Tóm tắt tài liệu giảng dạy Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế - Đoàn Hoài Nhân

pdf 55 trang Gia Huy 19/05/2022 2950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt tài liệu giảng dạy Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế - Đoàn Hoài Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_tai_lieu_giang_day_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_t.pdf

Nội dung text: Tóm tắt tài liệu giảng dạy Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế - Đoàn Hoài Nhân

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM CẦN THƠ KHOA KINH TẾ TÓM TẮT TÀI LIỆU GIẢNG DẠY PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KINH TẾ TS. ĐOÀN HOÀI NHÂN Năm học 2020-2021 1
  2. MỤC LỤC Chương 1 Các khái niệm cơ bản 1.1 Các khái niệm cơ bản 1 1.2 Phân loại nghiên cứu 4 1.3 Lý luận khoa học - lý luận chức năng trong công nghệ. 5 1.4 Trình tự chung của một nghiên cứu 9 1.4.2 Trình tự và tiêu chí của nghiên cứu quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp 9 1.5 Đạo đức trong nghiên cứu 11 1.5.1 Đạo đức cá nhân của người thực hiện nghiên cứu: 11 1.5.2 Nguyên tắc ứng xử đối với người cung cấp thông tin: 11 Chương 2 Xác định vấn dề nghiên cứu 12 2.1 Hình thành vấn dề nghiên cứu 12 2.1.1. Nguồn hình thành vấn đề 12 2.1.2 Mục tiêu 13 2.1.3 Ý nghĩa 13 2.2 Hiểu rõ vấn dề 14 2.2.1 Thuộc tính (phân loại) mục tiêu 14 2.2.2 Các khía cạnh lý thuyết của vấn đề 14 2.2.3 Dữ liệu thực tiễn 15 2.2.4 Phạm vi 15 2.2.5 Mức độ phức tạp của vấn đề 15 2.2.6 Nguồn lực dành cho nghiên cứu 15 2.3 Phác thảo phương án nghiên cứu 15 2.4 Đề cương sơ bộ 16 Chương 3 Mô hình nghiên cứu 17 3.1 Từ đề cương sơ bộ đến đề cương chi tiết 17 3.1.1 Quá trình từ đề cương sơ bộ đến đề cương chi tiết 17 3.1.2 Cơ sở lý thuyết: khái niệm và vai trò 17 3.1.3 Thông tin thực tiễn 18 3.1.4 Tổng quan thiết lập mô hình & thiết kế nghiên cứu 18 3.2 Mô hình nghiên cứu 18 3.2.1 Khái niệm & Biến 18 3.2.2 Thiết lập mô hình nghiên cứu 19 Chương 4 Thiết kế nghiên cứu 21 4.1 Dữ liệu 21 2
  3. 4.2 Phép đo (Measurement) 22 4.2.1 Đo lường biến 22 4.2.2 Thang đo (Scales) 22 4.2.3 Đo lường thái độ: 23 4.2.5 Sự phù hợp của phép đo (Goodness of Measures) 24 4.3 Mẫu 26 4.3.1 Tổng thể, Phần tử, Khung tổng thể, Mẫu, Đối tượng, Cỡ mẫu 26 4.3.2 Lấy mẫu (Sampling) 27 4.3.3 Lấy mẫu phi xác suất 28 4.3.4 Lấy mẫu xác suất 28 4.3.5 Quy trình thiết kế lấy mẫu 31 4.3.6 Xác định cỡ mẫu 31 4.4 Thực nghiệm (Experiment) 33 4.4.1 Các vần đề cơ bản về thực nghiệm 33 4.4.2 Giá trị của thực nghiệm 34 4.5 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông dụng 35 4.5.1 Phỏng vấn (Interviews) 35 4.5.2 Bản câu hỏi (Questionnaires) 36 4.5.3 Quan sát 38 4.6 Phân tích, xử lý dữ liệu 40 4.6.1 Quá trình phân tích, xử lý dữ liệu 40 4.6.2 Chuẩn bị dữ liệu cho phân tích 41 4.6.3 Phân tích, xử lý số liệu thống kê 42 4.6.4 Một số công cụ phân tích thường dùng khác 46 4.7 Tiến độ & dự toán ngân sách 48 Chương 5 Soạn thảo báo cáo nghiên cứu 49 5.1 Cấu trúc báo cáo 49 5.2 Hình thức 51 3
  4. Chương 1 Mở đầu: Nghiên cứu khoa học & Nghiên cứu quan hệ công chúng 1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Khoa học, Công nghệ và Quản trị kinh doanh Khoa học (Science): Khoa học là hệ thống tri thức của con người về thế giới khách quan (tự nhiên, xã hội và tư duy). Con người không ngừng đặt câu hỏi cơ bản sau về thế giới quanh mình: (1) tồn tại, chuyển hóa biểu hiện dưới dạng thức nào, (2) nguyên nhân, cơ chế của các tồn tại, chuyển hóa đó, hay quan hệ giữa các sự vật hiện tượng, (3) trạng thái tương lai của các sự vật hiện tượng. Khoa học là kết quả tích lũy một cách có hệ thống các câu trả lời đúng đắn, tập hợp thành các ngành tri thức phức tạp nhưng có quan hệ chặt chẽ. Có nhiều cách phân loại khoa học: Karl Max: • Khoa học tự nhiên: đối tượng là các dạng vật chất, hình thức vận động cùng các mối quan hệ giữa chúng như cơ học, sinh vật học, toán học • Khoa học xã hội: đối tượng là các sinh hoạt của người cùng các quy luật, động lự phát triển của xã hội như: sử học, kinh tế học, triết học, đạo đức học. UNESCO: Nhóm các khoa học tự nhiên và khoa học chính xác, Nhóm các khoa học kỹ thuật và công nghệ, Nhóm các khoa học về sứ khỏe (y học), Nhóm các khoa học nông nghiệp, Nhóm các khoa học xã hội và nhân văn. Các cách phân loại dựa trên các quan điểm nhất định, giúp nhận dạng khoa học theo một ý nghĩa nào đó. Do vậy, phân loại là có tính mở, luôn được bổ sung, phát triển. Đặc điểm của khoa học: • Khoa học trả lời các câu hỏi có thể kiểm chứng được qua các quan sát khách quan. Các câu hỏi về (1) sự tồn tại, bản chất triết học của sự vật; (2) đạo đức; (3) tôn giáo không thuộc phạm vi của khoa học. • Tri thức khởi đầu bằng việc mô tả các sự vật, phát hiện quy luật (hay quan hệ) giữa sự vật hiện tượng. Tập hợp các quy luật có mối quan hệ chặt chẽ, cùng một phạm vi sự vật hiện tượng tạo ra một hệ tri thức toàn diện về nó được gọi là lý thuyết. 1
  5. • Nhờ mô tả, biết được quy luật các sự vật, khoa học có khả năng giải thích thế giới, xa hơn, có khả năng dự báo. Đây là cơ sở quan trọng cho các hoạt động ứng dụng tri thức khoa học phục vụ đời sống. • Các điều mà tri thức này đề cập là sẵn có trong thế giới, người nghiên cứu chỉ khám phá (discover) mà thôi. • Tri thức trong khoa học là thuộc về nhân loại, không có sự chiếm dụng cá nhân. • Tri thức khoa học được đánh giá bằng 2 giá trị: ĐÚNG hoặc SAI. Công nghệ (Technology): Công nghệ là tập hợp các phương tiện và cách thức khai thác các sự vật hiện tượng sẵn có trong thế giới (như các đầu vào) để tạo ra các sản phẩm (đầu ra) nhằm thỏa mãn nhu cầu cụ thể trong đời sống của con người. Đặc điểm của công nghệ: • Công nghệ hướng đến sự ích dụng, bao gồm cả cách thức, phương tiện (vật chất, con người, thông tin). • Công nghệ là không sẵn có, người ta phải tạo ra bằng cách sáng chế. • Công nghệ thuộc sở hữu cá nhân hay tổ chức. • Công nghệ không thể được đánh giá bắng ĐÚNG hay SAI mà bằng KHẢ THI hoặc KHÔNG KHẢ THI. • Khoa học là nền tảng của công nghệ. Tuy nhiên, khoa học không hẳn là điều kiện cần của công nghệ. Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ xây dựng, công nghệ tổ chức biểu diễn Kỹ thuật (Engineering): có 2 định nghĩa: Kỹ thuật là sự ứng dụng khoa học tự nhiên và kiến thức toán học để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ lợi ích của con người, (2) Kỹ thuật là kiến thức, kinh nghiệm hoặc kỹ năng có tính chất hệ thống hoặc thực tiễn, được sử dụng cho chế tạo, cung ứng sản phẩm-dịch vụ cho xã hội. Cả hai định nghĩa này đều có phạm vi hẹp hơn công nghệ. Thuật ngữ kỹ thuật thịnh hành ở thời kỳ kinh tế công nghiệp và hàm chỉ thiết bị vật chất+thao tác người. Hiện nay, khái niệm công nghệ tỏ ra ích dụng hơn trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn hoạt động kinh tế. Kỹ thuật tiện, kỹ thuật hàn, kỹ thuật bê-tông,. 3. Quan hệ công chúng (được hiểu trong môn học này): Các sự vật, hiện tượng liên quan đến các hoạt động thực tiễn, tư duy của cá nhân, tổ chức trong việc tạo ra, phân phối và tác động của truyền thông. Như vậy, quan hệ công chúng và truyền thông thuộc phạm vi xã hội và nhân văn. Quan hệ công chúng có cả 2 yếu tố: khoa học và công nghệ 2
  6. Một số ngành quan hệ công chúng:báo chí, marketing, nhân sự và các nhánh nhỏ hơn của các ngành này. 2. Nghiên cứu khoa học & nghiên cứu quan hệ công chúng • Nghiên cứu (Research): Là việc điều tra có tính hệ thống nhằm giải quyết một vấn đề/trả lời một câu hỏi. • Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học, nhằm tạo ra các tri thức mới cho con người. • Phương pháp nghiên cứu khoa học: Người ta có thể có được tri thức từ: (1) học tập từ người khác, (2) trải nghiệm của chính mình, (3) nghiên cứu. Trải nghiệm mất nhiều thời gian, không chủ động và tri thức có được mang tính chủ quan rất cao, không thể tổng quát hóa và ít khi mang đến sự thấu hiểu sụ vật. Học tập là công cụ loài người dùng phổ biến cho việc trang bị các tri thức nền tảng, phổ cập và tổng quát. Thực chất, học tập là phương pháp nhân bản tri thức (đã có sẵn) từ người này sang người khác. Trong hoạt động thực tiễn, còn có rất nhiều vấn đề cụ thể chưa có câu trả lời. Cách duy nhất để có tri thức về nó là phải nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu khoa học phải tuân thủ 3 nguyên tắc (1) kiểm chứng được trên thực tiễn, (2) khách quan và (3) được kiểm soát mới có thể bảo đảm sự đúng đắn phổ biến của tri thức. Do đó, quá trình nghiên cứu phải được tiến hành thật chặt chẽ theo những cách thức và qui tắc nhất định - tập hợp các cách thứ, qui tắc này được gọi là phương pháp. • Nghiên cứu quan hệ công chúng: Là nghiên cứu trong lĩnh vực quan hệ công chúng và truyền thông. Vậy, nghiên cứu quan hệ công chúng có thể tạo ra (1) tri thức trong lĩnh vực này (như nghiên cứu khoa học) hoặc (2), một hoạch định hành động, một thiết kế, một mẫu hình nhằm mang đến lợi ích cụ thể cho khách hàng, cho nhà quản trị (như nghiên cứu công nghệ). Phương pháp nghiên cứu khoa học là công cụ quan trọng giúp cho việc giải quyết các vấn đề quan hệ công chúng là khả thi và hữu hiệu. Trong doanh nghiệp, tổ chức truyền thông, việc nghiên cứu để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong truyền thông được tiến hành bởi các trợ lý nội bộ hoặc người nghiên cứu thuê ngoài. Những người này đương nhiên phải hiểu biết sâu về nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi một cách thuyết phục, cung cấp cơ sở dữ liệu cho nhà quản trị ra quyết định. Đối với ngành quan hệ công chúng, hiểu biết về nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu giúp cho họ: - Xác định và giải quyết hiệu quả các vấn đề thứ yếu/không quan trọng Phân biệt nghiên cứu tốt và xấu 3
  7. - Đánh giá đúng, quan tâm đúng mức đến các nhân tố gây ảnh hưởng, tác động đa cấp trong tình huống cụ thể. - Chấp nhận rủi ro có tính toán, hiểu biết xác suất gắn liền với các lượng đầu ra kỳ vọng. - Quan hệ hữu hiệu với người nghiên cứu ngoài và trợ lý nội bộ. - Kết hợp tri thức khoa học và kinh nghiệm để ra quyết định. 1.2 Phân loại nghiên cứu Có nhiều tiêu chí phân loại nghiên cứu, dưới đây là một vài dạng thường gặp . Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ bản/hàn lâm. Nghiên cứu ứng dụng . Thuộc tính đo lường của dữ liệu Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng . Mục tiêu/Độ sâu tri thức Nghiên cứu khám phá Nghiên cứu mô tả Nghiên cứu nhân quả . Thời gian khảo sát (Time Horizon) - Khảo cứu cắt ngang (Cross-Sectional Studies): để trả lời một vấn đề, nghiên cứu thu thập dữ liệu một lần - có thể diễn ra trong vài ngày, tuần hoặc tháng - từ đơn vị nghiên cứu. Kết quả trình bày như một ảnh của sự vật- hiện tượng tại một thời điểm. - Khảo cứu cắt dọc (Longitudinal Studies): để giải quyết vấn đề, nghiên cứu phải tiếp xúc với đơn vị nghiên cứu hơn 1 lần để thu thập dữ liệu. Nghĩa là, sự vật hiện tượng được thể hiện bằng nhiều hình ảnh ở nhiều thời điểm khác nhau. Thiết kế này hữu ích cho việc đo lường tác động, hiệu quả. Có thể phân thành 2 loại nhỏ: Nghiên cứu trước-sau: đo 2 lần, trước và sau tác động Nghiên cứu kinh tuyến: đo nhiều lần sau mỗi thời đoạn cố định . Tần suất tiến hành - Nghiên cứu đột xuất (Ad hoc Studies) - Nghiên cứu kết hợp (Omnibus) - Nghiên cứu liên tục (Continous) Cách phân loại này phổ biến trong nghiên cứu marketing. . Phương pháp/Chiến lược tiếp cận vấn đề Thực nghiệm (Experiment) Điều tra (Survey) 4
