Thương mại hóa hàng hóa và dịch vụ môi trường ở Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết và nghĩa vụ về môi trường trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 2980
Bạn đang xem tài liệu "Thương mại hóa hàng hóa và dịch vụ môi trường ở Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết và nghĩa vụ về môi trường trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuong_mai_hoa_hang_hoa_va_dich_vu_moi_truong_o_viet_nam_tro.pdf

Nội dung text: Thương mại hóa hàng hóa và dịch vụ môi trường ở Việt Nam trong bối cảnh thực hiện các cam kết và nghĩa vụ về môi trường trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

  1. THƢƠNG MẠI HÓA HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VÀ NGHĨA VỤ VỀ MÔI TRƢỜNG TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI Ths. Lê Quốc Cƣờng Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: Phát triển hàng hóa và dịch v môi trường cũng được xem à một nội dung quan trọng trong "Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng Xanh cho giai đoạn 2014 - 2020" nhằm đảm bảo thành công thực hiện các m c tiêu của Chiến ược quốc gia về Tăng trưởng Xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050". Bài viết phân tích một số vấn đề àm rõ thực trạng nội tại từ đó chỉ ra cơ hội và thách thức đối với ĩnh vực này tại Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết và nghĩa v về môi trường trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đồng thời xem xét xu hướng trong hoạt động tự do hoá ĩnh vực này trên thế giới gi p Việt Nam có thể phát triển tốt ngành công nghiệp hàng hoá và dịch v môi trường (ngành công nghiệp môi trường) để đáp ứng nhu cầu của xã hội, của nền kinh tế và từ đó cũng gi p Việt Nam tham gia tốt hơn nữa vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từ khóa: Hàng hóa dịch v môi trường, công nghiệp môi trường, nghĩa v về môi trường, hội nhập, Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. 1. Khái niệm hàng hoá và dịch vụ môi trƣờng a- hái niệm hàng hoá và dịch vụ môi trường Cho đến nay khái chưa có một khái niệm mang tính thống nhất về hàng hoá và dịch vụ môi trường( EGS- Environmental Goods and sevices). Khái niệm về hàng hoá và dịch vụ môi trường được hiểu theo quan điểm của mỗi quốc gia và các tổ chức. Tuy nhiên, dựa trên quan điểm được thừa nhận theo các Hiệp định song và đa phương trong khuôn khổ của WTO, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương có thể hiểu khái niệm hàng hoá và dịch vụ môi trường như sau: Khái niệm về hàng hoá môi trường  Theo WTO Có 153 sản phẩm được coi là hàng hoá môi trường bao gồm các sản phẩm có liên quan đến: Năng lượng tái tạo và năng lượng sạch, Các sản phẩm được sử dụng trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm, Các sản phẩm được sử dụng trong việc sử l chất thải, Các công nghệ môi trường liên quan đến công nghệ xử l chất thải, công nghệ phân tích và kiểm soát ô nhiễm Đối với dịch vụ, dịch vụ môi trường được xem nằm trong 12 lĩnh vực thuộc danh mục phân ngành dịch vụ bao goomg 4 nhóm chính: Dịch vụ về nước thải, dịch vụ về rác thải, dịch vụ vệ sinh và các dịch vụ môi trường khác  Theo APEC 762
