Trở ngại kinh tế của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

pdf 10 trang Gia Huy 2890
Bạn đang xem tài liệu "Trở ngại kinh tế của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftro_ngai_kinh_te_cua_doanh_nghiep_nho_va_vua_tai_viet_nam.pdf

Nội dung text: Trở ngại kinh tế của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) TRỞ NGẠI KINH TẾ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM ECONOMIC CONSTRAINTS OF SMALL & MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao, ThS. Nguyễn Thị Mai, ThS. Trần Thị Thanh Hải Khoa Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM, Bộ môn Cơ bản – Cơ sở, Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TPHCM daohtt@buh.edu.vn, trucmai1911ftu@gmail.com, luulihaithanh@yahoo.com TÓM TẮT Bài viết phân tích những trở ngại kinh tế, nhận thức và sự chuẩn bị của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Để đạt mục tiêu nghiên cứu trên, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp định lượng. Thông qua thống kê mô tả những trở ngại kinh tế của DNNVV Việt Nam hiện nay từ dữ liệu điều tra của Viện Khoa học quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) năm 2013, cũng như nhận thức và những biện pháp chuẩn bị cho hội nhập AEC của 93 DNNVV tại 10 quốc gia thành viên ASEAN (số liệu khảo sát của Viện Kenan Châu Á (OSMEP) năm 2009) cho thấy DNNVV Việt Nam đang đối mặt với các trở ngại lớn như: (1) cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước, (2) khó khăn về thị trường tiêu thụ, (3) thiếu vốn; hạn chế trong hiểu biết luật, quy định của chính phủ và cơ hội, thách thức khi gia nhập AEC. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý nhằm giúp các DNNVV Việt Nam khắc phục những trở ngại trên, sẵn sàng chủ động hội nhập vào thị trường khu vực. Từ khóa: trở ngại kinh tế, hội nhập AEC, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)Việt Nam ABSTRACT The paper analyzes the economic constraints, awareness and preparation of SMEs in Vietnam in the process of integration into ASEAN Economic Community (AEC). To achieve the research objectives, the authors have used mixed methods, combining qualitative research and quantitative. Qualitative methods were conducted with the analysis of the survey data of the Kenan Institute Asia (OSMEP) in 2009 with 93 SMEs of 10 ASEAN countries aout their awareness and measures to prepare for AEC integration. Quantitative methods were implemented through descriptive statistics of economic obstacles of the current SMEs in Vietnam from the survey data of the Institute of Economic Sciences Central Management (CIEM) in 2013. The results for Vietnam shows that SMEs are facing major obstacles, such as: (1) intense competition from the private and abroad sector, (2) difficulties in consuming markets, (3) lack of funds; limitations in understanding the laws, regulations and government opportunities and challenges to joining AEC. Since then, the study provides some suggestions to help Vietnam overcome SMEs’ obstacles, ready to actively integrate into regional markets. Keywords: economic obstacles, AEC integration, small and medium-sized enterprises Vietnam 1. Giới thiệu Các DNNVV đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng các quốc gia ASEAN, chiếm đến 89 – 99% số lƣợng doanh nghiệp tại các nƣớc thành viên, tạo ra 52-97% việc làm và đóng góp 23-58% GDP, 10- 30% tổng kim ngạch xuất khẩu (OECD, 2012). Phát triển DNNVV là một trong 3 trụ cột quan trọng của AEC. Tuy nhiên, theo báo cáo của OECD (2012) khó khăn chung của các DNNVV ASEAN là hạn chế trong tiếp cận tài chính, công nghệ, thị trƣờng cạnh tranh và lực lƣợng doanh nhân chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của hội