Vai trò của khu công nghiệp trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững

pdf 12 trang Gia Huy 18/05/2022 1610
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của khu công nghiệp trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_khu_cong_nghiep_trong_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_n.pdf

Nội dung text: Vai trò của khu công nghiệp trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững

  1. VAI TRÒ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ,PHỤC VỤ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THE ROLE OF INDUSTRIAL PARKS IN ATTRACTING FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT TS. Nguyễn Văn Thành Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Thứ trưởng Bộ Công an Tóm Tắt Các khu công nghiệp (từ đây viết tắt là KCN1) có vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Vai trò của các KCN càng được thể hiện rõ nét trong bối cảnh sức cạnh tranh ngày càng lớn trong thu hút FDI vào Việt Nam cũng như sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài dưới tác động của TPP. Phát triển Khu công nghiệp là một trong những giải pháp rất quan trọng hiện nay để thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy thương mại trong hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phát triển công nghiệp xanh, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Bài viết này nhằm mục đích thảo luận và đóng góp ý kiến về thực trạng, yêu cầu và giải pháp chủ yếu để phát triển khu công nghiệp theo mục tiêu phát triền bền vững và chủ động hội nhập quốc tế. Bài viết, tham gia một tiếng nói về vấn đề KCN trong việc thu hút FDI, nhằm đánh giá những thành tựu, tồn tại, hạn chế trong việc phát huy vai trò của KCN trong thu hút FDI tại Việt Nam, và đề ra một số giải pháp. Bài viết gồm 4 phần. Phần 1 tổng quan một số vấn đề lý luận và thực tiễn quốc tế về vai trò của KCN trong thu hút FDI. Phần 2 nêu thực trạng và đánh giá tình hình thu hút FDI vào các KCN, và chỉ ra nguyên nhân của tồn tại, hạn chế. Phần 3 kiến nghị một số giải pháp nâng cao vai trò của KCN trong thu hút FDI giai đoạn 2016-2020 gắn với bối cảnh hội nhập. Từ khóa: vai trò của khu công nghiệp, thu hút, FDI tại Việt Nam, hội nhập, phát triển bền vững. Abstract Industrial parks (hereinafter referred to as IPs) play an important role in attracting foreign direct investment (FDI) in Vietnam. The role of IPs has been clearly emphasized in the context of the growing competitiveness in attracting FDI into Vietnam as well as the appearance of more and more foreign investors under the influence of the TPP. Today, developing industrial parks is one of the most important solutions to attract foreign investment and promote trade in international economic integration in order to promote green industry, to meet the requirements of sustainable development and the environmental protection. This article aims to discuss and propose recommendations on the status, requirements and main solutions so as to develop industrial parks under the goal of sustainable 1Trong phạm vi bài viết, KCN được hiểu bao gồm cả KCN và KCX 407
  2. development and proactively international integration. The article, which is hoped to make a significant contribution to the current issue of IPs in attracting FDI, focused to assessing the achievements, shortcomings and limitations in promoting the role of IPs in attracting FDI in Vietnam, and drawing out some solutions. There were four main sections in the study. Section 1 overviewed some international theoretical issues and practices on the role of IPs in attracting FDI. Section 2 presented the situation and assessed the status of attracting FDI in IPs, as well as pointed out causes and limitations. Section 3 proposed some solutions to improve the role of IPs in attracting FDI in the period from 2016 to 2020 FDI associated with the context of integration. Keywords: role of industrial parks, attract, FDI in Vietnam, integration, sustainable development. 