Triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong bước chuyển biến quan trọng từ năm 2017

pdf 10 trang Gia Huy 19/05/2022 2250
Bạn đang xem tài liệu "Triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong bước chuyển biến quan trọng từ năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftrien_vong_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_tai_viet_nam_trong_bu.pdf

Nội dung text: Triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong bước chuyển biến quan trọng từ năm 2017

  1. TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG BƯỚC CHUYỂN BIẾN QUAN TRỌNG TỪ NĂM 2017 PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Tính đến hết năm 2016, quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký tại Việt Nam đạt 295,627 tỷ đô-la Mỹ. Vốn FDI đăng ký duy trì khá ổn định sau thời điểm tăng đột biến vào năm 2008 cho thấy tiềm năng lớn về FDI tại Việt Nam. Nếu quan sát động thái giải ngân có thể thấy quy mô FDI thực hiện tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển biến quan trọng với triển vọng mới của sự phát triển theo chiều sâu dòng vốn này. Đến hết năm 2016, tổng số vốn thực hiện đạt được là 154,492 tỷ đô-la Mỹ. Bên cạnh việc sử dụng quy mô vốn đầu tư trực tiếp như là một chỉ số đánh giá tiềm năng đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, quy mô vốn đầu tư thực hiện là một chỉ số đánh giá khả năng sử dựng hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp. Bài viết này tiến hành tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam chủ yếu từ góc độ vốn thực hiện để đưa ra các nhận định về triển vọng đầu tư trong thời gian tới với mốc thời gian mang tính bước ngoặt là năm 2017. Từ khóa: Triển vọng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam, năm 2017. Giới thiệu FDI là một loại hình đầu tư trong đó nhà đầu tư nước ngoài vừa là chủ sở hữu vừa là người sử dụng vốn đầu tư. Các quan niệm về đầu tư có thể được xem xét dưới góc độ di chuyển vốn quốc tế (Krugman, 1998), do đó, gây ra các tác động kinh tế nhất là về năng suất biên của vốn hoặc dưới góc độ pháp lý là các hình thức đầu tư theo quy định pháp luật (Hiệp định TPP, 2016). Việc loại bỏ các rào cản về đầu tư trực tiếp và xu hướng toàn cầu hóa thị trường thúc đẩy sự cạnh tranh cả từ các nhà đầu tư để tìm kiếm thị trường, nguồn lực, hiệu quả và các nước tiếp nhận đầu tư để tranh giành các nguồn vốn lớn và công nghệ cao, tạo động lực thúc đẩy dòng di chuyển vốn nhanh chóng và với quy mô lớn trên toàn cầu. Việt Nam bắt đầu tiếp nhận FDI kể từ thời điểm Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực (29/12/1987). Cho đến nay, thể chế điều chỉnh FDI tại Việt Nam được hoàn thiện liên tục và tiếp cận dần với thông lệ quốc tế, thậm chí tiếp cận đến các quy định của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đây là nền tảng để dòng FDI di chuyển vào Việt Nam ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, động lực thị trường 105
  2. được tạo ra bởi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới càng thúc đẩy FDI vào Việt Nam để trở thành công đoạn tạo lợi ích lớn nhất trong chuỗi đầu tư toàn cầu. Đến hết năm 2016, Việt Nam có 295,627 tỷ đô-la Mỹ đăng ký và 154,492 tỷ đô-la Mỹ vốn thực hiện. Đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thúc đẩy xuất khẩu, tạo việc làm, đóng góp ngân sách. Trong thời gian đầu năm 2017, xu hướng FDI vào Việt Nam vẫn tiếp tục tăng lên1 mặc dù Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định TPP bằng sắc lệnh của Tổng thống ký ngày 27/1/2017. Điều đó cho thấy, Việt Nam vẫn là một thị trường đầu tư có lợi và mục tiêu FDI không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn để xuất khẩu. Vấn đề là cần đánh giá triển vọng FDI tại Việt Nam để định hướng nhận thức, điều chỉnh chính sách và có giải pháp thu hút có lựa chọn, quản lý hiệu quả FDI. Cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về triển vọng FDI tại Việt Nam gắn với những biến động nhanh chóng và khó lường của nền kinh tế thế