Vài suy nghĩ về kiến trúc trong công trình thuỷ lợi, thuỷ điện - Bùi khắc Hường

pdf 7 trang cucquyet12 3980
Bạn đang xem tài liệu "Vài suy nghĩ về kiến trúc trong công trình thuỷ lợi, thuỷ điện - Bùi khắc Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvai_suy_nghi_ve_kien_truc_trong_cong_trinh_thuy_loi_thuy_die.pdf

Nội dung text: Vài suy nghĩ về kiến trúc trong công trình thuỷ lợi, thuỷ điện - Bùi khắc Hường

  1. Vài suy nghĩ về kiến trúc trong công trình thuỷ lợi - thuỷ điện KTS Bùi khắc Hường Tóm tắt: Công trình xây dựng nói chung cũng như công trình thủy lợi, thủy điện nói riêng cần phải có sự hài hòa giữa công năng (nhiệm vụ kỹ thuật) và kiến trúc. Một khi có sự hài hòa thì công trình xây dựng trở thành một công trình nghệ thuật và để lại cho đời một tài sản văn hóa. “Sơn thủy” hữu tình là đề tài của nhiều hình loại nghệ thuật. Công trình thủy lợi, thủy điện trong đó đã chứa đựng chất nên thơ của “sơn thủy”. Bài báo nêu lên một số nguyên lý kiến trúc và một số thông tin bình phẩm về kiến trúc ở hai công trình thủy điện Hòa Bình và IALY được xem như ý kiến ban đầu tham gia vào cuộc thảo luận kiến trúc trong công trình thủy lợi, thủy điện. Thoạt nghe người ta vẫn cho rằng: Về nghề nghiệp, Kiến trúc và Thuỷ lợi - thuỷ điện là hai lĩnh vực khác nhau, thậm chí là khác xa. Nhưng với tôi, một người làm công tác kiến trúc trong ngành thuỷ lợi - thuỷ điện thì lại thấy kiến trúc và thuỷ lợi - thuỷ điện có mối ràng buộc mật thiết với nhau, thậm chí kiến trúc và thuỷ lợi, thuỷ điện luôn luôn có trong nhau. Tại sao vậy? Tôi xin nêu ra đây cái định nghĩa, quan niệm, nguyên lý về kiến trúc và bảng thống kê các hạng mục của một công trình Thuỷ lợi - thuỷ điện để người đọc tự đối chiếu và lý giải. A- Môt số khái niệm về kiến trúc: Kiến trúc là nghệ thuật và khoa học thiết kế, xây dựng các công trình và tổ hợp công trình theo những tiêu chuẩn thẩm mỹ và chức năng. Kiến trúc thuộc nghệ thuật tự biểu hiện (khác với tạo hình) nhằm tạo lập một không gian thích hợp để thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần cho con người và xã hội trong đời sống hoặc sản xuất. Kiến trúc được hiểu là một cái nhà hay một công trình với không gian bên trong và bên ngoài chúng. Vì vậy vẻ đẹp hay thích dụng của kiến trúc cũng phải hiểu cả không gian bên trong công trình (các phòng, sảnh, hành lang, ban công, khu phụ ). Trong không gian ấy lại bao gồm kích thước, màu sắc, ánh sáng, âm thanh, các trang thiết bị nội thất và không gian bên ngoài (Hình dáng công trình, sân, vườn, đường đi, quảng trường, vườn hoa, hồ nước ). Kiến trúc còn có sự tham gia của các thành phần cấu thành như kết cấu, điện, nước, chất loại vật liệu, điêu khắc vv. Tóm lại, đất, trời, núi sông, cây cỏ vv là không gian sống thứ nhất do tạo hoá và các thế hệ tiền nhân tạo dựng còn Kiến trúc là không gian sống thứ hai do con người tạo dựng. Vì vậy, lĩnh vực kiến trúc rất phong phú và gần gũi. Trong kiến trúc người ta phân ngành như sau: - Kiến trúc quy hoạch: Là công việc nghiên cứu, thiết kế và thực hiện tổng hợp một quần thể kiến trúc cho một khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch, một đô thị hay một vùng nông thôn vv