  8. Nghiên cứu hiện trường (Field Research) Nghiên cứu tại bàn (Desk Research)/Nghiên cứu với dữ liệu sẵn có (Use of Available Data) 1.3 Lý luận khoa học - lý luận chức năng trong công nghệ. Logic là kỹ thuật lý luận đúng (correct inference). Trong khoa học có 2 loại lý luận: suy diễn và quy nạp. Trong nghiên cứu quản trị kinh doanh, ngoài 2 lý luận trên, lý luận chức năng còn được dùng để đưa ra các hoạch định/thiết kế. Trước khi thảo luận các lý luận, các thành phần cơ bản cho phân tích lý luận được giới thiệu. Các yếu tố cơ bản cho phân tích lý luận (Elements of Logical Analysis) Thuật ngữ (Terms): là một từ hoặc cụm từ biểu diễn được 1 ý nghĩa trọn vẹn, dùng chỉ danh", không thể phán xét là ĐÚNG hoặc SAI. Phát biểu/Mệnh đề (Propositions): là một phán xét (judgment) về một hay nhiều thuật ngữ, buộc phải có giá trị ĐÚNG hoặc SAI. Có 02 dạng phát biểu: • Phát biểu phân loại (Categorical Propositions) : A là B • Phát biểu điều kiện (Conditional Propositions): Nếu A thì B, A: tiền tố (Antecedent), B: hậu tố (Consequent). Luận cứ (Arguments): Là tập hợp ít nhất hai phát biểu, trong đó một được khẳng định là theo sau một cách tất yếu hoặc có khả năng các phát biểu còn lại. Phát biểu theo sau là kết luận (Conclusions) và các phát biểu cung cấp chứng cứ cho chấp nhận kết luận là giả thiết/tiền đề (Premises). Luận cứ cơ bản nhất = 02 tiền đề + 01 kết luận được gọi là tam đoạn luận (Syllogism). Luận cứ có nhiều hơn 03 phát biểu có thể tách thành các tam đoạn luận. Luận cứ được phán xét bằng GIÁ TRỊ (Validity) hoặc KHÔNG GIÁ TRỊ (Invalidity). Giá trị luận cứ phụ thuộc vào quan hệ giữa các tiền đề và giữa tiến đề với kết luận. Giá trị (Validity) và Chân trị (Truth): Logic và khoa học Để tạo tri thức về thế giới thực, nhà khoa học phải quan tâm đến sự tương thích của suy luận có lý và thực tiễn. Nói cách khác, kết luận phải được phán xét qua (1) tiền đề/giả thiết có quan hệ đúng đắn với kết luận, (2) tiền đề/giả thiết phải đúng (xác thực). Qui nạp và suy diễn Để trả lời một vấn đề nghiên cứu khoa học, có thể dùng một trong hai quá trình lý luận quy nạp hoặc suy diễn, hoặc cả hai cách lý luận này. Suy diễn (Deduction): Suy diễn là đi đến kết luận hợp lý bằng vận dụng logic một kết quả tổng quát của sự kiện đã biết. Suy diễn thường dùng cho giải thích, dự báo. 5
  9. Ba dạng luận cứ có giá trị Hai dạng luận cứ không giá trị Khẳng định tiền tố: Sai lầm do khẳng định hậu tố: Nếu P thì Q. Nếu P thì Q. P đúng. Q đúng. Vậy, Q đúng. Vậy, p đúng. Phủ định hậu tố Sai lầm do phủ định tiền tố: Nếu P thì Q. Nếu P thì Q. Q sai. P sai. Vậy, p sai. Vậy, Q sai. Luận cứ bắc cầu: Nếu P thì Q. Nếu Q thì R. Vậy, nếu P thì R. Dựa vào qui luật cung cầu: khi cầu tăng, cung không tăng thì giá tăng. Hiện nay, giá cá tra tăng do các nhà máy tăng mua (cầu) để hoàn thành các hợp đồng xuất khẩu đã ký kết, trong khi các hộ nuôi đang cố giữ cá (cung) lại. Qui nạp (Induction): Đưa ra kết luận tổng quát trên cơ sở các thông tin quan sát được về sự kiện nào đó. Qui nạp thường dùng cho việc xác lập các quy luật. Thăm dò 350 phụ nữ đi chợ Long Xuyên cho thấy 77% không biết gì về rau sạch và rau an toàn, 21% cho rằng cả hai là như nhau. Căn cứ kết quả này, có thể kết luận: phần đông người tiêu dùng thành phố chưa có thông tin cơ bản về thực phẩm này. Có thể nhận thấy, để bảo đảm giá trị, kết luận của luận cứ suy diễn không thể vượt khỏi nội dung của cac giả thiết/tiền đề. Trong khi đó, qui nạp có thể đưa ra các kết luận vượt khỏi thông tin của tiền đề chính do yêu cầu tổng quát hóa tri thức của nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, luận cứ qui nạp cũng dựa vào quan hệ tiền đề và kết luận, nhưng phải lượng giá mức độ mà tiền đề củng cố (support) kết luận. Do vượt khỏi sự kiện quan sát, có thể có các kết luận thực/đúng (true) hơn kết luận khác hay luận cứ này mạnh hơn luận cứ khác. Hai dạng luận cứu qui nạp phổ biến: • Tổng quát hóa bằng qui nạp: Kết luận cho toàn bộ đối tượng/sự vật dựa trên thông tin của một phần toàn bộ đối tượng/sự vật. Dạng luận cứ cơ bản như sau: X% các phần tử được quan sát của P là Q. Vậy, X% của P là Q. 6
  10. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh của luận cứ Sự tương đồng của các quan sát Sự dị biệt của các quan sát Phạm vi và độ chính Sức mạnh tổng quát xác của tổng quát hóa hóa qui nạp Số lượng quan sát Sự tương hợp với những gì đã biết Kiểm định giả thuyết: Phương pháp Suy diễn-Giả thuyết (Hypothetico- Deductive Method). Phương pháp này gồm 4 bước: 1. Chỉ ra sự giải thích khoa học (scientific explanations) được cho là đúng. Nói cách khác, là phát biểu giả thuyết (hypothese -H). 2. Theo đó, các kết quả có thể quan sát (observable consequences) được suy diễn để kiểm định (testing). Nói cách khác, đưa ra các sự kiện dự báo có thể quan sát được (predicted fact -PF) trên cơ sở giả thuyết. 3. Qua quan sát, kiểm định các suy diễn trên đúng hay sai. 4. Kết luận giả thuyết (hyppthesis) trên cơ sở quan sát. Dưới đây khảo sát các kết luận nào có thể được rút ra khi giả thuyết được khẳng định hoặc không khẳng định. Logic của giả thuyết được khẳng định. Nếu H đúng, thì PF đúng. PF đúng. Vậy, H đúng. Lưu ý rằng về hình thức, đây là luận cứ suy diễn không giá trị: sai lầm do khẳng định hậu tố. Tuy nhiên, kết luận qui nạp ở luận cứ trên hàm ý là giả thuyết chắc chắn (probable) hơn. Luận cứ càng mạnh hơn khi (1) cung cấp thêm nhiều khẳng định giả thuyết, nghĩa là đưa ra nhiều PF khác nhau (cùng H), quan sát cho thấy các PF đúng, (2) loại trừ các giả thuyết thay thế (alternative hypotheses, nghĩa là không khẳng định các phương án giải thích khác. Logic của giả thuyết không khẳng định. 7
  11. Nếu H đúng, thì PF đúng. PF sai. Vậy, H sai. Về hình thức, đây là luận cứ suy diễn giá trị: phủ định hậu tố. Tuy nhiên, luận cứ này hướng đến việc bác bỏ giả thuyết bằng cách: (1) chấp nhận giả thuyết này đúng.; (2) điều này, qua suy diễn, đưa đến một kết quả quan sát được; (3) nếu kiểm định thực tiễn cho thấy kết quả trái với suy diễn. Cả hai logic này suy cho cùng, đều dẫn đến các kết luận chắc chắn. Tuy nhiên, mức thuyết phục của luận cứ là không như nhau. Bằng chứng không khẳng định để bác bỏ giả thuyết mạnh hơn bằng chứng khẳng định cho chấp nhận giả thuyết vì logic giả thuyết không khẳng định dựa trên luận cứ suy diễn giá trị. Ở cả hai lý luận, quan hệ giữa tiền tố và hậu tố, giả thuyết và sự kiện dự báo đều là quan hệ kéo theo, nếu ký hiệu A^B: A là cần và đủ (có trước) để có B (có sau) Qui nạp & suy diễn: Nhiều vấn đề trong quản trị kinh doanh thường được giải quyết bằng cách phối hợp cả hai lý luận này, trong đó, phổ biến phương pháp Hypothetical-Deduction. Lý thuyết tiếp thị cho rằng sự sẵn lòng mua của khách hàng phụ thuộc vào chất lượng cảm nhận và giá cả cảm nhận của khách hàng về sản phẩm dịch vụ đó. Dựa vào quy luật này, công ty xe máy Y mở đợt điều tra khách hàng các tỉnh miền Tây để đo lường mức sẵn lòng mua dòng xe tay ga S vừa mới tung ra thị trường. Kết quả điều tra 765 khách hàng cho thấy mức sẵn lòng mua thấp, họ cho rằng giá cả quá cao so với chất lượng. 1.3.3 Lý luận chức năng và quan hệ biện minh (perscription) Còn một cách thức lý luận nữa sử dụng rất phổ biến trong nghiên cứu quản trị kinh doanh nói riêng và nghiên cứu công nghệ nói chung, đó là lý luận chức năng (functional logic). Lý luận này dùng quan hệ biện minh: để có thể (hàm ý xác suất) đạt được mục tiêu B, phải thực hiện công việc A. A là điều kiện cần chứ không đủ để B chắc chắn xảy ra. Lý luận chức năng sẽ có hiệu quả cao khi kết hợp với kết quả suy diễn. Kinh nghiệm, tư duy sáng tạo và trực giác của người nghiên cứu góp phần quan trọng cho hiệu quả và tính khả thi của các giải pháp. Một nông dân đã “ghép ” máy cắt cỏ cầm tay+dao cắt +rọ dẫn hướng để tạo thành máy cắt lúa cầm tay. Dao cắt và rọ là do anh ta tự chế. Không có lý luận suy diễn hay qui nạp nào có thể chỉ ra cách ghép này được. Người sáng chế đã ước lượng chức năng của toàn bộ công việc, tách ra các chức năng cho từng công đoạn, chế ra các công cụ có thể thực hiện từng chức năng đó và các công cụ này có thể phối hợp với nhau để làm chức năng chung. Với kết quả điều tra chất lượng, giá cả cảm nhận và sự sẵn lòng mua của khách hàng ở trên, công ty Y đã thiết kế kế hoạch tiếp thị: (1) truyền thông quảng bá chất lượng, (2) giảm giá gián tiếp để thay đổi cảm nhận của khách hàng theo 8
  12. chiều tích cực. Các kế hoạch cụ thể được phát triển bằng cách lý luận chức năng: các công cụ marketing trênkhi phối hợp nhau theo lịch trình, cách thức nào đó có thể đạt được mục tiêu. 1.4 Trình tự chung của một nghiên cứu 1.4.1 Trình tự và tiêu chí chung cho một nghiên cứu Một nghiên cứu thường được tiến hành qua các bước sau 1. Xác định vấn đề 2. Lập mô hình nghiên cứu 3. Thiết kế nghiên cứu: Lập thang đo, mẫu, cách thức & công cụ thu thập, phân tích dữ liệu 4. Thu thập dữ liệu 5. Xử lý, phân tích dữ liệu 6. Viết báo cáo Các tiêu chí cho một nghiên cứu • Mục đích (Purposiveness) • Chặt chẽ (Rigor) • Kiểm tra được (Testability) • Lập lại được (Replicability) • Chính xác & tin cậy (Precision & Confidence) • Khách quan (Objectivity) • Khả năng tổng quát hóa (Genelizability) • Tối giản (Parsimony) 1.4.2 Trình tự và tiêu chí của nghiên cứu quản trị kinh doanh tại doanh nghiệp Qui trình chung theo các bước sau 1. Xác định dự án nghiên cứu. Thu thập thông tin sơ bộ căn cứ biểu hiện thực tiễn hay yêu cầu của nhà quản trị Người nghiên cứu cần lập một tờ trình , nêu ngắn gọn: 1. sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu, 2. các mục tiêu cần đạt được, 3. phác thảo cách thực hiện nghiên cứu, 4. ước lượng chi phí, lợi ích và thời gian, (5) các đề xuất khác. 9
  13. Xét duyệt 2. Thiết lập đề cương/kế hoạch nghiên cứu Thu thập thêm thông tin, tài liệu để 1. mô tả rõ vấn đề 2. thiết kế chi tiết triển khai nghiên cứu 3. xác định cụ thể nguồn lực (chi phí) cho nghiên cứu - tiến độ 4. giá trị hữu ích kết quả nghiên cứu mang lại. Tất cả trình bày trong trong một bản kế hoạch/đề cương Xét duyệt Triển khai nghiên cứu & báo cáo kết quả Thu thập dữ liệu Phân tích dữ liệu Soạn thảo báo cáo, gồm các phần chính: 1. Giới thiệu chung: sự cần thiết, mục tiêu, ý nghĩa 2. Tóm tắt phương pháp và quá trình thực hiện 3. Kết quả nghiên cứu 4. Kết luận và khuyến nghị, đề xuất 5. Quyết toán ngân sách Báo cáo chính thức Xét duyệt Các nghiên cứu tại doanh nghiệp rõ ràng phải mang lại các lợi ích/giá trị vô hình lớn hơn chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Hơn nữa, các nghiên cứu này luôn phải kết thúc trong một thời gian nhất định. Do đó (1) giá trị thông tin mang lại, (2) chi phí vật chất và (3) thời gian để có nó là 3 yếu tố cơ bản luôn được cân nhắc để nhà quản trị ra quyết định chấp nhận tiến hành nghiên cứu và đánh giá kết quả cuối cùng của nghiên cứu. 10
  14. 1.5 Đạo đức trong nghiên cứu 1.5.1 Đạo đức cá nhân của người thực hiện nghiên cứu: Trước hết, người nghiên cứu phải trung thực về kết quả nghiên cứu. Các cứ liệu khách quan phải được tôn trọng, trình bày như nó vốn có (dĩ nhiên, qua phương pháp cụ thể), không vì ảnh hưởng, thành kiến của cá nhân, tổ chức, công chúng, chính phủ hay các áp lực khác mà làm biến dạng kết quả. Kế tiếp, cần phân biệt và chỉ rõ tường minh đâu là kết quả của mình, đâu là kết quả tham khảo từ người khác. Tôn trọng quyền tác giả là tiêu chuẩn đạo đức hàng đầu. 1.5.2 Nguyên tắc ứng xử đối với người cung cấp thông tin: Người nghiên cứu phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: • Bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt phải có sự đồng ý trước, của người cung cấp thông tin • Người cung cấp thông tin phải hiểu biết mục đích, cách thức, phương tiện thu thập thông tin trước khi việc thu thập chính thức bắt đầu. • Việc cung cấp thông tin là hoàn toàn tự nguyện, không gây áp lực, không mớm cho người cung cấp thông tin mà theo xu hướng chủ quan của người nghiên cứu. 11
  15. Chương 2 Xác định vấn dề nghiên cứu • Hình thành vấn đề nghiên cứu • Hiểu rõ vấn đề • Phác thảo phương pháp • Đề cương sơ bộ Bước đầu tiên của quá trình nghiên cứu có vẻ đơn giản và dễ dàng: xác định vấn đề nghiên cứu. Điều này thường chỉ đúng đối với người có nhiều kinh nghiệm. Việc xác định vấn đề không chỉ đơn thuần là đưa ra câu hỏi cần trả lời mà phải chỉ ra được: (1) xác định cơ sở hình thành vấn đề, (2) mục tiêu phải đạt tới (để giải quyết vấn đề) và phạm vi của nghiên cứu, (3) phác thảo phương pháp thực hiện và (4) ý nghĩa của nghiên cứu. Tất cả các nội dung này nên được trình bày được trình bày trong một báo cáo nhỏ được gọi là đề cương sơ bộ. Chương này sẽ đề cập đến các việc trên. 2.1 Hình thành vấn dề nghiên cứu 2.1.1. Nguồn hình thành vấn đề Vấn đề kinh tế-quản trị kinh doanh thường hình thành từ hai nguồn: (1) các sự kiện, chứng cứ từ thực tiễn khách quan đang diễn ra, (2) ý định chủ quan của người đặt vấn đề muốn biết hoặc đạt đến điều gì đó ở tương lai. • Hiện thực khách quan: 1. Kết quả hoạt động truyền thông, 2. Hiện tượng hoạt động truyền thông 3. Các hiện tượng kinh tế-xã hội, Báo cáo sổ sách siêu thị C cho thấy doanh thu quí này tăng không đáng kể, chỉ 3%, nhưng lợi nhuận giảm mạnh: -35%. Giám đốc cần các giải trình về kết quả này. Đã 4,5 năm nay, sau mỗi lần nghỉ tết, số lượng công nhân làm việc cho nhà máy lại giảm 14-18%. Ban Giám đốc rất đau đầu vì rất khó hoàn thành các đơn hàng đã ký. Họ cần biết nguyên nhân và các giải pháp cụ thể để giải quyết. Có thể gặp người mua và người bán vé số bất cứ đâu trong thành phố L. và có chiều hướng tăng dần. Chính quyền địa phương muốn có các thông tin về động cơ cùng các đặc trưng nhân khẩu học của người mua và người bán vé số để đánh giá hiện tượng trên. • Ý định chủ quan (của người đặt vấn đề): 1. Mục tiêu tương lai 2. Dự báo Trang trại nuôi cá tra 100 ha muốn đầu tư một nhà máy ép viên thức ăn (nổi) trị giá trên 2 tỉ để chủ động chế biến thức ăn sạch cho cá của trang trại và nếu có thể, cung 12