  2. Có 54 sản phẩm được coi là hàng hoá môi trường bao gồm các sản phẩm có liên quan đến: Năng lượng tái tạo, Các thiết bị kiểm soát, phân tích và đánh giá môi trường, Các công nghệ xử l và bảo vệ môi trường, các sản phẩm thân thiện môi trường. Theo APEC dịch vụ môi trường bao gồm: Dịch vụ phân tích và quan trắc môi trường, Quản l nước thải, chất thải rắn, khí thải, chất thải nguy hại, chất thải khác, Dịch vụ tư vấn và thiết kế môi trường  Theo OECD Có 164 sản phẩm được coi là hàng hoá môi trường bao gồm các sản phẩm có liên quan đến: Các sản phẩm được sử dụng trong quản l ô nhiễm, Các công nghệ và sản phẩm sạch hơn, Các sản phẩm liên quan đến hoạt động quản l tài nguyên như tái chế chất thải, năng lượng tái tạo, quản l tiết kiệm nhiệt và năng lượng Về dịch vụ môi trường cơ bản giống với các danh mục do APEC đề xuất, OECD thêm các dịch vụ về nghiên cứu và phát triển môi trường, dịch vụ về giáo dục đào tạo và cung cấp các thông tin môi trường. Qua các khái niệm được quốc tế đề xuất và áp dụng có thể hiểu chung về khái niệm hàng hoá và dịch vụ môi trường cụ thể bởi bảng 1 dưới đây: Bảng 1: Hàng hoá và dịch vụ môi trường theo quan điểm quốc tế STT Hàng hoá môi trƣờng Dịch vụ môi trƣờng Là các sản phẩm thay thế, tham gia vào quá Dịch vụ về quản l và xử l khắc 1 trình giảm thiểu ô nhiễm như sản phẩm tấm pin phục ô nhiễm môi trường như xử l năng lượng, nhiên liệu sinh học nước thải, khí thải, chất thải rắn Là những sản phẩm thân thiện với môi trường. Dịch vụ tư vấn công nghệ, quản l Quá trình sản xuất, tiêu dùng và sau tiêu dùng môi trường, tham vấn, pháp l , quan 2 tính tới việc giảm thiểu các tác động đến môi trắc trường Là những sản phẩm được sử dụng trong hoạt Dịch vụ về giáo dục đào tạo, nghiên động xử l các vấn đề ô nhiễm môi trường bao cứu phát triển các vấn đề về môi 3 gồm hoá chất, công nghệ, thiết bị phân tích trường như thiết kế, xây dựng, đào quan trắc môi trường tạo nguồn lực Nguồn: Tác giả tổng hợp b- hái niệm hàng hoá và dịch vụ môi trường ở Việt Nam Ở Việt Nam, hàng hoá và dịch vụ môi trường được hiểu theo quyết đinh số 39/2010/QĐ –TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010. EGS được quy định trong mã ngành E bao gồm: Nước tự nhiên khai thác, Dịch vụ thoát nước và xử l nước thải, Dịch vụ thu gom xử l và tiêu huỷ rác thải, tái chế phế liệu. Như vậy có thể thấy so với khái niệm của quốc tế. Khải niệm về EGS ở Việt Nam thực sự chưa bao phủ được hết những hàng hoá và dịch vụ môi trường của quốc tế Theo khoản 14 Điều 3 của Luật BVMT năm 2014 thì DVMT được hiểu thông qua khái niệm về ngành công nghiệp môi trường như sau: ―Công nghiệp môi trường là một 763
  3. ngành kinh tế cung cấp các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm phục vụ các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Như vậy, theo Luật BVMT năm 2014 thì DVMT được xem là một trong hai nội dung quan trọng của ngành công nghiệp môi trường (bao gồm cả hàng hóa môi trường). Nhưng các sản phẩm công nghiệp môi trường hiện nay chưa có mã ngành kinh tế và mã ngành sản phẩm. Theo Quyết định số 39/2010/QĐ-TTg ngày 11/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam thì có thể thấy một số nhóm sản phẩm liên quan đến DVMT đã được xếp trong nhóm ngành E gồm: E37: Dịch vụ thoát nước và xử l nước thải; E38: Dịch vụ thu gom, xử l , thải bỏ và tái chế rác thải; E39: Dịch vụ xử l ô nhiễm và các dịch vụ quản l chất thải. Như vậy, nếu xem x t về quan điểm hàng hóa dịch vụ môi trường ở Việt Nam với quan điểm quốc tế (bảng 1.1) thì có thể thấy: đối với hàng hóa môi trường về mặt cơ bản có những cách tiếp cận tương đối đồng nhất đối với các sản phẩm môi trường; tuy nhiên đối với dịch vụ môi trường, sản phẩm dịch vụ môi trường quan điểm của quốc tế bao hàm rộng hơn và có những dịch vụ chưa được đề cập trong cách tiếp cận của Việt Nam như dịch vụ tư vấn công nghệ, quản l môi trường, tham vấn, pháp l , quan trắc 2. Sự phát triển của Hàng hoá dịch vụ môi trƣờng trên toàn cầu Theo nghiên cứu về các cam kết EGS của APEC, hiện nay vấn đề phát triển bền vững là vấn đề cấp bách của nhân