  2. - Kiến trúc công trình: Là công việc nghiên cứu thiết kế, thực hiện xây dựng một công trình hoặc một tổ hợp công trình. Trong Kiến trúc công trình lại phân chia ra các chuyên ngành: + Kiến trúc công trình nhà ở + Kiến trúc công trình sản xuất - trong lĩnh vực công, nông nghịêp, thuỷ lợi, thuỷ điện + Kiến trúc công trình công cộng. Nếu đi sâu hơn về Kiến trúc người ta còn phân theo chức năng, quy mô, chiều cao, tính chất công trình Nhưng mục đích của bài viết này không phải để chuyên sâu về Kiến trúc mà chỉ là “tìm về họ hàng” của nhau nên tôi chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu như trên với tạp chí Thuỷ lợi - thuỷ điện của trường Đại học Thủy lợi. B – Những hạng mục thường có ở công trình thủy lợi thủy điện I –Các công trình chính:Đập ngăn sôngĐập tràn ,cửa lấy nước lấy nước,nhà máy thủy điện,trạm phân phối điện. II - Công trình điều hành: Trung tâm điều hành,nhà điều độ và đài quan sát. III - Công trình phụ trợ : Cơ sở nghiền sàng,cơ sở bê tông, trạm nghiền sàng di động, nhà máy cốt thép, nhà máy gia công cốp pha, cơ sở cung cấp vật tư thiết bị, cơ sở ôtô, bãi đỗ tạm, cơ sở cơ khí hoá, cơ sở lắp ráp liên hợp, trạm biến áp, cơ sở cung cấp nước, cơ sở sản xuất và cung cấp thuốc nổ, cơ sở dầu mỡ và chất đốt, cơ sở thuỷ công chuyên ngành, cơ sở làm đường, cơ sở cơ khí thuỷ lực, khu ở và làm việc, chỉ huy công trường, cảng tổng hợp, cảng nặng, bến bốc dỡ, trạm cứu hoả, trạm xử lý nước thải, nghĩa trang, bệnh viện, trường học, các công trình văn hoá, công viên, du lịch IV - Khu nhà ở và làm việc của các đơn vị thi công (cho hàng vạn người) V - Khu tái định cư C - Đặc tính Kiến trúc trong các trình Thuỷ lợi - thuỷ điện. Qua các khái niệm về kiến trúc thì mỗi hạng mục, công trình của Thuỷ lợi - thuỷ điện đều mang chức năng là một công trình kiến trúc. Các công trình thuỷ lợi - thuỷ điện lại bao gồm tất cả các thành phần của Kiến trúc đó là Kiến trúc quy hoạch và kiến trúc công trình. Tuy nhiên công tác kiến trúc trong thuỷ lợi - thuỷ điện từ trước đến nay ở nước ta đều mang những đặc điểm sau: 1. Chủ đầu tư công trình hầu hết thuộc ngành thuỷ lợi - thuỷ điện, vì vậy nhiệm vụ chính của công trình là tạo ra sản phẩm và lợi ích cho ngành, còn kiến trúc chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ. Một thực tế nữa là những kỹ sư thiết kế và quản lý chưa được trang bị một lượng kiến thức cần thiết về kiến trúc . Hiện nay ở nước ta một công trình xây dựng được tạo nên bởi ba nhà: - Nhà tư vấn thiết kế và thi công. - Nhà đầu tư (ông chủ có tiền) - Nhà quản lý (ông chủ có quyền)
  3. Nếu cả ba nhà này đều có chú ý đúng mức về kiến trúc thì công trình xây dựng không chỉ đáp ứng được công năng theo các chuyên ngành mà nó sẽ trở thành một công trình kiến trúc giầu tính nghệ thuật. 