Vai trò của vẽ chân dung trong học tập và sáng tạo nghệ thuật

pdf 4 trang Gia Huy 22/05/2022 2450
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của vẽ chân dung trong học tập và sáng tạo nghệ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_ve_chan_dung_trong_hoc_tap_va_sang_tao_nghe_thua.pdf

Nội dung text: Vai trò của vẽ chân dung trong học tập và sáng tạo nghệ thuật

  1. 314 VAI TRÒ CỦA VẼ CHÂN DUNG TRONG HỌC TẬP VÀ SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT SV. Phan Thị Thùy Loan ThS. Phạm Thị Thu Hằng Tóm tắt. Nếu như con người là hình mẫu hoàn mĩ về sự cân đối của hình khối, tỉ lệ và vẻ đẹp mà tạo hóa đã sinh ra, thì khuôn mặt người lại chiếm một vị trí quan trọng nhất. Vẽ chân dung trong học tập, nghiên cứu và sáng tác nghệ thuậtlà một nội dung quan trọng và tương đối khó.Bởi lẽ, người vẽ không đơn thuần chỉ thể hiện được đặc điểm của nhân vật mà còn phải thể hiện được thần thái, cảm xúc và tình cảm được toát ra từ bên trong nội tâm của nhân vật.Chính vì thế, việc rèn luyện và trau dồi kỹ năng là yêu cầu hết sức cần thiết đối với mỗi người trong quá trình học mỹ thuật. Tham luận dưới đây sẽ đề cập về vai trò của vẽ chân dung trong học tập và sáng tạo nghệ thuật. 1. Mở đầu Mỹ thuật nói chung và hội họa nói riêng là một ngành đặc thù, trong đó hình họa là một môn học cơ bản của hội họa, kiến thức của hình họa là kiến thức tương hỗ có thể hỗ trợ đắc lực cho các môn học khác của hội họa như: bố cục, trang trí, ký họa, điêu khắc Hơn nữa, kiến thức của hình họa giúp người học có thể sáng tác tốt và thể hiện thành công các tác phẩm của mình bằng nhiều phong cách khác nhau, chất liệu khác nhau Vẽ chân dung là một nội dung quan trọng trong nghiên cứu hình họa. Chân dung cũng chính là bộ mặt của một bài vẽ hình họa hay một tác phẩm hội họa nghiên cứu về con người. Chân dung biểu lộ được cảm xúc của người vẽ, tình cảm và cá tính của nhân vật, qua đó chân dung cũng góp phần không nhỏ vào việc thể hiện ý đồ về mặt nội dung của một tác phẩm. Là một sinh viên sư phạm mỹ thuật, tôi hiểu rõ được vai trò cũng như tầm quan trọng của việc vẽ chân dung trong học tập nghiên cứu và sáng tác nghệ thuật. Chính vì vậy bản thân tôi luôn nỗ lực hết mình để rèn luyện và học tập thật tốt các môn học của chuyên ngành. Đặc biệt, tôi quan tâm nhiều đến vấn đề vẽ chân dung thông qua môn học hình họa, bởi vì môn học hình họa giúp tôi có nhiều cơ hội và điều kiện được tiếp xúc, nghiên cứu vẽ chân dung một cách cơ bản nhất. Ngoài ra, tôi thường xuyên rèn luyện vẽ chân dung thông qua môn học kí họa và bố cục nhằm giúp bản thân nâng cao kỹ năng vẽ chân dung một cách thuần thục. Để thấy được tầm quan trọng của vẽ chân dung người đối với việc học tập và sáng tạo của sinh viên mỹ thuật nói chung tôi xin giới thiệu bài viết:“Vai trò của vẽ chân dung trong học tập và sáng tạo nghệ thuật”. Dưới góc nhìn chủ quan và sự hiểu biết của bản thân sau gần 4 năm học tập, nghiên cứu và trải nghiệm, hy vọng bài viết sẽ góp phần tác động và truyền tải đến các bạn sinh viên mỹ thuật nói riêng và đặc biệt là các bạn sinh viên sư phạm mỹ thuật đang học tập dưới mái Trường Đại học Đồng Tháp nói chung về sự cần thiết của việc rèn luyện trau dồi kỹ năng vẽ chân dung trong nghiên cứu học tập chuyên ngành mỹ thuật. 2. Nội dung chính Nếu như con người là hình mẫu hoàn mĩ nhất về sự cân đối của hình khối,tỉ lệ và vẻ đẹp tạo hóa sinh ra thì khuôn mặt người lại chiếm vị trí quan trọng nhất; là đối tượng khó nắm bắt nhất trên khuôn mặt lại là nơi tập trung đầy đủ, rõ nét nhất sự biểu lộ trạng