  16. cấp luôn cho các trang trại lân cận. Chủ trang trại giao cho anh A., phụ trách kỹ thuật trình bày toàn bộ các cách thức và phương án có thể để thực hiện. Đặt ra mục tiêu trở thành nhà cung cấp màn cửa hàng đầu ở thành phố T. sau 5 năm, cô C. chủ doanh nghiệp, nhận ra mình rất cần có lộ trình cụ thể và toàn diện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cô đã đến Công ty tư vấn C. để nhờ các chuyên gia tại đây giúp mình. Công ty N. có ý định xây dựng một siêu thị điện máy tại thị xã C. và đang cần một dự báo về nhu cầu sản phẩm điện máy trong thời gian tới. Giám đốc chỉ định Phòng Kinh doanh tìm câu trả lời. Đi liền với tình huống phát sinh vấn đề, cần phải chỉ ra được mục tiêu, phạm vi (nếu có thể) và ý nghĩa của nghiên cứu để định hướng cho việc hiểu rõ vấn đề tiếp sau. Các điều này cần phải được làm rõ hơn, cụ thể hơn hoặc thậm chí, hiệu chỉnh ở các giai đoạn tiếp theo sau khi có thêm nhiều thông tin thực tiễn cũng như lý thuyết. 1. Mục tiêu: đạt được gì sẽ giải quyết được vấn đề? 2. Ý nghĩa: sự cần thiết, hữu ích của việc giải quyết? 2.1.2 Mục tiêu Như đã biết, có hai dạng kết quả nghiên cứu: (1) thông tin để hiểu, biết, (2) hoạch định/thiết kế để dẫn hướng hoạt động thực tiễn. • Thông tin: Trả lời các câu hỏi để nhận dạng sự kiện, để biết được cơ chế (mối quan hệ) giữa các thành tố của sự kiện: Cái gì? Biểu hiện như thế nào? Tại sao? • Hoạch định hành động: Cần (nên) làm gì? Làm như thế nào? Lưu ý rằng hoạch định hành động là kết quả cụ thể của nghiên cứu, hoạch định này lại hướng đến một mục tiêu cụ thể trong tương lai. Mục tiêu cần được phát biểu ngắn gọn, rõ ràng và không nên dàn trải quá nhiều. 2.1.3 Ý nghĩa Ý nghĩa, một cách đơn giản, là các lợi ích có thể mang lại từ sự vận dụng kết quả nghiên cứu. Có vẻ không thật quan trọng, nhưng việc trình bày ý nghĩa sẽ giúp cho người ra quyết định chấp thuận nghiên cứu bằng cách ước lượng sự đáng giá của chi phí phải bỏ ra để đạt được các mục tiêu đề nghị. Cần thấy rõ sự khác biệt giữa ý nghĩa và mục tiêu để tránh nhầm lẫn khi trình bày. Lợi ích mang lại từ sự vận dụng kết quả nghiên cứu có thể ở các mặt: (1) tri thức, (2) vật chất, tài chính, (3) tâm lý, tinh thần ; có thể cho các đối tượng: (1) cá nhân, (2) tổ chức, (3) cộng đồng. Một số nghiên cứu đặc dụng: hoạch định chiến lược, lập kế hoạch, thiết lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư. việc trình bày mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu thường là không cần thiết. Mục tiêu được trình bày chỉ là mục tiêu cần đạt của các hoạt động được đề xuất qua nghiên cứu. 13
  17. Báo cáo so sách siêu thị C cho thấy doanh thu tong thể quí này tăng không đáng kể, chỉ 3%, nhưng lợi nhuận giảm mạnh: -35%. Giám đốc cần các giải trình về kết quả này: Mục tiêu: xác định nguyên nhân chính trong chi phí và doanh thu gây ra giảm lợi nhuận. Ý nghĩa: làm cơ sở cho thiết kế giải pháp khắc phục. Trang trại nuôi cá tra 100 ha muốn đầu tư một nhà máy ép viên thức ăn (nổi) trị giá trên 2 tỉ để chủ động chế biến thức ăn sạch cho cá của trang trại và nếu có thể, cung cấp luôn cho các trang trại lân cận. Chủ trang trại giao cho anh A., phụ trách kỹ thuật trình bày toàn bộ các cách thức và phương án có thể để thực hiện. Mục tiêu (dự án): tự cung cấp thức ăn sạch cho cá nuôi Mục tiêu (nghiên cứu): báo cáo nghiên cứu khả thi về các phương án đầu tư nhà máy chế biến thức ăn viên nổi. Ý nghĩa: là cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư và định hướng hoạt động đầu tư nếu báo cáo được phê duyệt. 2.2 Hiểu rõ vấn dề Trên cơ sở mục tiêu đã đặt ra, vấn đề phải được mô tả, tìm hiểu kỹ qua khảo sát (1) thuộc tính mục tiêu của nghiên cứu, (2) các khía cạnh lý thuyết, (3) các khía cạnh thực tiễn của vấn đề và (4) phạm vi nghiên cứu dự kiến. 2.2.1 Thuộc tính (phân loại) mục tiêu Để hiểu rõ vấn đề, đầu tiên, cần khẳng định thuộc tính của nghiên cứu : Mô tả: trình bày sự vật, hiện tượng như nó vốn có, Giải thích: tìm qui luật của một sự kiện, xác định nguyên nhân, kết quả, Thiết kế: hoạch định một chuỗi hành động có hệ thống, Dự báo: mô tả sự vật hiện tượng ở tương lai và Hỗn hợp: kết hợp nhiều thuộc tính trên. Sau đó, để có thể đưa ra được cách thức cụ thể giải quyết vấn đề (hay cách thức đạt được mục tiêu) đã đặt ra, cần phải làm rõ thêm một bước (1) thông tin thực tiễn và (2) lý thuyết liên quan để hình dạng vấn đề cùng với các thành phần của nó sẽ lộ rõ hơn. Thông tin thực tiễn và lý thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, việc kết hợp cả hai sẽ có tác dụng tốt hơn thực hiện tuần tự. 2.2.2 Các khía cạnh lý thuyết của vấn đề Căn cứ thông tin thực tiễn, cần chỉ ra và tìm kiếm tư liệu liên quan đến các khía cạnh sau: • Lĩnh vực khoa học/công nghệ/kinh tế/kỹ thuật • Các khái niệm chính. • Học thuyết, lý thuyết, mô hình liên quan đến các khái niệm. 14
  18. • Các phương pháp nghiên cứu thường dùng trong tình huống tương tự. • Các kết quả nghiên cứu có trước về vấn đề này (để tham khảo). 2.2.3 Dữ liệu thực tiễn Các dữ liệu sau đây là cần thiết: • Thông tin về cá nhân, tổ chức hiện diện trong tình huống nghiên cứu. • Các biểu hiện cụ thể, đo lường được của vấn đề. • Sự cần thiết hoặc mức đáng giá cho giải quyết vấn đề. Trên cơ sở các dữ liệu này và đối chiếu với mục tiêu, phạm vi nghiên cứu sẽ được chỉ ra. Phạm vi này có thể được điều chỉnh sau khi cân nhắc mức độ phức tạp của vấn đề và nguồn lực dành cho nghiên cứu. 2.2.4 Phạm vi Phạm vi lý thuyết Phạm vi hoạt động kinh tế-quản trị kinh doanh Đối tượng (cá nhân, tổ chức, sản phẩm-dịch vụ, qui trình, ) nghiên cứu Không gian Thời gian 2.2.5 Mức độ phức tạp của vấn đề Việc hiểu rõ vấn đề qua các khảo sát trên giúp đo lường độ phức tạp của vấn đế: Độ phức tạp = F(Số lượng yếu tố (khái niệm) tham gia vấn đề, Tính tường minh của mối quan hệ giữa các yếu tố đó, Độ phức tạp của mô hình, Mức sẵn có của phương pháp-qui trình nghiên cứu, Khối lượng- chất lượng- mức sẵn có của dữ liệu dữ liệu ) 2.2.6 Nguồn lực dành cho nghiên cứu • Tài chính • Thời gian • Năng lực cá nhân, tổ chức thực hiện nghiên cứu Dựa vào việc ân đối (1) độ phức tạp vấn đề và (2) nguồn lực dành cho giải quyết vấn đề, mục tiêu và phạm ví nghiên cứu có thể được hiệu chỉnh chỉnh để đạt mức tối ưu. 2.3 Phác thảo phương án nghiên cứu Sau khi hiểu rõ vấn đề và với mục tiêu, phạm vi đã xác định, phương pháp nghiên cứu phải được phác thảo để chỉ ra các nội dung, công đoạn cơ bản cho triển khai nghiên cứu: • Thiết lập sơ bộ mô hình và các giả thuyết • Phác thảo thiết kế nghiên cứu: xác định dữ liệu và thang đo, thu thập dữ liệu, phân tich - xử lý dữ liệu. 15
  19. Nội dung này sẽ được thảo luận ở các chương sau. 2.4 Đề cương sơ bộ Là kết quả bằng văn bản của giai đoạn xác định vấn đề, gồm các mục chính như sau 1. Tình huống, cơ sở (lý thuyết & thực tiễn) hình thành vấn đề. 2. Sự cần thiết giải quyết vấn đề và ý nghĩa của nó 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4. Phác thảo phương pháp 5. Khái toán ngân sách và tiến độ 16
  20. Chương 3 Mô hình nghiên cứu (Khung nghiên cứu) • Từ đề cương sơ bộ đến đề cương chi tiết • Mô hình nghiên cứu 3.1 Từ đề cương sơ bộ đến đề cương chi tiết 3.1.1 Quá trình từ đề cương sơ bộ đến đề cương chi tiết Đề cương sơ bộ Khảo cứu cơ sơ lý thuyết Làm rõ 1. Lý thuyết thuần (1) Biến, khái niệm liên quan 2. Các nghiên cứu trước (2) Phương pháp, mô hình nghiên cứu (3) Tình huống nghiên cứu Khảo sát các thông tin sơ bộ từ thực tiễn về tình huống, đối tượng nghiên cứu Thiết lập mô hình nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Đề cương chi tiết 3.1.2 Cơ sở lý thuyết: khái niệm và vai trò Khái niệm Cơ sở lý thuyết là các tri thức khoa học đúng đắn đã được kiểm định giá trị có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, sẽ được sử dụng như các cơ sở để xác định các vấn đề nghiên cứu và cách thức giải quyết chúng. Vế hình thức, cơ sở lý thuyết trình bày qua 3 nhóm chính • Lý thuyết cơ bản từ sách giáo khoa, giáo trình • Kết quả nghiên cứu trên các bài báo của tạp chí chuyên ngành • Các đề tài nghiên cứu, luận văn từ Trường, Viện. Nội dung của lý thuyết có thể là • Quy luật, nguyên lý, nguyên tắc 17
  21. • Phương pháp: mô hình, giả thuyết, quy trình, phương pháp phân tích, xử lý • Kết luận, ý nghĩa Vai trò của lý thuyết • Tránh “Phát minh ra cái bánh xe” • Kế thừa để phát triển • Khảo sát tường tận các khái niệm, biến và mối quan hệ giữa chúng • Tôn trọng quyền tác giả 3.1.3 Thông tin thực tiễn Các thu thập các thông tin sau: • Dữ liệu bước đầu (qua quan sát sơ bộ, khảo sát dữ liệu thứ cấp) của cá nhân/tổ chức/ /thị trường thể hiện các khái niệm & biến. • Thông tin về điều kiện, ràng buộc, đặc trưng của liên quan đến thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu. 3.1.4 Tổng quan thiết lập mô hình & thiết kế nghiên cứu Có thể hiểu đơn giản thiết lập mô hình là xác định bài toán và thiết kế nghiên cứu là chỉ ra cách thức, phương tiện giải quyết bài toán. Thiết lập mô hình 1. Lập mô hình: khái niệm và biến và các mối quan hệ 2. Phát triển các giả thuyết Thiết kế nghiên cứu 1. Đo lường các thành phần của mô hình: biến, thang đo 2. Lấy mẫu 3. Hoạch định triển khai nghiên cứu: quy trình và công cụ cho thu thập, xử lý dữ liệu 4. Tiến độ và ngân sách 3.2 Mô hình nghiên cứu 3.2.1 Khái niệm & Biến Khái niệm (Concepts, Constructs): Chỉ các sự vật hiện tượng có các thuộc tính đặc trưng, phân biệt được với các khái niệm khác. Chức năng của khái niệm: • Khái niệm là cơ sở cho truyền thông : tập các khái niệm được hiểu cùng một nghĩa. • Khái niệm đưa ra một quan điểm đối với thế giới thực. • Khái niệm là phương tiện cho phân loại và tổng quát hóa. • Khái niệm là các thành phần của lý thuyết/mô hình (theory/model) 18
  22. Khái niệm được chỉ danh bằng một thuật ngữ. Khái niệm có thể được định nghĩa qua các khái niệm khác. Định nghĩa khái niệm cần: (1) chỉ ra thuộc tính đặc trưng, (2) không vòng quanh, (3) phát biểu rõ ràng nghĩa là hàm chứa các đặc tính đã được xác định, (4) dũng các thuật ngữ rõ ràng. Vốn hàng bán trong một thời đoạn là tổng giá trị hàng hóa được tiêu thụ trong thời đoạn đó tính theo đơn giá vốn Định nghĩa biểu hiện (Operation Definition) là tập hợp thủ tục mô tả các hoạt động cần thiết để xác lập sự hiện hữu hoặc mức độ hiện hữu của các điều được mô tả bởi một khái niệm. Vốn hàng bán (t2-ti)=Tồn kho( ti)+Nhập hàng (t2-ti)-Tồn kho( t2) Biến (Variables): Biến là thuộc tính của khái niệm có thể có nhiều mức độ (giá trị) khác nhau. Với các khái niệm chỉ có một thuộc tính, hai thuật ngữ thường dùng lẫn với nhau. Phân loại biến • Quan hệ nhân quả • Biến độc lập (independent variables) • Biến phụ thuộc (dependenet variables) • Đo lường • Định tính & Định lượng • Rời rạc & Liên tục Lý thuyết (Theory) Lý thuyết là một tập hợp các khái niệm, định nghĩa vả phát biểu có quan hệ qua lại nhằm đưa ra một hình ảnh có hệ thống về mối quan hệ giữa các biến với mục đích giải thích và dự báo hiện tượng. 3.2.2 Thiết lập mô hình nghiên cứu [Cơ sở lý thuyết + Thông tin thực tiễn] -ỳ [Mô hình nghiên cứu (+Giả thuyết)] Mô hình nghiên cứu là tập hợp các khái niệm và biến cùng mối quan hệ giữa chúng. Tập hợp này được dùng để mô tả tổng quát nhất vấn đề nghiên cứu, là cơ sở cho xác lập giả thuyết và thiết kế nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu nên (chứ không nhất thiết) là một hình. Một biểu thức toán học, một liệt kê diễn giải cũng có khả năng biểu đạt một mô hình nghiên cứu. Quan hệ giữa các biến • Biến định tính: sự liên kết giữa các biến định tính thể hiện qua sự thay đổi giá trị tương ứng. • Biến định lượng: (1) Tương quan (2) Nhân quả 19