1. Vai trò của các KCN trong thu hút FDI Việc thành lập các KCN có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của các quốc gia.Phát triển KCN có thể đóng vai trò năng động trong dài hạn đối với sự phát triển của một quốc gia, nếu được xây dựng và quản lý tốt, với các ưu đãi phù hợp với quy định của WTO, và được tích hợp như một phần của chương trình cải cách và tự do hóa (DorsatiMadani, 1999)2.Nghiên cứu từ 282 thành phố của Trung Quốc trong giai đoạn 1988-2009 cho thấy, KCN đóng góp từ 11-15% tăng trưởng GDP của nước này (RAND, 2014)3. Các lợi ích do KCN mang lại cho một quốc gia gồm lợi thế động và lợi thế tĩnh. Lợi ích tĩnh bao gồm: tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho người lao động; làm tăng và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu; là nguồn thu ngoại tệ; tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài; và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Lợi ích độngbao gồm: tạo việc làm gián tiếp; nâng cao kỹ năng lao động; tạo việc làm cho lao động nữ (thúc đẩy bình đẳng giới); chuyển giao công nghệ; thử nghiệm các chính sách mới; và phát triển vùng. So với lợi thế tĩnh, lợi thế động khó đo lường hơn, nhưng nó tạo ra các nhân tố đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia (WB, 2008)4. Phát triển các KCN là công cụ chính sách quan trọng trong chiến lượcthu hút FDI của nhiềunền kinh tế như Đài Loan, Ireland. Phát triển KCN tạo môi trường ưu đãi cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng.Thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng tốt nhất và môi trường thực thi chính sách tốt nhất, phát triển các KCN có thể bù đắp một số khía cạnh bất lợi của môi trường đầu tư (WB, 2008). Tại Philippin, tỷ lệ đầu tư FDI vào các KCN tăng từ 30% năm 1997 lên trên 81% năm 2000; Trung Quốc, tỷ lệ này là trên 80%; Bangladesh, 103 triệu USD trong tổng số 328 triệu USD vốn FDI là vào các KCN (WB, 2DorsatiMadani (1999). A Review of the Role and Impact ofExport Processing Zones.http://-siteresources.- worldbank.-org/-INTRANETTRADE/-Resources/-MadaniEPZ.-pdf 3RAND (2014). The role of economic development zones in national development strategies: The case of China. http://-www.-rand.-org/-content/-dam/-rand/-pubs/-rgs_dissertations/-RGSD300/-RGSD320/- RAND_RGSD320.pdf 4WB (2008). Special economic zones: Performance, lessons learned, and implications for zone development. https://-www.-wbginvestmentclimate.-org/-uploads/-SEZs%20-%20-Performance,-%20Lessons%-20Learned%- 20and%20-Implications-%20for-%20-Zone-%20-Development.pdf 408
  3. 2008). Năm 2015, tính chung trên toàn Châu Á, KCN làm tăng thu hút vốn FDI của các quốc gia lên tới 82% (OECD, 2015)5. 2. Vai trò của các KCN trong thu hút FDI tại Việt Nam hiện nay 2.1. Thực trạng thu hút FDI vào các KCN tại Việt Nam hiện nay Cả nước có khoảng 300 KCN được thành lập/cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 84 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê khoảng 56 nghìn ha. Các KCN phân bố tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng (77 KCN) và Đông Nam Bộ (100 KCN). Tổng số KCN của 2 vùng này chiếm 64,5 tổng số KCN của cả nước, và 62,78% diện tích của các KCN trên cả nước.