nhập. Trƣớc tình hình đó, nhiều chính sách hỗ trợ DNNVV đƣợc áp dụng, song hiệu quả không cao, tập trung ở các CLMV. Nhƣ vậy, hội nhập AEC mang đến nhiều cơ hội nhƣng cũng tạo ra những thách thức lớn cho các DNNVV. Với đặc thù quy mô nhỏ, chi phí sản xuất cao, thiếu kinh nghiệm sản xuất, sản phẩm kém chất lƣợng, thiếu vốn, công nghệ, không đủ thông tin thị trƣờng (Cƣờng, Sang và Anh, 2008), DNNVV Việt Nam cần phải hiểu rõ những trở ngại của mình, cũng nhƣ nhận thức đầy đủ về những chiến lƣợc cần phải đầu tƣ để tiếp cận thị trƣờng khu vực và hội nhập AEC bền vững. 2. Tổng quan lý thuyết 45
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Các DNNVV thƣờng phải đối mặt với 3 hạn chế cơ bản: (1) về khả năng, kỹ năng của ngƣời lao động (Clarke và Gibson, 1998; Ntsika, 2001); (2) thiếu khả năng quản lý (Megginson, Byrd và Meginnson, 2003; Kuratko và Welsch, 2004; Rwigema và Venter, 2004) và (3) khả năng tiếp cận thị trƣờng, thị phần, hạn chế về nguồn vốn (Ntsika, 2001). Khi hội nhập quốc tế, cánh cửa thị trƣờng rộng mở cũng đồng nghĩa với tính cạnh tranh càng gay gắt hơn, dẫn đến 3 trƣờng hợp sau : (1) có khả năng cạnh tranh quốc tế, có thể thu lợi từ quá trình hội nhập, (2) hội nhập yếu, nên cải tiến năng lực sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, cải tổ về mặt nhân sự để có thể tồn tại trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, Samad (2007) bổ sung trƣờng hợp (3) doanh nghiệp đƣợc Nhà nƣớc bảo trợ nên không chịu tác động nhiều của quá trình hội nhập. Nhiều nghiên cứu trƣớc đều cho rằng hội nhập kinh tế mang lại cả cơ hội và thách thức cho các DNNVV (Hirschman, 1958; Rugman 1997; OECD, 2000; Macmillan, 2008; Oum và Narjoko, 2010; Rahman và Ramos, 2010; Parida, 2012; Spithoven, 2013). Tuy nhiên, do năng lực hạn chế nên các DNNVV khó tận dụng đƣợc những cơ hội từ quá trình hội nhập mà thƣờng phải tập trung ứng phó với những thách thức lớn từ hội nhập. Đó là môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt, xuất phát từ những yêu cầu về kỹ thuật cũng nhƣ tiêu chuẩn chất lƣợng của các nhà sản xuất nƣớc ngoài, các nhà nhập khẩu trong mạng lƣới sản xuất, những vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế vĩ mô nhƣ chính sách thuế, rào cản kỹ thuật và môi trƣờng kinh doanh nói chung (Oum và Narjoko, 2010). Từ đây lộ rõ những yếu kém của DNNVV trong việc hiểu biết luật lệ, nắm bắt thị hiếu cũng nhƣ các yêu cầu, quy định của thị trƣờng nƣớc ngoài. Nhìn chung, DNNVV còn thiếu kỹ năng quản lý và kỹ thuật để đạt đƣợc hiệu quả cao (Rahman và Ramos, 2010). Ngoài ra, tiềm lực tài chính là một trong những rào cản lớn khi hội nhập của DNNVV (Oum và Narjoko, 2010; Macmillan, 2008). Hạn chế tài chính gây khó khăn trong đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng sản xuất, tài trợ xuất khẩu (Rundh, 2007; Zhang, Sarker, 2008; Wengel và Rodriguez, 2006). Hơn nữa, điều đó ảnh hƣởng quyết định đến hoạt động nghiên cứu và phát triển, thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao, hạn chế khả năng sáng tạo của doanh nghiệp, thiếu kiến thức quản lý về quốc tế hóa và giảm giao dịch quốc tế (Macmillan, 2008). Ngoài những trở ngại do yếu tố chủ quan, DNNVV còn đối mặt với những khó khăn khách quan nhƣ vấn đề thủ tục hành chính, về rào cản kỹ thuật hay hàng rào thuế quan, sự khác biệt về văn hóa, môi trƣờng kinh doanh, lĩnh vực hoạt động và khu vực địa lý sẽ tạo ra những thách thức khác nhau (OECD, 2009). Để DNNVV có thể khắc phục các trở ngại trên đòi hỏi sự hỗ trợ của chính phủ về tài chính, kỹ thuật, thủ tục hành chính hay những chính sách khuyến khích ƣu tiên dành riêng cho các doanh nghiệp này. Do thiếu tài sản đảm bảo, hệ thống quản lý và tài chính mong manh, khả năng sinh lời