  23. • Biến định tính và biến định lượng: Hầu hết trường hợp, biến định tính là độc lập và biến định lượng là phụ thuộc, nghĩa là, tương ứng với các giá trị định tính, có các giá trị định lượng khác biệt. Giả thuyết Là mối quan hệ kỳ vọng nhưng chưa được khẳng định giữa hai biến. Các môi quan hệ này dĩ nhiên hướng đến mục tiêu nghiên cứu, trả lời vấn đề nghiên cứu. Đặc tính cần có của giả thuyết: • Đơn giản, cụ thể, rõ ràng về khái niệm • Có thể kiểm chứng được • Liên quan đến tri thức • Biểu hiện hóa được (đo lường được các biến) Trong nghiên cứu quản trị kinh doanh, một số nghiên cứu nhất là trong các nghiên cứu mô tả hoặc hoạch định/thiết kế, không nhất thiết phải phát biểu giả thuyết. Một số ví dụ minh họa Phân tích tài chính doanh nghiêp Đo lường nhu cầu Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư Thái độ người tiêu dùng Mô hình năm tác lực trong phân tích cạnh tranh 20
  24. Chương 4 Thiết kế nghiên cứu • Dữ liệu - Phép đo - Mẫu • Thực nghiệm; Các PP thu thập dữ liệu; Phân tích dữ liệu - Tiến độ 4.1 Dữ liệu Mục này trình bày 2 loại dữ liệu cơ bản: (1) sơ cấp và (2) thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu sơ cấp (Secondary Data) (Primary Data) Mô tả Là nguồn dữ liệu đã được thu thập và xử lý Là dữ liệu được người nghiên cứu thu thập cho một mục đích nào đó, người nghiên cứu trực tiếp tại nguồn phát sinh, sau đó, xử lý để sử dụng lại dữ liệu này cho mục đích của mình phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của mình Phân loại - Ứng dụng - Ví dụ Dữ liệu bên trong (Internal Secondary Cá thể (Individuals): thu được qua trao đổi Data): từng cá nhân riêng lẻ. do các đơn vị trong tổ chức thực hiện • hồi đáp bảng câu hỏi nghiên cứu cung cấp • nội dung cuộc phỏng vấn • báo cáo tài chính-kế toán Nhóm tiêu điểm (Focus Groups): gồm 8- • báo cáo sản xuất-kinh doanh 10 thành viên với một người điều phối thảo luận về một chủ đề, sự kiện, sản phẩm cụ • sổ sách, ghi chép thể trong khoảng 2 giờ. Thường dùng cho • qui định, qui chế, thủ tục (1) nghiên cứu khám phá, (2) thực hiện tổng Dữ liệu bên ngoài (External Secondary quát hóa, (3) thiết lập mẫu cho điều tra. Data): • thảo luận nhóm tiêu điểm về thái độ của - xuất bản phẩm(bằng giấy & kỹ thuật số): sinh viên về hành vi tiêu cực trong thi báo, tạp chí, sách, báo cáo nghiên cứu cử. - số liệu công cộng: thống kê, cáo bạch Nhóm (Panels): nếu nhóm tiêu điểm chỉ hàng năm của các công ty, tổ chức và được thu thập dữ liệu 1 lần, thì người nghiên chính phủ cứu sẽ gặp các thành viên nhóm nhiều lần sau một khoảng thời gian nào đó. Cách này - dữ liệu từ các công ty cung cấp thông thích hợp cho tìm hiểu sự biến động theo tin chuyên nghiệp, không xuất bản mà để thời gian. bán Vết tích: nguồn dữ liệu không có con người Các dữ liệu này phục vụ cho nhiều mục tham gia trực tiếp. đích nghiên cứu khác nhau, trong đó, có cả vai trò làm cơ sở cho xác lập mục tiêu, -số vỏ lon bia cho thấy nhãn hiệu nào phạm vi, mô hình nghiên cứu và thiết kế được tiêu dùng, kệ báo trên thư viện cho nghiên cứu. biết báo nào thường được đọc Đặc điểm - Dễ tìm, thu thập nhanh, chi phí thấp - Khó thu thập, mất thời gian, chi phí cao. - Thường không phù hợp mục tiêu nghiên cứu, - Phù hợp mục tiêu nghiên cứu, tin cậy cao do vậy, ít tin cậy và có sai biệt do thời gian. hơn 21
  25. 4.2 Phép đo (Measurement) 4.2.1 Đo lường biến Thực hiện nghiên cứu đòi hỏi phải đo lường các biến trong mô hình đề nghị. Có hai loại biến: (1) phù hợp cho đo lường khách quan và chính xác (ví dụ: chiều dài, áp suất, nhiệt độ ), (2) không thể đo lường khách quan, chính xác bằng một công cụ vật lý vì bản chất chủ quan của nó (ví dụ: thái độ, cảm giác, nhận thức, sự hài lòng.). Biểu hiện hóa khái niệm (Operationalizing the concepts) Để có thể đo lường loại biến (khái niệm) thứ hai với sai số thấp nhất, người ta tìm cách đo lường các hành vi, thuộc tính có thể quan sát được (biến quan sát) đặc trưng cho biến (khái niệm) đó. Việc chuyển một khái niệm thành các biến đo lường được như trên gọi là biểu hiện hóa khái niệm . Thành phần (Dimensions) và phần tử (Elements) Nếu một khái niệm có thể được mô tả bằng nhiều thuộc tính - chưa thể đo lường trực tiếp được, thì các thuộc tính này được gọi là các thành phần của khái niệm. Các biến là biểu hiện của một thành phần hay khái niệm, có thể đo lường trực tiếp được được gọi là phần tử của thành phần hay khái niệm đó. Một số ví dụ minh họa: Lợi nhuận sức khỏe hiệu quả tài chính tình bạn khả năng thanh khoản tình yêu năng suất lao động lòng yêu nước sẵn lòng mua sự hài lòng của khách hàng 4.2.2 Thang đo (Scales) Thang đo là một công cụ có chức năng tách biệt các cá thể theo các biến mà nghiên cứu đang quan tâm. Thang đo có thể phân nhóm các cá thể hoặc phân biệt từng cá thể theo nhiều mức độ khác nhau. Thang đo định tính - Định danh (nominal): gán các biến nghiên cứu vào các nhóm định trước: ▪ Giới tính ▪ Nghề nghiệp ▪ Tôn giáo - Thứ tự (ordinal): gán các biến vào các nhóm phân biệt đã được xếp theo một thứ tự có ý nghĩa nào đó ▪ Xếp loại đạo đức ▪ Học vấn ▪ Tầng lớp xã hội 22
  26. Thang đo định lượng Khoảng cách (Interval): Các biến được đo lường bằng các giá trị số học rời rạc. Khoảng cách giữa các giá trị là hằng số. - Thái độ - Độ tuổi (cách đều 5 tuổi) Thang đo tỉ lệ Các biến được đo lường bàng các giá trị liên tục, phân biệt qua tỉ lệ của chúng - Các chỉ số tài chính - Các chỉ số kinh tế 4.2.3 Đo lường thái độ: Có hai nhóm thang đo thái độ: (1) thang đo mức độ và (2) thang đo xếp hạng. 1 Nhị phân (Dichotomous Scale) Bạn yêu thích bộ phim này ? Dùng cho câu hỏi chỉ có 1 trong 2 Có Không lựa chọn: Có (Đúng) hoặc Không (Sai) 2 Nhóm (Category Scale) Chọn 1 trong số nhiều trả lời Gia đình của Bạn đang sinh sống ở: (1) TP. Cần thơ, (2) Tx Châu đốc hoặc các thị trấn, (3) Thị tứ (4) Nông thôn 3 Likert (likert scale) Xin cho biết mức đồng ý của Bạn với các phát biểu dưới đây Đo mứ độ đồng ý của một đối tượng về một phát biểu với thang 5 điểm Xe X có màu sắc tươi trẻ 1 2 3 4 5 (1) Hoàn toàn phản đối Xe X có kiểu dáng hiện đại 1 2 3 4 5 (2) Phản đối Xe X đạt được sự hài hòa giữa màu và kiểu (3) Trung hòa 1 2 3 4 5 (4) Đồng ý (5) Hoàn toàn đồng ý 4 Đối cực (Semantic Differential Scale) Nhận định của đối tượng về một thuộc tính mà giá trị của nó ở hai cực thang đo là đối nhau. Người trả lời có thể chọn một điểm giữa hai cực này Có trách nhiệm Tốt đẹp Can đảm 23
  27. 5 Số hóa (Numerical Scale) Tương tự như thang đối cực nhưng mức độ được làm rời rạc bằng thang 7 hoặc 5 điểm Quí khách cho biết mức hài lòng của mình về dịch vụ trên chuyến bay Rất thất vọng 1 2 3 4 5 6 7 Rất hài lòng 6 Tổng không đổi (Fixed or Constant Sum Scale) Người trả lời phân phối tổng điểm cho trước vào các mục trả lời cho trước. Bạn cho biết mức quan trọng của 05 đặc trưng sau đây khi chọn mua gạo, bằng cách cho điểm từng đặc trưng, sao cho tổng số điểm là 100. Màu sắc Mùi hương Vị Độ dẻo Độ xốp 7 Stapel (Stapel Scale) Đo đồng thời hướng và cường độ của thái độ. Thuộc tính nghiên cứu đặt ở giữa một dãy số từ +3 -3. Bạn hãy đánh giá năng lực cấp trên của mình bằng cách khoanh tròn giá trị tương ứng +3 +3 +3 +2 +2 +2 +1 +1 +1 Áp dụng Đổi mới Kỹ năng công nghệ mới sản phẩm giao tiếp -1 -1 -1 -2 -2 -2 -3 -3 -3 9 Đồ họa (Graphic Rating Scale) Trả lời bằng cách vạch một dấu vào một đoạn thẳng biểu thị mức độ. Ở một dạng khác, có thể là một dãy khuôn mặt biểu thị các mức thái độ khác nhau. Người trả lời sẽ chọn 1 trong các khuôn mặt đó. 4.2.5 Sự phù hợp của phép đo (Goodness of Measures) Ở trên đã thảo luận về biểu hiện hóa các biến và sử dụng các kỹ thuật, công cụ khác nhau để đo lường chúng. Vấn đề ở đây là chúng ta có thực sự đo được các khái niệm cần đo hay không, có bỏ qua biến quan trọng nào hoặc có chứa biến không liên quan 24
  28. nào trong đo lường hay không. Rất khó có một thang đo hoàn hảo, do vậy, cần có các công cụ đánh giá sự phù hợp của phép đo để nâng cáo chất lượng kết quả đo lường. Phép đo (Thang đo) được đánh giá qua độ tin cậy (Reliability) và giá trị (Validity) Độ tin cậy (Reliability) Thể hiện tính ổn định và nhất quán của phép đo Ổn định (Stability): Là khả năng giữ được giá trị đo theo thời gian, dù có sự tác động của các biến không kiểm soát hay sự thay đổi trạng thái của người trả lời. Hai chỉ tiêu độ tin cậy xác định tính ổn định là : • Độ tin cậy Đo - đo lại (Test-Retest Reliability): thể hiện bằng hệ số tương quan của hai kết quả đo lường (của cùng một phép đo) tại hai thời điểm cách xa nhau trên cùng một nhóm đối tượng. • Độ tin cậy Song song (Parallel-Form Reliability): thể hiện bằng hệ số tương quan của hai phép đo được dùng cho cùng một khái niệm. Ở hai phép đo này, các mục đo là tương đồng và dạng trả lời là như nhau, còn cách dùng từ và thứ tự câu hỏi là khác nhau. • Độ tin cậy Diên dịch (ỉnterater Reliability): thể hiện bằng hệ số tương quan giá trị đo lường được bởi một phép đo nhưng với đối tượng “đọc” kết quả khác nhau Nhất quán (Internal Consistency of Measures): biểu diễn tính đồng nhất của các mục đo thuộc phép đo một khái niệm. • Độ tin cậy Nhất quán giữa các mục đo (ỉnteritem Consistency Reliability): thể hiện sự nhất quán của một mục đo với tất cả các mục đo còn lại trong một thang đo. Hệ số Cronbach Alpha thường dùng để đánh giá chỉ tiêu này. • Độ tin cậy Chia đôi (Split-Half Reliability): phản ánh mức tương quan giũa hai nhóm mục đo của một thang đo. Ước lượng này cho ra các giá trị khác nhau phụ thuộc vào cách tách nhóm mục đo. Giá trị (Validity): Cần phân biệt khái niệm này với giá trị nội và giá trị ngoại của thực nghiệm trong nghiên cứu quan hệ nhân quả. Ở đây, muốn nói đến giá trị của phép đo: có phải đang đo đúng khái niệm cần phải đo hay không. Việc kiểm định giá trị phép đo được phân thành 3 nhóm: (1) nội dung, (2) liên quan tiêu chí, (3) khái niệm. Giá trị nội dung (Content Validity): • Giá trị nội dung (Content Validity) bảo đảm phép đo là một tập hợp các mục đo thich hợp và mang tính đại điện cho khái niệm ần đo. 25
  29. • Giá trị bề mặt (Face Validity) được tạo bởi một số ít chỉ số cơ bản của giá trị nội dung. Các giá trị này được thẩm định bởi nhóm chuyên gia. Giá trị liên quan tiêu chí (Criterion-Related Validity): Được xác lập khi phép đo có khả năng phân biệt các cá thể theo các tiêu chí được kỳ vọng. Có hai loại như sau: • Giá trị đồng thời (Concurrent Validity): có được khi hai cá thể hiện được biết là khác khau , qua phép đo, sẽ được phân biệt bằng các kết quả khác nhau. • Giá trị dự báo (Predict Validity): thể hiện khả năng công cụ đo có thể phân biệt các cá thể theo những tiêu chí tương lai. Giá trị khái niệm (Construct Validity): Chứng tỏ kết quả đo lường phù hợp với khái niệm lý thuyết, thể hiện qua hai loại giá trị: • Giá trị hội tụ (Convergent Validity): xác lập khi hai công cụ đo khác nhau đo lường cùng một khái niệm sẽ cho các kết quả tương quan chặt với nhau. • Giá trị phân biệt (Discriminant Validity): xác lập khi, theo lý thuyết hai biến là không tương quan, kết quả đo lường cũng sẽ cho cùng kết luận trên. 4.3 Mẫu 4.3.1 Tổng thể, Phần tử, Khung tổng thể, Mẫu, Đối tượng, Cỡ mẫu Tổng thể (Population) là toàn bộ người, sự vật, hiện tượng mà người nhiên cứu quan tâm điều tra. Phần tử (Element) là một cá thể của tổng thể. Khung tổng thể (Population Frame) là danh sách của tất cả các phần tử của tổng thể, từ danh sách này, mẫu sẽ được rút ra. Mẫu (Sample) là tập con của tổng thể. Đối tượng (Subject) là một phần tử riêng lẻ của mẫu. Cỡ mẫu (Sample Size) là số lượng đối tượng. Để nghiên cứu nhu cầu đào tạo quản trị kinh doanh của doanh nhân Cần thơ, thì: Tổng thể là tất cả những người đang là giám đốc/phó giám đốc hoặc tương đương ở tất cả các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh tại Cần Thơ (khoảng 2.500 doanh nghiệp); Phần tử là một người trong số đó; Khung tổng thể là danh sách ban lãnh đạo của tất cả doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại Cần thơ; Mẫu: dựa vào danh sách này, chọn ra số doanh nhân để điều tra theo loại hình doanh nghiệp như sau: DN nhà nước: 10, Cty Cổ phần: 30, Cty TNHH: 50, DN Tư nhân: 20, HTX: 10, Hộ kinh doanh: 10, tổng cộng 130, tập hợp này là mẫu; Đối tượng là một trong 130 người thuộc tập hợp trên; Cỡ mẫu là 130. 26