loại bởi sự phát triển dân số thế giới ước đạt 9,6 tỷ người vào năm 2050, tổng mưc tiêu thụ năng lượng toàn cầu tăng nhanh chóng, tổng lượng chất thải có thể tăng gấp 3 lần so với hiện nay vào năm 2100. Điều đó đã là tiền đề cho lĩnh vực hàng hoá và dịch vụ môi trường toàn cầu tăng trưởng và phát triển trong những năm gần đây. Năm 2014, thương mại toàn cầu đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường đạt khoảng 4 nghìn tỉ USD và với tốc độ tăng trưởng cao như thời gian gần đây, ước tính sẽ đạt khoảng 10 nghìn tỉ USD vào năm 2020. APEC chiếm khoảng 86% thị trường hàng hóa môi trường toàn cầu, gồm các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Canada, Nhật Bản, Thụy Sỹ. Bảng 2. Qu mô và tốc độ tăng trưởng của EGS theo khu vực năm 2011 STT Khu vực Quy mô thị trƣờng ( tỷ $) Tăng trƣởng % 1 Hoa K 331.3 5% 2 Châu âu 270 3% 3 Nhật Bản 103.3 -1% 4 Châu Á 78 9% 5 Châu Mỹ latinh 28.5 5% 6 Úc và New Zeland 13.6 2% 7 Trung Đông 17.5 9% 8 Châu phi 10.3 10% Nguồn: Tổng hợp từ Environmenta Business Internationa (2012) Theo số liệu ở các bảng 2.2 các quốc gia và khu vực có quy mô thị trường khác nhau tập trung chủ yếu ở các quốc gia và khu vực phát triển như Hoa K , Nhật Bản, EU. Tuy nhiên 764
  4. các quốc gia đang phát triển lại có tốc độ tăng trưởng khá cao về EGS tập trung ở Châu Á, Châu Phi. Điều đó cũng cho thấy rằng nhu cầu, tiềm năng cho sự phát triển EGS ở các nước đang phát triển sẽ rất lớn trong những năm tới đây biểu đồ 1 và 2. Nguồn: E zbieta Broniewicz, Bialystok University of Technology Biểu đồ 1. Xu hướng cho EGSS cho quản lý tài ngu ên và môi trường tại EU Nguồn: UNIDO, Inclusive and Sustainable Industrial Development Working Paper Series WP 2 | 2018 Biều đồ 2. Thị phần hàng hóa môi trường của các quốc gia phát triển và đang phát triển Các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam cần xem x t vị trí của mình trong sự phát triển của thị trường này để nhình thành một nền công nghiệp xanh mới m hơn, mặt khác đây cũng là cơ hội để các quốc gia có thêm các dư địa cho sự phát triển khi nhu cầu của thế giới về hàng hóa và dịch vụ môi trường ngày càng tăng lên cùng với những vấn đề môi trường thế giới có những diễn biến phức tạp và khó lường. 765
  5. 3. Thực trạng thực hiện các cam ết về “hàng hóa dịch vụ môi trƣờng” trên thế giới và tại Việt Nam a- Nội dung các cam kết quốc tế về hàng hoá và dịch vụ môi trường và đối với Việt Nam Hiện nay các hàng hoá và dịch vụ môi trường được thực hiện thông qua 2 yếu tố: Thứ nhất là các cam kết về thuế quan bao gồm sự cắt giảm và lộ trình cắt giảm thuế quan đối với các hàng hoá và dịch vụ môi trường. Thứ hai là các biện pháp phi thuế quan được thực hiện thông quan các Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (ASCM), Hiệp định về nông nghiệp(AoA), Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại ( TRIMS), Hiệp định TBT, Hiệp định sở hữu trí tuệ. Các cam kết quốc tế về EGS bao gồm 2 thành tố cơ bản đó là cam kết mở cửa thị trường và các hàng hoá và dịch vụ được đối xử đặc biệt. Theo đó, mỗi quốc gia có quyền xem x t đề ra một số loại hàng hoá và dịch vụ môi trường của mình muốn bảo vệ và phát triển, phần còn lại sẽ được mở cửa thị trường. Hiện nay vấn đề đàm phán EGS được thực hiện dưới dạng các đàm phán song hoặc đa phương trong hoặc bên ngoài các định chế thương mại, tổ chức hoặc các diến đàn kinh tế. Theo đó diễn biễn về đàm phán đa phương về hàng hoá về môi trường được thể hiện cụ thể như sau: - Năm 2001: Đàm phán về tự do hoá thương mại EGS được thực hiện lần đầu tiên tại vòng đàm phán Doha trong khuôn khổ của WTO với tuyên bố chung là loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với EGS. Tuy nhiên vẫn chưa hình thành được Hiệp định về EGS và chỉ thống nhất trên quan điểm danh mục 153 hàng hoá môi trường. - Năm 2012: Trong khuôn khổ của APEC, các thành viên của diễn đàn đã đưa ra được một cam kết cắt giảm tự nguyện xuống dưới 5% thuế suất đối với danh mục 54% hàng hoá môi trường. - Tháng 1 năm 2014, 17 thành viên của WTO đã khởi động một Hiệp định về EGS bên ngoài WTO và k vọng nếu trở thành hiện thực thì đây có thể là một Hiệp định mở cho các thành viên có thể tham gia vào thị trường EGS với khoảng 160 quốc gia. - Vấn đề EGS cũng có những cam kết khá rõ ràng trong FTA Việt Nam Nhật Bản liên quan đến công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng. - Vấn đề EGS được thể hiện rõ tại Điều 9 hiệp định thương mại tự do giữa Việt nam và EU EVFTA cụ thể. Các bên khẳng định cam kết của họ để tăng cường sự đóng góp của thương mại và đầu tư với mục tiêu phát triển bền vững ở khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Theo đó: (b) Mỗi Bên sẽ phấn đấu để tạo thuận lợi và thúc đẩy thương mại và đầu tư hàng hóa và dịch vụ môi trường theo cách thức phù hợp với Hiệp định này. (c) Các Bên sẽ phấn đấu để tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư hàng hóa và dịch vụ liên quan đặc biệt để giảm thiểu biến đổi khí hậu, bao gồm cả thông qua xây dựng các khung chính sách có lợi cho việc triển khai các công nghệ sẵn có tốt nhất. - Trong Hiệp định CPTPP mà Việt Nam là thành viên, EGS cũng được thể hiện rõ trong Điều 20.18 Hàng hóa và dịch vụ về môi trường khi các Bên thừa nhận tầm quan trọng 766
  6. của việc kinh doanh và đầu tư vào hàng hóa và dịch vụ môi trường như là một phương tiện để cải thiện biểu hiện môi trường và kinh tế và giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu. Các Bên nhận thấy rõ hơn tầm quan trọng của Hiệp định này đối với việc thúc đẩy thương mại và đầu tư vào hàng hóa và dịch vụ môi trường tại các khu vực thương mại tự do. Bên cạnh đó, Uỷ ban sẽ xem x t các vấn đề xác định bởi một hoặc các Bên liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa và dịch vụ môi trường, bao gồm các vấn đề được xác định là có khả năng tạo ra các rào cản phi thuế quan đối với việc kinh doanh đó. Các Bên sẽ nỗ lực để giải quyết tất cả rào cản có thể có đối với việc kinh doanh hàng hóa và dịch vụ môi trường được xác định bởi một Bên, bao gồm bằng cách làm việc thông qua Ủy ban và kết hợp với các ủy ban có liên quan khác được thành lập theo Hiệp định này nếu thích hợp. Cuối cùng, các Bên có thể phát triển các dự án hợp tác song phương và đa phương về hàng hóa và dịch vụ để giải quyết những thách thức hiện tại và tương lai liên quan đến thương mại trên toàn cầu. Bảng 3. Hiện trạng các cam kết quốc tế về EGS của Việt Nam FTA Nhật WTO APEC ASEAN EVFTA CPTPP Bản  Chưa có Hàng  Tuân  Chưa có  Hàng hoá  Quy  Thừa hoá môi trường theo 54 hàng hoá môi môi định chặt nhận tầm  Mở cửa đối hàng hoá trường trường: chẽ về quy quan trọng với 5 nhóm dịch môi  Dịch vụ môi Sản xuất chuẩn, EGS vụ: sử l nước trường trường có thiết bị xử tiêu chuẩn  Là một thải, rác thải, đưa về thêm so với lý môi kỹ thuật phần tất khí thải, tiếng hầu hết WTO dịch vụ trường, tái liên quan yếu của ồn, đánh giá tác mức 0%. vệ sinh và bảo chế, tái sử Sản phẩm kinh doanh động môi  Dịch vệ cảnh quan dụng chất phải được và đầu tư trường vụ chưa thiên nhiên thải, tiết gắn nhãn Hợp tác  Yêu cầu đầu đề cập  Mở cửa hầu kiệm năng CE mới song và đa tư nước ngoài hết đối với lượng, được coi là phương giải dưới dạng BOT dịch vụ giảm phát đáp ứng các quyết các hoặc góp vốn Yêu cầu về thải khí quy định về thách thức không quá 51% BOT và góp nhà kính. an toàn và toàn cầu trong 4 năm đầu vốn giống môi trường hoạt động WTO Nguồn: EU MUTRAP Có thể thấy các cam kết quốc tế ở Việt Nam đang hội nhập rất nhanh vào nền kinh tế thế giới, điều này được thể hiện ở mức độ và tính chất tham gia các Hiệp định thương mại tự do và các định chế thương mại của thế giới. Vấn đề EGS không còn là điều mới m đối với Việt Nam, song để kết hợp hài hòa giữa cơ hội sử dụng EGS vào nền kinh tế cũng như phát 767
