Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

pdf 11 trang Gia Huy 18/05/2022 3710
Bạn đang xem tài liệu "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftrach_nhiem_xa_hoi_cua_doanh_nghiep_trong_boi_canh_viet_nam.pdf

Nội dung text: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

  1. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI TS. Hoàng Thanh Tùng TS. Nguyễn Thị Vân Anh Trƣờng Đại học Lao động - Xã hội Tóm lược: Những yêu cầu khắt khe trong việc tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) tại các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu (EVFTA) không ngừng tăng lên, sẽ là những áp lực rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực tế này đòi h i các doanh nghiệp cần phải nhận thức và nghiêm túc thực hiện CSR, biến CSR làm công cụ đắc lực nh m tạo ra ưu thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Trong bài viết nhóm tác giả đề cập đến các quan điểm về CSR; những nội dung về CSR; những lợi ích c ng như những thách thức đặt ra khi thực hiện CSR trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Từ đó nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp đối với cơ quan nhà nước và đối với doanh nghiệp nh m tăng cường thực hiện CSR ở Việt Nam. Từ khóa: Doanh nghiệp và hội nhập kinh tế; Hiệp định thương mại tự do; Phát triển bền vững; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi Việt Nam tham gia các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới 1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Cho đến nay, đã có khá nhiều khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Coporate Social Responsibility - CSR) dưới những cái tên khác nhau như tính bền vững của doanh nghiệp, doanh nghiệp bền vững, lương tâm của doanh nghiệp, bổn phận của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có trách nhiệm, là một dạng của hoạt động tự điều chỉnh trong kinh doanh của các doanh nghiệp [6]. Nhiều học giả quan tâm nghiên cứu và đã đưa ra những quan điểm của mình để làm rõ hơn khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Quan điểm của Friedman (1970) [6]: “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được thể hiện qua việc sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh để gia tăng lợi nhuận, mi n là doanh nghiệp đó thực hiện đúng luật, đúng nghĩa vụ pháp lý quy định, có trách nhiệm tuân thủ các Bộ luật quy đinh liên quan đến hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận”. Với quan điểm này, Friedman nhấn mạnh trách nhiệm về pháp lý mà các doanh nghiệp chỉ cần phải nghiêm chỉnh tuân thủ đó là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, miễn là doanh nghiệp kinh doanh đúng luật. Quan điểm của Davis (1973) [3] “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bao gồm không chỉ có sự đáp ứng và kết hợp tất cả các nhu cầu, yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật và luật pháp, mà còn cần phải đạt được các mục tiêu xã hội c ng tốt như các mục tiêu kinh tế với mức độ cao 980
  2. hơn”. Quan điểm của Davis có yêu cầu về trách nhiệm xã hội với mức cao hơn so với Friedman, thể hiện ngoài việc doanh nghiệp phải thực hiện đúng pháp luật thì còn phải đạt đến các hiệu quả và lợi ích mang tính xã hội. Chuyên gia tư vấn cao cấp Phạm Ngọc Thanh trong bài viết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã đồng thuận với quan điểm của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân - Ngân hàng Thế giới [9]: “Trách nhiệm xã hội là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nh m nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp c ng như phát triển chung của xã hội”. Khi cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi và yêu cầu từ khách hàng ngày càng cao; xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe đối với doanh nghiệp thì các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, đào tạo và phát triển nhân viên góp phần phát triển cộng đồng Theo quan điểm này, thì trách nhiệm xã hội là trách nhiệm hướng tới sự phát triển bền vững không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả xã hội, nhằm đảm bảo cân bằng lợi ích của các bên liên quan cả trong hiện tại và tương lai. Với nghiên cứu xây dựng mô hình trách nhiệm xã hội, Caroll (1991) đã khẳng định [1]: “Doanh nghiệp như là một cơ thể sống; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là thực hiện gánh vác các nghĩa vụ: nghĩa vụ kinh tế, pháp lý, đạo đức và nghĩa vụ nhân văn mà các bên liên quan đã áp đặt hay mong đợi, kỳ vọng lên các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”. Carroll đã khái quát hoá các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua thực hiện bốn nghĩa vụ từ cấp độ thấp mang bắt buộc đến cấp độ cao mang tính tự nguyện, thiện nguyện nhân văn. Bốn nghĩa vụ đó cụ thể được thể hiện bởi tháp trách nhiệm xã hội được Caroll khái quát bởi Hình 1 sau: Nguồn: Carroll, A 1991 [1] Hình 1. Tháp trách nhiệm xã hội của Caroll 981