  30. 4.3.2 Lấy mẫu (Sampling) Lấy mẫu là tiến trình chọn đủ các phần tử từ tổng thể để một nghiên cứu trên mẫu cùng các hiểu biết về thuộc tính, đặc trưng của nó có thể giúp tổng quát hóa các thuộc tính, đặc trưng này cho tổng thể. Trong nhiều trường hợp nghiên cứu, số lượng tổng thể là lớn, việc thu thập thông tin từ tổng thể là không khả thi hoặc gây hao phí nguồn lực rất lớn (tiên, thời gian, nhân lực ) và vẫn không chắc có được kết quả chính xác. Nghiên cứu trên mẫu để suy rộng là giải pháp cho vấn đề này. Như đã biết, thuộc tính của tổng thể thông thường có phân bố chuẩn (tham số:µ, σ, σ2) . Để mẫu có thể đại diện được cho tổng thể, cần lấy mẫu với cỡ n (thống kê: X , S, S2) sao cho phân bố mẫu có dạng tương tự phân bố này. Có hai nhóm phương pháp lấy mẫu cơ bản: (1) xác suất và (2) phi xác suất Lấy mẫu xác suất Lấy mẫu phi xác suất Các phần tử được chọn vào mẫu với xác Các phần tử được chọn vào mẫu không suất được biết trước theo qui lật ngẫu nhiên - Ngẫu nhiên đơn giản - Thuận tiện - Hệ thống - Phán đoán - Phân tầng - Phát triên mầm - Theo cụm (nhóm) - Hạn mức Khả năng đại diện cao Nhanh Tổng quát hóa được cho tổng thể Chi phí thấp Mất nhiều thời gian Khả năng đại diện thấp Chi phí cao Không tổng quát hóa được cho tổng thể Thích hợp cho nghiên cứu mô tả và Thích hợp cho nghiên cứu khám phá nhân quả 27
  31. 4.3.3 Lấy mẫu phi xác suất Lấy mẫu thuận tiện (Convenience Sampling) Các phần tử dễ tiếp cận nhất sẽ được chọn là đối tượng của mẫu. Để tìm hiểu mức ưa thích của trẻ em với truyện tranh Việt Nam, người ta có thể đến một nhà sách và hỏi bất kỳ độc giả nhỏ tuổi nào gặp được ở quầy truyện tranh. Ưu điểm Khuyết điểm Nhanh, dễ thực hiện, rẻ tiền Không thể tổng quát hóa Lấy mẫu phán đoán (Judgment Sampling) Đối tượng được chọn vào mẫu dựa trên phán đóan của chuyên gia. Cô Nga muốn ước lượng nhu cầu máy gặt đập ở Cần Thơ của nông dân. Chuyên gia khuyên cô chỉ nên thu thập thông tin từ những nông dân huyện Thoại Sơn thỏa một trong hai tiêu chí sau: (1) có ruộng trên 5 ha, (2) đang sở hữu máy suốt, máy cày hoặc máy gặt. Ưu điểm Khuyết điểm Đôi khi đây là cách duy nhất để tiến hành điều tra Rất khó tổng quát hóa Lấy mẫu hạn mức (Quota Sampling) Mẫu sẽ gồm nhiều nhóm con theo một chỉ tiêu nào đó. Số lượng đối tượng ở mỗi nhóm con sẽ tương ứng với tỉ lệ của nhóm trên tổng thể. Ưu điểm Khuyết điểm Hữu ích khi vai trò của các nhóm rất quan trọng Rất khó tổng quát hóa Lấy mẫu phát triển mầm (Snowball Sampling) Chọn thuận tiện một số phần tử ban đầu cho mẫu. Sau đó, qua giới thiệu của họ, các phần tử khác sẽ được chọn vào mẫu. 4.3.4 Lấy mẫu xác suất - Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random Sampling) Tất cả các phần tử đều được quan tâm và mỗi phần tử đều có cơ hội được chọn là đối tượng như nhau. Cty chế biến thủy sản X muốn biết mức hài lòng của công nhân đói với điều kiện làm việc. Hiện Cty có 2.000 công nhân, phòng nhân sự dự kiến thăm dò 200 trong số đó. Họ lẫy mẫu bằng cách gán số thứ tự từ 1 đến 2.000 cho mỗi công nhân, sau đó dùng máy tính phát số ngâu nhiên trong khoảng này để chọn đối tượng cho điều tra. Ưu điểm Khuyết điểm Khả năng tổng quát hóa cao Hiệu quả thấp hơn lấy mẫu phân tầng Lấy mẫu hệ thống (Systematic Sampling) 28
  32. Khung tổng thể sẽ được chia thành n khoảng gồm k phần tử. Ở khoảng đầu tiên, chọn ngẫu nhiên một phần tử, giả sử ở vị trí i, làm đối tượng. các phần tử được chọn tiếp sau ở mỗi khoảng sẽ cách nhau một bước k phần tử. Việc lấy mẫu gồm 50 đối tượng từ 350 hộ gia đình trên một đường phố có thể tiến hành như sau. Dùng số nhà để xếp theo thứ tự tăng dần các hộ gia đình, với cỡ mẫu 50, ta có mỗi khoảng gồm: 350/50=7hộ. Phát số ngẫu nhiên từ 1 7 để chọn đối tượng cho khoảng đầu tiên. Giả sử số này là 5, các hộ có số nhà tương ứng với các vị trí tiếp theo là 12, 19, 26 sẽ được chọn là đối tượng Ưu điểm Khuyết điểm Khả năng tổng quát hóa cao Hiệu quả thấp hơn lấy mẫu phân tầng Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng (Stratified Random Sampling) Thực hiện được khi tổng thể có thể phân thành một số nhóm, trong đó, các đặc trưng-thuộc tính mà nghiên cứu đang hướng đến tương đối đồng nhất trong mỗi nhóm và khác biệt giữa các nhóm. Mỗi nhóm như thế được gọi là một tầng, việc chọn đối tượng từ mỗi tầng có thể bằng lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoặc lấy mẫu hệ thống. Nếu tỉ lệ số lượng đối tượng tầng thứ i/cỡ mẫu=số lượng phần tử trong tầng i/tổng thể, thì phương pháp này được gọi là lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng tỉ lệ (Proportionate Stratified Sampling). Nếu nguyên tắc này không được tuân thủ, có thể vì lý do số lượng phần tử trong tầng quá thấp hay quá cao, ta gọi đó là lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng phi tỉ lệ (Disproportionate Stratified Sampling). Cty may H cần tìm hiểu đánh giá của nhân viên về chính sách động viên-khen thưởng của công ty tại xí nghiệp trực thuộc K. Lấy mẫu phân tầng được đề nghị vì các chuyên gia cho rằng tùy theo vị trí làm việc: (1) công nhân, (2) nhân viên văn phòng, (3) cán bộ quản lý sản xuất, (4) cán bộ quản lý văn phòng, (5) lãnh đạo nhân viên sẽ có các thẩm định khác nhau. Hai phương án lấy mâu phân tầng được đề nghị như sau 29
  33. Số đối tượng trong mẫu Tổng số tỉ lệ (20%) phi tỉ lệ 1 Lãnh đạo xí nghiệp 8 2 8 2 CB quản lý văn phòng 15 3 10 3 CB quản lý sản xuât 32 6 20 4 Nhân viên văn phòng 70 14 30 5 Công nhân sản xuât 700 140 97 Cộng 825 165 165 Ưu điểm Khuyết điểm Hiệu quả cao nhất trong lấy mẫu xác suất Việc phân tầng phải có ý nghĩa thực sự Tất cả các nhóm được lấy mẫu, do vậy, Mất nhiều thời gian hơn hai phương hoàn toàn so sánh được kết quả giữa các pháp trên nhóm Lấy mẫu cụm (Cluster Sampling) Thực hiện được khi tổng thể có thể phân thành một số nhóm, trong đó, các đặc trưng-thuộc tính mà nghiên cứu đang hướng đến là không đồng nhất trong nội bộ mỗi nhóm và đồng nhất giữa các nhóm. Mỗi nhóm như thế được gọi là một cụm. Việc lấy mẫu tiến hành bằng cách chọn ngẫu nhiên một số nhóm và tất cả các phần tử thuộc nhóm đều là đối tượng nghiên cứu. Nếu tỉ lệ số lượng đối tượng tầng thứ i/cỡ mẫu=số lượng phần tử trong tầng i/tổng thể, thì phương pháp này được gọi là lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng tỉ lệ (Proportionate Stratified Sampling). Nếu nguyên tắc này không được tuân thủ, có thể vì lý do số lượng phần tử trong tầng quá thấp hay quá cao, ta gọi đó là lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng phi tỉ lệ (Disproportionate Stratified Sampling). Để thăm dò ý kiến của người dân nội ô thành phố X về các đài phát thanh phường, người ta chọn ngẫu nhiên 3 phường 1, 5, 6 từ 30 phường thuộc 4quận nội thành để điềutra. Tất cả hộ dân thuộc 3phường này đều là đổi tượng. Ưu điểm Khuyết điểm Chi phí thấp khi các cụm Hiệu quả và độ tin cậy thấp nhất trong tổ chức theo địa lý số các cách lấy mẫu xác suất 30
  34. 4.3.5 Quy trình thiết kế lấy mẫu 1. Xác định tổng thê và phần tử 3. Xác định khung tổng thê Có thể tham khảo các nguồn: Danh bạ-niên giám điện thoại, danh sách công bố của các tổ chức, tự thu thập từ nguồn nội bộ 3. Chọn phương pháp lấy mẫu PP lấy mẫu= f (mục tiêu; tầm quan trọng; thời gian; kinh phí cho phép; năng lực người nghiên cứu) 4. Quyết định cỡ mẫu Cỡ mẫu= f (độ chính xác (nghịch biến sai số); sự sẵn có của khung tổng thể; hình thức thu thập thông tin; nguồn kinh phí) 4.3.6 Xác định cỡ mẫu Độ chính xác, độ tin cậy và cỡ mẫu Độ chính xác (Precision): mức độ giá trị thống kê mẫu gần với tham số tổng thể Độ tin cậy (Confidence): mức độ chắc chắn của kết quả ước lượng tham số tổng thể dựa vào giá trị thống kê. Như đã biết, người ta dùng thống kê mẫu để ước lượng tham số tổng thể. Mẫu có phân bố càng gần với tổng thể, hiệu quả ước lượng càng cao. Ngoài ra, với cùng một cỡ mẫu, sẽ có sự đánh đổi giữa độ chính xác và độ tin cậy (nói khác đi, cùng một cỡ mẫu, ước lượng có độ chính xác càng cao sẽ cho độ tin cậy càng thấp và ngược lại). Cỡ mẫu thực chất là một hàm phụ thuộc các biến sau: (1) độ chính xác và (2) độ tin cậy của biến cần ước lượng, (3) sự biến thiên của tổng thể và (4) cách thức lấy mẫu. Cỡ mẫu cho một biến Có thể xác định cỡ mẫu theo độ chính xác và độ tin cậy của biến đo lường như sau: Quyết định độ chính xác SX (sai số chuẩn của số trung bình tổng thể) Quyết định độ tin cậy [%], tra bảng để xác định trị thống kê t tương ứng độ tin cậy 90%, t =1,645 độ tin cậy 95%, t =1,960 độ tin cậy 99%, t =2,576 S Cỡ mẫu n xác lập theo công thức : SX = √n nếu S là chưa biết, có thể phỏng đoán để ước lượng sơ bộ, sau đó, dùng chính giá trị mẫu để ước lượng lại n 31
  35. Cỡ mẫu cho nhiều biến N n N N N n 10 10 220 140 1.200 291 15 14 230 144 1.300 297 20 19 240 148 1.400 302 25 24 250 152 1.500 306 30 28 260 155 1.600 310 35 32 270 159 1.700 313 40 36 280 162 1.800 317 45 40 290 165 1.900 320 50 44 300 169 2.000 322 55 48 320 175 2.200 327 60 52 340 181 2.400 331 65 56 360 186 2.600 335 70 59 380 191 2.800 338 75 63 400 196 3.000 341 80 66 420 201 3.500 346 85 70 440 205 4.000 351 90 73 460 210 4.500 354 95 76 480 214 5.000 357 100 80 500 217 6.000 361 110 86 550 226 7.000 364 120 92 600 234 8.000 367 130 97 650 242 9.000 368 140 103 700 248 10.000 370 150 108 750 254 15.000 375 160 113 800 260 20.000 377 170 118 850 265 30.000 379 180 123 900 269 40.000 380 190 127 950 274 50.000 381 200 132 1.000 278 75.000 382 210 136 1.100 285 100.000 384 Vấn đề ở đây là trong rất nhiều tình huống nghiên cứu, các biến đo lường là nhiều hơn 1 thì cỡ mẫu sẽ là bao nhiêu. Có rất nhiều quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Dưới đây, chỉ giới thiệu một vài trong số đó. 32
  36. Kierce và Morgan (1970) đề xuất một bảng tra chọn cỡ mẫu theo kích thuớc tổng thể cho trước (xem bảng). Riêng Roscoe (1975) đề nghị các qui tắc sau: • Cỡ mẫu 30 500 là phù hợp cho nhiều nghiên cứu • Nếu mẫu được phân thành nhiều nhóm, mỗi nhóm không nên ít hơn 30 đối tượng • Khi phân tích đa biến, cỡ mẫu nên lấy từ 10 lần số lượng tham số cần ước lượng (biến) trở lên. Ở điểm này Bollen (1989) đề nghị là 5:1. Dĩ nhiên, cỡ mẫu quá nhỏ khó thể đại diện được cho tổng thể. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không hẳn cỡ mẫu càng lớn là càng tốt vì có thể xuất hiện trường hợp quan hệ giữa hai biến có cường độ thấp nhưng kiểm định là có ý nghĩa, trong khi quan hệ này là không có thực ở tổng thể. Với nghiên cứu định tính, thông thường cỡ mẫu sẽ không lớn vì cần phải nghiên cứu sâu các đặc trưng vấn đề, hơn nữa chi phí, thời gian cho cỡ mẫu lớn sẽ rất cao. Nếu chỉ với mục đích khám phá hoặc hiểu biết sự vật hiện tượng, nên dùng cách lấy mẫu thuận tiện. 4.4 Thực nghiệm (Experiment) Để xác định mối quan hệ nhân quả, người nghiên cứu tạo ra sự can thiệp (mà giả thuyết) cho là nguyên nhân và chờ đợi để ghi nhận kết quả. 4.4.1 Các vần đề cơ bản về thực nghiệm Thí nghiệm (lab experiments) & thực nghiệm hiện trường (field experiments): Thực nghiệm được tiến hành trong môi trường nhân tạo hoặc dàn dựng được gọi là thí nghiệm. Ngược lại, thực nghiệm được tiến hành trong môi trường tự nhiên như sự vật hiện tượng vẫn diễn ra trong điều kiện bình thường được gọi là thực nghiệm hiện trường. Biến thực nghiệm (experiment variables) • Biến độc lập hay còn gọi là xử lý (treatment): biến cần tìm hiệu ứng. • Biến phụ thuộc hay đo lường (measurement): chịu tác động của biến độc lập • Biến ngoại lai (extraneous variables): tham gia vào thực nghiệm mà người nghiên cứu không biết hoặc không kiểm soát được. Biến này làm giảm giá trị thực nghiệm Đơn vị thực nghiệm (test unit) Là các phần tử được tiến hành xử lý và sau đó, đo lường hiệu ứng xử lý. Trong nhiều thực nghiệm, các đơn vị được chia thành 2 nhóm: • Nhóm thực nghiệm - EG (experiment group): để đo lường mối quan hệ nhân quả • Nhóm kiểm soát - CG (control group): dùng kiểm soát hiệu ứng của biến ngoại lai Kiểm soát (control) và kích hoạt (manipulation) 33