không chắc chắn làm giảm khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV (Shinozaki, 2012). Để gỡ nút thắt này, chính phủ cần phát triển các chƣơng trình bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, đƣa ra các gói tín dụng lãi suất thấp giúp các doanh nghiệp này giảm chi phí tài chính, tăng đầu tƣ phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, chính phủ cần đa dạng hóa nguồn thông tin, thông qua các cơ quan đại diện ở nƣớc ngoài, thiết lập một hệ thống thông tin hội nhập, cải tiến các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại của chính phủ, tăng cƣờng chất lƣợng nguồn lực thông qua hệ thống đào tạo chuyên nghiệp, đồng thời nâng cao tính minh bạch của môi trƣờng kinh doanh (Oum và Narjoko, 2010). Do đó, việc nghiên cứu những trở ngại hiện có và nhận thức của DNNVV trong quá trình hội nhập sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt, giảm sự tác động tiêu cực bắt nguồn từ thƣơng mại khu vực trong quá trình hội nhập. 3. Nguồn dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 46
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp định lƣợng để đánh giá những trở ngại kinh tế hiện tại, cũng nhƣ nhận thức và sự chuẩn bị của DNNVV Việt Nam cho quá trình hội nhập AEC. Để đánh giá những khó khăn hiện tại của DNNVV Việt Nam, nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu điều tra DNNVV lần thứ 8 năm 2013 do Viện Khoa học quản lý kinh tế Trung ƣơng (CIEM) chủ trì thực hiện. Cuộc điều tra thực hiện phỏng vấn sâu 2.575 DNNVV tại 10 thành phố; trong đó tập trung nhiều ở 4 tỉnh là thành phố Hồ Chí Minh (636 doanh nghiệp), Nghệ An (358 doanh nghiệp), Hà Tây (345) và Hà Nội (282 doanh nghiệp). Bộ dữ liệu đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong giới hạn bài viết này, nhóm tác giả chỉ tập trung xoay quanh các trở ngại kinh tế của DNNVV trong quá trình hội nhập. Cụ thể trong 2.575 DNNVV đƣợc khảo sát có 2.135 doanh nghiệp gặp trở ngại trong quá trình phát triển với 3 trở ngại chính: (1) thiếu vốn tín dụng (628 doanh nghiệp), (2) bị giảm đơn đặt hàng (553 doanh nghiệp), (3) bị cạnh tranh không lành mạnh (445 doanh nghiệp). Bên cạnh đó, phần lớn DNNVV Việt Nam (2.258 doanh nghiệp trong tổng 2.575 doanh nghiệp đƣợc khảo sát) cũng đang phải đối mặt với khả năng bị cạnh tranh trên thị trƣờng, 1.749 doanh nghiệp gặp trở ngại do khủng hoảng kinh tế (trong đó có 703 doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời và 517 doanh nghiệp bị ảnh hƣởng lâu dài). Để đo lƣờng nhận thức và sự chuẩn bị của các DNNVV Việt Nam trong quá trình hội nhập AEC, nghiên cứu sử dụng các số liệu khảo sát của OSMEP năm 2009 tại 93 DNNVV của 10 quốc gia thành viên ASEAN. Bộ dữ liệu thu thập các thông tin cơ bản nhƣ tình trạng chung của doanh nghiệp, những trở ngại về hoạt động, tài chính của doanh nghiệp, kế hoạch kinh doanh, các hoạt động hay chủ đề mà các nƣớc ASEAN cần hợp tác, kế hoạch kinh doanh trong khu vực ASEAN, cũng nhƣ việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ, công cụ cần thiết nhằm hỗ trợ DNNVV điều chỉnh hoặc mở rộng kinh doanh trong AEC. 4. 4. Trở ngại phát triển kinh tế của DNNVV Việt Nam 4.1. Hạn chế của DNNVV Việt Nam Hiểu biết kém về luật lệ, quy định và hỗ trợ từ Nhà nƣớc. DNNVV vẫn còn gặp khó khăn nhiều trong thủ tục hành chính, dẫn đầu là thủ tục đăng ký kinh doanh (69,27%), tiếp đến chứng nhận phòng cháy chữa cháy (27,84%) và thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội (23,87%), tập trung chủ yếu ở 4 tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hà Tây và Hải Phòng. Tuy nhiên, thời gian chờ đợi thủ tục đăng ký kinh doanh ở Lâm Đồng lại lâu nhất, trung bình khoảng 23,77 ngày, Thành phố Hồ Chí Minh (23,17 ngày), Hà Nội (22,71 