  7. triển nền công nghiệp này trong nước đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển đồng thời hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực từ những cam kết về EGS thì Việt Nam cần có những bước đi mạnh dạn hơn nữa trong việc cải thiện năng lực thể chế cũng như hỗ trợ cho sự hình thành một thị trường EGS đúng nghĩa b- Thực trạng lĩnh vực hàng hoá và dịch vụ môi trường ở Việt Nam thời gian qua Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Điều đó được thể hiện thông qua sự tham gia các tổ chức, các diễn đàn kinh tế, các hiệp định thương mại tự do. X t trên khía cạnh về các cam kết quốc tế của Việt Nam đối với EGS, có thể thấy rằng bên cạnh những nỗ lực thực hiện cam kết như : Giảm thuế một số hàng hoá và dịch vụ môi trường với mức thuế trung bình hiện nay khoảng 1,59% trong đó các EGS trên năm 5% chiếm khoảng trên 4%., hầu hết các hàng hoá môi trường đưa về mức thuê suất bằng không. Mở cửa đối các lĩnh vực môi trường như dịch vụ sử l nước thải, rác thải, khí thải, tiếng ồn, đánh giá tác động môi trường. Bên cạnh đó Việt Nam thực hiện nguyên tắc đỗi xử quốc gia với một số trường hợp đặc biệt như: Các công ty nước ngoài vào Việt Nam bắt buộc dưới dạng góp vốn BOT hoặc góp vốn nước ngoài không quá 5%. Năm 2014, thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường của Việt Nam vào khoảng 20 tỷ USD, chiếm 10% GDP, chiếm 0,5% thị trường toàn cầu và đứng thứ 33 trong số 50 quốc gia đứng đầu trên thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường trên thế giới. Lĩnh vực hàng hoá và môi trường ở Việt Nam là sản phẩm của ngành công nghiệp môi trường. Theo đó, Ngành công nghiệp môi trường của Việt Nam bao gồm các hoạt động sản xuất nhằm hạn chế, giảm thiểu tác hại môi trường tới nước, không khí và đáy cũng như các vấn đề liên quan đến chất thải, tiếng ồn và hệ sinh thái. Theo Đề án phát triển Công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2025 được ban hành theo Quyết định 1030/2009/QĐ-TTg ngày 20/7/2009. Ngành công nghiệp môi trường Việt Nam có 3 lĩnh vực chính bao gồm: Dịch vụ môi trường, Sản xuất thiết bị, công nghệ môi trường, Sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường. Quyết định số 1292/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động phát triển ngành CNMT và tiết kiệm năng lượng thực hiện chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đưa ra kế hoạch hành động cụ thể đối với lĩnh vực: Sản xuất thiết bị xử l môi trường; Phát triển dịch vụ môi trường; Tái chế, tái sử dụng chất thải Quyết định số 192/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành CNMT đến năm 2025. Quyết định trên giao Bộ Công Thương Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án; định k hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện; Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình khoa học và 768
