6% cho rằng thời gian mở lớp nên trên 10 ngày. 14
  11. Bảng 5. Nội dung về NCKH cán bộ mong muốn được đào tạo thêm Tần số Chỉ số Tỷ lệ (%) (n=262) Xây dựng đề cương 208 79,4 Viết tổng quan tài liệu 125 47,7 Lựa chọn chủ đề và xây dựng mục tiêu 199 76,0 Phương pháp nghiên cứu 193 73,7 Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 157 59,9 Xử lý và phân tích số liệu 173 66,0 Lập kế hoạch nghiên cứu 160 61,1 Viết báo cáo nghiên cứu 175 66,8 Viết bài báo khoa học 142 54,2 Hầu hết các nội dung được các cán bộ mong muốn học tập, tìm hiểu thêm, trong đó cao nhất là xây dựng đề cương (79,4% số người được hỏi muốn học nội dung này), tiếp đến là lựa chọn chủ để và xây dựng mục tiêu nghiên cứu (76%), phương pháp nghiên cứu (73,7%). Chỉ có 47,7% mong muốn được học về cách viết tổng quan tài liệu. . Một số giải pháp khác Ngoài việc tổ chức các khóa đào tạo về NCKH, cán bộ T4G cũng đề xuất một số giải pháp mà thông qua đó năng lực thực hiện NCKH của cán bộ có thể cải thiện; đó là có các hướng dẫn cụ thể về quy trình làm nghiên cứu, cách viết báo cáo nghiên cứu, tổ chức sinh hoạt khoa học định kỳ hàng năm hoặc phối kết hợp với các đơn vị có năng lực tốt để làm NCKH ”T5G cần có hướng dẫn cụ thể cách viết báo cáo cho các đơn vị Hoặc có thể tổ chức sinh hoạt khoa học giữa các đơn vị truyền thông với nhau” (PVS lãnh đạo T4G) ”Nếu không đủ năng lực làm nghiên cứu mình có thể kết hợp với các đơn vị khác. Như ở tỉnh tôi bệnh viện đa khoa năm nào cũng tổ chức hội nghị khoa học, nếu quan hệ tốt họ có thể giúp rất nhiệt tình” (TLN cán bộ T4G). 5. Kết luận - Hoạt động NCKH của T4G các tỉnh miền Bắc còn nhiều hạn chế: Số lượng nghiên cứu không nhiều (1,44 đề tài/trung tâm/3 năm). Chất lượng các nghiên cứu chưa tốt (phương pháp nghiên cứu chưa chặt chẽ; báo cáo nghiên cứu sơ sài; thiếu tóm tắt, tổng quan, bàn luận; trình bày tài liệu tham khảo chưa đúng). - Sự tham gia và năng lực thực hiện NCKH của cán bộ còn hạn chế: 19,3% đã từng đề xuất đề tài, 31% đã từng tham gia NCKH. Điểm trung bình đánh giá năng lực thực hiện NCKH thấp (20,1 và 24,4/40 điểm) - Thiếu kinh phí (81%) và năng lực thực hiện NCKH hạn chế (67,9%) là các yếu tố cản trở hoạt động NCKH. 15
  12. - Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, trình độ, chuyên ngành đào tạo và việc đã từng được tập huấn về NCKH với việc tham gia NCKH. - Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động NCKH: Dành kinh phí thường xuyên cho NCKH; Nâng cao năng lực của cán bộ thông qua việc tăng cường đào tạo, tổ chức sinh hoạt khoa học định kỳ hoặc phối hợp với các đơn vị khác để làm nghiên cứu. 6. Khuyến nghị: - Các đơn vị dành kinh phí thường xuyên cho hoạt động NCKH. - Nâng cao năng lực thực hiện NCKH cho cán bộ T4G thông qua mở các khóa đào tạo với thời gian mở lớp phù hợp 3-5 ngày. - Thực hiện các đề tài có quy mô nhỏ và vừa hoặc các sáng kiến cải tiến kỹ thuật phù hợp với nguồn kinh phí và năng lực của cán bộ. - Phối hợp các đơn vị khác thực hiện NCKH Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Y tế (2007), Tài liệu hội nghị tập huấn nghiệp vụ khoa học công nghệ. 2. Bộ Y tế (2006), Báo cáo y tế Việt Nam 2006: Công bằng, hiệu quả, phát triển trong tình hình mới, nhà xuất bản Y học. 3. Bộ Y tế (1999), Quyết định về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khỏe thuộc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, số 911/1999/QĐ- BYT ngày 31 tháng 3 năm 1999. 4. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1995), Nghiên cứu xã hội học (Thủ tục, hình thức, phương pháp), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 5. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định ban hành Chương trình hành động của Chính phủ Thực hiện Nghị quyết số 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, số 243/2005/QĐ-TTg ngày 5 tháng 10 năm 2005. 6. Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khỏe Trung ương (2011), Báo cáo đánh giá kết quả chương trình hành động truyền thông-giáo dục sức khỏe đến năm 2010. 7. Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khỏe Trung ương (2011), Báo cáo tổng kết công tác truyền thông GDSK năm 2010 và triển khai công tác năm 2011. 8. Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khỏe Trung ương (2011), Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học về truyền thông-giáo dục sức khỏe giai đoạn 2001-2010, NXB Khoa học kỹ thuật, năm 2011. 9. Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khỏe Trung ương (2011), Quyết định về việc ban hành “Quy trình xét duyệt đề cương và nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở”, số 65/QĐ-GDSKTW ngày 28 tháng 3 năm 2011. 10. Trường Đại học Y Hà Nội, Dự án Việt Nam-Hà Lan, Tài liệu hướng dẫn xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học y học, Nhà xuất bản Y học, năm 2011. 16