Thước đo giá trị kinh tế tăng thêm trong đo lường hiệu quả hoạt động

pdf 7 trang Gia Huy 19/05/2022 2270
Bạn đang xem tài liệu "Thước đo giá trị kinh tế tăng thêm trong đo lường hiệu quả hoạt động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuoc_do_gia_tri_kinh_te_tang_them_trong_do_luong_hieu_qua_h.pdf

Nội dung text: Thước đo giá trị kinh tế tăng thêm trong đo lường hiệu quả hoạt động

  1. Nguyễn Thị Thu Ngân 315 Thước đo giá trị kinh tế tăng thêm trong đo lường hiệu quả hoạt động Nguyễn Thị Thu Ngân[1] 1 Khoa Hệ thống Thông tin Kinh tế, Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin nttngan@cit.udn.vn Tóm tắt. Việc nhận diện thước đo Giá trị kinh tế tăng thêm (EVA) là một thước đo thành quả hoạt động của doanh nghiệp (DN) còn khá mới mẻ nhưng cũng rất cần thiết đối với các DN Việt Nam. Các nhà đầu tư ngoài việc quan tâm đến kết quả kinh doanh của DN như các nhà quản lý thì họ còn muốn biết mỗi đồng vốn đầu tư bỏ ra có thu nhập thực sự là bao nhiêu sau khi tính đến chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn đầu tư. Thước đo EVA là thước đo duy nhất giúp giải quyết được vấn đề đó. Mục đích của nghiên cứu là giúp các nhà quản lý và các nhà đầu tư nhận biết được những ưu điểm cũng như hạn chế khi sử dụng thước đo EVA. Cụ thể, nghiên cứu sẽ giúp trả lời các câu hỏi: EVA là gì? Ưu điểm và hạn chế của EVA? EVA được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN như thế nào? Từ khóa: Giá trị tăng thêm, thành quả hoạt động, vốn đầu tư, chi phí sử dụng vốn, lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế. 1 Đặt vấn đề Thước đo EVA - Giá trị kinh tế tăng thêm được biết đến như là một công cụ đo lường thành quả hoạt động của một DN. EVA có thể được dùng để ước tính giá trị tổng thể của công ty, xác định giá trị nội tại, và để giải quyết lợi ích kinh tế của ban lãnh đạo (Baran và cộng sự, 2007). Từ đó, nó được vận dụng thành công trong các tập đoàn lớn tại Mỹ, ngày càng nhiều các công ty dựa trên EVA để đánh giá và khen thưởng cho các quản lý trong tất cả các bộ phận. Các thước đo truyền thống đánh giá hoạt động của DN trên nhiều khía cạnh khác nhau và thoả mãn nhu cầu cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì kết quả đánh giá mà các các thước đo đưa ra là khác nhau hay thậm chí là trái ngược nhau (Aslam và cộng sự, 2015). Điều này làm các nhà quản lý phải đối mặt với thách thức lớn hơn trong việc đưa ra quyết định phù hợp và các quyết định đầu tư sẽ không chắc chắn trong trường hợp như vậy. Cần có một thước đo có thể cho các nhà đầu tư cũng như các nhà quản lý thấy được giá trị thực sự của DN và lợi nhuận mà DN tạo ra có tạo ra tiền cho cổ đông hay không? Và EVA là thước đo có thể giải quyết được các vấn đề trên. Ngoài ra, nó còn là cở sở khen thưởng các nhà quản lý phù hợp với thành quả mà họ mang lại cho DN. 2 Định nghĩa EVA Mặc dù EVA là thước đo tài chính khá mới nhưng nền tảng khái niệm của nó thì không mới, nó có nguồn gốc từ khái niệm lợi nhuận còn lại (Residual Income - RI) mà nhiều doanh nghiệp đã sử dụng trước đây (Brewer và cộng sự, 1999). Công ty Stern Stewart định nghĩa “Giá trị kinh tế tăng thêm là thước đo phần thu nhập tăng thêm từ chênh lệch giữa lợi nhuận hoạt động trước lãi vay sau thuế và chi phí sử dụng vốn” (Stern Stewart, 1991). Như vậy, EVA được tính dựa trên khái niệm lợi nhuận kinh tế, không phải lợi nhuận kế toán.