  8. công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển ngành CNMT đến năm 2025. Quyết định đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau: (2) Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật, tổ chức về CNMT. (2) Phát triển công nghệ BVMT, sử dụng bền vững, tài nguyên và phục hồi môi trường. (3) Phát triển sản xuất, chế tạo, cung cấp các thiết bị, phương tiện, dụng cụ, sản phẩm BVMT. (4) Phát triển dịch vụ môi trường. (5) Đào tạo nhân lực, nâng cao nhận thức, năng lực phát triển ngành CNMT. Quyết định 1138/QĐ-BCT ngày 04/05/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Đề án phát triển ngành CNMT đến năm 2025. Quyết định đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, trên 5 lĩnh vực: (1) Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, tổ chức về CNMT (8 nhiệm vụ). (2) Nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ phát triển ngành CNMT (6 nhiệm vụ). (3) Sản xuất thiết bị xử l môi trường (8 nhiệm vụ). (4) Phát triển thị trường và thu hút đầu tư phát triển ngành CNMT (4 nhiệm vụ). (5) Đào tạo nhân lực, nâng cao nhận thức, năng lực phát triển ngành CNMT (4 nhiệm vụ). Tổng cộng, có 30 nhiệm vụ cụ thể thực hiện Đề án phát triển ngành CNMT đến năm 2025, trong đó có 9 nhiệm vụ Bộ Công Thương giao Hiệp hội CNMT Việt Nam chủ trì, 11 nhiệm vụ Hiệp hội CNMT Việt Nam phối hợp thực hiện. Mặc dù ngành CNMT đã và đang thu hút được sự quan tâm, đầu tư phát triển của xã hội, Nhà nước ban hành nhiều văn bản quan trọng hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của ngành CNMT. Tuy nhiên, đến nay, ngành CNMT vẫn thiếu Nghị định của Chính phủ về phát triển CNMT. Bên cạnh đó, ngành CNMT chưa có mã ngành kinh tế; sản phẩm của ngành CNMT cũng chưa có mã ngành sản phẩm ngoại trừ một số nhóm sản phẩm liên quan đến dịch vụ môi trường được xếp trong nhóm ngành E như: E381 - Thu gom rác thải, E382 - Xử l chế biến và tiêu hủy rác thải Với những đề án, chương trình hành động của mình, Việt Nam đã đạt được một số thành tựu trên các lĩnh vực cụ thể như sau: Về sản xuất thiết bị môi trường: Thiết kế và sản xuất được các công nghệ đốt, xử l chất thải rắn, công nghệ tái chế chất thải, công nghệ xử l chất thải, Thiết bị thu gom vận chuyển( thùng rác, sản xuất được các hoá, chế phẩm xử l môi trường, các thiết bị đo thông số môi trường. Xu hướng hình thành thị trường đối với các lĩnh vực xử l chất thải, nước thải thay vì tình trạng bao cấp như trước đây. Về sử dụng bền vững tài nguyên phục hồi môi trường: Hình thành được công nghiệp tái chế nhứ, giấy, nilon, kim loại, chất thải điện tử tuy nhiên đi kèm với hoạt động tái chế là các tác nhân ảnh hưởng đền vấn đề ô nhiễm môi trường. Về dịch vụ môi trường đã hình thành phát triển được các loại hình dịch vụ: Dịch vụ thu gom và vệ sinh chất thải, dịch vụ xây dựng và xây lắp công trình, dịch vụ đo đạc điều tra đánh giá môi trường, dịch vụ tư vấn môi trường, dịch vụ xử l chất thải. Số lượng các doanh 769
  9. nghiệp tam gia liên tục tăng với mức tăng 27%./ năm. Trong đó dịch vụ xử l chất thải thu hút được nhiều doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn FDI tham gia. Hiện nay hoạt động quản l Nhà nước về công nghiệp môi trường đã đạt được những kết quả nhất định trong việc ban hành các chính sách pháp luật cụ thể được thể hiện trong; Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, Nghị định phát triển công nghiệp môi trường, Quy hoạch công nghiệp môi trường, Hệ thống các tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, thống kê ngành công nghiệp môi trường. Tuy nhiên sự phát triển ngành công nghiệp môi trường còn có những hạn chế. Theo Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam hiện nay số lượng doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ xử l nước thải đô thị và công nghiệp trong nước còn hạn chế, mới chỉ có 8/63 tỉnh thành trên cả nước có