ngày) và Hà Tây (21,28 ngày) cao hơn mức trung bình chung là 20,33 ngày. Hình 1.3 cho thấy sự hiểu biết của DNNVV về các luật và quy định của Chính phủ còn khá thiếu sót; hầu hết trên 50% doanh nghiệp không nắm rõ các luật và quy định của Chính phủ. Cụ thể có đến 73,74% doanh nghiệp không hiểu biết về luật khách hàng, 65,62% không nắm luật bình đẳng giới, 64,17% không nắm luật hợp tác xã và 62,82% không hiểu luật đầu tƣ. Điều đó kéo theo nhiều tranh chấp kinh doanh thƣơng mại ngày càng tăng theo cấp số nhân và chiếm tỷ lệ lớn trong các vụ việc giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tố tụng. Theo thống kê của Tòa án nhân dân TP. Hà Nội số vụ án tranh chấp kinh doanh thƣơng mại đƣợc thụ lý hàng năm chiếm 1/3 trong tổng số vụ án tại Tòa, và 1/4 tại Tòa án TP. Hồ Chí Minh (NCSEIF, 2015). Hơn nữa, khi thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài, các DNNVV thƣờng bị tranh chấp, kiện thƣơng mại, mất bản quyền nhãn hiệu, bị kiện và bị áp dụng thuế chống bán phá giá hay bị lừa đảo khi thẩm định thông tin, tƣ cách pháp lý, tài chính do thiếu thông tin của đối tác nƣớc ngoài, cũng nhƣ ngƣời đại diện của họ, làm ảnh hƣởng đến khả năng thâm nhập thị trƣờng, uy tín, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 47
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Hình 1: Tỷ lệ doanh nghiệp hiểu về các luật và quy định của Chính phủ (Đơn vị tính: %) Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả dựa trên bộ dữ liệu DNNVV 2013 (n=2575) Bên cạnh đó, hầu hết các DNNVV nhận đƣợc rất ít hỗ trợ từ các cơ quan Nhà nƣớc, cụ thể chỉ có 15,08% doanh nghiệp có đƣợc hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật hoặc các hỗ trợ khác. Tuy nhiên, để có những khoản hỗ trợ này, 28,05% DNNVV phải bỏ ra một khoản chi phí không chính thức, đặc biệt hỗ trợ vay ƣu đãi, hay các chƣơng trình quốc gia về xúc tiến thƣơng mại, công nghệ và chất lƣợng ISO. Do đó, theo đánh giá của doanh nghiệp, 19,15% DNNVV cho rằng để mở rộng sản xuất và tăng lợi nhuận, quan trọng nhất các nhà chức trách nên hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng dễ hơn, kế đến là thủ tục hành chính (15,84%) và ban hành các chính sách có lợi hơn cho khu vực tƣ nhân (12,74%). Điều đó cho thấy, để đảm bảo quyền lợi của mình, hạn chế các tranh chấp thƣơng mại, các DNNVV phải nắm rõ và thực hiện đúng các luật, quy định của chính phủ. Ngoài ra, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, cũng nhƣ tăng cƣờng các biện pháp hỗ trợ tài chính, chính sách hỗ trợ cho các DNNVV có ý nghĩa thiết thực để góp phần đảm bảo sự phát triển hiệu quả của loại hình doanh nghiệp này. Khó khăn về thị trường tiêu thụ Một trong những khó khăn của các DNNVV là đảm bảo và phát triển thị trƣờng đầu ra trong quá trình hội nhập. Trong khi chỉ số tiêu dùng giảm do nền kinh tế khó khăn, doanh nghiệp phá sản nhiều, thu nhập ngƣời lao động giảm dẫn đến tốc độ tăng sức mua của nền kinh tế giảm sút nhiều; kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng nhanh cho thấy sau khi thị trƣờng xuất khẩu hổi phục các doanh nghiệp không còn chú tâm đến thị trƣờng nội địa nhƣ những năm 2009-2010 nữa. Điều này một phần thể hiện sự thiếu quan tâm đến thị trƣờng nội địa khi thiếu vắng các chƣơng trình hỗ trợ ngƣời tiêu dùng (GSO, 2011, 2012, 2013). Tình trạng này cũng xảy ra tƣơng tự với các DNNVV. Kết quả thống kê cho thấy có 37,83% hàng hóa của DNNVV bị tồn đọng khó bán mà nguyên nhân quan trọng nhất, chiếm đến 70,4% là do có quá nhiều sản phẩm tƣơng tự trên thị trƣờng và 13,77% không tiếp cận đƣợc kênh bán (hình 1.1) 48