  2. 316 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” EVA được xác định dựa trên công thức sau: EVA = NOPAT - (WACC×TC) Trong đó: - NOPAT (Net Operating Profit after tax): Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế = Lợi nhuận sau thuế + lãi vay x ( 1- thuế suất thuế TNDN). - WACC: chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền theo tỷ trọng các nguồn vốn. - TC (Total capital): Vốn đầu tư xác định bằng tổng tài sản bình quân trên Bảng cân đối kế toán. Cũng giống như cách tính toán các chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động truyền thống khác, số liệu ban đầu sử dụng cho việc tính toán giá trị tăng thêm là dựa trên số liệu kế toán. Tuy nhiên, số liệu kế toán được lập dựa trên một số giả định và tuân thủ nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận, vì vậy có sự khác biệt giữa giá trị theo sổ sách kế toán và giá trị thị trường của các loại tài sản và nguồn vốn; lợi nhuận trên báo cáo kế toán khác biệt với số tiền tạo ra cho cổ đông và nó dễ dàng bị thay đổi. Vì vậy, để EVA phản ánh đúng lợi nhuận kinh tế của công ty và giá trị của cổ đông (S. Vijayalakshmi, 2013) thì khi tính EVA cần thiết phải thực hiện một số điều chỉnh để giảm sự khác biệt này. 3 Ưu điểm và hạn chế của EVA 3.1 Ưu điểm của EVA Để nhận biết được ưu điểm của EVA thì chúng ta xem xét một trong số những thước thước đo được sử dụng trước đó là tỷ suất lợi tức đầu tư - ROI (Return On Investment) thường được các nhà phân tích tài chính sử dụng để đánh giá các dự án/bộ phận khác nhau. Mục đích của chỉ số này là để đánh giá khả năng hoàn vốn đầu tư, và dựa vào đó để đánh giá, lựa chọn ra bộ phận hiệu quả nhất để tập trung nguồn lực vào bộ phận đó. Và ROI được sử dụng để đo lường lợi nhuận của mỗi bộ phận tương ứng với nguồn lực được cung cấp. LN hoạt động ROI = Tài sản đầu tư LN hoạt động: EBIT (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay). Sau đó, công thức tính ROI được mở rộng thành công thức với hai tỷ số: EBIT Doanh thu ROI = P × T = × Doanh thu Tài sản đầu tư Với công thức trên, có thể thấy DN có thể cải thiện ROI bằng 2 cách: tăng lợi nhuận biên trên mỗi đồng doanh thu hoặc tăng doanh thu bán hàng trên một đồng vốn đầu tư (được xem như là vòng quay của tài sản). Hạn chế đầu tiên của ROI là nó khuyến khích các nhà quản lý của mỗi bộ phận chỉ tập trung làm tăng lợi nhuận của bộ phận đó mà không quan tâm đến lợi ích chung của toàn công ty. Như vậy, những biểu hiện tăng ROI trong ngắn hạn ở các bộ phận cũng có thể có khả năng ảnh hưởng xấu đến mục tiêu chung và làm giảm giá trị kinh tế về lâu dài của DN. Giả sử tại bộ phận X của công ty MG có chi phí vốn bình quân (WACC) là 10%, bộ phận này tập trung sản xuất sản phẩm A với ROI dự kiến là 15%. Quản lý bộ phận X đang cân nhắc 2