Đến hết tháng 9/2015, trong số 300 KCN đã được thành lập, có 212 KCN đang hoạt động (chiếm 71%) và 88 KCN đang đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng. 212 KCN đang hoạt động có tỷ lệ lấp đầy gần 67%. Lũy kế đến tháng 9/2015, có 5.946 dự án FDI đầu tư vào KCN, với tổng vốn đăng ký đạt gần 96 tỷ USD, tổng vốn đầu tư đã thực hiện đạt khoảng 55 tỷ USD. FDI đầu tư vào KCN chiếm khoảng 31% tổng số dự án FDI trên cả nước, và 36% tổng vốn FDI cả nước lũy kế đến tháng 9/2015. Trong đó, các vùng có tỷ trọng FDIvào KCN cao là Đồng bằng sông Hồng (khoảng 40% vốn FDI đăng ký), Đông Nam Bộ (44,5% vốn FDI đăng ký). Hàng năm, đầu tư FDI vào các KCN chiếm từ 40-45% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm cả nước. Nếu xét riêng về thu hút FDI trong ngành công nghiệp, thì các dự án sản xuất công nghiệp trong KCN chiếm gần 80% tổng vốn FDI vào ngành công nghiệp cả nước. Bảng 1: Tình hình thu hút FDI tại các KCN so với tổng số thu hút FDI chung trong khu vực và cả nước lũy kế đến tháng 9/2015 Dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Số dự Số vốn Vốn FDI án Tổng % dự án FDI % dự án thực hiện trong số dự trong trong Tổng vốn trong trong KCN án FDI KCN KCN FDI KCN KCN TDMN phía Bắc 199 585 34,0% 7.324 12.297 59,6% 2.826 Đồng bằng sông 1.567 5.825 26,9% 27.642 69.239 39,9% 14.045 Hồng Duyên hải miền 204 1.203 17,0% 3.950 52.256 7,6% 1.645 Trung Tây Nguyên 27 154 17,5% 180 858 21,0% 40 Đông Nam Bộ 3.486 10.305 33,8% 52.371 116.732 44,9% 33.518 Tây Nam Bộ 463 1.093 42,4% 4.523 15.308 29,5% 2.973 Tổng 5.946 19.165 31,0% 95.990 266.690 36,0% 55.047 (Nguồn: Vụ Quản lý các khu kinh tế, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) 5OECD (2007). Export processing zones: past and future role in trade and development. OECD Trade Policy Working Paper No. 53. http://-www.-oecd.-org/-officialdocuments/-publicdisplaydocumentpdf/-?doclanguage- =en&cote-=td/-tc/-wp(2006)39/-final 409
  4. 2.2. Thành tựu trong thu hút FDI vào KCN tại Việt Nam hiện nay Một là, một phần đáng kể vốn FDI được thu hút vào các KCN. Tính chung cả nước, thu hút FDI vào các KCN đến tháng 9/2015 chiếm khoảng 36% tổng vốn FDI cả nước. Tại một số địa phương, thu hút FDI chủ yếu tập trung tại các KCN. Thái Nguyên là ví dụ điển hình. Trong năm 2013, các KCN tỉnh Thái Nguyên đã thu hút được 28 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 3,7 tỷ USD, tập trung tại KCN Yên Bình (3,38 tỷ USD) và KCN Điềm Thụy (300 triệu USD) (Phan Mạnh Cường, 2014). Thu hút FDI vào KCN chiếm gần 100% tổng vốn FDI của Thái Nguyên năm 2013, đưa Thái Nguyên từ tỉnh đứng thứ 44/63 tỉnh, thành phố về thu hút FDI năm 2012 lên vị trí thứ 17/63 năm 2013 (tính theo FDI lũy kế). Hai là, quy mô dự án FDI thu hút vào KCN và khả năng hấp thụ vốn FDI của KCN cao hơn bình quân chung cả nước. Bình quân chung cả nước, quy mô vốn đăng ký/dự án FDI vào KCN đạt 16,14 triệu USD/dự án, cao hơn bình quân chung cả nước (13,92%). Điều này một phần là do việc thu hút các dự án FDI lớn vào KCN, như Tổ hợp Công nghệ cao Samsung Thái Nguyên (3,2 tỷ USD) tại KCN Yên Bình; Nhà máy LG tại KCN Tràng Duệ, Hải Phòng (1,5 tỷ USD); Dự án giấy Cheng Loong tại KCN Singapore Ascendas-Protrade, Bình Dương (1 tỷ USD) Bên cạnh đó, khả năng hấp thụ vốn FDI của các các KCN cũng cao hơn đáng kể so với mặt bằng chung của cả nước, gấp gần 2 lần (57,3%). Qua đó, cho thấy phần nào nỗ lực của Việt Nam trong việc tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài giải ngân vốn đầu tư trong các KCN. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, tỷ lệ này vẫn chưa vượt quá 60%, cho thấy Việt Nam cần tiếp tục có các điều chỉnh chính sách thông thoáng hơn cho nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh di chuyển vốn với tốc độ nhanh do toàn cầu hóa và hội nhập. Bảng 2: Khả năng hấp thu vốn FDI vào KC lũy kế đến tháng 9/2015 (triệu USD, %) Tỷ lệ vốn thực Quy mô Quy mô vốn Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký dự vốn đăng đăng ký/dự hiện/vốn đăng ký án FDI cả nước lũy kế ký/dự án án cả nước dự án FDI KCN đến năm 2014 TDMN phía Bắc 36,80 21,02 38,6% 28,7% Đồng bằng sông Hồng 17,64 11,89 50,8% 31,1% Duyên hải miền Trung 19,36 43,44 41,6% 30,0% Tây Nguyên 6,67 5,57 22,2% 43,4% Đông Nam Bộ 15,02 11,33 64,0% 34,9% Tây Nam Bộ 9,77 