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) Hình 2: Lý do hàng hóa bị tồn đọng, khó bán (Đơn vị tính: %) Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả dựa trên bộ dữ liệu DNNVV 2013 (n=2575) Để giải quyết khó khăn trên, có nhiều lựa chọn đƣợc đề cập nhƣ: (1) sản xuất sản phẩm mới, (2) cải tiến sản phẩm, (3) dùng quy trình mới. Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp chọn cải tiến sản phẩm (với 429 doanh nghiệp, chiếm 16,66%) với những lý do cơ bản nhƣ do khách hàng yêu cầu (56, 18%), chỉ có 30,54% doanh nghiệp để giải quyết khó khăn do cạnh tranh. Tuy nhiên, có thể xem đây là một chiến lƣợc thành công của doanh nghiệp, khi kết quả đánh giá cho thấy 73,75% doanh nghiệp thành công khi cải tiến sản phẩm. Điều đó góp phần tạo động lực cho 613 doanh nghiệp dự kiến phát triển sản phẩm mới, dây chuyền sản xuất trong tƣơng lai. Song khó khăn quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt là thiếu vốn (chiếm 48,86%), thiếu thị trƣờng đầu ra (23,62%). Bên cạnh đó, các DNNVV đều gặp trở ngại trong quá trình phát triển (chiếm 82,91%); tập trung chủ yếu ở 4 tỉnh, thành lớn gồm: (1) Thành phố Hồ Chí Minh, (2) Nghệ An, (3) Hà Tây và (4) Hà Nội. Trong đó, 3 trở ngại lớn nhất của các doanh nghiệp này là thiếu vốn (29,43%) xảy ra chủ yếu ở 3 tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, và Hà Nội. Ngoài ra, 25,91% doanh nghiệp gặp trở ngại do nhu cầu hạn chế đối với hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp sản xuất, do đơn đặt hàng giảm, chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Hà Tây. Quá nhiều cạnh tranh cũng là một trở ngại lớn của DNNVV, đặc biệt ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, và Hà Tây. Điều này đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực và đầu tƣ của doanh nghiệp mà còn cần sự hỗ trợ của chính phủ và hiệp hội để giải quyết những khó khăn vốn có của các DNNVV Việt Nam. - Áp lực cạnh tranh cao Theo đánh giá của 2575 DNNVV tại Việt Nam, 72,41% doanh nghiệp cho rằng so với hai năm trƣớc, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này năm 2013 DNNVV có cải thiện hơn. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế góp phần làm 87,69% doanh nghiệp bị cạnh tranh nhiều hơn, đặc biệt tập trung ở các tỉnh nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Hà Tây và Hải Phòng. Mức độ cạnh tranh khác nhau theo từng loại hình doanh nghiệp; cụ thể có 24,07% doanh nghiệp bị cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài, 24,7% doanh nghiệp bị áp lực cạnh tranh cao từ các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc. Tỷ lệ doanh nghiệp chịu mức cạnh tranh vừa phải cũng tập trung cao ở hai loại hình này. Điều đó cho thấy với quy mô 49
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG đặc thù nhỏ và vừa, đối thủ cạnh tranh chủ yếu của loại hình doanh nghiệp này là ác doanh nghiệp tƣ nhân trong và ngoài nƣớc. Bảng 1. Mức độ cạnh tranh của DNNVV theo đối tượng cạnh tranh (Đơn vị tính: %) Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả dựa trên bộ dữ liệu DNNVV 2013 (n=2575) Chịu tác động tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế Nhiều nghiên cứu trƣớc cho thấy khủng hoảng kinh tế vừa mang lại những thuận lợi cho DNNVV nhƣng cũng gây ra nhiều trở ngại. Tại Việt Nam, 67,92% DNNVV cho rằng khủng hoảng kinh tế ảnh hƣởng đến doanh nghiệp, trong đó chỉ có 8,35% doanh nhiệp cho rằng khủng hoảng kinh tế tác động tích cực do 3 lý do chính: (1) giá vật liệu đầu vào rẻ hơn, (2) đối thủ kém hơn không đủ sức cạnh tranh và (3) có nhiều lao động lành nghề hơn. (hình 1.2) (Đơn vị tính: %) Hình 3:Tỷ lệ yếu tố quan trọng nhất giúp doanh nghiệp gặp thuận lợi từ khủng hoảng kinh tế gần đây Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả dựa trên bộ dữ liệu DNNVV 2013 (n=2575) Tuy nhiên, tác động của khủng hoảng kinh tế đến các nƣớc nhỏ nhƣ Việt Nam phần lớn sẽ gây trở ngại, trong đó 40,19% doanh nghiệp cho rằng tạm thời, 29,56% nghĩ nó sẽ ảnh hƣởng lâu dài. Nhƣ vậy, 50