giới, tình hình khu vực và những điều chỉnh chính sách trong nước từ năm 2017. Các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế chủ yếu đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Bài viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp diễn biến dòng FDI vào Việt Nam trong 30 năm để nhận dạng xu hướng FDI sau năm 2017 dựa trên số liệu tổng hợp liên tục trong cả giai đoạn này của Tổng cục thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đồng thời, bài viết sử dụng phương pháp tiếp cận thực chứng dựa trên các chỉ số đánh giá FDI có tính phổ biến như quy mô vốn FDI đăng ký và thực hiện, cơ cấu đầu tư theo đối tác, địa phương, ngành kinh tế, hình thức đầu tư, tỷ trọng của xuất khẩu các doanh nghiệp FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu để đưa ra triển vọng FDI trong giai đoạn đến năm 2025. FDI đăng ký tại Việt Nam tăng ổn định trong vòng 30 năm (1988 - 2016) Trung bình mỗi năm, vốn FDI đăng ký tăng trưởng trung bình 10-15%/năm, trừ năm 2008 là thời điểm một năm sau khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việt Nam trở thành địa điểm hấp dẫn FDI trong khu vực châu Á với thị trường 92 triệu dân, cơ cấu dân số vàng và giá lao động rẻ. Vốn đăng ký tăng lên liên tục thể hiện lòng tin ngày càng cao của nhà đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư Việt Nam. Trong giai đoạn 1988 - 2006, quy mô bình quân vốn FDI đăng ký hàng năm của cả nước là 4,14 tỷ đô-la Mỹ còn trong giai 1 Tập đoàn Sumsung tăng thêm 2,5 tỷ đô-la vốn FDI đầu năm 2017 chủ yếu vào sản xuất và xuất khẩu linh kiện điện tử. 106
  3. đoạn 2007 - 2016, con số này là 22,7 tỷ đô-la Mỹ, gấp khoảng 5,5 lần so với giai đoạn trước. Nguyên nhân của quy mô vốn FDI đăng ký tăng cao là do vốn FDI đăng ký năm 2008 tăng với con số kỷ lục (trên 71,7 tỷ đô-la Mỹ) làm tăng cao quy mô vốn đăng ký bình quân của cả giai đoạn (Hình 1). Tuy nhiên, vốn FDI đăng ký chỉ là khoản vốn cam kết trên giấy tờ, chưa phải là khoản vốn thực sự đưa vào Việt Nam như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công nghệ nhưng lại là con số phản ánh tiềm năng về quy mô thu hút FDI. Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hình 1: Vốn FDI đăng ký có xu hƣớng tăng lên liên tục trong 30 năm Các đối tác FDI của Việt Nam đến từ 116 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có những đối tác có lượng vốn lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Đài Loan chiếm 55,3% tổng vốn FDI của cả nước. Các quốc gia có chỉ số minh bạch cao nhất thế giới ở Bắc u như Thụy Điển, Đan Mạch, có lượng vốn đầu tư vào Việt Nam rất thấp. Dòng vốn FDI được di chuyển vào tất cả 63 địa phương của cả nước. Các địa phương thu hút nhiều FDI là thành phồ Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội với tỷ lệ 51,3%. Bên cạnh đó, cũng có địa phương có số vốn thu hút rất khiêm tốn như các tỉnh biên giới phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang và các tỉnh miền Trung Tây Nguyên như Đắc Lắc, Kon Tum, Đắc Nông. Khía cạnh này cho thấy tình trạng mất cân đối đáng kể về mật độ đầu tư theo địa bàn. Nhiều lĩnh vực thu hút vốn đầu tư lớn như công nghiệp chế biến, chế tạo (58,8%), kinh doanh bất động sản (17,7%), sản xuất, phân phối điện, khí, nước (4,3%), dịch vụ lưu trú, ăn uống (3,9%), xây dựng (3,6%), Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ lệ rất thấp (1.2%). Điều này cho thấy tính chất mất cân đối về mật độ đầu tư theo lĩnh vực mặc dù nông, lâm và thủy sản là lĩnh vực có rất nhiều thế mạnh ở Việt Nam. 107