14,01 65,7% 43,1% Tổng 16,14 13,92 57,3% 33,0% (Nguồn: Vụ Quản lý các khu kinh tế, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tính toán của tác giả) Ba là, thu hút các dự án FDI lớn vào KCN có tác động tích cực, góp phần thu hút các dự án FDI phụ trợ. Ví dụ, Canono đầu tư vào KCN Quế Võ (Bắc Ninh) đã tạo ra một chuỗi các doanh nghiệp phụ trợ cho Canon trong và ngoài KCN Quế Võ. Samsung đầu tư vào Thái Nguyên đã kéo theo một loạt các dự án FDI quy mô nhỏ, sản xuất sản phẩm phụ trợ cho Samsung. Riêng năm 2013, KCN Điềm Thụy (Thái Nguyên) thu hút 21 dự án FDI phụ trợ, 410
  5. với tổng số vốn trên 300 triệu USD như KSD Vina, MoripsVina, Qua đó, góp phần hình thành một số ngành công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực điện tử, viễn thông. LG đầu tư vào KCN Tràng Duệ (Hải Phòng) đã tạo ra một sân chơi cho gần 300 doanh nghiệp đầu tư vào KCN này. Bốn là, các dự án FDI trong KCN đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế và tạo việc làm.Thành tựu này gắn liền với các đóng góp của FDI trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội.FDI có tác động trực tiếp đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp khoảng 20% vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. FDI góp phần làm tăng năng suất lao động, năm 2012, năng suất lao động của doanh nghiệp FDI tăng 5,11%, cao hơn nhiều so với năng suất lao động của khu vực tư nhân trong nước và khu vực nhà nước. FDI tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người lao động. Năm 2013, FDI tạo việc làm cho khoảng 2 triệu lao động trực tiếp và 3-4 triệu lao động gián tiếp (Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2014)6. 2.3. Những hạn chế, thách thức Một là, thu hút FDI vào KCN vẫn chủ yếu tập trung ở những khâu thâm dụng lao động, có giá trị gia tăng thấp.Một phần của thực trạng này được thể hiện thông qua cơ cấu thu hút vốn FDI cả nước. Việt Nam ít được tiếp cận công nghệ tiên tiến qua con đường đầu tư nước ngoài. Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc nằm trong top 10 nước có đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam, chiếm khoảng 10% tổng vốn FDI lũy kế đến hết năm 2014. Tuy nhiên, các quốc gia này cũng không mạnh về công nghệ nguồn, bản thân họ cũng phụ thuộc vào công nghệ bên ngoài chuyển vào. Hơn nữa, đặc điểm đầu tư từ các quốc gia này là chủ yếu trong ngành công nghiệp chế tạo, sử dụng nhiều lao động. Thu hút FDI chuyển Việt Nam vào các ngành công nghệ cao, nhưng về bản chất vẫn ở phân khúc lắp ráp tận dụng lao động là chính (Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2014). Cơ cấu xuất- nhập khẩu cũng cho thấy thực trạng trên. Doanh nghiệp FDI xuất khẩu lượng lớn hàng máy tính, điện tử, nhưng cũng đồng thời nhập khẩu lượng lớn máy móc, thiết bị, linh kiện phục vụ sản xuất từ nước ngoài.Bên cạnh đó, các luồng FDI từ Nhật Bản, Hàn Quốc vào Việt Nam cũng chủ yếu là sự dịch chuyển khâu lắp ráp từ Trung Quốc, Thái Lan vào Việt Nam. Các nhà máy như Samsung, LG, Canon, chủ yếu là lắp ráp linh kiện điện tử (Phương Linh, 2014)7. Tổng kết 25 năm thu hút FDI của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, chỉ có 5% doanh nghiệp FDI có công nghệ cao, 80% có công nghệ trung bình và 15% có công nghệ thấp. Hai là, thu hút FDI vào KCN gắn với hình thành cụm ngành và tạo liên kết sản xuất với doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Một số cụm ngành trong KCN đã được hình thành, nhưng hầu hết là giữa các doanh nghiệp FDI như: KCN Bắc Thăng Long (doanh nghiệp FDI Nhật Bản cung cấp linh kiện cho Canon, Panasonic), KCN Điềm Thụy và Yên Bình ở Thái Nguyên (doanh nghiệp FDI cung cấp linh kiện cho Samsung). Thực tế cho thấy, ngành nghề hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN rất đa dạng, khó cho doanh nghiệp hợp tác với 6Nguyễn Thị Tuệ Anh và các cộng sự (2014). Nghiên cứu điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đến năm 2020. Đề tài Nhà nước Mã số KX.01.03/11-15. Bảo vệ tháng 12/2014. 7Phương Linh (2014). Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. http://-kinhdoanh.- vnexpress.-net/-tin-tuc/doanh-nghiep/lan-song-dich-chuyen-san-xuat-tu-trung-quoc-sang-viet-nam- 3024254.html. Truy cập ngày 30/3/2016 411