2. Công việc quy hoạch kiến trúc luôn phải đi theo lợi ích chính là công trình thuỷ lợi thuỷ điện. Các công trình phụ trợ phải thuận lợi cho việc thi công công trình chính (Nhà máy, bến cảng, cơ sở sản xuất ). Các khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên vừa phải thuận lợi cho việc đi làm ở công trình chính hoặc khu phụ trợ. Một số các điều kiện về môi sinh cũng phải vì công trình chính. Các điều kiện về sinh hoạt, học tập, khám chữa bệnh cũng khó có thể được như một khu đô thị dân cư thông thường. Một đặc điểm hết sức được quan tâm là toàn bộ khu vực được dành cho công trường sau khi công trình kết thúc lại phải thay đổi mục đích. Vì vậy từ vấn đề chọn đất quy hoạch tổng mặt bằng, thiết kế cơ sở hạ tầng đến quy mô hình thức của công trình lại phải cân nhắc rất kỹ cho trước mắt và sau này. Tuy nhiên việc đầu tư cho mục tiêu chính là không thể khác nhưng cho sử dụng lâu dài cũng phải đặt ra một cách nghiêm túc, để đồng vốn phát huy hiệu quả. 3. Các công trình thuỷ lợi thuỷ điện lớn như: Hoà Bình, Yaly, Sơn La cũng là các đầu mối giao thông và tham quan du lịch. Sơn, Thuỷ (núi và nước) là cội nguồn của thuỷ lợi - thuỷ điện. Song, Sơn Thuỷ xưa nay vẫn hữu tình. Nghề thuỷ lợi - thuỷ điện chính là nghề hữu tình. Công trình thuỷ lợi - thuỷ điện lớn dễ trở thành trung tâm tham quan du lịch chính là vì những lí do sau: - Tham quan sức mạnh vĩ đại của con người chinh phục thiên nhiên. - Tham quan cảnh nước non hùng vĩ do con người tạo nên. Xưa kia nó chỉ là dòng sông nay đã là hồ nước lớn, cảnh vật đổi thay, tầm nhìn rộng mở - Tham quan những tiến bộ khoa học kỹ thuật và trình độ văn hoá mới mà con người áp dụng tại công trình như: Thiết bị máy móc, trình độ thi công, bộ mặt kiến trúc và cuộc sống con người nơi đây. 4. Vẻ đẹp kiến trúc của công trình thuỷ lợi - thuỷ điện hầu hết là vẻ đẹp tự nhiên, vẻ đẹp của kết cấu. Ví dụ: Dáng nghiêng của trụ pin, dáng cong của trục đập, vẻ kiều diễm của tràn, vẻ chắc khoẻ của van, dáng trầm tư, lì lợm của đập đá đổ Không ai làm khác được. Cái dáng nó phải thế, vẻ đẹp như thể thiên định. Nếu khác thì chỉ có tốn hơn và kém hơn. Trong kiến trúc các công trình chính của thuỷ lợi - thuỷ điện sự tham gia kiến trúc chỉ là thêm thắt đường nét, màu sắc, cây xanh, ánh sáng, hình khối và dựa theo hình dáng không gian do yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Qua bốn đặc điểm chính của kiến trúc trong công trình thuỷ lợi - thuỷ điện mà tôi nêu ra trong bài viết này có thể chưa đầy đủ nhưng muốn nói lên công việc của các cán bộ thuỷ lợi - thuỷ điện là rất lớn. Ngoài kỹ thuật chuyên ngành còn cả một “núi sông” những vấn đề về kiến trúc . Bởi lẽ: Kiến trúc là không gian sống của con người, do công trình thuỷ lợi - thuỷ điện tạo ra góp
  4. mặt vào xã hội, phục vụ xã hội. Kiến trúc trước hết thiết thân cho công trình, cho những người tham gia xây dựng công trình và cho lợi ích lâu dài của đất nước cả về vật chất và văn hoá. Vì vậy, khi thiết kế công trình các nhà thuỷ lợi cũng nên cho sự tham gia góp ý của các nhà kiến trúc để công trình mọc lên được đẹp hơn, để cho “không gian nhân tạo” được hoà hợp với “không gian thiên tạo” phục vụ lợi ích con người. ảnh 1. đập ngăn sông Hòa Bình D- Một vài nhận xét khái lược về kiến trúc của 2 công trình thuỷ lợi - thuỷ điện lớn đã làm là : Thuỷ điện Hoà Bình và Thuỷ điện Yaly. 1. Thuỷ điện Hoà Bình: Thuỷ điện Hoà Bình chính thức được xây dựng