  4. Nếu xét theo cơ cấu hình thức đầu tư, hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất 71%, doanh nghiệp liên doanh chiếm 23%, còn lại là các hình thức khác (Hình 2). Với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng hơn 2/3 cho thấy khả năng chi phối của nhà đầu tư đối với nền kinh tế Việt Nam khá lớn, cũng như khả năng Việt Nam học hỏi từ nhà đầu tư nước ngoài về công nghệ, kinh nghiệm thị trường và kiến thức quản trị sẽ khó khăn. Các bí quyết quản lý của nhà đầu tư nước ngoài sẽ khó có khả năng lan tỏa trực tiếp đến các nhà quản trị trong nước vì thiếu kênh chuyển giao học hỏi trực tiếp qua công việc. Bên cạnh đó, việc xuất hiện nhiều doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài làm tăng tính biệt lập của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với phần còn lại của nền kinh tế. Điều này dẫn đến nguy cơ thiếu liên kết hoặc tách biệt đáng kể giữa khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với các thành phần kinh tế khác. Động lực phát triển chính của khu vực kinh tế này so với phần còn lại của thế giới khó được phát huy. Trong khi đó, Trung Quốc đặc biệt coi trọng hình thức doanh nghiệp liên doanh để đối tác Trung Quốc có thể nhanh chóng học hỏi trực tiếp bí quyết công nghệ, kinh nghiệm quản lý cũng như tăng khả năng tham gia vào chuỗi giá trị hoặc chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây cũng là một trong những lý do giải thích nguyên nhân Trung Quốc có tốc độ sao chép nhanh chóng các loại sản phẩm trong đó có cả các sản phẩm công nghệ cao để trở thành công xưởng của thế giới. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016) Hình 2: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tƣ 108
  5. FDI thực hiện trung bình năm đạt 1,75 tỷ đô-la Mỹ trong giai đoạn 1988-2007, có chuyển biến mạnh lên 11,983 tỷ đô-la/năm giai đoạn 2008-2016 Trong vòng 20 năm đầu thu hút, quy mô FDI thực hiện trung bình hàng năm chỉ đạt 1,75 tỷ đô-la Mỹ, tỷ lệ giải ngân trung bình hàng năm khoảng 55%. Trong giai đoạn 2008 - 2016, quy mô FDI thực hiện hàng năm trung bình đạt 11,983 tỷ đô-la Mỹ, tỷ lệ giải ngân FDI đạt 57%, cao hơn tỷ lệ giải ngân trung bình của giai đoạn trước 2% nhưng gấp 6,83 lần xét về số tuyệt đối (Hình 3). Điểm đặc biệt là liên tiếp trong các năm từ 2012 đến 2016, vốn FDI thực hiện trung bình mỗi năm tăng thêm khá đều đặn trên 1 tỷ đô-la Mỹ. Đến năm 2016, vốn FDI thực hiện đạt con số kỷ lục 15,8 tỷ đô-la Mỹ. Điều này cho thấy có bước chuyển biến thực sự và quan trọng trong FDI tại Việt Nam. Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hình 3: FDI thực hiện trung bình giai đoạn trƣớc và sau năm 2007 Nếu xem xét tình hình này kết hợp với mức độ đóng góp của FDI vào tăng trưởng GDP (khoảng 30%) và xuất khẩu (trên 70%), tạo việc làm, tăng ngân sách có thế thấy mức độ đóng góp FDI đối với nền kinh tế có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân tình hình này là do mức độ hấp thụ vốn FDI của thị trường Việt Nam tăng lên cũng như FDI được thu hút tập trung vào thúc đẩy xuất khẩu khi thị trường xuất khẩu được mở rộng bởi hàng loạt hiệp định thương mại tự do được đàm phán và ký kết. Nói cách khác, sức thu hút FDI vào Việt Nam có một phần quan trọng của các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu u (EVFT ), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các cam kết của Cộng đồng kinh tế SE N ( EC) và các hiệp định khác được ký kết và từng bước triển khai. Động lực thúc đẩy xuất khẩu 109
  6. để khai thác thị trường thế giới do các hiệp định thương mại tự do các thế hệ tạo ra, có mối quan hệ thuận chiều với việc tăng quy mô vốn FDI thực hiện vào Việt Nam. Trong giai đoạn 2001-2011, các doanh nghiệp FDI thường xuyên rơi vào tình trạng nhập siêu nhưng kể từ năm 2012 đến năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI lớn hơn kim ngạch nhập khẩu hay các doanh nghiệp này xuất siêu (Hình 4). Điều này cho thấy có sự thay đổi chiến lược của các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng hướng về xuất khẩu. Một trường hợp cu thể là năm 2016, Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) tại Việt Nam xuất khẩu 35 tỷ đô-la Mỹ chủ yếu là điện thoại di động và mục tiêu đặt ra trong năm 2017 của Tập đoàn này là xuất khẩu đạt kim ngạch 50 tỷ đô-la Mỹ, chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tình hình này có nguyên nhân từ việc xác định thị trường toàn cầu là mục tiêu chiếm lĩnh của Tập đoàn, đầu tư hiệu quả vào công nghệ cao và khai thác