  6. nhau. Số lượng KCN tăng lên, hạ tầng KCN kết nối với bên ngoài, nhưng chủ yếu là hạ tầng giao thông, các vấn đề khác như công trình phúc lợi, đào tạo nhân lực, quản trị doanh nghiệp, phát triển cơ sở nghiên cứu gắn với KCN chưa được phát triển. Phát triển KCN ở Việt Nam hiện chỉ tập trung vào việc tạo lập một khu vực lãnh thổ ưu đãi cho doanh nghiệp, chưa thiết lập được các điều kiện và thể chế cần thiết cho sự phối hợp tốt giữa các bên liên quan cho thu hút FDI. Nghiên cứu của Kunichi (2007) đối với các cụm ngành công nghiệp ở Châu Á (Thiên Tân, Quảng Châu, Bắc Kinh Trung Quốc và cụm ngành công nghiệp ô tô ở Malaysia) cho thấy, chỉ có ưu đãi mà thiếu các yếu tố kể trên thì không thể xây dựng một cụm công nghiêp thành công, tức là cụm công nghiệp thu hút FDI và tạo ra các giá trị nội tại (Kenichi Ohno, 2014). 412
  7. Hình 1: Tiến trình hình thành cụm công nghiệp theo cách tiếp cận của Kuchiki (Nguồn: Kenichi Ohno (2014)8) Ba là, thu hút FDI vào các KCN nói riêng chưa gắn chặt với việc giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường trong KCN. Điều tra 70 doanh nghiệp FDI của Nguyễn Thị Tuệ Anh (2014) cho thấy, 45% doanh nghiệp chưa áp dụng quy trình sản xuất ít thải phát, vàtỷ lệ doanh nghiệp FDI áp dụng các biện pháp giảm phát thải chỉ đạt 18,2%. Về giải quyết nhà ở cho người lao động trong KCN, hiện nay, các khu nhà ở tập trung (xây dựng từ nguồn ngân sách địa phương hoặc từ doanh nghiệp) mới chỉ đáp ứng nhu cầu cho 10% lao động trong KCN. 90% người lao động còn lại phải tự thu xếp chỗ ở, thuê trọ rải rác trong các khu dân cư với chất lượng sinh hoạt kém, không đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khỏe cho công nhân. 8Kenichi Ohno (chủ biên) (2014). Tiếp cận bẫy thu nhập trung bình: một số gợi ý chính sách cho Việt Nam. Nxb Giáo dục Việt Nam. Hà Nội, 2014. 413
  8. 2.4. Nguyên nhân của hạn chế trong thu hút FDI vào KCN tại Việt Nam Hộp 1: Phát triển KCN ở Lai Châu KCN Mường So được thành lập từ năm 2008, nhưng cho đến nay, chỉ có 1 nhà máy gạch Mường So hoạt động. Hệ thống đường giao thông đi lại khó khăn, hệ thống cung cấp nước hạn chế. Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định điều chỉnh KCN Mường So trở thành cụm công nghiệp. Hay quy hoạch KCN ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh một cách phân tán, tạo thành vành đai công nghiệp bao vây tứ phía thành phố. Hậu quả là khó giải quyết các vấn đề bảo vệ môi trường trong tương lai, hiệu quả kinh tế của các KCN lại không cao (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009)9. Xây dựng các công trình xử lý nước thải tập trung quy mô lớn ở những khu vực tập trung các KCN tại các vùng kinh tế trọng điểm chưa được thực hiện. Nguồn: Bộ tài nguyên và Môi trường, 2009 Một là, chính sách FDI và hệ thống các ưu đãi khuyến khích đầu tư của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Kenichi Ohno đánh giá 5 hạn chế chính trong chính sách thu hút đầu tư FDI của Việt Nam, đó là (i) Việt Nam chưa có chiến lược dài hạn về thu hút FDI. Vai trò của FDI trong phát triển công nghệ xanh và tạo việc làm tại Việt Nam còn rất hạn chế như phân tích ở trên; (ii) chính sách thu hút FDI có phạm vi ưu tiên còn dàn trải, dựa nhiều vào ưu đãi tài chính. Chưa xác định rõ danh mục hoạt động đầu tư nước ngoài ưu tiên thu hút. Ưu đãi đa phần là thuế, trong khi các biện pháp khuyến khích khác như liên kết công nghiệp, chuỗi cung ứng hầu như thiếu vắng; (iii) Hệ thống