  2. 315 thái tình cảm của con người; là cửa sổ tâm hồn của mỗi con người với thế giới xung quanh. Ngoài ra, có thể nói rằng chân dung cũng chính là điểm chú trọng lớn nhất đối với một tác phẩm hay một bài vẽ nghiên cứu về vẻ đẹp cơ thể người. Trình độ, khả năng của người nghệ sỹ được đánh giá thông qua tác phẩm của họ. Chính vì thế, việc rèn luyện và trau dồi kỹ năng là hết sức cần thiết đối với mỗi người học mỹ thuật. Vẽ chân dung là một nội dung tương đối khó, bởi lẽ người vẽ không đơn thuần chỉ thể hiện được đặc điểm của nhân vật mà còn phải thể hiện được thần thái, cảm xúc và tình cảm được toát ra từ bên trong nội tâm của nhân vật. Vẻ đẹp của một tác phẩm được biểu lộ thông qua trình độ thể hiện của người vẽ, đặc biệt điểm biểu lộ rõ nét và dễ nhận thấy nhất là trên khuôn mặt của nhận vật. Khi chiêm ngưởng một tác phẩm hay một bài vẽ, thông thường điểm nhìn đầu tiên đập vào mắt chúng ta là vẽ đẹp trên khuôn mặt của nhân vật. Đó được coi là điểm vàng, là điểm nhấn chính, điểm thu hút mắt nhìn trong tổng thể một tác phẩm. Trong chương trình đào tạo mỹ thuật nói chung, người học được rèn luyện kỹ năng vẽ chân dung nhiều nhất thông qua môn học hình họa. Hình họa có mối quan hệ mật thiết và có vai trò tác động tích cực tới các môn học khác trong chương trình đào tạo mỹ thuật. Người có khả năng vẽ hình họa tốt sẽ có khả năng học tốt các môn học khác của chuyên ngành mỹ thuật như, kí họa và bố cục và điêu khắc Để hiểu rõ hơn về vai trò của chân dung đối với từng phân môn của chuyên ngành, chúng ta đi tìm hiểu cụ thể tầm quan trọng của vẽ chân dung đối với một số phân môn trong chuyên ngành mỹ thuật như sau: 2.1. Vai trò của chân dung người trong môn học hình họa Đối tượng chủ yếu của hình họa là nghiên cứu vẻ đẹp cơ thể con người. Từ những bài vẽ tượng cho đến vẽ người thật, từ chất liệu chì than cho đến chất liệu bột màu hay sơn dầu đều hướng đến một đối tượng là khai thác vẻ đẹp của cơ thể con người. Học tốt hình họa giúp cho người học nắm vững các phương pháp dựng hình, bố cục, vẽ màu, xử lí đậm nhạt, sáng tối và không gian vv trong một bài vẽ. Đây cũng chính là cơ sở giúp người học có kiến thức nền tảng nhằm học tốt những môn học khác của chuyên ngành. Đối với bài hình họa thì chân dung là điểm nhấn chính, một bài vẽ hình họa ngoài việc đảm bảo được các yêu cầu về hình, mảng, diện khối, đậm nhạt thì yếu tố lột tả được đặc điểm, thần thái và cảm xúc trên khuôn mặt người mẫu là hết sức quan trọng. Muốn vậy người học phải có những kỹ năng thuần thục, nắm vững các diện, mảng, khối trên khuôn mặt, biết nắm bắt đặc điểm nhân vật thông qua trạng thái, tình cảm biểu lộ qua tính cách và cá tính của nhân vật đó bằng các phương tiện diễn đạt. Vẽ tốt chân dung trong hình họa sẽ giúp người học vẽ tốt chân dung trong môn học kí họa và môn học bố cục tranh cũng như việc vận dụng cho việc sáng tác tác phẩm sau khi ra trường. 2.2. Chân dung trong kí họa Ký họa chân dung là một nội dung quan trọng trong môn học kí họa thực tế. Kí họa là ghi chép những cảnh vật thiên nhiên và con người nhằm ghi lại những chuyển động thường nhật đang diễn ra trong cuộc sống xung quanh mình, lấy đó làm cảm xúc và tư liệu cho việc sáng tác tranh. Kí họa chân dung là khắc họa nhanh chân dung những nhân vật gây cho mình cảm xúc mạnh trong quá trình đi thực tế nhằm phục vụ cho việc xây dựng hình tượng nhân vật trong sáng tác. Việc nắm vững cấu trúc hình