trong 15 năm (1979 - 1994) chưa kể thời gian chuẩn bị trước đó và thời gian hoàn thiện sau đó. Do bối cảnh kinh tế xã hội đất nước ta thời kỳ đó còn nhiều hạn chế nên mọi nhận xét đánh giá hôm nay chỉ mang ý nghĩa về nghề nghiệp. Việc thiết kế các công trình chính, các công trình phụ trợ và khu ở chuyên gia(làng chuyên gia) do phía Liên Xô cũ thực hiện. Việc quy hoạch chung và thiết kế xây dựng khu ở của cán bộ của công nhân công trường do phía Việt Nam đảm nhận. Cái được: Được một công trình thuỷ điện lớn cũng là một công trình kiến trúc lớn của thế kỷ 20 trên đất mước ta. Công trình có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt mà ai cũng biết. Thuỷ điện Hoà Bình từ khi xây dựng đã trở thành một địa chỉ du lịch thú vị. Đặc biệt từ khi hoàn thành đã có hẳn một “tua” khép kín đầy đặn vớ sự góp mặt đáng kể của kiến trúc đó là:
  5. - Không gian làm việc thoáng đẹp của đường hầm TT - 1 và gian máy của thuỷ điện Hoà Bình trong lòng núi. - Sân vườn trên nền đá của nhà làm việc ALK - Sự hùng vĩ của đập tràn, đập đá đổ với nghệ thuật phân cách mặt hạ lưu bằng các cơ, các đường giao thông. - Thuỷ điện Hoà Bình đã tạo được 4 điểm quan sát đồng thời cũng là 4 công trình kiến trúc phục vụ cho chỉ đạo thi công trước đây và tham quan du lịch bây giờ: 1. Tượng đài Chủ Tịch Hồ Chí Minh trên đồi ông Tượng ở độ cao 182m. (Hơn 50 m so với mặt đập) 2. Đài tưởng niệm những người hy sinh trong quá trình xây dựng công trình. 3. Trung tâm điều độ với nơi lưu giữ “Bức thư thế kỷ” nổi tiếng. 4. Cửa nhận nước với Nhà Thợ lặn mang dáng kiến trúc của xứ Mường Hoà Bình - Hồ Hoà Bình đã được mệnh danh là Hạ Long thứ hai của núi rừng Tây Bắc. - Các khu phụ trợ của công trình trước đây đã được tận dụng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp cho tỉnh Hoà Bình. - Các khu nhà ở chuyên gia và cán bộ công nhân Việt Nam hiện nay đã trở thành một phần của thị xã Hoà Bình. Cái chưa được: + Cửa vào nhà máy ngầm chưa đẹp, hình dáng chưa hợp lý, không có ngôn ngữ kiến trúc thuyết phục bởi vì vị trí này rất quan trọng, nhạy cảm nên yêu cầu kiến trúc, thẩm mỹ rất cao. + Vật liệu sử dụng trong nền và gian máy bằng đá không làm giảm được tiếng ồn, chưa đạt về các vấn đề khoa học môi trường. + Hình dáng kiến trúc các công trình còn thô cứng. + Xử lý hai bờ hạ lưu tuỳ tiện, nham nhở. + Từ khi thiết kế chưa chú trọng về cây xanh, môi sinh. + Các công trình phụ trợ thiết kế có quy mô quá lớn so với nhu cầu thực tế. Ví dụ: Cơ sở sửa chữa 500 xe / 1 năm. Xưởng sửa chữa cơ khí, máy thi công, cơ sở vữa thô, thuỷ công chuyên ngành Các cơ sở này hiện tại sử dụng làm các việc khác rất khó. + Khu ở chuyên gia quy hoạch và thiết kế rất đẹp gồm các khối nhà cao tầng nằm rải trên sườn đồi với cao độ nền cao thấp khác nhau theo địa hình. Các trang thiết bị nội thất được đưa từ Liên Xô sang. Đồ gỗ được các thợ Việt Nam gia công theo kiểu bao cấp lúc bấy giờ. Toàn bộ mặt ngoài các công trình được trát đá rửa theo mốt thời trang.Tất cả tài sản khổng lồ ấy được chuyển giao cho phía Việt Nam sau khi các chuyên gia Liên Xô về nước. Giờ đây phần kiến trúc tổng thể và xác nhà vẫn còn hiện đại, còn lại đã hư hỏng, xuống cấp lỗi thời Khu nhà ở Việt Nam khi xây dựng chỉ cốt đáp ứng nhanh nhất cho hàng vạn người lên ở không theo quy hoạch lâu dài. “Hậu Sông Đà” những nhà đất này được phân chia cho cán bộ công