phân cấp quản lý về cấp giấy phép và ưu đãi đầu tư hoạt động chưa thật hiệu quả. Phân cấp tạo nên sự cạnh tranh không mong đợi giữa các tỉnh, thành phố trong thu hút FDI, cộng với việc thiếu vắng chiến lược quốc gia và hệ thống phân cấp kém hiệu quả, dẫn đến làm giảm tính cạnh tranh quốc gia; (iv) chính sách hiện hành không có những nhân tố thúc đẩy liên kết và chuyển giao công nghệ. Thứ năm, giám sát hậu đầu tư chưa thật sự bài bản tại Việt Nam. Thiếu một hệ thống cơ sở dữ liệu cập nhật, thống nhất, tập trung và đầy đủ về FDI phục vụ quản lý nhà nước và giám sát đầu tư. Số liệu vốn FDI đăng ký và thực hiện do nhà đầu tư tự cung cấp và tự chịu trách nhiệm. Thanh tra tài chính chỉ thực hiện mỗi năm một lần. Hai là, việc lập và thực hiện quy hoạch phát triển KCN còn bất cập. Tính tổng thể và tính hệ thống trong công tác lập quy hoạch còn thấp, có đến 2/3 số KCN được điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch được thực hiện theo đề nghị riêng lẻ của từng địa phương. Bên cạnh đó, căn cứ đề xuất lập KCN của một số địa phương chưa thực sự phù hợp với điều kiện, tiềm năng phát triển. Công tác chuẩn bị cho sự hình thành các KCN cũng bộc lộ nhiều hạn chế: thiếu cán bộ quản lý có năng lực, thiếu sự chuẩn bị về nội dung mời gọi các nhà đầu tư. Xây dựng kết cấu hạ tầng KCN chưa được giám sát chặt chẽ, dẫn tới việc các địa phương và chủ đầu tư xây dựng KCN chưa tuân thủ quy hoạch hoặc không thực hiện đầy đủ các hạng mục công trình theo quy hoạch. 9Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009). Báo cáo môi trường quốc gia 2009: Môi trường KCN Việt Nam. http://- vea.-gov.-vn/-vn/-hien-trang-moi-truong/-bao-cao-mt-quoc-gia/-Pages/-B%-C3%-A1o-c%-C3%-A1o-M%- C3%-B4i-tr%-C6%-B0%-E1%-BB%9-Dng-qu%-E1%-BB%-91c-gia-n%C4%83m-2009-M%-C3%-B4i-tr%- C6%-B0%-E1%-BB%9-Dng-khu-c%-C3%-B4ng-nghi%-E1%-BB%-87p-Vi%-E1%-BB%-87t-Nam-1.aspx 414
  9. Ba là, chưa có một cơ quan đầu mối chung trong thu hút đầu tư FDI vào KCN trên phạm vi cả nước do có sự phân tán và chồng chéo về thẩm quyền quản lý FDI hiện nay. Bên cạnh các chương trình xúc tiến đầu tư của các địa phương, các KCN cũng tham gia vào hoạt động này một cách độc lập. Điều này khiến cho các nhà đầu tư mệt mỏi vì đón tiếp quá nhiều các đoàn tương tự nhau đến từ Việt Nam (Kenichi Ohno, 2014). Đài Loan là trường hợp thành công trong phát triển cơ quan đầu mối quản lý chung. Cục Phát triển doanh nghiệp (IDB) chịu trách nhiệm chung về phát triển công nghiệp, bao gồm quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, và quản lý, phát triển các KCN. IDB là cầu nối giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI, thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác và chuyển giao công nghệ. Điển hình đàu những năm 1980, IDB thúc đẩy mối liên kết giữa tập đoàn điện tử Phillips và các doanh nghiệp nội địa trong sản xuất kính màn hình tivi, Phillips buộc phải sử dụng mặt hàng này từ các doanh nghiệp Đài Loan (Robert H. Wade, 2007)10. Với các hoạt động kết nối này, Đài Loan đã xây dựng thành công các cụm ngành công nghiệp đạt đến bước thứ 2 (đổi mới) trong tiến trình hình thành cụm ngành công nghiệp của Kunichi (2007)11: KCN công nghệ cao Tainan, Công viên phần mềm Nankang Thứ tư, các địa phương, vì nhiều lý do, đã không có được sự phối hợp với những địa phương bạn, lân cận trong thu hút đầu tư nước ngoài một cách tổng thể. Đôi khi, do mong muốn tăng cường thu hút đầu tư cho địa phương mình mà phá vỡ không gian tổng thể của vùng cũng như có những cạnh tranh khoogn lành mạnh, hay còn gọi là cạnh tranh xuống đáy12. 