triệt để các yếu tố rẻ và sẵn có ở Việt Nam như lao động dồi dào và tiền thuê đất rẻ, ưu đãi về tài chính hữu hiệu của chính sách, thị trường xuất khẩu toàn cầu cũng như lợi nhuận có tính độc quyền do sở hữu công nghệ mới và đầu tư thỏa đáng vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới dựa trên công nghệ cao. Nguồn: Tổng cục Hải quan Hình 4: Xuất - nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001-2016 Triển vọng mới về FDI từ năm 2017 và những lựa chọn cần cân nhắc Nếu quan sát xu thế FDI thực tế tăng lên khá mạnh vào Việt Nam sau năm 2007, có thể thấy dường như xu thế này không dừng lại hay bất ngờ đổi chiều đi xuống mà thực sự đang tăng lên liên tục. Lợi thế tạo ra do quy mô FDI tăng lên đang được khai thác, nghĩa là FDI tại Việt Nam ngày càng có tính thực chất cao hơn. Môi trường FDI tại Việt Nam được cải thiện liên tục và có ý kiến cho rằng 110
  7. FDI được quan tâm nhiều hơn so với các thành phần kinh tế khác. Thị trường FDI ngày càng có tính cạnh tranh cao do ưu đãi của chính sách luôn thực hiện ở mức cao nhất, lợi thế về nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ và mức độ kết nối của nền kinh tế Việt Nam với phần còn lại của thế giới tăng lên. Chủ trương thúc đẩy khởi nghiệp trong nước cũng tạo áp lực buộc các nhà đầu tư nước ngoài chú ý đầu tư để chiếm thị trường ngày càng thu hẹp. Nếu kết hợp giữa dòng vốn đăng ký vốn thực hiện cùng trong một hình (Hình 4), có thể thấy trong vòng 30 năm, mức vốn đăng ký hay vốn cam kết là mức cao nhất hay mức “trần” của vốn thực hiện. Mặc dù có trường hợp tăng vốn cao hơn so với vốn đăng ký, song, trong hầu hết trường hợp (trừ năm 1999), vốn đăng ký như là một chỉ số xác định quy mô tối đa của vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Tổng số vốn đăng ký đều được xây dựng dựa trên quy mô thị trường trong và ngoài nước, năng lực của nhà đầu tư. Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hình 5: Vốn đầu tƣ trực tiếp đăng ký và thực hiện của Việt Nam Năm 2017 là thời gian tiếp giáp với năm 2018 - thời điểm các cam kết WTO thực hiện đầy đủ, Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ từ ngày 31/12/2018 cho nên xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ tăng lên. Hiệp định EVFT và TPP nếu được Quốc hội phê chuẩn có hiệu lực thực hiện, tạo thị trường xuất khẩu lớn và cùng với mức độ tự do hóa thương mại cao của Việt Nam, làm tăng sức hấp dẫn của Việt Nam đối với FDI. Các nhà đầu tư nước ngoài để không bỏ lỡ thời điểm đón nhận các cơ hội thị trường xuất khẩu mới chắc chắn hiện hữu từ năm 2018, buộc phải lựa chọn đầu tư thực sự nhiều hơn, ít nhất ngang với mức vốn đăng ký. FDI thực tế vào Việt Nam, theo đó, tiếp tục tăng lên trong năm 2017. Nếu mức tăng trung bình 10%/năm, FDI thực hiện 111
  8. trong năm 2017 sẽ tạo mốc trung bình khoảng 13,0813 tỷ đô-la Mỹ. Mốc trùng bình này có thể cao hơn nếu TPP được phê chuẩn đầy đủ bởi 12 quốc gia thành viên. Thực tế, việc thông qua TPP không có Mỹ đến thời điểm hiện tại chưa rõ ràng và các nước đang xúc tiến đàm phán ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với 10 nước SE N và 6 nước trong khu vực. Đây là điểm khởi đầu của một giai đoạn FDI thực hiện gia tăng liên tục với kỳ vọng mức trung bình hàng năm ở mức cao. FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng, xuất khẩu, tạo việc làm và đóng góp vào ngân sách. Nếu đạt mức trung bình mới trong vòng 9 năm liên tiếp trong giai đoạn 2017 - 2025, vốn FDI thực tế vào Việt Nam thực hiện có thể đạt con số 117,7317 tỷ đô-la Mỹ lũy kế đến hết năm 2025 - thời điểm Việt Nam chuyển sang cơ cấu dân số già. Nếu lấy tỷ lệ vốn thực hiện bằng ½ số vốn đăng ký thì trong cả giai đoạn này, số vốn FDI đăng ký ở Việt Nam sẽ đạt con số khoảng 335 tỷ đô-la Mỹ. Đây là kịch bản không có những thay đổi quá đột ngột trong môi trường khu vực và quốc tế. Hơn nữa, xu hướng tự do hóa trong EC sẽ tăng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, nhưng với chiến lược đầu tư vào sản phẩm tinh xảo, sử dụng công