  3. Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế trong ISO 26000:2010 [5] cho rằng: “Trách nhiệm xã hội là trách nhiệm của một tổ chức đối với các tác động của các quyết định và hoạt động của doanh nghiệp đó lên xã hội và môi trường, thông qua hành vi minh bạch và mang tính đạo đức, góp phần vào sự phát triển bền vững, bao gồm cả sức kh e và phúc lợi xã hội, quan tâm đến mong muốn của các bên liên quan; là tuân thủ theo pháp luật hiện hành và các tiêu chuẩn quốc tế về hành vi, kết nối toàn tổ chức và được thể hiện trong các mối quan hệ của tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng của mình”. Cho đến nay, vẫn còn tồn tại những tranh cãi liên quan đến một khái niệm rõ ràng và thống nhất về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và chưa có một khái niệm chính thống nào cho mọi quan điểm. Mỗi học giả trên thế giới lại có những tiếp cận khác nhau về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sử dụng những thuật ngữ khác nhau để giải thích về vấn đề này như là đạo đức doanh nghiệp, doanh nghiệp bền vững, đầu tư trách nhiệm xã hội và trách nhiệm doanh nghiệp Trên cơ sở tổng hợp các quan điểm khác nhau về trách nhiệm xã hội, nhóm tác giả tiếp cận với khái niệm: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là việc doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn với tất cả các bên liên quan cả hiện tại và tương lai nh m hướng tới sự phát triển bền vững”. Với cách tiếp cận này, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu là sự gia tăng những tác động tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực đến các đối tượng liên quan hướng tới sự phát triển bền vững. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thể hiện ở trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng; trách nhiệm bảo vệ môi trường; trách nhiệm đối với người lao động và trách nhiệm với cộng đồng với xã hội, bao gồm một số các nội dung như: - Sản xuất kinh doanh gắn liền với bảo vệ môi trường. - Kinh doanh những sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng và có ích cho xã hội. - Đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên liên quan như cổ đông, người lao động, nhà nước, môi trường, xã hội. - Tích cực tổ chức thực hiện các hoạt động vì cộng đồng, đem lại lợi ích cho xã hội. 1.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới Thuật ngữ ―Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới‖ được sử dụng để chỉ các FTA với những cam kết sâu rộng và toàn diện, bao hàm những cam kết về tự do thương mại hàng hóa và dịch vụ như các ―FTA truyền thống‖; mức độ cam kết sâu nhất (cắt giảm thuế gần như về 0%, có thể có lộ trình); có cơ chế thực thi chặt chẽ và đồng thời bao hàm cả những lĩnh vực được coi là ―phi truyền thống‖ như: Lao động, môi trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, minh bạch hóa, cơ chế giải quyết tranh chấp về đầu tư Việt Nam hiện nay đã tham gia một số FTA thế hệ mới, trong đó nổi bật là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) – EVFTA. [10] 982
  4. Trong hầu hết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đều có nội dung đề cao vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong kinh doanh, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ pháp lý, thể hiện rõ nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp khi tham gia. Vấn đề này thể hiện rất rõ và đặc biệt đƣợc nhấn mạnh trong đàm phán hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng và đƣợc bảo lƣu trong hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Trong đó, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phải thể hiện cụ thể các yêu cầu bắt buộc, các nghĩa vụ mang tính kinh tế, pháp lý, đạo đức nhân văn và được nhấn mạnh trên sáu khía cạnh [11]: (1). Bảo vệ môi trường; (2). Đóng góp cho cộng đồng xã hội; (3). Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; (4). Bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng; (5). Quan hệ tốt với người lao động; (6). Đảm bảo lợi ích cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp. Với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), chương 13 – Thương mại và Phát triển bền vững là các cam kết liên quan tới các vấn đề về phát triển bền vững, bao gồm 17 điều chia thành 3 nội dung. Trong đó nội dung thứ hai liên quan đến các cam kết về các khía cạnh cụ thể của phát triển bền vững (lao động, môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp). Trong đó nội dung về trách nhiệm xã hội quy định [12]: - Việt Nam và EU cam kết về thúc đẩy trách nhiệm xã hội thông qua các hình thức hợp tác, trao đổi thông tin, ban hành các chính sách khuyến khích trách nhiệm xã hội. - EVFTA nhấn mạnh yêu cầu không được sử dụng các biện pháp liên quan tới trách nhiệm xã hội theo cách có thể dẫn tới hệ quả phân biệt đối xử hoặc hạn chế thương mại. Như vậy, có thể thấycác hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đều thể hiện những yêu cầu cao hơn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với sản phẩm dịch vụ cung cấp vì lợi ích của các bên liên quan như bảo vệ môi trường, quyền và lợi ích người lao động, hài hòa quyền lợi doanh nghiệp và nhà nước, đảm bảo phát triển bền vững Tuy nhiên, việc thực hiện trách nhiệm xã hội là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam chƣa quan tâm đúng mức. Trước khi Việt Nam chính thức ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có một nghiên cứu khảo sát về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với nội dung an toàn bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường tại 75 doanh nghiệp thuộc 5 ngành Da Giày – Dệt May, Thuỷ sản, Khai thác mỏ, Xây dựng và Dịch vụ – Thương mại tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Quảng Ninh. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 63,2% các doanh nghiệp được khảo sát đã có cam kết của lãnh đạo về việc thực hiện các quy định trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, trong đó ngành Da Giầy – Dệt May đạt mức cao nhất là 82,9%, tiếp theo đến ngành Khai thác mỏ với tỷ lệ 61,7% và thấp nhất ở ngành Xây dựng chỉ đạt 54,2%. Tuy nhiên, mặc dù đã có những cam kết trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhưng việc xây dựng chính sách để thực hiện cam kết vẫn còn nhiều hạn 983
  5. chế. Tính trung bình chỉ có 54,7% tổng số doanh nghiệp đã có cam kết có chính sách để thực hiện các cam kết về an toàn bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường. Trong đó, ngành Khai thác mỏ đạt cao nhất với tỷ lệ 76,7%, tiếp theo là ngành Da Giầy – Dệt May với tỷ lệ 61% và thấp nhất ở ngành Dịch vụ – Thương mại chỉ đạt tỷ lệ 37,3%. [2] Vì vậy, trước các quy định về trách nhiệm xã hội trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ngày càng khắt khe hơn, các doanh nghiệp cần nhận thức được rõ và sâu sắc hơn những lợi thế cũng như những thách thức, rào cản với những yêu cầu bắt buộc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để vượt qua bức tường ―vô hình‖ ngày càng ―cao‖ này. 2. Lợi ích và thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội 2.1. Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cần được xem như là một trong những chiến lược kinh doanh hơn là những quy định hay từ thiện bắt buộc. Triển khai tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không những giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết được những vấn đề mang tính chiến lược liên quan đến hoạt động kinh doanh và các vấn đề về xã hội. Có thể nhận diện được những lợi ích trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với các doanh nghiệp khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, bao gồm: Thực hiện CSR góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp: Thương hiệu doanh nghiệp được vun đắp từ hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội, gần nhất là trách nhiệm xã hội đối với khách hàng. Việc thực hiện nghiêm túc trách nhiệm xã hội tạo niềm tin cho người tiêu dùng đối với doanh nghiệp, từ đó đóng góp hình thành có giá trị thương hiệu vô hình, và đóng góp mạnh mẽ cho sự gia tăng giá trị hữu hình của doanh nghiệp và quốc gia. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội là vì con người, vì chất lượng cuộc sống của con người, niềm tin của con người, từ đó xây dựng uy tín của doanh nghiệp. Quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp bảo vệ danh tiếng và gia tăng lợi thế cạnh tranh. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như hiện nay, trách nhiệm xã hội được coi là công cụ hữu hiệu để những người làm truyền thông doanh nghiệp phát triển thương hiệu và gia tăng sự gắn kết của người tiêu dùng với thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Gần 90% doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report nhận định Uy tín Doanh nghiệp là động lực thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội. Nói cách khác, chính trách nhiệm xã hội sẽ là bậc thang để doanh nghiệp thuyết phục niềm tin của người tiêu dùng và của cả cộng đồng. Triển khai tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. [8] 984