  3. Nguyễn Thị Thu Ngân 317 cơ hội đầu tư mới - sản phẩm B và C có thể được công ty tài trợ. Kết quả phân tích tài chính chỉ ra rằng cơ hội đầu tư vào sản phẩm B có thể tạo ra ROI là 13,7%, trong khi sản phẩm C là 18,8%. Giả định rằng quản lý bộ phận sẽ được thưởng dựa trên tỷ lệ ROI, khi đó người này sẽ được thúc đẩy để theo đuổi cơ hội đầu tư vào sản phẩm C thay vì B bởi vì nó giúp bộ phận X tăng ROI dự kiến hiện tại là 15% lên 18,8%. Người này sẽ không theo đuổi sản phẩm B vì nó tạo ra ROI thấp hơn mức dự kiến hiện tại, ảnh hưởng đến việc đánh giá và khen thưởng đối với người quản lý. Tuy nhiên, công ty muốn người quản lý theo đuổi cả 2 sản phẩm bởi vì cả 2 đều tạo ra ROI cao hơn WACC (10%). EVA giúp khắc phục sự không thống nhất mục tiêu tồn tại giữa người quản lý và công ty trong tình huống này. Sử dụng EVA thay cho ROI để thưởng cho quản lý bộ phận X sẽ thúc đẩy họ chấp nhận bất kỳ một cơ hội đầu tư nào mà nó mang lại mức lợi nhuận cao hơn so với chi phí vốn 10% của công ty. Theo Bảng 1 ta thấy EVA > 0 cho cả 2 cơ hội đầu tư, nếu đầu tư vào cả 2 sản phẩm B và C thì EVA hiện tại của công ty sẽ tăng thêm 542.000 USD. Vì vậy, cả 2 dự án đều được chấp nhận và mang lại kết quả tốt nhất cho công ty. Bảng 1. Đánh giá dự án sử dụng ROI và EVA (ĐVT: 1.000 USD) Chỉ tiêu SP A SP B SP C 1. Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế 2.250 342 750 2. Tài sản đầu tư 15.000 2.500 4.000 ROI = (1)/(2) 15% 13,68% 18,75% EVA = (1)-((2)*10%) 750 192 350 Tương tự như vậy, cho dù ROI ở các bộ phận có dấu hiệu giảm xuống trong ngắn hạn, chưa chắc đã ảnh hưởng xấu đến mục tiêu chung của doanh nghiệp mà còn có thể tạo ra giá trị kinh tế lâu dài cho toàn công ty khi ROI > WACC. Ngoài ra, ROI cũng bị hạn chế khi sử dụng để so sánh thành quả hoạt động của 2 bộ phận trong ngắn hạn. Tóm lại, có thể thấy ROI không thực sự là một thước đo chính xác trong việc đánh giá thành quả quản lý giữa các bộ phận trong cùng một tập đoàn. Nó dễ bị bóp méo vì lợi ích riêng của quản lý bộ phận. Nguyên nhân chính là do ROI không quan tâm đến “chi phí sử dụng vốn”. Từ Bảng 2 ta có thể thấy,việc sử dụng EVA luôn tạo ra được sự đồng nhất mục tiêu giữa các quản lý bộ phận với công ty. Bất kỳ một cơ hội đầu tư nào có EVA>0 đều sẽ được các quản lý bộ phận và công ty chấp nhận, ngược lại EVA WACC của công ty) QĐ có lợi cho QĐ có lợi cho Kết quả của QĐ từ nhà quản lý công ty nhà quản lý ROI2 < WACC Từ chối Từ chối Đồng nhất mục tiêu WACC ≤ ROI2 < ROI1 Từ chối Chấp nhận Không đồng nhất mục tiêu