3. Một số kiên nghị nâng cao vai trò của KCN trong tăng cường thu hút FDI tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 3.1. Bối cảnh: Trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, vấn đề đầu tư phát triển vẫn là then chốt. Vốn nước ngoài, đặc biệt là FDI vẫn có vai trò đặc biệt quan trọng. Gắn với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, một số vấn đề đặt ra với Việt Nam trong phát triển KCN nhằm tăng cường thu hút FDI là: Một là, cùng với việc Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và một số hiệp định AFTA có hiệu lực, Việt Nam có cơ hội tiếp nhận dòng vốn FDI lớn và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trong thu hút FDI, đặc biệt giữa các nước trong khối ASEAN. PCI 2015 cho thấy, các hạn chế trong thu hút FDI của Việt Nam là: tham nhũng, cơ sở hạ tầng, dịch vụ hành chính công và quy định ít hơn. Do vậy, Việt Nam cần sớm có những điều chỉnh ở các khía cạnh trên. Hai là, xu hướng dịch chuyển vốn FDI trong các ngành thâm dụng lao động và ở khâu có giá trị gia tăng thấp từ Trung Quốc, Thái Lan sang các nước lao động giá rẻ như Việt 10Robert H. Wade (2007). Rethinking industry policies for low income countries. African Economic Conference, organized by African Development Bank and UNECA, Addis, Nov 15-17 2007 11 Đánh giá trên cơ sở các thông tin về các KCN tại website của IDB: https://-www.-moeaidb.-gov.-tw/- external/-ctlr?-PRO-=english.-About01&lang-=1 12Vũ Thành Tự Anh (2006). Xé rào ưu đãi đầu tư là cuộc đua chạy xuống đáy. uu-dai-dau-tu-la-cuoc-dua-chay-xuong-day/10950280/87/ 415
  10. Nam. Thu hút FDI có thể gắn liền với dòng vốn FDI chất lượng thấp, thâm dụng lao động và gây ô nhiễm môi trường. Vậy Việt Nam cần có cách thức ứng xử và điều chỉnh các quy định về thu hút FDI vào các KCN và bảo vệ môi trường trong các KCN như thế nào? Ba là, xu hướng phát triển các chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Mỗi quốc gia chỉ tham gia vào một hoặc một vài khâu trong quy trình sản xuất. Việt Nam đang ở khâu cuối cùng của chuỗi sản xuất (lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm). Do vậy, vấn đề đặt ra là chính sách cho các KCN là gì để cạnh tranh với Trung Quốc, Thái Lan nhằm thu hút vốn FDI chất lượng cao, qua đó chuyển lên khâu có giá trị gia tăng lớn hơn trong chuỗi sản xuất toàn cầu? Bốn là, các nguồn vốn có tính ưu đãi như ODA, vay ưu đãi sẽ dần giảm và chuyển sang giai đoạn vay thương mại. Nguồn đầu tư công đã được điều chỉnh theo hướng ngày càng thu gọn, đi vào trọng tâm, trọng điểm. Do đó, nguồn vốn FDI sẽ dần trở nên một nguồn lực lớn. Các khu công nghiệp, ngày càng hoạt động chuyên nghiệp hơn, sẽ gánh trọng trách trong thu hút nguồn lực này. 3.2. Kiến nghị giải pháp Một là, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng KCN đã thành lập/cấp giấy chứng đầu tư, đảm bảo kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng quốc gia. Để có thể thu hút đước một cách tích cực đầu tư nước ngoài vào các KCN, ngoài vấn đề thủ tục, một trong những yêu cầu của các nhà đầu tư là cơ sở hạ tầng phải đồng bộ. Vì vậy, việc đẩy nhanh hoàn thiện cơ sở hạ tầng luôn là yêu cầu cần thiết nhất. Hai là, phát triển các KCN gắn với hình thành cụm liên kết ngành, khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển các KCN cả nước, và ở từng tỉnh, đặt mục tiêu phát triển các KCN thành các cụm ngành và điều chỉnh mục tiêu xúc tiến đầu tư cho phù hợp. Thí điểm hình thành một số cụm ngành liên kết sản xuất và cho các KCN chuyên sâu nhằm thu hút FDI từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp FDI: hỗ trợ về thông tin, năng lực công nghệ, Ba là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách về FDI theo có chiến lược thu hút FDI cụ thể, xác định rõ ngành, lĩnh vực, sản phẩm ưu tiên thu hút đầu tư, đa dạng hóa các công cụ thu hút đầu tư gắn với kết quả đầu ra của doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xin cấp phép đầu tư, hoàn thành nghĩa vụ tài chính và thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bốn là, đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động thu hút đầu tư vào