  6. Thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp: Vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội trong chiến lược kinh doanh, tiếp thị của doanh nghiệp thu hút sự quan tâm đặc biệt nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Khảo sát do Viện Khoa học Lao động và Xã hội tiến hành trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành có sử dụng nhiều lao động là dệt may và da giầy cho thấy, nhờ thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%/năm, năng suất lao động và tỷ lệ hàng xuất khẩu cũng tăng đáng kể. [4] Bên cạnh đó, trách nhiệm xã hội có mối liên hệ tích cực đến lợi nhuận đầu tư, tài sản và mức doanh thu, trách nhiệm xã hội sẽ tạo ra cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức. Thực hiện trách nhiệm xã hội giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất an toàn, tiết kiệm. Bởi vậy, những doanh nghiệp thành công nhất chính là các doanh nghiệp nhận thức được vai trò quan trọng của trách nhiệm xã hội và áp dụng nó vào thực tiễn sản xuất. Ngoài hiệu quả kinh tế trực tiếp trong việc thúc đẩy tăng năng suất, tăng doanh thu và giảm chi phí sản xuất qua đó tăng lợi nhuận, doanh nghiệp còn hưởng lợi từ việc tạo dựng được hình ảnh, có sự gắn bó và hài hòa của người lao động, thu hút được lao động có chuyên môn cao. Thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần thu hút nguồn lao động gi i: Nguồn lao động giỏi, có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, có chế độ bảo hiểm y tế và môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nguồn nhân lực có chất lượng cao. Bên cạnh đó, đầu tư phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn. Thực hiện trách nhiệm xã hội là giải pháp phát triển bền vững cho doanh nghiệp: Việc thực hiện trách nhiệm xã hội là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng đây là cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. Việc chủ động đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần đảm bảo cân bằng lợi ích, để thích ứng với sự biến động của môi trường kinh doanh toàn cầu với yêu cầu ngày càng khắt khe. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội và không ít thách thức. Khi lợi thế về giá nhân công rẻ hay nguồn tài nguyên phong phú không còn là của riêng Việt Nam nữa thì các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải bổ sung thêm cho mình năng lực cạnh tranh mới. Sớm nhận thức được và thực hiện nghiêm túc trách nhiệm xã hội chính là một công cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp Việt Nam chiếm được ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực, trách nhiệm xã hội có thể là chìa khoá để các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường thế giới. 985
  7. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia: Trách nhiệm xã hội là xu thế tất yếu mang tính toàn cầu, thực hiện trách nhiệm xã hội là tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế trong bối cảnh mới; không mâu thuẫn với lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội trước hết là việc thực hiện tốt các yêu cầu Luật lao động, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, cũng chính là góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của quốc gia trên trường quốc tế. Thực hiện trách nhiệm xã hội giúp tham gia và phát triển được trong chuỗi cung ứng của thế giới khi xây dựng được danh sách khách hàng bền vững, mối quan hệ bền vững và hiệu quả với các nhà cung ứng, giải quyết tốt khâu nguyên liệu đầu vào, đầu ra theo tiêu chuẩn. Như vậy, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam là một công việc vô cùng cần thiết trong bối cảnh Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Chủ động thực hiện trách nhiệm xã hội theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, an sinh xã hội của người lao động và bảo vệ môi trường chung vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, lợi ích cho xã hội, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia và hỗ trợ thực hiện tốt hơn pháp luật về lao động tại Việt Nam. 2.2. Những thách thức đối với doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội Trong một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã cho thấy, một số rào cản và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội như: (i) Nhận thức về khái niệm trách nhiệm xã hội còn hạn chế; (ii) Năng suất bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng thời nhiều bộ quy tắc ứng xử COC (Code of Conduct); (iii) Thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa); (iv) Sự nhầm lẫn do khác