  4. 318 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” ROI2 > ROI1 Chấp nhận Chấp nhận Đồng nhất mục tiêu Quyết định dựa trên EVA EVA 0 Chấp nhận Chấp nhận Đồng nhất mục tiêu ROI1 là tỷ suất lợi tức đầu tư khi không theo đuổi dự án đề nghị ROI2 là tỷ suất lợi tức đầu tư khi theo đuổi dự án đề nghị Từ công thức xác định EVA có thể thấy một ưu điểm nữa của thước đo EVA là có tính tới chi phí sử dụng vốn, qua đó có thể xác định chính xác giá trị thực sự được tạo ra cho các nhà đầu tư, cổ đông trong một thời kỳ nhất định. Mặt khác, EVA được tính dựa trên khái niệm lợi nhuận kinh tế, không phải lợi nhuận kế toán nên đã khắc phục được hạn chế của các thước đo truyền thống khác khi sử dụng số liệu kế toán phục vụ cho việc tính toán. Vì vậy, khi tính toán EVA cần phải dựa trên quan điểm kinh tế coi tất các các nguồn vốn được huy động vào hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh đều phát sinh chi phí sử dụng vốn và phải được phản ánh theo cơ sở tiền. 3.2 Hạn chế của EVA Cũng giống như các chỉ tiêu khác, bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì EVA cũng có những hạn chế nhất định như: - EVA không kiểm soát được sự khác biệt về quy mô giữa các nhà máy hoặc các bộ phận (Hansen & Mowen,1997). Một bộ phận hoặc nhà máy quy mô lớn hơn có xu hướng có chỉ số EVA cao hơn so với nhà máy hay bộ phận có quy mô nhỏ hơn. Ví dụ, xem xét lại dữ liệu từ Bảng 1, giả sử ba sản phẩm A, B, C thuộc 3 bộ phận riêng biệt. Chỉ sử dụng EVA để so sánh thành quả của 3 bộ phận thì có thể thấy bộ phận A thành công nhất vì tạo ra 750.000 USD giá trị tăng thêm. Tuy nhiên, bộ phận C cũng đưa ra một lập luận hợp lý rằng nó thành công hơn bộ phận A bởi vì nó hiệu quả hơn trong việc sử dụng tài sản để tạo ra ROI = 18,75%, điều đó có nghĩa là nếu bộ phận này được đầu tư 15 triệu USD thì nó có thể tạo ra lợi nhuận là 2.812.500 USD (15 triệu USD*18,75%). Như vậy, mặc dù EVA giúp khắc phục sự không đồng nhất mục tiêu tồn tại giữa người quản lý và công ty nhưng lại không kiểm soát được sự khác biệt về quy mô giữa các bộ phận trong một công ty như ROI. - Do việc phải sử dụng số liệu kế toán được lập trên cơ sở dồn tích thay vì cơ sở tiền, cho nên nếu không thực hiện những điều chỉnh khi tính EVA thì khó tránh khỏi những sai sót. Ví dụ như NOPAT là lợi nhuận hoạt động sau khấu hao, nếu một doanh nghiệp không tái đầu tư vốn để duy trì máy móc và thiết bị, giữ những máy móc thiết bị đã lỗi thời trên Bảng cân đối kế toán, lúc này chi phí khấu hao không được nhận diện, nó có thể làm tăng NOPAT. - EVA có nhược điểm khi sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động trong ngắn hạn, EVA là thước đo quá khứ: lợi nhuận kinh tế cuối năm sẽ không nhất thiết phải cung cấp một cái nhìn sâu sắc về hiệu quả hoạt động trong tương lai. Nếu một doanh nghiệp trong giai đoạn thực hiện đầu tư, lợi nhuận kinh tế ngay lập tức sẽ thấp (EVA thấp) do có chi phí sử dụng vốn đầu tư cơ bản cao hơn, nhưng dự kiến trong tương lai sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Vì vậy, không sử dụng EVA để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp trong ngắn hạn.