  37. Để bảo đảm quan hệ nhân quả khi thí nghiệm được thể hiện chính xác, các biến có thể gây nhiễu, gây tác động phụ lên mối quan hệ này phải được kiểm soát (đo được, tách ra được). Có thể kiểm soát các biến gây nhiễu bằng các phân bố đều các thuộc tính gây nhiễu ở tất cả các nhóm tham gia thí nghiệm. Một cách khác nữa là phân bố nhóm theo phương pháp ngẫu nhiên. Ngoài ra, biến độc lập phải được kích hoạt thích hợp để quan hệ nhân quả có thể diễn ra. Kích hoạt là tạo ra các mức độ khác nhau của biến độc lập để khảo sát kết quả tương ứng ở biến phụ thuộc. 4.4.2 Giá trị của thực nghiệm Giá trị nội (Internal Validity) và giá trị ngoại (External Validity) Giá trị nội là mức độ tin cậy của quan hệ nhân quả xác lập được qua thực nghiệm. Giá trị nội là khả năng tổng quát hóa quan hệ nầy cho các tập hợp, sự vật hiện tượng khác. Như vậy, thí nghiệm có giá trị nội cao hơn giá trị ngoại và ngược lại với trường hợp thực nghiệm hiện trường. Sẽ có sự đánh đổi (trade-off) giữa hai giá trị này khi chọn thiết kế thực nghiệm. Để bảo đảm cả hai, việc thực nghiệm phải tiến hành 2 bước: (1) thí nghiệm: để xác định quan hệ nhân quả, (2) thực nghiệm hiện trường: khẳng định quan hệ trên thực tiễn. Các nhân tố ảnh hướng đến giá trị nội 1. Hiệu ứng lịch sử (History Effects) : khi xuất hiện một tác nhân không mong muốn đến biến phụ thuộc trong quá trình thực nghiệm. 2. Hiệu ứng trưởng thành (Maturation Effects): các nhiễu tạo ra bởi các thuộc tính biến đổi theo thời gian. 3. Hiệu ứng thử (Testing Effects): Có 2 dạng: (1) hiệu ứng thử chính -TE (main testing effect): tác động của đo lường trước vào đo lường sau; (2) hiệu ứng hỗ tương IE (interactive effect): tác động của đo lường tạo nên phản ứng của đơn vị thực nghiệm vào xử lý, hiệu ứng này không chỉ làm giảm giá trị nội mà còn cả giá trị ngoại . 4. Hiệu ứng công cụ (Instrumentation Effects): xuất hiện khi có sự thay đỏi dụng cụ đo lường ở kiểm tra trước và kiểm tra sau. 5. Hiệu ứng sai lệch chọn lựa (Selection Bias Effects): hình thành nếu việc chọn đối tượng, nhóm kiểm soát cho thực nghiệm không hợp lý. 6. Hồi qui thống kê (Statistical Regression): khi các thành viên của nhóm thực nghiệm có mức (độ đo) biến phụ thuộc quá cao hoặc quá thấp. 7. Bỏ cuộc (Mortality): việc ngưng tham gia quá trình thực nghiệm của các thành viên thuộc nhóm thực nghiệm hoặc nhóm kiểm soát. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị ngoại Thiết đặt cho một thử nghiệm và đối tượng tham gia các nhóm thử nghiệm sẽ có sự khác biệt với tình huống, đối tượng cụ thể khi tổng quát hóa kết quả thực nghiệm. Đây là yếu tố chính làm giảm khả năng tổng quát hóa hay làm giảm giá trị ngoại. 34
  38. 4.5 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông dụng Phần này giới thiệu các phương pháp sau: (1) Phỏng vấn, (2) Bản câu hỏi, (3) Quan sát. 4.5.1 Phỏng vấn (Interviews) Phỏng vấn là công cụ thu thập dữ liệu định tính, thông qua sự truyền thông bằng lời giữa người nghiên cứu với một hoặc nhiều đơn vị nghiên cứu. Do tính linh hoạt và khả năng đào sâu vấn đề, phỏng vấn rất hữu dụng cho các nghiên cứu khám phá. Phỏng vấn cấu trúc và phi cấu trúc Về cấu trúc, có thể chia ra (1) phỏng vấn cấu trúc và (2) phỏng vấn phi cấu trúc. Về hình thức tiến hành, có các loại (1) trực diện, (2) qua điện thoại và (3) trực tuyến. Dưới đây chỉ đề cập đến hai loại đầu. Phỏng vấn phi cấu trúc (Unstructured Interviews): Người phỏng vấn không hoạch định sẵn trình tự các câu hỏi cho người trả lời. Cuộc phỏng vấn thực chất là việc đưa vấn đề lên “mặt bàn” trao đổi nhằm tìm ra các biến quan trọng để tìm hiểu sâu hơn về sau. Do vậy, có thể có các câu hỏi khác nhau cho các lần phỏng vấn. Phỏng vấn cấu trúc (Structured Interviews): Tiến hành khi đã xác định được các thông tin cần thu thập (có thể bằng phỏng vấn không cấu trúc). Các câu hỏi là như nhau cho mọi đối tượng và tập trung vào các yếu tố (được cho là) phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Tuy vậy, người nghiên cứu nhiều kinh nghiệm vẫn có thể có các câu hỏi ngoài hoạch định nhằm phát hiện thêm các yếu tố mới, hiểu sâu thêm vấn đề. Các phương tiện nghe nhìn cũng có thể được dùng cho phỏng vấn cấu trúc. Với số lượng phỏng vấn thích hợp, thông tin thu được cần được sắp xếp có cấu trúc và phân tích để có thể kết thúc, chẳng hạn bằng việc mô tả hiện tượng, chỉ ra vấn đề, phát triển lý thuyết. và có thể là cơ sở cho nghiên cứu định lượng tiếp sau. Một số hướng dẫn thực hành phỏng vấn Các nguồn gây thiên lệch khi phỏng vấn: Người phỏng vấn có thể gây ra thiên lệch dữ liệu khi: không tạo được sự hòa hợp hoặc tin cậy đối ới người được phỏng vấn; đặt câu hỏi dễ bị hiểu sai; không biết diễn dịch, gợi mở hồi đáp; không biết cách động viên, khuyến khích; thiếu phương tiện, kỹ năng ghi chép phù hợp. Người được phỏng vấn gây ra thiên lệch khi: dự phỏng vấn với không với quan điểm thực, chỉ cung cấp những gì họ nghĩ răng người phỏng vấn muốn nghe; không hiểu câu hỏi nhưng ngại hỏi lại; đưa ra thông tin không trung thực do thích hoặc không thích người phỏng vấn; đưa ra câu trả lời theo quan điểm số đông chứ không phải của chính họ. Thiên lệch cũng có thể đến từ tình huống phỏng vấn: (1) sự không tham gia của một số người do không sẵn lòng hoặc khả năng dự phỏng vấn; (2) mức độ hòa hợp, 35
  39. tin cậy trong giao tiếp và (3) không gian, môi trường vật chất tổ chức cuộc phỏng vấn. Các chiến lược phỏng vấn sau có thể giúp hạn chế thiên lệch Tạo không khí hòa hợp, tin cậy và khuyến khích trả lời. Người phỏng vấn cần thể hiện tính chuyên nghiệp qua tri thức và kỹ năng, sự tự tin, tính chân thành khi ngay từ thời điểm gặp gỡ. Người phỏng vấn phải nói rõ mục tiêu, cách thức phỏng vấn ; bảo đảm giữ bí mật nguồn cung cấp thông tin trước khi tiến hành phỏng vấn và trình bày rõ sự đóng góp hữu ích của họ trong nghiên cứu. Trong buổi phỏng vấn, người phỏng vấn luôn tỏ ra thoải mái, lắng nghe, trân trọng , không tỏ chính kiến của mình về câu trả lời; khi cần thiết, giúp người trả lời vượt qua sự hồi hộp, lúng túng, khó khăn trong diễn đạt. Kỹ thuật đặt câu hỏi Người phỏng vấn cần chú ý các kỹ thuật phỏng vấn sau: • Dẫn dòng: khi phỏng vấn phi cấu trúc, cần khởi động từ câu hỏi rộng-mở sau đó thu dần phạm vi, đào thêm chiều sâu ở các câu hỏi tiếp sau. • Câu hỏi không thiên lệch: đặt câu hỏi sao cho câu trả lời có sự thiên lệch thấp nhất, chú ý không đưa các mệnh đề thể hiện quan điểm của riêng mình. • Làm rõ các chủ điểm: cần bảo đảm người nghiên cứu hiểu đúng những gì người trả lời bày tỏ. người phỏng vấn nên có các diễn dịch lại, hỏi rõ thêm để khẳng định. • Giúp người trả lời hiểu rõ vấn đề: có thể bằng các diễn đạt thích hợp hoặc giải thích thêm. • Ghi chép: không nên dựa vào bộ nhớ của mình, người nghiên cứu cần có kỹ thuật ghi chép. Việc ghi băng có thể tiện ích, nhưng cũng có thể bóp méo không khí phỏng vấn do sự e ngại, nghi ngờ của người trả lời. 4.5.2 Bản câu hỏi (Questionnaires) Bản câu hỏi là một tập hợp các câu hỏi với một số phương án trả lời định sẵn, trả lời của người được hỏi sẽ ghi trực tiếp vào đây. Đây là phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả, dùng khi người nghiên cứu biết rõ các điều cần tìm hiểu và cách thức đo lường các biến của vấn đề nghiên cứu. Bản câu hỏi có thể thực hiện bằng (1) tham vấn cá nhân, (2) thư tín và (3) điện tử. Dữ liệu cung cấp từ bản câu hỏi phục vụ hữu hiệu cho nghiên cứu định lượng với mục đích mô tả, kiểm định quan hệ (tương quan, nhân quả) trong vấn đề nghiên cứu. Dưới đây là các hướng dẫn thiết kế bản câu hỏi: 36
  40. Nội dung và mục đích câu hỏi Bản chất của biến cần đo - cảm giác chủ quan hay sự kiện khách quan - sẽ xác định loại câu hỏi. Nếu đo lường các thuộc tính chủ quan (sự hài lòng, nhận thức ), các câu hỏi phải bám sát các thành phần, phần tử của khái niệm; nếu các biến là khách quan (tuổi, học vấn), các câu hỏi dạng phân nhóm là phù hợp. Ngôn ngữ và dùng từ Ngôn ngữ sử dụng phải tương hợp với khả năng hiểu, tiếp thu của người trả lời. Phải cân nhắc đến các yếu tố học vấn, việc sử dụng từ ngữ, thuật ngữ trong nhóm văn hóa khi thiết kế câu hỏi để bảo đảm người trả lời đều hiểu đúng. Loại và dạng câu hỏi Câu hỏi mở cho phép người trả lời ghi bất cứ gì họ muốn trong khi với câu hỏi đóng, họ chỉ có thể chọn một (vài) trong số các phương án trả lời định sẵn. Trả lời câu hỏi đóng rất nhanh, dễ mã hóa xử lý sau này nhưng cần chú ý bảo đảm sự đầy đủ của các phương án. Ngược lại, khó tổng hợp, phân tích dữ liệu từ câu hỏi mở nhưng có thể giúp người nghiên cứu nhận ra các điều còn thiếu, các điểm mới, tạo điều kiện cho người trả lời tham gia đóng góp cho nghiên cứu. Câu hỏi tích cực và câu hỏi tiêu cực: nếu tất cả các câu hỏi đều được thiết kế một chiều, có thể tạo ra thiên lệch khi người trả lời chọn hồi đáp theo quán tính. Do vậy một số nhà nghiên cứu cho rằng nên phối hợp dạng câu hỏi này trong một bản câu hỏi. Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng điều này không thực sự cần thiết, vì có thể làm bối rối, làm đảo mạch cảm nghĩ của người trả lời. Các câu hỏi cần tránh • Câu hỏi kép: phải tránh các câu hỏi gồm hơn một ý hỏi. Những câu này có thể tách ra thành các câu hỏi nhỏ hơn. • Câu hỏi mơ hồ: gây khó cho người trả lời khi phải quyết định câu hỏi đang đề cập đến phạm vi, lĩnh vực, đối tượng, sự kiện nào. • Câu hỏi hồi tưởng: yêu cầu người trả lời nhớ đến các sự kiện, cảm giác, suy nghĩ quá khứ dễ dẫn đến thiên lệch và kém tin cậy. • Câu hỏi dẫn dắt: không nên có các nội dung dẫn dắt, gợi ý trả lời, đưa ra hồi đáp mà người nghiên cứu muốn nhận được qua câu hỏi. • Câu hỏi nặng nề, gay gắt: chứa đựng quá nhiều xúc cảm. • Câu hỏi quá dài: không nên quá 1 dòng in Trình tự các câu hỏi Nên tổ chức bản câu hỏi sao cho người trả lời được dẫn dắt từ vấn đề chung đến đặc tả, từ các câu hỏi dễ trả lời đến các câu hỏi cần suy nghĩ, cân nhắc cặn kẽ. Dữ liệu phân lớp hay thông tin cá nhân Bao gồm tuổi, học vấn, nghề nghiệp, giới tính, thu nhập, tình trạng hôn nhân. Ngoại trừ trường hợp rất cần thiết, không nên hỏi tên. Nếu có, cần ghi trên một 37
  41. trang riêng và chỉ ghi mã trên bản câu hỏi chính. Thủ tục này cần được công bố cho người trả lời. Các thông tin cá nhân nên được trình bày ở đầu hoặc cuối bản câu hỏi. Những thông tin nhạy cảm như thu nhập, tình trạng hôn nhân, tuổi. nên phân khoảng giá trị để người trả lời chọn lựa. 4.5.3 Quan sát Các hoạt động hay hành vi của con người tại môi trường sinh hoạt-làm việc tự nhiên hoặc thiết đặt thí nghiệm sẽ được quan sát và ghi nhận. Các hoạt động, hành vi này có thể là: thao tác, tập quán làm việc, phát biểu, diễn cảm bằng nét mặt các trạng thái cảm xúc, ngôn ngữ hình thể Các yếu tố môi trường như cơ sở vật chất, bố trí chỗ làm việc. cũng có thể được ghi nhận. Các loại quan sát Theo vai trò người nghiên cứu, có thể phân ra hai loại: (1) quan sát-không tham gia, (2) người quan sát-tham gia; theo cấu trúc, cũng có hai loại: (1) quan sát cấu trúc và (2) quan sát không cấu trúc. Lưu ý rằng một quan sát-tam gia hoặc không tham gia có thể là quan sát cấu trúc hoặc phi cấu trúc. Quan sát-không tham gia (Nonparticipant-Observer): người quan sát thu thập dữ liệu bằng cách đứng ngoài, không tham gia vào các hoạt động của các cá nhân, tổ chức được quan sát. Như vậy, người nhiên cứu chỉ đơn giản quan sát, ghi nhận có hệ thống, phân loại thông tin để cho kết quả. Quan sát-tham gia (Participant-Observer): người quan sát trở thành một thành viên trong nhóm, tổ chức được quan sát. Bằng cách này, các vấn đề nghiên cứu có thể đào sâu, cặn kẽ. Quan sát cấu trúc (Structured Observational Studies): Các quan sát tập trung cho các hoạt động, hiện tượng đã được xếp loại và xác định trước. Các định dạng ghi chép quan sát có thể được thiết kế, cài đặt riêng cho nghiên cứu để phù hợp với mục tiêu, Quan sát phi cấu trúc (Unstructured Observational Studies): Khi khởi đầu, người nghiên cứu chưa xác lập được các khía cạnh cụ thể cần nhắm tới của vấn đề đang quan tâm. Do vậy, việc quan sát thực tiễn không có chủ điểm cụ thể được tiến hành. Sau một thời gian nhất định với khối lượng thông tin thu được, người nghiên cứu có thể tìm ra được các mô hình, chuẩn bị xây dựng lý thuyết và kiểm định giả thuyết. Thiên lệch trong quan sát Xuất hiện từ người quan sát và người được quan sát Quan điểm của người quan sát có thể gây ra thiên lệch. Ngoài ra, còn có cac sai sót khi ghi chép, nhớ nhầm, lỗi diễn dịch các sự kiện các quan sát. Khi có nhiều người quan sát, độ tin cậy dữ liệu phải được xác lập trước khi chấp nhận dữ liệu. Trạng 38