  3. 316 khối, đường nét,đậm nhạt,biểu cảm trong nghiên cứu vẽ hình họa chân dung người sẽ giúp ích cho việc vận dụng kí họa rất nhiều, bởi ở thực tế mỗi khuôn mặt biểu cảm đều khác nhau, phong phú đa dạng về tâm trạng cảm xúc và cấu tạo hình thể. Hơn nữa, thời gian để tiếp cận với đối tượng là không dài nên đòi hỏi người vẽ phải có một kỹ năng thuần thục thì mới có thể ghi chép kí họa một cách hiệu quả ở mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng và trong mọi môi trường được. 2.3. Chân dung trong bố cục tranh Bố cục tranh là cách sắp xếp các yếu tố tạo hình như: hình, mảng, đường nét, màu sắc, đậm nhạt sao cho hợp lí, cân đối, logic để xây dựng nên một tác phẩm đạt được ý đồ của người vẽ. Hay nói một cách khác, bố cục tranh là tổng hòa các yếu tố tạo hình trên mặt phẳng thông qua sự diễn tả và cách nhìn riêng của người vẽ. Trong đó, chân dung người là đối tượng quan trọng nhất ảnh hưởng rất nhiều đến việc xây dựng hình tượng nhân vật trong bố cục tranh. Một tác phẩm đẹp, có nội dung hay phải kể đến yếu tố biểu lộ tâm trạng, tình cảm và cảm xúc của những nhân vật trong tranh. Trạng thái và cảm xúc trên khuôn mặt của các nhân vật ảnh hưởng rất nhiều đến nội dung của tác phẩm. Người học có kỹ năng vẽ chân dung tốt trong môn học hình họa và kí họa sẽ thể hiện tốt chân dung trong các tác phẩm bố cục tranh của mình. 2.4. Chân dung trong sáng tác nghệ thuật Nền hội họa thế giới ghi nhận rất nhiều họa sĩ bộc lộ được tài năng của mình qua tranh chân dung và họ có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác cũng như nhiều họa sĩ các thế hệ sau. Ở Đức có Đuy-rê nổi danh về chân dung cũng như nhiều thể loại tranh khác. Ở Ý có Ra-pha-en, được mệnh danh là họa sĩ của các Giáo Hoàng và Đức mẹ, ông vẽ nhiều chân dung với khả năng hình họa chính xác kinh điển, đường nét rộng rãi, khoáng đạt và đầy chất biểu cảm mới lạ. Ngoài ra còn có Mi-ken-lăng- giê-lô vói những tác phẩm điêu khắc vĩ đại đã đi vào dòng lịch sử nhân loại. Đặc biệt hơnlà Lê-ô-na-đờ Vanh-xi, không những là một họa sĩ lớn mà ông còn là một thiên tài am hiểu nhiều lĩnh vực như điêu khắc, kiến trúc, kĩ thuật, họa thuật Bức tranh chân dung “Lagiô–công-đơ” của ông là một kiệt tác hội họa đến nay vẫn được nhắc đến nhiều nhất và được nhiều người trên thế giới biết đến. Các họa sĩ cận hiện đại đã mang đến cho tranh chân dung những vẻ đẹp khác hơn so với vẻ đẹp truyền thống, đó là những sáng tạo mới về bút pháp, về phong cách với những hòa sắc độc đáo và đầy tượng. Họa sĩ Hà Lan Van-gốc lại tìm cách đạt được hiệu quả sáng tối đa của cường độ, sự rung động của màu sắc và nét bút. Ông là họa sĩ lớn, báo hiệu sự ra đời của trường phái Dã thú và Biểu hiện sau này. Họa sĩ đã để lại nhiều bức chân dung tự họa đầy tâm trạng cá nhân. Ngoài ra, có thể kể đến danh họa lỗi lạc Picasso họa sĩ Pháp gốc Tây Ban Nha,con người khổng lồ của thế kỉ XX đã vẽ rất nhiều tranh chân dung trong di sản nghệ thuật đồ sộ và phong phú của mình. Có những chân dung ông vẽ hết sức chân thực như để ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên của con người, nhưng cũng có những bức chân dung được ông sáng taọ trong các biến hóa hình thể kì lạ, pha trộn nhiều khuynh hướng hội họa như lập thể, trừu tượng hay siêu thực Dù vẽ ở góc độ nào đi nữa, tranh chân dung họa sĩ Picasso luôn có vai trò quan trọng trong kho tàng mĩ thuật của nhân loại. Mĩ thuật việt nam cũng ghi nhận nhiều thành công trong vẽ chân dung; “Chân dung Nguyễn Trãi” vẽ trên lụa đã có từ rất lâu đời. Khi trường Cao đẳng Mĩ Thuật Đông Dương ra đời, đã đào tạo hàng loạt họa sĩ nổi danh và tranh chân dung ngày càng được quan tâm hơn.Một loạt các bức tranh đẹp như “Cô Liên”, “Thiếu nữ bên