nghệ cao và công nghệ mới, FDI sẽ tập trung vào phân đoạn thị trường này để xuất khẩu toàn cầu. Để tạo động lực thu hút mạnh FDI, Việt Nam cần nhanh chóng phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt hiệp định thương mại thế hệ mới đã ký kết như EVFT kể cả TPP để khai thác mối quan hệ thuận chiều giữa thị trường xuất khẩu mở rộng và quy mô gia tăng của dòng vốn FDI thực hiện, tạo động lực thị trường đầu tư lớn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, cần chủ động và tích cực đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do mới như RCEP khác để tạo sức thu hút lớn hơn với FDI thực hiện. Việc làm này thực hiện cùng với quá trình hoàn thiện thể chế và môi trường đầu tư trong nước và các địa phương phù hợp với các cam kết quốc tế được phê chuẩn. Với quy mô FDI tăng lên đáng kể, nếu chưa nói là có thể xuất hiện bước chuyển biến căn bản mới hay dòng vốn FDI giải ngân tăng đột biến, Việt Nam có điều kiện để lựa chọn lớn hơn về chất lượng FDI. Do đó, cơ quan quản lý có thể từ chối, không chấp thuận mở rộng, thậm chí rút giấy phép các dự án đầu tư gây tác động xấu đến môi trường, công nghệ lạc hậu hoặc các hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư. Các quy định về lựa chọn, sàng lọc FDI của cả nước và cơ chế 112
  9. thực hiện tại các địa phương, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cần hoàn thiện theo hướng minh bạch, rõ ràng và hiệu lực thực hiện cao nhất để đạt mục tiêu sàng lọc và lựa chọn đúng dự án FDI kỳ vọng. Đồng thời, cần quyết liệt điều chỉnh cơ cấu FDI theo hướng phục vụ chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, ưu tiên và chú trọng thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao, dịch vụ chất lượng cao và có giá trị gia tăng cao, đầu tư mở rộng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Hình thức đầu tư tạo được sức lan tỏa lớn về công nghệ và học hỏi kinh nghiệm quản lý hiện đại từ nhà đầu tư nước ngoài vào trong nước cần được chú trọng mở rộng đặc biệt là hình thức liên doanh. Tăng cường tiếp cận với các nhà đầu tư có vốn đầu tư lớn và công nghệ cao, đội ngũ nhân lực trình độ cao, nhất là của các tập đoàn xuyên quốc gia. Công tác xúc tiến FDI chất lượng cao cần tăng cường trong đó có sự phát huy triệt để vai trò của các khu công nghệ cao đã được thành lập. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Bộ Công Thương (2016), Cam kết quốc tế của Việt Nam, truy cập lần cuối ngày 12 tháng 1 năm 2017, từ . 2. Bộ Công Thương (2016), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Chương 9- Đầu tư, truy cập lần cuối ngày 9 tháng 3 năm 2017, từ: . 3. Cục đầu tư nước ngoài (2017), Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam lũy kế đến tháng 1/2017, truy cập lần cuối cùng ngày 6 tháng 3 năm 2017, từ: . 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội XII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Phần về Chính sách đối ngoại. 5. Krugman, P. (1998), Kinh tế học quốc tế. Bản dịch của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 6. Tổng cục Thống kê, Số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài, truy cập lần cuối cùng ngày 11 tháng 1 năm 2017, từ . 113
  10. 7. UNCTAD (2016), Báo cáo đầu tư toàn cầu, truy cập lần cuối ngày 8 tháng 3 năm 2017, từ: . 8. Vittorio Leproux và Douglas H. Brroks (2004), Vietnam Foreign Direct Investment and Postcrisis Regional Integration, ERD Working Paper Series N.56, truy cập lần cuối ngày 8 tháng 3 năm 2017, từ 9. Vũ Văn Chung (2015), Foreign capital inflows and economic growth: Does foreign capital inflows promote the host country's economic growth? An empirical case study of Vietnam and the intuitive roles of Japan's capital inflows on Vietnam‟s economic growth, truy cập lần cuối ngày 8 tháng 3 năm 2017, từ _scholar_program/ws2015_vu2.pdf. 10. Wanda Tseng và Harm Zebregs (2002), Foreign Direct Investment in China: Some lessons for other countries? IMF Policy Discussion Paper, truy cập lần cuối ngày 8 tháng 3 năm 2017, từ: . 114