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) việc nâng cao năng lực cạnh tranh, khắc phục trở ngại kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với quá trình của doanh nghiệp trong ngắn hạn mà còn là chiến lƣợc tối ƣu giúp doanh nghiệp vƣợt qua khủng hoảng kinh tế, hội nhập tốt vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. 4.2. Nhận thức và sự chuẩn bị của DNNVV trong tiến trình hội nhập AEC - Dự báo ảnh hƣởng của AEC đến các DNNVV ASEAN Theo Viện Kenan Châu Á (2010) có 75% DNNVV ASEAN (trên tổng số 93 doanh nghiệp đƣợc điều tra) cho rằng thành lập AEC sẽ ảnh hƣởng tích cực đến việc kinh doanh của họ. Mức độ lạc quan này khác biệt giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Nếu Campuchia, Myanmar Singapore và Việt Nam đánh giá vai trò tích cực cao trong việc gia nhập AEC, thì Brunei, Maylaysia, Philippines và Thái Lan quan ngại những tác động tiêu cực cao của quá trình hội nhập này. Bên cạnh đó, BCG (2014) cho rằng AEC sẽ mang lại lợi ích cho các công ty cấp khu vực, đa quốc gia, công ty lớn. Trong môi trƣờng cạnh tranh của AEC, trên 50% DNNVV cho rằng họ sẽ thua cuộc hoặc thua cuộc hoàn toàn so với các doanh nghiệp còn lại. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chupang, nhận thức về về cơ hội và thách thức của hội nhập AEC còn nhiều hạn chế. Theo điều tra của ISEAS (2013) 76% doanh nghiệp Việt Nam không biết về AEC, 94% doanh nghiệp không biết về Biểu đánh giá thực hiện AEC (AEC Scorecard), đặc biệt 63% doanh nghiệp cho rằng AEC không có ảnh hƣởng hoặc ảnh hƣởng rất ít đến việc kinh doanh của mình. Đây là tỷ lệ lớn nhất trong số các quốc gia ASEAN. Những nhận thức còn hạn chế nhƣ vậy sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tận dụng cơ hội, cũng nhƣ không lƣờng trƣớc đƣợc những thách thức khi gia nhập vào thị trƣờng chung AEC. Chuẩn bị của DNNVV Viện Kenan Châu Á (2010) thống kê tỷ lệ các cách thức DNNVV các quốc gia ASEAN chuẩn bị cho AEC khá giống nhau. 18% doanh nghiệp cho rằng nên nghiên cứu và tìm hiểu các thỏa thuận và hạn chế của AEC, 13% doanh nghiệp quan tâm đến việc tăng sức cạnh tranh thông qua các hoạt động nhƣ tạo giá trị, thƣơng hiệu trên thị trƣờng quốc tế, phát triển năng lực của nguồn nhân lực, và xây dựng mạng lƣới liên minh với các công ty khác trong khu vực. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia trong khu vực cho rằng để chuẩn bị cho AEC, nên kết hợp 8 cách thức sau: (1) nghiên cứu và tìm hiểu các thỏa thuận và hạn chế của AEC, (2) tăng sức cạnh tranh thông qua các hoạt động nhƣ tạo giá trị, thƣơng hiệu trên thị trƣờng quốc tế, (3) thực hiện chiến lƣợc tiếp thị tấn công vào ngƣời mua nƣớc ngoài, (4) cải tiến máy móc, sử dụng công nghệ mới, (5) đẩy mạnh R&D, (6) phát triển năng lực nguồn nhân lực, (7) xây dựng mạng lƣới liên minh với các công ty khác trong khu vực và (8) tìm cơ hội kinh doanh mới. Ngoài ra, tƣơng đồng với Brunei, Lào và Campuchia, theo đánh giá của các DNNVV Việt Nam, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất để hội nhập kinh tế bền vững, ngƣợc lại với Thái Lan đề cao năng lực tiếp thị doanh nghiệp. Để chuẩn bị cho AEC, 31% doanh nghiệp sử dụng nguồn tài chính nội bộ, tƣơng đồng với nhóm doanh nghiệp (32%) dùng tài chính từ chƣơng trình hỗ trợ của chính phủ, tỷ lệ này khá cao ở các quốc gia nhƣ Campuchia, Brunei, Maylaysia và Myanmar. Bên cạnh đó, các DNNVV đều cần hỗ trợ thông tin trong nhiều lĩnh vực để giúp họ tự tin trong kinh doanh và tăng cƣờng năng lực cạnh tranh trong khu vực. Hầu hết các DNNVV ASEAN đều cần hỗ trợ các thông tin về thủ tục xuất