các KCN nói riêng và thu hút đầu tư nói chung. Thủ tục, minh bạch thủ tục luôn là một yêu cầu, một tiêu chí để thu hút đầu tư. Thu hút đầu tư vào KCN thì điều này lại càng rõ nét hơn. Có những KCN cấp giấy phép đầu tư trong 24 giờ. Vì vậy, các KCN cần minh bạch hết các quy trình đầu tư vào KCN để tăng tính hấp dẫn và tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài. Năm là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp FDI. Đào tạo kỹ năng cho người lao động phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Trong các cuộc điều tra khảo sát thu hút đầu tư, một trong những yêu cầu quan trọng của các nhà đầu tư là lao động, lực lượng sẵn sàng lao động và chất lượng lao động. Vì vậy, các địa 416
  11. phương, các KCN cần quan tâm đặc biệt thúc đẩy các chương trình thu hút lao động chất lượng cao đến KCN để góp phần tăng tính cạnh tranh của KCN. Sáu là, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong hoạt động nghiên cứu sáng tạo, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Tác động của FDI ngoài trực tiếp còn có tác động gián tiếp về chuyển giao công nghệ. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong muốn chuyển giao dần các quy trình, công đoạn, công nghệ của mình cho các nhà đầu tư trong nước. Do đó Nhà nước cần có chủ trương, chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tiếp thu công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài để tạo các chuỗi liên kết (cluster) trong KCN. Bảy là, đẩy mạnh hoạt động kêu gọi, xúc tiến đầu tư. Mỗi một KCN, mỗi một địa phương, để có thể tăng cường thu hút đầu tư vào KCN cần có một chiến lược, một chương trình kêu gọi xúc tiến đầu tư phù hợp để có thể cạnh tranh được. Tuy nhiên, phải là cuộc “cạnh tranh lên đỉnh” và tránh các cuộc “cạnh tranh xuống đấy”. Tám là, Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư FDI, quản lý hoạt động của các KCN, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ môi trường, lựa chọn công nghệ. Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý đầu tư FDI, quản lý KCN, tiếp tục thực hiện phân cấp nhưng đảm bảo tính tập trung, cải tiến mạnh khâu giám sát và xử lý các vấn đề sau cấp phép đầu tư. Vấn đề môi trường, công nghệ cần được được xác định là một tiêu chí “cứng” thường trực đồng hành với thu hút đầu tư nước ngoài. Hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường cũng như các hoạt động tiêu cực với môi trường là một chìa khóa đến tương lai. Kết luận KCN có vai trò quan trọng trong thu hút FDI tại Việt Nam. Bối cảnh toàn cầu hóa trong thời gian tới đặt ra một số thuận lợi, thách thức với Việt Nam trong phát huy hiệu quả của công cụ KCN trong thu hút FDI, thách thức về cạnh tranh và tận dụng cơ hội thu hút FDI chất lượng cao. Tuy nhiên, vấn đề đồng bộ không chỉ hạ tầng cơ sở cứng mà còn cả các vấn đề về thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thủ tục hành chính, chất lượng nguồn nhân lực và sự phối hợp có hiệu quả của các bên hữu quan để có thể thu hút thành công nguồn FDI, nguồn lực ngày càng quan trọng trong đầu tư phát triển của đất nước để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, nhất là giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2015. 417
  12. Tài liệu tham khảo 1. ADB (2015). New ADB Research Shows Design of Special Economic Zones Determines Success. 2. Kenichi Ohno (chủ biên) (2014). Tiếp cận bẫy thu nhập trung bình: một số gợi ý chính sách cho Việt Nam. Nxb Giáo dục Việt Nam. Hà Nội, 2014. 3. Nguyễn Thị Tuệ Anh và các cộng sự (2014). Nghiên cứu điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đến năm 2020. Đề tài Nhà nước Mã số KX.01.03/11-15. Bảo vệ tháng 12/2014. 4. cafef.vn (2015). Thái Nguyên: “Điêmsang” trong thu hut FDI cua ca nươc năm 2014 5. DorsatiMadani (1999). A Review of the Role and Impact of Export Processing Zones. 418