  5. Nguyễn Thị Thu Ngân 319 4 Điều chỉnh số liệu kế toán khi tính EVA Từ công thức xác định có thể thấy EVA phụ thuộc vào 3 yếu tố chính là: lợi nhuận, vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn. Và những số liệu này được xác định dựa trên cơ sở dồn tích thay vì cơ sở tiền nên cần thiết phải thực hiện sự điều chỉnh nhằm thu hẹp chênh lệch giữa số liệu ghi nhận theo 2 cơ sở bằng cách điều chỉnh kết quả tính theo cơ sở tiền. Ngoài ra, thực hiện sự điều chỉnh để hạn chế sự khác biệt giữa quan điểm kế toán và quan điểm kinh tế, cung cấp kết quả đo lường phù hợp theo quan điểm kinh tế hơn. Vấn đề cần lưu ý là việc điều chỉnh cũng phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: tài sản giảm hoặc nợ tăng thì chi phí tăng, lợi nhuận giảm và ngược lại. Các bước thực hiện điều chỉnh: Đầu tiên, xác định lại vốn đầu tư trên Bảng cân đối kế toán. Loại trừ những khoản mục không được coi là vốn đầu tư gồm: - Các khoản nợ không phát sinh lãi như: các khoản khách hàng ứng trước, phải trả cho người bán, thuế phải nộp, nợ lương Đây là những khoản nợ có thời hạn ngắn, thời gian chi trả không ổn định, không liên quan đến việc tạo ra thu nhập. - Các quỹ của doanh nghiệp như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ trợ cấp việc làm, Lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp sau khi trích lập các quỹ này mới chi trả cổ tức hoặc giữ lại sử dụng tái đầu tư. Vì vậy, số dư các quỹ dự trữ này là số tiền chưa được sử dụng để tái đầu tư, chưa tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp. Do đó, khi xác định vốn đầu tư thì phải loại trừ các quỹ dự trữ này. Tiếp theo, điều chỉnh lợi nhuận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bằng cách loại bỏ những khoản chi phí được ghi nhận vào trong kỳ mà thực chất đó là những khoản đầu tư và cuối cùng cần phải điều chỉnh giảm những khoản chi phí được phân bổ trong kỳ mà thực tế chưa phát sinh. - Điều chỉnh tăng lợi nhuận trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi vốn hoá một số khoản chi phí ngoài Bảng cân đối kế toán vào vốn đầu tư như: chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí thuê hoạt động. Khi đó NOPAT điều chỉnh tăng lên bằng khoản chi phí điều chỉnh giảm. - Điều chỉnh trên Bảng cân đối kế toán: Các tài sản sụt giảm hay các khoản nợ tăng lên do thực hiện việc ghi nhận trước của kế toán trong khi thực tế chưa xảy ra ảnh hưởng đến vốn đầu tư và lợi nhuận: + Các khoản dự phòng: Nếu khoản trích lập dự phòng mà thực tế chưa xảy ra sẽ ảnh hưởng tới cả Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Vì khi thực hiện trích lập dự phòng, các tài khoản tài sản bị ghi giảm theo làm giảm vốn đầu tư và làm giảm lợi nhuận trong kỳ kế toán đó. Trong kỳ, kế toán quản trị đánh giá xem liệu rằng mức trích lập dự phòng có phù hợp hay không và nó có xảy ra hay không, từ đó có các điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu quản trị của mình. + Các khoản trích trước: là việc phản ánh trước trong kỳ kế toán khoản chi phí nào đó theo ước tính. Vì vậy, cần thiết phải điều chỉnh tăng vốn đầu tư và tăng lợi nhuận đúng bằng số dư các khoản chi phí trích trước trên Bảng cân đối kế toán. + Thuế thu nhập doanh nghiệp: Khi tính NOPAT, chúng ta lấy lợi nhuận trước lãi vay và thuế đã điều chỉnh trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ trừ số thuế mà doanh nghiệp