biệt giữa qui định của trách nhiệm xã hội và Bộ luật Lao động; (v) Những quy định trong nước ảnh hưởng tới việc thực hiện các COC. [9] Những doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report cho biết vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội tại Việt Nam hiện nay còn gặp một số khó khăn nhất định, trong đó nổi bật là 3 thách thức chính: (i) Nhận thức về trách nhiệm xã hội mới dừng lại ở các hoạt động tài trợ; (ii) Thiếu những chính sách khuyến khích, hỗ trợ từ phía Chính phủ; và (iii) Đánh giá từ chính doanh nghiệp là các hoạt động trách nhiệm xã hội không đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. [8] Trước bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, việc tuân thủ những cam kết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dường như chưa được quan tâm đúng mức. Với nghiên cứu của WB và kết quả khảo sát của Vietnam Report có thể thấy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam còn tương đối khó khăn với ba nguyên nhân chính, đó là nguyên nhân về nhận thức, nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân pháp lý. Diễn giải cụ thể hơn về những rào cản, thách thức từ những nguyên nhân nói trên đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội ở Việt Nam như sau: Trước hết, do sự hiểu biết của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội là chưa đầy đủ, nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu đơn thuần là như một hoạt động từ thiện mà chưa hiểu rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội là phải thể hiện trong toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh 986
  8. của doanh nghiệp. Do đó, không ít doanh nghiệp một mặt vẫn tham gia tích cực các hoạt động nhân đạo, từ thiện, nhưng mặt khác, vẫn lao vào vòng quay lợi nhuận, dẫn đến kinh doanh không lành mạnh theo kiểu buôn bán chụp giật, tranh thủ các khe hở của cơ chế, chính sách thị trường do Nhà nước ban hành để kiếm lời Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường. Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các dòng sông và cộng đồng dân cư của các Công ty Miwon, Formosa Hà Tĩnh, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty Giấy Việt Trì, công ty Hyundai Vinashin (Khánh Hòa) Hay, các vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người, như nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư, bánh phở chứa phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm, vấn đề an toàn lao động cho người lao động đã và đang gây bức xúc cho xã hội. Thứ hai là thách thức về mặt kinh tế. Do các doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, không đủ tiềm lực tài chính, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị, chưa đạt được hiệu quả kinh tế và chỉ có thể cung ứng cho một số thị trường nhất định. Những doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu cơ hội tiếp cận trực tiếp với các mạng lưới và thị trường quốc tế, tiềm năng kinh tế có hạn, do vậy bị thiếu hụt nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội. Những nhà quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phải đối mặt với một giai đoạn khó khăn do sức ép về giá cả và giá trị gia tăng thấp trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Những áp lực này tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam coi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gánh nặng, là trách nhiệm phải thực hiện hơn là cơ hội phát triển. Thứ ba là trách nhiệm pháp lý, hiện nay trình độ hiểu biết về pháp luật và tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Những quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã được đề cao và có nhiều tiến bộ, song việc tuân thủ pháp luật hay các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của doanh nghiệp còn chưa nghiêm túc. Số vụ việc vi phạm trách nhiệm xã hội liên quan đến việc sản xuất, mua bán hàng hóa dịch vụ như gian lận trong kinh doanh, sản xuất hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường để tối đa hóa lợi nhuận; nợ đọng bảo hiểm xã hội, không đảm bảo quyền lợi về lương, thưởng, thời gian làm thêm, nghỉ giữa giờ và các chế độ phúc lợi khác cho người lao động còn diễn ra khá phổ biến, trong khi việc xử lý các vi phạm này còn chưa triệt để và gặp nhiều khó khăn. Mặc dù đã có những cơ quan chuyên trách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở trung ương và địa phương nhưng hiệu quả hoạt động của các tổ chức này là chưa cao và còn nhiều bất cập, khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng thường phải gánh chịu những thua thiệt và tự mình rút kinh nghiệm cho các hoạt động mua bán tiếp theo. Để xảy ra tình trạng này, một phần do nguồn lực của các cơ quan thẩm quyền còn khá hạn chế, tính chất phức tạp hoặc nhỏ lẻ của các vụ 987