  6. nhân viên và hợp pháp hoá về quyền sử dụng đất. Đến hôm nay, khu bờ trái Sông Đà (một nửa thị xã Hoà Bình) vấn đề quy hoạch dân cư hình như trở nên bất khả kháng cho các nhà quản lý và quy hoạch tại Thị xã Hoà Bình. ảnh 2. Đêm Yaly 2. Thuỷ điện Yaly: Là công trình thuỷ điện lớn thứ hai sau Hoà Bình và có đặc điểm tương tự: Công trình chính trong lòng núi, cùng cơ quan thiết kế và đơn vị thi công. Thuỷ Điện Yaly được lợi thế hơn Hoà Bình về nhiều mặt nên kiến trúc của Yaly được quý phái, thanh nhã hơn đó là: - Yaly được khởi công vào giai đoạn Hoà Bình đã kết thúc, cũng là thời điểm thiết kế và thi công theo cơ chế mới. - Những mặt yếu kém của thuỷ điện Hoà Bình được rút kinh nghiệm - Khả năng thi công, vật tư thiết bị đa dạng và phong phú hơn. - Quan niệm về kiến trúc của con người cũng đổi mới theo cơ chế và cuộc sống mới. - Địa thế của công trình đẹp. Con đập đá đổ uốn lượn theo bờ dòng suối cũ với dải hộ lan được thiết kế bằng bê tông sơn trắng tạo thành nét cong mềm mại, nối với đập tràn rất ăn nhập với cảnh núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Tuy nhiên, kiến trúc thuỷ điện Yaly vẫn còn bộc lộ những khiếm khuyết mà cần rút kinh nghiệm cho các công trình sau đó là: - Do nhiều lý do khác nhau nên việc tính toán diện tích, quy mô công trình trung tâm điều khiển và nhà hành chính làm quá to so với yêu cầu sử dụng. Các khu nhà làm việc, nhà ở của các bên A, B sau khi công trình kết thúc dư thừa quá nhiều. - Xử lý các mái dốc quá thô, thiếu nghiên cứu chia tách mảng hợp lý.
  7. Công tác trồng cây xanh trả lại môi trường sinh thái thực hiện chưa đáng kể Tóm lại Tôi viết bài này để dăng trong tạp chí Thủy lợi môi trường của trường Đại học Thuỷ lợi không có tham vọng nhiều về nghiên cứu, học thuật. Chỉ có một chủ định là cùng với các nhà Thủy lợi, Thuỷ điện “chạy qua hàng Kiến trúc” để có thêm phần hiểu mình, hiểu người. Qua đó thấy rằng mình không chỉ là mình mà còn là người. Người không chỉ là người mà lại là mình. Trong thủy lợi,thuỷ điện luôn có kiến trúc. Mỗi công trình thủy lợi, thuỷ điện là một tác phẩm kiến trúc. Công trình thủy lợi,thuỷ điện nào tồn tại có ích lâu dài, con cháu đời sau sẽ gọi là công trình văn hoá. Abstract: SOME OPINIONS ON ARCHITECTURE OF HYDRAULIC ELECTRIC STRUCTURES Architect Bui Khac Thuong Architectures of structures in general and hydraulic electric structures in particular always need the harmony between the architecture and the application. The structures will be a work of art and a cultural heritage once the perfect harmony exist. Many kinds of art are based on the charming of natural landscapes, and so do the hydraulic electric structures. The article has shown some architectural principles and some information on architecture of 2 huge Hydroelectric plants, Hoa Binh and Yaly and started to join the discussion on the architecture of hydraulic electric structures.