  42. thái tâm, sinh lý của người quan sát khi khởi động và kết thúc quan sát cũng tác động ít nhiều đến việc ghi chép. Những người được quan sát cũng có thể ứng xử khác nhau trong quá trình quan sát, nhất là khi diễn ra trong thời đoạn ngắn. Khi thời gian quan sát dài hơn, hành vi của họ có xu hướng trở về bình thường. Để hạn chế thiên lệch, cần tập huấn kỹ lưỡng cho người quan sát về cách thức quan sát và ghi chép. Người quan sát cũng có thể loại bỏ dữ liệu ghi được ở giai đoạn khởi động khi cho rằng có sự khác biệt với gian đoạn tiếp sau. Ưu điểm Nhược điểm Phỏng vấn trực diện Có thể tạo sự thân thiện, khuyến khích hồi đáp. Mất nhiều thời gian Có thể làm rõ câu hỏi, thêm câu hỏi mới. Chi phí cao khi khu vực phỏng vấn rộng Có thể đọc được tín hiệu không bằng lời nói. Người trả lời có thể quan ngại về tính bí mật Có thể dùng sự hỗ trợ của các phương tiện trực quan. Người phỏng vấn phải được tập huấn Có thể thu được dữ liệu phong phú Có thể gậy thiên lệch do người phỏng vấn Người trả lời có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào Phỏng vấn qua điện thoại Chi phí thấp và nhanh hơn phỏng vấn trực diện Không ghi được các th. tin không bằng lời Có thể dùng khi khu vực điều tra rộng lớn Cuộc phỏng vấn không được dài Giữ được tính nặc danh tốt hơn Số điện thoại đã đổi, làm sai lệch mẫu Bản câu hỏi trực tiếp Có thể tạo sự thân thiện, khuyến khích hồi đáp. Tổ chức có thể ngần ngại khi phải bỏ thời Có thể làm rõ câu hỏi. gian cho việc nghiên cứu. Chi phí thấp hơn khi tham vấn nhóm. Gần như bảo đảm hồi đáp 100% . Bảo đảm tính nặc danh. Bản câu hỏi thư tín Bảo đảm tính nặc danh . Tỉ lệ hồi đáp thấp. (30% là tốt) Có thể dùng khi khu vực điều tra rộng lớn . Không thể làm rõ câu hỏi Có thể gửi phiêu quà tặng kèm theo. . Người trả lời có thể dành nhiều thời gian để hồi đáp. Có thể dùng trợ giúp bằng các phương tiện điện tử. Bản câu hỏi điện tử Bảo đảm tính nặc danh . Hiểu biết về máy tính là bắt buộc Có thể dùng khi khu vực điều tra rộng lớn . Người trả lời phải tự truy cập 39
  43. Có thể gửi quà tặng kèm theo để khuyến Người trả lời phải sẵn lòng hoàn thành khích. điều tra Người trả lời có thể dành nhiều thời gian để hồi đáp. Có thể dùng trợ giúp, tư vấn điện tử. Quan sát Dữ liệu tin cậy cao, không có thiên lệch hồi đáp Không thể đo lường nhận thức Dễ thu thập thông tin từ một số nhóm cá thể đặc Thiên lệch dữ liệu có thể đến do sự mệt biệt (trẻ em chẳng hạn) hơn các phương pháp khác mỏi của người quan sát Dễ nhận ra các tác động của mội trường Đơn điệu và đắt tiền Người quan sát phải có mặt, mất nhiều thời gian Người quan sát phải được huấn luyện ___ 4.6 Phân tích, xử lý dữ liệu 4.6.1 Quá trình phân tích, xử lý dữ liệu Sau khi thu thập dữ liệu, quá trình phân tích, xử lý dữ liệu thường được thực hiện theo trình tự mô tả ở hình dưới. Dữ liệu vừa thu thập cần được làm sạch, sắp xếp, xử lý sơ bộ nhằm bảo đảm độ tin cậy và giá trị cho các kết quả phân tích ở bước sau. Việc phân tích phải được tiến hành với các công cụ và quy trình phù hợp (Hai bước này sẽ được trình bày cụ thể hơn ở các mục tiếp theo). Diễn dịch kết quả phân tích cho một cái nhìn chu đáo và toàn diện về vân đề nghiên cứu trên thực tiễn từ mô hình nghiên cứu. Gần như đi liền với diễn dịch là thảo luận dụng kết quả này. Tùy thuộc vào sản phẩm sau cùng của nghiên cứu là thông tin hay hoạch định hành động mà nội dung sẽ là thảo luận, hàm ý ứng dụng hay định hướng hành động, hoạch định chương trình kế hoạch. Trong kinh tế-quản trị kinh doanh, có rât nhiều công cụ và phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu. Các công cụ, phương pháp này thường được giới thiệu trong các môn học cụ thể. Trong phạm vi học phần này, chỉ tóm tắt (1) xử lý số liệu thống kê cơ bản và (2) các công cụ phân tích thường dùng khác. 40
  44. THU THẬP DỮ LIỆU ▼ 1. Chuẩn bị dữ liệu cho phân tích ▼ 2. Phân tích dữ liệu [công cụ+quy trình] ▼ 3. Diễn dịch kết quả phân tích ▼ ▼ 4. Thảo luận, vận dụng kết quả (tùy thuộc loại hình kết quả nghiên cứu) Kết quả nghiên cứu là Thông tin Kết quả nghiên cứu là Hoạch định Thảo luận Đề xuât định hướng hành động Hàm ý ứng dụng Hoạch định các chương trình, kế hoạch ▼ ▼ Các câu hỏi đã được nghiên cứu trả lời thỏa đáng chưa? 4.6.2 Chuẩn bị dữ liệu cho phân tích Gồm các công đoạn: (1) Biên tập, (2) Xử lý hồi đáp rỗng, (3) Mã hóa, (4) Phân nhóm, (5) Nhập dữ liệu. Biên tập: Dữ liệu nhất thiết phải được biên tập, đặc biệt khi thu thập bằng các câu hỏi nửa mở, mở khi hoặc quan sát phi cấu trúc. Tính phân tán, thiếu rõ ràng của nội dung hồi đáp có thể làm cho dữ liệu trở nên không phân tích được. Có thể tiếp xúc lại với người trả lời để xác minh, trong nhiều trường hợp, không thể thực hiện được việc này, hồi đáp buộc phải loại bỏ. Các hồi đáp (bản câu hỏi) qua thư tín có thể không nhất quán và không đầy đủ. Người biên tập có thể suy luận bổ sung các hồi đáp thiếu nếu có cơ sở; nếu không tính nhất quán của hồi đáp là nghiêm trọng, bản hồi đáp phải bị loại. Xử lý hồi đáp rỗng: Rất thường gặp các câu trả lời rỗng (có thể do thiết kế bản câu hỏi). Tỉ lệ này nếu vượt 25% tổng số mục hỏi thì nên loại hồi đáp này. Một số cách gán giá trị cho câu hồi đáp rỗng có thể áp dụng như sau: • Giá trị trung bình của thang đo khoảng cách (mục đo đang sử dụng). • Trung bình của tất cả các hồi đáp từ tất cả người trả lời của mục đo này. • Trung bình của hồi đáp ở tất cả các mục đo có liên quan của người trả lời. • Bỏ trồng (cỡ mẫu giảm 1 đơn vị) Mã hóa 41
  45. Hiện nay có khá nhiều phần mềm hỗ trợ phân tích, xử lý dữ liệu thống kê, trong đó có SPSS. Mã hóa là công đoạn bắt buộc cho dữ liệu cần phải được xử lý với máy tính: gán các trả lời thành các ký số. Thực chất, người thiết kế nghiên cứu phải xác định các công cụ, quy trình phân tích gần như song hành với thiết kế bản câu hỏi. Phân nhóm Việc này rất cần thiết khi có nhiều mục đo cho một biến. Đặt tên, sắp xếp các mục đo theo nhóm giúp phân tích, theo dõi kết quả phân tích được thuận lợi. Nhập dữ liệu Sinh viên xem lại giáo trình thống kê ứng dụng, kinh tế lượng 4.6.3 Phân tích, xử lý số liệu thống kê Các công cụ phân tích số liệu thống kê có thể phục vụ rất nhiều mục tiêu, lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Dữ iệu thu thập qua xử lý sẽ được diễn dịch để cung cấp các thông tin về: (1) hình thái của sự vật hiện tượng qua các thống kê mô tả mẫu và (2) quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu qua quan hệ giữa các biến đo lường được kiểm định. Các thông tin này sẽ là cơ sở cho các bước nghiên cứu hoặc hoạch định hành động tiếp theo. Ví dụ minh họa: hai bản câu hỏi 1. Khảo sát nhu cầu bòi dưỡng năng lực giám đốc doanh nghiệp 2. Chất lượng hoạt động đào tạo của Đại học Nam Cần Thơ (Sinh viên cần: (1) đọc kỹ hai bản câu hỏi này,(2) phân loại biến về mặt thiết kế,(3) phán đoán các thành phần, tiêu chí muốn đo lường, nhóm các biến theo đó, (4) phán đoán các công cụ phân tích mô tả có thể sử dụng) Tóm tắt các công cụ phân tích số liệu thống kê Mô tả Bảng tần số Frequencies Đại lượng thống kê mô tả Descriptives Bảng tổng hợp nhiều biến • Basic/General Table 2 biến định tính • Basic Table 3 biến định tính • Basic Table 1 biến định tính, 1(n) biến định lượng Biểu đồ • Bar • thanh • Pie • bánh • Line • gấp khúc K.định T.bình 2 mẫu độc lập Indepentdent-samples T-Test khác biệt T.bình 2 mẫu phụ thuộc Paired-samples T-Test (T.bình) 42
  46. Phân tích phương sai ANOVA One-way ANOVA K.định Biến định tính Crosstabs quan hệ Biến thứ thự Crosstabs Biến định lượng - tương quan (Correlate) Bivariate Biến định lượng - nhân quả (Regression) Linear Regression Mô tả Trình bày giá trị và sự phân bố của dữ liệu. Dưới đây sẽ giới thiệu tóm tắt các công cụ sử dụng cho thống kê mô tả với phần mềm SPSS. Bảng tần số SPSS: Analyze>Descriptive Statistics>Frequencies Thiết lập bảng gồm các số liệu của của một hay nhiều biến định tính hoặc khoảng cách: • tần số (Frequencies), • tần suất (Percent), • tần suất hợp lệ (Valid percent). • tần suất tích lũy (Cumulative percent). Có thể thực hiện cả việc tính toán các đại lượng thống kê (Statistics - nếu là biến định lượng) và biểu đồ (Charts) trong menu này. Đại lượng thống kê mô tả SPSS: Analyze>Descriptive Statistics>Descriptives Thiết lập bảng gồm các thống kê mẫu của một hay nhiều biến định lượng, thường dùng các thống kê sau: • trung bình (Mean), • độ lệch chuẩn (Std. Deviation), • cực tiểu (Minimum), • cực đại (Maximum). • Sai số chuẩn (SE mean) khi ước lượng trung bình tổng thể Có thể chọn cách sắp xếp thứ tự trình bày theo danh sách biến (Variable list), bảng mẫu tự (Alphabetic), tăng dần (Ascending means) hoặc giảm dần (Descending mean). Bảng tần số và đại lượng thống kê mô tả thường được dùng để người phân tích nhận định tổng quát, phát hiện các bất thường về kết quả đo lường. Để có thông tin rõ hơn, hữu ích hơn cần dùng các bảng thổng hợp nhiều biến. 43
  47. Bảng tổng hợp nhiều biến Bảng hai biến định tính SPSS: Analyze>Custom Table>Basic Tables SPSS: Analyze>Custom Table>General Tables Ví dụ: Sau khi có hồi đáp, ngành kinh doanh được phân thành 4 nhóm: (1) Thương mại, (2) Công nghiệp-Xây dựng, (3) Dịch vụ, (4) Nông nghiệp-Công nghiệp thực phẩm. Lập bảng cơ cấu doanh nghiệp theo loại hình và ngành kinh tế bằng bảng Basic Tables như sau: Biểu đồ Các biểu đồ thanh (bar), tròn (pie), gấp khúc (line) được dùng phổ biến để mô tả trực quan các số liệu thống kê. Tuy biểu đồ không thể có số liệu chi tiết nhưng giúp người đọc/nghe nhìn hình dung dễ dàng và nhanh chóng kết quả đo lường. Màu sắc, hình dáng biểu đồ còn làm cho báo cáo giảm đơn điệu, tăng hấp dẫn. Tuy có thể vẽ biểu đồ bằng SPSS, nhưng việc chuyển số liệu thống kê sang Excel để vẽ sẽ có nhiều thuận lợi hơn nhờ các nối kết với các phần mềm khác cùng các mẫu, màu và định dạng phong phú, sống động hơn. Các kiểm định trị trung bình, kiểm định quan hệ và hồi quy tuyến tính sẽ cho các kết luận chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết đã được đặt ra căn cứ các trị thống kê đặc thù với độ tin cậy mặc định là 95%. Tài liệu sẽ không đề cập đến nội dung này, các ví dụ minh họa chỉ dừng lại ở mức tóm tắt các bước nhập đầu vào cho cho kiểm định. Người đọc cần tham khảo thêm các tài liệu thống kê, sử dụng phần mêm chuyên ngành. Kiểm định khác biệt (trung bình) Dùng kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình giữa hai hoạc nhiều nhóm đối tượng mà nghiên cứu đang quan tâm. Như vậy, mẫu phải có ít nhất một biến định tính (để phân nhóm) và một biến định lượng (để đo trị trung bình). Về thống kê, kiểm định T (T Test) được dùng khi so sánh giá trị trung bình của 2 nhóm. Nếu số nhóm nhiều hơn, phân tích phương sai ANOVA sẽ tiện ích hơn. Kiếm định trị trung bình của hai mẫu độc lập SPSS: Analyze>Compare Means>Independent-samples T Test Hai mẫu được gọi là độc lập khi không có điều kiện ràng buộc giữa các đối tượng của hai mẫu khi so sánh. Thí dụ: kiểm định sự khác biệt mức độ hài lòng của sinh viên về hoạt động đào tạo của Đại học Nam Cần Thơ theo giới tính. kiểm định sự khác biệt vốn kinh doanh, số lượng nhân viên trung bình của theo 2 loại hình doanh nghiệp: nhà nước và TNHH 44
  48. Ở kiểm định T Test, số nhóm so sánh chỉ là 2. Nếu số lượng nhóm nhiều hơn, phân tích ANOVA sẽ hữu hiệu hơn vì có thể cho kết quả so sánh từng cặp với nhau. Thí dụ: kiểm định sự khác biệt điểm trung bình học tập, trung bình rèn luyện của sinh viên Đại học Nam Cần Thơ theo Khoa (05 Khoa). kiểm định sự khác biệt vốn kinh doanh, số lượng nhân viên trung bình của theo 6 loại hình doanh nghiệp. Kiểm định quan hệ Dùng kiểm định sự hiện diện mối quan hệ giữa các biến. Biến định tính Analyze>Descriptive Statistic>Crosstabs Kiểm định sự tồn tại mối quan hệ giữa hai biến định tính (hoặc biến định lượng rời rạc ít giá trị). Kiểm định Chi-Square được dùng cho mục đích này. Thí dụ: Kiểm định quan hệ giữa Độ tuổi và Học vấn của doanh nhân Biến thứ tự Analyze>Descriptive Statistic>Crosstabs Trong trường hợp hai biến cần xác định quan hệ là thứ tự, thay vì dùng kiểm định Chi- square, dùng một trong các đại lượng kiểm định sau đây cho kết quả tốt hơn: (1) Kendall’s tau, (2) Somer’s d, (3) Gamma (trong mục chọn Ordinal của Analyze>Descriptive Statistic>Crosstabs> [Statistic]) Thí dụ: • Kiểm định quan hệ giữa Độ tuổi và Học vấn của doanh nhân Biến định lượng - tương quan Analyze > Correlate >Bivariate Kiểm định tương quan cùng chiều hoặc trái chiều giữa hai biến - nhưng không xác định biến nào là nguyên nhân, biến nào là kết quả. Thí dụ: • Kiểm định tương quan giữa mức độ hài lòng với năng lục giảng viên quan đánh giá của sinh viên. • Kiểm định tương quan giữa nhu cầu học tập của doanh nhân với mức hài lòng của họ về kết quả hoạt động của doanh nghiệp năm qua. Biến định lượng - nhân quả Analyze>Regression>Linear 45