  9. việc, tính nghiêm minh của luật pháp, tinh thần thái độ thiếu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong kinh doanh hiện nay chưa cao. 3. Giải pháp tăng cƣờng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới 3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý thuận lợi bình đẳng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội. Vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phải tạo ra môi trường pháp luật hoàn chỉnh, một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các yêu cầu của Luật lao động, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư; đồng thời quản lý, nâng cao tiêu chuẩn lao động và thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện hoàn thiện, nâng cao tiêu chuẩn lao động theo xu hướng quốc tế và các điều khoản trong các hiệp định thương mại. Ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Các cơ quan quản lý nhà nước phải có các biện pháp đủ mạnh để xử lý vi phạm của các doanh nghiệp vi phạm trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Kiên quyết xử lý các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường hoặc sản phẩm không đảm bảo chất lượng đặc biệt là nông sản, thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dung. Có chế tài xử lý nghiêm các doanh nghiệp chây ỳ, nợ đọng bảo hiểm xã hội. Đồng thời, cần tăng cường các hình thức khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với các doanh nghiệp tự giác và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, như tặng giải thưởng trách nhiệm xã hội, thương hiệu xanh , cấp chứng chỉ cho các doanh nghiệp bảo đảm các yêu cầu liên quan đến các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội trong các bộ quy tắc ứng xử được áp dụng Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội, lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan truyền thông cần tuyên truyền, giáo dục cho tất cả các doanh nghiệp, trước hết là các chủ doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phải làm cho họ hiểu rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải chỉ thực hiện công tác từ thiện. Phải làm sao cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trở thành động cơ bên trong của các chủ doanh nghiệp. Việc tuyên truyền có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức như qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo khoa học Tổ chức tập huấn về trách nhiệm xã hội cho các tổ chức, các doanh nghiệp, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp nhằm phổ biến, cập nhật thông tin về trách nhiệm xã hội, các bộ quy tắc ứng xử, các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội liên quan. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về CSR cho mọi thành phần trong xã hội sẽ có tác dụng đồng sáng tạo, tự điều chỉnh, tự tác động, quan hệ tương hỗ lẫn nhau, điều chỉnh giám sát lẫn nhau, tạo ra quyền lực mềm điều chỉnh giữa các bên trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội. 988
  10. Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp đồng hành c ng doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội. Đẩy mạnh vai trò, tăng cường sự phố hợp của các hiệp hội nghề như Hội Dệt may, Hội Da - Giày, Hội Xuất khẩu thuỷ sản; của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các bộ, ngành trong việc hình thành các kênh thông tin về trách nhiệm xã hội cho các doanh nghiệp; Tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội và các bộ quy tắc ứng xử 3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp Nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thường xuyên tìm hiểu, cập nhật nội dung các nghĩa vụ trong thực hiện trách nhiệm xã hội, từng bước xây dựng đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm xã hội cao, hiểu rõ mối quan hệ biện chứng, quan hệ nhân quả giữa việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong hoạt động kinh doanh với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần thấy được lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội, phân tích xu hướng và đòi hỏi của thị trường trong bối cảnh hội nhập có liên quan đến trách nhiệm xã hội từ đó quan tâm hơn đến thực hiện trách nhiệm xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh. Một trong những nội dung thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là đảm bảo hài hòa quyền lợi của doanh nghiệp và của nhà nước thông qua nghĩa vụ thuế. Làm tốt các nghĩa vụ thuế, không trốn thuế, gia hạn thuế, mua bán hóa đơn, chứng từ chính là một trong những cách