nhà máy xử l nước thải đô thị tập trung, phần lớn đều là các doanh nghiệp công ích. Xử l nước thải khu công nghiệp chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu, riêng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xử l chất thải rắn đô thị mới đáp ứng được 15% nhu cầu. Lĩnh vực chất thải nguy hại tuy có phát triển hơn so với các lĩnh vực khác với khoảng 90 doanh nghiệp song quy mô chỉ từ nhỏ đến rất nhỏ, công nghệ lạc hậu, ô nhiễm. Từ những phân tích nội tại về ngành công nghiệp môi trường Việt Nam có thể nói các cam kết về môi trường trong quá trình hội nhập sẽ đem lại cơ hội nhưng cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho Việt Nam trong quá trình hội nhập cụ thể: Ngành công nghiệp môi trường Việt Nam mới chỉ đáp ứng khoảng chưa đến 15% quy môi thị trường chủ yếu tập trung đối với dịch vụ môi trường phần còn lại chủ yếu nhập khẩu. Hội nhập sẽ tạo ra cơ hội cho Việt Nam tiếp cận với những công nghệ mới, dịch vụ môi trường mà nước ta chưa có hoặc chưa phát triển để ứng dụng vào nền kinh tế, các ngành và hoạt động sản xuất giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh vấn đề môi trường ngày càng được coi trọng. Tuy nhiên, nếu không tự phát triển được nền công nghiệp môi trường, rất có thể mặt trái của nó chính là sự phụ thuộc, chi phối từ bên ngoài do vậy ap lực từ tự do hoá thương mại là một đòi hỏi tất yếu từ đó Việt Nam sẽ phải xác định ưu tiên đầu tư những hàng hoá và dịch vụ môi trường có thể mạnh nhằm phát huy lợi thế nội tại của đất nước. Việc thực thi các nghĩa vụ đã cam kết trong các thỏa thuận quốc tế và pháp luật quy định trong nước về môi trường không phải là vấn đề mới, tuy nhiên, trong khuôn khổ các FTA, các nghĩa vụ này trở thành rào cản lớn đối với các ràng buộc và điều chỉnh về thương mại. Cho đến nay, Việt Nam chưa có, thậm chí không có kinh nghiệm trong vấn đề này. Đặc biệt là một quốc gia đang phát triển, với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nguồn lực dành cho hoạt động BVMT còn hạn chế, việc thực thi một cách nghiêm túc các nghĩa vụ liên quan đến môi trường cam kết trong các FTA đặt ra những thách thức và khó khăn không nhỏ cho Việt Nam. 770
  10. Hiện nay, hệ thống chính sách và pháp luật về môi trường của Việt Nam vẫn đang trong quá trình tiếp tục được hoàn thiện. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách, pháp luật về môi trường được ban hành, song khuôn khổ pháp l cho lĩnh vực môi trường còn chưa đầy đủ và thậm chí còn chồng ch o trong một số lĩnh vực cụ thể, gây khó khăn cho việc thực thi các cam kết quốc tế. Thêm vào đó, việc xóa bỏ dần các rào cản thương mại và nhập khẩu hàng hóa, vật tư, công nghệ trong điều kiện quy định tiêu chuẩn về môi trường còn thấp và năng lực kiểm soát tuân thủ còn chưa chặt chẽ sẽ dẫn đến nguy cơ Việt Nam có thể trở thành bãi chứa các thiết bị, dây chuyền lạc hậu, là nơi tiêu thụ các loại hàng hóa k m chất lượng. Các hiệp định thương mại một mặt thúc đẩy tăng trưởng đối với một số ngành công nghiệp như dệt nhuộm, da dày, thủy sản , nhưng mặt khác việc phát triển quá mức những ngành thâm dụng nhiều tài nguyên và có tác động lớn đối với môi trường có thể dấn đến những hệ lụy môi trường lâu dài cho đất nước. 4. Một số định hƣớng và giải pháp để phát triển hàng hóa dịch vụ môi trƣờng ở Việt Nam Dựa trên các phân tích về thực trạng, cơ hội thách thức đối với thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường nêu trên, để phát huy được lợi thế của đất nước đồng thời thực hiện tốt các cam kết quốc tế về môi trường nói chung và mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ môi trường nói