khẩu, hải quan, tài chính, mở rộng thị trƣờng, chính sách phát triển cho DNNVV, phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt trong lĩnh vực logistic, tƣ vấn, đào tạo thƣơng mại quốc tế, FTA, ASEAN, quy định hỗ trợ mở rộng thị trƣờng, tạo lập hệ thống mạng doanh nhân và nhiều các hỗ trợ về xúc tiến thƣơng mại quốc tế. Việt Nam đang tích cực thực hiện các cam kết theo lộ trình hình thành AEC. Tuy nhiên, công tác truyền thông chƣa phát huy hiệu quả nên các DNNVV chƣa nhận thức sâu sắc và chƣa có lộ trình chuẩn bị hội nhập hiệu quả. Điều này 51
  8. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG đòi hỏi sự đầu tƣ, hỗ trợ khá lớn của chính phủ để giúp DNNVV nắm bắt kịp thời và chuẩn bị hội nhập một cách chủ động. 5. Kết luận và gợi ý Trở ngại kinh tế chung của các DNNVV Việt Nam là áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp tƣ nhân trong và ngoài nƣớc, hạn chế thị trƣờng tiêu thụ, chịu tác động mạnh bởi khủng hoảng kinh tế và nhận thức về luật, quy định của chính phủ còn nhiều thiếu sót. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập AEC, với sự hiểu quyết hạn chế về những thông luật của AEC, sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài, nên các DNNVV chƣa có cơ chế, chính sách chủ động nắm bắt thời cơ, khắc phục thách thức từ hội nhập kinh tế. Ngoài ra, để DNNVV gia nhập thị trƣờng chung của cộng đồng kinh tế ASEAN hiệu quả, đòi hỏi những biện pháp hỗ trợ quyết liệt hơn nữa của Chính phủ trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh, đồng thời tăng cƣờng hỗ trợ doanh nghiệp tăng nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh, chủ động sẵn sàng hội nhập thị trƣờng khu vực. Bên cạnh đó, để hội nhập bền vững, các DNNVV cần sử dụng linh hoạt những giải pháp tình huống trong marketing để phát triển thị trƣờng, giảm lƣợng hàng tồn kho, liên kết với các doanh nghiệp khác trong nƣớc và khu vực, tìm hiểu và thực hiện đúng các luật, lệ, quy định và thông lệ của Chính phủ các nƣớc và cộng đồng AEC. Với mục tiêu khái quát những trở ngại kinh tế, nhận thức và sự chuẩn bị hội nhập AEC của DNNVV Việt Nam, nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế nhất định nhƣ: (1) sử dụng số liệu thứ cấp từ các nguồn điều tra, nên chƣa thể khái quát hết đƣợc những khó khăn hiện nay của DNNVV Việt Nam (đặc biệt trong năm 2014 – 2015, giai đoạn chuẩn bị tiến tới hội nhập AEC), số lƣợng mẫu cũng nhƣ thông tin còn hạn chế trong dữ liệu điều tra nhận thức, chuẩn bị hội nhập của doanh nghiệp , (2) phân tích chủ yếu dựa vào thống kê mô tả. Trong tƣơng lai, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành tìm hiểu, cập nhật thêm những khó khăn hiện nay của DNNVV Việt Nam; cũng nhƣ cụ thể hóa những nhận thức khác nhau về cơ hội, thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam theo ngành, nghề, quy mô, loại hình và đặc trƣng của mỗi vùng trong quốc gia thông qua các mô hình định lƣợng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] BCG (2014). Để dẫn đầu khối ASEAN: Các doanh nghiệp chuẩn bị Hội nhập Kinh tế nhƣ thế nào, www.bcgsea.com/documents/file178072.pdf [2] Clarke, J. and Gibson, S., M. (1998). Enterprising futures: training and education for small businesses, Education + Training, Vol. 40 No. 3, pp. 102-8. [3] Cƣờng, T., T, Sang, X., L và Anh, K., N., (2008). Vietnam‘s Small and Medium Sized Enterprises Development: Characteristics, Constraints and Policy Recommendations, in Lim, H. (ed.), SME in Asia and Globalization, ERIA Research Project Report 2007-5,pp.323-364. Available at: [4] 0Sized%20Enterprises%20Development_Characteristics%2C%20Constraints %20and%20Policy%20Recommendations.pdf [5] Hirschman, A., O., (1958). Strategy of Economic Development. New Haven, Connecticut: Yale University Press. [6] GSO (2011, 2012, 2013). Báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng tháng, 52