thực hiện trách nhiệm xã hội thiết thực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm các bộ luật như Luật Thương mại, Luật bảo vệ người tiêu dùng, Luật cạnh tranh, Luật doanh nghiệp và các Nghị định của Chính phủ liên quan thể hiện rõ trách nhiệm về mặt pháp lý và đảm bảo nghĩa vụ kinh tế cho các bên liên quan đến các hoạt động thương mại sản phẩm – dịch vụ của mình. Đề cao ý thức bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong các hiệu định thương mại tự do thế hệ mới, yêu cầu về bảo vệ môi trường phát triển bền vững được đặc biệt coi trọng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà có hành vi gây tổn hại đến môi trường sẽ không có cơ hội tham gia. Vì vậy, doanh nghiệp cần nghiên cứu đổi mới, ứng dụng công nghệ hiện đại, nghiên chỉnh tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, kiên quyết không vì mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp mà có hành vi gây ảnh hưởng đến môi trường. Xây dựng bộ cam kết và triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội. Doanh nghiệp phải trung thực và quan tâm thực sự đến trách nhiệm xã hội; tiến hành xây dựng bộ cam kết trách nhiệm xã hội tới từng thành viên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp xây dựng bộ quy tắc ứng xử, phát triển các hoạt động thực thi trách nhiệm xã hội, coi đó làm nguyên tắc thực hiện, nâng cao nhận thức và thu hút nhân viên cam kết thực hiện. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải gắn các nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm xã hội trong mọi giai đoạn triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh, từ thu mua, sản xuất, tiêu thụ, thông tin sản phẩm, quảng cáo, giao nhận hàng, chất lượng, đấu thầu Đồng thời, doanh nghiệp cần có hình thức thưởng phạt cụ thể với nhân viên khi thực hiện trách nhiệm xã hội. Việc sử dụng các hệ thống thưởng phạt là 989
  11. quan trọng để giữ nhân viên năng động và có trách nhiệm, tạo động lực cho nhân viên trong quá trình thực hiện trong trách nhiệm xã hội. Các doanh nghiệp phải làm cho nhân viên của mình hiểu được ý nghĩa của trách nhiệm xã hội và nỗ lực tập trung việc thực hiện. Với chế độ đánh giá và khen thưởng thỏa đáng, doanh nghiệp tạo cho nhân viên có động cơ làm việc và sẵn sàng tham gia trách nhiệm xã hội, từ đó sẽ giúp đạt được mục tiêu chiến lược trách nhiệm xã hội. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cùng cần chú ý tới ý kiến của các đối tượng hữu quan qua mạng xã hội, các kênh truyền thông về việc thực hiện các nghĩa vụ trách nhiệm xã hội của doanh nghệp để tuyên truyền cũng như điều chỉnh thực hiện hiệu quả, thực hành việc đánh giá và cải tiến triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Với thực tế tình hình hình thực hiện trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và những yêu cầu khắt khe về việc tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đòi h i các doanh nghiệp cần phải nhận thức và nghiêm túc thực hiện trách nhiệm xã hội, biến trách nhiệm xã hội thành công cụ đắc lực nh m tạo ra ưu thế cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế hội nhập. Các doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là đơn vị làm kinh tế, mà phải như một công dân có trách nhiệm xã hội cao và luôn phấn đấu để xây dựng một xã hội tốt đẹp và b n vững hơn. Những doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội chính là chìa khóa, là cơ hội để có thể tiếp cận với thị trường quốc tế trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay của Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Carroll, A (1991), The Pyramid of Corporate Social Responsibility: Toward the Moral Management of Organizational Stakeholders‘, Business Horizons, Vol.34, (4), Pages 39-48 2. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2013), Thực hiện trách nhiện xã hội trong lĩnh vực An toàn, bảo vệ sức kh e và bảo vệ môi trường cho người lao động tại các doanh nghiệp Việt nam, truy cập ngày 21/12/2019 3. Davis, K. (1973), The case for and against business assumption of social responsibilities. Academy of Management Journal, Vol.16 (2), pp.312-322 4. Mạnh Hồng (2019), CSR thúc đẩy kinh doanh của doanh nghiệp, Thời báo Ngân hàng, Website: 84417.html, ngày truy cập 18/12/2019 5. International Standard ISO 26000, Guidance on social responsibility, First edition, Nov. 2010 6. Friedman, M. (1970). The social responsibility of business is to increase its profits, Corporate Ethics and Corporate Governance, Pages. 173-178, truy cập ngày 22/12/2019 7. Sheehy, Benedict (2015). Defining CSR: Problems and Solutions. Journal of Business Ethics, Vol.131 (3), pages.625–648. 990