  4. 317 hoa huệ” của họa sĩ Huỳnh Văn Gấm, tranh chân dung “Thiếu Nữ Bên Hoa Huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân, “Em Thúy” của Trần Vân Cẩn, “Hồ Chủ Tịch” của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung Đặc biệt là các tranh chân dung tự họa, trong đó có chân dung tự họa của họa sĩ Bùi Xuân Phái. Như vậy, có thể hiểu tranh chân dung là tranh vẽ của một người hoặc người mẫu nào đó mà họa sĩ yêu thích.Dù thế nào đi nữa, tranh chân dung nhất thiết phải miêu tả con người có thực và thông qua một nguyên mẫu cùng với cảm xúc nghệ thuật và khả năng của nghề nghiệp của họa sĩ tạo nên tác phẩm. Tác phẩm ấy phải thể hiện được hết tư tưởng sáng tạo nội tâm của con người, sự đồng cảm của họa sĩ và người mẫu. Một bức vẽ có “thần”chính là kết quả sự cảm nhận độc đáo của họa sĩ về cá tính nhân vật. 3. Kết luận 3.1. Kết luận Có thể khẳng định rằng, dù ở bất kì thời đại nào chân dung vẫn là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn trong sáng tạo nghệ thuật. Vì thế, để có thể trang bị cho mình những kỹ năng vẽ chân dung một cách thuần thục và hiệu quả thì đòi hỏi người học phải không ngừng học hỏi, trau dồi nhằm nâng cao khả năng chuyên môn, nghề nghiệp của mình. Mỗi sinh viên cần rèn luyện cho mình thói quen vẽ ở mọi lúc, mọi nơi, mọi môi trường và ở mọi hoàn cảnh. Chỉ có thực hành nhiều, rèn luyện nhiều thì mới có thể nâng cao tay nghề và không bị lúng túng khi thực hành vẽ trước đám đông. Ngoài việc luyện mắt, luyện tay, quan sát và hình thành nhiều ý tưởng về sáng tác còn rèn luyện cho chúng ta cách vẽ hình, vẽ nét nhanh chóng, mạch lạc và chính xác. Ngoài ra, vẽ nhiều sẽ giúp cho người học có thể lựa chọnđược nhiều giải pháp và nhiều thể loại sáng tác khác nhau, dần hình thành nên phong cách cá nhân riêng của mỗi người. Tạo được phong cách riêng cho mình là việc làm hết sức cần thiết đối với người nghệ sỹ nói chung và người học mỹ thuật nói riêng. Nó không những giúp cho người học có được những định hướng sáng tác phù hợp với năng lực bản thân mà nó còn giúp cho công chúng biết đến và ghi nhận tác phẩm của chúng ta một cách dễ dàng nhất. 3.2. Kiến nghị Môi trường học tập là rất cần thiết cho việc kích thích khả năng sáng tạo và tự học đối với sinh viên mỹ thuật. Vì vậy, để giúp sinh viên có điều kiện học tập tốt hơn thì nhà trường cần trang bị những phòng học phù hợp đúng với chuyên ngành mỹ thuật. Phòng học cần rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo đủ ánh sáng và phương tiện học tập. Cần có phòng trưng bày sản phẩm học tập của sinh viên các khóa để các sinh viên khóa sau có không gian trao đổi và học hỏi. Cần tạo những sân chơi giao lưu học tập như các cuộc thi vẽ chân dung, triễn lãm tranh sinh viên nhằm kích thích hứng thú và tinh thần học tập sáng tạo cho sinh viên. Và hơn cả là giúp sinh viên có môi trường và cơ hội rèn luyện cũng như trau dồi kỹ năng thực hành chuyên ngành một cách thường xuyên và hiệu quả nhất./. Tài liệu tham khảo [1]. Triệu Khắc Lễ (2004), Hình họa 1, NXB. Đại học sư phạm. [2]. Triệu Khắc Lễ (2007), Giáo trình Hình họa 3, NXB. Đại học sư phạm.