riêng cần có một quan điểm thống nhất, cách tiếp cận đồng bộ và các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cho vấn đề này. Một là: Nhà nước xây dựng và thống nhất được định nghĩa và phân loại hàng hoá và dịch môi trường theo thống nhất quốc tế. Từ đó sẽ thuận lợi trong việc tham gia đàm phán k kết các Hiệp định Thương mại nói chung và đối với các hiệp định có liên quan đến EGS. Hai là: Tận dụng quan điểm được đề xuất danh mục cà mô hình có lợi cho quốc gia. Dựa vào thực trạng phát triển của Việt Nam và xu hướng phát triển EGS trên thế giới có thể thấy rằng các quốc gia phát triển thông thường tập trung vào các hàng hoá môi trường ( năng lượng tái tạo, các công nghệ), các quốc gia đang phát triển như Việt Nam tập trung vào dịch vụ quản l chất thải, nước thải. Việt Nam cần mạnh dạn mở cửa cho những hàng hoá và dịch vụ mà trong nước chưa có, hoặc có nhưng không có thế mạnh, hoặc đã đầu tư nhưng không hiệu quả. Từ đó, có thể học hỏi được mô hình, kinh nghiệm, phát triển các sản phẩm dịch vụ thay thế phù hợp với Việt Nam. Ba là: Mạnh dạn xoá bỏ cơ chế bao cấp trong lĩnh vực môi trường, ban hành chính sách pháp l nhằm thúc đẩy chủ trương xã hội hoá đối với ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam. Đồng thời, mạnh dạn chuyển đổi cơ chế quản l từ Nhà nước sang khu vực tư nhân có năng lực đối với việc đầu tư cung cấp các hàng hoá, dịch vụ môi trường. Bốn là: Có cơ chế ưu tiên phát triển một cách cụ thể đối với hàng hoá thân thiện môi trường và dịch vụ môi trường như dự án năng lượng xanh, các công nghệ, máy móc, thiết bị, 771
  11. và cung ứng dịch vụ về môi trường với giá r trong các lĩnh vực như xử l nước thải, khí thải, xử l chất thải rắn. Năm là: Trong bối cảnh việc xóa bỏ dần các rào cản thương mại và nhập khẩu hàng hóa, vật tư, công nghệ trong điều kiện quy định tiêu chuẩn về môi trường còn thấp và năng lực kiểm soát tuân thủ còn chưa chặt chẽ sẽ dẫn đến nguy cơ Việt Nam trở thành bãi chứa các thiết bị, dây chuyền lạc hậu, là nơi tiêu thụ các loại hàng hóa k m chất lượng. Các hiệp định FTA nói chung và CPTPP nói riêng sẽ thúc đẩy tăng trưởng đối với một số ngành công nghiệp như dệt nhuộm, da dày, thủy sản, chế biến gỗ, sản xuất linh kiện điện tử, tuy nhiên những ngành này có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, các bộ ban ngành cần nghiên cứu để có những chính sách phù hợp nhằm phát huy nội lực ngành công nghiệp môi trường trong nước và đối phó những ảnh hưởng không có lợi trong quá trình hội nhập. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chu Văn Giáp, 2015, „Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường của Việt Nam sau 5 năm, những thành công, thất bại nguyên nhân và bài học kinh nghiệm‟, Vụ Khoa học và công nghệ, Bộ Công Thương Việt Nam 2. N. Dihel (2010) ‗Understanding Trade in Environmenta Services‟, World Bank 3. Nguyễn Thị Qu nh Hương, Nguyễn Hải Yến, 2017, Cam kết và nghĩa v về môi trường trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và những khó khăn, thách thức đối với Việt Nam, Tạp chí Môi trường số 3/2017. 4. ITC, 2014, ‗Trade in environmental goods and sevices: Opportunities and cha enges‟, Geneva. 5. Tạp chí công nghiệp môi trường, 2019, Chính sách phát triển ngành Công nghiệp môi trường, định hướng giảm thiểu chất thải nhựa. 6. Trần Hoàn, 2015, ‗Các cam kết quốc tế về hàng hoá và dịch v môi trường ở Việt Nam‟, EU MUTRAP. 7. Võ Thị Kim Tuyến, 2018, Luận án tiến sĩ, Pháp uật về phát triển dịch v môi trường ở Việt Nam hiện nay, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 8. WTO, 2010, ‗Background note on environmental sevices‘. 772