  6. 320 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2017 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” thực sự trả bằng tiền mặt vì quan điểm kinh tế dựa trên cơ sở dòng tiền thực thu, thực chi nhằm mục đích biết được lợi nhuận thực tế được tạo ra từ các khoản đầu tư bằng tiền thực sự. Như vậy, ta có: Vốn đầu tư (TC) = Tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán - Số dư các khoản nợ không phát sinh lãi - Các quỹ dự trữ + Vốn hoá (chi phí nghiên cứu, phát triển; tổng tiền thuê hoạt động) + số dư khoản dự phòng. NOPAT = Lợi nhuận sau thuế và lãi vay x ( 1- thuế suất thuế TNDN) + dự phòng + chi phí trích trước + chi phí R&D + tiền lãi thuê hoạt động + thuế thu nhập hoãn lại phải nộp trong kỳ. 5 Vận dụng thước đo EVA kết hợp với phương pháp ABC trong đánh giá thành quả hoạt động EVA là thước do hữu hiệu để đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thước đo EVA chỉ có thể đánh giá kết quả sau khi đã thực hiện, cho biết được kết quả thực hiện là tốt hay xấu, và có tạo ra giá trị kinh tế tăng thêm hay không. Vậy làm thế nào để tạo ra giá trị kinh tế và làm tăng thêm giá trị kinh tế cho doanh nghiệp? Việc kết hợp thước đo EVA với ABC (hệ thống phân bổ chi phí dựa trên cơ sở hoạt động) để dánh thành quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ có thể phát huy được tác dụng của thước đo EVA (ABC). Việc kết hợp này với mục đích là sử dụng tính ưu việt của phương pháp phân bổ chi phí theo ABC để tiến hành phân bổ chi phí sử dụng vốn cho từng hoạt động. Từ đó, không những giúp nhà quản lý cải thiện hiệu quả sản xuất mà còn cải thiện hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Quá trình vận dụng kết hợp EVA với ABC tương tự như việc chỉ vận dụng mô hình ABC. Ðiểm khác biệt chính là việc xác định chi phí sử dụng vốn cho mỗi hoạt động và kỹ thuật phân tích chi phí sử dụng vốn cho mỗi hoạt động dựa trên mối liên hệ giữa các khoản mục trên bảng cân đối kế toán với từng hoạt động hay khoản mục chi phí. Ðiểm nổi bật khi kết hợp EVA với ABC là chi phí sử dụng vốn cũng được phân bổ cho từng hoạt động. Việc chia nhỏ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành từng hoạt động hay công đoạn không những giúp nhà quản lý xác định chính xác chi phí từng loại sản phẩm mà còn chỉ cho họ thấy được hoạt động nào tạo ra giá trị tăng thêm cần phải duy trì hoạt động, hoạt động nào không tạo ra giá trị tăng thêm cần phải cải thiện. Thước đo EVA kết hợp với ABC là công cụ phản ánh chi phí sản phẩm chính xác và đầy đủ nhất cho các nhà quản lý. 6 Kết luận Thước đo EVA hiện nay được ghi nhận như một công cụ quan trọng để đo lường hiệu quả hoạt động và quản lý tại nhiều DN trên toàn thế giới, được vận dụng như một thước đo chiến lược giúp các DN tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Cụ thể hơn, EVA giúp cho các cổ đông xác định được giá trị thực sự thu được từ việc đầu tư và qua đó đánh giá được giá trị thực sự của DN trong một thời kỳ nhất định. EVA cung cấp cho các DN một thước đo thành quả hoạt động và có thể được sử dụng để giúp cho việc ra quyết định ở từng bộ phận sao cho hài hòa, đồng nhất với mục tiêu chung của tổ chức. Bên cạnh đó, kết hợp thước đo EVA với ABC để đánh giá thành quả hoạt động của DN có thể phát huy tác dụng của thước đo EVA, đây sẽ là công cụ phản ánh chi phí sản phẩm chính xác và đầy đủ nhất cho các nhà quản lý.
  7. Nguyễn Thị Thu Ngân 321 Tài liệu tham khảo 1. Aslam và cộng sự, Comparison of Traditional and Modern Performance Instruments on Selected Companies from Pakistan, International Review of Management and Marketing, 5(4), p242-245, 2015. 2. Baran và cộng sự, Economic Value Added - Eva, Economics & Management, p669-675. 7p., 2007. 3. Brewer, Peter C. và cộng sự, Economic Value Added (EVA), Its uses and limitations, Advanced Management Journal; 1999. 4. Hansen, D., và Mowen, M., Cost management: Accounting and control, Cincinnati, OH: Soulthwestern Publishing, 1997. 5. Stern, J.M, Stewart và cộng sự, The EVA Financial Management System. Journal of Applied Corporate Finance, 8(2), 32-46, 1991. 6. S. Vijayalakshmi, EVA : A tool for measuring shareholders value creation A case study of Maruti Udyog Limited, i-manager’s Journal o Management, Vol.7 No. 3, 2013. 7. ThS. Đặng Anh Tuấn, Vận dụng thước đo EVA trong việc đánh giá thành quả hoạt động, Kiểm toán Nhà nước khu vực 4, 8. ThS. Nguyễn Ngọc Khánh Dung, Vận dụng thước đo EVA trong việc đánh giá thành quả tại Công ty Cổ phần Dầu Tường An, Luận văn Thạc sĩ.