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) [7] Kuratko, D.F. & Welsch, H., P., (2004). Strategic Entrepreneurial Growth, 2nd edition. Ohio: Thomson South-Western. [8] McMahon, R., G., P., (2001). Business growth and performance and the financial reporting practices of Australian manufacturing SMEs. Journal of Small Business Management, 39(2), 152-164. [9] Macmillan, K.,(2008). Canadian SMEs and Globalization: Success Factors and Challenges, The International Trade and Investment Centre, Report May 2008. [10] Megginson, L., C., Byrd, M., J., & Megginson, W., L., (2003). Small Business Management: An Entrepreneur‘s Guidebook (4th ed.). New York: McGraw-Hill [11] NCSEIF (2015). Luật trọng tài: Công cụ giải quyết tranh chấp thƣơng mại, Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia, 14951.html [12] Ntsika (Ntsika Enterprise Promotion Agency ), (2001). State of Small Business Development in South Africa, Annual Review, 2001. [13] OECD (2000). Small and medium-sized enterprises: Local strength, global reach, Policy Brief. [14] OECD (2009). Top Barriers and Drivers to SME Internationalisation, Report by the OECD Working Party on SMEs and Entrepreneurship. [15] OECD (2012). ASEAN SME Policy Index 2014 Towards Competitive and Innovative ASEAN SMEs, Published by Economic Research Institute for ASEAN and East Asia (ERIA). [16] Parida, V., Westerberg, M., & Frishammar, J., (2012). Inbound Open Innovation Activities in High- Tech SMEs: The Impact on Innovation Performance. Journal of Small Business Management, 50(2), 283–309. [17] Rahman, H., & Ramos, I., (2010). Open Innovation in SMEs: From closed boundaries to networked paradigm, Issues in Informing Science and Information Technology, 7, 471–487. [18] Rugman, M., A. (1997). Towards an Investment Agenda for APEC, Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics, Vol. 9 Iss: 3, pp.16 - 25 [19] Rundh, B., (2007). International marketing behaviour amongst exporting firms, European Journal of Marketing, Vol. 41 Iss: 1(2), pp.181 – 198. [20] Rwigema, H., & Venter, R., (2004). Advanced Entrepreneurship. Cape Town: Oxford University Press. [21] Samad, N., A. (2007). Positioning Malaysian SMEs in the global. Proceedings of Persidangan Kebangsaan IKS 2007, Kota Kinabalu: Universiti Utara Malaysia. [22] Shinozaki, S., (2012). A New Regime of SME Finance in Emerging Asia: Empowering Growth- Oriented SMEs to Build Resilient National Economies, ADB Working Paper Series on Regional Economic Integration. No. 104, December 2012 [23] Spithoven, A., Vanhaverbeke, W., & Roijakkers, N. (2013). Open innovation practices in SMEs and large enterprises. Small Business Economics, 41(3), 537–562. [24] Viện Kenna (2010). The ASEAN SME Regional Development Fund Conceptual Framework, [25] Development%20Fund%20-%20Conceptual%20Framework.pdf [26] Vo, T., T., S., Oum and Narjoko, D., (2010). Overview: Integrating Small and Medium Enterprises 53
  10. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG (SMEs) Into a More Integrated East Asia, in Vo, T. T., D. Narjoko and S.Oum (eds.), Integrating Small and Medium Enterprises (SMEs) into the More Integrate East Asia. ERIA Research Project Report 2009-8, Jakarta: ERIA. pp.1-18. [27] Wengel, J., and Rodriguez, E., R. (2006). SME Export Performance in Indonesia After the Crisis, Small Business Economics 26(1), pp.25-37. [28] Zhang, M., Sarker, S., and Sarker, S. (2008). Unpacking the effect of IT capability on the performance of export-focused SMEs: a report from China, Information Systems Journal, 18: 357– 380. 54