  49. Kiểm định quan hệ nhân quả mà giả thuyết đặt ra giữa một hay nhiều biến độc lập (nguyên nhân) và biến phụ thuộc (kết quả). Nội dung này đã được đề cập nhiều ở học phần Kinh tế lượng v2 Thống kê ứng dụng nên không trình bày ở đây. Thí dụ:Kiểm định tác động của các thành phần chất lượng dịch vụ đào tạo: Giảng viên, Nhân viên, Cơ sở vật chất đến Sự hài lòng của sinh viên. 4.6.4 Một số công cụ phân tích thường dùng khác Phân tích hoạt động kinh doanh Được sử dụng rộng rãi để khảo sát kết quả một hay nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, hoạt động này được phân tích theo nhiều mặt, nhiều tiêu chí, nhiều quan điểm nhằm nhận dạng sâu sắc các yếu tố, nguyên nhân tác động đến kết quả trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Tầm nhìn toàn diện và hiểu biết sâu rộng về thực tế vận hành quá trình sản xuất kinh doanh là hai điều kiện cần cho bảo đảm giá trị kết quả phân tích. Dữ liệu cho nghiên cứu này thường là thứ cấp (các bản báo cáo, sổ sách ) và thu từ nguồn nội bộ tổ chức. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác các nhân tố tác động, các nguyên nhân chính đôi khi cần phải thu thập thêm thông tin sơ cấp hoặc thậm chí cần có thêm nghiên cứu sâu hơn để khẳng định. Do vậy, đối với sinh viên, để có điều kiện sau, cần nỗ lực rất nhiều trong tiếp cận để hiểu biết hoạt động của tổ chức. Thông tin phân tích giúp doanh nghiệp nhận dạng mặt mạnh, mặt yếu, các yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động. Đây là cơ sở cho dự báo và hoạch định tương lai. Nội dung phân tích kinh doanh 1. Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh: sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, giá thành 2. Các chỉ tiêu trên được phân tích trong mối quan hệ với các chỉ tiêu kiền kiện (yếu tố) của quá trình sản xuất kinh doanh: lao động, vốn, đất đai. Các chỉ tiêu và hệ thống chỉ tiêu Cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu thích hợp cho phân tích để thể hiện đủ nội dung nghiên cứu. Có thể phân loại tổng quát như sau : Thuộc tính Phương pháp tính toán chỉ tiêu số lượng chỉ tiêu tuyệt đối chỉ tiêu chất lượng chỉ tiêu tương đối chỉ tiêu bình quân Nhân tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích Là các yếu tố bên trong một hiện tượng hay quá trình mà biến động của nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng, độ lớn, tính chất, độ xác định của chỉ tiêu phân tích. Có thể phân loại tổng quát như sau: 46
  50. Nội dung kinh tế Tính tất yếu Thuộc tính Xu hướng tác động điều kiện kinh doanh Chủ quan số lượng tích cực kết quả sản xuất Khách quan chất lượng tiêu cực Các phương pháp phân tích kinh doanh • Phương pháp chi tiết: Các kết quả kinh doanh được chi tiết hóa theo các hướng sau: (1) bộ phận cấu thành chỉ tiêu, (2) thời gian, (3) địa điểm, để nhận dạng các cấu thành, biến động của chỉ tiêu. • Phương pháp so sánh: Để xác định xu hướng, mức biến động của chỉ tiêu. Cần xác định các mốc để có thể so sánh và bảo đảm tình so sánh được của các chỉ tiêu. • Phương pháp loại trừ: Xác định mức độ ảnh hưởng của một nhân tố bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. Ví dụ, nếu chỉ tiêu I là hàm phụ thuộc 3 biến x, y,z: I =f(x,y,z), thì mức ảnh hưởng của nhân tố x là : I(x)=f(xi, yo, Zo)- f(xo, yo, zo). • Phương pháp liên hệ: Lượng hóa các mối liên hệ giữa các mặt, các bộ phận: Liên hệ cân đối: dựa trên cơ sở sự cân bằng giữa hai mặt một yếu tố hay quá trình. Liên hệ tuyến tính: mối liên hệ theo một hướng xác định giữa hai chỉ tiêu Liên hệ phi tuyến: hai chỉ tiêu có cường độ và hướng liên hệ biến đổi. • Phương pháp hồi quy và tương quan Các công cụ hỗ trợ phân tích để hoạch định • Phân tích SWOT • Các công cụ phân tích đánh giá khác: EFE, IFE, BCG • Đánh giá chuyên gia • Các công cụ hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất, marketing, chiến lược, sản xuất. Các phương pháp định lượng • Giải tích • Quy hoạch tuyến tính • Bài toán vận tải • Chuỗi Markov Phân tích rủi ro • Phân tích độ nhạy • Phân tích tình huống 47
  51. • Mô phỏng Monte Carlo 4.7 Tiến độ & dự toán ngân sách Toàn bộ công việc nghiên cứu cần được trình bày rõ ràng, tối thiểu bằng một sơ đồ Gantt. Trong nhiều trường hợp, cần phải có thêm các kế hoạch phân công với danh mục công việc, lịch trình, trách nhiệm, kết quả phải đạt cụ thể. Dưới đây là bảng tiến độ của một nghiên cứu. Công việc Tuần thứ A Đề cương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 Cơ sở lý thuyết 2 Dàn bài thảo luận 3 Thiết kế bản câu hỏi 4 Soạn thảo 5 Trình bày đề cương B Nghiên cứu sơ bộ 1 Thảo luận nhóm 2 Thang đo - bản câu hỏi Thử và hiệu chỉnh b câu 3 hỏi C Nghiên cứu chính thức 1 Thu thập hồi đáp 2 Phân ích dữ liệu D Soạn thảo báo cáo 1 K quả phần A và B 2 Kết quả phần C 3 Kết luận và kiến nghị 4 Hiệu chỉnh cuối cùng Cách thức trình bày bảng dự toán ngân sách rất đa dạng. Tuy nhiên, dự toán nên đi sát với kế hoạch triển khai, tiến độ để tiện theo dõi, cấp phát và kiểm soát kinh phí. 48
  52. Chương 5 Soạn thảo báo cáo nghiên cứu • Cấu trúc báo cáo • Hình thức trình bày Sau khi phân tích, xử lý dữ liệu, toàn bộ vấn đề nghiên cứu và kết quả giải quyết vấn đề phải được trình bày trong một báo cáo logic, nhất quán và thuyết phục. Giai đoạn này nhiều lúc chiếm khá nhiều thời gian, công sức. Các điều quan trọng sau đây cần được chú ý khi soạn thảo báo cáo: • Xác định rõ đối tượng đọc báo cáo (năng lực, mối quan tâm, mục tiêu, trách nhiệm.) để thiết kế cấu trúc, nội dung thích hợp. • Báo cáo phải đủ thông tin về cách thức tiến hành, dữ liệu thu thập-xử lý trong nghiên cứu để người đọc có thể đánh giá độ tin cậy và giá trị của kết quả. • Thông tin trong báo cáo phải được trình bày một cách trong sáng, mạch lạc, logic và dễ hiểu. 5.1 Cấu trúc báo cáo Các phần chính thường có ở một báo cáo nghiên cứu nói chung như sau: 1. Bìa 2. Lời cảm ơn- Tóm tắt 3. Mục lục - Danh mục bảng - Danh mục hình 4. Giới thiệu/Tổng quan 5. Cơ sở lý thuyết/lý luận 6. Thông tin thực tiễn liên quan đến vấn đề và đối tượng nghiên cứu 7. Mô hình - Phương pháp nghiên cứu 8. Kết quả nghiên cứu 9. Kết luận và đề nghị 10. Tài liệu tham khảo 11. Phụ lục Trên thực tế, câu trúc báo cáo cụ thể còn phụ thuộc vào (1) qui định của tổ chức đặt hàng/ đánh giá nghiên cứu, (2) đặc trưng của chính vân đề nghiên cứu, (3) người đọc, thẩm định nghiên cứu. Riêng về khóa luận tốt nghiệp đại học, người đọc có thể tham khảo khung gợi ý kèm theo tài liệu này. Bìa (Title Page) Các thông tin quan trọng sau cần có: (1) Chủ đề của nghiên cứu, (2) Tên tác giả, (3) Tên tổ chức, chương trình tương ứng - nếu có, (4) Tên tổ chức tài trợ - nếu có. Lời cảm ơn (Preface) - - Tóm tăt (Execute Summary) 49
  53. Lời cảm ơn nêu lên lý do tiến hành nghiên cứu và cảm tạ các cá nhân, tổ chức - trong nhiều trường hợp, không nhất thiết phải có. Trong khi đó, tóm tắt nhất thiết phải trình bày được khái lược toàn bộ nghiên cứu để người đọc có thể hình dung các trọng điểm và định hướng quan tâm đến các nội dung thành phần. Người có chức trách thường đọc và đôi khi chỉ đọc phần này. Tóm tắt có độ dài không nên quá 5% tổng số trang nội dung. Mục lục (Table of Contents) Gồm 3 phần cơ bản, trình bày tiêu đề và số trang tương ứng • Mục lục (nội dung chính) • Danh mục Hình • Danh mục Bảng Có thể có thêm (1) Danh mục Phụ lục và (2) Danh mục các chữ viết tắt. Kết thúc mục lục là khởi đầu của nội dung chính. Người đọc cần tham khảo thêm khung gợi ý cho khóa luận tốt nghiệp, dưới đây đề cập thêm một số điểm quan trọng cho 04 phần dưới đây: . Tổng quan/Giới thiệu vấn đề . Cơ sở lý thuyết* . Các dữ liệu thực tiễn liên quan đến vấn đề* . Mô hình* - Phương pháp nghiên cứu *có thể có hoặc không 1. Đối với doanh nghiệp, việc trình bày cơ sở lý thuyết thường là không cần thiết vì phân nhiều là các nghiên cứu lập lại. Khi thực sự cần thiết (do vấn đề là mới hoặc ít được phổ biến.), có thể trình bày nhưng cần ngắn gọn, chi tiết có thể đưa sang phần phụ lục. 2. Đối với các khóa luận tốt nhiệp/chuyên đề thực tập, các dữ liệu thực tiễn thường là các thông tin chung về doanh nghiệp; thông tin cơ sở cho việc hiểu rõ vấn đề và xác lập mô hình. Do vậy, không đưa vào các thông tin xa, ít liên quan. 3. Cần nhắc lại, mô hình không nhất thiết là một hình vẽ mà là sự mô tả tổng quát vấn đề nghiên cứu qua các khái niệm và mối quan hệ giữa chúng. Mô hình không nhất thiết phải trình bày tường minh và có thể ghép chung với phương pháp nghiên cứu. 4. Phát biểu giả thuyết nghiên cứu (và kết quả kiểm định) cần được cân nhắc khi trình bày tường minh cho doanh nghiệp vì tính hàn lâm của nó. Trên thực tê, giả thuyết và kiểm định giả thuyết vẫn được thực hiện nhưng trình bày với hình thức khác: trực tiếp, cụ thể. Kết quả nghiên cứu 50
  54. Đây là phần chính của báo cáo, trong đó, kết quả nghiên cứu phải được trình bày với sự hỗ trợ của bảng, hình một các mạch lạc, chặt chẽ, có hệ thống và hợp lý. Gần như không có dạng thức chung nào cho cấu trúc trình bày, dưới đây là một số dạng tham khảo • Trình tự xuất hiện: phù hợp cho nghiên cứu trường hợp (case study), các khảo cứu dọc/kinh tuyến hay khảo sát các quá trình và tác nhân của quá trình • Tiêu chí hay chủ điểm: có thể dùng (1) các chủ đề của bản câu hỏi, (2) danh sách các khái niệm, biến hoặc (3) các giả thuyết để làm chủ điểm trình bày. • Thứ tự/Địa điểm: trình bày theo vị trí/khu vực/vùng của không gian nghiên cứu. • Mức quan trọng Nội dung phần này có thể dài, phức tạp. Do vậy, có thể đặt các phần tóm tắt và hoặc rút ra kết xuất tổng hợp sau một số điểm phân tích cùng một chủ điểm . Kết luận và đề xuất Trước hết, phần này đưa ra các kết luận dựa vào kết quả đã được đánh giá từ dữ liệu thu thập ở phần trước. Các kết luận này ra cần hướng đến mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu hoặc giả thuyết nghiên cứu đã nêu ra. Nếu dữ liệu không đủ cho rút ra kết luận, phải nêu rõ điều này. Các đề xuất, kiến nghị phải căn cứ vào kết quả nghiên cứu và kết luận. Nếu các đề xuất, kiến nghị đã được đề cập rải rác ở phần trước, cần tổng kết và tổng hợp tại đây. Phần nội dung chính kết thúc ở đây, hai phần sau là các thông tin bổ trợ Tài liệu tham khảo (Bibliographies/References) Là danh mục các tác giả cùng tên và các thông tin cơ bản khác của tài liệu trích dẫn, được sử dụng cho nghiên cứu. Cách chú dẫn trong phần nội dung phải nhất quán với danh mục này. Có một số qui định trích dẫn, tham khảo thêm qui định trình bày của Đại học Nam Cần Thơ. Phụ lục Gồm các thông tin, dữ liệu chi tiết, chuyên sâu hơn để khẳng định thêm tính chính xác, khách quan và giá trị của nghiên cứu, chẳng hạn: (1) bản câu hỏi/khung phỏng vấn/thảo luận, (2) dữ liệu gốc, (3) hình ảnh/bản vẽ minh họa, (4) bảng số liệu phân tích sâu, (5) danh sách các thành viên/khung mẫu. 5.2 Hình thức Các khóa luận/luận văn/bài báo khoa học .phải chấp hành các qui định hoặc tiêu chuẩn trình bày (Tham khảo thêm Qui định hình thức trình bày báo cáo NCKH của ĐH NCT) tùy yêu cầu tổ chức tiếp nhận báo cáo. Dưới đây trình bày thêm một số điểm cho báo cáo nghiên cứu quản trị kinh doanh nói chung 1. Tiêu đề và đánh số mục • Nên đánh số ma trận, nhưng hạn chế đánh số đến cấp 4. • Có thể dùng format khác nhau cho các cấp tiêu đề thay cho đánh số 51
  55. • Nên dùng chức năng Format/Style và Insert/Reference/Table and Index trong MS Word. 2. Hành văn và phong cách trình bày Cần tránh các lỗi diễn đạt sau đây: • Kiểu điện báo: báo cáo gồm các câu rời rạc, không kết nối chặt, logic. • Câu dài và phức tạp • Dùng văn nói cho văn viết • Thiếu bảng, hình minh họa Một số lưu ý khác • Khi diễn dịch kết quả từ dữ liệu, không nên (1) lập lại thuần túy số liệu đã được biểu tdiễn trên bảng hoặc hình, (2) dùng vửa bảng và hình biểu diễn một số liệu, (3) đưa ra các lý giải chủ quan không có cơ sở. • Tránh dùng các từ “tôi”, “chúng tôi”. Nên dùng các câu thụ động. • Cần viết câu gọn gàng, sáng sủa, đơn giản. Câu không thể hiểu hai ý. Mỗi đoạn văn phải chuyển tải tương đối trọn vẹn một ý, một nội dung nhưng cũng không nên quá dài (>10 dòng). • Hình thức trình bày rất quan trọng, nó tạo ấn tượng tốt ban đầu cho người đọc và có thể giúp nâng cao hiệu quả tiếp nhận thông tin. • Một bản báo cáo hoàn chỉnh phải được hiệu chỉnh không ít hơn o4 lần. Cần in, tự đọc, tự rà soát và nhờ người khác kiểm tra, hiểu chỉnh cả nội dung lẫn hình thức trước khi đưa ra bản cuối cùng. 52